Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực...

Tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực

.DOC
236
130
53

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM -------------------------------------- TRẦN ĐĂNG KHỞI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 HÀ NỘI - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM -------------------------------------- TRẦN ĐĂNG KHỞI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 Cán bộ hướng dẫn: 1. PGS. TS NGÔ QUANG SƠN 2. TS. TRẦN VĂN HÙNG HÀ NỘI - 2019 i i LỜI CÁM ƠN L uận tộc án này là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu tại Viện viện Dân Khoa học Giáo dục Việt Nam và quá trình công tác của bản thân tại Học Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các nhà khoa học trong và ngoài Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tham gia giảng dạy các lớp chuyên đề tiến sĩ (Khóa 2012-2015) và các hoạt động đào tạo tiến sĩ tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Cám ơn Học viện Dân tộc đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các cán bộ hướng dẫn khoa học PGS. TS Ngô Quang Sơn và TS. Trần Văn Hùng. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận án Trần Đăng Khởi ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được công bố trong luận án chưa từng được công bố trong một công trình nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan trên. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận án Trần Đăng Khởi 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT T Từ ừ đ B B ồB D B ồC D C áC B C á B C C á B C C h M C C ô N C C ô N C C ơ S C C h T D D ạ H Đ Đ à T G G iá D G G iá D G G iá V H H o Đ H H ộ Đ H H ọ S K K h C M M ụ T N N ộ D N N ă L N N g C Q Q u L Q Q uS L S áT G T rT H T rT H T iể H T T h T U Ủ y B 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU 1. Bảng 1.1 Khung năng lực nghề nghiệp của giáo viên ..............................................44 2. Bảng 1.2 So sánh chuẩn năng lực nghề nghiệp 2009 và 2018 của Bộ GD&ĐT .....50 3. Bảng 2.1 Số lượng trường lớp THCS các tỉnh ven Hà Nội .....................................90 4. Bảng 2.2 Số lượng học sinh THCS các tỉnh ven Hà Nội phân theo giới tính ..........92 5. Bảng 2.3 Thực trạng chất lượng HS các trường THCS các tỉnh ven Hà Nội ...........93 6. Bảng 2.4 Số lượng GV phân theo giới tính và môn học các tỉnh ven Hà Nội..........94 7. Bảng 2.5 Chất lượng đội ngũ giáo viên THCS các tỉnh ven Hà Nội .......................95 8. Bảng 2.6 Thực trạng về cơ sở vật chất các trường THCS các tỉnh ven Hà Nội .......96 9. Bảng 2.7 Số lượng đối tượng khảo sát ......................................................................97 10. Bảng 2.8 Phân bố đối tượng khảo sát theo một số thuộc tính nghiên cứu..............98 11. Bảng 2.9 Tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng GV THCS ..102 12. Bảng 2.10 Quản lý đánh giá năng lực giáo viên trong trường THCS theo tiếp cận năng lực.................................................................................................................102 13. Bảng 2.11 Đánh giá quản lý của nhà trường trong việc xác định nhu cầu, mục tiêu bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực...............................................104 14. Bảng 2.12 Đánh giá mức độ cần thiết và mức độ phù hợp của nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng GV theo tiếp cận năng lực .....................................................108 15. Bảng 2.13 Đánh giá thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực ........................................................................113 16. Bảng 2.14 Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực ................................................................115 17. Bảng 2.15 Đánh giá thực trạng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực .....................................................115 18. Bảng 2.16 Đánh giá thực trạng kiểm tra, giám sát, thanh tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực ....................................................117 19. Bảng 2.17 Đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động bồi dưỡng GV THCS theo tiếp cận năng lực.................................................................................................................118 20. Bảng 2.18 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực ...............................................................123 5 21. Bảng 2.19 Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS theo tiếp cận năng lực ..................................................................................................126 19. Bảng 3.1 Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động bồI dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực .....................................................164 20. Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực .....................................................165 21. Bảng 3.3 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý ...................................................................................................................166 22. Bảng 3.4 So sánh kết quả thử nghiệm biện pháp quản lý Đánh giá năng lực, xác định nhu cầu, mục tiêu bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực .........170 6 DANH MỤC HÌNH VẼ 1. Hình 1.1 Các mô hình năng lực của người giáo viên THCS ..................................35 2. Hình 1.2 Năng lực = Kiến thức + Kỹ năng + Thái độ ...........................................36 3. Hình 1.3 Cấu trúc năng lực .......................................................................................37 4. Hình 1.4 Cấu trúc mô hình nhân cách nghề nghiệp ..................................................39 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ 1. Sơ đồ 1.1 Quy trình quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS.........................64 2. Biểu đồ 2.1 Số lượng trường THCS các tỉnh ven Hà Nội ........................................90 3. Biểu đồ 2.2 Số lượng lớp học THCS của các tỉnh ven Hà Nội ................................91 4. Biểu đồ 2.3 Số lượng học sinh các tỉnh ven Hà Nội .................................................92 5. Biểu đồ 2.4. Thực trạng học lực của HS THCS các tỉnh ven Hà Nội ......................93 6. Biểu đồ 2.5 Thực trạng hạnh kiểm của HS THCS các tỉnh ven Hà Nội...................93 7. Biểu đồ 2.6 Số lượng giáo viên THCS các tỉnh ven Hà Nội ....................................94 8. Biểu đồ 2.7 Tổng số GV các tỉnh ven Hà Nội phân theo trình độ chuyên môn ...... 95 9. Biểu đồ 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp ......167 vii MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN ...........................................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................................................iv DANH MỤC HÌNH VẼ.........................................................................................................................vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ............................................................................................................vi MỤC LỤC.............................................................................................................................................vii MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1 2. Mục đích nghiên .................................................................................................3 cứu 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .........................................................................4 3.1. Khách thể nghiên cứu...........................................................................................4 3.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................4 4. Giả thuyết khoa học...................................................................................................4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................4 5.1. Nghiên cúu cơ sở lý luận quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực. ..........................................................................................................4 5.2. Khảo sát thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường THCS tại các tỉnh ven Hà Nội theo tiếp cận năng lực. ..............................4 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực. ..........................................................................................................4 5.4. Khảo nghiệm, đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.............4 5.5. Thử nghiệm một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực tại một số trường THCS ở các tỉnh ven Hà Nội. ...............4 6. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................5 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ....................................................5 7.1. Phương pháp luận.................................................................................................5 7.2. Phương pháp .......................................................................................6 nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận............................................................6 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.........................................................6 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học........................................................................7 8 8. Những luận điểm bảo vệ ...........................................................................................7 9. Những đóng góp mới của luận án ............................................................................8 9.1. Những đóng góp mới về cơ sở lý luận .................................................................8 9.2. Những đóng góp về nghiên cứu thực tiễn ............................................................8 9.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS................8 10. Cấu trúc của luận án ...............................................................................................8 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC...................................................................10 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề..............................................................................10 1.1.1. Những nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng giáo viên...................................10 1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên .......................14 1.1.3. Những nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo tiếp cận năng lực................................................................................................................17 1.2. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................................19 1.2.1. Giáo viên và giáo viên Trung học cơ sở .........................................................19 1.2.2. Bồi dưỡng giáo viên, hoạt động bồi dưỡng giáo viên.....................................20 1.2.3. Khái niệm năng lực, năng lực giáo viên THCS ..............................................22 1.2.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS...............................................26 1.2.5 Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực ..........26 1.3. Một số đặc điểm nghề nghiệp của GV THCS.....................................................27 1.3.1 Vị trí và vai trò của Giáo viên THCS..............................................................27 1.3.2. Nhiệm vụ và quyền của giáo viên THCS........................................................28 1.3.3. Một số đặc điểm về hoạt động nghề nghiệp của giáo viên THCS ..................31 1.4. Các mô hình năng lực của người giáo viên trung học cơ sở .............................34 1.5. Hoạt động bồi dưỡng Giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực ........................51 1.5.1. Đặc điểm hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS ............................................51 1.5.2. Sự hình thành năng lực trong quá trình hoạt động bồi dưỡng ........................56 1.5.3 Mục tiêu hoạt động bồi dưỡng ........................................................................58 1.5.4. Nội dung chương trình bồi dưỡng giáo viên...................................................60 1.5.5. Hình thức, tổ chức hoạt động bồi dưỡng.........................................................60 1.6. Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực ...........61 1.6.1. Đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực.64 9 1.6.2. Xác định nhu cầu, mục tiêu bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực................................................................................................................66 1.6.3. Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng giáo viên theo tiếp cận năng lực................................................................................................................68 1.6.4. Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực 71 1.6.5. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực................................................................................................................73 1.6.6. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo tiếp cận năng lực .........................................................................................................75 1.6.7 Kiểm tra, giám sát, thanh tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo tiếp cận năng lực ...............................................................75 1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực......................................................................................................76 1.7.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua hoạt động bồi dưỡng ..............................................77 1.7.2 Yêu cầu đổi mới hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS.................................78 1.7. 3 Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo tiếp cận năng lực...................78 1.7.4. Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, tài liệu phục vụ hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS ...........................................................................................................79 1.7.5 Đội ngũ giảng viên, hướng dẫn viên tham gia giảng dạy, bồi dưỡng.............79 1.7.6 Quá trình thực hiện...........................................................................................79 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................................................80 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THCS THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC ...................................................................................................................83 TẠI CÁC TỈNH VÙNG VEN HÀ NỘI.................................................................................................83 2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội các tỉnh ven Hà Nội...................................................84 2.1.1. Điều kiện kinh tế-xã hội tỉnh Hải Dương........................................................84 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên...................................................86 2.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc........................................................87 2.2. Khái quát tình hình phát triển giáo dục THCS tại các tỉnh ven Hà Nội.........90 2.2.1. Thực trạng số lượng trường lớp THCS ...........................................................90 10 2.2.2 Thực trạng về học sinh THCS các tỉnh ven Hà Nội.........................................92 2.2.3 Thực trạng đội ngũ giáo viên THCS ................................................................94 2.2.4. Thực trạng về cơ sở vật chất các trường THCS vùng ven Hà Nội .................96 2.3. Tổ chức điều tra khảo sát và thu thập số liệu ....................................................97 2.3.1. Mục tiêu khảo sát ............................................................................................97 2.3.2 Mẫu khảo sát và đối tượng khảo sát.................................................................97 2.3.3 Nội dung khảo sát.............................................................................................98 2.3.4. Tổ chức thực hiện............................................................................................99 2.3.5. Xử lý số liệu ..................................................................................................100 2.4. Thực trạng và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực tại các tỉnh ven Hà Nội........................101 2.4.1. Quan điểm, nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng GV THCS ...............................................................................................101 2.4.2. Thực trạng quản lý đánh giá năng lực giáo viên trường THCS theo tiếp cận năng lực..............................................................................................................102 2.4.3. Thực trạng quản lý xác định nhu cầu, mục tiêu bồi dưỡng GV THCS theo tiếp cận năng lực tại các tỉnh ven Hà Nội .................................................................104 2.4.4. Thực trạng quản lý xây dựng nội dung, chương trình đào tạo bồi dưỡng giáo viên theo tiếp cận năng lực ................................................................................108 2.4.5. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng GV THCS theo tiếp cận năng lực..............................................................................................................113 2.4.6. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực ........................................................................................114 2.4.7. Thực trạng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực .............................................................................115 2.4.8. Thực trạng kiểm tra, giám sát, thanh tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực .....................................................................116 2.4.9. Đánh giá hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực..............................................................................................................118 2.5. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực ...............................................................123 11 2.6 Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực tại các tỉnh ven Hà Nội ...........................................................126 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.....................................................................................................................128 CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC.................................................................130 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ...........................................................................130 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống................................................................130 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa..................................................................130 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính cần thiết và tính khả thi........................................131 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả................................................................131 3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo tiếp cận năng lực ..................................................................................................................132 3.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo tiếp cận năng lực .......132 3.2.2. Đánh giá năng lực, xác định nhu cầu, mục tiêu bồi dưỡng GV THCS.......136 3.2.3. Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực..............................................................................................................138 3.2.4. Xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực..............................................................................................................144 3.2.5. Đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo tiếp cận năng lực..............................................................................................................150 3.2.6. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo tiếp cận năng lực .......................................................................................................153 3.2.7. Kiểm tra, giám sát, thanh tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực ........................................................................................156 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .......................................................................161 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất ......162 3.4.1 Mục đích khảo nghiệm...................................................................................162 3.4.2 Nội dung khảo nghiệm ...................................................................................162 3.4.3 Bộ công cụ......................................................................................................162 3.4.4. Đối tượng và mẫu khảo nghiệm....................................................................163 3.4.5. Kết quả khảo nghiệm ....................................................................................163 xii 3.5. Thử nghiệm biện pháp quản lý đề xuất............................................................167 3.5.1. Mục đích thử nghiệm ....................................................................................167 3.5.2. Lựa chọn biện pháp quản lý để thử nghiệm ..................................................167 3.5.3 . Cách thức thử nghiệm ..................................................................................168 3.5.4. Bộ công cụ điều tra kết quả thử nghiệm .......................................................169 3.5.5. Kết quả thử nghiệm ......................................................................................170 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.....................................................................................................................171 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................................................173 CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ..............................................................................................................176 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................177 PHỤ LỤC.............................................................................................................................................187 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo viên có vai trò rất quan trọng, đôi khi có thể nói là vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục. Các phương pháp dạy học tích cực, về bản chất luôn coi người học là trung tâm. Tuy nhiên nhân vật chính trong nhà trường hiện đại vẫn là người GV, bởi vì chất lượng giáo dục không thể cao hơn chất lượng của những người GV làm việc trong hệ thống giáo dục đó. Quan điểm này đã được Raja Roy Singh (1994) khẳng định: “Không một hệ thống giáo dục nào có thể vươn cao quá tầm những GV làm việc cho nó” [75]. Chính vì vậy mà có thể nói chất lượng của GV, thể hiện chủ yếu trong năng lực nghề nghiệp của mình, có vai trò rất quan trọng đối với chất lượng của hệ thống giáo dục. Năng lực của người giáo viên phát triển từ năng lực được đào tạo thành năng lực nghề nghiệp chủ yếu thông qua quá trình bồi dưỡng. Cho đến nay nhiều công trình tập trung nghiên cứu vấn đề này. Có rất nhiều triết lý giáo dục học, cách tiếp cận và giải pháp nhưng các vấn đề có tính lý luận đặt ra trong hoạt động bồi dưỡng GV như: Các giáo viên tương lai cần có những năng lực đào tạo như thế nào để bắt đầu hoạt động nghề nghiệp, cần phát triển, nâng cao năng lực như thế nào để đáp ứng yêu cầu thực tiễn và điều quan trọng trong vấn đề phát triển và nâng cao năng lực thì cần bồi dưỡng cái gì và như thế nào. Xu hướng nghiên cứu có triển vọng và hiệu quả hiện nay là nghiên cứu bồi dưỡng năng lực cho GV theo tiếp cận theo năng lực, trong đó nổi bật là vấn đề hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV nói chung và GV THCS nói riêng. Chính sự đa dạng của các vấn đề này trước yêu cầu đặt ra trước các nhà nghiên cứu giáo dục cần làm sáng tỏ nên đề tài quản lý hoạt động giáo viên có tính chất rất cấp thiết về mặt cơ sở lý luận. Đảng, Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến vấn đề bồi dưỡng GV, tạo cơ hội thúc đẩy sự chuyển biến về cách thức tổ chức quản lý nhà trường và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giáo dục. Luật Giáo dục (2005) khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục” [72]. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng giáo dục, trước tiên phải nâng cao chất lượng đội ngũ GV. 2 Một trong những lý do phản ánh tính cấp thiết của đề tài chính là thực trạng nhiều hạn chế của chất lượng đội ngũ GV và CBQL GD hiện nay ở nước ta. Như trong đánh giá về vấn đề này trong Chỉ thị 40-CT/TW [1] của Đảng đã chỉ rõ “Trước yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục thời kỳ CNH, HĐH, đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục có những hạn chế, bất cập. Số lượng GV còn thiếu nhiều, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Cơ cấu GV đang mất cân đối giữa các môn học, bậc học, các vùng, miền. Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu… Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục”. Từ đó ta có thể thấy bồi dưỡng GV là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách. Điều đó được thể hiện ở nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng đặt ra “Tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục” [1]. Hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng còn có ý nghĩa rất quan trọng về mặt thực tiễn. Trong thực tiễn, vấn đề đánh giá năng lực giáo viên để từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV đang là vấn đề thời sự và có tính cấp bách. Không phải ngẫu nhiên mà trong vòng chưa đầy 10 năm (2009 -2018) Bộ GD&ĐT đã ban hành 2 Chuẩn liên quan đến yêu cầu và đánh giá năng lực GV phổ thông. Đó là Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số 20/2018/TT-BGD&ĐT về Quy định chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông [10]. Từ đó ta có thể thấy Bộ GD&ĐT rất quan tâm đến vấn đề năng lực, khung năng lực và chuẩn năng lực nghề nghiệp của GV nói chung và GV THCS nói riêng và thông qua đó là vấn đề bồi dưỡng năng lực cho giáo viên. Qua đó nâng cao chất lượng đội ngũ GV để phục vụ cho sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đang diễn ra ở nước ta. Ngoài ra, công cuộc đổi mới giáo dục và nhất là đổi mới CT, SGK những năm gần đây đã có tác động trực tiếp và rất lớn tới hoạt động bồi dưỡng và QL hoạt động bồi dưỡng GV, trong đó hàng loạt vấn đề đặt ra đối với hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV như: bồi dưỡng những kiến thức và kỹ năng để làm gì, bồi dưỡng những kiến thức và kỹ năng gì, tổ chức thực hiện bồi dưỡng, trong đó có cả vấn đề về quy mô bồi dưỡng không phải dễ giải quyết một cách đúng đắn. 3 THCS là cấp học nằm giữa bậc GD phổ thông - đó là cấp học sau tiểu học và trước THPT. Cấp học này bao gồm chương trình giáo dục được thực hiện trong vòng 4 năm học (từ lớp 6 đến lớp 9). Cấp học này đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống GD quốc dân của nước ta vì cấp học này có nhiệm vụ cung cấp những kiến thức, kỹ năng, thái độ hay nói chung là năng lực rất cơ bản và quan trọng cho người học để đảm bảo co người học sau cấp học có đủ năng lực để có thể gia nhập lực lượng lao động của đất nước, trực tiếp bắt tay vào lao động sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội hoặc người đó có thể tiếp tục học lên cấp học cao hơn là cấp THPT nhằm có được năng lực cao hơn phục vụ cho lao động nghề nghiệp sau này. Nghiên cứu thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường THCS vùng ven Hà Nội cũng là một vấn đề thực tiễn cấp thiết. Đó là các tỉnh nằm bao quanh thủ đô nhưng có đặc điểm địa lý (đồng bằng, trung du, đồi núi), điều kiện kinh tế (thuận lợi, trung bình, khó khăn) và giáo dục (phát triển, trung bình, còn khó khăn) nên việc nghiên cứu thực trạng, tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng GV theo tiếp cận năng lực trước hết sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng năng lực cho giáo viên, quan đó nâng cao năng lực của GV và két quả cuối cùng là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của các tỉnh vùng ven Hà Nội lên một tầm cao mới, ngang tầm thủ đô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện và trong một mức độ nào đó phục vụ cho chiến lược xây dựng thành phố vệ tinh và mở rộng thủ đô Hà Nội. Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng GV nói chung và bồi dưỡng GV theo tiếp cận năng lực nói riêng. Tuy nhiên, đến nay vẫn không có công trình nào đi sâu nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS theo tiếp cận năng lực cho GV THCS của các tỉnh ven Hà Nội. Chính vì vậy mà tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực” làm đề tài luận án. 2. Mục đích nghiên cứu Dựa trên kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS theo tiếp cận năng lực các tỉnh vùng ven Hà Nội, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV 4 THCS, đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục THCS nước ta trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động bồi dưỡng GV THCS theo tiếp cận năng lực. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực. 4. Giả thuyết khoa học Tác giả cho rằng năng lực GV của các trường THCS vùng ven Hà Nội còn có nhiều hạn chế, nên nếu đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp theo tiếp cận năng lực GV THCS thì có thể đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động này có tính khoa học, cần thiết và khả thi và nếu áp dụng các biện pháp quản lý đó vào các trường THCS ở các tỉnh ven Hà Nội thì sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS ở vùng này, qua đó nâng cao năng lực nghề nghiệp và chất lượng đội ngũ GV THCS, đáp ứng sự nghiệp đổi mới giáo dục THCS căn bản và toàn diện hiện nay ở nước ta. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cúu cơ sở lý luận quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực. 5.2. Khảo sát thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường THCS tại các tỉnh ven Hà Nội theo tiếp cận năng lực. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực. 5.4. Khảo nghiệm, đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. 5.5. Thử nghiệm một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực tại một số trường THCS ở các tỉnh ven Hà Nội. 5 6. Phạm vi nghiên cứu Mục tiêu của luận án là nghiên cứu thực trạng QL hoạt động bồi dưỡng GV THCS ở các tỉnh vùng ven Hà Nội, nhưng do nhiều hạn chế về điều kiện nên tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng GV tại 3 trong tổng số 10 tỉnh vùng ven Hà Nội là Vĩnh Phúc, Hải Dương và Thái Nguyên được lựa chọn theo phương pháp đại diện dựa theo các tiêu chí về: Điều kiện địa lý; Điều kiện khu vực; Điều kiện về trình độ phát triển kinh tế - giáo dục (khó khăn, trung bình, thuận lợi) trong tổng thể nghiên cứu. Chính vì vậy mà kết quả nghiên cứu của luận án này có thể thể áp dụng cho quản lý hoạt động bồi dưỡng GV cho tất cả các tỉnh còn lại thuộc vùng ven Hà Nội. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên tiếp cận hệ thống - cấu trúc, tiếp cận lịch sử logic, tiếp cận thực tiễn, và tiếp cận chức năng quản lý. • Tiếp cận hệ thống - cấu trúc: nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở xem xét sự vật hiện tượng trong hệ thống không tồn tại riêng biệt, độc lập mà có mối liên hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau. Nghiên cứu thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS theo tiếp cận năng lực như một nhất thể thống nhất bao gồm: mục tiêu, nội dung, chủ thể, khách thể, hình thức tổ chức, phương pháp, biện pháp và các điều kiện khác. Bồi dưỡng GV THCS theo tiếp cận năng lực là một hoạt động giáo dục nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhân sự của nhà trường. Bồi dưỡng GV THCS theo tiếp cận năng lực có mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động khác trong nhà trường. Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS theo tiếp cận năng lực trong nhà trường THCS được phân cấp quản lý từ Trung ương (Bộ GD-ĐT), các cấp quản lý địa phương (Sở GDĐT, Phòng GDĐT) và cấp quản lý cơ sở là nhà trường THCS. • Tiếp cận theo quan điểm lịch sử - logic trong nghiên cứu đề tài này là khi xem xét sự vật phải nghiên cứu tìm hiểu trong điều kiện thời gian và không gian nhất định, nghiên cứu quá trình vận động của sự vật trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Cụ thể là đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng GV THCS theo tiếp cận năng lực xuất phát từ bối cảnh đổi mới giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục, phân tích kết quả thực tế về lao động quản lý trong hoàn cảnh lịch sử nhất định, điều kiện nhà
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan