Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh đồng tháp...

Tài liệu Quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh đồng tháp

.PDF
218
119
69

Mô tả:

i MỤC LỤC MỤC LỤC .......................................................................................................................i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ..................................................... v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH .....................................................vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. viii DANH MỤC HỘP ..................................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................................... 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3 5. Những đóng góp mới của đề tài................................................................................ 3 5.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận .............................................................. 3 5.2. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án...................................................................................................................................................... 4 6. Cấu trúc luận án ........................................................................................................ 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 5 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................ 5 1.1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến biến đổi khí hậu và gắn kết đầu tư công với biến đổi khí hậu.................................................................................................... 5 1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về đầu tư công và đầu tư công cấp tỉnh...................... 9 1.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý đầu tư công và quản lý đầu tư công cấp tỉnh ..................................................................................................................... 12 1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu của đề tài luận án ............................................................. 18 1.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 22 1.2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu ............................................................................................ 23 1.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu..................................................................... 28 1.2.3. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu ................................................................... 32 ii CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG CẤP TỈNH TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ................................................. 34 2.1. Đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu..................................... 34 2.1.1. Biến đổi khí hậu ............................................................................................................ 34 2.1.2. Khái niệm đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu ............................ 35 2.1.3. Đặc điểm đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu ............................. 38 2.1.4. Nội dung đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu .............................. 40 2.2. Lý luận chung về quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu ................................................................................................................................. 41 2.2.1. Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu ..................................................................................................................................... 41 2.2.2. Nội dung quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu................. 46 2.2.3. Tiêu chí đánh giá quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu ... 53 2.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu ..................................................................................................................................... 56 2.3. Kinh nghiệm quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu và bài học rút ra cho tỉnh Đồng Tháp .......................................................................................... 60 2.3.1. Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý đầu tư công gắn với biến đổi khí hậu của một số quốc gia trên thế giới .................................................................................................................... 60 2.3.2. Nghiên cứu kinh nghiệm đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu ở một số địa phương tại Việt Nam .................................................................................................. 62 2.3.3. Bài học rút ra về quản lý đầu tư công cấp tỉnh trong điều kiện biến đổi khí hậu cho tỉnh Đồng Tháp ............................................................................................................................. 65 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP .......................................... 68 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến quản lý đầu tư công tại tỉnh Đồng Tháp ........................................ 68 3.1.1. Về vị trí địa lý - tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp ........................................ 68 3.1.2. Tình hình biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp .......................................................... 70 3.2. Tình hình thực hiện đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2018 ............................................................................... 73 3.2.1. Thực trạng đầu tư công tỉnh Đồng Tháp phân theo nguồn vốn đầu tư .................... 73 3.2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu đầu tư công tỉnh Đồng Tháp phân theo ngành, lĩnh vực .................................................................................................................................................. 75 3.2.3. Tình hình chuyển dịch cơ cấu đầu tư công tỉnh Đồng Tháp phân theo vùng .......... 78 iii 3.3. Thực trạng quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2018 ................................................................................. 80 3.3.1. Công tác lập kế hoạch đầu tư công............................................................................. 80 3.3.2. Công tác tổ chức và quản lý thực hiện đầu tư công................................................... 86 3.3.3. Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá đầu tư công ............................................... 94 3.3.4. Công tác phân cấp và phối hợp quản lý đầu tư công ................................................ 96 3.3.5. Tình hình quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp từ kết quả nghiên cứu điều tra...................................................................................................... 98 3.4. Đánh giá chung quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2018 ............................................................................... 101 3.4.1. Những thành tựu......................................................................................................... 101 3.4.2. Hạn chế chủ yếu ......................................................................................................... 111 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế .............................................................................. 115 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2025 ..................................................................................................................121 4.1. Quan điểm và định hướng tăng cường quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025 ............................................... 121 4.1.1. Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp................................................................................................................................... 121 4.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025123 4.1.3. Định hướng tăng cường quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp ........................................................................................................................... 124 4.3. Giải pháp tăng cường quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp..................................................................................................... 126 4.3.1. Đổi mới cách làm và nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch đầu tư công .... 126 4.3.2. Tiếp tục hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý thực hiện đầu tư công ................ 128 4.3.3. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra đối với hoạt động đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu, với cơ chế cụ thể và minh bạch nhằm tăng cường giám sát cộng đồng và xã hội..................................................................................................... 130 4.3.4. Tăng cường hơn nữa công tác phân cấp và phối hợp trong quản lý đầu tư công và rà soát, cập nhật, hoàn thiện các hệ thống văn bản pháp lý có liên quan tới lòng ghép công tác quản lý đầu tư công với nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu, phòng tránh rủi ro thiên tai ...................................................................................................................................................... 131 iv 4.3.5. Xây dựng và hoàn thiện chính sách khuyến khích, ưu đãi khi đầu tư vào các dự án đầu tư công ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng cường đa dạng hóa các loại hình đầu tư công .................................................................................................................................. 132 4.3.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu.......................................................................................................................................... 135 4.3.7. Tiếp tục điều chỉnh cơ cấu đầu tư công hợp lý nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý thích ứng với biến đổi khí hậu ........................................................................................................................... 136 KẾT LUẬN ................................................................................................................140 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ .......................141 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................142 PHỤ LỤC ...................................................................................................................150 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Cụm từ viết tắt Diễn giải BĐKH BĐKH CCKT Cơ cấu kinh tế CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CN-XD Công nghiệp - xây dựng CQĐP/CQTW CQĐP/ Chính quyền trung ương CSHT Cở sở hạ tầng DA/ DAĐT/ DAĐTC Dự án/ Dự án đầu tư/ Dự án đầu tư công ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long DNNN Doanh nghiệp nhà nước ĐP/TW ĐP/ Trung ương ĐTC/QLĐTC Đầu tư công/ Quản lý đầu tư công ĐTPT Đầu tư phát triển ĐTXD Đầu tư xây dựng GPMB Giải phóng mặt bằng GRDP Tổng sản phẩm nội tỉnh HĐND Hội đồng nhân dân HQĐT Hiệu quả đầu tư HSDT/ HSMT Hồ sơ dự thầu/ hồ sơ mời thầu HTX Hợp tác xã KCHT Kết cấu hạ tầng KH&ĐT KH&ĐT KHCN Khoa học công nghệ KTXH Kinh tế-xã hội MTQG Mục tiêu quốc gia NN&PTNT NSĐP/NSTW Ngân sách ĐP/ Ngân sách Trung ương NSNN Ngân sách Nhà nước PCT Phó chủ tịch PTKT PTKT QLDA Quản lý dự án QLĐT Quản lý đầu tư QLNN Quản lý Nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh TM-CN Thương mai - Công nghiệp TM-DV Thương mai - dịch vụ TN&MT TN&MT Nông nghiệp và phát triển nông thôn TPCP Trái phiếu Chính phủ TSCĐ Tài sản cố định TTKT Tăng trưởng kinh tế TTX Tăng trưởng xanh UBND Ủy ban nhân dân vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Cụm từ viết tắt Diễn giải ADB Ngân hàng Phát triển châu Á (The Asian Development Bank) EU Liên minh châu Âu (European Union) FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) GRDP Tổng sản phẩm nội tỉnh (Gross Regional Domestic Product) ICOR Hệ số sử dụng vốn (Incremental Capital - Output Rati) IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund) IPCC Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (Intergovermental Panel on Climate Change) M&E Giám sát và đánh giá (Monitoring & Evaluation) NGO Tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Qrganization) ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) PA Lý thuyết quan hệ người chủ - người thừa hành (Principal-Agent Theory) PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index) PI Đầu tư công (Public Investment) PIM Quản lý đầu tư công (Public Investment Management) PIMAC Trung tâm Quản lý Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Công cộng và Tư nhân (Public and Private Infrastructure Investment Management Center ) PPP Hợp tác công - tư (Public - Private Partner) R&D Nghiên cứu và phát triển (Research & Development ) VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Vietnam Chamber of Commerce and Industry) vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Số phiếu phát ra và thực tế thu về đối với phiếu điều tra số 1 ................................. 31 Bảng 1.2. Số phiếu phát ra và thực tế thu về đối với phiếu điều tra số 2 ................................. 31 Bảng 3.1. Kết quả đánh giá về “Mức độ xảy ra các hiện tượng thời tiết của biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp trong thời gian gần đây (2011 - 2018)” .......................................................... 71 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá “Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người dân ở Đồng Tháp” .......................................................................................................... 72 Bảng 3.3. Qui mô và cơ cấu nguồn vốn đầu tư công tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2018 73 Bảng 3.4. Quy mô và cơ cấu đầu tư công tỉnh Đồng Tháp theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2011-2018 ................................................................................................................................. 76 Bảng 3.5. Cơ cấu đầu tư công tỉnh Đồng Tháp theo mục tiêu Thích ứng và Giảm nhẹ đối với biến đổi khí hậu ........................................................................................................................ 78 Bảng 3.6. Qui mô và cơ cấu vốn đầu tư công tỉnh Đồng Tháp phân theo vùng giai đoạn 20112018 .......................................................................................................................................... 79 Bảng 3.7. Kết quả đánh giá về “Cơ chế, chính sách đầu tư công thích ứng với biến đổi khí hậu”........................................................................................................................................... 81 Bảng 3.8. Kết quả đánh giá về “Đề xuất chủ trương, quy hoạch, kế hoạch đầu tư công” ....... 82 Bảng 3.9. Tình hình thẩm định các dự án đầu tư công giai đoạn 2011-2018 ........................... 83 Bảng 3.10. Kết quả đánh giá về “Lập chương trình, dự án đầu tư công”................................. 84 Bảng 3.11. Kết quả đánh giá về “Thẩm định và phê duyệt chương trình, dự án đầu tư công” 85 Bảng 3.12. Kết quả đánh giá về “Triển khai thực hiện chương trình, dự án đầu tư công” ...... 87 Bảng 3.13. Số dự án dầu tư công thực hiện lựa chọn nhà thầu giai đoạn 2011-2018 .............. 88 Bảng 3.14. Số dự án đầu tư công bị chậm tiến độ thi công và các nguyên nhân ..................... 90 Bảng 3.15. Tỷ lệ số dự án đầu tư công phải điều chỉnh giai đoạn 2011-2018 ......................... 91 Bảng 3.16. Kết quả đánh giá về “Điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công” ..................... 92 Bảng 3.17. Số dự án đầu tư công kết thúc đầu tư, bàn giao đưa vào sử dụng giai đoạn 20112018 .......................................................................................................................................... 93 Bảng 3.18. Kết quả đánh giá về “Vận hành chươn trình, dự án đầu tư công” ......................... 94 Bảng 3.19. Kết quả đánh giá về “Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành chương trình, dự án đầu tư công” ......................................................................................................................... 96 Bảng 3.20. Qui mô vốn đầu tư công tỉnh Đồng Tháp theo phân cấp quản lý giai đoạn 20112018 .......................................................................................................................................... 97 Bảng 3.21. Kết quả tổng hợp tính toán thống kê theo từng biến độc lập .............................. 100 Bảng 3.22. Kết quả tính toán thống kê chung theo biến độc lập ............................................ 101 Bảng 3.23. Đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2018 ......... 104 Bảng 3.24. Cơ cấu kinh tế (theo ngành) của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010-2018 .............. 106 Bảng 3.25. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010-2018 ................................................................................................................................................ 107 Bảng 3.26. Kết quả đánh giá “về chất lượng hiện tại của các công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” .............................................................................................................. 111 Bảng 3.27. Chỉ số ICOR tỉnh Đồng Tháp giái đoạn 2011-2018 ............................................ 114 viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Các quan hệ người chủ - người thừa hành trong đầu tư công ....................... 24 Hình 1.2. Quy trình nhận dạng và phân loại đầu tư công cho biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh .................................................................................................................... 27 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tăng trưởng kinh tế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000-2018 ...................... 69 Biểu đồ 3.2. Điểm số trung bình từng khâu của chu trình quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp từ kết quả điều tra ................................ 99 DANH MỤC HỘP Hộp 3.1. Ý kiến của nhóm phỏng vấn về các hiện tượng nước biển dâng và xâm nhập mặn ................................................................................................................................ 72 Hộp 3.2. Tổng hợp ý kiến phỏng vấn liên quan các ngành, lĩnh vực ..........................107 Hộp 3.3. Tổng hợp ý kiến phỏng vấn liên quan các công trình thích ứng biến đổi khí hậu ...............................................................................................................................109 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng (Susmita Dasgupta và cộng sự, 2007). Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong ba vùng đồng bằng trên Thế giới, trong đó có tỉnh Đồng Tháp sẽ là một trong khu vực dễ bị tổn thương nhất trong cả nước do chịu nhiều tổn thương và thiệt hại về tính mạng, kinh tế do các hiện tượng thiên tai, mưa bão, lũ lụt, sạt lỡ đất nghiêm trọng và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác. Để giải quyết được những thách thức trên yêu cầu đặt ra cần có các giải pháp thích ứng, trong đó ĐTC cũng là nguồn lực rất cần thiết và quan trọng. Mặc dù đầu tư công (ĐTC) và quản lý đầu tư công (QLĐTC) trong điều kiện BĐKH ở tỉnh Đồng Tháp trong những năm qua đã có những thành tựu đáng kể, trong đó có tính đến việc tập trung các nguồn lực huy động để phát triển bền vững (PTBV) kinh tế - xã hội – môi trường của tỉnh. Lượng vốn ĐTC luôn gia tăng hàng năm và phân bổ vào các ngành nghề đã giúp cho cơ cấu kinh tế (CCKT) của Tỉnh có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Mức tăng tăng trưởng kinh tế (TTKT) của tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua vẫn duy trì được khả năng tăng trưởng khá nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như lượng vốn ĐTC còn thiếu so với như cầu ĐTC ở ĐP, việc phân bổ đầu tư vào các ngành, lĩnh vực chưa thật sự trọng tâm, trọng điểm nên chuyển dịch cơ cấu đầu tư còn chậm, riêng về cơ cấu nguồn vốn còn phụ thuộc nhiều ngân sách Nhà nước (NSNN) (trên 65% tổng vốn ĐTC trên địa bàn tỉnh, trừ năm 2014 chiếm khoảng trên 47%) nên tính chủ động chưa cao trong công tác quản lý đầu tư (QLĐT), nhất là trong hoàn cảnh nền kinh tế thị trường (KTTT) có nhiều thay đổi phức tạp, hội nhập sâu toàn cầu và ảnh hưởng bởi BĐKH hay sức ép từ khi có Luật ĐTC ra đời,…(Lê Văn Tuấn và Từ Quang Phương, 2014; UBND tỉnh Đồng Tháp, 2017). Ngoài ra, do tỉnh có vị trí địa lý nằm ở thượng nguồn thuộc phía tây của vùng ĐBSCL, không tiếp giáp với biển nên ảnh hưởng từ các yếu tố của BĐKH (hạn hán, khô kiệt; mưa bão, lũ lụt; nhiệt độ tăng; nước biển dâng và xâm nhập măn) sẽ khác với các ĐP ở phía hạ nguồn của vùng. Từ đặc điểm phân hóa này, dẫn đến các vấn đề về ĐTC và QLĐTC trong điều kiện BĐKH ở các tỉnh cũng sẽ có những đặc trưng riêng. Do vậy, công tác QLĐTC trong điều kiện BĐKH ở tỉnh Đồng Tháp đã đảm bảo cân đối, bền vững và có khoa học hay chưa thì còn yêu cầu cần phải nghiên cứu. 2 Hơn nữa, đã có một số công trình nghiên cứu về ĐTC, QLĐTC, QLĐTC cấp tỉnh như Anand Rajaram và cộng sự (2010), Era Babla – Norris và cộng sự (2011), Richard Allen và Daniel Tommasi (2001), Brumby (2008),Vũ Thành Tự Anh (2018), Vũ Cương (2014), Trần Thanh Hải (2012), Mai Thị Thu (2014)...nhưng nghiên cứu có tính hệ thống và sâu về QLĐTC cấp tỉnh, đặc biệt có tính đến BĐKH thì có vẽ như chưa có nghiên cứu nào, kể cả ở Đồng Tháp. Từ các căn cứ trên, vấn đề “Quản lý đầu tư công trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Đồng Tháp” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu − Mục tiêu chung Nghiên cứu tình hình QLĐTC trong điều kiện BĐKH tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2018, chỉ ra những bất cập và đề xuất các giải pháp tăng cường QLĐTC trong điều kiện BĐKH tại tỉnh Đồng Tháp và có giá trị tham khảo đối với các ĐP có điều kiện tương đồng tại vùng ĐBSCL. − Mục tiêu cụ thể Tổng hợp, bổ sung và phát triển một số cơ sở lý luận về ĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH và QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH. Phân tích và đánh giá thực trạng QLĐTC trong điều kiện BĐKH tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2018. Chỉ ra được những kết quả đạt được, những hạn chế, và nguyên nhân của hạn chế của QLĐTC trong điều kiện BĐKH tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2018. Đề xuất các điều kiện, các giải pháp khả thi nhằm tăng cường QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH có giá trị tham khảo về mặt lý luận và thực tiễn đối với tỉnh Đồng Tháp và các ĐP có điều kiện tương đồng tại vùng ĐBSCL. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH, mối quan hệ tương quan giữa BĐKH với QLĐTC cấp tỉnh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu − Phạm vi nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về ĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH và công tác QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH. − Phạm vi không gian nghiên cứu: tại tỉnh Đồng Tháp (trên lãnh thổ của Tỉnh) 3 − Phạm vi thời gian nghiên cứu: Các số liệu thứ cấp của nghiên cứu từ các nguồn chính thống (Niên giám thống kê, các báo cáo, kế hoạch…) nên bị giới hạn về khả năng phân tách và nguồn thu thập. Do vậy, Luận án tập trung nghiên cứu số liệu giai đoạn 2011 - 2018, định hướng đến năm 2025 và cập nhật theo tiến độ nghiên cứu nhằm phù hợp với số liệu được điều chỉnh theo mẫu mới của các đơn vị cung cấp số liệu. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Luận án kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để nghiên cứu, phân tích và đánh giá QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH. Các phương pháp nghiên cứu được dùng trong thu thập thông tin số liệu bao gồm: Phương pháp nghiên cứu tại bàn, phỏng vấn sâu, quan sát trực tiếp và ghi nhận, phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn. Từ các thông tin, số liệu đã được thu thập, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích thông tin, số liệu như: Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp phân tích thống kê toán học với sự trợ giúp của phần mềm phân tích thống kê chuyên sâu SPSS được dùng trong phân tích, tính toán để đưa ra các kết quả nghiên cứu với ngân hàng dữ liệu. 5. Những đóng góp mới của đề tài 5.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Thứ nhất, Trên cơ sở tổng hợp, bổ sung và phát triển một số cơ sở lý luận về QLĐTC, luận án đã xây dựng khái niệm và làm rõ những nội dung và đặc điểm của ĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH, nhất là gắn kết ĐTC cấp tỉnh với BĐKH. Thứ hai, Luận án đã lựa chọn, bổ sung và phát triển về phương pháp luận xác định các nhóm chỉ tiêu sử dụng để đánh giá QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH, gồm: Một là, Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả (KQHQ) ĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH; Hai là, Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện các khâu của chu trình QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH (PMIA của Anand Rajaram và cộng sự, 2010), trong phân cấp quản lý và phối hợp quản lý. Thứ ba, Luận án bổ sung và làm rỏ thêm các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả QLĐTC cấp tỉnh, nhất là BĐKH thông qua đề xuất mô hình nghiên cứu mối tương quan giữa các yếu tố của BĐKH (Hạn hán, khô kiệt; mưa bão, lũ lụt; nhiệt độ tăng; nước biển dâng và xâm nhập mặn) và QLĐTC cấp tỉnh. 4 5.2. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án Từ kết quả phân tích, đánh giá thực trạng kết quả QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH tại tỉnh Đồng Tháp, luận án có những phát hiện, đề xuất như sau: Một là, Kết quả QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH vừa góp phần thúc đẩy TTKT, vừa cải thiện thu nhập bình quân đầu người và đẩy mạnh chuyển dịch CCKT tỉnh. Ngoài ra, kết quả QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH còn giúp cải thiện MTĐT và góp phần cải thiện về mặt XH, thích ứng với môi trường chung trên địa bàn tỉnh. Hai là, Luận án chỉ ra rằng, tất cả các khâu của chu trình QLĐTC trong điều kiện BĐKH trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập và cần phải tiếp tục được cải thiện, nhất là công tác đề xuất chủ trương, QHKH ĐTC và công tác quản lý vận hành CTDA ĐTC thích ứng với BĐKH . Ba là, Kết quả nghiên cứu và phân tích mô hình nghiên cứu cho thấy, kết quả QLĐTC cấp tỉnh bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, nhất là BĐKH. Ở Đồng Tháp và các ĐP tương đồng có vị trí địa lý nằm ở thượng nguồn thuộc phía tây của vùng ĐBSCL, không tiếp giáp với biển thì mối quan hệ tương quan giữa kết quả QLĐTC cấp tỉnh với các yếu tố của BĐKH là khá chặt, lần lượt là hạn hán, khô kiệt (cao nhất); tiếp theo là mưa bão, lũ lụt; nhiệt độ tăng; rồi đến nước biển dâng (thấp) và cuối cùng là xâm nhập mặn (rất thấp). Bốn là, Trên cơ sở phát hiện đó luận án đề xuất các điều kiện, các giải pháp tăng cường QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH có giá trị tham khảo cho tỉnh Đồng Tháp và các ĐP có điều kiện tương đồng ở vùng ĐBSCL, nhất là các giải pháp đổi mới cách làm và nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch ĐTC trong điều kiện BĐKH và nâng cao chất lượng công tác KTGS, thanh tra đối với hoạt động ĐTC thích ứng với BĐKH, với cơ chế minh bạch, tăng cường giám sát cộng đồng và XH. 6. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được cấu trúc bao gồm 04 Chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về QLĐTC cấp tỉnh trong điều kiện BĐKH. Chương 3: Thực trạng QLĐTC trong điều kiện BĐKH tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 - 2018 Chương 4: Giải pháp tăng cường QLĐTC trong điều kiện BĐKH tại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến biến đổi khí hậu và gắn kết đầu tư công với biến đổi khí hậu Nghiên cứu của IPCC (2007) khái niệm rằng “Biến đổi khí hậu (climate change) là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đối về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn”. Nghiên cứu IPCC (2007) cũng chỉ ra rằng “sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu và mực nước biển dâng là hai biểu hiện chính của BĐKH”. Susmita Dasgupta và cộng sự (2007) với nghiên cứu “The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A Comparative Analysis” đã đánh giá tác động của nước biển dâng (1m-5m) đến các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam trên các chỉ tiêu: GDP, dân số. đất đai, các diện tích về nông nghiệp, đô thị và diện tích đất ngập nước. Ở Khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất từ nước biển dâng. Trong đó, vùng ĐBSH và vùng ĐBSCL của Việt Nam là hai vùng chịu ảnh hưởng phần lớn. Jeremy Carew-Reid (2008) trong nghiên cứu “Rapid Assessment of the Extent and Impact of Sea Level Rise in Viet Nam” đã phân tích và chỉ ra những tổn hại đối với KTXH và môi trường tại những nơi sẽ bị ngập ở Việt Nam trong kịch bản nước biển. Đến cuối năm 2100, mực nước biển dâng 1m thì sẽ có khoảng 4,4% diện tích đất, 7,3% dân số, 4,3% diện tích đường, 36 khu bảo tồn thiên nhiên của 39/63 tỉnh/thành phố chịu ảnh hưởng. Tại vùng ĐBSCL, sẽ có khoảng 12 tỉnh chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất với 85% diện tích ngập lụt, 90% người nghèo bị ảnh hưởng và 90% diện tích đường bị ảnh hưởng. Tô Văn Trường (2008) với nghiên cứu “Tác động của BĐKH đến an ninh lương thực quốc gia”, nghiên cứu làm rõ ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên nước, sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực. Theo tác giả, các chính sách an ninh lương thực quốc gia và bài toán quy hoạch tam nông (nông nghiệp, nông thôn, nông dân) có vai trò rất quan trọng trong ứng phó BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp. Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu (2013) trong nghiên cứu “Tác động của BĐKH đến tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam và một số gợi ý chính sách” thông 6 qua phân tích ảnh hưởng của BĐKH đến tăng trưởng và phát triển kinh tế (PTKT), một số ngành/lĩnh vực chủ chốt ở Việt Nam. Nghiên cứu chỉ ra rằng, BĐKH sẽ hủy hoại các nỗ lực phát triển KTXH của tất cả các quốc gia. Yếu tố BĐKH ngày càng được các quốc gia chú trọng đưa vào trong hoạch định chính sách, cũng như lòng ghép chúng vào các chiến lược tăng trưởng và phát triển KTXH, giảm nghèo. Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhiều từ BĐKH, sự suy giảm về TTKT cũng như đời sống người dân, đe dọa đến an ninh lượng thực quốc gia,....Vì vậy, Việt Nam cần có những thay đổi mạnh mẽ trong chính sách công ở các cấp CQĐP, tăng cường gắn kết BĐKH vào các chính sách, chiến lược, DA trên những lĩnh vực quan trọng như nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, an sinh XH. Trong nghiên cứu của Phan Văn Tân và Ngô Đức Thành (2013) về “BĐKH ở Việt Nam: Một số kết quả nghiên cứu, thách thức và cơ hội trong hội nhập quốc tế”, với các tập số liệu quan trắc từ hệ thống mạng lưới trạm khí tượng thủy văn của Việt Nam trong quá khứ và các mô hình khí hậu khu vực, nhóm tác giả đánh giá xu thế biến đổi trong tương lai của BĐKH. Kết quả chỉ ra, sự BĐKH của Việt Nam không đứng ngoài xu thế chung của BĐKH toàn cầu. Cụ thể, về nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng, lượng mưa ở miền Nam có xu hướng tăng, trong khi đó ở miền Bắc thì lại giảm. Bên cạnh đó, cần loại bỏ hoặc giảm bớt sự chênh lệch các kết quả dự tính giữa các mô hình BĐKH. Cần tiến hành đánh giá BĐKH cũng như mức độ tác động của BĐKH trước khi thực hiện xây dựng chiến lược, kế hoạch ứng phó. Cuối cùng, cần nâng cao vai trò của các nhà khoa học Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nghiên cứu BĐKH. Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Trân (2010) về “ĐBSCL đối mặt với thách thức kép của BĐKH” cho rằng, ĐBSCL đối mặt với thách thức kép của BĐKH: (i) các ảnh hưởng từ phía các nguồn nước đến bị biến động; (ii) các ảnh hưởng của nước biển dâng. Nghiên cứu chỉ ra có hai nguyên nhân làm cho thách thức từ nguồn đối với hạ lưu được nhân lên: bởi chính các DA điều tiết nguồn nước, chuyển lưu vực; thứ hai là các công trình đập thủy điện được xây dựng trong lưu vực. Từ đó ảnh hưởng nhiều khó khăn đối với nhu cầu về nước của người dân cũng như nhu cầu PTKT trong thời gian tới. Cuối cùng, tác động từ nguồn và từ biển tương tác lẫn nhau cùng diễn ra giữa sông, sóng và triều ngay trên vùng ĐBSCL. Tương tự, Trần Hữu Hiệp (2015) về “Liên kết vùng trong ứng phó với BĐKH ở Việt Nam (Qua nghiên cứu trường hợp ĐBSCL)” cũng cho rằng, ĐBSCL đứng trước nhiều thách thức BĐKH, nước biển dâng và tác hại của việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính của các quốc gia đầu nguồn sông Mekong dẫn đến tình trạng dòng chảy, cũng như lưu lượng và chất lượng của nguồn nước của con sông bị thay đổi. Ngoài ra, mùa lũ trong các năm gần đây cũng biến 7 động không theo qui luật, ở các đô thị thường xuyên bị ngập lụt với phạm vi rộng và thời gian kéo dài lâu hơn, các hiện tượng sạc lở đất, lốc xoáy xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều…Lê Việt Phú (2016) với nghiên cứu “Môi trường Hạ vùng Mekong, PTBV và sinh kế bền vững tại Việt Nam” tổng quan cơ bản về BĐKH tại ĐBSCL bao gồm các biểu hiện như: nhiệt độ, lượng mưa, thời tiết; nước biển dâng; xâm ngập mặn; thay đổi dòng chảy và lũ; các hiện tượng thời tiết cực đoan; và các tác động cộng hưởng bên ngoài như xây dựng tại thượng nguồn, tác nhân con người (phát triển KTXH), các giao động thời tiết ngẫu nhiên. Lê Thu Hoa và cộng sự (2013) nghiên cứu về “Công tác tài chính cho hoạt động giảm nhẹ RRTT và thích ứng với BĐKH ở tỉnh Quảng Trị” chỉ ra rằng tỉnh Quảng Trị tuy đã nhận được các nguồn tài chính từ NSNN cũng như các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cho hoạt động liên quan đến giảm nhẹ RRTT và thích ứng với BĐKH nhưng tỉnh vẫn chứ có các công cụ và phương pháp hiệu quả nhằm thu hút nguồn tài chính phục vụ cho các hoạt động này, gián tiếp ảnh hưởng đến các mặt KTXH của ĐP. Ngân sách còn phụ thuộc nghiều vào NSTW nên tỉnh chưa chủ động được trong việc xây dựng chương trình/ kế hoạch giảm nhẹ RRTT và thích ứng với BĐKH. Đồng thời, việc phân bổ NS này còn nhiều bất cập, chưa hiện diện cụ thể trong các kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh, chưa gắn với hiệu quả của các chương trình/ DA này ở các ngành và địa bàn trong tỉnh. Đánh giá thực trạng trên, nhóm tác giả để thúc đẩy huy động các nguồn VĐT cho hoạt động giảm nhẹ RRTT và thích ứng với BĐKH thì tỉnh Quảng Trị cần ưu tiên hơn các biện pháp như: Xây dựng, ban hành và công khai quản bá rộng rải các danh mục CTDA kêu gọi đầu tư đến năm 2020 nhằm tăng cường thu hút đầu tư; tăng cường huy động nguồn VĐT từ nhiều thành phần kinh tế vào lĩnh vực xây dựng KCHT KTXH của tỉnh; tận dụng tối đa các nguồn vốn hỗ trợ từ các Bộ, ngành TW, các nguồn vốn tài trợ ODA, NGO,…; Tích hợp BĐKH với CTDA trọng điểm của tỉnh/ các ngành (trồng rừng, xóa đói giảm nghèo,…);… Nghiên cứu của Trần Thọ Đạt và Đinh Đức Trường (2019) về “Tài chính ứng phó với BĐKH ở Việt Nam và hàm ý về chính sách”, nhóm tác giả chỉ ra rằng BĐKH đang là một thách thức lớn đối với sự PTBV của Việt Nam, để chủ động ứng phó với BĐKH, ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ từ NSNN, Việt Nam cần huy động thêm nguồn tài chính từ khu vực kinh tế tư nhân. Nghiên cứu của nhóm tác giả phân tích thực trạng chính sách tài chính đối với với BĐKH ở Việt Nam, những thách thức về huy động nguồn tài chính mà Việt Nam đang gặp phải, từ đó đưa ra hàm ý chính sách để huy động hiệu quả nguồn tài chính cho BĐKH. Trong đó, nguồn tài chính ứng phó với BĐKH ở Việt Nam được thực hiện từ các nguồn bao gồm: Một là, Chi tiêu công cho BĐKH, nhất là báo cáo đánh giá chi tiêu công và đầu tư cho BĐKH nhằm đưa ra bức 8 tranh về chi tiêu cho ứng phó với BĐKH để định hướng thực hiện các chính sách chi tiêu liên quan đến BĐKH (World Bank, UNDP và MPI 2015); Hai là, Chính sách tài khóa huy động nguồn tài chính cho BĐKH; Ba là, Tiếp nhận và sử dụng vốn quốc tế cho BĐKH; Bốn là, Chi tiêu khu vực tư nhân cho BĐKH. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả cho rằng, nguồn lực tài chính cho ứng phó với BĐKH phải huy động đồng thời nguồn lực trong nước và quốc tế. Cụ thể, các nguồn lực tài chính có thể được huy động từ những nguồn sau: (i) KVNN; (ii) Khu vực kinh tế tư nhân, qua các định chế tài chính và thị trường tài chính; (iii) Nguồn vốn vay ưu đãi và viện trợ của nước ngoài. Trong thời gian qua, có nhiều khung lý thuyết về hướng dẫn lòng ghép/tích hợp BĐKH vào kế hoạch phát triển KTXH như: “Tích hợp vấn đề BĐKH vào kế hoạch phát triển KTXH” của Trần Thục và Cộng sự (2012) – Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi Trường, cẩm nang “Phương pháp lòng ghép BĐKH vào kế hoạch phát triển KTXH của ĐP” của Lê Anh Tuấn (2011) – Trường Đại học Cần Thơ, “Ngân sách cho ứng phó với BĐKH ở Việt Nam: Đầu tư thông minh cho tương lai bèn vững” Bộ Kế hoạch và đầu tư, UNDP và WB (2015),….Việc tích hợp/lòng ghép BĐKH vào kế hoạch phát triển KTXH hướng tới kết hợp các biện pháp thích ứng BĐKH và giảm nhẹ rủi ro thảm họa sẽ giúp nâng cao sức chống chịu của cộng đồng, đảm bảo sinh kế bền vững và ổn định XH. Từ đó, giúp năng cao năng lực quản lý và sự tham gia của người dân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các vấn đề trên là một vấn đề vẫn mới. Đối với Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của quá trình thực hiện nên trong quá trình triển khai các nhà hoạch định chính sách gặp nhiều khó khăn. Trong nghiên cứu về “Báo cáo Nghiên cứu rà soát ĐTC cho BĐKH và TTX tại khu vực ĐBSCL (CPEIR Mekong 2018)” của Bộ KH&ĐT, UNDP và USAID (2018), nghiên cứu này khắc phục được một số hạn chế của CPEIR 2015, Báo cáo nhiên cứu rào soát ĐTC cho BĐKH và TTX được thực hiện đánh giá tại 13 tỉnh vùng ĐBSCL sử dụng Hướng dẫn phân loại ĐTC và chi tiêu công do Bộ KH&ĐT ban hành. Các số liệu sử dụng trong báo cáo được rà soát từ các Quyết định, Nghị quyết phê duyệt kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2016-2020 của 13 tỉnh ĐBSCL; các quyết định giao vốn ĐTC trung hạn nguồn vốn NSNN; các báo cáo giải ngân hằng năm và các tài liệu về kế hoạch hành động BĐKH, TTX…Báo cáo đã phân tích đánh giá là toát lên được thực trạng về bức tranh toàn cảnh ĐTC cho BĐKH và TTX ở 13 tỉnh vùng ĐBSCL với một số phát hiện như: tỷ lệ ĐTC cho BĐKH và TTX trong tổng NS đầu tư cho toàn vùng; mức tăng chi ĐTC cho BĐKH; các giá trị đầu tư cho BĐKH tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực thích ứng (95,3%), chỉ có 1,1% cho giảm nhẹ và 3.7% vốn cho cả thích ứng và giảm nhẹ…. 9 1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về đầu tư công và đầu tư công cấp tỉnh Benedict Clements và cộng sự (2003) với nghiên cứu “External Debt, Public Investment, and Growth in low - income counties”, nhóm tác giả đã nhận định tầm quan trọng ĐTC đối với PTKT và mối quan hệ giữa ĐTC, nợ nước ngoài và TTKT. Để đưa ra được các nhận định trên, nhóm nhiên cứu sử dụng các lý thuyết có liên quan, các mô hình tăng trưởng, mô hình ĐTC tiến hành định lượng và phân tích các tác động qua chứng minh thực tế ở các quốc gia có thu nhập thấp, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh thể hiện vai trò kinh tế, ĐTC còn có vai trò XH. Một trong những vai trò xã hội của ĐTC là giảm nghèo. Edward Anderson và cộng sự (2006) với nghiên cứu “The Role of Public Investment in Poverty Reduction: Theories, Evidences and Methods”, Nghiên cứu chứng minh tác động giảm nghèo của ĐTC thông qua chứng minh hiệu quả ĐTC trong tăng trưởng, sản xuất, trong các lĩnh vực như GTVT và truyền thông, thủy lợi, nghiên cứu và phát triển nông nghiệp… Phương pháp phân tích “chi phí – lợi ích” vẫn là phương pháp lý tưởng để xác định những nhu cầu của hầu hết các loại ĐTC ở các quốc gia. Tuy nhiên, phương pháp phân tích này có thể thực hiện không đầy đủ nếu bị hạn chế về tài nguyên và hạn chế về thông tin. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo trong lựa chọn chính sách xung quanh ĐTC giảm nghèo: (i) Cải thiện phương pháp đán giá ĐTC, (ii) Nâng cao hiểu biết về quá trình hoạch định chính sách. Nhiều nghiên cứu ở nhiều quốc gia với các phương pháp nghiên cứu khác nhau cho các kết luận nghiên cứu cũng khác nhau, một số nghiên cứu từ các quốc gia đã và đang phát triển cho kết quả là ĐTC thực sự lấn át đầu tư tư nhân như các nghiên cứu của H. Ahmed và S. Miller (2000), S. S. Everhart và M. A. Sumlinski (2000). Ngược lại kết quả nghiên cứu trên, ĐTC lại có tác động hỗ trợ cho đầu tư tư nhân như các nghiên cứu của D. Ghura và B. Goodwin (2000). Đối với nghiên cứu của M. D. Ramirez (1998) ở Mexico và Ấn Độ chỉ ra rằng ĐTC lấn át đầu tư tư nhân, trong khi thì V. Sundarajan và S. Thakur (1980) nghiên cứu ở Ấn Độ và Hàn Quốc lại cho kết quả ngược lại. Trần Thanh Hải (2012) với nghiên cứu “ĐTC tại Long An giai đoạn 20092020” cho rằng, ĐTC có tác động tích cực không những đến TTKT của tỉnh, mà còn cả trong lĩnh vực anh sinh XH, thu hút đầu tư. Nghiên cứu chỉ ra một số khó khăn, thách thức trong công tác ĐTC của tỉnh bao gồm: (i) nhu cầu ĐTPT rất lớn, nhất là ĐTXD KCHT KTXH, trong khi đó nguồn vốn thì có hạn; (ii) trình độ QLĐT chưa theo kịp tốc độ phát triển của XH; (iii) vẫn còn hiện tượng thất thoát lãng phí trong ĐTC. Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tham khảo ý kiến chuyên 10 gia và nghiên cứu tại bàn các văn bản pháp lý hiện hành về Luật NSNN, các quyết định và văn bản hướng dẫn thi hành. Nghiên cứu chưa chú trọng đến việc sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ĐTC và chỉ dừng ở phân tích thực trạng ĐTC, chưa nghiên cứu sâu về công tác QLĐTC trên địa bàn tỉnh. Vũ Hữu Tài (2012) nghiên cứu về “ĐTC trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2006-2020”, các bất cập trong hoạt động ĐTC từ NSNN của TP. Hà Nội được tập trung phân tích. Thông qua một số DA điễn hình nghiên cứu của tác giả cũng đã làm rõ được lãng phí trong đầu tư của Hà Nội. Ngoài ra, các nội dung quản lý và cơ chế QLĐTC ở TP. Hà Nội cũng được tác giả đầu tư phân tích và làm rõ. Bằng các chỉ tiêu đánh giá KQHQ đạt được như: khối lượng VĐT thực hiện, TSCĐ tăng thêm, năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm, ĐTC góp phần TTKT, cải thiện MTĐT, cải thiện bộ mặt nông thôn,…và các chỉ tiêu HQĐT về mặt tài chính, tác giả cho thấy các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VĐT của Hà Nội ngày một kém đi và tính hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa bền vững do nhiều hạn chế và nguyên nhân. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp mô tả, thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp. Mai Thị Thu (2014) với nghiên cứu “Áp dụng mô hình phân tích tương quan đầu vào - đầu ra để đánh giá thực trạng, đề xuất phương hướng và giải pháp tái cấu trúc ĐTC của Hà Nội” với việc sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu kết hợp phương pháp điều tra khảo sát, cộng với các công cụ đánh giá thông qua mô hình cân đối liên ngành (Bảng I/O) và chuổi thời gian thì kết quả nghiên cứu đã chỉ ra ĐTC góp phần thúc đẩy TTKT Hà Nội, tạo động lực thu hút các nguồn VĐT khác trong nền kinh tế, thu nhập của người dân được nâng cao. Tuy nhiên, ĐTC của Hà Nội vẫn còn bố trí dàn trải, cơ cấu đầu tư chưa tập trung mang tính đột phá; quy hoạch đầu tư chưa bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH; công tác QLĐTC còn nhiều bất cập; công tác báo cáo về ĐTC không được tốt. Trong nghiên cứu của Phạm Minh Hóa (2017) với đề tài “Nâng cao hiệu quả ĐTC tại Việt Nam”, tác giả phân tích, đánh giá hiệu quả ĐTC ở Việt Nam trên khía cạnh kinh tế (mức độ tác động đến TTKT, hiệu quả sử dụng VĐT, thúc đẩy đầu tư tư nhân) và khía cạnh XH (mức độ tác động đến giảm nghèo). Trong đó, tác giả sử dụng phương pháp định lượng để đo lường một số chỉ tiêu hiệu quả ĐTC như: hiệu quả ĐTC đối với thực hiện mục tiêu TTKT, GDP/người, thúc đẩy đầu tư tư nhân, hiệu quả sử dụng vốn ĐTC (ICOR) và mối quan hệ ĐTC với giảm nghèo. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hiệu quả ĐTC cần phải kết chặt chẽ với việc thực hiện mục tiêu PTBV, nâng cao chất lượng cuộc sống và phúc lợi XH; mức độ lan tỏa, hiệu quả ĐTC còn được đo lường thông qua việc thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển; kiểm soát và quản lý chặt chẽ chất lượng ĐTC; đồng bộ trong hoạch, QĐĐT với khả năng bố trí nguồn lực;… 11 Trong nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn NSNN cho ĐTPT cơ sở hạ tầng kinh tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” của Hoàng Anh Tuấn (2000), tác giả đã làm rõ một số vấn đề thực tiễn về hoạt động ĐTPT CSHT kinh tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn VĐT từ NSNN đối với hoạt động ĐTPT CSHT kinh tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Phan Thanh Mão (2003) với nghiên cứu “Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả VĐT XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, đã hệ khái quát hóa các vấn đề lý luận về chi NSNN, ĐTXD cơ bản và hiệu quả VĐT XDCB trong nền KTTT. Từ đó, nghiên cứu đề xuất hệ thống các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả VĐT XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đặc biệt, các kiến nghị với các cấp về bổ sung sửa đổi chính sách chế độ, chế tài, quy trình nghiệp vụ cấp phát, cho vay vốn NSNN và bộ máy tổ chức quản lý tài chính đối với hoạt động XDCB bằng NSNN. Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê mô tả, nếu phương pháp kiểm định được sử dụng để chứng minh các nhân tố có tác động nhiều nhất đến HQĐT XDCB từ NSNN thì các giải pháp tài chính đưa ra sẽ thuyết phục hơn. Hoàng Văn Thành (2005) với nghiên cứu “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư từ NSNN”, có bốn nhóm chính giải pháp để nâng cao HQĐT từ NSNN, nhất là các giải pháp về cơ chế, chính sách; tài chính; con người trong QLĐT từ NSNN. Tuy nhiên, các giải pháp của tác giả đề ra còn rất chung cho toàn bộ hoạt động quản lý DAĐT từ vốn NSNN và cũng như để nâng cao HQĐT của nó, chưa thể hiện được những giải pháp nào sẽ được áp dụng cho từng ĐP riêng biệt. Khác với Phan Thanh Mão (2003) chỉ dừng lại giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả VĐT XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh, Cấn Quang Tuấn (2009) bằng nghiên cứu “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT XDCB tập trung từ NSNN do TP. Hà Nội quản lý” đã nghiên cứu đầy đủ hơn các giải pháp giúp cho côn tác sử dụng VĐT đạt hiệu quả tốt hơn. Do phạm vi nghiên cứu nên công trình chủ yếu đề cập tới khía cạnh quản lý và sử dụng vốn của hoạt động ĐTXD bằng NSNN, chưa đào sâu phân tích cụ thể các chỉ tiêu (định lượng) đánh giá hiệu quả sử dụng VĐT và gần như không phân tích cụ thể các chỉ tiêu này ở phần thực trạng của nghiên cứu. Dựa trên các công trình nghiên cứu trước của Phan Thanh Mão (2003), Hoàng Văn Thành (2005), Nguyễn Khắc Thiện (2006), Cấn Quang Tuấn (2009), trong nghiên cứu “Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2020” của Vũ Thúy Quỳnh (2012) đã tiếp tục làm rõ các vấn đề lý luận 12 cơ bản về ĐTXD cơ bản, phân tích tình hình ĐTXD cơ bản từ NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2020 và thông qua một số chỉ tiêu kết quả và chỉ tiêu hiệu quả để đánh giá tỉnh hình sử dụng VĐT XDCB từ NSNN của Tỉnh. Tuy nhiên, các chỉ tiêu đánh giá vẫn còn ít và rất chung chung, nghiên cứu chưa đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả VĐT XDCB từ NSNN mà phần cơ sở lý luận đã có nêu. Ngoài ra, công tác QLNN hoạt động ĐTXD cơ bản từ NSNN trên địa bàn tỉnh cũng chỉ được tác giả nêu lên một số công tác thực hiện nhưng vẫn còn ít và chưa cụ thể thực tế tại ĐP. Nghiên cứu về “Đầu tư PTKT trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 20062020” của Lê Văn Tuấn (2013), tác giả đã hệ thống hoá và góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về ĐTPT trên cơ sở đó áp dụng vào phân tích thực tế tại tỉnh Đồng Tháp. Trong đó, nghiên cứu tập trung khái quát nội dung ĐTPT kinh tế Tỉnh và làm rõ sự đóng góp của đầu tư KVNN trên địa bàn tỉnh vào công cuộc phát triển KTXH của ĐP thông qua các chỉ tiêu phản ánh kết quả (TSCĐ mới tăng thêm, năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm) và hiệu quả đầu tư (ICOR), mức tăng của giá trị sản xuất so với toàn bộ VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu,... và một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả về mặt XH). Lê Văn Tuấn và Từ Quang Phương (2014) với nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả ĐTC trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư nói chung và ĐTC nói riêng tại tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 2006 – 2014. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTC tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới. ĐTC góp phần thực hiện đạt được các mục tiêu phát triển KTXH của Tỉnh. Thời gian qua, công tác xúc tiến đầu tư được tăng cường, phần nào thu hút được các nguồn VĐT trong và ngoài nước, tập trung ĐTPT KCHT, tạo động lực thúc đẩy phát triển KTXH của Tỉnh. Tuy nhiên, hiệu quả ĐTC chưa cao, như cầu đầu tư cao so với VĐT còn hạn hẹp, thất thoát lãng phí vẫn còn diễn ra,… 1.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý đầu tư công và quản lý đầu tư công cấp tỉnh Angel de la Fuente (2004) với nghiên cứu “Second-best redistribution through public investment: a characterization, an empirical test and an application to the case of Spain”, chính sách ĐTC được đánh giá tối ưu bằng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. Phân tích trường hợp Tây Ban Nha, cho thấy rằng chính sách khu vực hiện nay đã vượt quá mức độ tối ưu của phân bổ lại của ĐTC. Để tăng hiệu quả trong việc phân bổ khu vực đầu tư CSHT thì nên đầu tư nhiều hơn trong một số khu vực giàu có nhất và ít hơn đáng kể ở một số trong những người nghèo nhất. Tác giả khuyến cáo rằng, những kết luận của nghiên cứu có được từ nghiên cứu thực nghiệm tại Tây Ban
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan