Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý bán hàng linh kiện máy tính ...

Tài liệu Quản lý bán hàng linh kiện máy tính

.DOCX
69
365
52

Mô tả:

Enterprise Resource Planning NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN  …………………………….…………………………………………………………….. …………………………….…………………………………………………………….. …………………………….…………………………………………………………….. …………………………….…………………………………………………………….. …………………………….…………………………………………………………….. …………………………….…………………………………………………………….. …………………………….…………………………………………………………….. …………………………….…………………………………………………………….. …………………………….…………………………………………………………….. …………………………….…………………………………………………………….. …………………………….…………………………………………………………….. …………………………….…………………………………………………………….. …………………………….…………………………………………………………….. …………………………….…………………………………………………………….. …………………………….…………………………………………………………….. …………………………….…………………………………………………………….. Group 8 – Quản lý bán hàng linh kiện máy tính Trang 1 Enterprise Resource Planning CHƯƠNG I THỰC TRẠNG VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA I. Tổng quan về lịch sử máy tính: Máy tính, cũng gọi là máy vi tính, là những thiết bị hay hệ thống dùng để tính toán hay kiểm soát các hoạt động mà có thể biểu diễn dưới dạng số hay quy luật lôgic. Máy tính được lắp ghép bởi các thành phần có thể thực hiện các chức năng đơn giản đã định nghĩa trước. Quá trình tác động tương hỗ phức tạp của các thành phần này tạo cho máy tính một khả năng xử lý thông tin. Nếu được thiết lập chính xác (thông thường bởi các chương trình máy tính) máy tính có thể mô phỏng lại một số khía cạnh của một vấn đề hay của một hệ thống. Trong trường hợp này khi được cung cấp một bộ dữ liệu thích hợp nó có thể tự động giải quyết vấn đề hay dự đoán trước sự thay đổi của hệ thống. Khoa học nghiên cứu về lý thuyết, thiết kế và ứng dụng của máy tính được gọi là khoa học máy tính, hay khoa học điện toán.Từ "máy tính" (computers), đầu tiên, được dùng cho những người tính toán số học, có hoặc không có sự trợ giúp của máy móc, nhưng hiện nay nó có nghĩa là máy móc hoàn toàn. Đầu tiên máy tính chỉ giải các bài toán số học, nhưng các máy tính hiện đại làm được nhiều hơn thế. Máy tính có thể mua ở Anh đầu tiên là máy Ferrani star . Vào giữa những năm 50 khi những thế hệ máy tính đầu tiên được đưa vào hoạt động thực tế với những bóng đèn điện tử thì chúng có kích thước rất cồng kềnh và tốn nhiều năng lượng. Hồi đó việc nhập dữ liệu vào các máy tính được thông qua các tấm bìa mà người viết chương trình đã đục lỗ sẵn. Mỗi tấm bìa tương đương với một dòng lệnh mà mỗi một cột của nó có chứa tất cả các ký tự cần thiết mà người viết chương trình phải đục lỗ vào ký tự mình lựa chọn. Các tấm bìa được đưa vào một "thiết bị" gọi là thiết bị đọc bìa mà qua đó các thông tin được đưa vào máy tính (hay còn gọi là trung tâm xử lý) và sau khi tính toán kết quả sẽ được đưa ra máy in. Như vậy các thiết bị đọc bìa và máy in được thể hiện như các thiết bị vào ra (I/O) đối với máy tính. Sau một thời gian các thế hệ máy mới được đưa vào hoạt động trong đó một máy tính trung tâm có thể được nối với nhiều thiết bị vào ra (I/O) mà qua đó nó có thể thực hiện liên tục hết chương trình này đến chương trình khác. Cùng với sự phát triển của những ứng dụng trên máy tính các phương pháp nâng cao khả năng giao tiếp với máy tính trung tâm cũng đã được đầu tư nghiên cứu rất nhiều. Vào giữa những năm 60 một số nhà chế tạo máy tính đã nghiên cứu thành công những thiết bị truy cập từ xa tới máy tính của họ. Một trong những phương pháp thâm nhập từ xa được thực hiện bằng việc cài đặt một thiết bị đầu cuối ở một vị trí cách xa trung tâm Group 8 – Quản lý bán hàng linh kiện máy tính Trang 2 Enterprise Resource Planning tính toán, thiết bị đầu cuối này được liên kết với trung tâm bằng việc sử dụng đường dây điện thoại và với hai thiết bị xử lý tín hiệu (thường gọi là Modem) gắn ở hai đầu và tín hiệu được truyền thay vì trực tiếp thì thông qua dây điện thoại.  Phân loại máy tính theo mức cải tiến công nghệ: Một cách phân loại máy tính ít mơ hồ hơn là theo mức độ hoàn thiện của công nghệ. Những chiếc máy tính có mặt sớm nhất thuần túy là máy cơ khí. Trong thập niên 1930 các thành phần relay cơ-điện đã được giới thiệu vào máy tính từ ngành công nghiệp liên lạc viễn thông và trong thập niên 1940 những chiếc máy tính thuần túy điện tử đã được chế tạo từ những bóng điện tử. Trong hai thập niên 1950 và thập niên 1960 bóng điện tử dần dà được thay thế bởi bóng bán dẫn, và từ cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970 là bởi mạch tích hợp bán dẫn (chíp bán dẫn, hay IC) cho đến hiện nay. Đến nay thì máy tính hiện đại đã trở nên khá phổ biến và ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống.  Sự phát triển lũy thừa của công nghệ máy tính: Các thiết bị tính toán tăng gấp đôi năng lực (được định nghĩa là số phép tính thực hiện trong một giây cho mỗi 1.000 USD chi phí) sau mỗi 18 đến 24 tháng kể từ năm 1900. Gordon E. Moore, người đồng sáng lập ra Intel, lần đầu tiên đã mô tả tính chất này của sự phát triển vào năm. Cùng với việc tăng khả năng tính toán trên một đơn vị chi phí thì tốc độ của sự thu nhỏ kích thước cũng tương tự. Những chiếc máy tính điện tử đầu tiên như ENIAC (ra đời năm 1946) là một thiết bị khổng lồ nặng hàng tấn, tiêu thụ nhiều điện năng, chiếm một diện tích lớn, thực hiện được ít phép tính và đòi hỏi nhiều người điều khiển để có thể hoạt động được. Chúng đắt đến mức chỉ có các chính phủ hay các viện nghiên cứu lớn mới có đủ điều kiện để duy trì hoạt động của chúng. Ngược lại, các máy tính ngày nay có nhiều sức mạnh hơn, rẻ tiền hơn, có kích thước nhỏ hơn, tiêu thụ ít điện năng hơn và phổ biến ở mọi nơi. II. Ảnh hưởng của chính sách, nền tảng CNTT ảnh hưởng tới ngành bán lẻ linh kiện máy tính: Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước. Mặc dù nước ta còn nghèo, nhưng trong thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ KH&CN trong cả nước, tiềm lực KH&CN đã được tăng cường, KH&CN đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Group 8 – Quản lý bán hàng linh kiện máy tính Trang 3 Enterprise Resource Planning Tuy nhiên, trình độ KH&CN của nước ta hiện nay nhìn chung còn thấp so với các nước trên thế giới và trong khu vực, năng lực sáng tạo công nghệ mới còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. KH&CN nước ta đang đứng trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa, trước xu thế phát triển mạnh mẽ của KH&CN và kinh tế tri thức trên thế giới. Thách thức lớn nhất trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay là sự yếu kém về chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp của nền kinh tế, dẫn đến nguy cơ kéo dài tình trạng tụt hậu của nước ta so với các nước trong khu vực và khó có thể thực hiện được mục tiêu CNH, HĐH. Điều này đòi hỏi KH&CN phải góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chiến lược phát triển KH & CN có nhiệm vụ chủ yếu sau: Xây dựng hệ thống KH & CN nước ta có liên kết, có động lực có năng lực đủ mạnh và được quản lý theo những cơ chế thích hợp; đẩy mạnh hội nhập quốc tế về KH & CN; góp phần quyết định nâng cao chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế; phục vụ các hiệu quả có mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX thông qua.  Xu hướng phát triển khoa học và công nghệ: Cuộc cách mạng KH&CN trên thế giới tiếp tục phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh, có khả năng tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, khó dự báo trước và có ảnh hưởng to lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội loài người. Khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, hàng đầu. Sức mạnh của mỗi quốc gia tuỳ thuộc phần lớn vào năng lực KH&CN. Lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ ngày càng trở nên ít quan trọng hơn. Vai trò của nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, có năng lực sáng tạo, ngày càng có ý nghĩa quyết định trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế. Để thích ứng với bối cảnh trên, các nước phát triển đang điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ thân môi trường; đẩy mạnh chuyển giao những công nghệ tiêu tốn nhiều nguyên liệu, năng lượng, gây ô nhiễm cho các nước đang phát triển. Nhiều nước đang phát triển dành ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực KH&CN trình độ cao, tăng mức đầu tư cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ, nhất là một số hướng công nghệ cao chọn lọc; tăng cường cơ sở hạ tầng thông tin - truyền thông; nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và thu hẹp khoảng cách phát triển. Group 8 – Quản lý bán hàng linh kiện máy tính Trang 4 Enterprise Resource Planning  Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế: Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng. Đây vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh giữa các nước để bảo vệ lợi ích quốc gia. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, những yêu cầu về tăng năng suất lao động, thường xuyên đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức tổ chức quản lý, đang đặt ra ngày càng gay gắt hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, các thành tựu to lớn của công nghệ thông tin - truyền thông, xu hướng phổ cập Internet, phát triển thương mại điện tử, kinh doanh điện tử, ngân hàng điện tử, Chính phủ điện tử, v.v... đang tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới của các quốc gia và từng doanh nghiệp. Đối với các nước đang phát triển nếu không chủ động chuẩn bị về nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở hạ tầng thông tin - viễn thông, điều chỉnh các quy định về pháp lý, v.v... thì nguy cơ tụt hậu ngày càng xa và thua thiệt trong quan hệ trao đổi quốc tế là điều khó tránh khỏi. III. Bối cảnh trong nước: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 của nước ta đã xác định mục tiêu phát triển tổng quát là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. IV. Thách thức: Trong bối cảnh phát triển năng động và khó dự báo cả về KH&CN và kinh tế của thế giới hiện đại, khả năng nắm bắt thời cơ và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài tuỳ thuộc nhiều vào trình độ và năng lực KH&CN của quốc gia. Thách thức lớn nhất đối với sự phát triển KH&CN nước ta hiện nay là phải nâng cao nhanh chóng năng lực KH&CN để thực hiện quá trình CNH, HĐH rút ngắn, trong điều kiện nước ta còn nghèo, vốn đầu tư hạn hẹp, trình độ phát triển kinh tế và KH&CN còn có khoảng cách khá xa so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Trong xu thế phát triển của kinh tế tri thức, lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ dần nhường chỗ cho lợi thế về nguồn nhân lực có trình độ chuyên Group 8 – Quản lý bán hàng linh kiện máy tính Trang 5 Enterprise Resource Planning môn giỏi, có năng lực sáng tạo. Nước ta nếu không sớm chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng lao động thì sẽ không có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực về thu hút đầu tư và các công nghệ tiên tiến từ bên ngoài. Trong quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế và KH&CN, nước ta đang đứng trước những khó khăn về chuyển đổi và xây dựng những thể chế mới về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, sở hữu trí tuệ, v.v... phù hợp với thông lệ quốc tế. Tình trạng này nếu không sớm vượt qua sẽ cản trở sự thành công của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Trước những cơ hội và thách thức trên đây, nếu không có những quyết sách đột phá về đổi mới thể chế kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý KH&CN, những biện pháp mạnh mẽ tăng cường năng lực KH&CN quốc gia, thì nguy cơ tụt hậu kinh tế và KH&CN ngày càng xa và tình trạng lệ thuộc lâu dài vào nguồn công nghệ nhập là khó tránh khỏi. V. Quan điểm và mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2010: Quan điểm chủ đạo về phát triển KH&CN đã được chỉ rõ trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, như: Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Luật KH&CN, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX và Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 khoá IX mới đây. Những quan điểm này cần được cụ thể hoá và phát triển phù hợp với bối cảnh mới trong nước và quốc tế trong giai đoạn từ nay đến năm 2010. 1. Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 2. Phát triển kinh tế - xã hội dựa vào khoa học và công nghệ, phát triển khoa học và công nghệ định hướng vào các mục tiêu kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh 3. Bảo đảm gắn kết giữa khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo; giữa khoa học và công nghệ; giữa khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học ký thuật. 4. Đẩy mạnh tiếp thu thành tựu khoa học và công nghệ thế giới, đồng thời phát huy năng lực khoa học và công nghệ nội sinh, nâng cao hiệu quả sử dụng tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước. 5. Tập trung đầu tư của Nhà nước vào các lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động khoa học và công nghệ. Group 8 – Quản lý bán hàng linh kiện máy tính Trang 6 Enterprise Resource Planning  Mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2010: Chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2010 tập trung thực hiện 3 nhóm mục tiêu chủ yếu: a) Bảo đảm cung cấp luận cứ khoa học cho quá trình công nghiệp hoá rút ngắn, phát triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới b) Góp phần quyết định nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, đảm bảo quốc phòng và an ninh c) Xây dựng và phát triển năng lực khoa học và công nghệ đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực VI. Nhiệm vụ trọng tâm phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2010: Tập trung nghiên cứu và phát triển:  Các công nghệ mới trong lĩnh vực truyền thông: các dịch vụ băng thông rộng; các hệ thống chuyển mạch; các hệ thống truyền dẫn quang dung lượng lớn; các công nghệ truy nhập; hệ thống thông tin di động, mạng Internet thế hệ mới; công nghệ thông tin vệ tinh; công nghệ quản lý mạng; công nghệ phát thanh và truyền hình số.  Công nghệ phần mềm: cơ sở dữ liệu, công nghệ nội dung, công nghệ đa phương tiện, hệ thống thông tin địa lý, đồ hoạ; phát triển phần mềm trên môi trường mạng; các giải pháp "quản lý nguồn lực của các tổ chức"; phần mềm nguồn mở; quy trình sản xuất phần mềm; quy trình đánh giá, kiểm chứng và nâng cao chất lượng phần mềm; thiết kế, xây dựng các hệ thống tin học ứng dụng.  Nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, chú trọng những vấn đề đặc thù của Việt Nam: nhận dạng chữ Việt, xử lý ảnh, nhận dạng tiếng Việt; công nghệ tri thức; hệ chuyên gia; dịch tự động.  Nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng trong một số lĩnh vực chọn lọc: toán học của tin học; một số hướng liên ngành chọn lọc như công nghệ nano, linh kiện điện tử thế hệ mới, làm cơ sở cho phát triển ứng dụng tin học cấp nano.  Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, đời sống, quốc phòng và an ninh:  Trong công tác quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, chú trọng xây dựng các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động quản lý nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử. Group 8 – Quản lý bán hàng linh kiện máy tính Trang 7 Enterprise Resource Planning  Trong các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật đòi hỏi phải sớm tương hợp với trình độ khu vực và quốc tế, như: bưu điện, ngân hàng, tài chính, du lịch, thương mại, đặc biệt là thương mại điện tử; trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, quốc phòng, an ninh, v.v... Thực hiện các dự án tin học hoá và dịch vụ CNTT - TT trong các doanh nghiệp. ứng dụng CNTT - TT trong khu vực nông thôn.  Phổ cập kiến thức và ứng dụng CNTT - TT trong giáo dục - đào tạo từ phổ thông trung học đến đại học; ứng dụng CNTT - TT trong nghiên cứu khoa học, trong các hoạt động điều tra, thăm dò, khảo sát tài nguyên và theo dõi biến động môi trường, trong các lĩnh vực y tế, văn hoá, du lịch.  Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin - truyền thông và xây dựng ngành công nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông:  Phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp CNTT - TT hiện đại, tương hợp quốc tế. Xây dựng công nghiệp nội dung, công nghiệp dịch vụ CNTT - TT, công nghiệp phần mềm phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu; đồng thời tận dụng các khả năng chuyển giao công nghệ, liên doanh, liên kết để phát triển có chọn lọc các cơ sở lắp ráp, chế tạo linh kiện và thiết bị tin học hiện đại để dành lại thị phần phần cứng trong nước và xuất khẩu. Đưa công nghiệp CNTT - TT trở thành một ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh, đạt kim ngạch xuất khẩu cao Viện công nghệ thông tin quốc gia đã làm một cuộc khảo sát việc ứng dụng công nghệ thông tin tại 217 doanh nghiệp và những con số có được đã khiến mọi người không khỏi bất ngờ. Hiện các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đầu tư khoản chi phí rất nhỏ bé là 0,05- 0,08% doanh thu cho công nghệ thông tin, trong khi ở Mỹ con số trung bình là 1,5%. Chính sách đầu tư cho công nghệ thông tin của doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Đa phần doanh nghiệp chỉ đầu tư một lần cho hệ thống thông tin và nâng cấp các ứng dụng, do đó đầu tư đã thấp và hiệu quả của nó còn thấp hơn. Cuộc khảo sát còn cho thấy đến thời điểm này vẫn có những doanh nghiệp chưa có một ứng dụng công nghệ thông tin nào. Khối doanh nghiệp nhà nước còn 10%, trong khi các thành phần doanh nghiệp khác thì có đến 60% chưa đưa công nghệ thông tin vào công việc của mình. 40% doanh nghiệp chưa dám đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin vì không đủ nhân viên có trình độ để quản lý và khai thác. Các doanh nghiệp tuy đã có nhận thức bước đầu về tầm quan trọng của công nghệ thông tin nhưng số lượng các doanh nghiệp có thể khai thác được sâu khả năng của công nghệ thông tin mới chỉ dừng lại ở con số ít ỏi. Một doanh nghiệp phát biểu: “Nhiều nơi đã dùng máy tính làm các loại văn bản từ khá lâu, nhưng máy tính có thể ứng dụng được vào công việc gì nữa và làm như thế nào để thật sự hiệu quả, thì có lẽ đến 80% vẫn rất lúng túng”. Không có gì đáng ngạc nhiên khi chương trình quan trọng nhất, được sử dụng rộng rãi nhất trong các doanh Group 8 – Quản lý bán hàng linh kiện máy tính Trang 8 Enterprise Resource Planning nghiệp là quản lý tài chính, kế toán. Khoảng 88% số doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông tin có sử dụng phần mềm kế toán tài chính, nhưng ngay cả đối với những doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ thông tin, chỉ có khoảng 20% các phần mềm thoả mãn được yêu cầu của họ. VII. Một số thông tin, số liệu về thị trường, tình hình phân phối linh kiện máy tính ở Việt Nam: Ở Việt Nam thị trường bán lẻ linh kiện máy tính mới hình thành, nhưng có sự phát triển vượt bậc qua từng năm đi kèm với đó là những biến động tương đối thường xuyên của thị trường. Một số số liệu thông tin về bán lẻ linh kiện máy tính vào năm 2008 được pcword công bố đánh giá như sau: Hầu hết các sản phẩm chỉ giảm giá tuần tự theo tháng vào nửa đầu năm 2008, nhưng 6 tháng cuối năm hầu như giá đã không giảm hoặc giảm rất nhẹ, đây là điểm khác biệt so với nhiều năm trước. Suốt nhiều năm theo dõi thị trường bán lẻ sản phẩm CNTT, chúng tôi nhận thấy năm 2008 khá đặc biệt. Hầu hết các sản phẩm chỉ giảm giá tuần tự theo tháng vào nửa đầu năm 2008, nhưng 6 tháng cuối năm, hầu như giá đã không giảm hoặc giảm rất nhẹ, đây là điểm khác biệt so với nhiều năm trước. Và có thể nó cũng phản ánh đúng thị trường Việt Nam khi mà tỷ lệ "trượt giá” trong những tháng cuối năm ngày càng lớn. Năm 2008 cũng đánh dấu sự bùng nổ của thị trường máy tính xách tay tại Việt Nam với sự tham gia của hầu hết các nhà sản xuất nổi tiếng của nước ngoài. Trong khi đó, dù ở những mức độ khác nhau (xét về mô hình), HP, NEC, Acer đều đã công bố việc lắp ráp máy tính để bàn tại Việt Nam. ĐTDĐ iPhone dù chưa được bán chính thức nhưng cũng đã trở thành 1 trong những sản phẩm CNTT đang rất ăn khách tại Việt Nam. Cụ thể về các biến động về giá và lượng hàng với từng loại linh kiện tiêu biểu như sau:  CPU: so với hầu hết các sản phẩm linh kiện máy tính chính, giá bộ xử lý (CPU) trong năm 2008 trên thị trường bán lẻ có nhiều biến động nhất. Bằng chứng cho thấy là dù mới xuất hiện trên thị trường vào tháng 7/2008, sản phẩm "đình đám" Intel Core2 Quad - Q6600 (2,4GHz) có giá gần 600USD, nhưng đến tháng 12/2008, giá của model này chỉ ở mức dưới 300USD. Đây không phải là trường hợp ngoại lệ mà hầu hết các model CPU khác của cả AMD lẫn Intel đều đã giảm giá không nhiều thì ít trong năm qua. Năm 2008 cũng đánh giá sự trỗi dậy của AMD so với chính họ trong các năm trước. Tháng 6/2008 cũng là thời điểm đánh dấu sự "tuyệt chủng" của các model CPU đình đám một thời như: AMD Group 8 – Quản lý bán hàng linh kiện máy tính Trang 9 Enterprise Resource Planning SEMPRON 2800+, AMD ATHLON 64 - 3600+, hay Intel CELERON – 2,53GHz (326). (Xem sơ đồ bảng giá bán lẻ CPU).  Ổ cứng: đây là một trong những mặt hàng có giá ổn định trong suốt năm 2008. Một vài sản phẩm cao cấp có giảm giá nhưng nếu so với tình hình thị trường của loại sản phẩm này vào thời điểm năm ngoái thì sự giảm giá này không đáng kể. Ví dụ, sản phẩm được coi là cao cấp nhất trên thị trường bán lẻ dành cho máy tính để bàn hiện nay là SEAGATE Sata2 750GB có giá 395USD vào thời điểm xuất hiện trên thị trường (tháng 4/2008), và đến tháng 7/2008 giá của nó đã giảm xuống còn 360USD, sau đó giữ cho đến nay. Năm 2008 cũng chứng kiến sự kết thúc của các sản phẩm ổ cứng có dung lượng từ 40GB trở xuống vào thời điểm tháng 7. Thị trường ổ cứng năm 2008 là sự cạnh tranh giữa các nhãn hiệu Seagate, Samsung, Western Digital và Hitachi. Tuy nhiên vào thời điểm cuối năm có vẻ như Hitachi không được bán nhiều trong một số cửa hàng bán lẻ linh kiện lớn. (Xem sơ đồ bảng giá bán lẻ ổ cứng). Group 8 – Quản lý bán hàng linh kiện máy tính Trang 10 Enterprise Resource Planning  RAM: như 1 chú ngựa bất kham, sản phẩm RAM mới nhất vừa được bán ra thị trường vào tháng 7/2008, DDRAM2 TWIN 2GB hiệu Corsair có giá là 345USD; nhưng sau đó đúng 1 tháng, model này chỉ còn 241USD. Sang tháng 9, giá của nó lại tăng lên 330USD, cứ thế, điệp khúc tăng giảm của loại RAM này diễn ra hàng tháng đến tận cuối năm. Trong khi đó, hầu hết các loại RAM khác đều có giá khá ổn định hoặc giảm không đáng kể. Cũng như CPU và ổ cứng, năm 2008, thị trường chứng kiến một số loại RAM đình đám một thời bị loại khỏi cuộc chơi. Điển hình trong đó có SDRAM 128MB, sản phẩm duy nhất còn sót lại của dòng SDRAM. Có 1 điều khá lý thú là loại RAM này cho đến trước khi bị ngưng bán trên thị trường (tháng 8/2008) có giá khoảng 13,5USD trong suốt hơn 1 năm. Cũng tương tự như vậy, DDRAM 128MB đã nói lời chia tay với người dùng vào tháng 3/2008. (Xem sơ đồ bảng giá bán lẻ RAM). Group 8 – Quản lý bán hàng linh kiện máy tính Trang 11 Enterprise Resource Planning  VGA card: nếu ổ cứng là một trong những sản phẩm có giá ổn định trong năm 2008, thì VGA card là một trong những sản phẩm có giá ổn định nhất. Suốt trong 12 tháng qua, gần như giá của các model VGA card không giảm nhiều. Đây cũng là một trong những sản phẩm được các chủ cửa hàng bán lẻ linh kiện cho biết là bán chạy nhất. Điều đó cũng dễ hiểu khi mà thị trường game máy tính và giải trí trên máy tính ngày càng phát triển tại Việt Nam. Tính đến tháng 12/2008, VGA card có khoảng 117 model (một con số khổng lồ so với các sản phẩm linh kiện máy tính khác). Đa số các nhà sản xuất VGA card đều đến từ Đài Loan. Giá của các sản phẩm này đang ở khoảng từ 35-620USD, tuỳ tính năng và nhãn hiệu. (Xem sơ đồ bảng giá bán lẻ VGA card) Group 8 – Quản lý bán hàng linh kiện máy tính Trang 12 Enterprise Resource Planning  Mainboard: thường thì diễn tiến giá cả của VGA card và mainboard giống nhau, có lẽ một phần là do hầu hết các nhà sản xuất mainboard hiện nay cũng là các nhà sản xuất VGA card. Chính vì thế mà giá bán lẻ mainboard tại thị trường Việt Nam trong năm 2008 cũng ổn định như VGA card. Năm nay đánh dấu việc Intel không còn mặn mà lắm với thị trường mainboard, số lượng model sản phẩm của họ trên thị trường ngày càng ít đi và hiện chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. (Xem sơ đồ bảng giá bán lẻ Mainboard). Trên thị trường bán lẻ, dù giá của không ít sản phẩm có biến đổi thất thường nhưng nhìn chung là theo xu hướng giảm giá. Cũng trong năm 2008, khá nhiều sản phẩm cũ của nhiều mặt hàng đã không còn được bán, trong khi nhiều công nghệ và sản phẩm mới đã được công bố. Những điều này cho thấy, dù nền kinh tế có phần giảm sút nhưng thị trường CNTT Việt Nam nói chung và thị trường bán lẻ linh kiện máy tính nói riêng tiếp tục phát Group 8 – Quản lý bán hàng linh kiện máy tính Trang 13 Enterprise Resource Planning triển khá khả quan. Có thể nói, 2008 là năm đáng nhớ đối với thị trường CNTT, nhiều sản phẩm mới và giá giảm. Tốc độ phát triển sản phẩm của ngành bán lẻ linh kiện máy tính cũng phát triển đáng kể . Thật khó có thể đếm được trong năm 2008 thị trường bán lẻ linh kiện Việt Nam đã xuất hiện bao nhiêu chủng loại sản phẩm mới dc bày bán . Sự tham gia của hầu hết nhà sản xuất linh kiện tại Việt Nam cũng làm cho thị trường này trở nên phong phú và người dùng có nhiều lựa chọn hơn. VIII. Phản ánh thị trường, nhu cầu và cơ hội của ngành bán lẻ linh kiện máy tính: Kết quả của việc phát triển này được kết luận với số liệu dưới đây : Kết quả nghiên cứu thị trường máy tính cá nhân hàng quí của IDC cho thấy thị trường tại Việt Nam trong quí 3 năm 2008 tăng trưởng 8,5% so với quí trước và tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2007, ước đạt 365.600 máy. Mặc dù sức tiêu thụ vẫn còn bị ảnh hưởng xấu từ các điều kiện bất lợi của kinh tế vĩ mô từ đầu tháng 7 như lạm phát, giá xăng dầu cao và ảnh hưởng của vấn đề dao động tỷ giá nhưng thị trường máy tính bắt đầu sôi động trở lại với nhiều chương trình đặc biệt cho mùa tựu trường từ giữa tháng 8. Thêm vào đó, các nhà phân phối cũng có sự chuẩn bị tốt hơn cho lượng hàng nhập để đáp ứng nhu cầu vào mùa cao điểm cho 2 quí cuối năm. Các hãng sản xuất máy tính cũng nắm bắt thời điểm này để giới thiệu các sản phẩm mới. Tuy nhiên, IDC tin rằng tổng lượng hàng nhập có thể cao hơn nếu quí 3 không có những dấu hiệu cạnh tranh của một lượng lớn các máy tính đã qua sử dụng, máy tính tái chế và những máy tính được nhập về Việt Nam không thông qua kênh phân phối chính thức với mức giá thấp hơn hẳn. Thị trường máy tính quí 3 cũng chứng kiến sự tham gia sôi nổi của các loại máy tính xách tay mini từ hầu hết các hãng lớn như Asus, HP, Acer, Lenovo, CMS. Tổng lượng nhập khẩu của mặt hàng này tăng 179% so với quí 2 năm nay. Mặc dù giá cả cạnh tranh và thiết kế bắt mắt nhưng các máy tính xách tay mini hiện vẫn chưa thu hút nhiều sự chú ý từ phía người dùng hộ gia đình do tính tiện ích còn nhiều giới hạn và sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm máy tính xách tay giá rẻ. Trên bảng xếp hạng dựa trên kết quả nghiên cứu PC hàng quí, IDC Asisa/Pacific, quí 3 năm 2008, HP vẫn tiếp tục dẫn đầu thị trường nhờ vào những nỗ lực chiếm lĩnh thị trường cả máy tính để bàn lẫn máy tính xách tay và các dự án trong phân khúc giáo dục, chính phủ và lĩnh vực tài chính. Acer vươn lên vị trí thứ hai nhờ vào mức tăng trưởng 54,5% so với quí trước trong khi Lenovo lùi về vị trí thứ ba. Các nhà sản xuất đa quốc gia khác và các nhà sản xuất trong nước giữ những vị trí còn lại trên thị trường, trong số đó có nhiều nhà sản xuất đã có sự tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước như Dell, Asus, và Group 8 – Quản lý bán hàng linh kiện máy tính Trang 14 Enterprise Resource Planning Toshiba. Quí 3 năm nay so với cùng kỳ năm 2007, phân khúc thị trường tiêu dùng nói chung phát triển tương đối ổn định đạt tốc độ tăng trưởng 29,2% trong khi phân khúc thị trường thương mại chỉ tăng 1,2% do nhu cầu từ phía chính phủ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm sút đáng kể . Tỉ lệ tăng trưởng của lượng máy tính nhập khẩu, theo loại hình, 2008-2012 Loại hình 2008 2009 2010 2011 2012 Máy tính để bàn 2,4% 13,5% 22,6% 18,8% 16,5% Máy tính xách tay 40,6% 35,4% 37,4% 26,5% 20,4% Tổng 8,9% 18,4% 26,3% 20,9% 17,6% Nguồn: Nghiên cứu thị trường PC hàng quí, IDC Asia/Pacific, Q3/2008, tháng 12/08 Thị phần lượng máy tính nhập khẩu, theo phân khúc, Q3/2008 Loại hình Thị trường tiêu dùng Thị trường thương mại Máy tính để bàn 74.4% 80.9% Máy tính xách tay 25.6% 19.1% Nguồn: Nghiên cứu thị trường PC hàng quí, IDC Asia/Pacific, quí 3/ 2008, tháng 12/08 IX. Kết luận về thực trạng, các vấn đề đặt ra của ngành bán lẻ linh kiện máy tính tại Việt Nam:  Ý 1: Group 8 – Quản lý bán hàng linh kiện máy tính Trang 15 Enterprise Resource Planning  Ngành bán lẻ Việt Nam quy mô còn nhỏ, tâ ̣p trung nhiều vào các nhà phân phối bán lẻ có quy mô nhỏ  Ngành bán lẻ Việt Nam mới hình thành tuy có sự phát triển tương đối mạnh nhưng vẫn ở quy mô nhỏ  Các công ty phân phối linh kiê ̣n máy tính thường là các của hàng, hê ̣ thống các cửa hàng hoă ̣c là doanh nghiê ̣p ở tầm nhỏ đến trung bình nên thị trường bị chia nhỏ cho nhiều đối tượng, doanh nghiê ̣p  Xuất hiê ̣n nhiều phương thức kinh doanh hiê ̣n đại như mua bán trực tuyến, qua các phương tiê ̣n truyền thôngê  Cần có 1 hê ̣ thống công cụ phù hợp với quy mô của các doanh nghiê ̣p nhỏ và vừa  Ý2:  Viê ̣c tổ chức áp dụng CNNT của các công ty còn hạn chế và đôi khi khó khăn ở nhiều nghiê ̣p vụ  Ở Viê ̣t nam chưa có tiêu chuẩn cụ thể nào về áp dụng CNTT cho các công ty buôn bán phân phối linh kiê ̣n  Viê ̣c tổ chức, sử dụng CNTT vào kinh doanh tùy vào từng doanh nghiê ̣p và rất hạn chế  Phổ biến nhất là trong khâu bán hàng và thanh toán  Các nghiê ̣p vụ khác như quản lý nhân viên, khách hàng, bảo trì vẫn còn nhiều doanh nghiê ̣p chưa áp dụng hoă ̣c thiếu công cụ để áp dụng  Quy trình bán hàng còn đơn giản và thủ công  Cần có giải pháp giải quyết các khó khăn của doanh nghiê ̣p trong nhiều nghiê ̣p vụ  Ý3:  Thị trường bán lẻ có nhiều biến đô ̣ng về giá cả và sản phẩm đă ̣t doanh nghiê ̣p đứng trước viê ̣c phải liên tục câ ̣p nhâ ̣t, quản lý viê ̣c tổ chức bán hàng  Giá cả thị trường biến đổi mạnh theo từng giờ, từng ngày đă ̣t doanh nghiê ̣p phải thay đổi nhanh, kịp thời đơn giá đối với từng loại sản phẩm để phục vụ viê ̣c kinh doanh của mình  Ở mức hiê ̣n nay các doanh nghiê ̣p chỉ mới sử dụng các phần mềm , công cụ đơn giản chưa giải quyết triê ̣t để các yêu cầu cao  Ý4:  Ngành bán lẻ đã trở nên hiê ̣n đại và có những yêu cầu đă ̣t thù riêng ví dụ như hê ̣ thống quản lý chất lượng sản phẩm, bảo trì, quản lý khách hàng, ... Group 8 – Quản lý bán hàng linh kiện máy tính Trang 16 Enterprise Resource Planning  Những khái niê ̣m quản lý chất lượng sản phẩm, bảo trì, quản lý khách hàng, ... đã trở thành 1 nghiê ̣p vụ cần thiết với các doanh nghiê ̣p  Hầu như viê ̣c này ở VN còn chưa được quan tâm, chưa có quy trình cụ thể và thiếu 1 công cụ hỗ trợ  Giải pháp đă ̣t ra về các vấn đề quản lý chât lượng, bảo trì.  Vấn đề quản lý về mă ̣t khách hàng sẽ được tổ chức thế nào ? Cần có công cụ hổ trợ nghiê ̣p vụ này  Ý 5:  DN muốn mở rô ̣ng quy mô hoă ̣c thắt chă ̣t chi tiêu và mô ̣t số mục đích khác muốn tối ưu hóa viê ̣c tổ chức của mình  Viê ̣c quản lý còn hạn chế vì còn rườm ra và khó quản lý ở quy mô lớn  Nhiều công ty chưa có quy trình bán hàng cụ thể  Khó khăn trong việc quản lý kho, hàng hóa tồn  Cần sự thay đổi j về mă ̣t tổ chức của các doanh nghiê ̣p hay các giải pháp thay thế  Ý 6:  Hàng hóa ngày càng đa dạng phong phú, đa dạng về mẫu mã dẫn đến nhu cầu nâng cao khả năng quản lý  Khó khăn trong các khâu như bảo hành, bảo trì, hâ ̣u mãi  Các chức năng nghiê ̣p vụ bán hàng, quản lý hiê ̣n tại cần được nâng cấp và thay thế như thế nào cho phù hợp với yêu cầu đă ̣t ra. CHƯƠNG II Group 8 – Quản lý bán hàng linh kiện máy tính Trang 17 Enterprise Resource Planning PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ I. Sơ lược về nghiệp vụ bán hàng: Trong thời đại giao thương như hiện nay, về nghiệp vụ bán hàng trong bất cứ một công ty hay một doanh nghiệp nào thì cũng đòi hỏi về chuyên môn của người bán hàng, họ phải thành thạo về hai thao tác đó là: quản lý điều hành và thực hiện công tác nghiệp vụ của họ một cách chuyên nghiệp. Hơn thế nữa họ phải tìm cách thúc đẩy doanh thu và có chiến lược bán hàng đúng đắn sao cho số lượng mặt hàng bán vượt chỉ tiêu mà họ đặt ra trong mục tiêu của tháng hoặc của quý. Để đạt được những kết quả cao trong chiến lược kinh doanh bán hàng thì đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực thật sự chuyên nghiệp trong tất cả các khâu về bán hàng, họ phải thể hiện tính chuyên nghiệp đó qua cung cách bán hàngê Như thế họ cần phải có một đội ngủ nhân viên bán hàng chuẩn để thu hút nguồn doanh thu cho công ty hoặc doanh nghiệp. II. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của nhân viên trong bộ phận bán hàng: 1. Vị trí:  Là người quản lý trong bộ phận bán hàng  Lập kế hoạch cho hoạt động tìm kiếm đại diện bán hàng trực tiếp  Giới thiệu, quảng bá hình ảnh thương hiệu và sản phẩm với người tiêu dùng  Báo cáo công việc thường xuyên về cho công ty  Hoàn thành các trách nhiệm, công việc được giao theo yêu cầu 2. Vai trò:  Vai trò của nhân viên trong bộ phận bán hàng này là rất quan trọng, họ phải đảm bảo được khả năng kinh doanh của công ty và luôn là người giám sát đội ngũ nhân viên trong bộ phận bán hàng  Chức năng và nghiệp vụ của họ liên quan đến nhiều bộ phận bán hàng của công ty, nguồn thu nhập của công ty có tăng hay không cũng do một phần của bộ phận bán hàng quyết định  Vì thế họ phải thể hiện đúng vai trò của mình trong nghiệp vụ, luôn giám sát nguồn doanh thu đầu vào và quản lý các mặt hàng mà cửa hàng đang thu hút khách để có nhiều chiến lược bán hàng khác nhau nhằm cạnh tranh với nhiều công ty khác trong thời buổi hiện nay 3. Nhiệm vụ: Group 8 – Quản lý bán hàng linh kiện máy tính Trang 18 Enterprise Resource Planning  Nhiệm vụ của nhân viên bán hàng là phải tổng kết số hàng bán được trong ngày là bao nhiêu, mặt hàng nào là bán chạy nhất, xem xét các mặt hàng sao cho thị trường cung và cầu không quá chênh nhau làm ảnh hưởng đến doanh thu của công ty  Đồng thời họ phải chăm sóc cho khách hàng một cách chu đáo đầy nhiệt tình vì “Khách hàng là thượng đế”, đó là nhiệm vụ cơ bản mà người nhân viên bán hàng phải có được III. Quy trình bán hàng chuẩn:  Lưu đồ quy trình bán hàng: Group 8 – Quản lý bán hàng linh kiện máy tính Trang 19 Enterprise Resource Planning Một quy trình bán hàng chuẩn thông thường bắt đầu từ khi có đơn bán hàng hoặc hợp đồng bán hàng cho đến quá trình xuất kho, giao hàng, thu tiền của khách hàng. Tuy vậy, bên cạnh những khả năng cơ bản của việc quản lý bán hàng, công ty cần chú ý đến những tính năng sau: 1. Quản lý được quá trình thương thảo hợp đồng và hẹn giao hàng: Quản lý bán hàng đầy đủ sẽ bao gồm việc quản lý quá trình thương thảo hợp đồng và hẹn giao hàng. Đây là một tính năng rất quan trọng giúp DN nâng cao được uy tín với khách hàng khi quản lý tốt vấn đề này. Trên thực tế, khi ứng dụng chương trình bán hàng, DN thường bắt đầu nhập liệu vào hệ thống khi đơn hàng đã có, ít ai chú ý đến phần “Tiền hợp đồng” trong khi phần này cũng không kém phần quan trọng. Về bản chất, phân hệ này bao gồm 2 phân hệ nhỏ hơn:  Đàm phán: Theo dõi quá trình đàm phán với khách hàng. Hệ thống phải cho phép ghi nhận được diễn tiến của cuộc đàm phán với nhiều phiên bản khác nhau. Đây là cơ sở để lãnh đạo xem xét, phê duyệt (trên hệ thống) và đồng thời để đánh giá nguyên nhân thành công hay thất bại của quá trình đàm phán. Khi giá, số lượng, ngày giao, điều kiện thanh toánêđược thoả thuận, kết quả đàm Group 8 – Quản lý bán hàng linh kiện máy tính Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan