Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung ...

Tài liệu Quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông.

.PDF
152
74
91

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Cao Phương Bình QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Cao Phương Bình QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG Chuyên ngành: Quản lí giáo dục Mã số: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. MỴ GIANG SƠN Thành phố Hồ Chí Minh - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Kết quả của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào. Tác giả luận văn Cao Phương Bình LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành đến: PGS.TS. Mỵ Giang Sơn đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài “Quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long”. Quý Thầy, Cô Phòng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình hướng dẫn tôi hoàn thiện luận văn và các thủ tục hành chính trong suốt thời gian học tập tại trường. Quý Thầy, Cô chuyên ngành Quản lí giáo dục Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức khoa học, kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành khóa học và thực hiện đề tài của mình. Tác giả luận văn Cao Phương Bình MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ MỞ ĐẦU... .................................................................................................... ........1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ....................................... 8 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề...................................................................... 8 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài................................................................ 8 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................. 11 1.2. Các khái niệm cơ bản ................................................................................ 14 1.2.1. Hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông .............................. 14 1.2.2. Công nghệ thông tin ............................................................................ 16 1.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học phổ thông ............................................................................................ 17 1.2.4. Quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trung học phổ thông ............................................................................................ 18 1.3. Một số vấn đề về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học phổ thông ...................................................................... 19 1.3.1. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học phổ thông ............................................................................................ 19 1.3.2. Mục tiêu của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học phổ thông ................................................................ 22 1.3.3. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học phổ thông ............................................................................ 23 1.3.4. Phương thức tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học phổ thông ............................................................. 27 1.4. Một số vấn đề về quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học phổ thông ............................................ 29 1.4.1.Tầm quan trọng của việc quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học phổ thông....................... 29 1.4.2. Lập kế hoạch hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học....................................................................................................... 31 1.4.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ................................................................................................ 33 1.4.4. Lãnh đạo thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ................................................................................................ 34 1.4.5. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ................................................................................. 36 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học phổ thông ............................. 39 1.5.1. Các yếu tố chủ quan ............................................................................ 39 1.5.2. Các yếu tố khách quan ........................................................................ 41 Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG ............................................... 45 2.1. Khái quát về giáo dục trung học phổ thông thành phố vĩnh long, tỉnh Vĩnh Long ................................................................................................. 45 2.2. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng .................................................. 50 2.2.1. Mục đích khảo sát ............................................................................... 50 2.2.2. Nội dung khảo sát................................................................................ 50 2.2.3. Phương pháp điều tra, khảo sát ........................................................... 50 2.3. Thực trạng về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long ... 52 2.3.1. Thực trạng nhận thức về vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ................................................................................. 52 2.3.2. Thực trạng về việc thực hiện mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong DH ........................................................................................ 54 2.3.3. Thực trạng về mức độ thực hiện các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học .............................................................. 55 2.3.4. Thực trạng về tính hiệu quả của các phương thức tổ chức hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ............................ 60 2.4. Thực trạng quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long ........................................................................................................... 62 2.4.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ............................ 62 2.4.2. Thực trạng về lập kế hoạch hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ................................................................................. 63 2.4.3. Thực trạng về tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ....................................................................... 67 2.4.4. Thực trạng về lãnh đạo thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ....................................................................... 70 2.4.5. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ............................................ 73 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long .......................................................... 75 2.5.1. Thực trạng về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan ................ 75 2.5.2. Thực trạng về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan ............ 77 2.6. Đánh giá chung về thực trạng .................................................................... 78 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG ............................................................................................... 82 3.1. Các căn cứ đề xuất biện pháp .................................................................... 82 3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................. 83 3.3. Các biện pháp quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long, tỉnh Vĩnh Long ................................................................................................. 83 3.3.1. Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học .............................................................. 83 3.3.2. Biện pháp 2. Kế hoạch hóa công tác quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ..................................................... 89 3.3.3. Biện pháp 3. Tăng cường công tác tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ..................................... 94 3.3.4. Biện pháp 4. Đổi mới công tác lãnh đạo thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học .......................................... 101 3.3.5. Biện pháp 5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ............ 106 3.3.6. Biện pháp 6. Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh ......................... 109 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................. 111 3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.......................................................................................................... 113 3.5.1. Mục đích, nội dung, phương pháp khảo nghiệm .............................. 113 3.5.2. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp được đề xuất...................................................................................... 114 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 123 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Các chữ viết tắt CBQL Nội dung viết đầy đủ Cán bộ quản lí 2 CSVC Cơ sở vật chất 3 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 4 GV Giáo viên 5 HĐ Hoạt động 6 DH Dạy học 7 HS Học sinh 8 HT Hiệu trưởng 9 KH Kế hoạch 10 PHT Phó Hiệu trưởng 11 QL Quản lí 12 ƯDCNTT Ứng dụng công nghệ thông tin 13 THPT Trung học phổ thông TT 1 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1.Quy mô và cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lí năm học 2017-2018… 46 Bảng 2.2.Trình độ chính trị, chuyên môn và nghiệp vụ quản lí của cán bộ quản lí năm học 2017-2018……………………………………... 47 Bảng 2.3.Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên dạy lớp năm học 2017-2018……………………………………………... 48 Bảng 2.4. Cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng CNTT năm học 20172018............................................................................................ 49 Bảng 2.5. Đánh giá nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về vai trò của ứng dụng CNTT trong dạy học…………………………………. 52 Bảng 2.6. Đánh giá nhận thức của học sinh về vai trò của ứng dụng CNTT trong dạy học……………………….…………………………... 53 Bảng 2.7. Đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu ứng dụng CNTT trong dạy học .………………………………………………………... 54 Bảng 2.8. Đánh giá mức độ thực hiện các nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học………………………………………………………….. 55 Bảng 2.9. Đánh giá mức độ thực hiện các nội dung ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh…………………………………………….. 58 Bảng 2.10. Đánh giá tính hiệu quả của các phương thức tổ chức hoạt động ứng dụng CNTT trong DH……………………………….. 60 Bảng 2.11. Đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp lập kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học……………………………………… 62 Bảng 2.12. Đánh giá nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học………………………………… 64 Bảng 2.13. Đánh giá về công tác tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học…………………………………………… 67 Bảng 2.14. Đánh giá về công tác lãnh đạo thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học…………………………………………… 70 Bảng 2.15. Đánh giá về công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học………………………………………….... 73 Bảng 2.16. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến công tác QL HĐ ƯDCNTT trong DH………………………….. 75 Bảng 2.17. Đánh giá kiến thức, kĩ năng, phẩm chất của HS về CNTT…………………………………………………………... 76 Bảng 2.18. Kết quả khảo sát nhóm 1 về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến công tác quản lí hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học…………………………………………………… 77 Bảng 2.19. Kết quả khảo sát nhóm 2 về thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của HS……………………………………. 77 Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp…………………. 114 Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp…………………... 116 Bảng 3.3. Tương quan thứ bậc giữa tính cấp thiết và tính khả thi………… 119 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học…………95 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Trong thời đại ngày nay, sự phát triển như vũ bão của Khoa học - Công nghệ, dẫn đến sự hình thành xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức. Trong đó, trình độ dân trí, tiềm lực Khoa học - Công nghệ trở thành một trong những nhân tố quyết định sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia. Chúng ta đang sống, làm việc và học tập trong kỉ nguyên công nghệ, đó là kết quả của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, là xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất, nó bao gồm các hệ thống thực - ảo (Cyber-Physical Systems – CPS), mạng lưới vạn vật kết nối Internet (Internet of Things – IoT) và điện toán đám mây (Cloud Computing). Trong đó, mỗi công dân có thể trở thành một doanh nghiệp số, mọi doanh nghiệp đều trở thành doanh nghiệp số, mọi lãnh đạo trở thành lãnh đạo số, mọi Chính phủ trở thành Chính phủ số. Ở Việt Nam, CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực và làm thay đổi căn bản cách QL, học tập, làm việc của con người. Nhận thức được vai trò to lớn của CNTT, Đảng ta đã có chủ trương đẩy mạnh ƯDCNTT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá bằng Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Trong đó, đối với ngành GD&ĐT, Chỉ thị nêu rõ “Đẩy mạnh ƯDCNTT trong công tác GD&ĐT ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ GD&ĐT, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở GD&ĐT” (Ban Chấp hành Trung ương, 2000). Theo Ông Quách Tuấn Ngọc, “CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới QL giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ƯDCNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đất nước” (Quách Tuấn Ngọc, 2010). Tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của CNTT trong đổi mới GD&ĐT, Nghị quyết số 29/2013/NQ - TW khẳng định “Đẩy mạnh ƯDCNTT và truyền thông trong dạy và học” góp phần đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT (Ban Chấp hành Trung 2 ương, 2013). Vận dụng chủ trương của Đảng, thực hiện việc đổi mới GD&ĐT, ba năm gần đây, khi xác định nhiệm vụ của toàn ngành, Bộ GD&ĐT đều nhấn mạnh tăng cường ƯDCNTT trong các HĐ của nhà trường. Gần đây nhất, Bộ GD&ĐT đã ban hành Kế hoạch số 345/KH-BGDĐT về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ƯDCNTT trong QL và hỗ trợ các HĐDH, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” và Công văn số 4116/BGDĐT-CNTT ngày 08 tháng 9 năm 2017 về thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2017-2018. Ngày 10 tháng 10 năm 2017, Sở GD&ĐT Vĩnh Long ban hành Công văn số 1769/HD-SGDĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 20172018, trong đó tập trung vào các vấn đề: ƯDCNTT trong các HĐ điều hành và QL giáo dục; ƯDCNTT trong đổi mới nội dung, phương pháp DH và kiểm tra, đánh giá; triển khai hạ tầng và thiết bị CNTT; bồi dưỡng kĩ năng ƯDCNTT cho GV và CBQL giáo dục, khai thác và sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở (Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long, 2017). Qua đó, chúng ta đã thấy được sự quan tâm của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT trong việc đầu tư CSVC, trang thiết bị và có sự quan tâm chỉ đạo các cơ sở giáo dục tích cực đẩy mạnh ƯDCNTT trong HĐ DH và QL nhà trường. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Ngành Giáo dục về đẩy mạnh ƯDCNTT trong trường học, các trường THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long luôn xem CNTT là một trong những nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy đổi mới nội dung, phương pháp DH và kiểm tra, đánh giá kết. Các ứng dụng điển hình trong HĐDH là tìm kiếm, lưu trữ, chia sẻ dữ liệu DH; xây dựng KH bài học; sử dụng các phần mềm DH trên lớp; sử dụng các phần mềm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập HS; sinh hoạt chuyên môn qua mạng… HĐ CNTT trong DH bước đầu mang lại hiệu quả tích cực như tiết kiệm thời gian làm việc của GV, gia tăng sự hứng thú của HS trong học tập, góp phần nâng cao đáng kể chất lượng giáo dục… Tuy nhiên, công tác QL HĐ ƯDCNTT trong DH vẫn tồn tại những bất cập, hạn chế cần phải khắc phục như: cơ sở vật chất, thiết bị CNTT phục vụ DH chưa đáp ứng nhu cầu ƯDCNTT trong DH theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay; HT 3 chưa xây dựng đầy đủ KH ƯDCNTT trong DH và các chương trình cụ thể để thực hiện KH, chưa chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng KH quản lí HĐ ƯDCNTT của tổ chuyên môn và GV xây dựng KH ƯDCNTT trong DH của cá nhân; chưa xây dựng quy chế, quy trình ƯDCNTT trong DH; công tác tổ chức HĐ ƯDCNTT trong DH chưa được thực hiện đồng bộ (xây dựng bộ máy, phân công nhiệm vụ, theo dõi, giám sát, thực hiện chế độ báo cáo…); công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện KH ƯDCNTT trong DH chưa được quan tâm nhiều; chưa quan tâm đến việc tạo động lực thúc đẩy GV, HS tích cực ƯDCNTT trong DH… Ngoài ra, đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long chưa có tác giả nào nghiên cứu một cách khoa học về vấn đề này. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long” là hết sức cần thiết, góp phần quan trọng vào việc đổi mới công tác QL HĐ ƯDCNTT trong DH, nâng cao hiệu quả ƯDCNTT trong DH, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các nhà trường THPT này. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về QL HĐ ƯDCNTT trong DH ở trường THPT và khảo sát thực trạng về QL HĐ ƯDCNTT trong DH tại các trường THPT thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, luận văn đề xuất các biện pháp QL HĐ ƯDCNTT trong DH ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THPT này. 3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu QL HĐ DH ở các trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu QL HĐ ƯDCNTT trong DH ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. 4. Giả thuyết nghiên cứu HĐ ƯDCNTT trong DH ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long đã được triển khai khá đồng bộ ở nhiều mặt, nhưng công tác QL HĐ 4 ƯDCNTT tại các trường THPT này còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế như CSVC, thiết bị CNTT phục vụ DH chưa đáp ứng nhu cầu ƯDCNTT trong DH theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay; HT chưa xây dựng đầy đủ KH ƯDCNTT trong DH và các chương trình cụ thể để thực hiện KH, chưa chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng KH QL HĐ ƯDCNTT của tổ chuyên môn và GV xây dựng KH ƯDCNTT trong DH của cá nhân; chưa xây dựng quy chế, quy trình ƯDCNTT trong DH; công tác tổ chức HĐ ƯDCNTT trong DH chưa được thực hiện đồng bộ (xây dựng bộ máy, phân công nhiệm vụ, theo dõi, giám sát, thực hiện chế độ báo cáo…); công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện KH ƯDCNTT trong DH chưa được quan tâm nhiều; chưa quan tâm đến việc tạo động lực thúc đẩy GV, HS tích cực ƯDCNTT trong DH… Nếu xây dựng được hệ thống lí luận về QL HĐ ƯDCNTT trong DH ở trường THPT và làm sáng tỏ thực trạng về QL HĐ ƯDCNTT trong DH ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, sẽ đề xuất các biện pháp có tính cấp thiết và khả thi cao góp phần nâng cao hiệu quả QL HĐ ƯDCNTT trong DH, từ đó góp phần đổi mới nội dung, phương pháp DH và kiểm tra, đánh giá; nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường THPT này. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lí luận của QL HĐ ƯDCNTT trong DH ở trường THPT. - Khảo sát, đánh giá thực trạng HĐ ƯDCNTT trong DH và QL HĐ ƯDCNTT trong DH ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. - Đề xuất các biện pháp QL HĐ ƯDCNTT trong DH ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long và khảo sát tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Về đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu công tác QL HĐ ƯDCNTT trong DH của HT, P.HT và tổ trưởng tổ chuyên môn của các trường THPT thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. 6.2. Về khách thể khảo sát Khảo sát công tác QL HĐ ƯDCNTT trong dạy học tại 3 trường: THPT 5 Nguyễn Thông, THPT Vĩnh Long và THPT Lưu Văn Liệt, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. 6.3. Thời gian Các số liệu thống kê được thu thập trong năm học: 2017-2018. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc Vận dụng quan điểm này vào phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng ta thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa công tác QL HĐ ƯDCNTT trong DH với QL các HĐ sư phạm khác trong trường. Đồng thời xem công tác QL HĐ ƯDCNTT trong DH là một hệ thống với các yếu tố hợp thành, như: chủ thể, đối tượng, mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, kết quả và môi trường. Các yếu tố này có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau. 7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic Quan điểm này giúp người nghiên cứu xác định lịch sử nghiên cứu của vấn đề, sự vận động và phát triển của vấn đề trong phạm vi không gian, thời gian, điều kiện hoàn cảnh cụ thể, nhằm điều tra thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài, trình bày công trình nghiên cứu theo một trình tự hợp lôgic. 7.1.3. Quan điểm thực tiễn Quan điểm này đòi hỏi người nghiên cứu xác định rõ thực trạng HĐ ƯDCNTT trong DH và thực trạng công tác QL của HT đối với HĐ ƯDCNTT trong DH ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long trong sự vận động, phát triển mạnh mẽ của môi trường DH hiện đại. Từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng QL ƯDCNTT trong DH; góp phần đổi mới nội dung, phương pháp DH và kiểm tra, đánh giá; đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu, tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến HĐ ƯDCNTT ở trường phổ thông, lí luận về QL, lí luận về QL HĐ ƯDCNTT ở trường 6 phổ thông để xây dựng khung lí luận về QL HĐ ƯDCNTT ở các trường THPT. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu KH giáo dục, KH ƯDCNTT trong DH của các trường; KH ƯDCNTT trong DH của các tổ chuyên môn và của GV; KH giảng dạy của GV, KH học tập của HS và các báo cáo đánh giá HĐ ƯDCNTT của các trường và của các tổ chuyên môn ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Để tìm hiểu thực trạng HĐ ƯDCNTT trong DH và QL HĐ ƯDCNTT trong DH ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long; để khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. - Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn CBQL (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và tổ trưởng tổ chuyên môn) về QL HĐ ƯDCNTT trong DH ở trường THPT Vĩnh Long, THPT Lưu Văn Liệt và THPT Nguyễn Thông. 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm SPSS, phần mềm MS Excel để xử lí các số liệu, kết quả nghiên cứu thu thập được trong quá trình nghiên cứu. 8. Dự kiến đóng góp mới của luận văn 8.1. Về lí luận Hệ thống hóa lí luận về QL HĐ ƯDCNTT trong DH trường phổ thông; hình thành khung lí thuyết về QL HĐ ƯDCNTT trong DH trường phổ thông. 8.2. Về thực tiễn - Mô tả sát thực, cụ thể, toàn diện thực trạng QL HĐ ƯDCNTT trong DH ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. - Đề xuất được một số biện pháp QL HĐ ƯDCNTT trong DH ở trường THPT thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Các biện pháp này cấp thiết và khả thi cao, nếu được thực hiện đồng bộ sẽ góp phần đổi mới công tác QL HĐ ƯDCNTT trong DH ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. 9. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và 7 phụ lục, luận văn dự kiến gồm có 03 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận của quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học phổ thông. Chương 2. Thực trạng quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Chương 3. Biện pháp quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Cuối những năm 70 của thế kỉ XX, nhiều nước trên thế giới đã coi việc ƯDCNTT là một trong những động lực có tác động rất lớn đến sự phát triển của đất nước. Cùng với việc ƯDCNTT ngày càng rộng rãi, nhiều nước đã sớm xây dựng chiến lược ƯDCNTT trong GD&ĐT. Đến năm 1990, vấn đề ƯDCNTT vào DH là một chủ đề lớn được UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI. Ngoài ra, UNESCO còn dự báo CNTT sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản vào đầu thế kỉ XXI. Qua đó cho thấy, CNTT đã được quan tâm đưa vào trường học và trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu. Tại diễn đàn hợp tác kinh tế các nước Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 2 diễn ra ngày 07 tháng 4 năm 2000 về "Giáo dục trong xã hội học tập ở thế kỷ XXI", Bộ trưởng Giáo dục các nước thành viên đã khẳng định tầm quan trọng của CNTT trong xã hội học tập. Qua diễn đàn, Bộ trưởng Giáo dục các nước đã khẳng định vai trò và tiềm năng rộng lớn của CNTT trong DH. CNTT mang đến sự đổi mới về cách dạy, cách học cho mọi cấp học, bậc học. Ngoài ra CNTT cũng tạo điều kiện rất tốt cho việc hợp tác nghiên cứu khoa học, học tập từ xa và học tập suốt đời. ƯDCNTT trong các HĐ giáo dục chính là giải pháp mang tính chiến lược của mỗi quốc gia. Khẳng định vai trò mũi nhọn của CNTT trong GD&ĐT, tác giả Christ Abbott nói rằng “CNTT và Truyền thông đang thay đổi bộ mặt của giáo dục” (Nguyễn Thanh Giang, 2014). Theo tác giả Đào Thái Lai, nét nổi bật ở các nước trong khối EOCD, Australia, Hoa kỳ, các nước Đông Nam Á, Hàn Quốc về ƯDCNTT trong DH là các cấp QL giáo dục đều có chính sách cụ thể về triển khai CNTT tại cơ sở giáo dục như đảm bảo CSVC và điều kiện tài chính cho việc triển khai ƯDCNTT trong DH, qui định thời lượng ƯDCNTT trong tổng thời lượng chương trình, tích hợp CNTT vào bài học, vào chương trình, chú trọng biên soạn các tài liệu hướng dẫn, phương 9 pháp ƯDCNTT trong DH các môn học. Để GV có thể thích nghi với môi trường giáo dục hiện đại, các trường sư phạm ở những nước này đưa các học phần ƯDCNTT vào chương trình đào tạo GV. Đặc biệt, giáo dục ở các nước như Mỹ, Malaixia và Singapore chú trọng ƯDCNTT ở mức độ cao hơn với hình thức trường học thông minh (Smart Shool) (Đào Thái Lai, 2006). Ở Mỹ, nhiều trường học đã tập trung cho các dự án cung cấp giáo dục từ xa giúp người học có thể học ở bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào và với bất cứ đối tác nào. Năm 2010, thông qua quỹ Founders Fund, Mark Zuckerberg đã đầu tư 100 triệu USD vào Trường Altschool ở Mỹ nhằm ứng dụng công nghệ vào giáo dục. Tại Altschool, phần mềm được áp dụng trong hệ thống QL học tập cho sinh viên, tuyển sinh, tuyển dụng, chức năng hành chính, mạng xã hội cho cả GV và phụ huynh. GV tạo các chương trình giảng dạy cho mỗi cá nhân hàng tuần. HS AltSchool đang sử dụng ứng dụng LearnZillion trên iPad mini để học các kĩ năng Toán học. Ngoài ra, ứng dụng còn có tin nhắn SMS nội bộ để cha mẹ HS có thể truy cập để xem tiến trình học tập của con mình… Lớp học của Altschool cũng trang bị máy quay video và thiết bị thu âm thanh để GV có thể xem lại những khoảnh khắc cần thiết (Theo báo mạng VN Express-22/5/2015). Tại các trường trung học ở Úc, CNTT được dạy như một chủ đề riêng biệt hoặc được tích hợp vào các môn học. Việc DH trực tuyến, triển khai học liệu điện tử được sử dụng ngày càng rộng rãi và phát huy hiệu quả rất tốt trong đổi mới phương pháp DH. Công nghệ truyền thông đa phương tiện, công nghệ mạng và Internet được sử dụng rất hiệu quả. Các công nghệ này có thể giúp người học có thể học ở mọi nơi, học ở mọi lúc, học suốt đời, dạy cho mọi người với trình độ tiếp thu khác nhau, GV được đào tạo thường xuyên về CNTT và mỗi GV được cấp một máy tính xách tay để sử dụng (Nguyễn Thanh Giang, 2014). Ở Hàn Quốc vào những năm 2003, tuy chưa phát triển các mô hình “Trường học thông minh” nhưng mỗi GV và CBQL của từng trường đều được huấn luyện ba năm một lần về kĩ năng sử dụng CNTT trong DH. Việc tham gia huấn luyện của CBQL và GV được xem như là một trong những điều kiện để xét nâng bậc GV (Đào Thái Lai, 2006).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan