Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ở các trường tiểu...

Tài liệu Quản lý dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ở các trường tiểu học huyện cẩm giàng, tỉnh hải dương​

.PDF
118
30
120

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÔ HOAN QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỌC TẬP HỢP TÁC TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÔ HOAN QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỌC TẬP HỢP TÁC TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƯƠNG Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THU HẰNG THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu của luận văn là khách quan, trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Hải Dương, tháng 04 năm 2016 Tác giả NGÔ HOAN i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Trước hết tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành tới Ban Giám hiê ̣u trường ĐHSP Thái Nguyên, khoa Sau đại học, khoa Tâm lý giáo du ̣c, các thầy cô giáo đã giảng dạy, hướng dẫn giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài đúng tiến độ và đạt hiệu quả. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới cô hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thi ̣ Thu Hằ ng - Trường ĐHSP Hà Nô ̣i đã dành nhiều thời gian, tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài cũng như những hướng dẫn quý báu, chỉ bảo trong quá trình nghiên cứu để bản thân hoàn thành luận văn, vận dụng vào công tác quản lý. Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, cán bộ, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiê ̣u trưởng các trường tiể u ho ̣c huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, những người thân trong gia đình thường xuyên động viên, khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài. Quá trình làm đề tài là quá trình tôi được học hỏi và trưởng thành rất nhiều trong lĩnh vực khoa học. Bản thân đã dành nhiều thời gian nghiên cứu thực hiện, tuy nhiên luận văn không tránh khỏi thiếu sót về nội dung và kiến thức. Xin kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của các thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè để đề tài khoa học này được hoàn chỉnh. Xin trân trọng cảm ơn! Hải Dương, tháng 04 năm 2016 Tác giả NGÔ HOAN ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 3 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 8. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỌC TẬP HỢP TÁC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ...................................................................................... 7 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................ 7 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................ 7 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................ 10 1.2. Một số khái niệm của đề tài ........................................................................ 13 1.2.1. Dạy học ................................................................................................ 13 1.2.2. Kỹ năng học tập hợp tác ...................................................................... 13 1.2.3. Dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ..................... 16 1.2.4. Quản lý dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ........ 16 iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1.3. Vài nét về quá trình dạy học ở trường tiểu học .......................................... 19 1.3.1. Tính chất hai mặt của quá trình dạy học ở tiểu học ............................ 19 1.3.2. Nội dung và bản chất hoạt động dạy học ở tiểu học ........................... 22 1.3.3. Đặc điểm tâm lý học sinh ở tiểu học ................................................... 25 1.4. Nội dung quản lý dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ............................................................................................................... 27 1.4.1. Quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ................................................................. 27 1.4.2. Quản lý hoạt động dạy và học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ............................................................................................... 28 1.4.3. Quản lý hình thức, phương pháp dạy học và các điều kiện phục vụ dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ........................... 30 1.4.4. Quản lý môi trường, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ..................................................... 31 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ............................................................................. 35 1.5.1. Các yếu tố chủ quan............................................................................. 35 1.5.2. Yếu tố khách quan ............................................................................... 36 Kết luận chương 1.............................................................................................. 38 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƯƠNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỌC TẬP HỢP TÁC .............................. 39 2.1. Khái quát về huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương ...................................... 39 2.2. Quá trình khảo sát thực trạng quản lý dạy học ở các trường Tiể u ho ̣c trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ............................................................................. 40 2.2.1. Mục đích khảo sát ................................................................................ 40 2.2.2. Nội dung khảo sát ................................................................................ 40 2.2.3. Đối tượng khảo sát............................................................................... 41 2.2.4. Phương pháp và tiến trình khảo sát ..................................................... 42 iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2.3. Thực trạng dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ở các trường Tiể u ho ̣c huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương .............................. 42 2.4. Thực trạng quản lý dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ở các trường tiể u ho ̣c huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương ................... 43 2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bô ̣ quản lý về sự cần thiết quản lý dạy học theo hướng phát triển KNHTHT.................................................. 43 2.4.2. Thực trạng quản lý mục tiêu dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ...................................................................................... 44 2.4.3. Thực trạng quản lý nội dung, chương trình dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ................................................................. 46 2.4.4. Thực trạng quản lý dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ...................................... 48 2.4.5. Thực trạng quản lý hình thức và phương pháp dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ..................................................... 54 2.4.6. Thực trạng quản lý điều kiện, môi trường phục vụ cho dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ............................................. 55 2.4.7. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ..................................................... 58 2.4.8. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác......................................................................... 59 2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ở các trường tiể u ho ̣c huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương .................................................................................................. 61 2.5.1. Mặt mạnh ............................................................................................. 61 2.5.2. Mặt hạn chế ......................................................................................... 62 2.5.3. Nguyên nhân ........................................................................................ 63 Kết luận chương 2.............................................................................................. 64 v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỌC TẬP HỢP TÁC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƯƠNG ......................... 65 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................................................... 65 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý ........................................................ 65 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, hệ thống, nhất quán ................... 65 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi ..................................... 66 3.2. Biện pháp quản lý dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ở các trường tiể u ho ̣c huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương ................... 67 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý về tầm quan trọng của quản lý dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ................... 67 3.2.2. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện dạy học theo phát triển kỹ năng học tập hợp tác ................................................................................. 69 3.2.3. Bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ..................................................... 71 3.2.4. Tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ................................................................. 73 3.2.5. Đầu tư và quản lý tốt cơ sở vật chất phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác.......... 75 3.2.6. Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ..................................................................................................... 77 3.3. Mối quan hệ các biện pháp ......................................................................... 80 3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và khả thi của các biện pháp............................. 80 3.4.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp được đề xuất .............................. 81 3.4.2. Mức độ khả thi của các biện pháp được đề xuất ................................. 82 Kết luận chương 3.............................................................................................. 83 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 86 PHỤ LỤC vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BGH Ban giám hiệu CBGV Cán bộ giáo viên CBQL Cán bộ quản lý CSVC Cơ sở vật chất DH Dạy học DHHT Dạy học hơ ̣p tác GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh HT Hiệu trưởng HTHT Học tập hợp tác KN Kỹ năng KNHTHT Kỹ năng học tập hợp tác PHT Phó hiệu trưởng PPDH Phương pháp dạy học QL Quản lý QLDH Quản lý dạy học QLGD Quản lý giáo dục SGK Sách giáo khoa TH Tiể u ho ̣c Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đánh giá của CBQL về sự cần thiết của quản lý DH theo hướng phát triển KNHTHT .......................................................... 43 Bảng 2.2. Đánh giá thực trạng việc quản lý xác định mục tiêu khi thiết kế bài dạy của GV......................................................................... 44 Bảng 2.3. Đánh giá mục tiêu DH đạt được của HS sau khi kết thúc môn học......................................................................................... 45 Bảng 2.4. Đánh giá việc quản lý lập kế hoạch, thực hiện nội dung chương trình dạy học của GV theo hướng phát triển KNHTHT ..................... 46 Bảng 2.5. Đánh giá sự thuận lợi của nội dung, chương trình, SGK, tài liệu DH trong việc thiết kế nội dung hoạt động theo nhóm hợp tác ........................................................................................... 47 Bảng 2.6. Thực trạng quản lý việc soạn bài của giáo viên theo hướng phát triển KNHTHT trước khi lên lớp .......................................... 48 Bảng 2.7. Thực trạng thực hiện nề nếp dạy học của giáo viên ..................... 49 Bảng 2.8. Thực trạng quản lý giờ lên lớp của giáo viên ............................... 50 Bảng 2.9. Đánh giá các biện pháp quản lý học của HS theo hướng phát triển KNHTHT ...................................................................... 51 Bảng 2.10. Thực trạng kỹ năng xác lập vị trí, vai trò cá nhân trong nhóm học tập................................................................................. 53 Bảng 2.11. Thực trạng việc sử dụng các hình thức và phương pháp dạy học của GV ................................................................................... 54 Bảng 2.12. Đánh giá sự phù hợp trang thiết bị, điều kiện phục vụ cho DH theo hướng phát triển KNHTHT............................................ 55 Bảng 2.13. Thực trạng việc thực hiện kiểm tra đánh giá của GV khi DH theo hướng phát triển KNHTHT .................................................. 58 Bảng 3.1. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất .......... 81 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTNv http://www.lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.2. Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất ............ 82 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vi http://www.lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục là một nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển xã hội, giáo dục là biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường sức mạnh cho mỗi cá nhân, không có Quốc gia nào trên thế giới đạt được thành tựu như ngày nay mà không có sự đầu tư vào giáo dục. Từ những năm cuối thế kỉ XX, nhiều nước phát triển đã công bố chiến lược phát triển kinh tế- xã hội cho những năm đầu thế kỷ XXI, mà hạt nhân của các chiến lược đó là tiến hành cải cách giáo dục: (Hàn Quốc 1988; Pháp 1989; Anh và Mỹ 1992). Đường lối phát triển giáo dục nói chung và cải cách giáo dục tập trung vào mấy hướng chính: đổi mới mục tiêu giáo dục, hiện đại hóa nội dung dạy học và PPDH. Trong đó, đổi mới PPDH và công nghệ dạy học được coi là then chốt, đó chính là xu hướng phát triển của giáo dục trên bình diện toàn thế giới. Ở nước ta tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế xã hội đã được Đảng và Nhà nước xác định rất rõ trong các Nghị quyết. Đảng ta đặt con người ở vị trí trung tâm, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, Nhà nước coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cơ bản, quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện của đất nước. Nghị quyết 4 BCH TW Khóa VII (1992) và Nghị quyết 2 BCH TW Khóa VIII (1996) đánh dấu một bước quan trọng trong sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, chỉ rõ yêu cầu cấp bách cũng như lâu dài là: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”.[16] Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 khóa XI của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN1 http://www.lrc.tnu.edu.vn vấn đề lớn, cốt lõi và cấp thiết từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện tốt, đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục và đào tạo việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học, đổi mới các bậc học, ngành học”.[33] Trong những năm gần đây cùng quá trình đổi mới đất nước, đổi mới chất lượng giáo dục ở bậc Tiể u ho ̣c và chất lượng GD&ĐT nói chung ở nước ta đã có được sự khởi sắc đã đạt được những thành tựu nhất định, trình độ hiểu biết năng lực tiếp cận tri thức mới của học sinh và giáo viên được nâng cao, chất lượng giáo dục đại học từng bước được nâng lên đào tạo được đội ngũ đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật đã có những cống hiến quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế-xã hội. Mặc dù đã đạt được những thành tựu trên, tuy nhiên hệ thống giáo dục đào tạo nước ta vẫn còn yếu kém, bất cập so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khóa XI đã khẳng định “Giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”.[33] Để giải quyết mâu thuẫn trên đòi hỏi chúng ta phải thay đổi quan niệm, nhận thức về giáo dục điều đó đồng nghĩa việc chú trọng nâng cao trách nhiệm quản lý và tăng cường biện pháp quản lý dạy học đáp ứng với năng lực người học và yêu cầu của hội nhập quốc tế. Như vậy, việc quản lý dạy học là một trong những điểm mà công cuộc cải cách giáo dục hiện nay đặt ra. Đó chính là yêu cầu khách quan của sự nghiệp phát triển Giáo dục - Đào tạo của đất nước. Một sự thay đổi căn bản như thế cần có một chiến lược và một phương thức chỉ đạo đúng đắn, có hiệu quả. Trong những năm gần đây, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương nói chung, các trường Tiể u ho ̣c nói riêng đã có nhiều buổi hội thảo chuyên đề về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN2 http://www.lrc.tnu.edu.vn đổi mới quản lý dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác, nhưng vẫn còn nhiều lúng túng, bất cập, chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. Cẩm Giàng là huyện thuộc tỉnh Hải Dương, kinh tế phát triển còn chậm, trình độ dân trí còn thấp và không đồng đều, ngành giáo dục cũng có nhiều khó khăn, chất lượng dạy học ở các trường Tiể u ho ̣c tuy từng bước được nâng lên và đi vào ổn định song còn chậm, chưa vững chắc và đồng đều ở các trường. Thực tế dạy học các trường Tiể u ho ̣c của huyện phổ biến vẫn là truyền thụ một chiều, người học thụ động trong tiếp nhận, học chưa đi đôi với thực hành, kiến thức ít được vận dụng trong thực tiễn, những năng lực quan trọng của con người không được chú ý đúng mức trong nhà trường, những phẩm chất tư duy linh hoạt, độc lập, sáng tạo ít được quan tâm hình thành cho người học. Điều này đặt ra vấn đề cấp thiết là phải tìm ra biện pháp quản lý dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, đáp ứng yêu cầu của người học và xã hội đề ra. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ở các trường Tiể u học huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của quản lý dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ở các trường tiể u ho ̣c huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động quản lý ở các trường tiể u ho ̣c. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN3 http://www.lrc.tnu.edu.vn Biện pháp quản lý dạy học ở các trường tiể u ho ̣c huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác. 4. Giả thuyết khoa học Giả sử các biện pháp quản lý dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác do tác giả đề xuất trên cơ sở lý thuyết này nếu được áp dụng một cách đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của các trường tiểu học huyện Cẩm giàng, tỉnh Hải Dương thì sẽ nâng cao được chất lượng dạy học và phát triển được năng lực của mỗi cá nhân học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ở trường tiể u ho ̣c. 5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ở các trường tiể u ho ̣c huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. 5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ở các trường tiể u ho ̣c huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề lý luận có tính định hướng và khảo sát đánh giá thực trạng dạy học và đề xuất những biện pháp quản lý dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác tại các trường tiểu học huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. - Khảo sát 10 trường tiể u ho ̣c trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương bao gồm: TH Cẩm Hưng, TH Ngọc Liên, TH Lương Điền, TH Cẩm Giàng, TH Cẩm Vũ, TH Cẩm Hoàng, TH Cẩm Điền, TH Lai Cách 2, TH Tân Trường 2, TH Cẩm Phúc; 20 CBQL; 100 giáo viên; 200 học sinh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN4 http://www.lrc.tnu.edu.vn - Các số liệu điều tra, thu thập ở các trường tiể u ho ̣c trong 3 năm học trở lại đây (Từ năm học 2012 - 2013 đến năm học 2014 - 2015). 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của ngành và các tài liệu khoa học có liên quan đến quản lý dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ở trường tiểu học . 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Khảo sát, điều tra tình hình thực tiễn, thu thập các dữ kiện, số liệu có liên quan đến quản lý dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ở trường tiểu học. 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Xây dựng hệ thống câu hỏi, điều tra với mục đích chủ yếu là thu thập các số liệu nhằm xác định thực trạng việc quản lý dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ở trường tiểu học hiện nay, phân tích các nguyên nhân thành công và hạn chế của thực trạng này. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp Tiến hành trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh để tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng việc quản lý dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ở trường tiểu học, lý giải nguyên nhân của vấn đề. 7.2.3. Phương pháp quan sát Thu thập thông tin qua việc quan sát các hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên bằng việc: Dự giờ giáo viên, cùng BGH và giáo viên có kinh nghiệm phân tích giờ dạy, điều tra thông qua hồ sơ, sổ sách (việc thực hiện quy chế chuyên môn, chương trình, tài liệu, kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng…). 7.3. Phương pháp thống kê toán học Bằng một số thuật toán của toán học thống kê áp dụng trong nghiên cứu Khoa học giáo dục. Phương pháp này được sử dụng để xử lý các kết quả điều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN5 http://www.lrc.tnu.edu.vn tra, phân tích kết quả nghiên cứu, đồng thời để đánh giá mức độ tin cậy của phương án điều tra. Trên cơ sở đó rút ra các nhận xét, kết luận khoa học mang tính khái quát. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý dạy học theo hướng phát triển KNHTHT ở trường tiể u ho ̣c. Chương 2: Thực trạng quản lý dạy học ở các trường tiể u ho ̣c huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác. Chương 3: Biện pháp quản lý dạy học theo hướng phát triển kỹ năng học tập hợp tác ở các trường tiể u ho ̣c huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN6 http://www.lrc.tnu.edu.vn Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỌC TẬP HỢP TÁC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Từ xa xưa vấn đề dạy học đã được nhiều nhà triết học đồng thời là nhà giáo dục ở cả phương Đông và phương Tây đề cập đến. Ngay từ đầu thế kỷ thứ nhất, Marco Fabio Quintilian cho rằng người học sẽ có rất lợi nêu biết nói những điều mình hiểu cho người khác cùng hiểu. Đến thế kỷ thứ XVII, Jan Amôt Comenxki (1592-1670) tin rằng học sinh sẽ học rất tốt từ việc dạy cho bạn bè và học từ bạn bè của mình... Các nhà giáo dục tiên tiến đều đã nói đến lợi ích của việc HTHT, học sinh học với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, từ đó tạo ra một môi trường học tập thuận lợi. Cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, Reveren Bebel và Joseph Lancaster người Anh đã tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ, họ chia học sinh thành từng nhóm để hoạt động. Thông qua hoạt động nhóm, người học cùng nhau trao đổi, chia sẻ, giúp nhau tìm hiểu, khám phá vấn đề và thu được kết quả học tập tốt. J.A. Cômenxki đã đưa ra nguyên tắc dạy học như: nguyên tắc trực quan, nguyên tắc nhất quán, nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính hệ thống; đồng thời đã khẳng định hiệu quả dạy học có liên quan đến chất lượng người dạy thông qua việc vận dụng có hiệu quả các nguyên tắc dạy học. Các nhà nghiên cứu giáo dục Xô Viết trước đây thì khẳng định: Kết quả toàn bộ hoạt động quản lý của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN7 http://www.lrc.tnu.edu.vn P.V. Zimin, M.I.Kodacôp đi sâu nghiên cứu lãnh đạo công tác giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và xem đây là khâu then chốt trong hoạt động QL của Hiệu trưởng. V.A.Xukhomlinxki, V.P.Xtrexicondin, Jancôp đã nghiên cứu và đề ra một số vấn đề QL của HT trường phổ thông như phân công nhiệm vụ của HT và PHT, còn V.A.Xukhomlinxki đặc biệt coi trọng sự trao đổi giữa HT và PHT để tìm ra cách quản lý tốt nhất. Tác giả cho rằng: “Trong những cuộc trao đổi này như đòn bẩy, đã nảy sinh ra những dự định mà sau này trong công tác quản lý được phát triển trong lao động sáng tạo của tập thể sư phạm” [49]. Tác giả V.A.Xukhomlinxki còn chỉ rõ tầm quan trọng của việc tổ chức dự giờ và phân tích sư phạm bài dạy. Ông đã chỉ ra thực trạng yếu kém của việc phân tích sư phạm bài dạy cho dù hoạt động dự giờ và góp ý với GV sau dự giờ của nhà QL diễn ra thường xuyên. Từ đó ông đã đưa ra nhiều cách phân tích sư phạm bài dạy cho GV. J. Dewey cho rằng muốn học cách cùng chung sống trong xã hội thì người học phải được trải nghiệm trong cuộc sống hợp tác ngay từ trong nhà trường. Cuộc sống trong lớp học là quá trình dân chủ hóa trong một thế giới vi mô và học tập phải có sự hợp tác giữa các thành viên trong lớp học. Đầu thế kỷ XIX, các trường công ở Mỹ đề cao việc HTHT nhằm đảm bảo cho những học sinh có nguồn gốc khác nhau cùng học trong một ngôi trường để trở thành “người dân Mỹ”. “Ngôi nhà lớp học” là nơi giáo viên dạy những học sinh có nguồn gốc khác nhau cùng hợp tác trong học tập. Trong thời gian từ năm 1930 đến năm 1940, nhà tâm lý học xã hội Kurt Lewin đã nghiên cứu hành vi của các nhà lãnh đạo và thành viên trong nhóm dân chủ. Ông nhấn mạnh đế n tầm quan trọng của cách cư xử trong nhóm và xây dựng lý thuyết cơ sở về HTHT. Sau đó, Morton Deutsch đã phát triển lý luận về hợp tác và cạnh tranh trên cơ sở “Những lí luận nền tảng” của Lewin. Năm 1940, Morton Deutsch đưa ra lý thuyết về các tình huống hợp tác và cạnh tranh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN8 http://www.lrc.tnu.edu.vn Trong những thâ ̣p kỷ 70 của thế kỷ XX nhiều nhà nghiên cứu đã thành lập nhóm “nghiên cứu hành động” để thiết kế các phương pháp sư phạm trên cơ sở các mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân trong lớp học. Tại hội nghị quốc tế đầu tiên về HTHT tại Israel vào năm 1979, David Johnson; Elliot Aronson; Richard Schmuck và Larry Sherman đã đưa ra giải pháp “Hợp tác học tập”. Họ đã trình bày bản chất, đặc điểm, cấu trúc, nguyên tắc của HTHT, học tập cá nhân, học tranh đua và đã chỉ ra ưu, nhược điểm của từng cấu trúc của HTHT. Đặc biệt, chỉ rõ muốn học tập tốt học sinh phải có kỹ năng HTHT (KNHTHT) đồng thời chứng minh rằng HTHT góp tích cực vào sự hội nhập giữa học sinh da đen và da trắng. Đặc biệt, kết quả các nghiên cứu trên đã gắn liền tên tuổi các nhà nghiên cứu với các kỹ thuật DHHT nổi tiếng dựa trên cơ sở lý luận và thực nghiệm ứng dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới như: Kỹ thuật Puzzle Jigsaw (Aronson et al, 1978; Aronson, 2000), kỹ thuật Xung đột sáng tạo và thủ tục tranh cãi (Johnson & Smith, 1987), kỹ thuật TGT (Trò chơi giải đấu), kỹ thuật TAI (Hướng dẫn đội chơi tăng tốc), kỹ thuật CIRC (Đọc hợp tác tích hợp và các thành phần), kỹ thuật DEC (Phản biện tiểu luận cặp đôi, Millis & Cottell năm 1998 và Millis Sherman & Cottell năm 1993), kỹ thuật STP (Dựa đội sinh viên, Sherman &Woy- Hazelton, 1988), kỹ thuật Chỉ dẫn phức tạp (Cohen, 1994)… Slavin (1995) đã mô tả và hướng dẫn thực hiện các kỹ thuật này trong trường học. Dạy học theo hướng HTHT bắt đầu phát triển mạnh từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX rộng khắp trên thế giới. Ở Liên Xô (cũ), tư tưởng chủ đạo của HTHT làm cho học sinh thích học, nhận thấy niềm vui trong học tập và tạo không khí học tập thoải mái. Đại diện cho trường phái này là Amonashvily S.A.; Shatalov V. S.; Shchetimin M. P.; Ivanov I. P. Ở Trung Quốc có các đại diện như: Sheng Qun Li và Zheng Shu Zhen; Ngô Văn Bội, Vương Thản… cho rằng DHHT giúp phát triển KNHTHT, tạo ra sự bình đẳng, hài hòa trong sự phát triển của học sinh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN9 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan