Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố lạng sơn đến năm 2030 với sự tham gia ...

Tài liệu Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố lạng sơn đến năm 2030 với sự tham gia của cộng đồng

.PDF
23
156
138

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TRẦN BÍCH PHƯƠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT THÀNH PHỐ LẠNG SƠN ĐẾN 2030 VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI, NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TRẦN BÍCH PHƯƠNG KHÓA: 2015-2017 QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT THÀNH PHỐ LẠNG SƠN ĐẾN 2030 VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN LÂM QUẢNG HÀ NỘI, NĂM 2017 LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Lâm Quảng, thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cám ơn các quý Thầy, Cô trong khoa Quản lý đô thị và Khoa Sau đại học trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình tham gia học tập tại trường. Vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu luận văn này mà còn là hành trang quý báu cho tôi trong công việc cũng như trong cuộc sống. Tôi chân thành cám ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn, Phòng Tài nguyên và Môi trường Lạng Sơn và Công ty TNHH Huy Hoàng đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn thật tốt. Gia đình và bạn bè đã luôn động viên và là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn./. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Bích Phương MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 NỘI DUNG ....................................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTRSH THÀNH PHỐ LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN ................................................................................................. 6 1.1. Giới thiệu chung về thành phố Lạng Sơn ................................................................ 6 1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên .................................................................... 6 1.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội ................................................................................ 10 1.1.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố ............................................ 12 1.2. Hiện trạng CTRSH trên địa bàn thành phố Lạng Sơn ............................................ 19 1.2.1. Khối lượng CTRSH phát sinh hàng ngày ....................................................... 19 1.2.2. Nguồn gốc phát sinh và thành phần CTRSH .................................................. 20 1.3. Thực trạng công tác quản lý CTRSH ở thành phố Lạng Sơn ................................. 21 1.3.1. Công tác thu gom, phân loại, vận chuyển CTRSH tại thành phố Lạng Sơn ..... 21 1.3.2. Công tác xử lý CTRSH tại thành phố Lạng Sơn ............................................ 24 1.3.3. Thực trạng về cơ chế quản lý và bộ máy quản lý ............................................ 24 1.3.4. Phí vệ sinh đối với CTR trên địa bàn thành phố Lạng Sơn ............................. 30 1.3.5. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTR tại TP Lạng Sơn .................... 33 1.4. Đánh giá chung về công tác quản lý CTRSH tại thành phố Lạng Sơn.................... 33 1.4.1. Đánh giá về hiệu quả thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý CTRSH ............. 33 1.4.2. Đánh giá về cơ cấu tổ chức quản lý ................................................................ 33 1.4.3. Đánh giá về sự tham gia của cộng đồng ............................................................. 34 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CTRSH VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ...................................................................................................... 36 2.1. Khái quát về CTRSH đô thị .................................................................................. 36 2.1.1. Những đặc tính cơ bản của CTRSH đô thị...................................................... 36 2.1.2. Nguồn gốc, phân loại, thành phần CTRSH ..................................................... 37 2.1.3. Các nguyên tắc trong quản lý CTRSH đô thị .................................................. 42 2.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý CTRSH ..................................................................... 50 2.2.1. Văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước Trung ương ban hành....................... 50 2.2.2. Văn bản pháp luật do tỉnh Lạng Sơn và thành phố Lạng Sơn ban hành........... 51 2.3. Vai trò và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTRSH................................. 52 2.3.1. Tổng quan về quản lý CTRSH có sự tham gia của cộng đồng. ....................... 52 2.3.2. Vai trò của quản lý CTRSH có sự tham gia của cộng đồng. ........................... 53 2.4. Dự báo khối lượng phát sinh và thành phần CTRSH trên địa bàn thành phố Lạng Sơn đến năm 2030 ........................................................................................................... 54 2.4.1. Định hướng quy hoạch phát triển không gian thành phố Lạng Sơn đến năm 2030…… .................................................................................................................... 54 2.4.2. Căn cứ, lựa chọn tiêu chuẩn tính toán khối lượng CTRSH ............................. 56 2.4.3. Dự báo khối lượng phát sinh CTRSH............................................................. 57 2.5. Kinh nghiệm quản lý CTRSH trên thế giới và Việt Nam ....................................... 61 2.5.1. Kinh nghiệm quản lý CTRSH trên thế giới [16] ............................................. 61 2.5.2. Kinh nghiệm quản lý CTRSH tại một số đô thị Việt Nam .............................. 68 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CTRSH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN .......................................................................... 73 3.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý CTRSH TP. Lạng Sơn ...................... 73 3.1.1. Quan điểm, mục tiêu ...................................................................................... 73 3.1.2. Nguyên tắc về quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố ................................... 74 3.2. Đề xuất giải pháp phân loại CTRSH tại nguồn tại TP Lạng Sơn ............................ 75 3.2.1. Đề xuất xây dựng mô hình phân loại, thu gom, vận chuyển CTR tại hộ gia đình …………………………………………………………………………………75 3.2.2. Đề xuất về cơ cấu tổ chức, quy trình và tổ chức thực hiện .............................. 79 3.2.3. Một số giải pháp triển khai mô hình phân loại CTR tại nguồn hiệu quả và bền vững……………….. ................................................................................................... 85 3.3. Đề xuất sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTRSH .................................... 87 3.3.1. Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTRSH........... 87 3.3.2. Tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc gìn giữ và phát triển các giá trị môi trường đô thị................................................................................. 90 3.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH thành phố Lạng Sơn ........... 92 3.4.1. Tăng cường vai trò của công tác quản lý nhà nước ......................................... 92 3.4.2. Xây dựng cơ chế, chính sách.......................................................................... 93 3.4.3. Giải pháp về kĩ thuật, công nghệ .................................................................... 94 3.4.4. Nâng cao nhận thức của cộng đồng và năng lực của đội ngũ cán bộ kỹ thuật.. 94 3.4.5. Xã hội hóa công tác quản lý CTR, thu hút và quản lý vốn đầu tư ................... 95 3.4.6. Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý CTRSH ........................................ 96 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT BCL: Bãi chôn lấp BVMT: Bảo vệ môi trường CTR: Chất thải rắn CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt HĐND: Hội đồng nhân dân PLR: Phân loại rác TN- MT: Tài nguyên – môi trường TP: Thành phố UBND: Ủy ban nhân dân VSMT: Vệ sinh môi trường DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích, dân số trên địa bàn thành phố Lạng Sơn năm 2012 ................ 10 Bảng 1.2. Thống kê mạng lưới đường hiện trạng ................................................... 13 Bảng 1.3. Dân số các xã, phường trên địa bàn thành phố Lạng Sơn năm 2012 ....... 20 Bảng 1.4. Thành phần của CTRSH ........................................................................ 21 Bảng 1.5. Danh sách phương tiện thiết bị vận chuyển chất thải của ....................... 30 Bảng 1.6. Mức thu phí vệ sinh đối với CTR trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ................ 31 Bảng 2.1. Nguồn gốc phát sinh và tác động của CTRSH lên môi trường xung quanh .............................................................................................................................. 37 Bảng 2.2. Phân loại CTRSH theo công nghệ xử lý................................................. 38 Bảng 2.3. Một số đặc điểm của chất thải rắn .......................................................... 40 Bảng 2.4. Thành phần điển hình CTR với các nhóm nước có thu nhập khác nhau . 41 Bảng 2.5. Chỉ tiêu phát sinh CTR đối với từng loại đô thị...................................... 56 Bảng 2. 6. Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh và thu gom của thành phố... 57 Bảng 2. 7. Thống kê thành phần của chất thải rắn sinh hoạt ................................... 58 Bảng 2. 8. Thống kê thành phần của CTRSH......................................................... 58 Bảng 2. 9. Khối lượng CTRSH thu gom theo thành phần (tấn/ngđ) ....................... 59 Bảng 2. 10. Khối lượng CTRSH thu gom theo thành phần (tấn/năm) .................... 60 Bảng 3.1. Thời gian và ngày thu gom rác đối với các gia đình ............................... 78 Bảng 3. 2. Phân công thực hiện chương trình phân loại CTR tại nguồn ................. 80 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Vị trí thành phố Lạng Sơn ......................................................................... 6 Hình 1.2 Mối liên hệ với các vùng kinh tế ............................................................... 7 Hình 1. 3. Thu gom vận chuyển chất thải trên địa bàn thành phố Lạng Sơn ........... 23 Hình 2. 1. Các thiết bị chuyên dùng để chứa CTRSH đô thị .................................. 43 Hình 2. 2. Mặt bằng quy hoạch thành phố Lạng Sơn đến năm 2030....................... 55 Hình 2. 3. Vận hành lò đốt rác thải sinh hoạt tại xã Gia Ðông, Thuận Thành. ........ 70 Hình 2. 4. Hoạt động thu gom rác thải tại thị xã Từ Sơn ........................................ 70 Hình 3. 1. Đề xuất sử dụng thùng màu xanh để chứa CTR hữu cơ; thùng màu cam để chứa CTR vô cơ ................................................................................................ 76 Hình 3. 2. Poster phân loại CTRSH tại nguồn ........................................................ 84 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. 1. Nguồn gốc phát sinh CTR trên địa bàn thành phố Lạng Sơn…………. 20 Sơ đồ 1. 2. Quy trình thu gom CTRSH tại thành phố Lạng Sơn………………….. 22 Sơ đồ 1. 3. Cơ cấu tổ chức quản lý CTR tỉnh Lạng Sơn và thành phố Lạng Sơn… 28 Sơ đồ 1.4. Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Huy Hoàng TP. Lạng Sơn…………… 29 Sơ đồ 3. 1. Đề xuất mô hình thu gom trực tiếp từ hộ gia đình ................................ 77 Sơ đồ 3. 2. Đề xuất mô hình thu gom, vận chuyển CTRSH ở hộ gia đình .............. 78 Sơ đồ 3. 3. Quy trình thực hiện phân loại CTR tại nguồn ....................................... 82 Sơ đồ 3.4. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTR ..................................... 89 Sơ đồ 3. 5. Cơ cấu tổ chức Ban giám sát cộng đồng .............................................. 89 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh trong thời kỳ đổi mới đã làm thay đổi bộ mặt của các đô thị ở Việt Nam. Tuy nhiên quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa với sự gia tăng dân số đô thị và các nhà máy xí nghiệp, trường học, bệnh viện đã ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của người dân đô thị do tác động gia tăng của các nguồn thải: khí thải, nước thải, rác thải, trong đó chất thải rắn sinh hoạt chiếm phần lớn và đang là vấn đề cấp bách được đặt ra. Dân số ngày càng tăng, lượng chất thải cũng theo tỷ lệ mà tăng lên. Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Hiện nay, các khu đô thị chiếm 24% dân số của cả nước, nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (chiếm gần bằng 50% tổng lượng chất thải của cả nước, nhưng chỉ thu gom khoảng 70 - 80%). Khối lượng này ngày càng tăng lên do tác động của sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế - xã hội, và sự phát triển về trình độ và tính chất tiêu dùng của người dân. Tại Việt Nam, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) hằng ngày chưa được phân loại tại nguồn trước khi đưa đi xử lý. CTRSH được thu gom đổ vào các bãi rác tạm bợ mà không được xử lý, chôn lấp theo quy hoạch và hợp vệ sinh gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực. Thiết bị thu gom vận chuyển rác còn lạc hậu, ít ỏi, quy trình thu gom chưa đúng kỹ thuật, không đáp ứng được nhu cầu thu gom hiện tại. Vậy làm thế nào để công tác thu gom và xử lý chất thải rắn có một lối đi riêng, phù hợp với tình hình tại Việt Nam hiện nay khi mà việc tăng trưởng kinh tế vẫn được coi trọng hơn công tác bảo vệ môi trường? Câu hỏi này đặt ra yêu cầu sự hợp sức của tất cả các đơn vị, các ban ngành từ Trung ương đến địa phương cùng nhau giải quyết. Tại tỉnh Lạng Sơn, điều đặt ra ở trên không phải là một sự ngoại lệ. Thành phố Lạng Sơn là đô thị nằm ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc, là thành phố thương mại cửa khẩu đang trên đà phát triển sôi động, là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa. 2 Tuy vị trí khá thuận lợi, có nhiều cơ hội phát triển về mọi lĩnh vực nhưng thành phố cũng gặp không ít thách thức trong tương lai. Trong xu thế chuyển mình phát triển, với tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay, dự kiến tại thành phố Lạng Sơn sẽ phải đối mặt với sự gia tăng số lượng cũng như tính nguy hại của CTRSH. Bên cạnh đó, công tác QLCTR của thành phố cũng đang gặp phải nhiều khó khăn như: việc phân loại tại nguồn tuy đã triển khai thực hiện nhưng hiệu quả đạt được chưa cao; việc xử lý mới chỉ dừng lại ở việc chôn lấp hợp vệ sinh. Hiện nay, mức độ ảnh hưởng đến môi trường thành phố do chất thải rắn gây ra chưa lớn, đây là cơ hội cho giải quyết ngay trong giai đoạn đầu. Các khu vực mới phát triển hầu như chưa được cung cấp dịch vụ nên có thể xây dựng mạng lưới thu gom và xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn ngay trong giai đoạn đầu. Xuất phát từ hiện trạng kinh tế - xã hội, môi trường của thành phố Lạng Sơn và những yêu cầu thực tiễn về CTRSH, với mong muốn được góp phần vào công tác quản lý, xử lý CTRSH tại địa bàn thành phố Lạng Sơn nhằm bảo đảm cho môi trường thành phố phát triển bền vững, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Lạng Sơn đến năm 2030 với sự tham gia của cộng đồng” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý đô thị & công trình. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. - Nghiên cứu cơ sở khoa học công tác quản lý CTRSH với sự tham gia của cộng đồng. - Đề xuất giải pháp nhằm tăng hiệu quả quản lý CTRSH của thành phố. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Lạng Sơn - Xây dựng cơ sở khoa học về quản lý CTRSH với sự tham gia của cộng đồng 3 - Đề xuất một số giải pháp quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn với sự tham gia của cộng đồng Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý CTRSH Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn không gian: Địa bàn thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn - Giới hạn thời gian: Quản lý CTRSH thành phố Lạng Sơn đến năm 2030 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu. - Thu thập các số liệu, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng công tác quản lý CTRSH từ các cơ quan nhà nước, công ty TNHH Huy Hoàng - đơn vị chuyên thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.Lạng Sơn. - Phỏng vấn các hộ gia đình, cán bộ công nhân viên trên địa bàn thành phố. - Điều tra khảo sát thực địa để đánh giá hiện trạng công tác quản lý RTSH. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu Các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm Excel, kết quả được trình bày bằng hệ thống các bảng số liệu, biểu đồ và bản đồ. Các phương pháp khác - Phương pháp kế thừa chọn lọc các tài liệu đã có. - Phương pháp chuyên gia, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ và công nhân viên Công ty TNHH Huy Hoàng - đơn vị chuyên thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.Lạng Sơn. - Phương pháp dự báo: các đề xuất được dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài và những dự báo về nhu cầu của xã hội và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Kết quả nghiên cứu đã đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý CTRSH hiện nay của thành phố Lạng Sơn. 4 - Tổng hợp các cơ sở lý luận và thực tiễn trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị. - Đề xuất các giải pháp quản lý, trong đó có các giải pháp về sự tham gia của cộng đồng nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra. Các khái niệm và thuật ngữ được sử dụng trong luận văn - 3R: là từ viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh: Reduce – Reuse – Recycle + Reduce (Giảm thiểu): Giảm thiểu lượng rác thông qua việc thay đổi lối sống hoặc/và cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất, mua bán sạch…Ví dụ: Sử dụng làn hay túi vải để đi chợ thay cho túi nlon để nhằm giảm lượng rác thải phát sinh từ túi nilon … + Reuse (Tái sử dụng): Sử dụng lại các sản phẩm hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ hay cho một mục đích khác. Ví dụ: sử dụng lại chai đựng nước khoáng để đựng nước nước… + Recycle (Tái chế): Sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất có ích khác. - Chất thải rắn: Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. - Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt): là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người - Phân loại chất thải: là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định) trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác nhau - Phân loại chất thải rắn tại nguồn (Solid Waste Seperation at Source): là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng đối với các hệ thống quản lý chất thải rắn hiện đại. Công việc này liên quan trực tiếp đến việc tách riêng (phân loại) một số thành phần chất thải rắn ngay tại nguồn phát sinh trước khi nó được chuyên chở đi. 5 - Quản lý chất thải rắn: là các hoạt động kiểm soát chất thải suốt trong quá trình từ phát sinh đến thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, thải bỏ chất thải. - Sự tham gia của cộng đồng: là một quá trình mà cả Chính phủ và cộng đồng cùng có trách nhiệm cụ thể và thực hiện các hoạt động để tạo ra dịch vụ đô thị cho tất cả mọi người. - Vận chuyển chất thải: là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển - Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải một cách trực tiếp hoặc sau khi sơ chế mà không làm thay đổi tính chất của chất thải. - Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải. - Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải. Cấu trúc luận văn Gồm 3 phần: MỞ ĐẦU NỘI DUNG: gồm 3 chương Chương 1: Thực trạng công tác quản lý CTRSH thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý CTRSH với sự tham gia của cộng đồng. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Vấn đề quản lý CTRSH là vấn đề cấp thiết hiện nay của thành phố Lạng Sơn cũng như của tất cả các đô thị khác ở nước ta. Các tồn tại, hạn chế trong quản lý CTRSH đến từ các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTR và ý thức của người dân về BVMT. Bên cạnh đó, quản lý CTR còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội khác có liên quan, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ nhiều phía của các cơ quan chức năng, nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu và cộng đồng. Tình trạng rác thải chưa được phân loại hoặc phân loại nhưng không hiệu quả do thiếu sự tham gia cao của cộng đồng gây khó khăn trong quá trình thu gom, xử lý, lãng phí tài nguyên, ô nhiễm, gây bất lợi cho phát triển kinh tế địa phương. Do đó, công tác quản lý CTRSH tại thành phố Lạng Sơn cần phải được nhìn nhận và thực hiện quản lý theo một mô hình có sự chia sẻ trách nhiệm giữa nhà nước và cộng đồng. Luận văn đã nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý với sự tham gia của cộng đồng theo hướng mang lại kết quả giảm thiểu khối lượng CTR phát sinh tại nguồn, từ đó giảm thiểu tối đa khối lượng CTR đem chôn lấp. Trên cơ sở mô hình đề xuất, Luận văn đã xây dựng cơ chế quản lý nhằm liên kết giữa các bên bao gồm người dân, nhà nước, doanh nghiệp và nhà khoa học trong việc quản lý CTRSH tại thành phố. Kết quả đạt được từ những nghiên cứu trong luận văn là một mô hình khả thi có thể áp dụng cho thành phố Lạng Sơn nhằm cải thiện tình hình quản lý CTR hiện tại, đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Kiến nghị Để thực hiện các giải pháp, mô hình quản lý như đề xuất, tác giả luận văn kiến nghị: - Cần có sự quan tâm chỉ đạo đồng bộ của các cấp, các ngành cũng tham gia vào lĩnh vực BVMT, đặc biệt công tác tuyên truyền phải được coi trọng và tiến hành thường xuyên, sâu rộng hơn. 99 - Từng bước đồng bộ hệ thống trang thiết bị thu gom, vận chuyển CTR; đầu tư các phương pháp, công nghệ mới, tiên tiến trong lĩnh vực xử lý chất thải, tạo cơ sở hạ tầng phù hợp với công tác quản lý CTR của thành phố Lạng Sơn hiện tại và tương lai. - Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp: + Các cơ chế bắt buộc một số đối tượng sản xuất chất thải phải phân loại ngay tại nguồn. + Cơ chế chính sách khuyến khích các cơ sở, cá nhân sử dụng bao bì đóng gói sản phẩm bằng nguyên liệu có thể tái chế, tái sử dụng. + Cơ chế ưu đãi nhằm khuyến khích và huy động các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực VSMT. 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), ‘‘Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011- Chất thải rắn’’, Hà Nội. 2. Công ty TNHH Huy Hoàng (2014), ‘‘Báo cáo tổng kết năm 2014’’, Lạng Sơn. 3. Trần Thị Mỹ Diệu - (2010), ‘‘Giáo trình Quản lý CTRSH’’. 4. Phạm Ngọc Đăng, ‘‘Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp’’, NXB Xây dựng Hà Nội. 5. Cù Huy Đấu, Trần Thị Hường (2009), ‘‘Quản lý chất thải rắn đô thị’’, NXB Xây dựng. 6. Trần Minh Hải (2006), ‘‘Kỹ thuật môi trường đại cương, Phần 3, Chất thải rắn’’, Tài liệu giảng dạy, Thành phố Hồ Chí Minh 7. Đậu Xuân Hành (2013), ‘‘Thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vinh” 8. Nguyễn Đình Hương (2006), ‘‘Giáo trình kinh tế chất thải’’, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 9. Trần Thị Hường (2000), ‘‘Việc lựa chọn và khả năng sử dụng các biện pháp xử lý chất thải rắn đô thị ở nước ta’’, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học môi trường đô thị, công nghiệp, nông thôn. 10. Anh Khoa (2010), ‘‘Cần Thơ: Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác’’, website của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 11. Lê Văn Khoa (2010), ‘‘Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tái chế và tái sử dụng là giải pháp có ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường ở các đô thị’’. 12. Nguyễn Tố Lăng (2004), ‘‘Quản lý phát triển đô thị bền vững – Một số bài học kinh nghiệm’’, Tài liệu giảng dạy sau đại học, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 13. Lê Văn Nãi (1999), ‘‘Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản’’, NXB Khoa Học Kỹ Thuật. 101 14. Trần Hiếu Nhuệ (2001), ‘‘Quản lý chất thải rắn’’, Tập 1, Chất thải rắn đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội. 15. Nguyễn Văn Phước (2008), ‘‘Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn’’, NXB Xây dựng. 16. Nguyễn Văn Sinh (2007) Chuyên đề ‘‘Nghiên cứu thực trạng quản lý rác thải của các nước trên thế giới’’. 17. Nguyễn Thị Anh Thu (2001), ‘‘Chất thải sinh hoạt ở đô thị Việt Nam’’, Dự án kinh tế chất thải. 18. Trang thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn: http://www.langson.gov.vn/ 19. Trang thông tin điện tử: http://baobacninh.com.vn/ 20. Viện Kiến trúc Quy hoạch Đô thị và Nông thôn (2010), ‘‘Điều chỉnh QHC xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn đến năm 2030’’
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan