Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý chất thải ở nông thôn theo pháp luật việt nam...

Tài liệu Quản lý chất thải ở nông thôn theo pháp luật việt nam

.PDF
93
13
105

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGÔ PHƢƠNG THẢO QU¶N Lý CHÊT TH¶I ë N¤NG TH¤N THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2021 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGÔ PHƢƠNG THẢO QU¶N Lý CHÊT TH¶I ë N¤NG TH¤N THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380101.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ KIM NGUYỆT HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Ngô Phƣơng Thảo MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Ở NÔNG THÔN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ............................ 6 1.1. Những vấn đề lý luận về quản lý chất thải ở nông thôn................ 6 1.1.1. Khái niệm chất thải.............................................................................. 6 1.1.2. Khái niệm quản lý chất thải ở nông thôn ............................................ 8 1.1.3. Đặc điểm của pháp luật quản lý chất thải ở nông thôn .................. 10 1.1.4. Phân loại chất thải ở nông thôn ở Việt Nam ..................................... 10 1.2. Những vấn đề lý luận về quản lý chất thải ở nông thôn theo pháp luật Việt Nam ......................................................................... 13 1.2.1. Vai trò, ý nghĩa của pháp luật đối với hoạt động quản lý chất thải ở nông thôn Việt Nam hiện nay ................................................. 13 1.2.2. Nội dung điểu chỉnh của pháp luật về quản lí chất thải ở nông thôn ....... 20 1.3. Kinh nghiệm về quản lí chất thải tại một số quốc gia trên thé giới và gợi mở cho Việt Nam ................................................... 23 1.3.1. Quản lí chất thải tại Nhật Bản ........................................................... 23 1.3.2. Quản lý chất thải tại Cộng hoà liên bang Đức .................................. 25 1.3.3. Quản lý chất thải tại Hàn Quốc ......................................................... 29 1.3.4. Gợi mở cho Việt Nam về quản lí chất thải ở nông thôn ....................... 30 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 33 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Ở NÔNG THÔN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ..........................................................35 2.1. Nội dung cơ bản về quản lí chất thải ở nông thôn theo pháp luật Việt Nam................................................................................... 35 2.1.1. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể phát sinh chất thải ở nông thôn ..... 35 2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải .... 38 2.1.3. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong quản lí chất thải ở nông thôn........................................................................................... 40 2.1.4. Trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong quản lí chất thải ở nông thôn........................................................................................... 45 2.1.5. Xử lý vi phạm pháp luật của quản lí chất thải ở nông thôn .............. 49 2.2. Đánh giá thực trạng quản lý chất thải ở nông thôn theo pháp luật Việt Nam ......................................................................... 51 2.2.1. Ưu điểm của quản lý chất thải ở nông thôn theo Pháp luật Việt Nam ...... 51 2.2.2. Hạn chế trong quản lý chất thải ở nông thôn theo pháp luật Việt Nam........................................................................................... 54 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 68 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHẤT THẢI Ở NÔNG THÔN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM........................ 69 3.1. Định hƣớng hoàn thiện về quản lý chất thải ở nông thôn theo pháp luật Việt Nam .......................................................................... 69 3.2. Giải pháp hoàn thiện nội dung quy định của pháp luật về quản lý chất thải ở nông thôn ........................................................ 70 3.2.1. Phân tách quyền hạn và trách nhiệm quản lý chất thải giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các Bộ ban ngành khác.................... 70 3.2.2. Bắt buộc phân loại chất thải đối với mọi chủ thể phát sinh chất thải....... 71 3.2.3. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý đối với vi phạm pháp luật quản lý chất thải ở nông thôn ............................................................ 73 3.2.4. Tăng mức phí môi trường đối với các chủ thể phát sinh chất thải ở nông thôn ....................................................................................... 74 3.2.5. Chính sách đối với các đối tượng tham gia quản lý chất thải khác ở nông thôn ........................................................................................ 75 3.2.6. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về quy định xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng .............................................. 76 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản lý chất thải ở nông thôn ...................................................................... 76 3.3.1. Nâng cao vai trò của hội phụ nữ trong quản lý chất thải .................. 77 3.3.2. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ chủ thể phát sinh chất thải thực hiện hoạt động tái sử dụng, tái chế chất thải..................................... 78 3.3.3. Thực hiện việc liên kết giữa các xã, các tỉnh trong hoạt động quản lý chất thải ở nông thôn, xóa bỏ các lò đốt nhỏ lẻ không đạt tiêu chuẩn môi trường ................................................................. 78 3.3.4. Thực hiện bổ nhiệm chủ tịch ủy ban nhân dân chéo giữa các xã ........ 79 3.3.5. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân ............................................................................ 80 Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 81 KẾT LUẬN .................................................................................................... 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 83 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KCN: Khu công nghiệp TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TNMT: Tài nguyên môi trường UBND: Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Môi trường đang là một trong những vấn đề nóng của không chỉ Việt Nam mà còn toàn Thế Giới bởi kinh tế ngày một phát triển, dân số không ngừng tăng lên khiến cho rác thải phát sinh ngày một nhiều. Điều này không chỉ gây báo động tại các thành phố lớn, các khu dân cư, các khu công nghiệp, các làng nghề mà ngày nay ở nông thôn – vốn là nơi tập trung dân cư thưa thớt nhưng với tốc độ đô thị hoá mở rộng như hiện nay thì vấn đề quản lý chất thải ở nông thôn cũng dần trở thành một vấn đề quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường. Xã hội ngày càng phát triển cả về phương diện kinh tế và con người, sự phát triển kinh tế - xã hội trong nước được thể hiện rõ qua sự hình thành và hoạt động của các Khu Công nghiệp, Cụm Công nghiệp, làng nghề, khu đô thị, dân cư tập trung. Tính đến cuối năm 2019, cả nước có 372 KCN đã được thành lập (cả trong và ngoài Khu Kinh tế ven biển) trong đó có 280 KCN đã đi vào hoạt động (tăng 29 KCN so với năm 2018) và 92 KCN đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản; 698 CCN đang hoạt động (tăng 9 CCN so với năm 2018)... Khoảng 4.575 làng nghề, trong đó có 2.009 làng nghề và làng nghề truyền thống được công nhận (tăng 170 làng so với năm 2018); có 833 đô thị (tăng 20 đô thị so với năm 2018), tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 39,2%, tăng 0,8% so với năm 2018 [2]. Dân số cũng gia tăng chóng mặt kèm theo đó là nhu cầu của mỗi con người lại tăng lên khiến cho lượng rác thải trung bình của 1 người càng ngày càng cao. Như một đứa trẻ trước kia khi sinh ra sẽ dùng khăn xô, khăn bông nhưng bây giờ thay vào đó là bỉm, giấy ướt, khăn giấy, giấy đa năng, ... khiến lượng rác thải ra môi trường tăng lên đáng kể trở thành một vấn đề mà các nhà quản lý ngày càng phải chú tâm nhiều hơn. 1 Theo thống kê của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường thời điểm năm 2019 thì mỗi ngày lượng rác thải ở Hà Nội lên tới 4.000 đến 5.000 tấn [27]. Đây là con số tượng trưng cho chất thải ở các đô thị lớn. Ngoài ra, tại các cụm khu công nghiệp, các làng nghề, các bệnh viện, trang trại, ... mỗi ngày đều xả thải ra môi trường lượng chất thải lớn và dự đoán sẽ tiếp tục tăng lên với tốc độ phát triển như hiện nay. Với tình trạng nêu trên, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của mỗi con người. Vì vậy, cần có biện pháp giảm thiểu lượng chất thải xuống mức thấp nhất có thể để hạn chế những tác động của chất thải tới môi trường. Ngoài các khu vực trên thì ở nông thôn, vốn là khu vực xa trung tâm, dân cư khá thưa thớt, yêu cầu về đời sống con người ở mức trung bình, nhận thức về con người tập trung các khu vực này cũng chưa cao. Tuy nhiên, tình trạng đô thị hóa mở rộng như hiện nay khiến cho lượng chất thải tại nông thôn những năm gần tăng đột biến. Những quy định của pháp luật quản lý chất thải mới chỉ tập trung theo từng loại chất thải như chất thải công nghiệp, chất thải làng nghề, chất thải y tế, ... chứ không có các quy định riêng về quản lý chất thải ở nông thôn.Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý chất thải ở nông thôn theo pháp luật Việt Nam” là rất cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong khoa học pháp lý. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Pháp luật quản lý chất thải nói chung là một đề tài được Nhà nước quan tâm và rất nhiều các nhà khoa học nghiên cứu và tìm hiểu trong đó có thể kể tới: Thạc sĩ Bùi Đức Hiển với một loạt các bài viết, nghiên cứu như: “Điều chỉnh pháp lý về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông ở Việt Nam” Tạp chí Luật học số 11/2018; “Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát môi trường không khí” – Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 4/2008; “Mấy vấn đề lý 2 luận về quản lý chất thải thông thường ở Việt Nam hiện nay” – Tạp chí nhà nước và Pháp luật số 4/2015; “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản lý rác thải nhựa hướng tới phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” – Tạp chí nhà nước và pháp luật số 8/2020. Các Luận án Tiến sĩ về quản lý chất thải: “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị dựa vào cộng đồng: nghiên cứu điển hình ở thành phố Hà Nội” – Ngô Thanh Mai – Đại học Kinh tế quốc dân; “Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại” – Vũ Thị Duyên Thủy năm 2007; “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật Việt Nam” – Nguyễn Thị Kim Ngân; “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phục vụ xây dựng nông thôn mới tại Tân Thành, huyện Cao Lộc. Lạng Sơn” – Vũ Thu Hạnh. Ngoài ra còn có rất nhiều luận văn thạc sĩ tại các trường đào tạo ngành luật: “Pháp luật quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam” – Phạm Thanh Thủy (Khoa luật – Đại học quốc gia); “Pháp luật quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam” – Nguyễn Vũ Duy (Đại học mở Hà Nội – PGS.TS. Vũ Thị Duyên Thủy hướng dẫn); “Pháp luật về quản lý chất thải răn thông thường tại Việt Nam” – Lưu Việt Hùng (Khoa luật – Đại học Quốc gia); “Đánh giá các quy định về quản lý chất thải” – Phạm Thị Liễu (Đại học luật Hà Nội); ... Và bài viết của các nhà khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành: “Một cơ chế phù hợp cho quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam” đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11/2002 – Lê Kim Nguyệt; “Pháp luật về quản lý chất thải của một số quốc gia và kinh nghiệm đối với Việt Nam” – Nguyễn Văn Phương đăng trên Tập chí Luật học số 9/2013, “Một số hạn chế của các quy định pháp luật về thanh tra việc thực hiện pháp luật môi trường tại Việt Nam” – Vũ Thị Duyên Thủy đăng trên Tạp chí Luật học số 2/2014;... nhưng các bài nghiên cứu, bài viết này vẫn tập trung vào pháp luật quản lý chất thải nói chung hoặc chia theo từng loại chất thải như chất thải nguy hại, chất thải sinh hoạt, chất thải rắn thông thường, và nếu theo khu vực thì cũng 3 mới chỉ quan tâm tới pháp luật quản lý chất thải ở đô thị, làng nghề, các khu công nghiệp chứ chưa có sự nghiên cứu về pháp luật quản lý chất thải ở nông thôn. Vì thế tôi chọn đề tài “Quản lý chất thải ở nông thôn theo pháp luật Việt Nam” để nghiên cứu nhằm có cái nhìn rõ nét hơn về pháp luật quản lý chất thải ở nông thôn cũng như đóng góp những ý kiến của mình cho việc hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải ở nông thôn hiện nay. 3. Đối tƣợng nghiên cứu đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề xoay quanh hoạt động quản lý chất thải ở nông thôn: phát sinh, vận chuyển, thu gom, xử lý,… theo pháp luật Việt Nam hiện nay. Cùng với đó thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chất thải ở nông thôn để tìm ra những ưu điểm và nhược điểm để từ đó đề xuất ra những giải pháp khắc phục những khiếm khuyến còn tồn đọng trong quá trình thực hiện hoạt động đó. 4. Ý nghĩa lý luận của đề tài Trong quá trình nghiên cứu đề tài, học viên sẽ làm rõ hơn những vấn đề có liên quan tới pháp luật quản lý chất thải ở nông thôn. Đồng thời sẽ chỉ ra những điểm mà pháp luật đã tác động tích cực tới hoạt động quản lý chất thải ở nông thôn cũng như những hạn chế của pháp luật khi áp dụng vào thực tế. Từ đó, học viên sẽ đưa ra những giải pháp khắc phục những nhược điểm đã chỉ ra để hoàn thiện pháp luật quản lý chất thải ở nông thôn Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó học viên cũng sẽ đóng góp những phương pháp giúp cho việc thực hiện pháp luật quản lý chất thải được dễ dàng hơn và nhanh chóng đạt hiệu quả cao hơn phù hợp với thực trạng đời sống hiện nay và hướng tới kế hoạch lâu dài cho tương lai. 5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: học viên nghiên cứu về hoạt động quản lý chất thải tại vùng nông thôn theo pháp luật Việt Nam 4 - Phạm vi thời gian: học viên nghiên cứu về tình trạng quản lý chất thải cũng như mức độ thực hiện pháp luật quản lý chất thải và sự phù hợp của của các quy định về quản lý chất thải trong thời điểm thực hiện nghiên cứu vào năm 2020 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, học viên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau. Ngoài phương pháp duy vật biện chứng, học viên kết hợp các phương pháp phù hợp với đề tài yêu cầu như phương pháp phân tích sau đó là phương pháp so sánh đối chiếu kết hợp thực tiễn, ... để có một góc nhìn tương đối hoàn hỉnh về đề tài mình chọn. Thêm vào đó, luận văn có tham khảo một số công trình nghiên cứu đã được công nhận của các nhà nghiên cứu có chuyên môn, những số liệu báo cáo thực tiễn để cho tính nghiên cứu của luận văn có chiều sâu. 7. Bố cục của luận văn Ngoài các phần danh mục từ viết tắt, mục lục, tài liệu tham khảo, thì bố cục nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương và phần kết luận: Chương 1: Những vấn đề lí luận về quản lý chất thải ở nông thôn và pháp luật về quản lý chất thải ở nông thôn. Chương 2: Thực trạng pháp luật về quản lý chất thải ở nông thôn. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải ở nông thôn. 5 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Ở NÔNG THÔN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1.1. Những vấn đề lý luận về quản lý chất thải ở nông thôn 1.1.1. Khái niệm chất thải Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học định nghĩa “Chất thải là rác và những đồ vật bị bỏ đi nói chung” [23]. Khái niệm này chỉ ra hai đặc tính trở thành chất thải đó là: - Chất thải phải là đồ vật tức là tồn tại dưới dạng vật chất, như vậy khái niệm này mới chỉ bao gồm các loại chất thải mà chúng ta trực tiếp vứt đi trong quá trình sinh hoạt và lao động tay chân, chưa kể đến các loại chất thải sản sinh ra của các hoạt động khác nghiên cứu hay các hoạt động công nghiệp sinh ra các loại khí thái độc hại cho môi trường chẳng hạn. - Chất thải là đồ vật bị bỏ đi, khái niệm bỏ đi của đồ vật trong định nghĩa này vẫn chưa được làm rõ, một vật có thể bị bỏ đi không phải do bản thân vật đó không còn giá trị sử dụng mà do người sở hữu không còn nhu cầu sử dụng nữa nhưng người khác vẫn có thể sử dụng bình thường. Như vậy, sự “bỏ đi” không thể là căn cứ để xác định chất thải được. Cũng như vậy, từ điển môi trường Anh – Việt và Việt – Anh định nghĩa “Chất thải là bất kì chất gì, rắn, lỏng hoặc khí mà cơ thể hoặc hệ thống sinh ra nó không còn sử dụng được nữa và cần có biện pháp thải bỏ” [24, tr. 260] lấy tiêu chí chủ sở hữu không còn sử dụng nữa để quy định chất thải. Điều này không tính tới có một số loại chất thải phát sinh không phụ thuộc vào mong muốn của chủ thể thực hiện hoạt động như việc kết hợp giữa các chất trong nghiên cứu khoa học sản sinh ra những chất khí không mong muốn và có thể không dự liệu trước được. Dưới góc độ pháp lý chất thải được định nghĩa tại khoản 12 Điều 3 6 Luật Bảo vệ môi trường 2014: “Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt và hoạt động khác” [18]. Cụm từ “được thải ra” trong quy định này không còn mang ý chí chủ quan của chủ thể nữa, các chất thải không phụ thuộc vào người chủ thải mà có thể. Tuy nhiên khái niệm về chất thải này vướng mắc một số vấn đề như do tính chất và mục đích khác nhau giữa các hoạt động của con người, một vật chất ở giai đoạn sản xuất này có thể tồn tại dưới dạng chất thải nhưng nó lại là nguyên liệu của một hoạt động sản xuất khác. Bởi vậy, một vật chất tồn tại dưới dạng chất thải trong khoảng thời gian từ lúc bị thải ra sau quá trình sản xuất này tới khi được đưa vào khai thác, sử dụng theo mục đích khác hoặc là vật chất không thể sử dụng được nữa. Nhưng pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam coi chất thải phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của chủ thể sở hữu mà chưa đề cập tới ý chí của Nhà nước trong vấn đề này khác với Pháp luật quốc gia và Công ước Basel về kiểm soát và vận chuyển chất thải qua biên giới và việc tiêu hủy chúng đều xác định những vật chất mà chủ sở hữu “buộc phải từ bỏ” là chất thải. Sau khi phân tích một số vấn đề trong khái niệm về chất thải, Tiến sĩ Nguyễn Văn Phương trong Tạp chí Luật học số 10/2006 đã đưa ra kết luận: Thứ nhất, chất thải là vật chất, có thể tồn tại dưới dạng như rắn, lỏng, khí hoặc các dạng khác. Những yếu tố phi vật chất không thể là chất thải. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với những yếu tố cấu thành môi trường trong pháp luật môi trường. Thứ hai, vật chất bị chủ sở hữu thải ra trong các hoạt động của mình, cả trường hợp chủ động và bị động sẽ trở thành chất thải. Thứ ba, trong trường hợp không rõ ràng về ý chí chủ ở hữu, một vật chất có thể trở thành chất thải thông qua ý chí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thứ tư, một vật chất sẽ tồn tại dưới dạng chất thải kể từ khi chủ sở hữu 7 hoặc người sử dụng hợp pháp thải ra hoặc buộc phải từ bỏ cho tới khi con người người đưa nó vào sử dụng vào một chu trình sản xuất hoặc chu trình sử dụng khác [14]. Với những tiêu chí đã nêu trên ta có thể định nghĩa: “Chất thải là vật chất tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, khí hoặc các dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác hoặc phải từ bỏ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” 1.1.2. Khái niệm quản lý chất thải ở nông thôn Quản lý chất thải ở nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng. Bởi lẽ môi trường chính là nơi chứa chất thải và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các đặc tính của chất thải, khi xác định mức độ nguy hại của chất thải đối với chất thải thì chủ thể đầu tiên được nhắc đến đó là môi trường, từ môi trường chung bị ảnh hưởng mới gây những hậu quả về đời sống con người. Trước tiên, ta hiểu quản lý chất thải là tổng hợp các biện pháp, cách thức nhằm kiểm soát quá trình phát sinh, tồn tại, chuyển hóa, xử lý chất thải và những ảnh hưởng, tác động của chất thải tới môi trường [17]. Theo định nghĩa này, quản lý chất thải bao gồm tất cả các hoạt động có liên quan đến chất thải từ quá trình được phát sinh tới khi kết thúc bằng các phương pháp xử lý từ thủ công tới tiên tiến, hiện đại. Thậm chí hoạt động quản lý chất thải còn mở rộng bắt đầu từ các khâu dùng nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất, ... Ngoài các hoạt động trực tiếp tác động tới chất thải, quản lý chất thải còn bao gồm cả việc quy hoạch quản lý chất thải; đánh giá mức độ tác động của chất thải tới đời sống còn người cũng như quy định về điều kiện chủ thể đối với một số loại chất thải đặc biệt. Từ đó, Luật Bảo vệ môi tường tại khoản 3 điều 15 quy định “ Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận 8 chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải” [18]. Khái niệm này liệt kê đầy đủ các hoạt động cần thực hiện trong quản lý chất thải phù hợp và phù hợp với quy định chung của Điều ước Quốc tế về môi trường (Công ước Basel) đó là quản lý chất thải là việc thu thập, vận chuyển và tiêu hủy các chất thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác, bao gồm cả hoạt động giám sát các điểm tiêu hủy. Tất cả các công tác này đều hướng tới một mục đích chính là giảm thiểu tối đa tác động xấu của chất thải tới môi trường, giữ gìn và bảo vệ môi trường, không gian sống, đảm bảo chất lượng cuộc sống trên toàn Thế Giới. Như vậy, qua khái niệm quản lý chất thải có thể hiểu quản lý chất thải ở nông thôn cũng bao gồm tất cả các hoạt động của quản lý chất thải như đã nói ở trên nhưng được thực hiện tại khu vực địa lý là các vùng nông thôn bao gồm chất thải từ mọi sinh hoạt và sản xuất được diễn ra theo những đặc trưng riêng của khu vực địa lý này.  Khái niệm pháp luật quản lý chất thải ở nông thôn Ths. Vũ Thị Duyên Thủy trong bài viết về “Vai trò của pháp luật quản lí chất thải nguy hại ở Việt Nam” cũng nêu rõ khái niệm pháp luật quản lý chất thải nguy hại là bộ phận của pháp luật môi trường, bao gồm các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lí điều chính những mối quan hệ nảy sinh trong thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu giữ, xử lí và tiêu hủy chất thải nguy hại nhằm hạn chế chất thải, phòng ngừa, giảm thiểu những ảnh hưởng xấu của chúng bảo vệ chất lượng môi trường sống của con người [21]. Theo quan điểm của triết học Mac – Lenin thì “Pháp luật được hiểu là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chính các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể” [22] kết hợp với khái niệm về “Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải” thì ta có thể định nghĩa pháp luật quản lý chất thải ở nông thôn như sau: 9 Pháp luật quản lý chất thải ở nông thôn là một bộ phận của pháp luật môi trường, bao gồm các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh trong quá trình con người tiến hành các hoạt động làm phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái sự dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải nhằm hạn chế phát thải, phòng ngừa, giảm thiểu ảnh hưởng xấu của chúng, bảo vệ chất lượng môi trường sống của con người ở nông thôn. 1.1.3. Đặc điểm của pháp luật quản lý chất thải ở nông thôn Vùng nông thôn nước ta có tổng diện tích khá lớn nhưng chia ra nằm rải rác chứ không tập trung thành một khu vực rộng lớn. Cũng do địa hình trải dài của nước ta mà mỗi vùng miền lại có phong tục tập quán riêng và đặc điểm khí hậu của khu vực đó dẫn tới có sự khác biệt về tập quán, lối sống và các ngành nghề sản xuất. Theo báo cáo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, phần lớn dân số Việt Nam vẫn tập trung sống và sản xuất ở khu vực nông thôn với khoảng 63,09 triệu người, chiếm 65,6% dân số cả nước, mặc dù tỷ lệ gia tăng dân số có giảm so với năm 2018, nhưng vẫn ở mức cao [2, tr.12]. Vì vậy, việc quản lý chất thải ở vùng nông thôn để thống nhất được sẽ gặp nhiều khó khăn đòi hỏi một hệ thống pháp luật bao quát toàn bộ vấn đề tránh bỏ lọt, thiếu tính phù hợp, khả thi gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương. Về pháp luật quản lý chất thải ở nông thôn không có các quy phạm riêng, hoạt động quản lý chất thải ở nông thôn được thực hiện theo những quy định về quản lý chất thải nói chung. Mỗi loại chất thải ở nông thôn sẽ áp dụng những quy định của pháp luật về loại chất thải đó. 1.1.4. Phân loại chất thải ở nông thôn ở Việt Nam Chất thải nói chung được phân loại theo rất nhiều cách dựa vào các tiêu chí khác nhau. Theo mức độ nguy hại có thể chia ra thành chất thải nguy hại và chất thải thông thường. Theo nguồn gốc phát sinh chất thải có thể phân 10 chia thành: chất thải sinh hoạt, chất thải nông nghiệp, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải văn phòng, ... Theo dạng tồn tại của chất thải có thể phân chia thành các loại chất thải rắn, lỏng, khí, ... Tuy nhiên với đặc điểm nông thôn Việt Nam không tập trung thành một vùng có diện tích rộng lớn mà rải rác bên ngoài các thành phố, đô thị lớn. Mỗi vùng có các tập quán sinh sống mang bản sắc riêng và hoạt động sản xuất đặc trưng phụ thuộc vào các yếu tố về địa hình và thiên nhiên ở đó. Nhưng ở những vùng này con người chủ yếu sống dựa vào trồng trọt và chăn nuôi nên các loại chất thải có thể chia làm các loại chính như sau: - Chất thải sinh hoạt: Chất thải sinh hoạt nông thôn phát sinh từ các hộ gia đình, chợ, nhà kho, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính... Chất thải sinh hoạt nông thôn chủ yếu bao gồm thành phần hữu cơ dễ phân hủy (thực phẩm thải, chất thải vườn) với độ ẩm thường trên 60%; tuy nhiên, chất hữu cơ khó phân hủy, chất vô cơ (chủ yếu là các loại phế thải thủy tinh, sành sứ, kim loại, giấy, nhựa, đồ điện gia dụng hỏng...) và đặc biệt là túi ni lông xuất hiện ngày càng nhiều. Hầu hết chất thải rắn sinh hoạt không được phân loại tại nguồn; vì vậy, tỷ lệ thu hồi chất thải có khả năng tái chế và tái sử dụng như giấy vụn, kim loại, nhựa ... còn thấp và chủ yếu là tự phát. Theo số liệu thống kê, khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt nông thôn hiện nay là 28.394 tấn/ngày (tương đương 10.363.868 tấn/năm). Vùng đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt nông thôn lớn nhất với 2.784.494 tấn/ năm (chiếm 27%); tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung với 2.690.517 tấn/năm (chiếm 26%); vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát sinh 2.135.925 tấn/năm (chiếm 21%); vùng Tây Nguyên có lượng phát sinh nhỏ nhất, chỉ 526.586 tấn/năm (chiếm 5%) [2, tr. 32-33]. Tuy nhiên, do đời sống sinh hoạt của người dân ở nông thôn từ trước tới nay vẫn được đánh giá là đơn giản, truyền thống, gần gũi với thiên nhiên hơn các khu vực ở đô thị 11 đặc biệt là các đô thị lớn thì sự chênh lệch càng rõ rệt. Các gia đình ở nông thôn có diện tích đất rộng, trong bữa ăn hàng ngày họ thường sử dụng các thực phẩm như rau cỏ do mình tự trồng, những thức ăn có nguồn gốc từ động vật như thịt, trứng, sữa, ... cũng chủ yếu là tự sản xuất tại gia. Vì thế, hiện nay tại một số gia đình việc đi chợ mua thức ăn cũng không diễn ra thường xuyên. Thói quen ăn đồ tươi, ít sử dụng dụng các đồ đóng hộp giảm tải lượng chất thải là bao bì của các thực phẩm rất nhiều so với ở các thành phố bận rộn. Trẻ em ở nông thôn vẫn dùng tã thay cho bỉm, giấy ướt, giấy đa năng. Ở một số vùng, các bà các mẹ vẫn dùng bồ kết và các loại lá cây để gội đầu thay cho các loại dầu gội, sà phòng, sữa tắm, Tỉ lệ phụ nữ ở nông thôn dùng hóa mĩ phẩm chăm sóc cơ thể chiếm tỉ lệ thấp. Bởi vậy, thường thì chất thải hữu cơ ở nông thôn chiếm chủ yếu nhưng với tốc độ đô thị hóa mở rộng như hiện nay thì lượng chất thải vô cơ trong những năm gần đây cũng tăng lên đáng kể. - Chất thải nông nghiệp ở nông thôn lại bao gồm chất thải thông thường và chất thải nguy hại Chất thải thông thường thì vẫn chủ yếu là chất thải hữu cơ là tàn dư thực vật sau những mùa vụ (rơm, rạ, thân cây mềm, ...) do đặc điểm lao động sản xuất ở nông thôn thường trồng các cây lương thực như lúa, ngô, khoai, sắn, … luân canh thường xuyên. Những cây trồng này thường là cây ngắn ngày, chỉ lấy hạt, bỏ thân bởi vậy lượng tàn dư thực vật tương đối lớn chứ không như việc trồng các cây lấy gỗ, cây ăn quả từ năm này sang năm khác. Chất thải nguy hại trong hoạt động nông nghiệp ở nông thôn ta nói đến ở đây là các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các gói chứa bị ném xuống mương, bờ ruộng, ao hồ xung quanh khu vực sản xuất làm ô nhiễm nguồn nước, đất, gây nguy hại tới con người và động vật phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp cũng như các loài động vật khác. Trong “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn 2017” đã chỉ ra rằng mỗi khu vực nông thôn phát sinh 12 7.500 tấn vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong đó 80% số đó chưa được thu gom và xử lý. - Chất thải chăn nuôi: mô hình chăn nuôi tại các địa phương chủ yếu chăn nuôi theo hộ gia đình, cá biệt hình thành một số trang trại có diện tích và quy mô tương đối lớn. Hoạt động này phát sinh lượng chất thải tương đối lớn. Chất thải chăn nuôi bao gồm: thức ăn thừa, phân, nước thải từ động vật, nước cọ chuồng, các chất phun khử khuẩn chuồng trại, các loại thuốc bệnh của động vật, ... và thậm chí là chính động vật nếu như có dịch bệnh diễn ra. Theo mô hình các hộ gia đình thì hoạt động chăn nuôi được diễn ra trong phần diện tích đất sinh sống của các gia đình nên chất thải chăn nuôi được xả thải chung với hệ thống xả thải của chất thải sinh hoạt hàng ngày. Mô hình các trang trại chăn nuôi có quy mô lớn ở các vùng nông thôn trước khi được cấp phép xây dựng cũng như đi vào hoạt động phải thực hiện “ Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường” theo Thông Tư số 27/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 29/5/2015 [18]. Việc phê duyệt và cấp phép cho các trang trại được phê duyệt ở đơn vị Huyện và sau đó giao cho đơn vị xã kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Quy trình xử lý chất thải chăn nuôi từ trước tới nay của các trang trại chủ yếu xoay quanh việc xây dựng hệ thống cống thoát nước và đào hố biogas. Đây mới chỉ là quy định phương thức xả thải chứ chưa có các quy định về hệ thống xử lý trước khi thải ra môi trường. 1.2. Những vấn đề lý luận về quản lý chất thải ở nông thôn theo pháp luật Việt Nam 1.2.1. Vai trò, ý nghĩa của pháp luật đối với hoạt động quản lý chất thải ở nông thôn Việt Nam hiện nay Nhà nước Việt Nam ta là nhà nước Xã hội Chủ Nghĩa, pháp luật xã hội chủ nghĩa là công cụ chuyên chính giai cấp, là phương tiện để bảo vệ lợi ích 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan