Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Quản lí bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tiếng anh ở trường cao đẳng ...

Tài liệu Quản lí bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tiếng anh ở trường cao đẳng sư phạm khang khay, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

.PDF
132
33
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM SAMLAN KEOPASONG QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KHANG KHAY, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2020 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM SAMLAN KEOPASONG QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KHANG KHAY, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Ngành: Quản lí giáo dục Mã số: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Phùng Thị Hằng 2. TS. Nguyễn Mậu Đức THÁI NGUYÊN - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan các số liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020 Tác giả SAMLAN KEOPASONG i LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Quản lý giáo dục trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã luôn giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Đặc biệt, xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Phùng Thị Hằng và TS. Nguyễn Mậu Đức đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên tiếng Anh đang công tác tại Trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước CHDCND Lào tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn khoa học này. Xin chân thành cảm ơn các anh, chị học viên lớp cao học khóa 26, chuyên ngành Quản lý giáo dục đã chia sẻ tinh thần, tình cảm cho tôi trong suốt khóa học. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020 Tác giả SAMLAN KEOPASONG ii MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................ vii Danh mục các bảng........................................................................................... viii Danh mục các hình .............................................................................................. x MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................... 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................ 3 5. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 3 6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3 7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 4 8. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ............................................................................. 6 1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................ 6 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 6 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................... 7 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài ............................................................. 9 1.2.1. Quản lý ............................................................................................... 9 1.2.2. Bồi dưỡng ......................................................................................... 10 1.2.3. Năng lực, năng lực chuyên môn ........................................................ 11 1.2.4. Quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn .......................................... 14 1.3. Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm...................................................................................... 14 1.3.1. Tầm quan trọng của bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên iii Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm ..................................................... 14 1.3.2. Nội dung bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm ............................................................... 15 1.3.3. Phương pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm ............................................................... 19 1.3.4. Hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm ..................................................... 23 1.4. Quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm .......................................................................... 25 1.4.1. Xây dựng kế hoạch quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho Giáo viên Tiếng Anh .................................................................................. 25 1.4.2. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh .................................................................................................. 27 1.4.3. Chỉ đạo triển khai bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh .................................................................................................. 29 1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ................................................................................... 30 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ............................................................................ 31 1.5.1.Yếu tố chủ quan ................................................................................. 31 1.5.2. Yếu tố khách quan ............................................................................ 33 Kết luận chương 1 ...................................................................................... 35 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KHANG KHAY, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ............................................................................ 36 2.1. Khái quát về các trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay .................... 36 2.1.1. Về vi trí chức năng, nhiệm vụ của nhà trường .................................. 36 2.1.2. Về cơ câu tổ chức của nhà trường ..................................................... 38 2.1.3. Về tình hình đội ngũ giảng viên của nhà trường ............................... 38 2.2. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát ...................................... 39 2.2.1. Mục đích khảo sát ............................................................................. 39 2.2.2. Nội dung khảo sát ............................................................................. 40 iv 2.2.3. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu ......................... 40 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng ................................................................. 42 2.3.1. Thực trạng về bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay ................................. 42 2.3.2.Thực trạng về quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay ......................... 51 2.3.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang khay ............ 59 2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay ......................... 61 2.3.5. Nguyên nhân của những hạn chế ...................................................... 62 Kết luận chương 2 ...................................................................................... 63 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊNTIẾNG ANH Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KHANG KHAY, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ..................................................................................... 64 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .............................................................. 64 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ................................................... 64 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, kế thừa ...................................... 64 3.1.3. Đảm bảo tính phù hợp với đối tượng bồi dưỡng ............................... 65 3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn, tính cấp thiết và hiệu quả ............................ 65 3.2. Một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang khay nước CHDCND Lào ......... 67 3.2.1. Biện pháp 1: Chỉ đạo khảo sát và đánh giá thực trạng về năng lực chuyên môn của giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước CHDCNDL dựa vào năng lực chuyên môn của giáo viên Tiếng Anh ........................................................................................... 67 3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiêng Anh phù hợp với tình hình thực tiễn ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước CHDCNDL ........................ 69 3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh phong phú, thiết thực, đáp ứng nhu cầu thực tiễn ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước CHDCNDL ...... 74 v 3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước CHDCNDL dựa vào năng lực chuyên môn của giáo viên Tiếng Anh ............................................................................. 77 3.2.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước CHDCNDL ......................................................... 79 3.2.6. Biện pháp 6: Hoàn thiện cơ chế phối hợp các nguồn lực trong việc triển khai bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước CHDCNDL ........................ 85 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh tại trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay nước CHDCND Lào ................................................................................... 90 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất . 91 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ..................................................................... 91 3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ...................................................................... 91 3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm................................................................ 91 3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................ 91 Kết luận chương 3 ...................................................................................... 95 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................ 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 100 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBQL : Cán bộ quản lý CĐSP : Cao đẳng sư phạm CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân GD : Giáo dục GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GV : Giáo viên GVTA : Giáo viên tiếng Anh HĐ : Hoạt động NLCM : Năng lực chuyên môn NVSP : Nghiệp vụ sư phạm SL : Số lượng SP : Sư phạm SVSP : Sinh viên sư phạm TBD : Thiết bị dạy THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các yêu cầu cơ bản về năng lực chuyên môn của GV Tiếng Anh ở trường cao đẳng sư phạm ............................................................. 18 Bảng 2.1. Thống kê giảng viên trong 5 năm qua .............................................. 38 Bảng 2.2. Về trình độ học vấn của đội ngũ giảng viên của nhà trường ............ 39 Bảng 2.3. Tiêu chí và thang điểm đánh giá ....................................................... 42 Bảng 2.4. Nhận thức của các khách thể điều tra về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay.......................................... 43 Bảng 2.5. Đánh giá của các khách thể điều tra về NLCM của giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay .................... 45 Bảng 2.6. Đánh giá của các khách thể điều tra về nội dung bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay ..................................................................................... 47 Bảng 2.7. Đánh giá của các khách thể điều tra về hình thức bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay ..................................................................................... 49 Bảng 2.8. Đánh giá của các khách thể điều tra về phương pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay ............................................................. 50 Bảng 2.9. Đánh giá của các khách thể điều tra về thực trạng lập kế hoạch quản lý bồi dưỡng NLCM cho giáo viên Tiếng Anh ở trường CĐSP Khang Khay .......................................................................... 52 Bảng 2.10. Đánh giá của các khách thể điều tra về thực trạng tổ chức, chỉ đạo bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đắng Sư phạm Khang Khay.......................................... 53 viii Bảng 2.11. Đánh giá của các khách thể điều tra về thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đắng Sư phạm Khang Khay............................... 57 Bảng 2.12. Đánh giá của các khách thể điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao Sư phạm Khang Khay ............................. 60 Bảng 3.1. Phân công nhiệm vụ thực hiện công tác bồi dưỡng GV ................... 87 ix DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà trường ................................................ 38 Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết của các biện pháp đề xuất ...................................... 92 Biểu đồ 3.2.Tính khả thi của các biện pháp đề xuất .......................................... 93 x MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nâng cao năng lực chuyên môn là một trong những yêu cầu bắt buộc nhằm thực hiện công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời kỳ hiện nay. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật vẫn tri thức mà mỗi người có được trong khoảng thời gian học tập ở các nhà trường trở nên lạc hậu rất nhanh. Do đó vấn đề cấp thiết đặt ra cho các nhà trường hiện nay là phải trang bị kiến thức nền tảng, kỹ năng cơ bản, đồng thời dạy cách học cho người học, tạo cho họ khả năng, thói quen và niềm say mê học tập suốt đời. Để làm được điều này, việc quản lý bồi dưỡng năng lức chuyên môn cho giao viên nói chung, quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh nói riêng là một trong những bước đi quan trọng và cần thiết. Quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp bách của giáo dục là một trong những lựa chọn ưu tiên của hầu hết hệ thống giáo dục trên thế giới. Nhiều quốc gia trên thế giới xem kiến thức và kỹ năng về chuyên môn như là những thành tố cơ bản của giáo dục. Vì vậy, việc quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên được xem như điều kiện hỗ trợ quá trình dạy học và giáo dục. Hiện nay, việc quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên nói chung, giáo viên Tiếng Anh nói riêng đã trở một nhiệm vụ quan trọng trong quản lý chuyên môn ở các trường đại học, cao đẳng. Vấn đề quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn có liên quan mật thiết tới hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên.Ngược lại, chính sự đổi mới của giáo viên lại giúp cho công tác quản lý trở nên nhẹ nhàng, đồng bộ, có tính thống nhất và chuyên nghiệp. Việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn đã và đang làm thay đổi phương pháp dạy học, cách thức kiểm tra, đánh giá sinh viên theo hướng thiết thực, phù hợp, chính xác, tạo ra một thế hệ sinh viên có năng lực và phẩm chất tốt. Việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cũng 1 tạo cho giáo viên niềm say mê, hứng thú trong công việc nghiên cứu và giảng dạy. Theo đó, giáo viên có thể chủ động, liên kết nhiều nguồn kiến thức, kỹ năng trong việc giảng dạy và giáo dục sinh viên. Ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Bộ giáo dục và thể thao đã có quyết định và chiến lược về việc quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh trong các trường đại học và cao đẳng sư phạm. Hiện nay,ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang khay, năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên Tiếng Anh còn hạn chế chưa đáp ứng tốt yêu cầu chuyên môn (kiến thức về Tiếng Anh, phương pháp giảng Tiếng Anh…), vì thế chất lượng dạy học môn Tiếng Anh chưa được nâng cao. Việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh trở thành nhu cầu cấp bách trong việc góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục ở trường Cao đăng Sư phạm. Điều này đòi hỏi trước hết phải có sự chỉ đạo đúng đắn của Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay đối với hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh của Nhà trường. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chung tôi đã chọn vấn đề “Quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” làm đề tài luận văn nghiên cứu. Chúng tôi hy vọng rằng, các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần tạo căn cứ thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm. 4.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 5. Giả thuyết khoa học Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khan Khay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào còn có những hạn chế nhất định như: nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng chưa hiệu quả, chưa đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý phù hợp với tình hình thực tiễn thì hiệu quả của việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào sẽ được nâng cao. 6. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 3 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu lý luận về bồi dưỡng năng lực chuyên môn và quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài. 7. 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát: Thu thập thông tin thực tiễn trên cơ sở tri giác trực tiếp một số biểu hiện của việc triển khai bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay. 7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng phiếu hỏi để trưng cầu ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên Tiếng Anh về bồi dưỡng năng lực chuyên môn và quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay. 7.2.3.Phương pháp phỏng vấn: xây dựng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý, giáo viên về các vấn đề liên quan đến công tác quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay. 7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến chuyên giá đối với tính hợp lý và khả thi của các biện pháp đề xuất về quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giao viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Từ việc nghiên cứu các kết quả thực tế về quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, đưa ra những nhận xét khái quát về thành công, tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, tạo căn cứ cho việc đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh Nhà trường. 4 7.3. Các phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Sử dụng các công thức toán học để xử lý các kết quả khảo sát thực tiễn như tính %, tính điểm trung bình… 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu; Kết luận và Khuyến nghị; Tài liệu tham khảo; Phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm. Chương 2. Thực trạng bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Chương 3. Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM 1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới Hiện nay ở các nước, vấn đề bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nói chung đã đang được các quốc gia quan tâm nghiên cứu. Chẳng hạn: Ở Singapore, Chính phủ quan tâm việc bồi dưỡng giáo viên bằng cách ấn định kinh phí công tác bồi dưỡng giáo viên hàng năm và định mức kinh phí cụ thể cho từng nội dung bồi dưỡng. Căn cứ vào trình độ hiện tại của từng giáo viên (theo quy định của văn bằng, chứng chỉ), các nhà trường rà soát những nội dung còn thiếu và cấp kinh phí trực tiếp cho giáo viên để bồi dưỡng. Giáo viên sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo nội dung và thời gian đã đăng ký [25]. Ở Pháp, Chính phủ tiến hành tổ chức sát hạch trình độ giáo viên, qua đó cấp thẻ giáo viên cho những người đạt chuẩn [25]. Ở Đức, Luật dạy nghề năm 2005 quy định về yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề là phải có kiến thức, năng lực nghề nghiệp và kỹ năng sư phạm cần thiết để truyền thụ nội dung đào tạo. Việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên được xem như một quá trình lâu dài và kỹ lưỡng theo những yêu cầu và chuẩn mực nhất định, đồng thời có cơ sở pháp lý chặt chẽ [25;27;28]. Đối với Liên minh Châu Âu, vấn đề phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên được xem là vấn đề trọng tâm để nâng cao chất lượng giáo dục của các trường học. Các nước này cho rằng, bồi dưỡng giáo viên một cách liên tục và để rèn tay nghề cho giáo viên và các nhân viên phục vụ hoạt động giáo dục, dạy học trong nhà trường là việc làm cần thiết. Bởi lẽ, giáo viên không chỉ là người giỏi về chuyên môn mà còn phải là người có khả năng tự học liên tục, 6 suốt đời. Do đó, giáo viên phải tự xác định được các điểm mạnh, điểm yếu và các nhu cầu bồi dưỡng của bản thân…[30]. Như vậy, các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục và quản lý trên thế giới đã và đang quan tâm nghiên cứu vấn đề bồi dưỡng giáo viên, trong đó nhấn mạnh vai trò của việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn. Các nhà khoa học thống nhất ràng, việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên được xem như một hoạt động thường xuyên, và cần được đánh giá theo những yêu cầu và chuẩn mực nhất định, đồng thời có cơ sở pháp lý rõ ràng. 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Đã có một số luận văn thạc sĩ triển khai nghiên cứu xung quanh vấn đề bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có những nghiên cứu về bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở các trường Mầm non, trường Phổ thông, trường trung cấp và dạy nghề; vấn đề bồi dưỡng chuyên môn và quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phổ thông và giảng viên ở các trường Đại học, Cao đẳng. Chẳng hạn: Công trình nghiên cứu của Mạch Quý Dương (2011): “Biện pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ chuyên viên trường Đại học Công nghệ Thông tin về Truyền thông - Đại học Thái Nguyên”; Công trình nghiên cứu của Lưu Hải Tiền (2012): “Quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường THPT Ngô Quyền thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo chuẩn nghề nghiệp”; Công trình nghiên cứu của Kiều Việt Dũng (2012): “Biện pháp quản lý công kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang” ; Công trình nghiên cứu của Trần Thị Thu Hạnh (2013): “Quản lý hoạt động bồi dưỡng cho cán bộ Hội liên hiệp Phụ nữ cấp cơ sở ở tỉnh Thái Nguyên”; Công trình nghiên cứu của tác giả Lê Thị Tích (2014): “Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường Mầm non thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh theo chuẩn nghề nghiệp”; Công trình nghiên cứu của tác giả Đào Công Huân (2019): “Biện pháp chuẩn hóa giáo viên Tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu”; Tác giả Nguyễn Ngọc Vĩnh (2016) nghiên cứu đề tài “ Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh cấp THCS ở tỉnh Phú Thọ”… 7 Những công trình nghiên cứu nêu trên đã để cập đến vấn đề bồi dưỡng giáo viên, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, vấn đề chuẩn hóa đội ngũ giáo viên Tiếng Anh ở trường phổ thông, từ đó khẳng định cần phải bồi dưỡng toàn diện cho giáo viên, cụ thể bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, và kỹ năng hành nghề… Ngoài ra, có một số tác giả đề cập đến hình thức, phương pháp bồi dưỡng giáo viên. Chẳng hạn, tác giả Trần Bá Hoành cho rằng hình thức bồi dưỡng cần phải đa dạng, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của giáo viên. Có nhiều hình thức bồi dưỡng: bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng từ xa, bồi dưỡng trực tuyến và tự bồi dưỡng. Để tinh thông nghề nghiệp người giáo viên cần phải được bổ sung kiến thức, trong đó TBD đóng vai trò hết sức quan trọng. Quá trình đào tạo ở trường sư phạm chỉ là đào tạo ban đầu, đặt cơ sở cho quá trình đào tạo tiếp tục, trong đó tự học, tự đào tạo đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành đạt của mỗi giáo viên [dẫn theo 15]. Về phương pháp bồi dưỡng giáo viên, có một số tác giả cho rằng chủ yếu là phương pháp thuyết trình gắn với hình thức bồi dưỡng tập trung. Một số tác giả khác lại cho rằng phương pháp bồi dưỡng cần phải được đổi mới theo hướng phát huy năng lực người học và được vận dụng sáng tạo theo các hình thức bồi dưỡng khác nhau. Đổi mới phương pháp bồi dưỡng trong nhà trường phải bắt đầu từ người giáo viên, điều này có nghĩa là phương pháp bồi dưỡng cũng phải được đổi mới một cách tích cực và hiệu quả [11]. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều khẳng định, vấn đề bồi dưỡng năng lực chuyên môn, quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên, trong đó có giáo viên Tiếng Anh là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.Tuy nhiên, hiện nay còn thiếu những công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm, đặc biệt là với trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, Cộng hòa dân chủ Nhân dân 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng