Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý dạy học môn pháp luật theo chuẩn đầu ra ở các trường trung cấp cs tt tie...

Tài liệu Quản lý dạy học môn pháp luật theo chuẩn đầu ra ở các trường trung cấp cs tt tieng viet tuan

.DOC
25
150
60

Mô tả:

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Nhằm bảo đảm và nâng cao chất lượng GD&ĐT đòi hỏi phải có biện pháp quản lý một cách khoa học QTDH và đó là một nhiệm vụ, nội dung của QLGD nhà trường. Trong nhà trường, dạy học là một hoạt động cơ bản, trọng tâm thường xuyên nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp theo mục tiêu yêu cầu đào tạo của của mỗi đối tượng. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, một trong những biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo là tổ chức dạy học và QLDH theo chuẩn đầu ra. Chuẩn đầu ra là sự phản ánh đòi hỏi của thực tiễn về phẩm chất năng lực, thái độ của người được đào tạo và do đó cần bảo đảm chất lượng của các yếu tố của quá trình đào tạo để đạt tới chuẩn đầu ra của đào tạo cũng như của mỗi môn học nói chung, môn Pháp luật nói riêng. Để thực hiện được mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nhà trường phải xây dựng chương trình, nội dung dạy học các môn học và mỗi môn học có vai trò, nhiệm vụ dạy học khác nhau, trong đó có môn Pháp luật và nó cũng cần được quản lý tốt để đạt được yêu cầu sư phạm và mục tiêu của quản lý nhà trường. Hiện nay trong hệ thống các trường trung cấp CAND, có 04 trường trung cấp: Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân III (T49), Trường Trung cấp Cảnh sát Vũ trang (T45), Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân V (T52), Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân VI (T51). Trong những năm qua QLDH nói chung và QLDH môn Pháp luật nói riêng đã được các trường trung cấp CAND thực hiện tốt, góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT. Với đặc thù thực tiễn công tác, lực lượng CAND thường xuyên sử dụng các kiến thức pháp luật (đặc biệt là các kiến thức về pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, luật dân sự) trong quá trình thực hiện công tác chuyên môn: quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử… và trong quá trình thực hiện các mặt công tác nghiệp vụ khác. Do vậy, trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp trong các trường CAND thì môn Pháp luật có vị trí, vai trò góp phần trực tiếp trang bị những kiến thức, hiểu biết về pháp luật, giúp cán bộ, chiến sĩ Công an thực thi nhiệm vụ của mình theo đúng pháp luật, giữ vững kỷ cương và ổn định xã hội, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho lực lượng CAND. Môn Pháp luật được bố trí giảng dạy với thời lượng 150 2 - 180 tiết, được kết cấu thành 4 đến 5 học phần. Xuất phát từ thực tiễn đó, các trường trung cấp CAND đã chú trọng thực hiện các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Pháp luật là một nhiệm vụ then chốt; từ xây dựng kế hoạch dạy học, quản lý chương trình dạy học; chỉ đạo đổi mới nội dung, PPDH; quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của học viên; đến bảo đảm cơ sở vật chất, giáo trình, tài liệu dạy học. Tuy nhiên, qua thực tiễn QLDH môn Pháp luật ở các trường trung cấp CAND trong thời gian qua đang bộc lộ những mâu thuẫn như giữa tổng thời gian đào tạo có hạn với nhu cầu trang bị kiến thức pháp luật ngày một tăng; giữa tổ chức dạy học, trình độ chuyên môn của giáo viên giảng dạy với hiệu quả thực sự của học tập môn Pháp luật; giữa đổi mới phương pháp dạy học chưa đồng bộ với đổi mới chương trình, nội dung dạy học, phương tiện dạy học và một số hạn chế cụ thể từ quá trình xây dựng chương trình môn học; sắp xếp lịch dạy học, tiến trình môn học, bố trí giáo viên giảng dạy, chỉ đạo hoạt động sư phạm môn học; PPDH chưa có nhiều đổi mới; hình thức thi, kiểm tra chủ yếu vẫn áp dụng hình thức thi tự luận; nội dung thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn học chưa đi sâu vào phần kĩ năng, năng lực giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tế công tác chiến đấu của lực lượng CAND; trình độ nghiệp vụ sư phạm của một số giáo viên giảng dạy pháp luật còn hạn chế, một số CBQL kinh nghiệm trong QLDH chưa nhiều. Những hạn chế, bất cập đó của QTDH môn Pháp luật có nguyên nhân từ QLDH và đang đặt ra những mâu thuẫn cần sớm được giải quyết để mang lại hiệu quả dạy học môn học, đặc biệt là tổ chức dạy học đáp ứng chuẩn đầu ra của môn học. Ở phương diện nghiên cứu, đã có một số công trình khoa học như đề tài, luận án, sách tham khảo chuyên khảo, bài báo khoa học nghiên cứu về QLDH nói chung, nhưng chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống về QLDH môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát. Với những lý do đã trình bày trên, tác giả luận án đã lựa chọn và thực hiện đề tài: “Quản lý dạy học môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra ở các trường trung cấp Cảnh sát thuộc Bộ Công an”. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu luận chứng những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLDH môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra ở các trường trung cấp Cảnh sát, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp QLDH môn Pháp luật một cách khoa học, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn Pháp luật và GD&ĐT ở các trường trung cấp CAND. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận về QLDH môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra ở các trường trung cấp Cảnh sát. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân của dạy học và QLDH môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát. Đề xuất các biện pháp QLDH môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra ở các trường trung cấp Cảnh sát. Khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp nhằm kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã được đề xuất trong luận án. 3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 3.1. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu Quản lý dạy học theo chuẩn đầu ra ở các trường trung cấp CAND. - Đối tượng nghiên cứu Quản lý dạy học môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra ở các trường trung cấp Cảnh sát thuộc Bộ Công an. 3.2. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu - Phạm vi về nội dung, trên cơ sở luận giải lý luận và thực tiễn QLDH môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra, luận án tập trung nghiên cứu đề xuất các biện pháp QLDH môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra trong quá trình đào tạo ở các trường trung cấp Cảnh sát hiện nay. - Phạm vi về khách thể khảo sát, luận án tập trung nghiên cứu thực trạng dạy học và thực trạng QLDH môn Pháp luật ở 04 trường trung cấp Cảnh sát gồm: T45, T51, T52, T49; với các đối tượng cụ thể: Giáo viên, CBQL và học viên. - Phạm vi về thời gian, các số liệu sử dụng phục vụ nghiên cứu của luận án được giới hạn từ năm 2013 đến năm 2017. 4 3.3. Giả thuyết khoa học Dạy học môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát thuộc Bộ Công an bên cạnh những ưu điểm hiện còn những hạn chế, bất cập. Chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng dạy môn Pháp luật nói riêng ở các trường trung cấp Cảnh sát thuộc Bộ Công an hiện nay phụ thuộc nhiều vào chất lượng và hiệu quả của quản lý đào tạo. Nếu các trường trung cấp Cảnh sát thực hiện Xây dựng chuẩn đầu ra dạy học môn Pháp luật phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường; Kế hoạch hóa dạy học môn Pháp luật phù hợp với chuẩn đầu ra; Chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy và học môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra; Tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn của giáo viên giảng dạy môn Pháp luật; Tổ chức hoạt động dạy và học phù hợp đặc điểm dạy học môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra; Chỉ đạo cải tiến kiểm tra, đánh giá và đảm bảo chất lượng dạy học môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra thì có thể nâng cao chất lượng dạy học môn học này. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về GD&ĐT; trong đó có các quan điểm về QLGD, dạy học, nâng cao chất lượng dạy học. Quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả còn sử dụng các quan điểm tiếp cận của khoa học giáo dục như: Quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc: Xem xét mối quan hệ giữa các chủ thể quản lý; các nội dung và chức năng quản lý; các biện pháp QLGD môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát được xem xét trong một hệ thống. Quan điểm tiếp cận lôgic - lịch sử: Giải quyết những vấn đề dạy học, QLDH môn Pháp luật phải được xem xét, luận giải theo trình tự và trong mối quan hê ̣ với các yếu tố khác của QTDH. Tổ chức thực hiện QLDH môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát ở mỗi giai đoạn khác nhau đòi hỏi cần có cách xem xét và thực thi biện pháp quản lý khác nhau. 5 Quan điểm tiếp cận thực tiễn: Trong định hướng, xem xét, giải quyết các nội dung của luận án dựa trên các luận cứ, luận chứng, kinh nghiệm thực tiễn dạy học và QLDH môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát. Quan điểm tiếp cận hoạt động: Xem xét dạy học môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát với tư cách là một hoạt động với các yếu tố cấu thành và vận hành của các yếu tố đó trong QTDH. Quan điểm tiếp cận chuẩn đầu ra: Trong QLGD môn Pháp luật cần xem xét luận giải các nội dung, PPDH và đánh giá kết quả dạy học phải căn cứ vào yêu cầu, tiêu chí chuẩn đầu ra. Quan điểm tiếp cận chuẩn hóa: Trong QLDH môn Pháp luật, lực lượng giáo viên giảng dạy, chương trình nội dung, PPDH, kiến thức, kỹ năng, thái độ của học viên cần dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu chí đã xác định. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa lý luận như: các tư tưởng, quan điểm về GD&ĐT, dạy học qua các tác phẩm, văn kiện nghị quyết, đề tài các cấp, giáo trình, luận án, sách chuyên khảo tham khảo, bài báo khoa học, ... có liên quan đến đề tài luận án. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Thiết kế phiếu và tổ chức điều tra để thu thập thông tin về thực trạng dạy học và thực trạng QLDH môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát hiện nay, nhằm đánh giá những ưu điểm và những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của thực trạng làm cơ sở để đề xuất các biện pháp khắc phục (trình bày cụ thể ở mục tổ chức nghiên cứu thực trạng ở chương 3). Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành trao đổi sâu với các đồng chí giáo viên giảng dạy pháp luật, CBQL của các trường T45, T51 về chương trình môn học, chuẩn đầu ra, tiêu chí đánh giá chuẩn đầu ra môn học… để làm rõ những vấn đề về QLDH môn Pháp luật. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến một số CBQL, nhà khoa học có kinh nghiệm về những nội dung thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Phương pháp thử nghiệm: Sử dụng phương pháp thử nghiệm song hành có đối chứng để chứng minh tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Phương pháp hỗ trợ: Sử dụng toán thống kê, công thức toán học và một số phần mềm tin học để xử lý, biểu đạt các số liệu đã thu thập. 6 5. Những đóng góp mới của đề tài - Khái quát hóa, hệ thống những vấn đề lý luận về QLDH môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra như: Xây dựng các khái niệm trung tâm của luận án, làm rõ lý luận chuẩn đầu ra môn học, đảm bảo chất lượng dạy học… làm tiền đề lý luận cho việc giải quyết những vấn đề lý luận về QLDH môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra ở các trường trung cấp Cảnh sát. - Xây dựng cơ sở lý luận về QLDH môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra như: Các khái niệm trung tâm của luận án, làm rõ lý luận chuẩn đầu ra môn học, đảm bảo chất lượng dạy học, chuẩn đầu ra dạy học môn pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát. Khái quát các nội dung quản lý và chỉ ra các yếu tố tác động tới QLDH môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát. - Qua khảo sát, đánh giá thực trạng cung cấp những tư liệu, số liệu về dạy học và QLDH môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát. - Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra ở các trường trung cấp Cảnh sát. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về mặt lý luận Luận án vận dụng những vấn đề lý luận QLGD vào xây dựng cơ sở lý luận QLDH môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và QLDH ở các trường CAND nói chung, chất lượng dạy học ở các trường trung cấp Cảnh sát nói riêng. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận án cung cấp cho nhà trường, CBQL, chỉ huy và các đơn vị quản lý học viên, cơ quan chức năng những căn cứ thực tiễn cho việc áp dụng các biện pháp QLDH môn Pháp Luật, nhằm nâng cao chất lượng dạy học và QLDH môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát. Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học và trong giảng dạy, học tập, quản lý ở các nhà trường CAND. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục các công trình khoa học của tác giả luận án, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; luận án được cấu trúc gồm 5 chương (18 tiết). 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước và trong nước có liên quan tới đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về dạy học, quản lý dạy học Lịch sử thế giới đã sớm ghi nhận nhiều công trình nghiên cứu bàn luận về HĐDH dưới nhiều góc độ khác nhau. J.A.Komensky (1592-1670), Jean-Jacques Rousseau, Johann Heinrich Pestalozzi, Johann Friedrich Herbart,… Trong các công trình nghiên cứu về QLDH của các nhà sư phạm Xô viết như V. A. Xukhomlinxki, M. I. Kônđakốp, P.V. Zimin, M. I. Kônđakốp và N. I. Saxerđôtốp... Các nghiên cứu lý luận dạy học Việt Nam bắt nhịp với xu thế phát triển của các lý thuyết dạy học thế giới, đặc biệt tìm ra cách thức ứng dụng các lý thuyết dạy học mới vào thực tiễn dạy học nhà trường, nâng cao chất lượng đào tạo như: Đỗ Ngọc Đạt, Đặng Thành Hưng, Nguyễn Ngọc Quang, Trần Kiểm, Nguyễn Phúc Châu… 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về dạy học môn Pháp luật và quản lý dạy học môn Pháp luật ở nhà trường Đề tài khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp (1995) bàn về các vấn đề lý luận và thực tiễn về GDPL trong công cuộc đổi mới, tìm kiếm mô hình phổ biến GDPL có hiệu quả trong một số dân tộc ít người. Đề tài khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp, do tác giả Bùi Văn Chung chủ nhiệm đề tài (2005) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới”. Luận án tiến sĩ “Giáo dục pháp luật trong các trường chính trị tỉnh ở miền Tây Nam bộ hiện nay”, (2008) của tác giả Đoàn Thị Thanh Hường... Riêng đối với QLDH môn Pháp luật ở các cơ sở đào tạo thuộc lực lượng vũ trang, có một số đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: Lê Đức Tụ (1998), Bàn về đổi mới công tác phổ biến GDPL trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Phạm Xuân Mát (2012), Bàn về đổi mới chương trình, nội dung phương pháp giảng dạy môn Nhà nước và pháp luật trong các học viện và trường sĩ quan quân đội … 8 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 1.2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố Các công trình đã nêu trên nghiên cứu về những hướng và nội dung chính cụ thể sau đây: Một là, các nghiên cứu về nâng cao chất lượng dạy học môn học. Các công trình theo hướng này đi sâu nghiên cứu các yếu tố tác động tới chất lượng dạy học và đề xuất các biện pháp về phía người dạy, phía người học, về chương trình nội dung, PPDH. Hai là, các nghiên cứu về QLDH ở một trường cụ thể với cách tiếp cận dạy học là một quá trình. Các công trình theo hướng này đi sâu nghiên cứu đặc điểm dạy học của nhà trường, chỉ ra các yếu tố tác động tới QTDH và đề xuất một số biện pháp quản lý QTDH nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã xác định. Hoặc các nghiên cứu về dạy học ở một trường cụ thể với cách tiếp cận dạy học là một hoạt động. Các công trình theo hướng này đi sâu nghiên cứu đặc điểm dạy học của nhà trường, chỉ ra các yêu cầu và các yếu tố tác động tới HĐDH và đề xuất các biện pháp quản lý như biện pháp về kế hoạch, biện pháp về lãnh đạo, chỉ đạo, biện pháp về tổ chức thực hiện và biện pháp về kiểm tra đánh giá HĐDH. Ba là, các nghiên cứu về hoạt động giảng dạy của giáo viên ở một môn học, một trường cụ thể. Các công trình theo hướng này đi sâu nghiên cứu đặc điểm của mỗi môn học, trường cụ thể, đề xuất các biện pháp quản lý về kế hoạch, quản lý hoạt động giảng dạy, kiểm tra đánh giá. Bốn là, các nghiên cứu về hoạt động học của học viên ở một trường cụ thể. Các công trình theo hướng này đi sâu nghiên cứu đề xuất các biện pháp về quản lý kế hoạch học tập, quản lý nội dung chương trình, phương pháp học tập và quản lý đánh giá kết quả học tập của học viên. Năm là, các nghiên cứu về dạy học ở một trường cụ thể gắn với vai trò quản lý của Hiệu trưởng. Các công trình theo hướng này đi sâu nghiên cứu các biện pháp QLDH gắn với vai trò lãnh đạo chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường theo hướng tiếp cận chức năng quản lý hoặc tiếp cận nội dung. 9 Sáu là, các nghiên cứu về quản lý chất lượng dạy học hoặc quản lý chất lượng giảng dạy, quản lý chất lượng học tập ở một trường cụ thể. Các nghiên cứu này tập trung làm rõ các biện pháp quản lý chất lượng của một chủ thể dạy hoặc chủ thể học gắn với đặc điểm, chức trách nhiệm vụ của mỗi chủ thể đó. Song, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về lý luận, thực tiễn hoặc biện pháp giải quyết vấn đề Quản lý dạy học môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra ở các trường trung cấp Cảnh sát. 1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết Qua tổng quan các công trình nghiên cứu đã có đã cho thấy, đến nay ở trong nước chưa có đề tài nào nghiên cứu, làm rõ về lý luận hay thực trạng cũng như những nghiên cứu về con đường, cách thức để giải quyết vấn đề QLDH môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát; do đó những công trình nghiên cứu độc lập về vấn đề này là cần thiết. Luận án xây dựng các khái niệm về dạy học môn Pháp luật, QLDH môn Pháp luật là những khái niệm trung tâm, then chốt của đề tài, làm công cụ cho giải quyết các vấn đề nội dung của luận án. Xác định các nội dung quản lý là một trong những vấn đề lý luận trọng tâm của đề tài, làm cơ sở cho việc khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học và thực trạng QLDH môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát. Chỉ ra những yếu tố tác động tới dạy học và QLDH môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát hiện nay, giúp nhà quản lý thấy rõ sự tác động cả khách quan và chủ quan tới vấn đề nghiên cứu để từ đó đề xuất các biện pháp quản lý môn học phù hợp hơn. Xây dựng cơ sở thực tiễn QLDH môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát thông qua nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân của thực trạng, nhằm cung cấp những luận cứ thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý có hiệu quả môn học này. Đề xuất các biện pháp QLDH môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát có hiệu quả để từ đó nâng cao chất lượng dạy học, đào tạo. Tiến hành khảo nghiệm các biện pháp và thử nghiệm một biện pháp đã được đề xuất trong luận án để chứng minh sự phù hợp, đúng đắn của các biện pháp đã được đề xuất. 10 Kết luận Chương 1 Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước và trong nước về dạy học, QLDH, dạy học và QLDH môn Pháp luật trong nhà trường với nhiều góc tiếp cận khác nhau như Triết học, Công tác Đảng, Công tác chính trị, Giáo dục học, Luật học…, trong đó có những nghiên cứu ở góc độ Quản lý giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục Pháp luật trong nhà trường. Đối với các cơ sở đào tạo thuộc lực lượng vũ trang nói chung, lực lượng CAND nói riêng thì đào tạo theo chuẩn đầu ra chưa được triển khai nghiên cứu sâu, chưa triển khai áp dụng ở hệ thống nhà trường Bộ Công an, vì thế chưa có các nghiên cứu về vấn đề này. Điều này cho thấy tính cấp thiết cũng như ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài mà nghiên cứu sinh lựa chọn để nghiên cứu. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN PHÁP LUẬT THEO CHUẨN ĐẦU RA Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CẢNH SÁT 2.1. Dạy học môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra ở các trường trung cấp Cảnh sát 2.1.1. Khái niệm dạy học và dạy học môn Pháp luật * Khái niệm dạy học: * Khái niệm dạy học môn Pháp luật: Dạy học môn Pháp luật là quá trình có mục đích, có tổ chức, thống nhất giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học viên nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật và rèn luyện thói quen, hành vi chấp hành pháp luật cho người học. * Các yếu tố của dạy học môn Pháp luật: Mục tiêu dạy học môn Pháp luật; Nhiệm vụ dạy học môn Pháp luật; Hoạt động dạy môn Pháp luật của giáo viên; Hoạt động học môn Pháp luật của học viên; Chương trình, nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát. 2.1.2. Đặc điểm dạy học môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát * Về vị trí, vai trò môn học * Về nội dung môn học * Về phương pháp dạy học môn học 11 * Về giáo trình, tài liệu dạy học môn học * Về kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn học 2.1.3. Chuẩn đầu ra và dạy học môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra ở các trường trung cấp Cảnh sát 2.1.3.1. Chuẩn đầu ra * Chuẩn giáo dục * Chuẩn đầu ra: Là sự khẳng định những về kiến thức chuyên môn, kĩ năng thực hành nghề nghiệp; khả năng nhận thức và giải quyết những vấn đề ở một trình độ nhất định theo chương trình đào tạo; phẩm chất, thái độ mà người học đạt được và khả năng phát triển nghề nghiệp. Đông thời phản ánh sự cam kết của nhà trường đối với xã hô ̣i về chất lượng đào tạo. * Lý thuyết CIPO và chuẩn đầu ra * Ý nghĩa của chuẩn đầu ra Đối với xã hội; Đối với nhà trường; Đối với giáo viên; Đối với học viên; Đối với đơn vị sử dụng nhân lực. 2.1.3.2. Dạy học môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra ở các trường trung cấp Cảnh sát * Chuẩn đầu ra môn Pháp luật - Về kiến thức: - Về kĩ năng: - Về thái độ: - Về hành vi pháp luật: * Dạy học môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra ở các trường trung cấp Cảnh sát Tổ chức HĐDH môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra Đảm bảo chất lượng dạy học môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra 2.2. Quản lý dạy học môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra ở các trường trung cấp Cảnh sát thuộc Bộ Công an 2.2.1. Khái niệm quản lý dạy học và quản lý dạy học môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra ở các trường trung cấp Cảnh sát * Quản lý, Quản lý dạy học * Quản lý dạy học môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra ở các trường trung cấp Cảnh sát: Quản lý dạy học môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra ở các trường trung cấp Cảnh sát là các tác động chỉ đạo, điều khiển có định hướng của các chủ thể quản lý tới giáo viên giảng dạy pháp 12 luật, các yếu tố dạy học môn học và học viên nhằm đạt được được mục tiêu, yêu cầu dạy học môn học đã xác định. Nội dung của khái niệm được phân tích trên các nội dung: Mục tiêu QLDH môn Pháp luật; Chủ thể QLDH môn Pháp luật; Đối tượng QLDH môn Pháp luật; Nội dung QLDH môn Pháp luật; Phương thức, phương pháp QLDH môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra. 2.2.2. Nội dung quản lý dạy học môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra ở các trường trung cấp Cảnh sát 2.2.2.1. Quản lý thực hiện mục tiêu, xây dựng kế hoạch dạy học môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra 2.2.2.2. Quản lý thực hiện chương trình, nội dung dạy học môn Pháp luật 2.2.2.3. Bôi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm cho giáo viên giảng dạy môn Pháp luật 2.2.2.4. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học môn Pháp luật của học viên 2.2.2.5. Quản lý các điều kiện bảo đảm cho cho dạy học môn Pháp luật 2.2.2.6. Quản lý thực hiện quy chế, quy định dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả và đảm bảo chất lượng dạy học môn Pháp luật 2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý dạy học môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra ở các trường trung cấp Cảnh sát thuộc Bộ Công an 2.3.1. Các yếu tố khách quan 2.3.1.1. Tác động từ chủ trương đổi mới giáo dục và đào tạo và đổi mới quản lý giáo dục 2.3.1.2. Tác động từ xây dựng nhà nước pháp quyền và yêu cầu nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ Công an nhân dân 2.3.1.3. Tác động từ tình hình thực thi pháp luật của xã hội và lực lượng vũ trang hiện nay 2.3.2. Các yếu tố chủ quan 2.3.2.1. Tác động từ yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của các trường trung cấp Cảnh sát hiện nay 2.3.2.2. Tác động từ tổ chức dạy học của nhà trường 2.3.2.3. Tác động từ quy chế, cơ chế quản lý nhà trường 2.2.2.4. Tác động từ trình độ quản lý của các chủ thể quản lý 13 Kết luận Chương 2 Nghiên cứu sinh đã dựa trên tiếp cận về lý luận dạy học để khái quát và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản như: các khái niệm cơ bản trong đó xây dựng khái niệm QLDH môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát là khái niệm trung tâm. Thực chất khái niệm này bàn tới các tác động chỉ đạo, điều khiển có định hướng của các chủ thể quản lý tới hoạt động của giáo viên, học viên các yếu tố khác trong dạy học môn Pháp luật và nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu dạy học môn học đã xác định và việc tổ chức dạy học môn học này phải dựa trên chuẩn đầu ra và luận án xây dựng chuẩn đầu ra dạy học môn Pháp luật được xây dựng trên 4 vấn đề lớn: Kiến thức, kĩ năng, thái độ, hành vi pháp luật. QLDH môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra thì đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng các yếu tố của dạy học và kiểm sát được chất lượng dạy học môn học. Quá trình QLDH môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra luôn bị tác động bởi những yếu khách quan và chủ quan khác nhau, ảnh hưởng đến QLDH môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra ở các trường trung cấp Cảnh sát hiện nay. Trong đó sự tác động trực tiếp từ yêu cầu nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ CAND là yếu tố khách quan và từ yêu cầu nâng cao chất lượng GD&ĐT ở các trường trung cấp Cảnh sát hiện nay và từ tổ chức dạy học của nhà trường là những yếu tố tác động chủ quan. Chương 3 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN PHÁP LUẬT Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CẢNH SÁT THUỘC BỘ CÔNG AN 3.1. Khái quát về giáo dục và đào tạo ở các trường trung cấp Cảnh sát thuộc Bộ Công an 3.1.1. Hệ thống trường trung cấp Cảnh sát 3.1.2. Tổ chức đào tạo 3.2. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng dạy học và thực trạng quản lý dạy học môn Pháp luật ở các trường trung cấp cảnh sát 3.2.1. Mục đích và nội dung khảo sát 3.2.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian khảo sát 3.2.3. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu 14 3.3. Thực trạng dạy học môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát 3.3.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học môn Pháp luật 3.3.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên và thực trạng giảng dạy môn Pháp luật 3.3.3. Thực trạng cơ sở vật chất, tài liệu dạy học môn Pháp luật 3.3.4. Thực trạng thái độ, trách nhiệm và kết quả học tập môn Pháp luật của học viên 3.4. Thực trạng quản lý dạy học môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát 3.4.1. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, kế hoạch dạy học môn Pháp luật Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng kế hoạch dạy học môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát cho thấy: CBQL và giáo viên đánh giá với điểm trung bình X = 2.87 ở mức khá; học viên đánh giá thấp hơn với X = 2.77 ở mức khá. Các nội dung được đánh giá có điểm trung bình cao nhất là X = 3.10 ở mức khá và thấp nhất với điểm X = 2,46 ở mức trung bình. Điều này cho thấy CBQL, giáo viên và học viên đánh giá không cao thực trạng xây dựng kế hoạch dạy học môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát. 3.4.2. Thực trạng quản lý thực hiện chương trình, nội dung dạy học môn Pháp luật Kết quả điều tra, khảo sát thực trạng chỉ đạo thực hiện chương trình, nội dung dạy học môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát được thể hiện trong bảng thống kê dưới đây: Bảng 3.4: Thực trạng quản lý thực hiện chương trình, nội dung, phương pháp dạy học môn Pháp luật Nội dung Chỉ đạo thực hiện nội dung, chương Mức độ đánh giá của CBQL, giáo viên (N=350) X Trun Kh Yế Th Tốt g á u ứ bình bậc 20 81 36 29 3.31 4 1 Mức độ đánh giá của học viên (N=300) Tốt Kh á Trun g bình Yế u X Thứ bậc 97 106 61 36 2.88 2 15 trình dạy học Chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức dạy học Xây dựng lịch dạy học Quản lý tiến độ dạy học Tổ chức thi hết môn, thi kết thúc học phần 88 119 78 65 2.66 5 19 2 86 40 32 3.25 2 17 5 92 45 38 13 9 102 58 51 X = 3.02 (Khá) 9 132 91 68 2.27 5 10 9 102 57 32 2.96 1 3.15 3 81 110 67 42 2.77 3 2.94 4 62 117 73 48 2.64 4 X = 2.62 (Khá) Kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo thực hiện dạy học môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát cho thấy: CBQL và giáo viên đánh giá với điểm X = 3.02 ở mức khá; học viên đánh giá với điểm X = 2.62 ở mức khá. Các nội dung đánh giá không cao, chỉ có điểm X > 2.27 ở mức trung bình. 3.4.3. Thực trạng tổ chức bôi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm cho giáo viên giảng dạy môn Pháp luật Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm cho giáo viên môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát cho thấy: Cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá với điểm X = 2.98 (Khá); học viên đánh giá với điểm X = 2.58 (Khá). 3.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy và hoạt động học môn Pháp luật Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức dạy và học môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát cho thấy: CBQL và giáo viên đánh giá với điểm X = 2.90 (Khá); học viên đánh giá với điểm X = 2.70 (Khá). 3.4.5. Thực trạng bảo đảm các điều kiện dạy học môn Pháp luật Kết quả khảo sát thực trạng bảo đảm chất lượng dạy học môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát cho thấy: CBQL và giáo 16 viên đánh giá với điểm X = 3.16 (Khá); học viên đánh giá với điểm trung bình X = 2.70 (Khá). Các nội dung được đánh giá đều có điểm X > 3.37. 3.4.6. Thực trạng thực hiện quy chế, quy định; kiểm tra, đánh giá kết quả và đảm bảo chất lượng dạy học môn Pháp luật CBQL và giáo viên đánh giá với điểm X = 3.01 (Khá); học viên đánh giá với điểm X = 2.59 (Khá). Mức độ đánh giá không đồng đều, khoảng cách giữa các giá trị điểm trung bình là khá lớn: Chênh lệch giữa X max và X min là 0.75 đối với CBQL, giáo viên và 0.66 đối với học viên. Các nội dung được đánh giá có điểm X >2.29 (ở mức độ trung bình). 3.4.7. Đánh giá chung và nguyên nhân của thực trạng quản lý dạy học môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát 3.4.7.1. Đánh giá chung thực trạng quản lý dạy học môn Pháp luật - Những ưu điểm - Những hạn chế, bất cập Một là, chương trình, kế hoạch dạy môn Pháp luật thay đổi hàng năm. Hai là, tổ chức dạy học môn Pháp luật còn có sự chông chéo, chưa đảm bảo tính khoa học, chặt chẽ, chưa theo đúng tiến độ đã xác định. Ba là, sự phối hợp giữa các đơn vị trong QLDH nói chung, QLDH môn Pháp luật nói riêng chưa được quan tâm đúng mức. Bốn là, quản lý giáo dục học viên còn có những bất cập. 3.4.7.2. Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế - Nguyên nhân ưu điểm - Nguyên nhân hạn chế Một là, trình độ, năng lực của một số CBQL còn những hạn chế Hai là, trình độ năng lực, phương pháp giảng dạy của một số giáo viên pháp luật còn hạn chế Ba là, thái độ học tập, năng lực nhận thức của một bộ phận học viên chưa cao 17 3.5. Thực trạng ảnh hưởng của những yếu tố tác động đến quản lý dạy học môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát Kết quả khảo sát về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến QLDH môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát cho thấy: CBQL, giáo viên và học viên đánh giá với điểm X = 3.42. Các nội dung được đánh giá đều có điểm X > 3.27. Kết luận Chương 3 Trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực tế, phân tích đánh giá các tài liệu, số liệu trong QLDH môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát thuộc Bộ Công an cho thấy: các trường đã nghiêm túc thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ dạy học môn học; tuy nhiên mặt yếu nhất trong dạy học môn Pháp luật là phương pháp dạy học môn học chậm đổi mới. Trong QLDH môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát điểm hạn chế nổi lên là chương trình chưa ổn định, chỉ đạo bồi dưỡng năng lực chuyên môn giảng dạy cho giáo viên và chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy và học môn học còn hạn chế cần những biện pháp khắc phục. Thực trạng đang đặt ra những vấn đề cho dạy học và QLDH môn Pháp luật ở các trường trung cấp Cảnh sát trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức pháp luật cần trang bị với thời gian dạy học có hạn. Đây là mâu thuẫn đã tồn tại từ rất lâu và hiện vẫn chưa có hướng giải quyết cụ thể, hiệu quả vấn đề này. Nhất là khi Bộ Công an triển khai phân định kiến thức ở các trình độ đào tạo, theo đó thời gian dạy học các môn Pháp luật tiếp tục giảm. Chương 4 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN PHÁP LUẬT THEO CHUẨN ĐẦU RA Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CẢNH SÁT THUỘC BỘ CÔNG AN 4.1. Xây dựng chuẩn đầu ra dạy học môn Pháp luật phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường 4.2. Kế hoạch hóa hoạt động dạy học môn Pháp luật phù hợp với chuẩn đầu ra 18 4.3. Chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra 4.4. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn của giáo viên giảng dạy môn Pháp luật 4.5. Tổ chức hoạt động dạy và học môn Pháp luật đáp ứng chuẩn đầu ra 4.6. Chỉ đạo cải tiến kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên và đảm bảo chất lượng dạy học môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra Các biện pháp được trình bày các nội dung chính: Mục tiêu của biện pháp, cách thức và điều kiện thực hiện biện pháp, các điều kiện thực hiện biện pháp. Kết luận Chương 4 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng QLDH môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra ở các trường trung cấp Cảnh sát thuộc Bộ Công an, nghiên cứu sinh đã xây dựng các căn cứ pháp lý, làm rõ cơ sở, yêu cầu của các biện pháp quản lý, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLDH môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra ở các trường trung cấp Cảnh sát. Các biện pháp QLDH môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra ở các trường trung cấp Cảnh sát gồm 06 biện pháp. Trong đó trọng tâm là biện pháp đầu tiên xây dựng chuẩn đầu ra và luận án đã đưa ra chuẩn đầu ra dạy học môn Pháp luật gồm: kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi Pháp luật. Tổ chức có chất lượng hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học của học viên và tích cực chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp dạy học môn học; chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề sư phạm cho giáo viên. Mỗi biện pháp có vị trí, vai trò, nội dung và cách thức tiến hành độc lập, tuy nhiên chúng chỉ phát huy hiệu quả quản lý cao khi được vận dụng phối hợp để đảm bảo chất lượng dạy học môn Pháp luật theo chuẩn đầu ra ở các trường trung cấp Cảnh sát. 19 Chương 5 KHẢO NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN PHÁP LUẬT THEO CHUẨN ĐẦU RA Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CẢNH SÁT THUỘC BỘ CÔNG AN 5.1. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 5.1.1. Những vấn đề chung của khảo nghiệm Mục đích thử nghiệm; Đối tượng và cơ sở thử nghiệm; Nội dung thử nghiệm; Giả thuyết thử nghiệm; Lực lượng thử nghiệm; Thời gian thử nghiệm; Phương pháp thử nghiệm; Xác định các biến số trong thử nghiệm; Nguyên tắc thử nghiệm; Quy trình thử nghiệm. 5.1.2. Kết quả khảo nghiệm * Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp * Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp * Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Bảng 5.3. So sánh tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất TT BP1 Tính cần thiết Điểm Thứ trung bậc bình 2,6 1 Tính khả thi Điểm Thứ trung bậc bình 2,4 1 D2 D 0 0 BP2 2,4 3 2,3 3 1 1 BP3 2,5 2 2,2 2 -1 1 BP4 2,2 5 2,1 5 1 1 BP5 2,3 4 2,0 4 -1 1 BP6 2,1 6 1,8 6 0 ĐTB 2,35 2,13 0 2 ∑D = 4 20 Có thể biểu đạt so sánh tương quan qua biểu đồ sau: Biểu đồ 5.3. So sánh tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 5.2. Thử nghiệm biện pháp 5.2.1. Khái quát chung về thử nghiệm Giả thuyết thử nghiệm; Nội dung thử nghiệm; Lực lượng thử nghiệm; Thời gian thử nghiệm; Phương pháp thử nghiệm; Xác định các biến số trong thử nghiệm; Nguyên tắc thử nghiệm; Quy trình thử nghiệm. Do điều kiện về tính pháp lý và thời gian nghiên cứu, tác giả luận án lựa chọn vấn đề: Chỉ đạo đổi mới PPDH môn Pháp luật ở nội dung biện pháp 3 để thử nghiệm. 5.2.2. Xử lý và phân tích kết quả sau tác động thử nghiệm 5.2.2.1. Xử lý và phân tích kết quả sau tác động thử nghiệm lần 1 Bảng 5.4: Tổng hợp kết quả đổi mới PPDH môn Pháp luật của giáo viên đáp ứng chuẩn đầu ra sau tác động thử nghiệm lần 1. LTN LĐC Mứ TT Tiêu chí đánh giá c Mức độ X X độ 1 Các tác động đổi mới PPDH theo hướng dạy 3.10 Khá 2.48 Trung bình học đáp ứng chuẩn đầu ra 2 Đổi mới PPDH chuyển 3.18 Khá 2.42 Trung bình biến tích cực theo hướng dạy học đáp ứng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan