Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường t...

Tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

.PDF
125
17
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BÙI QUANG TRỌNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BÙI QUANG TRỌNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn: GS.TSKH. NGUYỄN VĂN HỘ THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan, không trùng lặp với các luận văn khác. Thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận văn Bùi Quang Trọng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Thực hiện đề tài: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường THCS huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên” tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Khoa Tâm lý - Giáo dục, Khoa sau đại học, Phòng đào tạo Trường Đại học Sư phạm Thái nguyên - Đại học Thái Nguyên, các quý thầy cô đã giúp tôi trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới GS.TSKH Nguyễn Văn Hộ, đã khuyến khích, chỉ dẫn tôi trong thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, các đồng chí lãnh đạo, Phòng chuyên môn Phòng GD&ĐT Định Hóa, lãnh đạo các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Dù đã rất cố gắng, xong luận văn cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô và các bạn. Tác giả Bùi Quang Trọng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC............................................................................................................iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... v MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4 5. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 4 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ ..... 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề....................................................................... 7 1.1.1. Ở nước ngoài ............................................................................................. 7 1.1.2. Ở Việt Nam .............................................................................................. 10 1.2. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 13 1.2.1. Tích hợp, dạy học tích hợp ...................................................................... 13 1.2.2. Năng lực, năng lực dạy học ..................................................................... 15 1.2.3. Bồi dưỡng, tổ chức bồi dưỡng ................................................................. 18 1.2.4. Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho đội ngũ giáo viên .... 19 1.3. Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở .................................................................................................. 19 1.3.1. Một số vấn đề đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và yêu cầu về năng lực dạy học tích hợp của giáo viên trung học cơ sở .................. 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1.3.2. Mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên ................ 20 1.3.3. Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên ............... 21 1.3.4. Phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên ......... 24 1.3.5. Hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên .............. 25 1.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên .... 26 1.4.1. Lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên ....... 26 1.4.2. Tổ chức các nguồn lực thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên....................................................................... 27 1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên............................................................................................ 28 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên .................................................................................................. 29 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên ............................................................................. 30 1.5.1. Yếu tố khách quan ................................................................................... 30 1.5.2. Yếu tố chủ quan ....................................................................................... 31 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 32 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐỊNH HÓA - TỈNH THÁI NGUYÊN ........................... 33 2.1. Đặc điểm các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên ......... 33 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ....................................................................... 35 2.2.1. Mục đích khảo sát .................................................................................... 35 2.2.2. Nội dung khảo sát .................................................................................... 35 2.2.3. Phương pháp khảo sát và xử lý các kết quả ............................................ 36 2.2.4. Thời gian tiến hành khảo sát.................................................................... 38 2.2.5. Địa bàn và khách thể khảo sát ................................................................. 38 2.3. Thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên ............. 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở ..... 38 2.3.2. Thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp của giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa ................................................. 41 2.4. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên ........ 50 2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên .................................................................................... 50 2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên ............................................................................. 53 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên ............................................................................. 54 2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên ............................................................................. 56 2.4.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở............ 58 2.5. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên ................. 61 2.5.1. Ưu điểm, hạn chế ..................................................................................... 61 2.5.2. Nguyên nhân ............................................................................................ 62 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 64 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN ...................................................................................... 65 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp .............................................................. 65 3.1.1. Đảm bảo tính mục đích ............................................................................ 65 3.1.2. Đảm bảo tính toàn diện ............................................................................ 65 3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn ............................................................................ 66 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3.1.4. Đảm bảo tính hệ thống............................................................................. 66 3.1.5. Đảm bảo tính khả thi ............................................................................... 67 3.2. Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên ............................ 68 3.2.1. Tăng cường nhận thức của CBQL và GV các trường THCS về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp ...................................................................................... 68 3.2.2. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV phù hợp với điều kiện thực tế của các trường THCS ................ 72 3.2.3. Hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp theo hướng tích cực hóa người học, gắn tự bồi dưỡng với nghiên cứu khoa học ................................................................................ 76 3.2.4. Huy động các điều kiện nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV trường THCS ............. 84 3.2.5. Hoàn thiện công tác đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV các trường THCS ........................................... 87 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 91 3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở huyện Định Hóa .................................................................................. 92 3.4.1. Mục đích khảo sát .................................................................................... 92 3.4.2. Nội dung khảo sát .................................................................................... 92 3.4.3. Phương pháp khảo sát .............................................................................. 92 3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................... 93 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 96 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 100 PHỤ LỤC ............................................................................................................... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu TT Nội dung viết tắt 1 CBQL Cán bộ quản lý 2 DH Dạy học 3 DHTH Dạy học tính hợp 4 DHPH Dạy học phân hóa 5 GDTH Giáo dục trung học 6 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 7 GV Giáo viên 8 HS Học sinh 9 HT Hiệu trưởng 10 KTĐG Kiểm tra đánh giá 11 PHT Phó Hiệu trưởng 12 PPDH Phương pháp dạy học 13 QLGD Quản lý giáo dục 14 THCS Trung học cơ sở 15 THPT Trung học phổ thông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Quy mô học sinh, học lực và hạnh kiểm các trường THCS huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2019 ...... 33 Bảng 2.2: Quy mô và trình độ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa giai đoạn 2017-2019................................................... 34 Bảng 2.3. Ý nghĩa của điểm số bình quân................................................... 37 Bảng 2.4: Kết quả đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa ................................... 38 Bảng 2.5: Kết quả đánh giá thực hiện mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa ............................................................. 42 Bảng 2.6: Kết quả đánh giá thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa .......................................................................... 44 Bảng 2.7: Kết quả đánh giá phương pháp bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa ...... 46 Bảng 2.8: Kết quả đánh giá hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa ............. 47 Bảng 2.9: Kết quả đánh giá hiệu quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa ............. 49 Bảng 2.10: Kết quả đánh giá công tác lập kế hoạch thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa ...................................................... 51 Bảng 2.11: Kết quả đánh giá công tác tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa ............................................................. 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 2.12: Kết quả đánh giá công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa ............................................................. 55 Bảng 2.13: Kết quả công tác kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa ..................................................................................... 57 Bảng 2.14: Kết quả đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Định Hóa ............................................................. 59 Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa ...................................................... 93 Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa ...................................................... 94 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, tất cả các nước trên thế giới đều quan tâm đến cải cách giáo dục để nâng cao chất lượng, đào tạo ra lớp người lao động mới có tri thức cao, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nội dung cải cách giáo dục tập trung vào đổi mới quan niệm về giáo dục, triết lý giáo dục, đổi mới nội dung học tập, hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục đặc biệt là đổi mới hướng tới nâng cao năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho người học. Trong Nghị quyết TW số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: “Tiếp tục đởi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; Xây dựng và chuẩn hóa các nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, đảm bảo chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc, tăng môn học, chủ đề và hoạt động tự chọn. Biên soạn sách giáo khoa, tài liệu hỗ trợ dạy và học phù hợp với từng đối tượng học, chú ý đến nội dung học sinh dân tộc thiểu số và học sinh khuyết tật. Nội dung giáo dục nghề nghiệp được xây dựng theo hướng tích hợp kiến thức, kĩ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp để hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học.” Để làm được điều đó, cần phải tích cực đổi mới giáo dục, xây dựng đội ngũ nhà giáo, nhất là đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên trung học cơ sở phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm, đặc biệt là năng lực giải quyết tình huống thực tiễn có liên quan đến kiến thức các môn học khác nhau. Trước hết chúng ta phải khẳng định giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục. Luật Giáo dục (điều 15 chương I) nêu rõ "Nhà giáo giữ vai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình… " . Với nhận thức hoạt động trung tâm của nhà trường là dạy học và giáo dục. Để phát triển toàn diện học sinh, thầy cô giáo là lực lượng trực tiếp thực hiện chương trình giáo dục của cấp học. Chất lượng giáo dục của nhà trường phần lớn do đội ngũ giáo viên quyết định. Do đó việc bồi dưỡng năng lực đội ngũ nhà giáo vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển nhà trường. Định Hóa là huyện miền núi, cách trung tâm tỉnh Thái Nguyên 50 km về hướng Tây Bắc. Tổng diện tích tự nhiên là 52.272 ha, trong đó rừng núi chiếm 85% diện tích toàn huyện. Dân số trên 88 200 người. Huyện có 23 xã và 01 thị trấn với 435 thôn bản. Có 14 dân tộc anh em chung sống. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 70.13% dân số toàn huyện. Có 10/24 xã thuộc xã 135, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo toàn huyện trên 50%; 24/24 xã, thị trấn được công nhận là xã ATK. Địa hình phức tạp, giao thông còn khó khăn, dân cư không tập trung, trình độ dân trí không đồng đều, kinh tế còn nhiều khó khăn nên có ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Cơ cấu kinh tế của huyện là nông lâm nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ. Được sự giúp đỡ quan tâm của Trung ương, Tỉnh, sự lãnh đạo của cấp Uỷ và sự điều hành của Chính quyền, tốc độ phát triển kinh tế của huyện những năm qua luôn đạt mức tăng trưởng khá, đời sống vật chất văn hoá tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Thực tế hiện nay, Phòng GD&ĐT Định Hóa đã quan tâm và triển khai việc “Dạy học theo chủ đề tích hợp” và vận dụng kiến thức liên môn. Vấn đề dạy học tích hợp đã được đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các nhà trường quan tâm, đầu tư và năng lực dạy học tích hợp của giáo viên (GV) cũng được nâng lên. Công tác bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp bước đầu được chú ý và coi trọng. Các nhà trường đã đưa việc dạy học tích hợp (DHTH) và bồi dưỡng năng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn lực (DHTH) vào kế hoạch bồi dưỡng GV. Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả việc giảng dạy theo hướng tích hợp của GV còn hạn chế thể hiện ở: Năng lực (DHTH) của đa số GV còn yếu; việc vận dụng giảng dạy theo hướng tích hợp còn chưa thường xuyên, chưa sâu rộng trong các nhà trường; triển khai sự đổi mới phương pháp dạy học theo nội dung tích hợp còn hạn chế… Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới những hạn chế nêu trên trong đó phải kể đến: Một số GV có biểu hiện chưa tâm huyết với nghề, chưa chú ý trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, tâm lý ngại thay đổi dẫn tới chất lượng dạy học theo hướng tích hợp kém hiệu quả. Sự chênh lệch về trình độ, năng lực giữa GV ra trường lâu năm với GV mới ra trường có sự khác biệt rõ ràng, đặc biệt là năng lực tổ chức, hướng dẫn HS. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo GV mỗi thời điểm một khác nhau, GV được học trong trường sư phạm nhiều kiến thức nhưng khi đi vào thực tế giảng dạy thì việc vận dụng kiến thức đó không bao nhiêu dẫn tới mai một dần kiến thức. Đặc biệt là kiến thức các môn học khác có liên quan đến bộ môn chính mình được đào tạo ít được vận dụng nên GV ít nghiên cứu, tìm hiểu. GV bị phân công dạy trái ban, dạy không đúng chuyên ngành được học. Việc rèn giũa các kỹ năng và vận dụng nó trong quá trình dạy học của GV cũng hạn chế. Một nguyên nhân khác có thể xác định đó là quá trình tổ chức bồi dưỡng cho GV theo định hướng đổi mới còn chưa được chú trọng, chưa thường xuyên. Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường THCS huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường THCS huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các Trường THCS huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên nhằm nâng cao chất đội ngũ giáo viên và góp phần nâng cao chất lượng dạy học của các nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho GV các Trường THCS huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Khái quát hóa cơ sở lý luận về hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp và quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV trường THCS. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các Trường THCS huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên; Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các Trường THCS huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên. 5. Giả thuyết khoa học Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV THCS trên địa bàn huyện Định Hóa trong thời gian qua đã được quan tâm, tuy nhiên thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Nếu nghiên cứu đề xuất được hệ thống biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các Trường THCS huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tiễn và nhu cầu của GV thì năng lực DHTH của GV sẽ được nâng lên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường THCS trên địa bàn huyện Định Hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Các số liệu thống kê thu thập trong thời gian từ 2017-2019. - Về không gian: Đề tài khảo sát tại 12 trường: THCS huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên bao gồm: THCS Phú Đình, THCS Hoàng Ngân,THCS Sơn Phú, THCS Bình Thành, THCS Thanh Định, THCS Định Biên, THCS Bảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Linh, THCS Trung Hội, THCS Phượng Tiến, THCS Trung Lương, THCS Bộc Nhiêu; THCS Phú Tiến. - Số lượng khách thể điều tra: 267 người bao gồm 24 CBQL và 243 GV. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến quản lý, tổ chức hoạt động bồi dưỡng, năng lực dạy học tích hợp,… Nghiên cứu các văn bản, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Phân tích, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra viết: Xây dựng phiếu điều tra với các loại câu hỏi đóng, mở dành cho CBQL và giáo viên nhằm thu thập thông tin trên diện rộng một cách khách quan về thực trạng bồi dưỡng năng lực DHTH, thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH, … Phương pháp phỏng vấn: Gặp gỡ phỏng vấn các giáo viên, cán bộ quản lý của trường THCS trong các đợt tập huấn, hội thảo, các buổi học bồi dưỡng chuyên đề, … để thu thập chính xác thêm các thông tin có liên quan đến công tác bồi dưỡng, hỗ trợ thêm cho phương pháp sử dụng phiếu hỏi. Phương pháp chuyên gia:Xin ý kiến của chuyên gia, những người có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm về chuyên ngành, phương pháp sư phạm, năng lực quản lý để tìm kiếm các kết luận thỏa đáng trong việc đánh giá thực trạng và trong việc đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng. Phương pháp quan sát: Dự giờ thăm lớp để thu thông tin về năng lực DHTH của GV thể hiện qua quá trình dạy học Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: qua nghiên cứu kế hoạch dạy học; các tài liệu do GV thiết kế; bài dự thi và kết quả cuộc thi tích hợp liên môn… để tìm hiểu thêm thông tin về năng lực DHTH của giáo viên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 7.3. Phương pháp thống kê Vận dụng các công thức toán học, thống kê để xử lý số liệu điều tra, kết quả nghiên cứu, hỗ trợ cho các phương pháp nghiên cứu thực tiễn đã nêu ở trên nhằm rút ra kết luận khoa học. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu; Kết luận và khuyến nghị; Danh mục tài liệu tham khảo; Phụ lục; Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường THCS huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường THCS huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Ở nước ngoài Việc nghiên cứu, thử nghiệm và thực thi dạy học theo quan điểm tích hợp được bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, từ cuối những năm 90 trở lại đây, vấn đề nghiên cứu về một khoa học thống nhất trên quan điểm phân tích hệ thống và theo quan điểm tiếp cận tích hợp trong giáo dục nhằm hình thành và phát triển các năng lực cho người học mới thực sự được quan tâm. Tháng 9/1968, Hội đồng liên quốc gia về giảng dạy khoa học, với sự bảo trợ của UNESCO tổ chức tại Varna (Bungari) mang tên Hội nghị tích hợp việc giảng dạy các khoa học lần đầu tiên đã đặt ra hai vấn đề: Vì sao phải dạy học tích hợp các khoa học? Dạy học tích hợp các khoa học là gì? Hội nghị phối hợp trong chương trình của UNESCO, Paris 1972 thì Dạy học tích hợp các khoa học được UNESCO định nghĩa là "một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau". Tiếp theo, UNESCO lại tổ chức Hội nghị đào tạo giáo viên để dạy học tích hợp các khoa học tháng 4/1973 tại Đại học tổng hợp Maryland và đi tới xác định khái niệm Dạy học tích hợp các khoa học còn bao gồm cả việc DHTH các khoa học với công nghệ học (technology) [dẫn theo 42]. Donald P. Cauchak, Paul D. Eggen trong mục: "Tích hợp các đơn vị chương trình học liên ngành và chuyên đề" thuộc công trình: "Học tập và phương pháp giảng dạy nghiên cứu", Công ty Allyn, 1998 (Integrating the Curriculum Interdisciplinary and thematic units thuộc công trình: "Learning and Teaching - Research based methods", Allyn company, 1998) cũng đã đặt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ra và bước đầu giải quyết vấn đề dạy và học theo quan điểm sư phạm tích hợp [dẫn theo 26]. Trên quan điểm chung về DHTH các nhà khoa học trên thế giới đã phân chia tích hợp thành bốn loại: Quan điểm tích hợp trong nội bộ môn học: Theo phương án này, các môn, các phần vẫn được học riêng rẽ, nhưng loại bỏ những nội dung trùng lắp, khai thác sự hỗ trợ giữa các phân môn, giữa các phần trong một phân môn/ môn học. Quan điểm đa môn: Các môn học tiếp tục được tiếp cận một cách riêng rẽ và chỉ giao thoa ở một số thời điểm trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu. Tích hợp đa môn được thực hiện theo cách tổ chức các Chuẩn từ các môn học xoay quanh một chủ đề, đề tài, dự án, tạo điều kiện cho người học vận dụng tổng hợp những kiến thức của các môn học có liên quan. Từ cách tiếp cận đa môn này, GV không cần thay đổi nhiều nội dung môn học, nội dung và đánh giá vẫn theo bộ môn, HS có thể tạo ra những kết nối giữa các bộ môn để giải quyết vấn đề. Điều này được thực hiện dưới ba hình thức: bài mục riêng dựa theo chủ đề, lồng ghép và liên hệ. Quan điểm liên môn: Đề xuất những tình huống chỉ có thể tiếp cận một cách hợp lý qua sự soi sáng của nhiều môn học. Quan điểm này nhấn mạnh đến sự liên kết của nhiều môn làm cho chúng tích hợp với nhau để giải quyết một tình huống cho trước. Vì thế, quá trình học tập sẽ không rời rạc mà phải liên kết với nhau xung quanh những vấn đề phải giải quyết. Quan điểm xuyên môn: Chủ yếu phát triển những kĩ năng mà HS có thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống. Có thể lĩnh hội các kĩ năng này trong từng môn học và có thể áp dụng ở mọi nơi. Những kĩ năng này gọi là kĩ năng xuyên môn. Thực hiện hướng tích hợp có thể dẫn tới sự ra đời của những bộ sách giáo khoa nhiều môn (multimanuel) như "bộ sách giáo khoa nhiều môn" dùng cho bậc Tiểu học nhiều nước Châu Phi - tích hợp 7 môn học: Tiếng Pháp, Toán, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Sinh học, Công nghệ, Sử, Địa, Giáo dục công dân xung quanh các chủ đề khác nhau, mỗi chủ đề dạy trong hai tuần do Nhà xuất bản EDICEF xuất bản ở Pháp năm 1995. Tại Hàn Quốc, BDGV đương nhiệm nhằm trang bị cho GV lý luận và phương pháp luận về giáo dục để nâng cao khả năng, hiệu quả giảng dạy trong lớp học. Các chương trình bồi dưỡng được thiết kế riêng cho từng đối tượng: Hiệu trưởng, GV, cán bộ thư viện...BDGV thường có 2 loại: bồi dưỡng lấy chứng chỉ và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ. Mỗi chương trình bồi dưỡng thường kéo dài 30 ngày hoặc lâu hơn. Chương trình bồi dưỡng được phân loại phù hợp với mục đích bồi dưỡng, bao gồm: bồi dưỡng chung, bồi dưỡng về soạn thảo chương trình giảng dạy, bồi dưỡng năng lực dạy học... người thiết kế chương trình sẽ quyết định nội dung và thời gian cho mỗi khóa bồi dưỡng. Ở Nhật Bản, việc bồi dưỡng và đào tạo lại cho GV và CBQL giáo dục là nhiệm vụ bắt buộc đối với người lao động sư phạm. Bộ Giáo dục tổ chức các lớp tập huấn ở trung ương để bồi dưỡng cho Hiệu trưởng, Hiệu phó, GV tư vấn các bộ môn, hằng năm gửi khảng 5000 GV ra nước ngoài để học nhằm mục đích mở rộng tầm nhìn, nâng cao ý thức ngề nghiệp. Bộ Giáo dục cung cấp kính phí bồi dưỡng GV cấp tỉnh, Ban Giáo dục tỉnh lên kế hoạch và thúc đẩy việc BDGV. Ở Phần Lan, nghề dạy học được xã hội rất coi trọng. Công tác BDGV được tổ chức rất công phu và do nhiều cơ quan thực hiện. Mỗi trường đại học đều có một trung tâm BDGV và mỗi địa phương đều có một trường đại học mùa hè tổ chức nhiều khóa BDGV. Ngoài ra, còn có Học viện mở, Học viện dân sự cũng mở các lớp bổ túc cho GV. Hệ thống bổ túc GV nhằm đảm bảo cho GV liên tục được cặp nhật kiến thức và phương pháp giảng dạy mới nhất. Tại Australia, bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV rất được quan tâm, các nhà nghiên cứu đưa ra các tiêu chí quan trọng của dạy học tích hợp, bao gồm: việc học và nghiên cứu các môn học khác nhau, có thời khóa biểu linh động, GV giảng dạy theo nhóm, quá trình học lấy HS làm trung tâm, có sự tương tác về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan