Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới bắc sông cấm thành phố hải phòng (tt)...

Tài liệu Quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới bắc sông cấm thành phố hải phòng (tt)

.PDF
21
276
90

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- PHẠM HỮU BÌNH QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ MỚI BẮC SÔNG CẤM – THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- PHẠM HỮU BÌNH KHÓA: 2016-2018 QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ MỚI BẮC SÔNG CẤM – THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN HỒNG TIẾN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN HÀ NỘI – 2018 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, dưới sự dìu dắt hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô, cùng với nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã tích luỹ được nhiều kiến thức để phục vụ quá trình học tập cũng như trong công việc sau này. Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu đô thị, tôi đã quyết định thực hiện đề tài luận văn thạc sỹ: “Quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm – Thành phố Hải Phòng”. Vì thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức bản thân có hạn trong khi đó vấn đề nghiên cứu là một phạm vi rộng và phức tạp do đó chắc chắn không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chia sẻ của Quý thầy cô cũng như các bạn học viên và những người quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu để đề tài được hoàn thiện hơn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo Trường đại học Kiến trúc Hà Nội. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 12 tháng03 năm 2018 Học viên Phạm Hữu Bình LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Phạm Hữu Bình MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục hình MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài……………………………………………………… 1 Mục đích nghiên cứu…………………………………………………. 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………… 3 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….. 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài……………………………. 3 Cấu trúc luận văn…………………………………………………….. 3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU……………………….…………………. 5 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ MỚI BẮC SÔNG CẤM……………… 5 1.1. Thực trạng công tác quản lý HTKT Thành phố Hải Phòng... 5 1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên……………………………. 5 1.1.2. Đặc điểm hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thành phố Hải Phòng………………………………………………………………… 10 1.1.3. Thực trạng công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hải Phòng…………………………………………………………………………….. 14 1.2. 1.3. Hiện trạng HTKT Khu đô thị mới Bắc sông Cấm – Thành phố Hải Phòng…………………………………………………… 1.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên……………………………. 1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất……………………………………….. 1.2.3. Hiện trạng dân số, hiện trạng kiến trúc và công trình:…… 1.2.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật………………………………….. Thực trạng công tác quản lý HTKT của Khu đô thị mới Bắc sông Cấm – Thành phố Hải Phòng…………………………… 17 17 20 22 24 28 1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý…………………………….. 1.3.2. Đánh giá nguồn nhân lực……………………………………. 1.4. Đánh giá thực trạng quản lý HTKT Khu đô thị mới Bắc sông Cấm – Thành phố Hải Phòng…………………………… CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁCQUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ MỚI BẮC SÔNG CẤM – THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG….............................. 2.1. Cơ sở lý luận trong quản lý HTKT đô thị……………………… 2.1.1. Vai trò và đặc điểm của HTKT đô thị……………………….. 2.1.2. Một số yêu cầu cơ bản về kỹ thuật đối với HTKT đô thị…… 2.1.3. Những yêu cầu và nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý HTKT đô thị……………………………………………………………. 2.1.4. Vai trò tham gia cộng đồng trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị…………………………………………………………… 2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị…… 2.2.1. Cơ sở pháp lý do chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành……………………………………………………………………… 2.2.2. Cơ sở pháp lý do UBND Thành phố ban hành………….. 2.2.3. Định hướng quy hoạch phát triển không gian và HTKT Khu đô thị mới Bắc sông Cấm – Thành phố Hải Phòng…………. 2.3. Kinh nghiệm quản lý hệ thống HTKT đô thị trên thế giới và ở Việt Nam………………………………………………………………. 2.3.1. Kinh nghiệm quản lý hệ thống HTKT trên thế giới………. 2.3.2. Kinh nghiệm quản lý hệ thống HTKT đô thị ở Việt Nam… CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ MỚI BẮC SÔNG CẤM – THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG………………………………… 3.1. Đề xuất giải pháp nhằm quản lý quy hoạch hạ tầng kỹ thuật Khu ĐTM Bắc sông Cấm – Thành phố Hải Phòng ………………….. 3.2. Đề xuất một số giải pháp về kỹ thuật để quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu ĐTM Bắc sông Cấm – Thành phố Hải Phòng…………… 3.2.1. Quản lý cao độ xây dựng ……………….……………………… 3.2.2. Rà soát chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và định vị tuyến trong tuyến đường đô thị ……………………………………….. 3.2.3. Quản lý, khớp nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật………………… 28 30 31 34 34 34 35 41 45 48 48 51 53 66 66 69 72 72 73 73 75 76 3.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát thi công xây dựng công trình………………………………………………………………… 3.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng………………………………….. 3.3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng 3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình 3.3.3. Chủ động nguồn vốn để bố trí cho các dự án……………….. 3.3.4. Bổ sung nhân sự Ban QLDA…………………………………… 3.3.5. Đào tạo nâng cao năng lực quản lý…………………………… 3.4. Đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý HTKT KĐTM Bắc sông Cấm………………………………………………………………... 3.5. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống HTKT KĐTM Bắc sông Cấm …………………………………………………. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 80 80 85 87 88 88 89 90 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CĐT : Chủ đầu tư TVGS : Tư vấn giám sát TVTK : Tư vấn thiết kế GPMB : Giải phóng mặt bằng QLDA : Quản lý dự án ĐTXD : Đầu tư xây dựng UBND : Uỷ ban nhân dân CP QCXD : Chính Phủ : Quy chuẩn xây dựng QĐ : Quyết định NĐ : Nghị định TTg : Thủ tướng QH : Quy hoạch KĐTM TCXDVN HTKT : Khu đô thị mới : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam : Hạ tầng kỹ thuật DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 Bảng dữ liệu khí hậu của Hải Phòng 8 Bảng 1.2 9 14 Bảng 1.4 Bảng thống kê diện tích, mật độ các quận, huyện của thành phố Bảng thống kê nhà máy cấp nước chính TP Hải Phòng Bảng Kết quả thí nghiệm nước dưới đất Bảng 1.5 Bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất 21 Bảng 1.6 Bảng tổng hợp hiện trạng các công trình xây dựng 23 Bảng 1.7 Bảng Cơ cấu tổ chức Ban Quản lý dự án 30 Bảng 2.1 Bảng thống kê khối lượng đường giao thông 58 Bảng 2.2 Bảng Bán kính nút giao 59 Bảng 2.3 Bảng thống kê bãi đỗ xe ngoài trời 61 Bảng 2.4 Bảng thống kê bãi đỗ xe ngầm 62 Bảng 3.1 Bảng cơ cấu nhân sự đề xuất Ban hỗ trợ GPMB 81 Bảng 3.2 Bảng thống kê các dự án tái địng cư có thể bố trí 85 Bảng 1.3 19 DANH MỤC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 1.1 Bản đồ hành chính Thành phố Hải Phòng 5 Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sở xây dựng TP Hải Phòng 15 Hình 1.3 Sơ đồ vị trí khu đất của dự án 17 Hình 1.4 Mặt bằng hiện trạng khu vực dự án 21 Hình 1.5 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 29 Hình 2.1 Mô hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến 44 Hình 2.2 Mô hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến -chức năng 44 Hình 2.3 Mô hình quản lý theo cơ cấu trực tuyến – chức năng 45 Hình 2.4 Phối cảnh tổng thể Khu đô thị mới Bắc sông Cấm 54 Hình 2.5 Mặt bằng bố trí cầu, hầm đi bộ 60 Hình 2.6 Phối cảnh tổng thể cầu Hoàng Văn Thụ 63 Hình 3.1 Sơ đồ phối hợp giám sát thi công 78 Hình 3.2 Trình tự đền bù GPMB đề xuất tại Ban QLDA 83 Hình 3.3 Trình tự bồi thường GPMB theo đơn giá thị trường 84 1 MỞ ĐẦU  Lý do chọn đề tài: Thành phố cảng Hải Phòng nằm ở vị trí trung tâm vùng duyên hải Bắc Bộ, trong vùng tam giác phát triển kinh tế của vùng Đồng Bằng bắc bộ, bao gồm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, là đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc; là nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế về đường biển, đường sắt, đường bộ và đường hàng không, giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong cả nước và các quốc gia trên thế giới. Thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố (khóa 14) ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 03/01/2012 về phát triển và quản lý đô thị Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050; Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng khóa XIV kỳ họp thứ 5 đã thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản lý đô thị theo hướng văn minh hiện đại giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2025; Ủy ban nhân dân thành phố đã xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 03/01/2012 của Thành ủy về phát triển và quản lý đô thị Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 với mục tiêu phát triển là: Xây dựng và phát triển đô thị Hải Phòng là đô thị cảng cửa ngõ quốc tế, văn minh, hiện đại, là đô thị trung tâm cấp quốc gia, thành phố sinh thái - thành phố kinh tế, bảo đảm phát triển bền vững, có bản sắc là thành phố cảng nằm bên bờ biển, có núi, nhiều sông, kiến trúc hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. Với mục tiêu phát triển mở rộng thành phố về phía Bắc và từng bước hoàn thiện hệ thống trung tâm thành phố mới theo định hướng phát triển không gian đô thị và theo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố 2 đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông chính làm cơ sở để triển khai xây dựng Khu đô thị mới Bắc sông Cấm – Thành phố Hải Phòng thành một khu đô thị mới hiện đại và bền vững, có môi trường sống làm việc nghỉ ngơi thuận lợi, có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, trung tâm thương mại dịch vụ, văn hoá, cây xanh công viên, vui chơi giải trí của thành phố Hải Phòng. Tạo điều kiện thuận lợi về liên kết, phối hợp giữa các cơ quan hành chính, chính trị để mang đến sự phục vụ tốt nhất cho người dân. Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Bắc sông Cấm – Thành phố Hải Phòng được kỳ vọng là bước khởi đầu nhằm tạo điều kiện thuận lợi về liên kết, phối hợp giữa các cơ quan hành chính, chính trị để mang đến sự phục vụ tốt nhất cho người dân đồng thời cùng với Khu đô thị và công nghiệp VSIP tạo tiền đề cho việc phát triển đô thị về phía Bắc. Tạo cho Khu đô thị mới Bắc sông Cấm một Khu Trung tâm có hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội đồng bộ và hiện đại.Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện dự án sẽ có nhiều bất cập, vướng mắc trong công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật. Từ thực tiễn trên, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật tôi đã chọn vấn đề “Quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm – Thành phố Hải Phòng” làm đề tài Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình.  Mục đích nghiên cứu - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý HTKT Khu đô thị mới Bắc sông Cấm – Thành phố Hải Phòng trên cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật HTKT. 3  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị tập trung vào các lĩnh vực giao thông, cấp, thoát nước, trên địa bàn. - Phạm vi nghiên cứu: Khu vực dự án chủ yếu nằm phía bờ Bắc và một phần phía Nam sông Cấm (đường dẫn và cầu Hoàng Văn Thụ), trong khu vực địa giới hành chính xã Hoa Động, Tân Dương, Dương Quan của huyện Thủy Nguyên, phường Minh Khai quận Hồng Bàng. Tổng diện tích khoảng 324ha. - Thời gian nghiên cứu: Đến năm 2025.  Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin; - Phương pháp phân tích tổng hợp; - Phương pháp tham vấn chuyên gia - Phương pháp kế thừa.  Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Đưa ra giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật, nâng cao hiệu quả quản lý Khu đô thị mới Bắc sông Cấm – Thành phố Hải Phòng ngay từ giai đoạn đầu - Ý nghĩa thực tiễn: Tổng hợp các lý luận thực tiễn về quản lý làm cơ sở cho đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý.  Cấu trúc luận văn: Ngoài kết luận, kiến nghị, các tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương như sau: - Chương 1: Thực trạng công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Bắc sông Cấm – Thành phố Hải Phòng. - Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Bắc sông Cấm – Thành phố Hải Phòng. 4 - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Bắc sông Cấm – Thành phố Hải Phòng. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Dự án đầu tư xây dựng Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Bắc sông Cấm là một dự án quan trọng góp phần phát triển mở rộng thành phố về phía Bắc và từng bước hoàn thiện hệ thống trung tâm thành phố mới theo định hướng phát triển không gian đô thị và theo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009. Ban QLDA luôn nỗ lực để thực hiện dự án một cách có hiệu quả, đạt chất lượng cao. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án ngoài những thành tựu đạt được cũng không tránh khỏi những hạn chế xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và khách quan. Qua nội dung nghiên cứu đề tài luận văn “Quản lý Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm – Thành phố Hải Phòng” tác giả đã tập trung giải quyết một số nội dung chính sau đây: 1. Nội dung Luận văn đề cập đến các vấn đề: thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật; Thực trạng công tác quản lýhạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Bắc sông Cấm – Thành phố Hải Phòng. 2. Nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác Quản lý hạ tầng, Hệ thống văn bản pháp luật, chủ trương chính sách của Thành phố, các bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước về quản lý hạ tầng làm kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm – Thành phố Hải Phòng. 3. Xuất phát từ những điều kiện tự nhiên và thực trạng, tác giả Luận văn đã đề xuất một số giải pháp cụ thể cho từng vấn đề mang tính bản chất của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng giai đoạn thực hiện. Những giải pháp trên sẽ góp phần giúp Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án khắc phục những khó khăn tồn tại, nâng cao chất lượng, tiến độ, quản lý hợp lý chi phí Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm. KIẾN NGHỊ 1. Các đề xuất về kỹ thuật, cơ chế quản lý hạ tầng kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm được đề xuất ở Chương III sẽ được xem xét áp dụng trong quá trình thực hiện giúp Chủ đầu tư quản lý hiệu quả dự án, xây dựng hạ tầng kỹ thuật được tốt hơn, đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai, quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư một cách tiết kiệm, có hiệu quả cao. 2. Các giải pháp đề xuất không chỉ được áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng Hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm – Thành phố Hải Phòng mà còn có thể áp dụng cho các dự án về sau, tạo tiền đề để nâng cao năng lực quản lý của Chủ đầu tư. 3. Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm quản lý và triển khai dự án. Kiện toàn bộ máy quản lý đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. 4. Đề nghị UBND Thành Phố Hải Phòng xem xét tạo điều kiện thuật lợi để Ban QLDA hoàn thành tốt dự án, cụ thể: + Chỉ đạo đôn đốc các Sở ban ngành phối hợp đẩy nhanh công tác thẩm định phê duyệt hồ sơ dự án. + Phê duyệt phương án bố trí tái định cư theo quy hoạch hoặc bố trí tái định cư tại các khu tái định cư đối với các hộ dân có nhu cầu. + Chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp, vận động, tuyên truyền nhân dân sớm bàn giao mặt bằng thi công cho dự án. + Nhanh chóng rà soát, phê duyệt đơn giá đền bù để đẩy nhanh công tác đền bù GPMB đảm bảo thu hồi đất cho dự án thực hiện đúng tiến độ. + Xem xét chấp thuận phương án huy động vốn đối với các nhà đầu tư muốn đầu tư để đảm bảo huy động vốn cấp cho dự án để quá trình thi công được liên tục không ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà thầu tham gia vào dự án. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Chính trị (2003), Nghị quyết về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, 32-NQ/TW, 05/8/2003; 2. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng, 26/2016/TT-BXD, 26/10/2016; 3. Bộ Xây dựng (2008), Thông tư quy hướng dẫn về quản lý đường đô thị, TT04/2008/TT-BXD, ngày 20/02/2008; 4. Chính Phủ (2007), Nghị định về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/07/2007 5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2014), Nghị định về thoát nước và xử lý nước thải, 80/2014/NĐ-CP, 06/8/2014; 6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2015), Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, 32/2015/NĐ-CP, ngày 25/3/2015; 7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2015), Nghị định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, 46/2015/NĐ-CP, 12/5/2015; 8. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2015), Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng, 59/2015/NĐ-CP,18/6/2015; 9. Nguyễn Tố Lăng (2008), Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội; 10. Phạm Trọng Mạnh (2006), Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật, NXB Xây dựng, Hà Nội; 11. Nguyễn Hồng Tiến (2010), “Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị - Thực trạng và đề xuất một số giải pháp”, Tạp chí khoa học kiến trúc Xây dựng, (số 3/2010); 12. Nguyễn Hồng Tiến (2015), “Quy hoạch và hạ tầng kỹ thuật”, Nhà xuất bản Hồng Đức; 13. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005, Ban hành quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng; 14. UBND Thành phố Hải Phòng (2015), Quyết định số 259/QĐ-UBND ngày 31/01/2015 về việc chuyển Ban QLDA công trình xây dựng phát triển đô thị thuộc Sở xây dựng về trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. 15. UBND Thành phố Hải Phòng (2011), Quyết định số 1841/QĐ-UBND ngày 15/11/2011 phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/5000 Khu đô thị mới Bắc sông Cấm - huyện Thủy Nguyên. 16. UBND Thành phố Hải Phòng (2014), Quyết định số 2666/QĐ-UBND ngày 01/12/2014 phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu trung tâm hành chính, chính trị mới Bắc sông Cấm – thành phố Hải Phòng đến năm 2025; 17. UBND Thành phố Hải Phòng (2016), Quyết định số 1677/QĐ-UBND ngày 16/8/2016 phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới Bắc sông Cấm; 18. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật đất đai, 45/2013/QH13, 29/11/2013; 19. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật đấu thầu, 43/2013/QH13, 26/11/2014; 20. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật xây dựng, 50/2014/QH13, 18/6/2014; Các nguồn thông tin điện tử: 21.http://vanban.chinhphu.vn 22. http://haiphong.gov.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất