Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông tỉnh quảng ninh theo tiế...

Tài liệu Quản lý chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông tỉnh quảng ninh theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể

.DOC
135
131
125

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------------------------------- CẦM THANH HẢI QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG NINH THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN KIỂM THÁI NGUYÊN – 2012 i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu đề tài “Quản lý chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông tỉnh Quảng Ninh theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể”, đến nay tôi đã hoàn thành đề tài. Với tình cảm chân thành nhất, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến: - Khoa sau đại học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên. - Các thầy, cô giáo, cán bộ và nhân viên đã tham gia giảng dạy, quản lý và giúp đỡ lớp học trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. - Lãnh đạo, cán bộ và chuyên viên các phòng ban chuyên môn Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh. - Tập thể các thầy, cô giáo và lãnh đạo các trường trung học phổ thông Vũ Văn Hiếu, Hòn Gai, Ngô Quyền, Bãi Cháy thuộc thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, cung cấp số liệu và tư vấn khoa học cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Đặc biệt, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phó giáo sư, Tiến sỹ Trần Kiểm, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo ân cần và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Dù đã hết sức cố gắng trong quá trình nghiên cứu song chắc rằng luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả luận văn kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý chân tình của các nhà khoa học, của quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp cùng những ai quan tâm đến vấn đề này. Hạ Long, tháng 4 năm 2012 Tác giả luận văn Cầm Thanh Hải ii MỤC LỤC Lời cảm ơn .................................................................................................................. i Mụclục....................................................................................................................... ii Danhmụccácchữviếttắt ...........................................................................................v Danhmụccácbảng ................................................................................................... vi Danhmụccácsơđồ ................................................................................................ viii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài. ....................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. .......................................................................2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. .............................................................................................2 5. Giả thuyết khoa học. ...............................................................................................3 6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu. ................................................................................3 7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3 8. Điểm mới của đề tài. ...............................................................................................4 9. Cấu trúc luận văn. ...................................................................................................4 Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ..................................................................................................5 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..............................................................................5 1.1.1. Trên thế giới ......................................................................................................5 1.1.2. Trong nước ........................................................................................................6 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài...........................................................................9 1.2.1. Hoạt động dạy học, quá trình dạy học ..............................................................9 1.2.2. Khái niệm về chất lượng, chất lượng dạy học ................................................11 1.2.3. Khái niệm về quản lý ......................................................................................14 1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT....................................................16 1.2.5. Quản lý chất lượng, quản lý chất lượng dạy học ở trường THPT ..................18 1.3. Một số mô hình trong quản lý chất lượng giáo dục ...........................................21 1.3.1. Mô hình BS 5750/ISO 9000............................................................................21 1.3.2. Mô hình quản lí chất lượng tổng thể (TQM) ..................................................21 1.3.3. Mô hình các yếu tố tổ chức .............................................................................22 1.4. Quản lý chất lượng theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể ..........................22 1.4.1. Tinh thần cơ bản của quản lý chất lượng tổng thể ..........................................22 1.4.2. Phương pháp luận trong quản lý chất lượng tổng thể .....................................25 1.4.3. Các tiêu chuẩn của quản lý chất lượng tổng thể .............................................25 1.5. Quản lý chất lượng dạy học ở trường THPT theo TQM....................................25 1.5.1. Chuyển hóa một số khái niệm của TQM vào quản lí giáo dục .......................25 iii 1.5.2. Phương pháp luận trong quản lý chất lượng dạy học ở trường THPT............27 1.5.3. Quản lý chất lượng dạy học ở trường THPT theo tinh thần quản lý chất lượng tổng thể ......................................................................................................................30 1.5.4. Một số sai lầm có thể gặp trong việc vận dụng TQM vào quản lý chất lượng dạy học ở trường THPT ............................................................................................34 1.6. Kết luận chương 1 ..............................................................................................35 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH .........................................................................................................36 2.1. Khái quát về giáo dục đào tạo tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long ...........36 2.1.1. Khái quát về Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh ......................................36 2.1.2. Khái quát về các trường THPT thuộc thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh ........37 2.2. Thực trạng quản lý chất lượng dạy học ở các trường THPT thuộc thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh ..............................................................................................42 2.2.1. Thực trạng quản lý chất lượng dạy học của cán bộ chỉ đạo chuyên môn ở Sở GD&ĐT Quảng Ninh hiện nay .................................................................................43 2.2.2. Thực trạng quản lý chất lượng dạy học của Hiệu trưởng ở các trường THPT thuộc thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh ..............................................................46 2.2.3. Thực trạng quản lý chất lượng dạy học của tổ chuyên môn ở trường THPT thuộc thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh hiện nay ...............................................57 2.2.4. Thực trạng quản lý chất lượng dạy học của giáo viên trường THPT thuộc thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh hiện nay .........................................................58 2.2.5. Thực trạng quản lý, tự quản lý chất lượng học tập của học sinh trường THPT thuộc thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh hiện nay ...............................................60 2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý chất lượng dạy học ở các trường THPT thuộc thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh ..............................................................61 2.3.1. Những ưu điểm................................................................................................61 2.3.2. Những thiếu sót, hạn chế.................................................................................62 2.3.3. Nguyên nhân của những thiếu sót, hạn chế.....................................................64 2.4. Kết luận chương 2 ..............................................................................................66 Chương 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT THUỘC THÀNH PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ ..................................68 3.1. Nguyên tắc chung xác lập biện pháp .................................................................68 3.1.1. Nguyên tắc tính kế thừa. .................................................................................68 3.1.2. Nguyên tắc tính thực tiễn ................................................................................68 3.1.3. Nguyên tắc tính đồng bộ .................................................................................69 3.1.4. Nguyên tắc tính hiệu quả.................................................................................69 iv 3.2. Các biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở trường THPT thuộc thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể ............................69 3.2.1. Biện pháp 1: Chú trọng xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tăng cường vai trò tự chủ và sự tham gia của mỗi thành viên .....................................................70 3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường chỉ đạo và giám sát nhằm tránh sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch dạy học, chú trọng cải tiến chất lượng từng bước và liên tục ...........75 3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và nâng cao năng lực quản lý của tổ trưởng chuyên môn .................................78 3.2.4. Biện pháp 4: Đẩy mạnh tự kiểm tra, tự đánh giá của giáo viên và của học sinh trong quá trình dạy học .............................................................................................82 3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng tập thể sư phạm thân thiện, hợp tác và chia sẻ; xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường ...............................................................87 3.2.6. Biện pháp 6: Nâng cao nhận thức từ cán bộ Sở GD&ĐT đến giáo viên các trường THPT về quản lý chất lượng tổng thể (TQM)...............................................90 3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp ..........................................................................92 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất .....................94 3.4.1. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo nghiệm ..........................................94 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm .......................................................................................95 3.4.3. Phân tích kết quả khảo nghiệm, sự phù hợp giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý chất lượng dạy học ...........................................................96 3.5. Kết luận chương 3 ..............................................................................................98 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................99 1. Kết luận .................................................................................................................99 2. Khuyến nghị. .......................................................................................................101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................103 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ là CLDH Chất lượng dạy học CLGD Chất lượng giáo dục GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HĐDH Hoạt động dạy học HS Học sinh HT Hiệu trưởng NXB Nhà xuất bản QLCL Quản lý chất lượng QLGD Quản lý giáo dục SL Số lượng TB Trung bình THPT Trung học phổ thông TL Tỷ lệ TP Thành phố vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng, chất lượng cán bộ, giáo viên 4 trường khảo sát năm học 2011-2012 ........................................................................................ 37 Bảng 2.2. Kết quả điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 của 4 trường khảo sát...... 38 Bảng 2.3. Kết quả điểm bài thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT của toàn tỉnh... 38 Bảng 2.4. Kết quả xếp loại học lực của HS 4 trường khảo sát ...................... 39 Bảng 2.5. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của HS 4 trường khảo sát .................. 40 Bảng 2.6. Kết quả thi tốt nghiệp THPT của 4 trường khảo sát ...................... 40 Bảng 2.7. Kết quả thi tốt nghiệp THPT toàn tỉnh........................................... 40 Bảng 2.8. Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 THPT của 4 trường ....... 41 Bảng 2.9. Thống kê số lượng và trình độ chuyên môn, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chuyên viên chỉ đạo bộ môn thuộc Sở GD&ĐT. ......................................................................................... 43 Bảng 2.10. Mức độ cần thiết về nhận thức và mức độ thực hiện các vấn đề quản lý chất lượng dạy học của Sở GD&ĐT.................................. 45 Bảng 2.11. Mức độ nhận thức về nội dung quản lý chất lượng dạy học. ....... 46 Bảng 2.12. Mức độ thực hiện các nội dung quản lý chất lượng dạy học. ...... 47 Bảng 2.13. Mức độ cần thiết các vấn đề khi xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng dạy học trong nhà trường THPT .......................................... 48 Bảng 2.14. Mức độ thực hiện công việc khi xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng dạy học trong nhà trường THPT. ......................................... 49 Bảng 2.15. Mức độ cần thiết của việc phân công nhiệm vụ dạy học cho các tổ chuyên môn và giáo viên. ............................................................... 51 Bảng 2.16. Mức độ thực hiện việc phân công nhiệm vụ dạy học cho các tổ chuyên môn và giáo viên. ............................................................... 52 Bảng 2.17. Mức độ cần thiết các nội dung, biện pháp của hiệu trưởng tổ chức, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn và giáo viên: .................................................................................... 53 Bảng 2.18. Mức độ thực hiện các nội dung, biện pháp của hiệu trưởng tổ chức, giám sát quá trình thực hin kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn và giáo viên. ............................................................................ 54 vii Bảng 2.19. Mức độ cần thiết và mức độ thực hiện việc hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá hoạt động và chất lượng dạy học. .................................... 56 Bảng 2.20. Mức độ cần thiết và mức độ thực hiện việc quản lý chất lượng dạy học của các tổ chuyên môn. ............................................................ 57 Bảng 2.21. Mức độ thực hiện việc quản lý chất lượng dạy học của giáo viên. .... 59 Bảng 2.22. Mức độ cần thiết và mức độ thực hiện việc tự quản lý chất lượng học tập của học sinh. ....................................................................... 60 Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất. .... 95 Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất. ...... 96 Bảng 3.3: Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. .......97 viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Phối hợp hoạt động dạy, hoạt động học. ....................................... 10 Sơ đồ 1.2: Các yếu tố quản lý giáo dục. ......................................................... 15 Sơ đồ 1.3: Mối quan hệ của các chức năng trong chu trình quản lý. ............. 16 Sơ đồ 1.4: Quan hệ giữa sản phẩm, khách hàng, bên cung ứng..................... 25 Sơ đồ 1.5: Phương pháp luận quản lý chất lượng dạy học theo TQM. .......... 28 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. 1.1. Tính cấp thiết về mặt lý luận. Trên thế giới, lý thuyết về quản lý chất lượng nói chung, quản lý chất lượng trong giáo dục nói riêng đã được nhiều nhà nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm nghiên cứu : Pauk Hersey, Ken Blane Hard, Andrew Taylor và Frances Hill, Jon S Oakland. Gần đây, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này như: “Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực (theo ISO và TQM)” của Trần Khánh Đức; “ Tiếp cận ISO trong đổi mới quản lý giáo dục phổ thông” của Phạm Quang Huân ... Đặc biệt là các công trình "Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục" và "Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục" của Trần Kiểm . Có nhiều cách tiếp cận hiện đại về quản lý chất lượng giáo dục nói chung, quản lý chất lượng dạy học nói riêng, trong đó có tiếp cận “quản lý chất lượng tổng thể” (Viết tắt là TQM). Tuy nhiên, có thể nói, việc nghiên cứu và vận dụng lý thuyết tiếp cận hiện đại trong đó có tiếp cận “quản lý chất lượng tổng thể” vào quản lý chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục nói chung và các trường trung học phổ thông (THPT) nói riêng lại chưa được quan tâm đúng mức. 1.2. Xuất phát từ quan điểm quản lý giáo dục của Đảng và Nhà nước Chất lượng là mục tiêu hàng đầu của mọi nền giáo dục. Chất lượng giáo dục là một vấn đề được bàn nhiều không chỉ trong ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), nó luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Trong những năm qua, GD&ĐT cả nước nói chung đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, quy mô, chất lượng đều tăng, tuy nhiên chất lượng GD&ĐT vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu của đất nước trong giai đoạn đổi mới. Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII chỉ ra: “Công tác quản lý GD&ĐT còn những mặt yếu kém bất cập”. Một trong những mặt yếu kém bất cập hiện nay chính là việc quản lý chất lượng dạy học. Từ năm học 2009-2010 và tiếp đến năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều xác định chủ đề chính của năm học là “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục". 1.3. Xuất phát từ thực trạng quản lý chất lượng dạy học ở trường THPT tại Việt Nam nói chung, tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Bước vào Thế kỷ XXI , trong bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và thế giới có nhiều biến động, giáo dục Việt Nam đối diện với nhiều cơ hội và thách thức. Quá 2 trình toàn cầu hóa, sự phát triển của nền kinh tế tri thức và cách mạng khoa học công nghệ trong giai đoạn hiện nay đã và đang đặt ra những thách thức lớn lao cho giáo dục, đòi hỏi sự thay đổi toàn diện trong giáo dục, đặc biệt là sự thay đổi trong quản lý giáo dục nhằm đáp ứng với mọi sự thay đổi và yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Trong hoạt động quản lý giáo dục, quản lý chất lượng dạy học là nền tảng góp phần quyết định chất lượng giáo dục toàn diện. Nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học là nhiệm vụ cơ bản đầu tiên của các cấp quản lý giáo dục và các nhà trường. Việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học đang là vấn đề được quan tâm trong các trường trung học phổ thông nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, công tác quản lý chất lượng dạy học ở các trường THPT tỉnh Quảng Ninh bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn nhiều mặt hạn chế, bất cập; quản lý chủ yếu dựa theo kinh nghiệm chủ quan, theo cảm tính. Thực trạng quản lý này chưa thích ứng được với sự thay đổi của xã hội và giáo dục trong giai đoạn hiện nay, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý chất lượng dạy học ở các trường THPT tỉnh Quảng Ninh theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể, góp phần đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục ở Quảng Ninh, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý chất lượng dạy học ở trường THPT công lập trên địa bàn Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý chất lượng dạy học theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể ở trường THPT trên địa bàn Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4.1. Xác định cơ sở lý luận liên quan đến quản lý chất lượng dạy học nói chung, quản lý chất lượng dạy học theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể nói riêng ở trường THPT. 3 4.2. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chất lượng dạy học ở các trường THPT trên địa bàn trên địa bàn Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. 4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý chất lượng dạy học theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT tỉnh Quảng Ninh. 4.4. Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất. 5. Giả thuyết khoa học. Nếu đề xuất được quy trình và thực hiện đồng bộ các nhóm biện pháp quản lý chất lượng dạy học theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể sẽ nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT tỉnh Quảng Ninh, góp phần đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục ở Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay. 6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu. 6.1. Quản lý chất lượng dạy học là nhiệm vụ của hệ thống quản lý trong toàn ngành. Tuy nhiên do giới hạn của luận văn thạc sỹ, đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp tác động quản lý của Sở GD&ĐT đến các trường THPT; của hiệu trưởng đến giáo viên, học sinh và của giáo viên đến học sinh. 6.2. Phạm vi nghiên cứu: Các trường THPT công lập thuộc thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh . 6.3. Số liệu điều tra, nghiên cứu giới hạn trong 3 năm học gần đây (từ năm học 2008-2009 đến năm học 2010-2011). 7. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài sử dụng 3 nhóm phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn kiện, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác GD&ĐT, về những nhiệm vụ phát triển GD&ĐT trong giai đoạn tới. Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu khoa học về quản lý giáo dục, về quản lý chất lượng giáo dục nói chung, quản lý chất lượng dạy học nói riêng. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 7.2.1. Điều tra, khảo sát thực trạng, bằng các phiếu hỏi với đối tượng cán bộ chuyên môn Sở GD&ĐT, cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trường THPT. Thu thập các dữ liệu thực tế có liên quan đến đề tài. 7.2.2. Nghiên cứu thực tiễn quản lý qua các văn bản chỉ đạo của Sở GD&DDT, các kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học, báo cáo sơ kết học kỳ, tổng kết năm học và các văn bản chỉ đạo của hiệu trưởng trường THPT. 7.2.3. Trao đổi, lấy ý kiến giáo viên, cán bộ quản lý Sở GD&ĐT, cán bộ quản lý nhà trường và một số chuyên gia để bổ sung cho kết quả nghiên cứu. 4 7.3. Nhóm các phương pháp nghiên cứu bổ trợ. Phương pháp thống kê toán học, phương pháp chuyên gia … để phân tích và xử lý các kết quả nghiên cứu, từ đó rút ra các kết luận khoa học của đề tài. 8. Điểm mới của đề tài. Đề xuất một quy trình và các biện pháp cụ thể quản lý chất lượng dạy học ở các trường THPT theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể. 9. Cấu trúc luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nội dung luận văn chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng dạy học ở trường THPT theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (gồm 32 trang). Chương 2: Thực trạng quản lý chất lượng dạy học ở các trường THPT công lập trên địa bàn Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh (gồm 35 trang). Chương 3: Biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở các trường THPT thuộc thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (gồm 33 trang). Trong luận văn có 5 sơ đồ, 25 bảng số liệu, kèm theo phụ lục các mẫu phiếu trưng cầu ý kiến. Toàn bộ luận văn có 108 trang. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Trên thế giới i) Vấn đề chất lượng, quản lý và kiểm định chất lượng Từ xa xưa con người đã nhận thức được rằng chất lượng tốt sẽ làm cho cuộc sống phong phú, hạnh phúc và ổn định hơn. Ngày nay vấn đề chất lượng ngày càng trở nên quan trọng. Phong trào chất lượng lúc đầu xuất hiện trong giới doanh nghiệp bằng việc kiểm tra chất lượng nhưng biện pháp này không mang tính dài hạn và không giải quyết vấn đề chất lượng một cách triệt để. Trong giáo dục, người ta ngày càng nhận ra chất lượng quyết định sự thắng lợi và kém chất lượng đồng nghĩa với sự thất bại. Rất nhiều chỉ số xác định chất lượng trong trường học đã được đưa vào trong quản lý: phòng học, thiết bị được duy tu và trang bị tốt, giáo viên giỏi, các giá trị văn hóa được duy trì, kết quả học tập của học sinh cao, nguồn lực dồi dào, công nghệ cao được sử dụng trong đào tạo, lãnh đạo có năng lực vững vàng, cung cấp dịch vụ cho học sinh tốt, …; Vấn đề chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học được người học và toàn bộ xã hội quan tâm không chỉ ở nước ta mà ở hầu hết các nước trên thế giới. Trên thế giới, vấn đề quản lý và kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo đặc biệt là đào tạo đại học đã được nghiên cứu từ những năm 80 của thế kỷ 20. Đáng chú ý là những công trình nghiên cứu (đã được dịch sang tiếng Việt) của các tác giả: - Paul Hersey, Ken Blanc Hard. Quản lý nguồn nhân lực. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995; - Demetrio D.Monis. Quản lý chất lượng tổng thể trong giáo dục. Giáo trình Seameo Innoteeh. 1997; - Harolkd Kootnz. Những vấn đề cốt yếu của quản lý. NXB Giáo dục, Hà Nội. 1997; - Joe Johnson. Tìm hiểu chất lượng có phải như bạn nghĩ. (Bộ sách quản trị sản xuất và vận hành). NXB trẻ, TP Hồ Chí Minh. 2003; - Perter Druker: Những thách thức trong quản lý ở thế kỷ 21. NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2003; - Andrew Taylor và Frances Hill, Quản lý chất lượng trong giáo dục, trong ấn phẩm Phương pháp quản lý và lãnh đạo nhà trường hiệu quả, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004 6 - Jon S. Oakland, Quản lý chất lượng đồng bộ, NXB Thống kê, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 1994 ii) Quản lý chất lượng giáo dục trong đó có bảo đảm và thực hiện kiểm định chất lượng là xu hướng chung của tất cả các nước trên thế giới từ các nước giàu có trình độ phát triển cao đến các nước nghèo đang phát triển, nhưng chủ yếu mới tập trung ở giáo dục đại học. Từ những năm 1980, 1990, chất lượng và đảm bảo chất lượng trở thành chủ đề chính trong giáo dục của nhiều nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hệ thống đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đặc biệt là giáo dục đại học ở các nước rất đa dạng, với nhiều mức độ khác nhau, thời điểm xây dựng và hình thành cũng khác nhau: Ở Hàn Quốc với chu trình kiểm định từ năm 1982; Nhật Bản từ năm 1991; Thái Lan với chính sách quốc gia về đảm bảo chất lượng giáo dục đại học từ năm 1996; Philipin, Trung Quốc từ 1990; Ôxtrâylia, Malaysia, Singapo từ 1980; Ấn Độ từ 1986; [10; 191, 192, 193]. Đặc biệt Hoa Kỳ, với việc thành lập một tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đầu tiên trên thế giới từ 1885 ở New England thuộc Đông Bắc Hoa Kỳ và liên tục phát triển cho tới nay, thành một hệ thống toàn quốc rất đa dạng theo địa phương cũng như ngành nghề. Mô hình kiểm định chất lượng giáo dục của Hoa Kỳ được mở rộng ra một số nước lân cận cũng như ở châu Âu và có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục giáo dục của nhiều nước trên thế giới. iii) Bước sang thế kỷ 21, trong xu hướng toàn cầu hóa, các cơ sở giáo dục và đào tạo đang có xu hướng hướng tới các quy trình bảo đảm chất lượng quốc tế. Một số cơ quan kiểm định quốc tế đã được thành lập: Liên minh toàn cầu về chuyển đổi giáo dục quốc gia; Hiệp hội các trường đại học châu Âu, ...; Hiện nay một số nước đã có các quy trình chuẩn công nhận các cơ quan bảo đảm chất lượng. 1.1.2. Trong nước Tiếp cận với các thành tựu khoa học quản lý của các nước, trong thời gian qua ở Việt Nam đã có các công trình khoa học trong lĩnh vực quản lý chất lượng và chất lượng giáo dục được thể hiện trên các văn bản chỉ đạo, sách báo, trong kết quả các đề tài nghên cứu, luận văn về quản lý. i) Một số công trình về quản lý giáo dục, quản lý chất lượng giáo dục đã được công bố của các tác giả như: - Một số khái niệm quản lý giáo dục, Đặng Quốc Bảo, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục – Đào tạo Trung ương I, Hà Nội, 1997; 7 - Quản lý chất lượng giáo dục, Phạm Thành Nghị, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000; - Quản lý chất lượng theo ISO 9000, Phó Đức Trù, Vũ Thị Hồng Khanh, Phạm Hồng, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 1999; - Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học, Nguyễn Đức Chính, NXB Đại học Quốc gia Hà nội, 2002; - Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ 21, Phạm Minh Hạc (Chủ biên), Trần Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm Đình Vỳ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; - Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, Lưu Thanh Tâm, NXB Đại học Quốc gia Hà nội, 2004; - Quản lý chất lượng đào tạo, Nguyễn Đức Chính, Chương trình huấn luyện kỹ năng quản lý và lãnh đạo, 2004; - Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO & TQM, Trần Khánh Đức, NXB Giáo dục, Hà nội, 2004; - Tiếp cận ISO 9000 trong đổi mới quản lý giáo dục phổ thông, Phạm Quang Huân, Tạp chí Giáo dục số 96-9/2004; - Khoa học quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Trần Kiểm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004; - Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, Trần Kiểm, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2006; - Khoa học quản lý đại cương, Trần Quốc Thành, Giáo trình dùng cho học viên cao học Quản lý giáo dục; - Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, Nguyễn Văn Đản, Đề tài B2004-CTGD-03, 2006; - Quản lý giáo dục, Bùi Minh Hiền (chủ biên), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2006; ... Các công trình nghiên cứu khoa học nêu trên đều có giá trị rất cao cả về lý luận lẫn thực tiễn. Nhiều tác phẩm đã trở thành tài liệu mang tính giáo trình để đào tạo cử nhân và thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục, được dùng làm tài liệu giúp các nghiên cứu sinh hoàn thành luận văn tiến sỹ quản lý giáo dục. Đặc biệt, chúng được lấy làm cơ sở cho công tác quản lý giáo dục và quản lý dạy học các cấp. Các nghiên cứu đó đã góp phần rất lớn cho công tác đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục trong những năm gần đây. ii) Trên cơ sở các nghiên cứu trên, đã có một số luận văn thạc sỹ nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học và nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT thuộc một số tỉnh, thành phố trong cả nước. Chẳng hạn: 8 “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu các trường THPT thành phố Sơn La” của tác giả Nguyễn Xuân Tuy, 2010; “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THPT Ngan Dừa huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu” của tác giả Nguyễn Thanh Hòa; “ Cải tiến công tác kiểm tra quá trình dạy học và giáo dục của hiệu trưởng trường THPT” của tác giả Đỗ Ngọc Bích, 1997; “Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THPT thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Trung Kiên, 2000; “Các biện pháp cải tiến quản lý dạy học của hiệu trưởng trường THPT chuyên thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Bác Dụng, 2004; “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT chuyên Nguyễn Huệ tỉnh Hà Tây” của tác giả Nguyễn Thị Hoa, 2005; “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng các trường THPT huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ” của tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền, 2007; “Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy ở các trường THPT thành phố Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” của tác giả Phan Ngọc Huỳnh, 2010; “ Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở các trường THPT tỉnh Bến Tre” của tác giả Phan Ngọc Trọng, 2010; ... Đáng chú ý là luận văn thạc sỹ “Cải tiến hoạt động dạy học ở trường THPT huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng theo hướng tiếp cận lý thuyết quản lý chất lượng tổng thể” của tác giả Chu Anh Tuấn, 2009. Những luận văn nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học và chất lượng dạy học ở trường THPT mà chúng tôi được tham khảo đều là những công trình khoa học có giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Dựa trên các nghiên cứu về lý luận quản lý, xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của thực tiễn giáo dục ở địa phương, với các vị trí công tác khác nhau, các cấp độ nghiên cứu khác nhau, các tác giả đều đã đưa ra những biện pháp quản lý hoạt động dạy học phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế của nhà trường. Tuy nhiên, các biện pháp đều vẫn theo mô hình quản lý chất lượng truyền thống mà chưa phản ánh rõ nét sự vận dụng các thành tựu mới của lý thuyết quản lý chất lượng nhất là tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục vào nhà trường. Số luận văn nghiên cứu về quản lý chất lượng dạy học ở trường THPT còn ít. Và mặc dù đã có nghiên cứu về “Cải tiến hoạt động dạy học ở trường THPT huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng theo hướng tiếp cận lý thuyết quản lý chất lượng tổng thể” của tác giả Chu Anh Tuấn, nhưng theo chúng tôi, tác giả chủ yếu mới đi sâu vào các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng nhà trường mà chưa chú trọng tới các biện pháp tự quản lý của giáo viên, của học sinh cũng như các biện pháp quản lý của Sở GD&ĐT. 9 Tuy nhiên có thể thấy, chưa có luận văn nào nghiên cứu việc vận dụng lý thuyết quản lý chất lượng tổng thể (TQM) vào quản lý chất lượng dạy học ở trường THPT. Đó cũng là hướng tiếp cận nghiên cứu của đề tài “Quản lý chất lượng dạy học ở các trường THPT công lập thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể ” mà tôi đã lựa chọn. 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Hoạt động dạy học, quá trình dạy học Có thể nói hoạt động dạy học (HĐDH) là hoạt động giáo dục cơ bản nhất, có vị trí nền tảng, giữ vai trò chủ đạo trong nhà trường. Dạy học là một hoạt động bao gồm hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Hai hoạt động này luôn luôn gắn bó mật thiết với nhau tồn tại trong một quá trình thống nhất. Mỗi hoạt động đều có các thành tố: mục đích, nội dung, phương pháp, tổ chức, kết quả. Các thành tố của mỗi hoạt động và mỗi thành tố của các hoạt động luôn có mối liên hệ qua lại, biện chứng với nhau, tạo thành một hoạt động kép. Hoạt động dạy: Là sự tổ chức, điều khiển tối ưu quá trình học sinh lĩnh hội tri thức, hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Vai trò chủ đạo của HĐDH được biểu hiện với ý nghĩa là tổ chức và điều khiển hoạt động học tập của học sinh giúp học sinh hình thành các kỹ năng, thái độ để tiếp nhận các kiến thức một cách nhanh và hiệu quả. HĐDH có chức năng kép là truyền đạt, tiếp nhận thông tin ngược và điều khiển hoạt động học. Hoạt động dạy gồm hai giai đoạn: giai doạn hoạt động độc lập của giáo viên (soạn bài, chuẩn bị thí nghiệm, chấm bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo …) và giai đoạn hoạt động phối hợp với học sinh trên lớp (tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động học của học sinh trên lớp). Hoạt động học: Là quá trình học sinh tự điều khiển tối ưu sự chiếm lĩnh tri thức khoa học, hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách. Vai trò tự điều khiển của hoạt động học thể hiện ở sự tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo dưới sự tổ chức, điều khiển, hướng dẫn của thầy nhằm chiếm lĩnh tri thức. Khi chiếm lĩnh tri thức học sinh đồng thời đạt được ba mục đích thành phần là: tiếp nhận tri thức khoa học, phát triển năng lực trí tuệ và hình thành phẩm chất, nhân cách học sinh. Hoạt động học có hai chức năng: Lĩnh hội và điều khiển quá trình chiễm lĩnh tri thức, các khái niệm một cách tự giác, tích cực. Hoạt động học gồm hai giai đoạn: giai đoạn hoạt động phối hợp với giáo viên trên lớp (tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng) và giai đoạn tự học ở nhà (học, làm bài tập, thự hành …). Phối hợp hoạt động dạy, hoạt động học được tóm tắt bằng sơ đồ 1 sau: 10 Hoạt động dạy học
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất