Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ thương mại việt nam - nhật bản (thời kỳ 1990 - 2007)...

Tài liệu Quan hệ thương mại việt nam - nhật bản (thời kỳ 1990 - 2007)

.PDF
128
141
133

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------***---------- Tống Thùy Linh Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản (thời kỳ 1990 - 2007) Chuyên ngành Mã số : Kinh tế : 60 31 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn: TS. Trần Quang Minh HÀ NỘI - 2008 MỤC LỤC Trang Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng biểu, đồ thị MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1. Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN 6 • • •• LI. Một số vấn đề lý luận chung về thƣơng mại quốc tế 6 7.7.7. Các lý thuyêt vê thương mại quác tê 6 L2. Các công cụ chủ yêu của chính sách thương mại quác tê 1.2. Những đặc diêm chủ yêu vê điêu kiện tự nhiên và kỉnh tê - 17 xã hội• của Việt• Nam và Nhật Bản • 1.2.1. Điêu kiện tự nhiên và kinh tê - xã hội của Việt Nam 17 1.2.2. Điêu kiện tự nhiên và kinh tê - xã hội của Nhật Bản 20 1.2.3. Nhận xét chung về lợi thế so sánh phát triển quan hệ 27 thương mại Việt Nam - Nhật Bản 1.3. Các nhân tố chủ yếu thúc đẩy quan hệ thƣơng mại Việt 30 Nam - Nhật Bản L3.L Xu thê toàn câu hoa và hội nhập kinh tê quác tê 30 7.5.2. Chính sách đối ngoại mở cửa và hội nhập kinh tể quốc tế 32 của Việt Nam ỉ 1.3.3. Sự điêu chỉnh chính sách kinh tê đôi ngoại hướng về châu 34 Á của Nhật Bản • CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI 43 VIỆT NAM - NHẬT BẢN TỪ NĂM 1990 ĐÈN NĂM 2007 2.1. Những thành tựu chủ yếu của quan hệ thƣơng mại Việt 43 Nam - Nhật Bản 2.LL Sự tăng trưởng của thương mại hai chiều 43 2.L2. Sự cải thiện của cán cân mậu dịch 55 2.1.3. Sự phát triển của một số mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực 59 2.2. Một số hạn chế bất cập của quan hệ thƣơng mại Việt Nam 79 - Nhật Bản 2.2.1. Sự phát triển của quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật 79 Bản chưa thực sự tương xứng với tiêm năng của môi nước 2.2.2. Cơ cấu hàng hoa xuất nhập khẩu còn nghèo nàn, chậm 84 được cải thiện 2.2.3. Chất lượng hàng hóa xuất khẩu chưa cao 85 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ĐẨY 92 MẠNH QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN 3.1. Các giải pháp chính sách ở tầm vĩ mô 92 3.1.1. Đối với Chính phủ 92 3.1.2. Đôi với các doanh nghiệp 3.2. Các giảỉ pháp chính sách ở tầm vi mô 95 99 3.2.1. Đổi với Chính phủ 99 3.2.2. Đối với các doanh nghiệp 99 KẾT LUẬN 1 1 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 122 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngược dòng lịch sử chúng ta có thể thấy rằng Việt Nam và Nhật Bản vốn có quan hệ thương mại từ hàng trăm năm nay. Ngay từ thế kỷ thứ XVI đã có những thương gia Nhật Bản đến kinh doanh ở Việt Nam. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, quan hệ giữa hai nước cũng có nhiều thăng trầm nhưng vẫn được duy trì và ngày càng phát triển. Và kể từ khi quan hệ ngoại giao chính thức giữa Việt Nam và Nhật Bản được thiết lập vào tháng 9 năm 1973 thì quan hệ thương mại giữa hai nước có điều kiện phát triển mạnh. Năm 1986, Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa thị trường trong nước, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo động lực cho quan hệ thương mại song phương phát triển mạnh hơn nữa. Đặc biệt, từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay, quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ. Nhật Bản luôn là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong những năm gần đây với tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm khoảng 1/5 tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Tuy nhiên, quan hệ ngoại thương giữa hai nước vẫn còn khá nhiều hạn chế bất cập đòi hỏi sự cố gắng chung của cả hai nước để khắc phục nhằm đáp ứng những đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế khu vực đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Vậy thì quan hệ thương mại Việt Nam Nhật Bản thời gian qua đã phát triển như thế nào? Sự phát triển đó diễn ra nhờ những nhân tố gì? Liệu có thể phát triển mối quan hệ thương mại giữa hai nước trong tương lai hơn nữa hay không? Việt Nam cần phải làm gì để tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản? Để tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này, việc nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản là hết sức cần thiết và có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy, tác giả đã chọn chủ đề “Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản (Thời kỳ 1990 – 2007)” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay, đã có nhiều tài liệu đề cập đến quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản. Tuy nhiên, các tài liệu này chỉ tập trung về từng mặt hàng cụ thể như: nông sản, thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ hoặc khái quát quan hệ kinh tế, thương mại. a. Thương mại một số mặt hàng - Nguyễn Thế Vinh, Thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà nội 2006. Nội dung luận văn tập trung vào các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản từ Việt nam sang Nhật Bản. - Phạm Thị Phương Nga, Xuất khẩu đồ gỗ nội thất Việt Nam sang Nhật Bản, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà nội 2006. Nội dung luận văn tập trung vào thực trạng xuất khẩu đồ gỗ nội thất Việt Nam sang Nhật Bản và các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ nội thất sang thị trường này. - Nguyễn Thị Nhiễu (chủ nhiệm), Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển xuất khẩu nông, thuỷ sản và hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Thương mại, Hà nội 2004. Nội dung đề tài tập trung vào tình hình xuất khẩu nông, thuỷ sản và hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản và các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường xuất khẩu những mặt hàng này vào thị trường Nhật Bản. - Nguyễn Thanh Đức, Nhật Bản - Thị trường mở cho xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản & Đông Bắc Á, số 5, tháng 10/2004. Bài viết tìm hiểu về tình hình xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sang Nhật Bản và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản. 2 - Đoàn Tất Thắng, Xuất khẩu hoa tươi sang Nhật Bản - Một thị trường có nhiều triển vọng, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 2, tháng 4/2006. Bài viết khái quát nhu cầu nhập khẩu hoa của Nhật Bản và những quy định về việc nhập khẩu hoa vào Nhật Bản. - Trần Thu Cúc, Thực trạng thị trường nhập khẩu tôm của Nhật Bản và giải pháp đối với Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản & Đông Bắc Á, số 3, tháng 6/2003. Nội dung đề cập tới thị trường nhập khẩu tôm của Nhật Bản, các giải pháp nhằm tăng cường khả năng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. - Dương Hồng Nhung - Trần Thu Cúc, Xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản & Đông Bắc Á, số 1, tháng 2/2005. Nội dung bài viết đề cập tới thị trường nhập khẩu rau quả của Nhật Bản và thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Nhật Bản, cũng như một số giải pháp nhằm tăng xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản. b. Khái quát quan hệ hệ kinh tế, thương mại - Trần Anh Phương, 25 năm quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tiến trình phát triển và vấn đề đặt ra, 25 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 1973 - 1998, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà nội 1999. Nội dung bài viết khái quát quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam - Nhật Bản từ năm 1973 -1998 và tổng kết những hạn chế còn tồn tại trong trao đổi mậu dịch song phương như: quy mô buôn bán còn nhỏ hẹp, cơ cấu hàng hoá trao đổi còn nhiều bất cập… - Trần Quang Minh, Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Thành tựu, vấn đề và giải pháp, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản & Đông Bắc Á, số 5, tháng 10/2005. Nội dung bài viết đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản, nêu ra một số giải pháp thúc đẩy mối quan hệ thương mại giữa hai nước. 3 - Nguyễn Duy Dũng, Thực trạng và triển vọng quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, số 1, tháng 6/1995. Phùng Thị Vân Kiều: Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản những năm gần đây, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, số 3, tháng 6/1999. Vũ Văn Hà, Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản những năm gần đây, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản, số 1, tháng 2/2000. Nội dung các bài viết tập trung về quan hệ kinh tế Việt Nam thông qua thương mại, đầu tư, ODA và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quan hệ kinh tế giữa hai nước. Do vậy, tác giả luận văn muốn tổng hợp và cập nhật các tài liệu có liên quan để nghiên cứu đầy đủ hơn về quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản (thời kỳ 1990 – 2007), tập trung vào một số mặt hàng xuất và nhập khẩu chủ yếu. Từ đó, góp phần tạo nên cơ sở tham khảo cho việc hoạch định chính sách thương mại của Việt Nam đối với Nhật Bản thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu là phân tích thực trạng, chỉ rõ những thành tựu, hạn chế của mối quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản (thời kỳ 1990 – 2007). Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai nước. Nhiệm vụ nghiên cứu chính của luận văn là tổng hợp, thống kê số liệu, so sánh và phân tích nhằm làm rõ thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong thời kỳ nói trên. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản (thời kỳ 1990 – 2007). Trong phạm vi nghiên cứu quan hệ xuất nhập khẩu, luận văn chọn một số mặt hàng chủ yếu để phân tích. Cụ thể là 6 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của 4 Việt Nam sang Nhật Bản và 6 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Nhật Bản. Các mặt hàng chủ yếu này thay đổi theo từng năm. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng hệ phương pháp kết hợp logic và lịch sử, khái quát hoá và cụ thể hoá, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh trên cơ sở phân tích và tổng hợp số liệu. Ngoài ra còn dựa trên các lý thuyết về thương mại quốc tế và chính sách thương mại. 6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hoá các vấn đề về lý luận và thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản. - Phân tích quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản từ năm 1990 đến năm 2007, chỉ ra được những thành tựu, những tồn tại và nguyên nhân của chúng. - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại song phương hơn nữa trong tương lai. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương. Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản. Chương 2. Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản từ năm 1990 đến năm 2007. Chương 3. Một số giải pháp chính sách đẩy mạnh quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản. 5 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về thƣơng mại quốc tế 1.1.1. Các lý thuyết về thương mại quốc tế 1.1.1.1. Chủ nghĩa trọng thương Các nhà kinh tế của chủ nghĩa trọng thương đã coi tiền là tiêu chuẩn căn bản của của cải. Theo họ, một quốc gia giàu là phải có nhiều tiền, mỗi nước muốn đạt được sự thịnh vượng trong phát triển kinh tế thì phải gia tăng khối lượng tiền tệ. Những người theo chủ nghĩa trọng thương cho rằng của cải của một nước chỉ có thể tăng lên nhờ phát triển thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương, tức là phát triển buôn bán với nước ngoài. Bởi họ quan niệm lợi nhuận thương nghiệp là kết quả của sự trao đổi không ngang giá và lừa gạt giữa các quốc gia nên trong ngoại thương phải thực hiện xuất siêu, vì chỉ xuất siêu mới đạt được mục đích của các hoạt động kinh tế, mới làm tăng khối lượng tiền tệ của một nước. Do đó, họ đã đề nghị chính phủ can thiệp mạnh vào lĩnh vực này nhằm thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu thông qua việc áp dụng các chính sách và công cụ kinh tế vĩ mô. Các lý luận của chủ nghĩa trọng thương còn đơn giản, chưa giải thích được sự ra đời của thương mại quốc tế song nó đã sớm đánh giá tầm quan trọng của thương mại quốc tế cũng như vai trò của nhà nước trong việc điều tiết hoạt động kinh tế xã hội thông qua các công cụ thuế quan, lãi suất đầu tư vốn, .v.v… 1.1.1.2. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối Theo lý thuyết về lợi thế tuyệt đối do Adam Smith phát hiện: “Mỗi quốc gia chỉ nên sản xuất các mặt hàng mà họ có lợi thế tuyệt đối, tức là sử dụng những lợi thế tuyệt đối đó họ có thể sản xuất ra sản phẩm với chi phí thấp hơn các nước khác”. Theo đó, quốc gia nào có đất đai phì nhiêu thì nên tập trung 6 sản xuất trong ngành trồng trọt, nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp tại các nước khác. Mỗi nước nên sản xuất chuyên môn hóa, dựa vào lợi thế tuyệt đối sẵn có của quốc gia thì sẽ có lợi nhất. Khi các nguồn lực của từng nước được sử dụng hiệu quả nhất thì tổng sản phẩm của hai quốc gia sẽ tăng lên. Số sản phẩm tăng thêm này có được là do sự chuyên muôn hóa sản xuất và sẽ được phân bổ giữa hai nước theo tỷ lệ ngoại thương. Ta cùng xét ví dụ về nước Pháp và nước Nhật cùng sản xuất ra gạo và vải. Bảng 1.1. Lợi thế tuyệt đối Pháp Nhật Gạo (kg/1 giờ công) 6 1 Vải (m/1 giờ công) 4 5 Sản phẩm Pháp có lợi thế tuyệt đối về sản xuất gạo, vì năng suất lao động sản xuất gạo của Pháp gấp 6 lần nước Nhật nên chi phí để sản xuất 1 kg gạo chỉ bằng 1/6. Nước Pháp sẽ chuyên môn hóa sản xuất gạo. Nước Nhật có lợi thế tuyệt đối về sản xuất vải, vì năng suất lao động sản xuất vải của nước Nhật gấp 5/4 lần nước Pháp nên chi phí sản xuất 1 m vải chỉ bằng 4/5. Nước Nhật sẽ chuyên môn hóa về sản xuất vải. Pháp và Nhật cùng tiến hành trao đổi sản phẩm cho nhau, cả hai sẽ đạt được lợi ích thương mại như sau: + Nước Pháp bỏ ra 1 giờ công sản xuất được 6 kg gạo. Nếu trao đổi trong nước thì đem 6 kg gạo đổi lấy 4 m vải. Khi Pháp chuyên môn hóa sản xuất gạo trao đổi với Nhật thì phải 6 kg gạo phải đổi được số mét vải lớn hơn so với 4 m vải. Giả sử tỷ lệ trao đổi giữa hai nước là 1 kg gạo lấy 1 m vải thì 6 kg gạo của Pháp sẽ đổi được 6 m vải của Nhật. So với trao đổi trong nước, Pháp sẽ có lợi 2 m vải, hay tiết kiệm được 1/2 giờ công lao động. 7 + Đối với nước Nhật, nếu muốn có 6 kg gạo như nước Pháp thì nước Nhật phải bỏ ra 6 giờ công lao động. Với thời gian đó, Nhật chỉ chuyên môn hóa sản xuất vải thì được 30 m vải (6 giờ công x 5 m vải = 30 m vải). Nhật dùng 6 m vải để đổi lấy 6 kg gạo thì sẽ còn dư 24 m vải, hay tiết kiệm được gần 5 giờ công lao động. Vậy là cả hai quốc gia, Pháp và Nhật đều có lợi khi trao đổi thương mại với nhau khi chuyên môn hóa sản xuất. Lý thuyết của Adam Smith đã giải thích được nguyên nhân của trao đổi thương mại giữa các quốc gia mà mỗi quốc gia đều có một lợi thế tuyệt đối nào đó. Tuy nhiên, lý thuyết trên không giải thích được hiện tượng: trao đổi thương mại vẫn diễn ra giữa một nước có lợi thế tuyệt đối hơn hẳn với một nước kém lợi thế. 1.1.1.3. Lý thuyết về lợi thế so sánh (lợi thế tương đối) Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo, đã khắc phục được hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith. Theo lý thuyết về lợi thế so sánh nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các nước khác trong việc sản xuất tất cả sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tạo ra lợi ích khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế. Khi tham gia vào thương mại quốc tế, nước đó sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà việc sản xuất chúng ít bất lợi nhất, tức là chúng có lợi thế tương đối và nhập khẩu các sản phẩm mà việc sản xuất chúng bất lợi nhất, tức là sản phẩm không có lợi thế tương đối. Lý thuyết của ông dựa trên 5 giả thiết: + Thế giới chỉ có 2 nước và 2 loại sản phẩm. + Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất có thể di chuyển trong mỗi quốc gia, nhưng không di chuyển giữa các nước. + Thương mại hoàn toàn tự do giữa hai nước. + Chi phí sản xuất là cố định, không có chi phí vận chuyển. + Công nghệ sản xuất tại hai quốc gia là cố định. 8 Ta cùng xét ví dụ minh họa lợi thế so sánh của Hàn Quốc và Việt Nam. Bảng 1.2. Lợi thế so sánh Hàn Quốc Việt Nam Gạo (kg/giờ công) 6 1 Vải (m/giờ công) 4 2 Sản phẩm Hàn Quốc có lợi thế tuyệt đối về sản xuất 2 sản phẩm so với Việt Nam. Nhưng năng suất lao động sản xuất gạo của Hàn Quốc gấp 6 lần so vớiViệt Nam còn năng suất lao động sản xuất vải chỉ gấp 2 lần. Vì vậy, giữa hai loại sản phẩm gạo và vải, Việt Nam có lợi thế so sánh trong sản xuất vải. Hàn Quốc có lợi thế so sánh trong sản xuất gạo. Hai quốc gia sẽ chuyên môn hóa sản xuất mặt hàng có lợi thế tương đối rồi tiến hành trao đổi thương mại với nhau. Nếu tỷ lệ trao đổi quốc tế bằng tỷ lệ trao đổi nội địa của mỗi nước thì một trong hai nước sẽ từ chối trao đổi thương mại. Bởi vậy, tỷ lệ trao đổi quốc tế phải nằm trong khoảng sau: 1/2 < Tỷ lệ trao đổi quốc tế (gạo/vải) < 6/4 1/2 : Tỷ lệ trao đổi nội địa của Việt Nam 6/4 : Tỷ lệ trao đổi nội địa của Hàn Quốc Hàn Quốc sẽ chuyên môn hóa sản xuất gạo, rồi dùng gạo để đổi lấy vải của Việt Nam. Giả sử tỷ lệ trao đổi là 6 kg gạo đổi lấy 6 m vải, thì Hàn Quốc sẽ được lợi 2 m vải, tức là tiết kiệm được 1/2 giờ công. Nếu muốn có 6 kg gạo như Hàn Quốc thì Việt Nam phải bỏ ra 6 giờ công lao động. Việt Nam sẽ chuyên môn hóa sản xuất vải, rồi dùng vải để đổi lấy gạo từ Hàn Quốc, tức là 6 giờ công x 2 m vải = 12 m vải. Việt Nam lấy 6 m vải để đổi lấy 6 kg gạo, dư ra 6 m vải, tiết kiệm được 3 giờ công lao động. 9 Nếu tỷ lệ trao đổi càng gần với tỷ lệ trao đổi của Hàn Quốc thì Việt Nam càng có lợi và ngược lại. Như vậy, nếu tiến hành trao đổi theo tỷ lệ ở khoảng giữa thì cả Việt Nam và Hàn Quốc đều có lợi. Khoảng dao động của tỷ lệ trao đổi quốc tế là: 4 m vải < 6 kg gạo < 12 m vải Khi tỷ lệ trao đổi là 6 kg gạo đổi lấy 6 m vải thì Việt Nam được lợi 6 m vải còn Hàn Quốc được lợi 2 m vải. Song khi tỷ lệ trao đổi là 6 kg gạo lấy 8 m vải thì Hàn Quốc được lợi 4 m vải và Việt Nam được lợi 4 m vải. Việc thay đổi tỷ lệ trao đổi quốc tế sẽ ảnh hưởng tới nguồn lợi thương mại của mỗi nước tham gia. Lý thuyết lợi thế so sánh của Ricado, một lý thuyết cơ bản của thương mại quốc tế, khắc phục được hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối. Tuy nhiên, ông xem xét giá trị hoặc giá cả của một sản phẩm chỉ dựa trên số lượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm đó nên ông chưa giải thích được nguồn gốc phát sinh lợi thế của một nước đối với một sản phẩm, không giải thích triệt để nguyên nhân sâu xa của quá trình thương mại quốc tế. Các nhà kinh tế học sau Adam Smith và Ricado như Paul Samuelson… đã phát triển và hoàn thiện lý thuyết về thương mại quốc tế với cá giả định ngày càng sát với đời sống hiện thực hơn. Những phát triền này không được đề cập đến ở đây (do khuôn khổ của luận văn không cho phép). Song, có thể khẳng định rằng những phát triển đó đều dựa trên cơ sở lý luận về lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối trong thương mại quốc tế của Adam Smith và Ricado. Tóm lại, lý thuyết thương mại quốc tế đã chỉ rõ: “Bất kỳ hai quốc gia nào tận dụng những lợi thế của mỗi nước đều đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia và cho xã hội nói chung. Và sự phát triển thương mại “hoàn toàn tự do” (theo cơ chế thị trường, không có sự can thiệp của nhà nước) sẽ đem lại lợi ích tối 10 đa cho xã hội”. Tuy nhiên, mỗi quốc gia tùy theo mục tiêu kinh tế, chính trị ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định đều có những chính sách khuyến khích hoặc hạn chế trao đổi mậu dịch đối với một số mặt hàng nào đó. Các công cụ chính sách để thực hiện các mục tiêu này là “trợ cấp xuất hoặc nhập khẩu”; “hạn ngạch – quota”; “thuế quan – tariff”; “hạn chế xuất khẩu tự nguyện – VER”;… Tất cả những biện pháp chính sách này đều bóp méo thương mại tự do. Chính vì vậy mà trong suốt nhiều thập kỷ qua, giữa các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế đã liên tục diễn ra các cuộc đàm phán nhằm dỡ bỏ những rào cản này. Sự ra đời của GATT/WTO và hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa các nước và các khu vực là những nỗ lực để giải quyết vấn đề này. Vì vậy, để có thể hiểu rõ hơn bản chất của các cuộc đàm phán cũng như các hiệp định thương mại giữa các nước, cần thiết phải làm rõ một số khái niệm liên quan đến các vấn đề nêu trên. Phần tiếp theo sẽ đề cập đến các khái niệm này. 1.1.2. Các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế 1.1.2.1. Thuế quan Thuế quan được hiểu là loại thuế chính phủ đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh. Trong đó, thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng nhập khẩu, nên người mua trong nước phải trả cho những hàng hóa nhập khẩu một khoản lớn hơn mức mà người xuất khẩu ngoại quốc thu được. Thuế xuất khẩu là thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu. Thuế quan, bao gồm thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu đều tác động đến giá cả của hàng hóa. Các nước đang phát triển thường sử dụng thuế xuất khẩu như một công cụ để tăng lợi ích quốc gia. Nhưng tại nhiều nước phát triển, họ 11 không sử dụng thuế xuất khẩu để tăng nguồn thu ngân sách nên khi nhắc tới thuế quan là đồng nghĩa nói đến thuế nhập khẩu. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization – WTO) thuế quan (thuế nhập khẩu) là công cụ bảo hộ hợp pháp duy nhất để bảo hộ các ngành sản xuất trong nước. Vì thuế quan được thể hiện rõ ràng qua các con số, nên người ta có thể biết được mức độ bảo hộ dành cho một mặt hàng, một ngành hàng cụ thể nào đó. Thuế quan vừa là biện pháp bảo hộ ít bóp méo thương mại nhất vừa là biện pháp mang tính minh bạch hơn cả, phù hợp với nguyên tắc của WTO. Thông qua việc đàm phán và lịch trình giảm thuế quan của từng quốc gia, các đối tác thương mại có thể dự đoán được tốc độ, lịch trình cắt giảm thuế quan của quốc gia đó, mức độ bảo hộ và mức độ mở cửa thị trường. Do vậy, chính sách ngoại thương của một nước trở nên dễ dự đoán hơn. Đối với quốc gia đánh thuế, thuế quan sẽ tăng thu nhập thuế cho quốc gia sở tại. Nhưng mặt khác, thuế quan lại làm giảm hiệu quả khai thác nguồn lực của nền kinh tế thế giới nên làm giảm phúc lợi chung. Bởi thuế quan tác động đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia, làm thay đổi cán cân thương mại nên thuế quan cũng có ảnh hưởng tiêu cực. Nếu thuế quan của một hàng hóa cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa đó, do đó làm giảm lượng hàng hóa được tiêu thụ. Mức thuế quan cao cũng sẽ kích thích nạn buôn lậu. Khi chính phủ đánh thuế xuất khẩu, giá hàng hóa ở thị trường nội địa sẽ thấp hơn trên thị trường quốc tế. Điều đó có thể ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu tại nước ngoài vì người tiêu dùng tìm kiếm các sản phẩm thay thế, khiến sản lượng trong nước của hàng hóa xuất khẩu giảm. Thuế quan xuất khẩu cao cũng không khuyến khích các nhà sản xuất trong nước ứng dụng những phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ để tăng 12 năng suất, nâng cao chất lượng và giảm chi phí. Trong trường hợp khả năng thay thế hàng hóa thấp, thuế quan xuất khẩu sẽ không ảnh hưởng nhiều tới khối lượng hàng hóa xuất khẩu mà vẫn mang lại thu nhập cho quốc gia xuất khẩu. Thuế nhập khẩu, ngoài mục đích để tăng thu nhập cho chính phủ còn được sử dụng để thực hiện các mục đích khác nhau. Thuế quan nhằm chống lại thủ đoạn bán phá giá thị trường bằng cách tăng giá nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá lên đúng mức giá thực của chúng. Thuế quan giúp bảo hộ thị trường nội địa, đặc biệt là các ngành công nghiệp non trẻ chưa đủ sức cạnh tranh. Thuế quan còn giúp cải thiện cán cân thương mại của mỗi nước, giảm tổng mức nhập khẩu bằng cách làm cho chúng đắt hơn so với sản phẩm có thể thay thế ở trong nước… Vì thuế quan nhập khẩu sẽ làm tăng giá hàng hóa nên một mặt sẽ khuyến khích các doanh nghiệp nội địa, tăng khả năng sản xuất cho sản phẩm được bảo hộ, mặt khác làm suy giảm khả năng cạnh tranh của họ. Đồng thời, khả năng sản xuất những sản phẩm khác lại bị suy giảm và những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm này bị thiệt thòi. Thuế quan đối với một sản phẩm cao sẽ làm hạn chế tiêu dùng sản phẩm đó, và làm tăng hoặc giảm nhu cầu tiêu dùng sản phẩm khác. Cũng do chính sách bảo hộ mà giá cả nội địa tăng lên khiến người tiêu dùng bị thiệt thòi. Thuế quan nhập khẩu được sử dụng để trả đũa các nước khác vì có biện pháp hạn chế áp đặt với hàng hóa xuất khẩu của nước mình cũng tác động xấu tới quan hệ thương mại giữa các nước, ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng của nước sở tại. Trước đây, thuế quan là biện pháp hạn chế thương mại quan trọng nhất trong chính sách thương mại của mỗi quốc gia và được sử dụng như một công cụ chủ yếu để bảo hộ thị trường nội địa. Nhưng từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, mức thuế quan đánh vào hàng hóa có xu hướng giảm xuống cùng với quá 13 trình tự do hóa gia tăng. Tuy vậy, nhiều quốc gia hiện nay vẫn sử dụng thuế quan như một công cụ trong chính sách thương mại. 1.1.2.2. Hạn ngạch Hạn ngạch là một trong những hình thức của hàng phi thuế quan. Hạn ngạch là qui định số lượng hoặc giá trị xuất nhập khẩu đối với từng hàng hóa, từng thị trường. Đây là một công cụ kinh tế nhằm bảo hộ sản xuất nội địa, cải thiện cán cân thanh toán. Hạn ngạch xuất khẩu là hạn chế số lượng xuất khẩu theo từng mặt hàng, theo từng quốc gia, thị trường và theo thời gian. Hạn ngạch nhập khẩu là hạn chế số lượng nhập khẩu nên cũng ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa và lợi ích xã hội. Khi hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng sẽ gây ảnh hưởng tới mức cung nên giá cân bằng của hàng hóa sẽ cao hơn trong điều kiện thương mại tự do. Điều này khuyến khích các nhà sản xuất nội địa sản xuất ra một lượng sản phẩm cao hơn, gây lãng phí của cải xã hội. Bởi vậy, hạn ngạch nhập khẩu tương đối giống với thuế nhập khẩu. Để bảo vệ lợi ích quốc gia, hạn ngạch nhập khẩu cũng nhằm mục đích thay thế hàng nhập khẩu, bảo vệ sản xuất nội địa. Tuy nhiên, hạn ngạch có một số điểm khác biệt so với thuế quan. Thứ nhất, hạn ngạch cho biết trước số lượng hàng nhập khẩu, còn thuế quan lượng hàng nhập khẩu lại phụ thuộc vào mức độ linh hoạt của cung cầu nên khó có thể dự đoán được. Do vậy, những tác động của hạn ngạch đến lợi ích xã hội, thương mại cũng rõ ràng hơn. Hạn ngạch có thể biến một doanh nghiệp nội địa duy nhất trở thành một nhà độc quyền, ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng. Thứ hai, hạn ngạch có liên quan chặt chẽ tới việc phân phối giấy phép hạn ngạch nên dễ làm nẩy sinh các tiêu cực xã hội như hối lộ các quan chức để có được giấy phép nhập khẩu. Do vậy, chính phủ nên bán đấu giá những giấy phép đó để khắc phục những tồn tại trên và tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia. 14 1.1.2.3. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary Export Restraint – VER) được hiểu là một loại hạn ngạch được thực hiện một cách “tự nguyện” bởi nước xuất khẩu đối với hàng xuất khẩu của mình sang các nước khác nhằm tránh các biện pháp trả đũa do nước nhập khẩu đưa ra. Khi VER được thực hiện thì những ảnh hưởng của nó đối với nước nhập khẩu cũng tương tự như ảnh hưởng của hạn ngạch nhập khẩu xảy ra với quốc gia sở tại vì chúng đều hạn chế về số lượng hoặc giá trị hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, vẫn có một số điểm khác biệt cơ bản. Thứ nhất, VER không mang lại thu nhập từ thuế nhập khẩu cho nước nhập khẩu mà mang lại thu nhập cho nước xuất khẩu từ giá xuất khẩu gia tăng. VER mang lại lợi cho nước xuất khẩu hơn so với thuế quan hoặc hạn ngạch. Thứ hai, những sự ảnh hưởng về sự tăng giá xuất khẩu do thực hiện VER đối với nước xuất khẩu chỉ mang tính chất tạm thời. Vì khi một quốc gia thực hiện VER với đối tác nhập khẩu của mình thì các nước xuất khẩu khác cũng có lợi do giá xuất khẩu tăng. Kết quả là họ cũng có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang đối tác này. Các doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện VER cũng có xu hướng di chuyển các cơ sở sản xuất sang các nước nhập khẩu hoặc các nước khác để tránh những hạn chế về VER. Giá cả hàng hóa có xu hướng giảm dần đến mức cân bằng như khi không có VER. Thực hiện hạn chế xuất khẩu tự nguyện cũng có tác động kinh tế như một hạn ngạch xuất khẩu tương đương. Tuy nhiên, về bản chất hạn chế xuất khẩu tự nguyện và hạn ngạch xuất khẩu có sự khác nhau. Trong khi hạn ngạch xuất khẩu mang tính chủ động thì hạn chế xuất khẩu tự nguyện mang tính miễn cưỡng. 1.1.2.4. Những quy định về điều kiện kỹ thuật Một quốc gia có thể hạn chế số lượng hoặc giá trị hàng hóa nhập khẩu bằng cách đưa ra những quy định về điều kiện kỹ thuật. Đây là những quy 15 định về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa nhằm bảo vệ sức khỏe, sự an toàn của con người, các loài động thực vật và môi trường, về bao bì của hàng hóa nhập khẩu, các yêu cầu về nhãn mác hàng hóa… Trong thực tế, các tiêu chuẩn và quy định về kỹ thuật là một trong những khó khăn lớn nhất đối với các nước đang và kém phát triển khi tiếp cận thị trường nước ngoài. Bởi trình độ, kỹ năng về công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản của họ còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của nước nhập khẩu. Điều này có thể gây ra các tác động hạn chế thương mại giữa các quốc gia, cản trở sự phát triển thương mại quốc tế. 1.1.2.5. Trợ cấp xuất khẩu Trợ cấp xuất khẩu là trợ cấp tiền trực tiếp hay cho vay với lãi suất thấp đối với doanh nghiệp xuất khẩu trong nước hoặc cho các bạn hàng nước ngoài vay ưu đãi để họ có thể mua hàng hóa do nước mình xuất khẩu nhằm khuyến khích xuất khẩu quốc gia. Việc trợ cấp có thể được thực hiện dưới các hình thức như cung cấp vốn với lãi suất thấp, miễn thuế thu nhập xuất khẩu, trợ giá xuất khẩu… Để khuyến khích xuất khẩu một sản phẩm nào, chính phủ chỉ cần thực hiện trợ cấp xuất khẩu đối với sản phẩm đó. Điều này rất có lợi cho nhà xuất khẩu vì họ tăng được thu nhập do hạ thấp chi phí hoặc tăng giá xuất khẩu. Kết quả là sản xuất các mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu tăng lên nhưng tiêu dùng các mặt hàng này lại giảm. Khả năng sản xuất các mặt hàng khác cũng bị suy giảm do việc di chuyển các nguồn lực sản xuất sang sản xuất các mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu. Do vậy, ảnh hưởng của trợ cấp xuất khẩu đến giá sản phẩm và lợi ích xã hội cũng tương tự như ảnh hưởng của thuế quan đối với hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, lịch sử đã cho thấy bất kỳ một quốc gia nào có chính sách khuyến khích xuất khẩu thích hợp, tận dụng các 16 lợi thế của đất nước vào sản xuất và xuất khẩu hiệu quả nhất đều đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế. 1.2. Những đặc điểm chủ yếu về điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội của Việt Nam và Nhật Bản 1.2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của Việt Nam 1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên Việt Nam là một quốc gia nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á, phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp với Lào, Campuchia, phía Đông và Nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Với diện tích 331.698 km2, dải đất liền hình chữ S, lãnh thổ Việt Nam phần lớn là đồi núi thấp của bốn vùng núi chính (Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam), hai đồng bằng lớn (Bắc Bộ và Nam Bộ). Việt Nam có đường biên giới đất liền dài 4.510 km, đường bờ biển dài 3.260 km, và có ba mặt Đông, Nam, Tây Nam trông ra biển. Đây là điều kiện địa lý thuận lợi giúp Việt Nam trở thành đầu mối giao thông quan trọng từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Mặc dù thuộc vùng nhiệt đới nhưng Việt Nam lại có hai vùng khí hậu gắn với hai vùng địa hình khác nhau. Với một nền nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều đã tạo ra một hệ thực vật phong phú với trên 800 loài cây gỗ (đinh, lim, sến, táu…), quần thể động vật đa dạng lên tới 200 loài thú, 100 loài lưỡng cư, trên 150 loài bò sát, 1.000 loài lưỡng biển và 200 loài nước ngọt. Việt Nam là một trong những quốc gia có biển và nguồn nước mặn phong phú nên nguồn lợi thủy sản dồi dào, gồm thủy sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Việt Nam có tới 6.845 loại động vật biển, với nhiều loại đặc sản và quý hiếm như: tôm, mực, cá voi, cá heo. Biển Việt Nam còn có tiềm năng khai thác muối phục vụ sinh hoạt, công nghiệp và xuất khẩu. Với khoảng 1,2 triệu ha mặt nước, trên 600 ngàn ha sông suối, trên 300 ngàn ha hồ chứa… 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng