Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của nhà xuất bản giáo dục tại thành ph...

Tài liệu Quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của nhà xuất bản giáo dục tại thành phố hồ chí minh.

.PDF
191
36
137

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM Bùi Xuân Dương QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH SÁCH GIÁO DỤC CỦA NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÍ GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM Bùi Xuân Dương QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH SÁCH GIÁO DỤC CỦA NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lí giáo dục Mã số: 8140114 55 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÍ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ QUỲNH CHI Thành phố Hồ Chí Minh - 2018 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, quý Thầy, Cô khoa Khoa học Giáo dục, Phòng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm TP.HCM. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, cán bộ quản lí các Phòng, Ban, các đại lý, cửa hàng sách, các anh chị là biên tập viên, nhân viên phát hành của các công ty thuộc hệ thống Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, các thầy giáo, cô giáo và học sinh Trường THPT Mạc Đĩnh Chi - Bến Tre, Trường THPT Long Thành - Đồng Nai và một số trường tại TP.HCM,… đã giúp đỡ tôi trong quá trình lấy số liệu, thông tin cũng như đóng góp cho luận văn của tôi nhiều ý kiến quý báu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Quỳnh Chi, người thầy đã tận tâm hướng dẫn, định hướng khoa học và luôn động viên khích lệ tôi hoàn thành luận văn này. Những nhận xét và đánh giá của giảng viên hướng dẫn, đặc biệt là những gợi ý về hướng giải quyết vấn đề trong suốt quá trình nghiên cứu, thật sự là những bài học vô cùng quý giá đối với tôi không chỉ trong quá trình viết luận văn mà cả trong hoạt động nghiên cứu chuyên môn sau này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm gánh vác, chia xẻ trách nhiệm và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Do những hạn chế nhất định nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất trân trọng những ý kiến đóng góp của quý độc giả giúp luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2018 Tác giả Bùi Xuân Dương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của Nhà xuất bản Giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Tác giả Bùi Xuân Dương MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH SÁCH GIÁO DỤC ...................................................................................................................... 8 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 8 1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................... 9 1.1.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................... 12 1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .................................................................... 14 1.2.1. Quản lí ......................................................................................................... 15 1.2.2. Phát hành sách ............................................................................................. 19 1.2.3. Sách giáo dục ............................................................................................... 20 1.2.4. Quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục ................................................. 21 1.3. Lí luận về quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục ........................................... 23 1.3.1. Đặc điểm và vai trò của phát hành sách ...................................................... 23 1.3.2. Các khâu và trình tự của phát hành sách ..................................................... 25 1.3.2.1. Các khâu của phát hành sách ................................................................... 25 1.3.2.2. Qui trình phát hành sách .......................................................................... 26 1.3.3. Chiến lược marketing trong quản lí hoạt động phát hành sách ................... 27 1.3.3.1. Chiến lược định vị sản phẩm ................................................................... 27 1.3.3.2. Chiến lược định giá sản phẩm ................................................................. 27 1.3.3.3. Chiến lược thị trường trọng tâm, thị trường mục tiêu ............................. 28 1.3.4. Tổng quan về tình hình phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM giai đoạn 2002 - 2017 ............................................................................................ 29 1.3.4.1. Tình hình phát hành sách giai đoạn 2002 - 2007 ..................................... 29 1.3.4.2. Tình hình phát hành sách giai đoạn 2008 - 2017 ..................................... 33 1.3.5. Các yếu tố tác động đến quản lí hoạt động phát hành sách ......................... 35 1.3.5.1. Nhóm yếu tố khách quan ......................................................................... 35 1.3.5.2. Nhóm yếu tố chủ quan ............................................................................. 37 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 39 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH SÁCH GIÁO DỤC CỦA NXBGD TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................ 40 2.1. Cơ sở thực tiễn về hoạt động phát hành sách giáo dục của NXBGDVN và NXBGD tại TP.HCM ............................................................................................ 40 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển NXBGDVN ......................................... 40 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển NXBGD tại TP.HCM .......................... 42 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực thực trạng quản lí hoạt động phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM ................................................................................................................... 44 2.2.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 44 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM .................................................................................................... 44 2.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ....................................................... 44 2.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn .......................................................................... 47 2.2.2.3. Phương pháp thống kê toán học .............................................................. 48 2.2.3. Vài nét về khách thể nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM ............................................................................. 48 2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM ........................................................................................................................ 50 2.3.1. Thực trạng về mức độ đáp ứng của hoạt động phát hành sách của NXBGD với nhu cầu thị trường sách giáo dục..................................................................... 50 2.3.2. Thực trạng về cơ sở vật chất kho bãi, cửa hàng, đại lí phát hành của NXBGD tại TP.HCM ............................................................................................ 55 2.3.3. Thực trạng về đội ngũ cán bộ phát hành của NXBGD tại TP.HCM ........... 59 2.3.3.1. Thực trạng về năng lực của đội ngũ phát hành NXBGD ........................ 59 2.3.3.2. Thực trạng về phẩm chất của đội ngũ phát hành NXBGD ...................... 61 2.3.4. Thực trạng về mức độ đáp ứng của dịch vụ và sự sẵn có trong việc mua sách tại NXBGD .................................................................................................... 63 2.3.4.1. Thực trạng về chất lượng cơ sở vật chất của NXBGD ............................ 63 2.3.4.2. Thực trạng về chất lượng phục vụ tại chỗ của NXBGD ......................... 64 2.3.5. Thực trạng về hoạt động phát hành của NXBGD tại TP.HCM .................. 67 2.3.5.1. Thực trạng về nghiệp vụ phát hành của cán bộ phát hành....................... 67 2.3.5.2. Thực trạng hoạt động phục vụ bạn đọc tại hệ thống phát hành (cửa hàng, đại lí…) ................................................................................................................. 71 2.3.6. Thực trạng quản lí hoạt động phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM ... 74 2.3.6.1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM ................................................................................................................ 74 2.3.6.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM ........................................................................................... 76 2.3.6.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM ................................................................................................................ 84 2.3.7. Đánh giá chung về công tác quản lí hoạt động phát hành của NXBGD tại TP.HCM ................................................................................................................ 85 2.3.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động phát hành của NXBGD tại TP.HCM ............................................................................................ 86 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 90 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH SÁCH GIÁO DỤC CỦA NXBGD TẠI TP.HCM .................. 92 3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của NXB Giáo dục tại TP.HCM ............................................................................................................. 92 3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của NXBGD tại TP.HCM và chủ trương của Nhà nước ....................................................................................................................... 92 3.1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn ............................................................................. 93 3.1.3. Điểm mạnh, hạn chế, cơ hội và thách thức của công tác quản lí phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM ............................................................... 94 3.1.3.1. Điểm mạnh của công tác quản lí phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM ................................................................................................................ 94 3.1.3.2. Hạn chế của công tác quản lí phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM ................................................................................................................ 94 3.1.3.3. Cơ hội của công tác quản lí phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM ................................................................................................................ 95 3.1.3.4. Thách thức của công tác quản lí phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM ................................................................................................................ 95 3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM ..................................................................................... 99 3.2.1. Đảm bảo tính hệ thống - cấu trúc ................................................................ 99 3.2.2. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển ............................................................. 99 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ............................................................ 100 3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................... 100 3.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM ................................................................................................................. 100 3.3.1. Nhóm biện pháp xây dựng nền tảng để tổ chức, quản lí hoạt động pháp hành sách ...................................................................................................................... 101 3.3.1.1. Biện pháp 1: Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động phát hành sách ............................................................................................ 101 3.3.1.2. Biện pháp 2. Đầu tư xây dựng, mở rộng cơ sở vật chất (kho bãi, cửa hàng, đại lí…), nâng cấp phần mềm quản lí phát hành sách ........................................ 105 3.3.1.3. Biện pháp 3. Xây dựng cơ sở dữ liệu số (đối tác phát hành, thị trường phát hành, cơ cấu sách phát hành,…) ................................................................. 106 3.3.1.4. Biện pháp 4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động phát hành sách ..................................................................................................... 107 3.3.1.5. Biện pháp 5. Đa dạng hóa phương thức truyền thông, phương thức phát hành; đa phương hóa đối tác phát hành sách ...................................................... 108 3.3.2. Nhóm biện pháp phát triển công tác quản lí hoạt động phát hành sách .... 109 3.3.2.1. Biện pháp 6. Nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo về công tác quản lí hoạt động phát hành ......................................................................................... 109 3.3.2.2. Biện pháp 7. Tăng cường công tác xây dựng kế hoạch, chiến lược cho các hoạt động phát hành ............................................................................................ 111 3.3.2.3. Biện pháp 8. Tăng cường công tác tổ chức thực hiện hoạt động phát hành của NXBGD tại TP.HCM ................................................................................... 112 3.3.2.4. Biện pháp 9. Tăng cường công tác tổ chỉ đạo thực hiện hoạt động phát hành ..................................................................................................................... 114 3.3.2.5. Biện pháp 10. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát hành của NXB ..................................................................................................... 115 3.3.2.6. Biện pháp 11. Đa dạng hóa phương thức quản lí phát hành .................. 116 3.3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................ 117 3.4. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất .......................... 119 3.4.1. Tổ chức thực hiện ...................................................................................... 119 3.4.1.1. Công cụ khảo sát .................................................................................... 119 3.4.1.2. Cách tính điểm bảng hỏi ........................................................................ 119 3.4.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu ............................................................... 120 3.4.3. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biên pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM .......................................... 120 3.4.3.1. Nhóm giải pháp xây dựng nền tảng để tổ chức, quản lí hoạt động phát hành sách............................................................................................................. 120 3.4.3.2. Nhóm giải pháp phát triển công tác công tác quản lí hoạt động phát hành sách ..................................................................................................................... 122 3.4.4. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biên pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM .......................................... 123 3.4.4.1. Nhóm giải pháp xây dựng nền tảng để tổ chức, quản lí hoạt động phát hành sách............................................................................................................. 123 3.4.4.2. Nhóm giải pháp phát triển công tác quản lí hoạt động phát hành sách . 125 3.4.5. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động phát hành sách ..................... 126 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 130 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 131 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 134 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 137 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ STT VIẾT TẮT 1 CBPH Cán bộ phát hành 2 CBQL Cán bộ quản lý 3 ĐTB Điểm trung bình 4 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 5 GV-PH-HS Giáo viên - Phụ huynh - Học sinh 6 NVPP Nhân viên phân phối 7 NXB Nhà xuất bản 8 NXBGD Nhà xuất bản Giáo dục 9 NXBGDVN Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 10 SGK Sách giáo khoa 11 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỀU ĐỒ, HÌNH Bảng 1.1: Tình hình phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM giai đoạn 2002 - 2007 ........................................................................................................... 29 Bảng 1.2: Hệ thống thư viện trường học trong hệ thống phát hành của NXBGD tại TP.HCM giai đoạn 2002 - 2007 ................................................................... 30 Bảng 1.3: Kết quả kinh doanh của NXBGD tại TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2002 - 2007 ...................................................................................................................... 30 Bảng 1.4: Tình hình phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM giai đoạn 2008 - 2017 ........................................................................................................... 34 Bảng 1.5: Phát hành sách - TBGD năm 2017 của các đối tác qua các kênh ................. 34 Bảng 2.1: Cách quy đổi điểm các mức độ cho thang đo thực trạng .............................. 46 Bảng 2.2: Vài nét về khách thể nghiên cứu của đề tài .................................................. 48 Bảng 2.3: Tự đánh giá của NXBGD về mức độ đáp ứng của hoạt động phát hành sách với nhu cầu thị trường sách giáo dục ........................................................... 50 Bảng 2.4: Đánh giá của người sử dụng về mức độ đáp ứng của hoạt động phát hành sách với nhu cầu thị trường sách giáo dục ................................................... 51 Bảng 2.5: Tự đánh giá của NXBGD về mức độ đáp ứng của hoạt động phát hành sách với chất lượng, giá thành sách giáo dục ....................................................... 52 Bảng 2.6: Đánh giá của người sử dụng về mức độ đáp ứng giữa chất lượng, giá thành sách giáo dục với nhu cầu thị trường ........................................................... 54 Bảng 2.7: Tự đánh giá của NXBGD về mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất kho bãi, cửa hàng, đại lí phát hành ................................................................................... 56 Bảng 2.8: Đánh giá của người sử dụng về mức độ đáp ứng của hệ thống phát hành sách giáo dục của NXBGD .................................................................................. 58 Bảng 2.9: Kết quả đánh giá về năng lực của cán bộ phát hành ..................................... 59 Bảng 2.10: Kết quả đánh giá về phẩm chất của cán bộ phát hành ................................ 61 Bảng 2.11: Kết quả đánh giá của GV-PH-HS về chất lượng cơ sở vật chất của NXBGD ...................................................................................................................... 63 Bảng 2.12: Kết quả đánh giá của GV-PH-HS về chất lượng phục vụ tại chỗ của NXBGD........................................................................................................ 65 Bảng 2.13: Tự đánh giá của NXBGD về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát hành của CBPH .................................................. 67 Bảng 2.14: Đánh giá của GV-PH-HS về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát hành của CBPH .................................................. 69 Bảng 2.15: Tự đánh giá của NXBGD về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các hoạt động phục vụ bạn đọc tại hệ thống phát hành ...................................... 71 Bảng 2.16: Đánh giá của GV-PH-HS về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các hoạt động phục vụ bạn đọc tại hệ thống phát hành ...................................... 72 Bảng 2.17: Kết quả đánh giá về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện chức năng lập kế hoạch phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM .................................... 74 Bảng 2.18: Kết quả đánh giá về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện tổ chức, chỉ đạo hoạt động phát hành sách ...................................................................... 76 Bảng 2.19: Kết quả đánh giá về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện quản lí cơ sở vật chất - kỹ thuật ......................................................................................... 78 Bảng 2.20: Kết quả đánh giá về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện quản lí công tác bổ sung phát triển kho bãi, cửa hàng, đại lí phát hành ........................... 79 Bảng 2.21: Kết quả đánh giá về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện quản lí hệ thống phát hành ............................................................................................ 80 Bảng 2.22: Kết quả đánh giá về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện quản lí việc ứng dụng CNTT ........................................................................................... 82 Bảng 2.23: Kết quả đánh giá về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM ..................... 84 Bảng 2.24: Đánh giá chung về công tác quản lí hoạt động phát hành của NXBGD tại TP.HCM ....................................................................................................... 85 Bảng 2.25: Kết quả đánh giá về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá phát hành sách của NXBGD tại TP.HCM ..................... 87 Bảng 3.1: Cách quy đổi điểm các mức độ cho thang đo ............................................. 119 Bảng 3.2. Mức độ cần thiết của các biện pháp xây dựng nền tảng để tổ chức, quản lí hoạt động phát hành sách ........................................................................... 120 Bảng 3.3. Mức độ cần thiết của các biện pháp phát triển công tác quản lí hoạt động phát hành sách ............................................................................................ 122 Bảng 3.4. Mức độ khả thi của các biện pháp xây dựng nền tảng để tổ chức, quản lí hoạt động phát hành sách ................................................................................... 123 Bảng 3.5: Mức độ khả thi của các biện pháp phát triển công tác quản lí hoạt động phát hành sách .................................................................................................... 125 Bảng 3.6: Kết quả tổng hợp về khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ........................................................................................................ 126 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những năm gần đây, khi nền kinh tế nước ta hội nhập càng sâu thì vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp, nhất là các nhà xuất bản (NXB) càng cần phải xây dựng cho mình một chỗ đứng, một vị thế nhất định trên thương trường và trong lòng bạn đọc. Muốn vậy, không còn cách nào khác hơn là chính bản thân các NXB phải tự xây dựng một hệ thống phát hành riêng, mang bản sắc và đẳng cấp riêng của doanh nghiệp hội nhập. Đối với hoạt động phát hành xuất bản phẩm, một công việc mang tính kinh tế - xã hội đặc thù, thì việc xây dựng hệ thống phát hành riêng không chỉ góp phần khẳng định thương hiệu, văn hóa của doanh nghiệp mà còn mang ý nghĩa “sống còn” trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt ở nước ta hiện nay. Là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có chức năng phát hành sách giáo dục hơn 60 năm qua (1957 - 2017), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) nói chung và Nhà xuất bản Giáo dục (NXBGD) tại TP.HCM nói riêng vừa phải thực nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, phổ biến tri thức, vừa phải thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra của một đơn vị kinh tế hoạch toán độc lập. Với chức năng và nhiệm vụ được giao, NXBGD tại TP.HCM có rất nhiều lợi thế trong phát hành sách giáo dục tại các tỉnh, thành phố phía Nam. Theo cơ chế thị trường phát hành “độc quyền” sách giáo khoa và sách giáo dục đi kèm trong thời gian dài từ trước đến nay, đơn vị gần như chiếm trọn thị trường phát hành sách giáo dục với sản lượng phát hành gần 108 triệu cuốn (năm 2018). Chính vì thế, phương thức phát hành trong thời gian qua của NXBGDVN nhìn chung là đơn giản, một chiều và chưa mang tính “chuyên nghiệp” của cơ chế cạnh tranh tự do theo nguyên lí vận hành thị trường đúng nghĩa. Tuy nhiên, thực trạng phát hành trên chắc chắn sẽ phải thay đổi cơ bản và toàn diện khi Quốc hội nước ta đã thống nhất thông qua chủ trương “một chương trình nhiều bộ sách” nhằm tranh thủ chất xám và vốn xã hội để tiệm cận trình độ giáo dục các nước trong khu vực và trên thế giới. Chủ trương đó đã đặt NXBGDVN trong 2 tình thế phát triển mới, vận hội mới, vừa làm sách vừa cạnh tranh, vừa tận dụng hệ thống phát hành truyền thống vừa phải xây dựng hệ thống và phương thức phát hành hiện đại theo yêu cầu phát triển tất yếu của thị trường mở. Cho đến nay dù đã có nhiều khía cạnh khác nhau về công tác phát hành sách được nghiên cứu, triển khai tại đơn vị (qua các sáng kiến kinh nghiệm, hội thảo chuyên đề phát hành được tổ chức hằng năm) nhưng chủ yếu vẫn vận hành theo cơ chế phát hành một chiều nên kinh nghiệm quản trị hoạt động này tại NXBGDVN vẫn chưa nhiều; sự năng động, đột phá của đội ngũ quản lí các cấp vẫn chưa thể hiện rõ qua từng chính sách thị trường, xây dựng mạng lưới phát hành và chất lượng phục vụ bạn đọc,… của NXBGDVN. Nhằm khảo sát, tổng kết thực trạng, đánh giá những thuận lợi và khó khăn của hệ thống phát hành của NXBGD tại TP.HCM trong thời gian qua để có cái nhìn khách quan về tiềm lực phát hành sách giáo dục trong thời gian tới. Xuất phát từ những yêu cầu trên, đề tài “Quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của Nhà xuất bản Giáo dục tại TP.HCM” được xác lập. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về quản lí hoạt động phát hành sách và khảo sát thực trạng công tác quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục, từ đó góp phần nâng cao chất lượng phát hành sách của nhà xuất bản. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn xác định rõ những nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động quản lí phát hành sách nói chung và phát hành sách giáo dục nói riêng. - Khảo sát thực trạng phát hành sách và công tác quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM. - Đề xuất một số biện pháp góp phần tăng cường hiệu quả quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM. 3 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lí hoạt động phát hành sách. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM. 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1. Về thời gian Tập trung nghiên cứu quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2017, trong đó luận văn phân kì thời gian nghiên cứu theo các mốc cụ thể như sau: + Từ năm 2002 đến năm 2007: Thời kì đang hoàn thiện sách giáo khoa và sách giáo dục theo chương trình cải cách mới. + Từ năm 2007 đến năm 2017: Thời kì phát hành sau hoàn thiện bộ sách giáo khoa hiện hành. 5.2. Về nội dung Đề tài tập trung vào việc làm sáng tỏ những vấn đề lí luận về quản lí hoạt động phát hành sách; thực trạng phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM, phân tích các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Trên cơ sở đó, đưa ra những đánh giá, nhận định và đề xuất một số biện pháp góp phần tăng cường hiệu quả quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM. 5.3 Về đối tượng khảo sát Một số cán bộ, nhân viên phụ trách công tác phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM; một số các đơn vị phát hành sách, người bán sách trực tiếp và giáo viên, cán bộ thư viện và phụ huynh học sinh tại một số trường trên địa bàn phát hành của NXBGD tại TP.HCM. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Đề tài tiến hành dựa trên cách tiếp cận vấn đề theo hướng tiếp cận biện chứng, hệ thống - cấu trúc, lịch sử - logic và thực tiễn. 4 6.1.1. Tiếp cận biện chứng Hoạt động phát hành sách giáo dục của Nhà xuất bản giáo dục tại TP.HCM luôn vận động và phát triển trong mối quan hệ tương hỗ giữa các hoạt động Xuất bản, In và Phát hành. 6.1.2. Tiếp cận hệ thống cấu trúc Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận Phát hành, Phát hành sách… Nghiên cứu đề tài (xây dựng bảng hỏi, bình luận thực trạng) được tiến hành trên cấu trúc, giả định đã được xác lập. 6.1.3. Tiếp cận lịch sử - logic Hướng tiếp cận này được trình bày ở phần lịch sử nghiên cứu các vấn đề và việc trình bày kết quả nghiên cứu một cách logic giữa các phần, các chương. Nghiên cứu xác định phạm vi, thời gian và điều kiện hoàn thành cụ thể để điều tra thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu của đề tài. Các vấn đề có mối quan hệ logic với nhau. 6.1.4. Tiếp cận thực tiễn Qua khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được và những bất cập, tồn tại trong hoạt động phát hành sách giáo dục của Nhà xuất bản giáo dục tại TP.HCM. Dựa trên cơ sở thực tế để đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Mục đích: Khái quát hóa, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động phát hành sách, trên cơ sở đó xây dựng các bảng điều tra (bảng hỏi). - Yêu cầu thực hiện: Tập hợp các tài liệu khoa học, tham khảo một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những nghiên cứu nói trên làm cơ sở lý luận về hoạt động phát hành sách giáo dục. 6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Mục đích: Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Chúng tôi sử xây dựng hai loại phiếu thăm dò ý kiến đối với cán bộ, nhân viên phụ trách công tác 5 phát hành của NXBGD tại TP.HCM; người bán sách, đơn vị phát hành sách và giáo viên, cán bộ thư viện tại một số trường tại TP.HCM nhằm thu thập thông tin về thực trạng phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM. - Yêu cầu thực hiện: Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và các phương pháp luận để xây dựng bảng hỏi phù hợp với mục đích nghiên cứu. Bảng hỏi được thử nghiệm trước khi điều tra chính thức trên nhóm khách thể được hỏi. 6.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn - Mục đích: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số cán bộ, nhân viên phụ trách phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM; một số người bán sách, đơn vị phát hành sách và giáo viên, cán bộ thư viện tại một số trường tại TP.HCM để làm rõ thêm thực trạng hoạt động phát hành sách giáo dục của NXBGD. - Yêu cầu thực hiện: Sau khi thu thập số liệu và số liệu và xử lý thống kê toán học, người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn dựa theo bảng phỏng vấn đã soạn sẵn. 6.2.3. Phương pháp thống kê toán học - Mục đích: Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm làm rõ hơn các giả thuyết được nghiên cứu. Xử lý số liệu thu thập được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi chính xác, có độ tin cậy cao, làm cơ sở để phân tích, bình luận. Tương quan của các chỉ số có thể giúp người nghiên cứu xác định các vấn đề cần quan tâm, chú trọng để từ đó có những giải pháp khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế. - Yêu cầu thực hiện: Các thông tin thu thập từ điều tra thực trạng được sử lý và phân tích trên máy vi tính với phần mềm sử lý thống kê SPSS for Windows 16 để tính tần xuất, thứ hạng, tỉ lệ phần trăm, trị số trung bình, độ lệch tiêu chuẩn, kiểm nghiệm T-Test,… làm cơ sở để bình luận số liệu thu thập được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng kỹ thuật SWOT. - Mục đích: Rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của công tác quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của NXBGD tại khu vực phía Nam dựa trên điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaks), cơ hội (Opportunities) và thách thức 6 (Threats); trên cơ sở đó xây dựng các chiến lược SO (Strengths - Opportunities): theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh của hoạt động phát hành tại NXBGD khu vực phía Nam, Chiến lược WO (Weaks - Opportunities): vượt qua điểm yếu về công tác phát hành để tận dụng tốt cơ hội trong thời gian tới, Chiến lược ST (Strengths - Threats): xác định cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do yếu tố khách quan gây ra trong công tác phát hành, Chiến lược WT (Weaks - Threats): thiết lập kế hoạch phát hành “phòng thủ” để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường phát hành bên ngoài. - Yêu cầu thực hiện: Thẳng thắn và không bỏ sót bất kì điểm nào trong quá trình thống kê. Người nghiên cứu nên quan tâm đến những quan điểm của mọi người trong quá trình phân tích kết quả phát hành. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu: 7.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm các vấn đề về lý luận và thống nhất các thuật ngữ khoa học về quản lí hoạt động phát hành sách nói chung và phát hành sách giáo dục nói riêng. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng trong việc tổng kết quá trình triển khai quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM giai đoạn 2002 - 2017 cũng như tham mưu, hoạch định kế hoạch và đề xuất chính sách phát hành của NXBGDVN trong thời gian tới. - Luận văn được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến công tác quản lí phát hành sách giáo dục nói riêng cũng như phát hành sách nói chung của các đơn vị phát hành sách Việt Nam. 7. Cấu trúc luận văn Mở đầu Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động phát hành sách giáo dục của NXBGD tại TP.HCM
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan