Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại chi nhánh phát triển quỹ đất sóc sơn, thành ph...

Tài liệu Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại chi nhánh phát triển quỹ đất sóc sơn, thành phố hà nội

.PDF
106
193
78

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- NGUYỄN THỊ LIỄU HẠNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TẠI CHI NHÁNH PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- NGUYỄN THỊ LIỄU HẠNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TẠI CHI NHÁNH PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG THỊ BÍCH LOAN XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS. HOÀNG THỊ BÍCH LOAN PGS.TS. PHẠM VĂN DŨNG Hà Nội - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Và tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa từng được công bố tại các công trình nào khác. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công chức, viên chức thuộc Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành kết quả nghiên cứu luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hoàng Thị Bích Loan, Học viện Chính trị Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và các thầy, cô trong khoa Kinh tế Chính trị, trường Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện kết quả nghiên cứu luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, lãnh đạo Viện đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi được học tập tại trường. Xin cảm ơn các thầy cô giáo các khoa, bộ môn đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu luận văn. Xin cảm ơn tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp. Sau cùng xin kính chúc các thầy cô trường Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội và các đồng nghiệp tại Chi nhánh Phát triển quỹ đất Sóc Sơn lời chúc sức khỏe và lời biết ơn sâu sắc. Xin trân thành cảm ơn! TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên luận văn: Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội Tác giả: Nguyễn Thị Liễu Hạnh Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Bảo vệ năm: 2017 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Hoàng Thị Bích Loan Luận văn luận giải những vấn đề lý luận và nghiên cứu kinh nghiệm của một số đơn vị trong nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng, qua đó phân tích, đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn, thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016, chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn đến năm 2025. Để tiếp tục tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Chi nhánh phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn theo hướng chuyên nghiệp đến năm 2025, nhiệm vụ của tác giả luận văn là nghiên cứu, hệ thống các giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng phù hợp với tình hình thực tế tại Chi nhánh phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội trong điều kiện hiện nay. Cung cấp thêm tư liệu, tài liệu tham khảo cho các cơ quan đơn vị có hoạt động dự án, hay đơn vị có mô hình hoạt động tương tự. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... .i DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... .ii DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................... .iii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƢƠNG 1................................................................................................................5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG ............................................5 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................................5 1.2. Những vấn đề lý luận chung về dự án đầu tƣ xây dựng .................................8 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng ..........................................8 1.2.2. Phân loại dự án đầu tư xây dựng .......................................................................9 1.3. Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng ......................................................................10 1.3.1. Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng ......................................................10 1.3.2. Nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng ..................................10 1.3.3. Các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng....................................11 1.3.4. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng ........................................................14 1.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng ......................24 1.3.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng ...........................29 1.4. Kinh nghiệm của một số đơn vị về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng và bài học cho Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn ....................................................34 1.4.1. Kinh nghiệm của một số đơn vị về quản lý dự án đầu tư xây dựng ...............34 1.4.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng cho Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn ................................................................................................36 CHƢƠNG 2..............................................................................................................38 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................38 2.1. Cách thức tiếp cận ............................................................................................38 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................38 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................38 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.....................................................................38 2.2.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu ........................................................39 2.2.4. Phương pháp so sánh thông tin .......................................................................39 CHƢƠNG 3..............................................................................................................50 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TẠI CHI NHÁNH PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..........................41 3.1. Khái quát về Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn ....................................41 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh PTQĐ Sóc Sơn ................41 3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh PTQĐ Sóc Sơn...............................................41 3.1.3. Tình hình thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn giai đoạn 2012-2016 ...................................................................................44 3.2. Thực trạng quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn giai đoạn 2012-2016 ...........................................................................49 3.2.1. Quản lý tiến độ của dự án ...............................................................................49 3.2.2. Quản lý chi phí và vốn của dự án ....................................................................51 3.2.3. Quản lý chất lượng của dự án........................................................... ..............58 3.2.4. Quản lý nguồn nhân lực của dự án ..................................................................60 3.2.5. Quản lý hoạt động đấu thầu của dự án ............................................................61 3.2.6. Quản lý việc giao nhận dự án hoàn thành .......................................................63 3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn .....................................................................................63 3.3.1. Những kết quả đã đạt được .............................................................................63 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ......................................................................65 CHƢƠNG 4..............................................................................................................78 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TẠI CHI NHÁNH PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...........................................................................................78 4.1. Phƣơng hƣớng tăng cƣờng quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn .....................................................................................78 4.1.1. Định hướng phát triển .....................................................................................78 4.1.2. Phương hướng tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng ............................80 4.2. Giải pháp tăng cƣờng quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn ..............................................................................................81 4.2.1. Tăng cường công tác quản lý tiến độ dự án, rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tư, nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế ..................................................82 4.2.2. Củng cố hoạt động quản lý chất lượng dự án, tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên công tác nghiệm thu ...........................................................................82 4.2.3. Đẩy mạnh kiểm soát chi phí, đối mới công tác quản lý vốn ĐTXD ...............84 4.2.4. Tăng cường hoạt động đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, tích cực đổi mới theo hướng công khai, minh bạch .....................................................................................85 4.2.5. Nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ QLDA ....87 4.2.6. Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý dự án theo hướng chuyên nghiệp .........88 4.2.7. Hoàn thiện quy trình QLDA, tăng cường ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý dự án .............................................................................................................90 KẾT LUẬN ..............................................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................93 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu 1 ĐTXD Đầu tư xây dựng 2 GPMB Giải phóng mặt bằng 3 HTKT Hạ tầng kỹ thuật 4 QLCL Quản lý chất lượng 5 QLDA Quản lý dự án 6 PTQĐ Phát triển quỹ đất 7 TMĐT Tổng mức đầu tư 8 TVGS Tư vấn giám sát Nguyên nghĩa i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Ký hiệu Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Tổng hợp tình hình nhân sự tại Chi nhánh PTQĐ Sóc Sơn 47 2 Bảng 3.2 Tình hình đầu tư xây dựng của Chi nhánh giai đoạn 2012-2016 51 3 Bảng 3.3 Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư giai đoạn 2012-2016 52 4 Bảng 3.4 Một số dự án thi công chậm tiến độ giai đoạn 2012-2016 53 5 Bảng 3.5 Tổng hợp dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư giai đoạn 2012-2016 54 6 Bảng 3.6 Kết quả Kiểm toán kiến nghị giảm dự toán các công trình 56 7 Bảng 3.7 Nguồn vốn ĐTXD được giao giai đoạn 2012-2016 57 8 Bảng 3.8 Kết quả giải ngân vốn ĐTXD giai đoạn 2012-2016 58 9 Bảng 3.9 Kết quả thực hiện các dự án ĐTXD giai đoạn 2012-2016 59 10 Bảng 3.10 Nguồn nhân lực của Chi nhánh Phát triển Quỹ đất Sóc Sơn 63 11 Bảng 3.11 Kết quả đấu thầu dự án theo hình thức đấu thầu giai đoạn 2012-2016 64 12 Bảng 3.12 Một số gói thầu chậm tiến độ so kế hoạch đầu thầu từ 2012-2016 65 ii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Ký hiệu Nội dung 1 Hình 1.1 Chu kỳ của một dự án đầu tư 11 2 Hình 1.2 Chi phí đầu tư xây dựng của dự án (TMĐT) 21 3 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Nội 45 4 Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức của Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn 46 5 Hình 3.3 Mô hình chủ đầu tư trực tiếp QLDA 48 iii Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nằm trong quy hoạch xây dựng thành đô thị vệ tinh phía Bắc Thành phố giai đoạn 2020, định hướng 2030, phát triển đô thị Sóc Sơn trở thành đô thị gắn với bảo tồn khu di tích đền Sóc, đô thị vệ tinh cửa ngõ phía Bắc Thành phố Hà Nội, khai thác tiềm năng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, tuyến hành lang kinh tế Côn Minh-Hà Nội-Quảng Ninh, Quốc Lộ 3 liên kết Hà Nội với các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ. Sóc Sơn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thành đô thị mang tính chất dịch vụ-sinh thái, tạo tiền đề phát triển thành phố vệ tinh trong tương lai. Trong những năm gần đây cùng với nguồn vốn được đầu tư mạnh mẽ vào huyện Sóc Sơn, Chi nhánh Phát triển quý đất Sóc Sơn đã được giao nhiệm vụ thực hiện đầu tư xây dựng và giải phóng mặt bằng nhiều dự án, trong đó phải kể đến các dự án trọng điểm quốc gia như: Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Đường Hà NộiThái Nguyên, Nhà ga T2-Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài, Khu du lịch sinh thái Sóc Sơn I, II, III... với nhiều công trình phụ trợ, công trình công cộng đi kèm. Các dự án mà Chi nhánh làm chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư thường là các dự án có quy mô, tổng mức đầu tư lớn, vốn đầu tư cho các dự án chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư hàng năm trên địa bàn huyện. Tuy nhiên chất lượng hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn đạt được chưa cao, việc vận dụng các văn bản pháp luật còn nhiều lúng túng, chất lượng cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu do chuyên môn đặt ra, cơ chế kiểm tra, giám sát cũng như mối quan hệ và trách nhiệm giữa các bên liên quan còn nhiều hạn chế...là những nguyên nhân gây thất thoát, lãng phí, suy giảm chất lượng các công trình, dự án do Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn quản lý. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý kinh tế với mong muốn tiếp tục nghiên cứu, tìm ra giải pháp hữu hiệu để tăng cường công tác quản lý dự án tại đơn vị. 1 Luận văn nhằm tìm ra đáp án thỏa đáng cho câu hỏi nghiên cứu: “ Làm thế nào để tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn?”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng, luận văn đã đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn, qua đó đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn, góp phần phát triển hoạt động đầu tư trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải những vấn đề lý luận về dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư xây dựng. - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số đơn vị trong nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu. - Đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn đến năm 2025 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn, cụ thể tập trung phân tích các khâu trong quá trình quản lý bao gồm công tác lập kế hoạch triển khai dự án, tổ chức thực hiện dự án, công tác chỉ đạo lãnh đạo, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự án của bộ phận QLDA thuộc Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 - Phạm vi không gian nghiên cứu: Luận văn được tiến hành nghiên cứu tại Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn, thành phố Hà Nội - Phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận văn thu thập số liệu và dữ liệu nghiên cứu chủ yếu trong 5 năm từ 2012-2016, định hướng nghiên cứu đến 2025. - Phạm vi nội dung nghiên cứu: + Nghiên cứu và đánh giá hoạt động quản lý các dự án xây dựng tại Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn từ năm 2012-2016, trong đó đi sâu nghiên cứu một số nội dung chính: Quản lý tiến độ dự án; Quản lý hoạt động đấu thầu; Quản lý chi phí và vốn của dự án; Quản lý chất lượng dự án; Quản lý nguồn nhân lực; Quản lý việc giao nhận dự án hoàn thành. + Luận văn không đi sâu nghiên cứu lĩnh vực đầu tư xây dựng theo nghiệp vụ hay kỹ thuật chuyên môn cụ thể. 4. Những đóng góp của luận văn - Cung cấp hệ thống lý thuyết về dự án đầu tư, về quản lý dự án đầu tư xây dựng. - Luận văn xác định căn cứ thực tiễn về các dự án đầu tư xây dựng và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Chi nhánh phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn. - Đề xuất phương hướng và hệ thống các giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Chi nhánh phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội trong điều kiện hiện nay. - Cung cấp thêm tư liệu, tài liệu tham khảo cho các cơ quan đơn vị có hoạt động dự án, hay đơn vị có mô hình hoạt động tương tự. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 4 chương: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Chƣơng 2. Phương pháp nghiên cứu 3 Chƣơng 3. Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn, thành phố Hà Nội Chƣơng 4. Phương hướng và giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hoạt động đầu tư xây dựng là mảng nghiên cứu tuy chưa đạt tới mức đồ sộ nhưng cũng có khá nhiều bài viết thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách và dư luận xã hội. Liên quan đến chủ đề đề tài nghiên cứu đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu dưới dạng đề tài cấp bộ, cấp cơ sở, sách, báo, tạp chí…Tuy nhiên, do giới hạn trong phạm vi một bài viết nên luận văn chỉ tiếp cận các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp, sát nhất với đề tài, vì vậy học viên đã lựa chọn một số công trình tiêu biểu sau làm tài liệu nghiên cứu: Luận án tiến sỹ luật học “Quản lý nhà nước trên lĩnh vực đầu tư xây dựng trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của tác giả Hồ Hoàng Đức (2005) [16]. Luận án đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận, phân tích, làm rõ thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực đầu tư xây dựng, trong đó tập trung vào các giải pháp: Hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý chủ thể đầu tư xây dựng, đấu thầu xây dựng, hợp đồng xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý vốn đầu tư; Xây dựng hoàn thiện hệ thống chế tài áp dụng cho các trường hợp vi phạm pháp luật đầu tư xây dựng; Nâng cao chất lượng công tác tổ chức thực hiện pháp luật đầu tư xây dựng. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu công trình này đã tập trung vào khía cạnh quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng. Những phương hướng và giải pháp mà tác giả nêu ra rất có giá trị, phù hợp với mục đích của đề tài luận văn, là tài liệu cần thiết giúp học viên sử dụng tham khảo khi nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn. 5 Luận án tiến sĩ của Nguyễn Minh Đức (2012) “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước”[17]. Luận án đã nghiên cứu tìm ra các giải pháp hữu hiệu và khả thi nhằm nâng các chất lượng quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước chủ đầu tư dự án. Tác giả đã chỉ ra mối liên hệ giữa ba phương diện cơ bản của một dự án và khẳng định: Để nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng phải kết hợp giữa mục đích thực hiện dự án (kết quả đạt được), chi phí nguồn lực hợp lý và tiến độ đúng kế hoạch. Luận án tiến sĩ của Hoàng Văn Lương (2012) [25] “Hoạt động kiểm toán đối với việc chống thất thoát, lãng phí và tiêu cực trong đầu tư xây dựng cơ bản”. Luận án đi sâu đánh giá vai trò của kiểm toán, thực trạng hoạt động của kiểm toán từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán trong việc phòng chống thất thoát, lãng phí và tiêu cực trong đầu tư xây dựng. Luận văn thạc sỹ năm 2013 của tác giả Nguyễn Trung Hiếu [18] "Nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án khí Đông Nam Bộ". Luận văn nghiên cứu công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án khí Đông Nam Bộ. Đánh giá thực trạng và đề xuất 5 giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý dự án, nâng cao hiệu quả đối với các lĩnh vực của dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án khí Đông Nam Bộ. Lê Thành Đô [15], “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại VNPT Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ năm 2014. Luận văn này tập trung nghiên cứu hiện trạng công tác đầu tư và quản lý dự án đầu tư tại VNPT Hà Nội, đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư tại VNPT Hà Nội, từ đó nêu giải pháp về đổi mới mô hình quản lý dự án, giám sát quản lý thực hiện dự án. Đề tài “Quản lý dự án đầu tư tại Công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7”, tác giả Nguyễn Tuấn Cường [14], Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế năm 2015. Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về hoạt động đầu tư xây dựng, cơ chế quản lý dự án đầu tư xây dựng; phân tích, đánh giá tình hình đầu tư, công tác quản lý dự án đầu tư tại Công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7 giai đoạn 2010-2014, từ đó đưa ra những giải pháp 6 nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư của các dự án do đơn vị thực hiện. Tác giả Phạm Thành [32] có nghiên cứu đăng trên Tạp chí điện tử Pháp Lý ngày 14/12/2012 về “Quản lý vốn đầu tư và chất lượng công trình xây dựng: Những vấn đề pháp luật còn bỏ ngỏ”. Bài viết đã nêu lên những ra những vấn đề về quản lý vốn và quản lý chi đầu tư xây dựng còn nhiều kẻ hở, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, thiếu những chế tài trong quản lý chất lượng công trình. Đồng thời bài viết đã nêu kinh nghiệm quản lý của một số nước mà chúng ta có thể học hỏi như Nhật Bản, Anh. Một số tác giả khác đã nghiên cứu, phân tích và đi đến khẳng định: Để quản lý tốt hoạt động ĐTXD nói chung phải nâng cao chất lượng QLDA từ chuẩn bị đầu tư đến thực hiện dự án và khai thác sử dụng như nội dung cuốn “Quản lý dự án đầu tư xây dựng” của tác giả Trịnh Quốc Thắng (2007) [31]. Tác giả tập trung làm rõ các vấn đề cơ bản của DAĐT, nội dung QLDA, yêu cầu quản lý nhà nước về ĐTXD. Nhưng tác giả chỉ phân tích dưới dạng cụ thể hóa các văn bản qui phạm pháp luật, chưa đưa ra các kiến nghị cụ thể và không đề cập nhiều đến vấn đề quản lý vốn và chi phí đầu tư của dự án. Trong cuốn “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình” của tác giả Bùi Mạnh Hùng (2006) [19], tác giả tập trung làm rõ các vấn đề cơ bản của dự án đầu tư, nội dung kinh tế của dự án đầu tư xây dựng, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư; phân tích tài chính dự án đầu tư; làm rõ các nội dung, quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: chuẩn bị, thực hiện, kết thúc dự án. Quản lý nhà nước về xây dựng và dự án đầu tư xây dựng được đề cập dưới dạng cụ thể hoá các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, công trình này không đề cập đến khía cạnh quản lý vốn ngân sách nhà nước trong dự án đầu tư xây dựng. Cuốn “Tổ chức quản lý thực hiện dự án xây dựng công trình” của tác giả Bùi Ngọc Toàn (2006) [30] đề cập các vấn đề quản lý dự án xây dựng, phân tích, luận giải khâu kế hoạch dự án, quản lý thời gian và tiến độ dự án xây dựng, giám sát việc thực hiện dự án, làm rõ quản lý các nguồn lực của dự án, quản lý chi phí dự án. Ngoài ra, còn đề cập tới dự toán chi đối với dự án đầu tư bao gồm các kế hoạch 7 phân phối nguồn quỹ, phân chia kinh phí theo các hoạt động, các khoản mục chi phí, theo thời gian thực hiện... Nhìn chung, nghiên cứu này tập trung vào khía cạnh lý thuyết quản trị dự án. Trên đây là các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã có những đóng góp quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng trong các giai đoạn nhất định, có giá trị tham khảo tốt đối với đề tài luận văn, có thể kế thừa có chọn lọc trong quá trình nghiên cứu luận văn. Từ kết quả nghiên cứu thực tế các tài liệu đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng và đề ra một số giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án, nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu các đề tài này khá rộng, các nghiên cứu hoặc ở tầm vĩ mô, hoặc quá khái quát, hay trong những lĩnh vực khác nên không cụ thể cho lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn. Để đem lại hiệu quả thiết thực nhất còn phải tiếp tục nghiên cứu, phân tích cụ thể hơn về tình hình thực tế và bổ sung nhiều giải pháp phù hợp cho công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Chi nhánh phát triển quỹ đất Sóc Sơn. Các công trình nghiên cứu về hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng tại các địa phương, đơn vị cụ thể khác nhau, dưới góc độ tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nào trùng tên với đề tài nghiên cứu của luận văn. 1.2. Những vấn đề lý luận chung về dự án đầu tƣ xây dựng 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng * Khái niệm Theo Luật Xây dựng 2014 số 50/2014/QH13 Việt Nam ngày 18/06/2014, dự án ĐTXD được hiểu như sau: “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu 8 tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng”[Điều 3, 76]. * Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng Sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng có thể là: Xây dựng công trình mới; Cải tạo, sửa chữa công trình cũ; Mở rộng, nâng cấp công trình cũ. Sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng là một sản phẩm đứng cố định và chiếm một diện tích nhất định. Sản phẩm không đơn thuần là sự sở hữu của chủ đầu tư mà nó có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Sản phẩm dự án mang tính đơn chiếc. Công trình xây dựng là sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng, bao gồm: công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác. Ngoài ra, dự án ĐTXD còn có thêm các đặc điểm đó là: Dự án ĐTXD có tính đa mục tiêu (kỹ, mỹ thuật, tài chính, tiến độ...), chịu sự ràng buộc đồng thời về thời gian, chi phí, nguồn lực và liên quan đến nhiều bên (CĐT, các nhà thầu tư vấn, thi công, cơ quan quản lý...); Dự án ĐTXD thời gian xây dựng thường dài, vốn đầu tư lớn nên có thể bị thay đổi khi thực hiện do các nguyên nhân: Môi trường chính trị, kinh tế, công nghệ, kỹ thuật xây dựng, nguồn lực…nên tiềm ẩn yếu tố rủi ro; Dự án ĐTXD có tính đặc trưng riêng biệt vì mỗi dự án thực hiện trong những điều kiện khác nhau về địa điểm, không gian, thời gian, môi trường, điều kiện địa chất...và thường gắn liền với đất. Điểm khác biệt giữa dự án đầu tư xây dựng công trình với các dự án khác là dự án đầu tư xây dựng bắt buộc có liên quan đến xây dựng, dù tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư của phần xây dựng có rất nhỏ. 1.2.3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng * Theo quy mô, tính chất, loại công trình Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án gồm: - Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng