Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Quan hệ việt nam campuchia (1991 2012)

.PDF
101
36
115

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN HẢI ANH QUAN HỆ VIỆT NAM-CAMPUCHIA 1991-2012 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN HẢI ANH QUAN HỆ VIỆT NAM-CAMPUCHIA 1991-2012 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế Mã số: 60 31 02 06 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Quang Minh Hà Nội - 2014 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 5 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 6 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 7 3. Mục tiêu, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................. 12 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................. 13 5. Đóng góp của đề tài..................................................................................... 14 6. Nguồn tài liệu .............................................................................................. 14 7. Bố cục Luận văn .......................................................................................... 15 Chương 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM – CAMPUCHIA GIAI ĐOẠN 1991 - 2012 ................................ 16 1.1. Tình hình thế giới và khu vực ............................................................... 16 1.1.1. Tình hình thế giới .............................................................................. 16 1.1.2. Tình hình khu vực Đông Nam Á ........................................................ 17 1.2. Sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Campuchia ...................... 19 1.2.1. Gia tăng ảnh hưởng thông qua chính trị ngoại giao ........................ 19 1.2.2. Gia tăng ảnh hưởng thông qua hợp tác kinh tế ................................ 21 1.2.3. Gia tăng ảnh hưởng văn hóa – xã hội............................................... 24 1.3. Tình hình Campuchia ........................................................................ 25 1.3.1. Về chính trị ........................................................................................ 25 1.3.2. Về kinh tế - xã hội.............................................................................. 26 1.3.3. Về đối ngoại ...................................................................................... 27 1.4. Truyền thống hợp tác Việt Nam và Campuchia .......................................... 28 1.4.1. Về mặt địa lý cư dân và văn hóa ....................................................... 28 1.4.2. Khái quát quan hệ Việt Nam – Campuchia trước năm 1991 ............ 29 1 1.5. Chủ trương chính sách của chính phủ Việt Nam và Campuchia về quan hệ song phương .................................................................................... 32 1.5.1. Chủ trương chính sách của Việt Nam ............................................... 32 1.5.2. Chủ trương chính sách của Campuchia............................................ 34 Tiểu kết ............................................................................................................... 37 Chương 2.THỰC TRẠNG QUAN HỆ VIỆT NAM – CAMPUCHIA GIAI ĐOẠN 1991 – 2012 ............................................................................................ 39 2.1. Quan hệ chính trị ngoại giao ................................................................. 39 2.2. Quan hệ quốc phòng an ninh ................................................................ 46 2.2.1. Về quốc phòng ................................................................................... 46 2.2.2. Về an ninh.......................................................................................... 48 2.2.3. Vấn đề phân định biên giới lãnh thổ ................................................. 51 2.3. Quan hệ kinh tế ...................................................................................... 58 2.3.1. Về thương mại ................................................................................... 58 2.3.2. Về đầu tư trực tiếp............................................................................. 61 2.3.3. Về du lịch........................................................................................... 62 2.3.4. Về giao thông vận tải ........................................................................ 64 2.4. Quan hệ văn hóa – xã hội ...................................................................... 65 2.4.1. Về giáo dục và đào tạo ...................................................................... 65 2.4.2. Về y tế ................................................................................................ 67 2.4.3. Về cộng đồng người Việt ở Campuchia ............................................ 69 Tiểu kết ............................................................................................................... 72 Chương 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – CAMPUCHIA GIAI ĐOẠN 1991 - 2012................................................................................................ 74 3.1. Những thành tựu ................................................................................... 74 3.1.1. Trong lĩnh vực chính trị ngoại giao, quốc phòng an ninh ................ 74 2 3.1.2. Trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội .......................................... 77 3.2. Một số tồn tại ......................................................................................... 79 3.2.1. Trong việc phân định biên giới ......................................................... 79 3.2.2. Trong lĩnh vực kinh tế ....................................................................... 80 3.2.3. Về cộng đồng người Việt ở Campuchia ............................................ 81 3.3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Campuchia trong những năm tiếp theo ........................................................................... 82 3.3.1. Giải pháp thúc đẩy quan hệ chính trị, ngoại giao, quốc phòng an ninh 82 3.3.2. Giải pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế .................................................. 83 3.3.3. Giải pháp thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực văn hóa – xã hội ........... 84 Tiểu kết ............................................................................................................... 85 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 89 3 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN TT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Cộng đồng ASEAN 1 AC ASEAN Community 2 AEC ASEANEconomic Community Cộng đồng Kinh tế ASEAN 3 APEC Asia-Pacific Cooperation 4 ARF ASEAN Regional Forum 5 ASCC ASEAN Community 6 ASEAN Association of Asian Nations 7 CHND 8 CNRP Cambodia Party 9 CPP Cambodia People’s Party 10 DCCH 11 EU European Union 12 FUNCINPEC Front Uni National pour un Đảng Mặt trận Thống nhất Dân tộc Cambodge Indépendant, vì một nước Campuchia Độc lập, Neutre, Pacifique, et Trung lập, Hòa bình và Hợp tác Coopératif 13 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 14 GMS Greater Mekong Subregion Tiểu vùng Mekong mở rộng 15 HRP Human Right Party Đảng Nhân quyền 16 SRP Sam Rainsy Party Đảng Sam Rainsy 17 TPP Trans-Pacific Economic Agreement 18 UNTAC United Nations Transitional Cơ quan quyền lực lâm thời Liên Authority in Cambodia hợp quốc ở Campuchia 19 USD US Dollar Đô la Mỹ 20 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới 21 XHCN Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương Diễn đàn khu vực ASEAN Socio-Cultural Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Cộng hòa Nhân dân Rescue Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia National Đảng Nhân dân Campuchia Dân chủ cộng hòa Liên minh châu Âu Strategic Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến Partnership lược xuyên Thái Bình Dương Xã hội chủ nghĩa 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng có chung đường biên giới trên biển và trên đất liền, trong đó đường biên giới trên đất liền giữa hai nước dài 1.137 km, chạy qua 10 tỉnh của Việt Nam và 9 tỉnh của Campuchia. Lịch sử hai nước đã có mối quan hệ khăng khít, gắn bó lâu đời. Trong thời kỳ thực dân, nhân dân hai nước đã kề vai sát cánh bên nhau trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Mặc dù vậy, quan hệ Việt Nam - Campuchia cũng đã trải qua những thăng trầm nhất định. Lịch sử cận hiện đại của hai nước đã cho thấy rằng, bất cứ sự biến động chính trị, kinh tế xã hội nào của nước này đều có tác động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đến nước kia và ngược lại. Trong thời đại hội nhập, khu vực hóa và toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh các nước Đông Nam Á đang nỗ lực hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 thì sự ràng buộc, tương tác giữa Việt Nam và Campuchia còn chặt chẽ hơn. Ngày 23/10/1991, Hiệp định về một giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia được ký kết tại Paris (Hiệp định hòa bình Paris năm 1991), Campuchia đã từng bước có được hòa bình ổn định thực sự. Chính vì vậy, quan hệ Việt Nam – Campuchia đã không ngừng phát triển trên tất cả các lĩnh vực theo phương châm Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài. Mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn nhưng quan hệ Việt Nam – Campuchia từ năm 1991 đến nay vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục. Do đó, việc nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Campuchia giai đoạn 1991 – 2012 là việc làm hết sức cần thiết nhằm tìm ra những thành công, hạn chế cũng như những nguyên nhân và giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Campuchia trong những năm tiếp theo. Với những ý nghĩa như trên, tôi quyết định chọn vấn đề Quan hệ Việt Nam – Campuchia (1991 – 2012) làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế của mình. 6 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu của các học giả Việt Nam Là quốc gia láng giềng của Việt Nam do đó quan hệ Việt Nam – Campuchia đã được nhiều học giả trong nước quan tâm nghiên cứu. Có thể kể ra một số công trình như: Đề tài cấp Bộ của Vụ châu Á II, Bộ Ngoại giao: Quan hệ Việt Nam – Campuchia lịch sử, hiện tại và triển vọng. Công trình bao gồm hai phần chính, phần một trình bày khái quát về quan hệ Việt Nam – Campuchia qua các thời kỳ lịch sử đến năm 1991 cũng như những nhân tố tác động đến mối quan hệ này; phần hai phân tích quan hệ Việt Nam – Campuchia giai đoạn 1991 – 2001 trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội cũng như những giải pháp thúc đẩy quan hệ giữa hai nước. Quan hệ Việt Nam – Campuchia: Hiện trạng và giải pháp (2006); Đề tài cấp Nhà nước Cơ sở lịch sử, chính trị, xã hội, văn hóa và pháp lý của vùng biên giới đất liền Việt Nam-Campuchia và những giải pháp nhằm phát triển bền vững vùng biên giới giữa hai nước (2011); cuốn Những khía cạnh dân tộc – tôn giáo – văn hóa trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia do PGS.TS. Phạm Đức Thành và TS. Vũ Công Quý đồng chủ biên, Nxb KHXH, 2009; cuốn sách Tam giác phát triển Việt Nam-LàoCampuchia, từ lý thuyết đến thực tiễn do PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng làm chủ biên được xuất bản năm 2010; các bài tạp chí của Nguyễn Thành Văn đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á: Nhìn lại quan hệ Việt Nam – Campuchia năm 2006 (2/2007); Một số vấn đề nổi bật trong quan hệ Việt Nam – Campuchia năm 2012, (3/2013); Sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Campuchia trong những năm đầu thế kỷ XXI (Tạp chí Khoa học và chiến lược, Viện chiến lược và Khoa học/Bộ Công an, Số 4.2013). Về cơ bản, các công trình này đã đi sâu nghiên cứu từng khía cạnh trong quan hệ Việt Nam – Campuchia như vấn đề phân định biên giới, hợp tác trong tam giác phát triển cũng như các nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam – Campuchia. Quan hệ Việt Nam – Campuchia cũng là chủ đề nghiên cứu của nhiều luận văn, luận văn. Có thể kể ra một số luận văn sau:Luận văn Thạc sĩ Nhân tố kinh tế trong phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Campuchia (2008) của 7 Nguyễn Thanh Đức đã trình bày tổng quan về quan hệ kinh tế Việt Nam – Campuchia giai đoạn 1991 – 2008. Tác giả cho rằng kinh tế là một nhân tố quan trọng trong quan hệ giữa hai nước. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nêu lên triển vọng về quan hệ kinh tế đồng thời đưa ra những giải pháp để thúc đẩy mối quan hệ này. Lâm Ngọc Uyên Trân với luận văn Thạc sĩ Hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Campuchia: thực trạng và giải pháp (2008) đã đi sâu vào nghiên cứu hợp tác du lịch giữa hai nước với các nội dung như tiềm năng du lịch của hai nước; khả năng hợp tác du lịch; thực trạng hợp tác du lịch và đề ra các giải pháp nhằm hợp tác có hiệu quả hơn. Về vấn đề biên giới lãnh thổ, Lê Thị Trường An trong luận văn thạc sĩ Quan hệ Việt Nam – Campuchia trong giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ (2006) khẳng định việc giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ trên bộ giữa Việt Nam và Campuchia đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng, quá trình giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước vẫn còn gặp những khó khăn như các vấn đề do lịch sử để lại, sự chống đối của các đảng đối lập ở Campuchia… Về việc phân định biên giới biển Việt Nam – Campuchia là đề tài luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Hồng Phượng (2005). Đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề như thực trạng vùng biển Việt Nam, Campuchia; quan điểm của Việt Nam, Campuchia qua các thời kỳ, hiện trạng tranh chấp biển giữa hai nước và những giải pháp để phân định biên giới biển giữa hai nước. Tóm lại, ở Việt Nam cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một các toàn diện, hệ thống về quan hệ Việt Nam-Campuchia giai đoạn 1991-2012. 2.2. Tình hình nghiên cứu của các học giả Campuchia Quan hệ Việt Nam – Campuchia cũng là chủ đề được quan tâm nghiên cứu nhiều ở Campuchia. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chủ yếu là luận văn và khóa luận. Có thể dẫn ra một số công trình như: Luận văn Mâu thuẫn giữa các đảng phái chính trị ở Campuchia: Tác động đối với quan hệ Việt Nam – Campuchia (2005) của Roy Rasmey đã nêu lên được những khó khăn, phức tạp do lịch sử để lại trong quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là vấn đề biên giới lãnh thổ và kiều dân. Tác giả cho rằng, sự tranh giành quyền lực giữa các đảng phái ở 8 Campuchia là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến quan hệ giữa hai nước. Mặc dù vậy, tác giả cho rằng, dù đảng nào lên cầm quyền ở Campuchia cũng phải coi trọng quan hệ với Việt Nam. Luận văn thạc sĩ Quan hệ chính trị Campuchia – Việt Nam 1979 – 1989 của Ka Mathul, Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia, 2003. Tác giả dành phần I của luận văn để khái quát mối quan hệ Việt Nam - Campuchia giai đoạn 1945 - 1975. Trong phần II, tác giả nói về cuộc đấu tranh của nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, đồng thời đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong việc lật đổ chế độ này và cho rằng Việt Nam và Campuchia đã hình thành một liên minh chặt chẽ. Phần III của luận văn nói về quan hệ Việt Nam – Campuchia trên các lĩnh vực quân sự, kinh tế, giáo dục văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật. Một công trình nữa cần phải kể đến là khóa luận tốt nghiệp Chính sách của Vương quốc Campuchia đối với Việt Nam từ năm 1993 đến nay của Sok Daret được bảo vệ tại Học viện Ngoại giao, Hà Nội, 2008. Khóa luận gồm ba phần. Phần một nêu lên những cơ sở cho việc xây dựng quan hệ Việt Nam Campuchia như lịch sử, địa lý… đồng thời khái quát quan hệ Campuchia – Việt Nam giai đoạn 1975 – 1993. Phần hai nói về chính sách của Vương quốc Campuchia đối với Việt Nam từ 1993 đến nay. Nghiên cứu về quan hệ kinh tế Việt Nam – Campuchia, TS. Chheang Vannarith, Viện Hòa bình và Hợp tác Campuchia có bài viết Cambodia’s Economic Relations with Thailand and Vietnam trên series CICP Working Paper No.25 năm 2008. Mở đầu bài viết, tác giả đề cập đến thực trạng kinh tế xã hội Campuchia từ năm 1993. Sau đó, tác giả đi sâu vào tìm hiểu quan hệ thương mại đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia cũng như những nhân tố tác động đến mối quan hệ này. Ngoài ra tác giả cũng đề cập đến quan hệ hợp tác giữa hai nước trong khuôn khổ tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia. Ngoài ra, các học giả Campuchia cũng đã đi vào nghiên cứu chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Campuchia. Mặc dù không trực tiếp nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Campuchia, nhưng những công trình này cũng góp phần cho thấy những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam – Campuchia. Có thể 9 dẫn ra một số công trình: cuốn Cambodia’s Foreign Policy and ASEAN: from nonalignment to engagement (Chính sách đối ngoại của Campuchia với ASEAN: từ không liên kết đến cam kết) của tác giả Kao Kim Hourn, xuất bản tại Phnom Penh năm 2002. Đây là cuốn sách nói về chính sách đối ngoại của Campuchia đối với ASEAN, sự kiện Campuchia gia nhập ASEAN và những tổ chức có liên quan. Diep Sophal đã phác họa khá thành công bức tranh quan hệ quốc tế của Campuchia trong giai đoạn 1945 – 1991 trong cuốn Campuchia chiến tranh và hòa bình 1945 – 1991: nhân tố khu vực và nhân tố thế giới, Phnom Penh, năm 2010. Trong bức tranh này, quan hệ giữa Campuchia với Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Liên Xô và Việt Nam được tác giả chia thành nhiều phân đoạn khác nhau theo từng chính thể ở Campuchia. Quan hệ của Campuchia với các nước được tác giả nghiên cứu theo ba vấn đề: mục tiêu của quan hệ, quan hệ và những nhân tố tác động đến quan hệ. Công trình Tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và các nước láng giềng, Viện Quan hệ Quốc tế, Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia, Phnom Penh, 2010, đã dành một phần để nói về tranh chấp biên giới giữa Campuchia và Thái Lan. Sách đã khái quát lịch sử tranh chấp biên giới giữa hai nước từ thế kỷ thứ XIII. Đặc biệt, các tác giả đã đi sâu phân tích vấn đề tranh chấp ngôi đền cổ Preah Vihear. Cuốn Hun Sen chính trị và quyền lực trong hơn 40 năm lịch sử Campuchia của tác giả Chhay Sophal, xuất bản tại Phnom Penh năm 2012, nói về cuộc đời hoạt động chính trị của Hun Sen từ năm 1970 đến nay. Mặc dù vậy, sách đã đề cập đến quan hệ của Campuchia với các nước như Mỹ, Việt Nam DCCH, Việt Nam CH, Thái Lan, Trung Quốc…. và sự tác động lẫn nhau của các mối quan hệ này. Đặc biệt, sách dành một phần nói về quan hệ của Hun Sen với Việt Nam trong quá trình đấu tranh chống lại chế độ diệt chủng Pol Pot và tái thiết Campuchia (1979 – 1989). Ngoài ra, tác giả cũng đã đề cập đến những mâu thuẫn chính trị nội bộ ở Campuchia và tác động của nó đối với quan hệ Việt Nam - Campuchia. Nói tóm lại, ở Campuchia, cũng không có công trình nào 10 nghiên cứu một cách toàn diện về quan hệ Việt Nam-Campuchia giai đoạn 1991-2012. 2.3. Tình hình nghiên cứu của các học giả trên thế giới Có thể nói, chủ đề quan hệ Việt Nam – Campuchia trong những năm gần đây chưa thu hút được sự quan tâm của các học giả trên thế giới. Tuy nhiên, quan hệ Việt Nam – Campuchia trước năm 1991 lại thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả như: công trình La Chine et le règlement du premier conflit d'Indochine, Genève 1954, Publications de la Sorbonne, 1979 của tác giả François Joyaux, được Nxb. Thông tin lý luận dịch và xuất bản tại Hà Nội năm 1981 với nhan đề “Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất” và cuốn Tam giác Trung Quốc- Campuchia- Việt Nam của tác giả Wilfred Burchett, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1986. Các tác giả có chung quan điểm khi cho rằng tại Hội nghị Geneva về Đông Dương năm 1954 đã diễn ra cuộc đấu tranh bảo vệ và tranh giành quyền lợi giữa các bên tham dự. Các nước lớn, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, đấu tranh vì lợi ích của chính mình. Cuốn Hun Sen strong man of Cambodia của các tác giả Harish C Mehta & Julie B Mehta, Graham Brash, Singapore, 1999, nói về quá trình củng cố quyền lực của Hun Sen trong việc giải quyết các vấn đề về Campuchia sau Hiệp định Hòa bình Paris năm 1991. Qua việc trình bày tình hình nghiên cứu như trên, có thể rút ra một số nhận xét sau: Thứ nhất, số lượng công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Campuchia khá phong phú đa dạng, được nghiên cứu bởi các học giả Việt Nam, học giả Campuchia và học giả trên thế giới. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu có hệ thống, toàn diện và chuyên sâu về quan hệ giữa hai nước giai đoạn 1991 – 2012. Thứ hai, trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam và Campuchia, trong hai thập niên cuối thế kỷ XX tương đối phức tạp nên có khá nhiều công trình của các học giả trên thế giới đề cập đến việc giải quyết vấn đề Campuchia, trong đó có việc giải quyết quan hệ Việt Nam – Campuchia là một trong những nhân tố tạo ra vấn đề này. 11 Thứ ba, do bị chi phối bởi điều kiện lịch sử, đặc biệt là vấn đề ý thức hệ, quan hệ Việt Nam – Campuchia trong hai thập niên cuối thế kỷ XX được nhìn nhận dưới nhiều quan điểm, góc độ khác nhau, thậm chí là đối lập nhau. Do đó, trong điều kiện đã có một khoảng thời gian nhất định, cần nhìn nhận và đánh giá vấn đề một cách khoa học, khách quan hơn. Mặc dù vậy, những công trình nói trên vẫn là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích để thực hiện đề tài Quan hệ Việt Nam – Campuchia (1991 – 2012). 3. Mục tiêu, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Mục tiêu chính của luận văn là nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về quan hệ song phương giữa Việt Nam và Campuchia trong giai đoạn từ 19912012, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Campuchia trong những năm tiếp theo. 3.2. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ song phương giữa Việt Nam và Campuchia từ năm 1991 đến năm 2012. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những nhân tố chủ quan, khách quan tác động đến quan hệ Việt Nam – Campuchia giai đoạn 1991 – 2012; - Phân tích sự vận động của quan hệ Việt Nam – Campuchia giai đoạn 1991 – 2012 trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng an ninh, kinh tế và văn hóa xã hội; - Đánh giá đúng những thành công, hạn chế và nguyên nhân của quan hệ Việt Nam – Campuchia giai đoạn 1991 – 2012; - Đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Campuchia trong những năm tiếp theo. 3.4. Phạm vi nghiên cứu 12 Về mặt nội dung, luận văn sẽ nghiên cứu thực trạng quan hệ song phương Việt Nam – Campuchia giai đoạn 1991 – 2012 với các nội dung như các nhân tố tác động đến quan hệ giữa hai nước, thực trạng quan hệ giữa hai nước trong các lĩnh vực chính trị ngoại giao, quốc phòng an ninh, kinh tế và văn hóa xã hội. Ngoài ra, luận văn cũng sẽ nghiên cứu về những thành tựu và hạn chế của mối quan hệ này. Về mặt thời gian, luận văn nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Campuchia trong khoảng thời gian từ 1991 – 2012. Tuy nhiên, Luận văn sẽ tập trung chủ yếu nghiên cứu quan hệ giữa hai nước từ 1993 – 2012 vì lý do đến năm 1993, chính thể Vương quốc Campuchia mới được tái lập. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận Luận văn sử dụng cách tiếp cận mang tính hệ thống từ tổng thể đến cụ thể, từ bên ngoài vào bên trong. Có nghĩa là quan hệ Việt Nam – Campuchia được xem xét trên phương diện song phương, đặt trong bối cảnh thế giới và khu vực với các mối tương tác lẫn nhau. Mối quan hệ này sẽ được xem xét trên từng lĩnh vực cụ thể như chính trị ngoại giao, quốc phòng an ninh, kinh tế và văn hóa xã hội. Phương pháp luận quan trọng mà luận văn sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận văn còn áp dụng những lý thuyết về quan hệ quốc tế như chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự do. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử (lịch đại và đồng đại). Phương pháp nghiên cứu lịch sử đồng đại sẽ dùng để nghiên cứu các nhân tố tác động đến quan hệ giữa hai nước. Phương pháp lịch sử lịch đại sẽ được dùng trong nghiên cứu quá trình phát triển của quan hệ Việt Nam - Campuchia trên các lĩnh vực cụ thể. Phương pháp logic, so sánh và phân tích sẽ được dùng trong việc nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trong những năm tiếp theo. Ngoài các phương pháp nghiên cứu chủ yếu nêu trên, luận văn cũng sẽ sử dụng một số phương pháp khác như thống kê, mô tả, phỏng vấn chuyên gia... 13 5. Đóng góp của đề tài Về mặt thực tiễn, vì tầm quan trọng của nó nên quan hệ Việt Nam – Campuchia đã được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trước những biến đổi của bối cảnh thế giới, khu vực và đặc biệt là tình hình Campuchia trong những năm gần đây đã góp phần làm cho quan hệ Việt Nam – Campuchia có những thay đổi rõ rệt. Chính vì vậy, việc chỉ rõ ra được các nhân tố mới tác động đến quan hệ giữa hai nước, thực chất của quan hệ và những tồn tại hạn chế trong mối quan hệ này là những luận cứ khoa học quan trọng góp phần cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam với Campuchia cũng như thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới. Về mặt khoa học, luận văn sẽ góp phần vào việc nghiên cứu chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Việt Nam và Campuchia. Đặc biệt, nếu được nghiên cứu nghiêm túc, luận văn sẽ là một công trình nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về quan hệ giữa Việt Nam – và Campuchia trong những năm đầu thế kỷ XX. Ngoài ra, luận văn cũng góp phần vào việc hệ thống hóa tư liệu có liên quan đến quan hệ Việt Nam – Campuchia. Luận văn cũng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy về quan hệ Việt Nam – Campuchia. 6. Nguồn tài liệu Về loại tài liệu: Tài liệu gốc là những văn kiện ngoại giao như hiệp định, hiệp ước, thỏa thuận, thông cáo chung, tuyên bố chung giữa Việt Nam và Campuchia cũng như các văn bản mang tính pháp lý của Việt Nam và Campuchia như Hiến pháp, các đạo luật, những phát biểu, bài viết của các nhà lãnh đạo Việt Nam và Campuchia, các số liệu thống kê, các chính sách được hai nước ban hành… Tài liệu tham khảo (tài liệu thứ cấp) bao gồm các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Campuchia như sách, báo, tạp chí, luận văn, luận văn... Về nguồn tài liệu: 14 Tư liệu phục vụ đề tài này được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau như các cơ quan lưu trữ, thư viện ở Campuchia và Việt Nam cũng như trên các trang thông tin điện tử của hai nước. 7. Bố cục Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam – Campuchia giai đoạn 1991 – 2012. Trong phần này, Luận văn tập trung đi sâu phân tích những nhân tố chủ quan, khách quan có tác động trực tiếp, gián tiếp tới quan hệ Việt Nam-Campuchia. Chương 2: Thực trạng quan hệ Việt Nam – Campuchia giai đoạn 1991 – 2012. Quan hệ hai nước được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước từ chính trị, ngoại giao, an ninh quốc phòng, kinh tế thương mại và đầu tư. Đồng thời cũng chỉ ra những điểm còn tồn tại hợp tác trong giai đoạn này. Chương 3: Đánh giá quan hệ Việt Nam – Campuchia 1991 – 2012. Nêu bật những thành tựu đã đạt được bên cạnh những điểm tồn đọng hạn chế. Luận văn cũng nêu một số khuyến nghị mang tính đóng góp định hướng làm sâu sắc hơn mối quan hệ này trong những năm tiếp theo. 15 Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM – CAMPUCHIA GIAI ĐOẠN 1991 - 2012 1.1. Tình hình thế giới và khu vực 1.1.1. Tình hình thế giới Vào những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, tình hình an ninh chính trị trên thế giới có nhiều chuyển biến nhanh và phức tạp. Trong bối cảnh đó, các nước lớn đều có chính sách để từng bước xác lập vị thế của mình. Mỹ cố gắng duy trì sức mạnh và vai trò lãnh đạo thế giới, các nước lớn khác muốn vươn lên nắm giữ vai trò lớn hơn trên bàn cờ chính trị thế giới. Chính vì vậy, một trật tự thế giới mới từng bước được hình thành – trật tự “nhất siêu đa cường”. Trong trật tự mới, xu hướng quan hệ quốc tế chủ đạo là đối thoại, hòa hoãn, bình thường hóa, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế. Ngay từ những năm đầu thế kỷ XXI, Mỹ đã đẩy mạnh chiến lược toàn cầu của mình. Tại Đông Nam Á, Mỹ đã có những bước điều chỉnh chiến lược sau sự kiện 11/9/2001 nhằm tăng cường hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, đồng thời tăng cường sự hiện diện trở lại của mình ở khu vực. Trước sự “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc, đặc biệt là việc nước này gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á, Mỹ đã thực hiện chiến lược “xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương” trong đó Đông Nam Á là trung tâm. Vì vậy, một mặt Mỹ đẩy mạnh hợp tác chính trị ngoại giao với các nước trong khu vực, mặt khác Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự, đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư với các nước trong khu vực. Những bằng chứng cụ thể là Mỹ đã tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)1 vào năm 2008 và đưa ra Sáng kiến Hạ nguồn Mekong vào năm 2009. 1 TPP là tên viết tắt của Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement ) là một hiệp đinh/thỏa thuận thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thỏa thuận ban đầu được các nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký vào ngày 03 tháng 06, 2005 và có hiệu lực ngày 28 tháng 05, 2006. Hiện tại, thêm 8 nước đang đàm phán để gia nhập, đó là các nước Mỹ, Australia, Malaysia, Peru, Vietnam, Mehico, Canada và Nhật Bản. 16 Với Trung Quốc, sau hơn 20 năm kể từ khi tiến hành cải cách mở cửa (1978), đến năm 2000, Trung Quốc đã hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lần thứ 9 với GDP đạt 1072 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 800 USD. Những năm đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể. Về mặt kinh tế, tăng trưởng kinh tế luôn đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định (năm 2009 đạt 9,2%; năm 2010 đạt 10,4%; năm 2011 đạt 9,2%, tăng trưởng cả năm 2012 đạt 7,5%)2. Năm 2002, kinh tế Trung Quốc chỉ đứng thứ 39 trên thế giới thì đến năm 2010, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 02 thế giới, chỉ sau Mỹ. GDP của nước này đã đạt 47.000 tỷ NDT (tương đương 7.460 tỷ USD). Cho đến nay, Trung Quốc có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, tính đến cuối tháng 3/2012 đã lên đến con số 3.305 tỷ USD3. Trung Quốc nhanh chóng gia tăng ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới, trước hết là ở khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc đã đưa ra chiến lược ngoại giao với bốn trụ cột: Ngoại giao nước lớn; ngoại giao láng giềng; ngoại giao với các nước đang phát triển và ngoại giao đa phương. Những năm gần đây, Nga có sự phục hồi kinh tế ấn tượng và khôi phục vai trò, ảnh hưởng vốn có của mình. Ấn Độ cũng có sự phát triển vượt bậc về kinh tế và muốn vươn lên thành cường quốc khu vực. Ngay từ những năm cuối thế kỷ XXI, Ấn Độ đã thực hiện Chính sách hướng Đông nhằm khôi phục ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á. Nhật Bản từ lâu được xem là "người khổng lồ về kinh tế nhưng lại là kẻ tí hon về chính trị". Chính vì vậy, Nhật Bản muốn thay đổi hình ảnh của mình bằng cách gây dựng ảnh hưởng chính trị trên thế giới, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Á. 1.1.2. Tình hình khu vực Đông Nam Á Bước vào thập niên 90 của thế kỷ XX, tình hình Đông Nam Á có những biến động phức tạp, trong đó là việc Mỹ và Nga giảm dần sự hiện diện của mình bằng việc rút các căn cứ quân sự ra khỏi khu vực. Việc này đã tạo cơ hội cho Theo bài: Trung Quốc: Đau đầu với bài toán tốc độ tăng trưởng, đăng trên website: http://www.vietnamplus.vn Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đạt 3.305 tỷ USD, http://www.vietnamplus.vn/Home/Du-tru-ngoai-te-cuaTrung-Quoc-dat-3305-ty-USD/20124/135468.vnplus 2 3 17 Trung Quốc, nhảy vào lấp “chỗ trống” nhằm gia tăng ảnh hưởng của mình ở khu vực Đông Nam Á. Chính vì vậy, Đông Nam Á trở thành địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn. Trong khi Mỹ đang nỗ lực chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang châu Á – Thái Bình Dương, thì Trung Quốc cũng tích cực gia tăng ảnh hưởng của mình đối với khu vực, đồng thời, các cường quốc khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, EU cũng tích cực can dự tới Đông Nam Á. Bên cạnh đó, tại Đông Nam Á, ASEAN cũng rất nỗ lực để củng cố nội khối và phát huy vai trò trung tâm của mình. Trong thập niên cuối của thế kỷ XX, ASEAN nỗ lực kết nạp thành viên mới nhằm tránh cho các nước Đông Nam Á bị lôi kéo, chia rẽ bởi các nước lớn. Chính vì vậy, từ năm 1995 đến năm 1999, ASEAN đã lần lượt kết nạp các nước Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia vào tổ chức. Như vậy, đến năm 1999, với việc Campuchia là quốc gia Đông Nam Á cuối cùng trở thành thành viên, mục tiêu biến ASEAN trở thành ngôi nhà chung của tất cả các quốc gia Đông Nam Á đã trở thành hiện thực. Bước vào thế kỷ XXI, ASEAN đặt ra và nỗ lực thực hiện mục tiêu lớn lao hơn, đó là xây dựng Đông Nam Á thành một Cộng đồng các quốc gia hòa bình thịnh vượng. Để thực hiện mục tiêu này, ASEAN đã đưa ra ý tưởng thành lập Cộng đồng ASEAN (AC) vào năm 2020 với ba trụ cột là Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC); Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC); và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC). Để thực hiện mục tiêu này, năm 2004, ASEAN đã thông qua Kế hoạch hành động Viêng Chăn. Năm 2007, tại Cebu Philippines, các nhà lãnh đạo ASEAN đã quyết định đẩy nhanh lộ trình hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN. Theo đó, Cộng đồng ASEAN sẽ được hình thành vào năm 2015. Năm 2009, tại Hua Hin Thái Lan, các nhà lãnh đạo ASEAN nhất trí đổi tên Cộng đồng An ninh ASEAN thành Cộng đồng Chính trị An ninh ASEAN (APSC) và nhất trí thông qua Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Chính trị An ninh ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN. Về đối ngoại, ASEAN đã chứng tỏ được vai trò trung tâm của mình bằng việc thu hút sự tham gia hợp tác của nhiều nước, tổ chức, đặc biệt là các nước 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan