Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý của nhà nước việt nam đối với quần đảo hoàng sa qua các thời kỳ....

Tài liệu Quản lý của nhà nước việt nam đối với quần đảo hoàng sa qua các thời kỳ.

.PDF
218
332
65

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA -------------------- VÕ CÔNG TRÍ QU¶N Lý CñA NHµ N-íc viÖt nam ®èi víi quÇn ®¶o hoµng sa qua c¸c thêi kú LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA -------------------- VÕ CÔNG TRÍ QU¶N Lý CñA NHµ N-íc viÖt nam ®èi víi quÇn ®¶o hoµng sa qua c¸c thêi kú LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 62 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Trần Anh Tuấn 2. GS.TS. Đinh Văn Tiến HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện với sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Trần Anh Tuấn và Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Tiến. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực, dựa trên sự khảo sát trực tiếp và tổng hợp từ các nguồn tài liệu tin cậy; những nội dung mới là kết quả nghiên cứu của bản thân, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nghiên cứu sinh Võ Công Trí MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 10 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................................................... 18 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với biển, đảo ở nước ta .......................................................................................................................18 1.1.1. Các công trình trong nước .................................................................... 18 1.1.2. Các công trình nước ngoài .................................................................... 21 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa ...................................................................................................................22 1.2.1. Các công trình trong nước .................................................................... 22 1.2.2. Các công trình nước ngoài .................................................................... 29 1.3. Nhận xét .............................................................................................................33 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI BIỂN, ĐẢO Ở NƢỚC TA ................................... 36 2.1. Biển, đảo và tầm quan trọng của biển, đảo nước ta ...........................................36 2.1.1. Vị trí địa lý của biển, đảo nước ta ........................................................ 36 2.1.2. Tầm quan trọng của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ............................................................................................ 37 2.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với biển, đảo ở nước ta.........................40 2.2.1. Khái niệm và quy chế pháp lý các vùng biển liên quan ........................ 40 2.2.2. Quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về biển, đảo ............................ 43 2.2.3. Đặc điểm quản lý nhà nước về biển, đảo .............................................. 46 2.2.4. Nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về biển, đảo........................... 48 2.2.5. Các hình thức quản lý nhà nước về biển, đảo ....................................... 50 2.3. Một số vấn đề thực tiễn quản lý nhà nước về biển, đảo ở nước ta .................... 51 2.3.1. Quá trình phát triển hệ thống quản lý nhà nước về biển, đảo ở nước ta.................................................................................................. 51 2.3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về biển, đảo ở nước ta hiện nay ............. 52 2.3.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về biển, đảo của một số nước và gợi mở cho Việt Nam ........................................................................... 57 2.4. Quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa ..................................................60 2.4.1. Khái quát về quần đảo Hoàng sa .......................................................... 60 2.4.2. Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa ......... 68 2.4.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa ....................... 73 2.4.4. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với Quần đảo Hoàng Sa .............................................................................................. 77 2.5. Giải quyết tranh chấp biển, đảo ở một số nơi trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam ....................................................................................... 83 2.5.1. Việc giải quyết một số vụ tranh chấp biển, đảo trên thế giới ................ 83 2.5.2. Một số kinh nghiệm cho Việt Nam ....................................................... 85 Kết luận Chƣơng 2 .................................................................................................. 86 Chƣơng 3: HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƢỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA QUA CÁC THỜI KỲ ............................ 89 3.1. Hoạt động quản lý quần đảo Hoàng Sa của Nhà nước Việt Nam ......................89 3.1.1. Thời kỳ nhà nước phong kiến Việt Nam (1558 - 1884) ........................ 89 3.1.2. Thời kỳ Pháp thuộc (1885-1954) .......................................................... 96 3.1.3. Thời kỳ chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1954 - 4/1975) ................ 102 3.1.4. Thời kỳ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ 5/1975 đến nay) ............................................................................................. 111 3.2. Nhận xét chung về hoạt động quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa qua các thời kỳ ............................................................................................118 3.2.1. Thời kỳ phong kiến ............................................................................ 118 3.2.2. Thời kỳ Pháp thuộc (1885-1954) ........................................................ 119 3.2.3. Thời kỳ chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1954 - 4/1975) ................ 121 3.2.4. Thời kỳ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 5/1975 đến nay ................................................................................... 123 3.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa trong các thời kỳ trước đây ............................................................................................. 124 3.3.1. Bảo vệ chủ quyền phải đi đôi với thực thi chủ quyền trên thực tế ...... 124 3.3.2. Kết hợp chặt chẽ khai thác kinh tế biển với bảo vệ chủ quyền biển, đảo ..... 125 3.3.3. Đẩy mạnh các hoạt động chính trị, quân sự, ngoại giao; xây dựng lực lượng chấp pháp trên biển vững mạnh hậu thuẫn đắc lực cho đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo................................................. 126 3.3.4. Dựa vào dân, phát huy vai trò và sức mạnh to lớn của nhân dân ........ 127 Kết luận Chƣơng 3 ................................................................................................ 128 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA HIỆN NAY .................... 130 4.1. Bối cảnh tranh chấp Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa hiện nay ................... 130 4.1.1. Bản chất vấn đề Biển Đông hiện nay đã thay đổi sâu sắc ................... 130 4.1.2. Tình hình tranh chấp Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền quần đảo Hoàng Sa .................................................................. 131 4.2. Quan điểm quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa ............................... 132 4.2.1. Biển, đảo (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa) phải được quản lý tổng hợp, thống nhất, khai thác, sử dụng bền vững và có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ đất nước .................................................................... 133 4.2.2. Quản lý nhà nước về biển, đảo và quần đảo Hoàng Sa phải kết hợp hài hòa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững; bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia trên biển ............................................................................................. 133 4.2.3. Quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, mở rộng hợp tác quốc tế; kiểm soát tốt xung đột; giải quyết hài hòa mối quan hệ với ASEAN và các nước lớn ....................................................................................... 134 4.3. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa ....... 135 4.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý về biển, đảo làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về biển, đảo và quần đảo Hoàng Sa ..................................................................................... 135 4.3.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về biển, đảo và quần đảo Hoàng Sa .................................... 139 4.3.3. Tăng cường quản lý nhà nước trên thực địa, mở rộng hợp tác quốc tế để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa ............................................................................................ 145 4.3.4. Tiếp tục hoàn thiện các luận cứ khoa học, chuẩn bị nguồn lực để giải quyết tranh chấp Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa bằng các giải pháp pháp lý ........................................................................................ 149 4.3.5. Đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa ............................................................................ 152 Kết luận Chƣơng 4 ................................................................................................ 155 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 156 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.......................................................................... 160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 161 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 180 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HĐBT : Hội đồng Bộ trưởng HĐND : Hội đồng nhân dân HQVN : Hải quân Việt Nam LHQ : Liên hiệp quốc LPQT : Luật pháp quốc tế NKT : Nha khí tượng PVHC : Phái viên hành chính QLNN : Quản lý nhà nước TAQT : Tòa án quốc tế TQLC : Thủy quân lục chiến UBND : Ủy ban nhân dân UNCLOS 1982 : Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 VNCH : Việt Nam cộng hòa DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tọa độ giới hạn các cực của quần đảo Hoàng Sa .....................................61 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng...........................................62 Hình 2.2. Sơ đồ các tuyến vận tải hàng hải ở khu vực Đông Nam Á .......................65 Hình 4.1. Mô phỏng địa giới hành chính huyện đảo Hoàng Sa nối với đất liền .........143 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là quốc gia nằm bên bờ biển Đông, có tiềm năng to lớn về phát triển kinh tế biển, đặc biệt có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa án ngữ trên tuyến đường hàng hải quốc tế, tạo lợi thế chiến lược về quốc phòng, an ninh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Biển gắn bó với bao thế hệ người Việt Nam, là không gian sinh tồn và phát triển của dân tộc ta. Kế thừa và phát triển ý thức về chủ quyền biển, đảo của cha ông trong lịch sử, đồng thời nhận thức rõ tầm quan trọng của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp cụ thể để phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo [1], [9]. Tuy nhiên, tình hình Biển Đông những năm gần đây diễn biến hết sức phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với an ninh, quốc phòng và sự phát triển lâu dài của đất nước. Giải quyết tranh chấp và xử lý các vấn đề nảy sinh ở Biển Đông cần được đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ của nước ta với các nước. Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước là giải quyết bằng biện pháp hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông thông qua cơ chế đàm phán, trung gian, hòa giải hoặc bằng các cơ chế tài phán quốc tế. Trong khi chờ một giải pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề Biển Đông, các bên liên quan cần nghiêm chỉnh thực hiện các Tuyên bố ứng xử của khu vực (DOC); nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng, không làm phức tạp hóa tình hình, không có hành động vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Đó là chủ trương, định hướng cơ bản, đồng thời là cơ sở pháp lý để các cấp, các ngành, các lực lượng và toàn dân triển khai đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của quốc gia trên các vùng biển, đảo. Đó cũng là tiền đề để mở rộng hợp tác quốc tế, thu hẹp bất đồng, hạn chế tranh chấp, tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa các quốc gia, tạo môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quần đảo Hoàng Sa (nay là huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng) là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam từ xưa đến nay. Hoàng Sa có 10 một vị trí chiến lược quan trọng của Biển Đông, nằm án ngữ trên trục đường hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương - một tuyến hải trình được coi là quan trọng bật nhất của thế giới. Ngoài ra, quần đảo này còn là nơi có rất nhiều tài nguyên phong phú về khoáng sản, sinh vật biển, đặc biệt là dầu khí. Từ thế kỷ XVII, các chúa Nguyễn, sau đó là các triều đại phong kiến Việt Nam đã khai phá, chiếm hữu và xác lập chủ quyền của mình đối với vùng lãnh thổ xa xôi và chưa có người sinh sống này. Nhà nước phong kiến Việt Nam là Nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã làm chủ, thực hiện đầy đủ quyền kiểm soát, quản lý và khai thác quần đảo này với tư cách là Nhà nước. Trước đó, quần đảo Hoàng Sa chưa nằm trong hệ thống địa lý hành chính và chịu sự quản lý của bất cứ quốc gia nào khác và không một quốc gia nào phản đối sự chiếm hữu của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và cũng chưa hề xảy ra tranh chấp về chủ quyền với Việt Nam trên quần đảo này suốt nhiều thế kỷ, cho đến trước năm 1909 [161]. Do vậy, có thể khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở thực tiễn và pháp lý về chủ quyền lãnh thổ của mình đối với quần đảo Hoàng Sa [19], [12]. Tuy nhiên, năm 1974, lợi dụng thời điểm chiến tranh Việt Nam sắp kết thúc, quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam, chính quyền VNCH sắp sụp đổ, Trung Quốc đưa quân xâm chiếm nhóm đảo phía Tây Hoàng Sa do chính quyền VNCH quản lý. Từ sau năm 1974 đến nay, với các chiến lược tổng lực, toàn diện có thể, Trung Quốc đã ra sức “hợp pháp hóa” các chứng cứ, tài liệu về cái gọi là chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, không ngừng củng cố cái gọi là thực thi chủ quyền trên quần đảo này trên tất cả các lĩnh vực. Dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế, cần khẳng định rằng, việc chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực của Trung Quốc là vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và không thể tạo ra một danh nghĩa hợp pháp cho việc chiếm đóng quần đảo này. Việc chiếm đóng này cũng không thể làm thay đổi một sự thật lịch sử hiển nhiên rằng Việt Nam là quốc gia duy nhất đã xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa từ nhiều thế kỷ trước. Những hoạt động quản lý của Nhà nước Việt Nam diễn ra liên tục, hòa bình và không bị các bên phản đối trong nhiều thế kỷ. Điều này cho thấy chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa là thực sự rõ ràng, phù hợp với thực tiễn, thông lệ và luật pháp quốc tế [17]. Việc nghiên 11 cứu, cung cấp những luận cứ khoa học nhằm đấu tranh với sự chiếm đóng trái pháp luật của Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa là thật sự cần thiết. Hơn nữa, cần phải làm cho cộng đồng quốc tế có thông tin đầy đủ và chính xác hơn về chủ quyền thật sự trên quần đảo Hoàng Sa qua các thời kỳ lịch sử; khẳng định các chính quyền kế tiếp nhau của Việt Nam đã tích cực đấu tranh, bảo vệ chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa, duy trì quyền thụ đắc lãnh thổ trước mọi mưu đồ và hành động xâm phạm của các thế lực ngoại bang. Hiện nay, thành phố Đà Nẵng - địa phương được Trung ương giao trọng trách thay mặt cả nước trực tiếp quản lý quần đảo Hoàng Sa, thực thi chủ quyền quốc gia đối với phần lãnh thổ quần đảo này. Nghị quyết Đại hội lần thứ XXI Đảng bộ thành phố nêu rõ: “Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với tích cực đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa” [73]. Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và là quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Cùng với dân cư và lãnh thổ, vai trò của nhà nước (bao gồm Chính phủ và chính quyền địa phương) là nhân tố quan trọng hàng đầu cấu thành chủ quyền của một quốc gia (sự thụ đắc chủ quyền lãnh thổ). Trong tình hình hiện nay, việc tăng cường QLNN đối với quần đảo Hoàng Sa là giải pháp hàng đầu nhằm tiếp tục khẳng định và bảo vệ chủ quyền đối với vùng lãnh thổ thiêng liêng này của Tổ quốc; đồng thời có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước; góp phần vào việc bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải và môi trường sinh thái biển; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển tại vùng biển quan trọng này của thế giới. Vai trò quản lý của nhà nước đối quần đảo Hoàng Sa chủ yếu và tập trung ở vai trò chính trị, vai trò pháp lý, thể hiện trên 03 phương diện chính là pháp luật, bộ máy hành chính và hoạt động của bộ máy quản lý hành chính nhà nước trên thực tiễn. Đây là tiền đề quan trọng cho việc nghiên cứu khoa học về quá trình quản lý, khai thác và bảo vệ biển, đảo trong các thời kỳ lịch sử, góp phần hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với biển, đảo nói chung và quần đảo Hoàng Sa, phục vụ công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia hiện nay. 12 Với tính cấp thiết nêu trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Quản lý của Nhà nước Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa qua các thời kỳ” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích của đề tài là nghiên cứu hoạt động quản lý của Nhà nước Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa qua các thời kỳ để có cơ sở khoa học tiếp tục khẳng định, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với quần đảo này - một quần đảo xa bờ đang bị nước ngoài chiếm đóng. - Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là: + Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án. + Nghiên cứu lý luận QLNN về biển, đảo và vận dụng vào việc QLNN đối với quần đảo Hoàng Sa (khái niệm, đặc điểm, nội dung quản lý...). + Phân tích, đánh giá hoạt động QLNN đối với quần đảo Hoàng Sa của các chính quyền kế tiếp nhau trong lịch sử Việt Nam; chỉ ra những mặt tích cực, khuyết điểm, nguyên nhân, bài học về QLNN đối với quần đảo này qua các thời kỳ. + Phân tích những nhân tố tác động đến QLNN đối với quần đảo Hoàng Sa hiện nay; đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với quần đảo Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế và tình hình hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với biển, đảo nói chung và đối với quần đảo Hoàng Sa nói riêng. - Phạm vi nghiên cứu về nội dung, là toàn bộ hoạt động QLNN (chủ yếu là hệ thống pháp luật, tổ chức bộ máy và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước) đối với biển, đảo và quần đảo Hoàng Sa; phạm vi về thời gian, là các thời kỳ lịch sử từ chế độ phong kiến (khởi đầu là các chúa Nguyễn (1558 - 1775) đến vương triều Tây Sơn (1778 - 1802) và nhà Nguyễn (1802 - 1884) đến nay; phạm vi về không gian, là lãnh thổ Việt Nam và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam (bao gồm cả vùng lãnh thổ Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép). 13 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về QLNN và quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế. Trong đó, chủ nghĩa Mác - Lênin (cả chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử) có vai trò là nền tảng về phương pháp luận; tư tưởng Hồ Chí Minh có vai trò là nền tảng về tư tưởng trong nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Luận án nghiên cứu, sử dụng các nguồn tài liệu: Văn kiện Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các tài liệu, giáo trình, các công trình khoa học, sách báo, tạp chí… có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận, qua đó phát triển các luận cứ khoa học cho phù hợp với yêu cầu và mục đích nghiên cứu của luận án. - Luận án vận dụng phương pháp phân tích, thống kê quá trình quản lý của nhà nước Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa qua các thời kỳ dựa trên kết quả tổng hợp các số liệu thứ cấp và sơ cấp thông qua việc thu thập các nguồn tin cậy (những tư liệu, văn bản, hình ảnh, bản đồ, sơ đồ, băng ghi hình, ghi âm… có liên quan đến hoạt động quản lý của Nhà nước Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa qua các thời kỳ lịch sử đã được công bố hoặc chưa được công bố, hiện đang được lưu trữ tại cơ quan thống kê, các thư viện, trung tâm lưu trữ, nhà thờ tộc họ, tủ sách gia đình… ở trong nước và ngoài nước) để đưa ra nhận xét về quá trình này. - Luận án cũng vận dụng phương pháp khảo chứng để xử lý, phê bình tư liệu, đánh giá tư liệu theo các nguyên tắc sử liệu học; phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết để thực hiện việc phân loại thời kỳ, nhóm nội dung QLNN, hệ thống hóa lý thuyết cho từng nhóm, từng nội dung; phương pháp đánh giá chính sách quản lý để đánh giá chính sách quản lý của nhà nước Việt Nam trong các thời kỳ lịch sử đối với quần đảo Hoàng Sa trên quan điểm khoa học; đánh giá các nhân tố tác động đến QLNN đối với quần đảo Hoàng Sa hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp mới nhằm hoàn thiện QLNN đối với quần đảo Hoàng Sa. 14 4.2.2. Phương pháp thực tiễn Nghiên cứu thực tiễn QLNN tại UBND huyện Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng), tham gia các hội thảo, hội nghị khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu (Ban biên giới và UBND Thành phố Đà Nẵng, Tăng cường quản lý nhà nước, bảo vệ chủ quyền Việt Nam huyện đảo Hoàng Sa, Thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng 2002; Đại học Đà Nẵng và Đại học Phạm Văn Đồng “Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử”, Hội thảo quốc tế diễn ra từ ngày 19 đến 21/6/2014 tại Đà Nẵng; Trường Đại học Nha Trang và Đại học Phạm Văn Đồng, Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiễn Biển Đông, Hội thảo quốc tế diễn ra từ ngày 17 đến 18/8/2014 tại Nha Trang,…); làm Chủ nhiệm đề tài khoa học cấp thành phố (Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua tài liệu lưu trữ của chính quyền Việt Nam cộng hòa, giai đoạn 1954 1975, Đề tài cấp Thành phố, năm 2010). 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Tác giả thiết lập một số câu hỏi nghiên cứu để tìm kiếm câu trả lời từ kết quả nghiên cứu hoạt động Quản lí của Nhà nước Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa qua các thời kỳ như sau: 1) Quản lý của Nhà nước Việt Nam đối với quần đào Hoàng Sa có đặc điểm, nội dung gì? 2) Các Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đã quản lý quần đảo Hoàng Sa như thế nào, có những ưu điểm, khuyết điểm gì? 3) Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến quản lý của Nhà nước Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa trong bối cảnh hiện nay? 4) Cần phải hoàn thiện nội dung quản lý của Nhà nước Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa trong bối cảnh hiện nay như thế nào? 5.2. Giả thuyết khoa học Quần đảo Hoàng Sa là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam, gắn liền với quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa và đang ra sức hiện thực hóa cái gọi là chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên quần đảo này. Để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng sa, cần phải phân tích, chỉ rõ những hoạt động QLNN của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa 15 qua các thời kỳ diễn ra như thế nào; tiếp tục hoàn thiện hoạt động QLNN đối với quần đảo này phù hợp với bối cảnh hiện nay và luật pháp quốc tế. Đó là sự thể hiện chủ quyền một cách liên tục, phù hợp với lịch sử, thực tiễn và luật pháp quốc tế. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn và những đóng góp mới của luận án 6.1. Về lý luận Luận án làm rõ những vấn đề lý luận về QLNN đối với biển, đảo và vận dụng vào việc QLNN đối với quần đảo Hoàng Sa - một quần đảo xa bờ đang bị nước ngoài chiếm đóng trái phép. 6.2. Về thực tiễn - Luận án phân tích, đánh giá hoạt động quản lý của Nhà nước Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa qua các thời kỳ; chỉ ra những mặt tích cực, bài học kinh nghiệm để kế thừa, phát huy trong hoạt động QLNN đối với quần đảo Hoàng Sa hiện nay; phân tích những nhân tố tác động đến QLNN đối với quần đảo Hoàng Sa; đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với quần đảo Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế và tình hình hiện nay. - Luận án nêu ra các khuyến nghị khoa học, cung cấp tư liệu, cơ sở pháp lý và thực tiễn cho việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. 6.3. Những đóng góp mới của luận án - Cách tiếp cận mới của luận án là, từ việc nghiên cứu thực tiễn QLNN của các nhà nước Việt Nam trong lịch sử, rút ra các bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với quần đảo Hoàng Sa hiện nay, qua đó khẳng định và bảo vệ chủ quyền liên tục của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. - Luận án đề xuất hệ thống các giải giáp nhằm hoàn thiện QLNN đối với biển, đảo nói chung và đối với quần đảo Hoàng Sa, phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Theo đó, luận án đã đề xuất thành lập một cơ quan đặc biệt thuộc Chính phủ (Ủy ban các vấn đề Biển Đông và biên giới, hải đảo) để giúp Chính phủ QLNN về Biển Đông phù hợp với tình hình hiện nay; đề xuất phương hướng hoàn thiện bộ máy quản lý hành chính nhà nước huyện Hoàng Sa thuộc Thành phố Đà Nẵng và điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hoàng Sa theo hướng sáp nhập quần đảo Hoàng Sa với 2 phường trong đất liền thuộc TP. Đà Nẵng để 16 huyện này có đủ cả dân số, lãnh thổ và chính quyền - 3 yếu tố cơ bản của QLNN. Đó là đóng góp mới của luận án. 7. Cấu trúc của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án gồm 4 chương: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án - Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với biển, đảo nước ta - Chương 3: Hoạt động quản lý của Nhà nước Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa qua các thời kỳ - Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa hiện nay 17 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc đối với biển, đảo ở nƣớc ta 1.1.1. Các công trình trong nước Biển, đảo là một phần lãnh thổ quan trọng của quốc gia, nên có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về biển, đảo từ nhiều góc độ khác nhau. Về QLNN, từ khá sớm (6-1998), Ban biên giới Chính phủ đã biên soạn và giới thiệu tập tài liệu tập huấn nâng cao năng lực quản lý biển: Tăng cường quản lý nhà nước, bảo vệ chủ quyền Việt Nam huyện đảo Hoàng Sa; Khái quát về Luật Biển quốc tế và việc áp dụng tại Việt Nam [3]. Ban Tuyên giáo Trung ương xuất bản một số sách giới thiệu về biển, đảo Việt Nam: Phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam [6]; Chiến lược biển Việt Nam - từ quan điểm đến thực tiễn [8]; Việt Nam, quốc gia mạnh về biển và làm giàu từ biển [7]... Các cuốn sách này giới thiệu vị trí, vai trò, tiềm năng, tầm quan trọng của biển, đảo Việt Nam; định hướng và giải pháp thực hiện chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020. Tác giả Nguyễn Bá Diến có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về biển, đảo từ góc độ pháp lý, chủ biên cuốn: Chính sách pháp luật biển Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững [43]; cùng với Nguyễn Hùng Cường biên soạn cuốn: Thềm lục địa trong pháp luật quốc tế [45], Cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển theo Công ước Luật biển 1982 [128]. Các công trình này cung cấp nhiều kiến thức, thông tin cơ bản về biển, đảo Việt Nam; về chiến lược phát triển bền vững trong lĩnh vực biển; giới thiệu kinh nghiệm quản lý biển, đảo của một số nước trong việc hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật về biển (Canada, Philippines). Cùng chủ đề, tác giả Đặng Đình Quý chủ biên cuốn Tranh chấp Biển Đông: Luật pháp, địa chính trị và hợp tác quốc tế [130], giới thiệu tầm quan trọng của Biển Đông đối với thế giới và khu vực; những khía cạnh pháp lý trong tranh chấp Biển Đông; biện pháp thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông. Tác giả Hà Nguyễn trong cuốn Giới thiệu về 18 biển, đảo Việt Nam [117] giới thiệu biển, đảo Việt Nam từ góc nhìn lịch sử và văn hóa; chiến lược biển, đảo của Việt Nam trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Tác giả Đặng Xuân Phương và Nguyễn Lê Tuấn giới thiệu những vấn đề cơ bản về QLNN tổng hợp và thống nhất về biển, đảo trong cuốn Quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo [125]. Từ sau khi Luật Biển Việt Nam ra đời và có hiệu lực (2013), tình hình ở Biển Đông nóng lên thì có nhiều công trình nghiên cứu về quan điểm của Đảng, quản lý của nhà nước, luật pháp quốc tế về biển, đảo được xuất bản. Các cuốn sách Quan điểm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội về đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo [1]; Pháp luật về biển và các quan điểm của Đảng, nhà nước Việt Nam về chủ quyền biển, đảo đã giới thiệu một số nội dung cơ bản của pháp luật quốc tế và Việt Nam về biển; quan điểm, chủ trương của Đảng, nhà nước Việt Nam về chủ quyền biển, đảo; tuyên bố của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp về trách nhiệm chính trị đối với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc [134]. Cuốn sách “Đường lưỡi bò” một yêu sách phi lý [46] tập hợp các bài nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí viết về “Đường lưỡi bò”. Các tác giả Việt Nam và nước ngoài khẳng định yêu sách “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc là hão huyền, không có giá trị pháp lý quốc tế và không được các nước, các học giả trên thế giới công nhận. Tác giả Đỗ Bang chủ biên cuốn sách Tổ chức và hoạt động bảo vệ biển, đảo Việt nam dưới Triều Nguyễn 1802 - 1885 trình bày các chính sách của Triều Nguyễn về biển, đảo và tổ chức, trang bị, chiến pháp của quân đội, quản lý của Triều đình Huế đối với biển, đảo Việt Nam trong thời kỳ 1802 - 1885 [11]. Cuốn sách Biển, đảo Việt Nam - Lịch sử, Chủ quyền, Kinh tế, văn hóa [166] giới thiệu nhiều bài khảo cứu có giá trị về lịch sử, chủ quyền, môi trường, kinh tế, văn hóa và QLNN đối với biển, đảo ở nước ta. Thông tấn xã Việt Nam trong cuốn Biển Đông, hậu phán quyết lịch sử của Tòa Trọng tài [144] giới thiệu nội dung vụ Philippines kiện Trung Quốc và phán quyết của Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS năm 1982, quan điểm của các nước lớn và các tổ chức quốc tế, cơ hội và thách thức đối với Việt Nam. Cuốn sách có giá trị tham khảo rất quan trọng nếu 19 muốn chuẩn bị hồ sơ pháp lý cho một vụ kiện để giải quyết tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài một số sách đã xuất bản, những năm gần đây, có thêm một số luận văn thạc sĩ, đề tài nghiên cứu cấp nhà nước và Hội thảo khoa học của các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ về chủ đề biển, đảo Việt Nam được tổ chức cả ở trong và ngoài nước liên quan đến QLNN về biển, đảo. Bùi Minh Thùy, bảo vệ luận văn cao học chuyên ngành luật quốc tế, với đề tài “Cơ chế giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển theo luật quốc tế và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam với các nước”, Đại học quốc gia Hà Nội (2014). Tác giả Nguyễn Bá Diến chủ trì nhiều đề tài cấp nhà nước về luật pháp và giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông: “Vai trò và khả năng sử dụng các thiết chế tài phán quốc tế trong giải quyết tranh chấp, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông”, đề tài KHCN trọng điểm cấp Nhà nước, Chương trình KHCN Biển KC.09/11-15 [41]; “Cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo trong luật quốc tế hiện đại và việc vận dụng với Việt Nam”, đề tài khoa học cấp Đại học quốc gia [40]. Hội thảo Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế và thực tiễn Biển Đông do Đại học Nha Trang và Đại học Phạm Văn Đồng tổ chức từ ngày 17 đến 18/8/2014 tại Nha Trang thu hút gần 100 đại biểu, gồm các học giả, nhà nghiên cứu quốc tế đến từ Mỹ, Nga, Bỉ, Pháp, Úc, Đức, Ấn Độ, Philippines và Việt Nam. Hội thảo bàn 3 chủ đề: Quy chế pháp lý của đảo, đá trong luật quốc tế, Tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế và vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc. Hội thảo Hướng đến những vùng biển mở và tự do tại châu Á: Thượng tôn pháp luật và hợp tác quốc tế do Học viện Ngoại giao Việt Nam, Đại sứ quán Nhật Bản và Đại sứ quán Anh đồng tổ chức tại Hà Nội ngày 29-11-2016. Hội thảo tập trung phân tích, thảo luận các tác động từ phán quyết của Tòa án Trọng tài được thành lập theo phụ lục VII của UNCLOS năm 1982 đối với các quốc gia thuộc và không thuộc châu Á, cũng như hòa bình và ổn định trên Biển Đông và Biển Hoa Đông; tìm hiểu cách thức mà các quốc gia có thể hợp tác nhằm thúc đẩy và khuyến 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan