Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ thương mại nông sản trung quốc asean từ năm 2002 đến nay...

Tài liệu Quan hệ thương mại nông sản trung quốc asean từ năm 2002 đến nay

.PDF
94
346
132

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------- LÊ THANH THỦ Y ̉ QUAN HỆ THƢƠNG MẠI NÔNG SAN ́ TRUNG QUÔC - ASEAN TỪ NĂM 2002 ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHÀNH QUỐC TẾ HỌC HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------- LÊ THANH THỦ Y ̉ QUAN HỆ THƢƠNG MẠI NÔNG SAN ́ TRUNG QUÔC - ASEAN TỪ NĂM 2002 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Mã số chuyên ngành: 60 31 02 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHÀNH QUỐC TẾ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa ho ̣c: PGS.TS Nguyễn Kim Bảo HÀ NỘI – 2017 ̀ LƠI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện và không sao chép dưới bấ t cứ hinh thức nào , dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thi ̣ ̀ Kim Bảo , nguyên Viê ̣n phó Viê ̣n Nghiên cứu Trung Quố c , thuô ̣c Viê ̣n Hàn lâm Khoa ho ̣c Xã hô ̣i Viê ̣t Nam. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nội dung khoa học của công trình nghiên cứu này. Hà Nội, ngày 4 tháng 7 năm 2017 Ngƣời cam đoan Lê Thanh Thủy MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................ 2 3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 7 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 8 6. Những đóng góp của luâ ̣n văn ........................................................................ 8 7. Bố cục của đề tài ............................................................................................. 9 CHƢƠNG 1. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH NÊNQUAN HỆ THƢƠNG MẠI NÔNG SẢN TRUNG QUỐC – ASEAN ................................................. 10 1.1. Nhân tố quốc tế và khu vực .......................................................................12 1.2. Nhân tố Trung Quốc ..................................................................................14 1.3. Nhân tố từ các nước ASEAN .....................................................................16 ́ ̉ CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM THƢƠNG MẠI NÔNG SAN TRUNG QUÔC ASEAN ................................................................................................................. 25 2.1. Quá trình phát triể n thương ma ̣i nông sản Trung Quố c - ASEAN từ năm 2002 đến nay .....................................................................................................25 2.2. Thương mại nông sản song phương Trung Quốc - ASEAN .....................31 2.3. Một số nhận xét, đánh giá ..........................................................................42 CHƢƠNG 3.TRIỂN VỌNG CỦA QUAN HỆ THƢƠNG MẠI NÔNG SẢNTRUNG QUỐC – ASEAN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ........................... 52 TỚI KINH TẾ VIỆT NAM ............................................................................... 52 3.1 Triển vọng ...................................................................................................52 3.2. Tác động của quan hệ thương mại nông sản Trung Quốc – ASEAN tới kinh tế Việt Nam ...............................................................................................56 3.3 Một số giải pháp gợi mở cho Việt Nam .....................................................64 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 84 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CAFTA: ASEAN-China Free Trade Area Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN AEC: ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN AIIB: Asian Infrastructure Investment Bank Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á ASEAN: Associations of South-East ofAsian Nation Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á FTA: Free Trade Area Khu mậu dịch tự do GDP Gross Domestic Product Tổ ng sản phẩm Quố c nội OBOR: One Belt One Road Một vành đai một con đường RCA Revealed Comparative Advantage Lợi thế so sánh TCI Total Cost indicators Tấ t cả các chỉ số chi phí TBT Technical Barriers to Trade Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại WTO World Trade Organization Tổ chưc Thương mại Thế giới ́ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: GDP của các nước ASEAN và chỉ số thương mại nông nghiệp.................. 26 Bảng 2.2: Tổng kim ngạch thương mại nông sản TQ – ASEAN 2002 – 2009 ........... 28 Bảng 2.3: Tổng kim ngạch thương mại nông sản TQ – ASEAN 2010 – 2014 ........... 31 Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu các loại nông sản của Trung Quốc từ ASEAN........ 33 Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu các loại nông sản của Trung Quốc vào ASEAN ...... 34 Bảng 2.6: Kim ngạch thương mại nông sản giữa Trung Quốc với các nước ASEAN .............................................................................................................................. 35 Bảng 2.7: Tiêu chuẩn mặt hàng chuối của các nước ...................................................... 48 Bảng 2.8: So sánh tiêu chuẩn chất lượng chuối của Việt Nam, Trung Quốc, Philipines và Thái Lan....................................................................................................... 49 Bảng 3.1: Chỉ số RCA nông sản giữa Trung Quốc và Việt Nam từ 2006 – 2015 ....... 59 ̀ DANH MỤC BIỂU ĐÔ Biểu đồ 2.1: Xu hướng tăng lên của thương mại nông sản Trung Quốc – ASEAN từ 2002 - 2010.................................................................................................................... 29 Biểu đồ 2.2: xu hướng tăng lên của thương mại nông sản Trung Quốc – ASEAN từ 2010 – 2014 ................................................................................................................... 32 Biểu đồ 2.3: So sánh kim ngạch thương mại nông sản Trung Quốc với các nước ASEAN .............................................................................................................................. 36 Biểu đồ 2.4: Thâm hụt thương mại nông sản Trung Quốc – ASEAN từ 2002 2014 .................................................................................................................................... 37 Biểu đồ 2.5: Xuất khẩu nông sản của ASEAN đến các bạn hàng lớn .......................... 39 Biểu đồ 2.6: Nhập khẩu nông sản của ASEAN từ các bạn hàng lớn ............................ 40 Biểu đồ 2.7. Địa bàn xuất khẩu nông sản của Trung Quốc – ASEAN ......................... 44 Biểu đồ 2.8. Địa bàn nhập khẩu nông sản của Trung Quốc – ASEAN ........................ 45 Biểu đồ 3.1: chỉ số RCA trong quan hệ thương mại nông sản Trung Quốc – ASEAN từ 2003 – 2013.................................................................................................... 53 Biểu đồ 3.2: Tổng kim ngạch thương mại nông sản Trung Quốc với Việt Nam từ 2006 – 2015 ....................................................................................................................... 57 Biểu đồ 3.3: Chỉ số RCA thương mại nông sản Trung Quốc – Việt Nam từ 2006 – 2014 ...............60 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 2002, Hiệp định khung về khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN (CAFTA) được ký kết. Trong quá trình hình thành và phát triển, CAFTA đã có tác động nhiều mặt tới sự phát triển kinh tế thương mại song phương, trong đó có quan hệ thương mại nông sản giữa Trung Quốc – ASEAN. Đối với cả Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN, nông nghiệp giữ một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của các quốc gia này. Bởi vì, về cơ bản, đây đều là các nước có nền sản xuất nông nghiệp truyền thống, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có khí hậu phù hợp để canh tác nông nghiệp. Hơn nữa, trình độ phát triển kinh tế giữa các nước cũng không có sự chênh lệch quá lớn, đều là các quốc gia đang phát triển cho nên quan hệ thương mại nông sản đều được các nước chú trọng đầu tư phát triển. Trước năm 2002, quan hệ thương mại nông sản Trung Quốc – ASEAN gần như không được tính đến vì tổng kim ngạch rất nhỏ. Tuy nhiên, từ sau năm 2002, khi CAFTA được ký kết, kim ngạch thương mại nông sản giữa Trung Quốc và ASEAN có sự phát triển mạnh mẽ, nhất là giai đoạn 2004 – 2010. Đặc biệt từ 1/1/ 2010, quan hệ thương mại nông sản song phương có sự ―bùng nổ‖ cả về số lượng và giá trị. Sự tăng trưởng đột biến trong quan hệ thương mại nông sản song phương đã góp phần biến Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất và quan trọng nhất với ASEAN, và ASEAN cũng trở thành đối tác lớn thứ ba với Trung Quốc. Sau khi CAFTA được thiết lập, nó đã tạo ra một thị trường đầy tiềm năng với 1,9 tỉ người, đã mở ra cơ hội phát triển mới cho các bên. Quan hệ thương mại nói chung và quan hệ thương mại nông sản song phương nói riêng đang góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của các bên. Với Trung Quốc, nó đang góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Quy hoạch 5 năm lần thứ 13 về phát triển kinh tế – xã hội. Phấn đấu cho mục tiêu hoàn thành việc xây dựng xã hội khá giả toàn 1 diện, thông qua thực hiện năm quan niệm mới về đại phát triển (sáng tạo, hài hòa, xanh, cởi mở, cùng hưởng) trong thời gian tới. Còn với các nước ASEAN, mục tiêu cấp bách là tăng tốc phát triển kinh tế xã hội, thu hẹp khoảng cách, cải thiện sinh kế. Phấn đấu cho mục tiêu đến năm 2020, ASEAN và Trung Quốc kết nối thành lập Cộng đồng kinh tế Đông Á. Để có thể đạt được mục tiêu mà hai bên đặt ra, kinh tế nông nghiệp luôn giữ một vai trò quan trọng trong chiến lược đó. Chính vì vậy, để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển thì quan hệ thương mại nông sản cũng phải được mở rộng và hoàn thiện. Vì vậy, quan hệ thương mại nông sản song phương giữa Trung Quôc - ASEAN đều được cả hai bên coi trọng. Với vai trò quan trọng như vậy trong hợp tác kinh tế khu vực nên viê ̣c nghiên cứu th ực trạng thương mại nông sản song phương từ khi hình thành CAFTA để nhằ m đánh giá thành tựu, những vấn đề còn tồn tại là rấ t cầ n thiế t và có ý nghĩa khoa học . Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài ―Quan hệ thương mại nông sản Trung Quốc – ASEAN từ 2002 đến nay‖ làm đề tài Luận văn Thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Quan hệ Trung Quốc – ASEAN, thương mại Trung Quốc – ASEAN nói chung hay thương mại nông sản Trung Quốc – ASEAN nói riêng đều thu hút sự quan tâm của nhiều học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Một số công trình, bài viết trên các tạp chí chuyên ngành liên quan đến vấn đề này như: Tài liệu trong nước Đỗ Tiến Sâm, Bước đầu tìm hiểu về ACFTA (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 6, năm 2002). Trong bài viết này, tác giả nhấn mạnh việc Trung QuốcASEAN chính thức ký bản Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế là một sự kiện quan trọng, mở đường cho việc thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN Trung Quốc và đánh dấu bước phát triển mới của quan hệ ASEAN - Trung Quốc trong thế kỷ XXI. Tác giả cũng đã có bước đầu tìm hiểu về khu mậu dịch tự do ACFTA, phân tích những thuận lợi và khó khăn của việc thành lập ACFTA. 2 Nguyễn Hoàng Giáp, Tác động của sự phát triển quan hệ Trung Quốc – ASEAN đối với khu vực châu Á- Thái Bình Dương (Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 1, năm 2005). Từ góc độ nghiên cứu quan hệ quốc tế, tác giả đã khái quát sự phát triển quan hệ Trung Quốc - ASEAN. Tác giả nhấn mạnh, chiến tranh lạnh kết thúc đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các mối quan hệ song phương và đa phương trên tầm khu vực và thế giới. Những quan hệ đối đầu hoặc điểm nóng đã tồn tại trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, về cơ bản được cải thiện, đi đến giải pháp thương lượng hòa bình và được thay thế bằng sự hợp tác trên nhiều phương diện. Sự phát triển quan hệ láng giềng Trung Quốc - ASEAN hàm chứa tính cấp thiết và tầm quan trọng của mối quan hệ giữa một tổ chức khu vực với một nước lớn trước xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa tăng nhanh. Nguyễn Thu Mỹ, Phản ứng chính sách của ASEAN trước sự biến động địa chính trị Đông Á trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, năm 2010 số 4). Tác giả đề cập đến sự nổi lên nhanh chóng của Trung Quốc cùng với sự suy giảm tương đối vị thế của Mỹ và Nhật Bản tại Đông Á và gia tăng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung, Trung - Nhật trong thập niên đầu thế kỷ XXI tạo ra không ít bối rối đối với ASEAN và các nước thành viên. Để tiếp tục tồn tại và khẳng định mình như một thực thể có vai trò quan trọng trong các vấn đề khu vực, ASEAN đang nỗ lực mở rộng quan hệ đối tác và thực hiện cân bằng chiến lược trong quan hệ với các nước lớn, một trong những chiến lược đó là tăng cường quan hệ với Trung Quốc bằng thiết lập FTA và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược. Đàm Huy Hoàng, Xu hướng hợp tác đầu tư ASEAN - Trung Quốc (19912011) (Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 8, năm 2011). Trong bài viết này, tác giả tập trung làm rõ xu hướng hợp tác đầu tư ASEAN - Trung Quốc. Trong 20 năm qua, kể từ ngày chính thức thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai bên (19912011), hợp tác ASEAN - Trung Quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên các phương diện, đặc biệt là hợp tác kinh tế. Từ hợp tác trong các dự án nhỏ lẻ 3 và buôn bán còn nhiều hạn chế trong những năm đầu thập niên 90, hợp tác kinh tế giữa hai bên đã được nâng lên tầm cao mới với việc ký Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc. Hợp tác kinh tế Trung QuốcASEAN, trong đó có hợp tác đầu tư, đã bổ sung nguồn lực phát triển quan trọng cho cả hai bên và phát triển hội nhập kinh tế Đông Á. Phan Thị Thanh Bình, Nguyễn Thu Băng, Chiến lược phát triển nông nghiệp ASEAN từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 (Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 11 năm 2012). Cuộc khủng hoảng về an ninh lương thực, tiếp đó là khủng hoảng toàn cầu năm 2008 đặt ra cho các nước ASEAN những thách thức đặc biệt trong nông nghiệp – lĩnh vực quan trọng trong trụ cột phát triển kinh tế. Bài viết đã chỉ rõ nông nghiệp đã và đang trở thành đầu ngăn chặn đà suy thoái và vực dậy nền kinh tế ASEAN. Trần Khánh, Đàm Huy Hoàng, Xu hướng gia tăng hợp tác kinh tế và chiến lược của Trung Quốc với Đông Nam Á trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI (Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 4 năm 2014). Đông Nam Á là khu vực láng giềng của Trung Quốc, nơi có vị trí chiến lược và đông đảo người Hoa sinh sống, một thị trường hấp dẫn nhưng lợi thế cạnh tranh còn yếu đang là điểm hấp dẫn, thu hút sự chú ý đặc biệt của Trung Quốc. Hơn nữa, sự suy giảm tương đối vị thế kinh tế của Mỹ và Nhật Bản cùng với nhu cầu gia tăng hợp tác sâu rộng của ASEAN với các nước thành viên với các đối tác bên ngoài. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả chủ yếu khái quát xu hướng gia tăng hợp tác kinh tế và an ninh quốc phòng của Trung Quốc với Đông Nam Á thông qua việc lập nên các thể chế và thúc đẩy hợp tác song phương, đa phương với các khu vực này. Các công trình, bài viết nêu trên đã đề cập gián tiếp hoặc trực tiếp một số vấn đề về nội dung, về những thuận lợi, khó khăn, triển vọng và ảnh hưởng của CAFTA đối với Việt Nam và các nước trong khu vực. Tài liệu nước ngoài Cung Đồng Dao (2013), Nghiên cứu hiệu ứng thương mại nông sản qua 4 biên giới giữa Trung Quốc với các nước ASEAN, NXB Nông nghiệp Trung Quốc. Nhất thể hóa thể chế khu vực, mục đích là nhằm loại bỏ những trở ngại đối với hàng hóa và sự lưu động của yếu tố sản xuất qua biên giới. Tuy nhiên, tác giả cho hay các học giả nước ngoài phát hiện, vai trò cản trở của biên giới quốc gia với mậu dịch tự do vốn không do đó mà biến mất. Đây chính là bí ẩn ―hiệu ứng biên giới‖. Tác giả đã lấy các quốc gia phát triển là Trung Quốc và Đông Nam Á làm ví dụ, từ ba phương diện sản xuất nông nghiệp, nhu cầu và chính sách thương mại tiến hành phân tích nguyên nhân tồn tại về hiệu ứng biên giới, khảo sát những điểm khác biệt về hiệu ứng biên giới, từ đó thúc đẩy tăng xuất nông sản sang Đông Nam Á nói riêng, tăng lượng thương mại nông sản hai bên nói chung. Tăng Văn Cách (2014), Nghiên cứu những vấn đề pháp lý về thương mại nông nghiệp của khu mậu dịch tự do Trung Quốc –ASEAN, NXB Đại học Hạ Môn. Cùng với sự phát triển không ngừng của thương mại nông sản Trung Quốc - ASEAN, việc giải quyết tranh trấp thương mại sẽ là vấn đề quan trọng cần phải đối mặt trong tương lai để bảo đảm thương mại nông nghiệp Trung QuốcASEAN vận hành có trật tự. Tác giả bài viết đã vận dụng phương pháp pháp luật nghiên cứu các vấn đề như giải quyết tranh trấp, đầu tư, thương mại dịch vụ, hợp tác tiếp cận thị trường thương mại nông nghiệp khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN. Tác giả đi vào phân tích những khiếm khuyết của khu mậu dịch tự do, chính sách hiện hành, phân tích những nguyên nhân thực tế đằng sau và hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, từ đó đưa ra đối sách để ứng phó nhằm bảo đảm khu mậu dịch tự do vận hành có trật tự, theo pháp luật. Lưu Hợp Quang, Tạ Tư Na, Phân tích sự thay đổi của thương mại nông sản Trung Quốc - ASEAN năm 2000- 2011, Triển vọng thương mại nông nghiệp, kỳ số 3, năm 2013. Tập thể tác giả thông qua phân tích sản phẩm nông nghiệp Trung Quốc - ASEAN so sánh sự thay đổi ưu thế và tính hỗ trợ thương mại của mỗi nước, tìm hiểu sâu sự thay đổi xu hướng và đặc trưng của Trung Quốc- 5 ASEAN. Nghiên cứu đã phát hiện, cùng với sự xây dựng của khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN, thương mại nông sản Trung Quốc - ASEAN tăng nhanh chóng, và thể hiện phương hướng phát triển, ưu thế cạnh tranh song phương, kim ngạch thương mại tăng từ 3,027 tỷ USD năm 2001 lên 27,546 tỷ USD năm 2011, tăng trưởng bình quân là 24,71%. Nhưng khoảng cách thâm hụt thương mại nông sản Trung Quốc với ASEAN không ngừng gia tăng, tính bổ trợ cơ cấu các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu của ASEAN đang có xu hướng giảm, chỉ số bổ trợ thương mại nông sản Trung Quốc – ASEAN giảm liên tiếp từ 1,3 năm 1996 xuống 0,32 năm 2011. Trong tương lai, bối cảnh tăng trưởng xuất khẩu nông sản từ Trung Quốc sang ASEAN là không mấy lạc quan. Tôn Đại Nham, Khổng Phồn Lợi (2015), Xu thế mới thương mại nông sản Trung Quốc - ASEAN và đối sách, Tạp chí Cải cách và Chiến lược, kỳ số 10 năm 2015. Trong các giao dịch thương mại đối ngoại của các nước, các nước chủ yếu thông qua hình thức hợp tác thương mại nông sản hỗ trợ thiết lập quan hệ thương mại kinh doanh, hợp tác thương mại Trung Quốc - ASEAN là hình thức hợp tác trực tiếp nhất. Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam và Thái Lan trở thành bốn thị trường xuất nhập khẩu chính Trung Quốc - ASEAN, tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu nông sản Trung Quốc - ASEAN lớn hơn nhiều so với kim ngạch xuất khẩu, thâm hụt thương mại tương đối lớn, hệ thống vận tải lạc hậu, tồn tại các rào cản thuế quan và phi thuế quan, các vấn đề khác cản trở sự phát triển lâu dài thương mại nông sản Trung Quốc - ASEAN. Do đó, tác giả nhấn mạnh cần phải triển khai phân tích xu thế thương mại nông sản Trung Quốc - ASEAN, những vấn đề khó phải đối mặt, từ đó bài viết đề xuất kiến nghị đối sách như điều chỉnh cơ cấu thương mại xuất khẩu nông sản, hoàn thiện hệ thống vật lưu, tăng đầu tư kỹ thuật.v.v. Ngoài ra, đề tài còn tham khảo bài tạp chí, bài viết, luâ ̣n văn, luâ ̣n án trên các trang mạng Việt Nam, Trung Quốc. Những công trình, bài viết này đều là 6 những tài liệu cung cấp số liệu, tư liệu rất hữu ích để đề tài được hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, qua quá trình tổng quan tình hình nghiên cứu, chúng tôi nh ận thấy, ở Việt Nam chưa có nhiều công trình, bài viết đi sâu nghiên cứu một cách khái quát về thương mại nông sản giữa Trung Quốc - ASEAN. Do đó , viê ̣c nghiên cứu thương m ại nông sản Trung Quốc - ASEAN rấ t cầ n thiế t và có ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn, góp phần khái quát được tình hình thương mại nông sản Trung Quốc - ASEAN, đồng thời đưa ra một số đánh giá và gợi mở cho Việt Nam trong quá trình tham gia vào chuỗi thương mại nông sản này. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của Luận văn: Luận văn tập trug làm rõ các nhân tố hình thành quan hệ thương mại nông sản Trung Quốc – ASEAN, phân tích đánh giá thực trạng thương mại nông sản Trung Quốc – ASEAN, đánh giá triển vọng quan hệ thương mại nông sản Trung Quốc – ASEAN, trên cơ sở đó có một vài gợi mở đối với Việt Nam trong phát triển thương mại nông sản. Mục tiêu cụ thể của Luận văn: Luận văn nghiên cứu những nội dung chính của quan hệ thương mại nông sản Trung Quốc - ASEAN, bao gồm: - Những đặc điểm cơ bản trong thương mại nông sản song phương Trung Quốc - ASEAN - Đánh giá thành tựu và những vấn đề tồn tại trong thương mại nông sản Trung Quốc - ASEAN - Đánh giá triển vọng quan hệ thương mại nông sản song phương Trung Quốc - ASEAN - Một số vấn đề gợi mở cho Việt Nam 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu chính: thực trạng quan hệ thương mại nông sản Trung Quốc - ASEAN. - Phạm vi nghiên cứu: lấy bối cảnh thương mại nông sản Trung Quốc ASEAN từ năm 2002 đến 2015. Năm 2002 là năm Hiệp định khung về khu vực 7 mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN được ký kết. Năm 2015 là năm hợp tác Trung Quố c - ASEAN đã trải qua giai đoa ̣n xây dựng toàn diê ̣n FTA . Năm 2015, đại diện chính phủ Trung Quốc và chính phủ 10 nước ASEAN chính thức ký văn kiện nhằ m nâng cấ p CAFTA , đó là ―Nghị định thư nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa và ASEAN về việc sửa đổi hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc - ASEANvà các hiệp định đi kèm‖. 5. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu Cách tiếp cận chính áp dụng cho đề tài là tiếp cận từ góc độ kinh tế học , quan hê ̣ quố c tế … Phương pháp nghiên cứu: ngoài các phương pháp cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu khoa học xã hội nói chung cũng như trong quốc tế học nói riêng như phương pháp logic lịch sử, phuơng pháp hệ thống, nghiên cứu phân tích văn bản, phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp nghiên cứu khu vực... đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh để làm rõ nội dung nghiên cứu. Về số liệu, đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp là các nghiên cứu đáng tin cậy của các học giả và các tổ chức uy tín trong và ngoài nước. 6. Nhƣ̃ng đóng góp của luâ ̣n văn Luận văn góp phần mô tả một cách tổng thể bức tranh về quan hệ thương mại nông sản gữa Trung Quốc - ASEAN từ năm 2002 đến nay và đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho những đối tượng muốn tìm hiểu, nghiên cứu về thương mại nông sản gữa Trung Quốc và 10 nước ASEAN...Luâ ̣n văn có những đóng góp cụ thể như sau: Thứ nhấ t , luâ ̣n văn đã làm rõ các nhân tố hinh thành nên quan hê ̣ thương ̀ mại nông sản Trung Quố c - ASEAN. Từ đó, luâ ̣n văn phân tích đă ̣c điể m và chỉ ra những thành tựu , hạn chế của quan hệ thương mại nông sản Trung Quốc – ASEAN. Thứ hai, luâ ̣n văn đánh giá triển vọng của quan hệ thương mại nông sản Trung Quố c- ASEAN 8 Thứ ba , luâ ̣n văn đánh giá tác động của quan hệ này đến kinh tế nông nghiệp Việt Nam và đưa ra mô ̣t số giải pháp để phát huy lợi thế của thuơng mại nông sản Viê ̣t Nam. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục bảng, biểu và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Các nhân tố hình thành nên quan hệ thương mại nông sản Trung Quố c – ASEAN Trong chương này đề tài tập trung làm rõ quan hệ giữa Trung QuốcASEAN, các nhân tố hình thành nên quan hệ thương mại nông sản Trung QuốcASEAN như nhân tố thế giới và khu vực, nhân tố Trung Quốc, nhân tố các nước ASEAN, đặc điểm nông nghiệp của các nước. Chương 2: Đặc điểm thương ma ̣i nông sản Trung Quố c - ASEAN Phân tích quá trình phát triển thương mại nông sản Trung Quốc – ASEAN, kim ngạch thương mại nông sản, hệ thống vận tải nông sản, hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong quan hệ thương mại nông sản. Qua phân tích đưa ra một số nhận xét, đánh giá. Chương 3: Triể n vo ̣ng của quan hê ̣ thương ma ̣i nông sản Trung Quố c - ASEAN và tác đô ̣ng của nó tới kinh tế Viê ̣t Nam Phân tích cơ hội và thách thức trong thương mại nông sản giữa Trung Quốc với các nước ASEAN, từ đó dự báo triển vọng mối quan hệ này. Chương này còn đánh giá tác động tích cực và tiêu cực quan hệ thương mại nông sản Trung Quốc- ASEAN tới Việt Nam. 9 CHƢƠNG 1 CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH NÊN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI NÔNG SẢNTRUNG QUỐC – ASEAN Bức tranh quan hệ giữa Trung Quốc - ASEAN đươ ̣c thể hê ̣ rõ nét qua 2 mốc, trước và sau khi kết thúc chiến tranh lạnh năm 1991. Do đó để phân tích mố i quan hê ̣ giữa Trung Quố c - ASEAN nói chung , quan hê ̣ thương ma ̣i nói riêng nên lấ y mố c thời gian này . Bởi vì, trong thời kỳ chiế n tranh la ̣nh , hầ u hế t các nước ASEAN còn e ngại về mối đe dọa t ừ Trung Quố c cho nên ở giai đoa ̣n này quan hệ song phương Trung Qu ốc - ASEAN mới chỉ dần chuyển từ đối đầ u sang đối thoại. Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc cu ̣c diê ̣n quan hê ̣ quố c tế trên phạm vi toàn cầu và ở t ừng khu vực có sự thay đổ i quan tro ̣ng , quan hệ song phương Trung Quố c - ASEAN cũng có nhiề u chuyể n biế n tich cực , từ hợp tác ́ kinh tế sang đối tác hợp tác chiến lược và không ngừng sâu sắc hơn. Tương ứng với những thay đổ i trong quan hê ̣ chinh tri ̣quan hê ̣ thương ma ̣i , ́ Trung Quố c - ASEAN trải qua ba giai đoa ̣n trong phát triể n Giai đoa ̣n thứ nhấ t từ . 1967- 1991, giai đoa ̣n thứ2 từ 1992- 2002, giai đoa ̣n thứ3 từ 2002 đến nay.1 Giai đoạn 1967 - 1991: từ đối đầ u sang đối thoại Thời gian thành lập ASEAN đúng thời kỳ đang chiến tranh lạnh, giai đoạn này diễn ra khá dài. Trong giai đoa ̣n này, quan hê ̣ hai bên chưa phát triể n , Trung Quốc và ASEAN còn đối lập, chưa tin tưởng nhau. Hình thức đối lập kéo dài đến khi Trung - Mỹ thiết lập quan hệ, lúc này quan hệ Trung Quốc - ASEAN mới bắt đầu ấm hơn, song phương dần khôi phục và thiết lập quan hệ ngoại giao. Tiếp tục đến khi chiến tranh lạnh kết thúc, tháng 7-1991, Bô ̣ trưởng Ngoa ̣i giao Trung Quố c Tiề n Kỳ Tham đã dự lễ khai ma ̣c Hô ̣i nghi ̣Bô ̣ trưởng Ngoa ̣i giao ASEAN lầ n thứ 24, có cuộc gặp không chính thức lầ n đầ u tiên với ngoa ̣i trưởng các nước 1 Phạm Thái Quốc (2010), Khu mậu di ̣ch tự do ASEAN- Trung Quố c: Một số đánh giá bước đầ u. Tạp chí Khoa ho ̣c ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 26 (2010) 207- 217. 10 ASEAN2, quan hệ Trung Quốc - ASEAN bước vào giai đoạn mới. Giai đoạn 1992 - 2002: trở thành đối tác đố i thoại chiến lược Năm 1991, Trung Quốc và ASEAN khởi động tiến trình đối thoại, đến năm 1992 Trung Quố c hầ u như đã khôi phu ̣c quan hê ̣ ngoa ̣i giao với tấ t cả các nước ASEAN. Năm 1993 Trung Quố c đã trở thành đố i tác đố i thoa ̣i của ASEAN. Năm 1996 Trung Quố c thành đối tác toàn diện của ASEAN. Tháng 12/1997, nhà lãnh đạo của Trung Quốc và các nước ASEAN đã có cu ộc gặp thượng đỉnh không chính thức đầu tiên và ra ―Tuyên bố chung xây dựng quan hệ đối tác láng giềng thân thiện và tin cậy lẫn nhau hướng tới thế kỷ 21‖ tạo khung và lộ trình cho mối quan hệ toàn diện giữa hai bên . Đế n năm 2001, quan hê ̣ Trung Quố c ASEAN đã phát triể n thành đố i tác đố i thoa ̣i toàn diê ̣n. Giai đoạn 2002 - nay: quan hệ Trung Quốc - ASEANđượcnâng lên thành đố i tác chiế n lược Năm 2002, hai bên đã đàm phán và ký nhiều văn bản tạo khuôn khổ pháp lý cho quan hệ kinh tế, trong đó có Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc, quy định việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN vào năm 2010.Năm 2003, quan hệ hai bên nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược. Năm 2010 CAFTA đươ ̣c hoàn thành. Năm 2013 hai bên kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác chiến lược, 10 năm hoàng kim, cả hai bên đều đạt nhiều thành quả. Cũng trong năm 2013, Trung Quố c kiến nghị xây dựng cộng đồng chung vận mệnh Trung Quốc - ASEAN, chỉ rõ phương hướng phát triển lâu dài quan hệ Trung Quốc - ASEAN. Ngày 9/10/2013, Thủ tướng Lý Khắc Cường tại hội nghị lãnh đạo Trung Quốc - ASEAN lần 16 nêu ra khung hợp tác 2+7 chỉ đạo quan hệ Trung Quốc–ASEAN phát triển trong tương lai 10 năm tới3. Năm 2014, Trung Quốc và ASEAN khởi động đàm phán Bản nâng cấpCAFTA và năm 2015 hoàn thành đàm phán nâng cấp. 2 Quan hê ̣ đố i tác Trung Quố c-ASEAN thiế t lâ ̣p tròn 15 năm, http://vietnamese.cri.cn/721/2016/09/02/1s226047.htm 中国—东盟自贸区的贸易规则升级版之探析, http://www.xzbu.com/2/view-4870510.htm (23/2/2014) 3 11 Tóm lại, trong gần hai thập kỷ qua, quan hệ ASEAN - Trung Quốc phát triển mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Sự nghi kỵ và lo ngại lẫn nhau dần dần nhường chỗ cho sự tin cậy lẫn nhau hơn và hai bên trở thành đối tác toàn diện đặc biệt quan trọng của nhau. So với các quan hệ của ASEAN với các nước đối tác bên ngoài khác thì hợp tác ASEAN - Trung Quốc đã phát triển nhanh hơn cả. Sự phát triển như vậy của quan hệ ASEAN - Trung Quốc không những góp phần vào tăng trưởng và phát triển của mỗi nước thành viên ASEAN và Trung Quốc mà còn thúc đẩy xu hướng hợp tác khu vực và đóng góp vào sự phát triển, ổn định chung của cả khu vực, tăng cường vai trò và vị thế quốc tế của cả ASEAN lẫn Trung Quốc.4 1.1. Nhân tố quốc tế và khu vực 1.1.1 Nhân tố quốc tế Những thập niên cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, bối cảnh thế giới đã có những biến đổi to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, tư tưởng. Những biến động đó đã có tác động mạnh mẽ, toàn diện đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội của các quốc gia. Từ cuối những năm 1970 trở lại đây, khoa học và công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Những thành tựu khoa học mới được phát minh và ứng dụng vào sản xuất làm cho sức sản xuất phát triển mạnh mẽ, làm xuất hiện những công nghệ mới như công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, nhiều ngành kinh tế mới và đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Về mặt kinh tế- kỹ thuật, khoa học và công nghệ phát triển đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá cũng như việc hình thành nền kinh tế tri thức. Toàn cầu hoá, khu vực hoá phát triển song hành với nhịp độ khẩn trương hơn, cách mạng khoa học- công nghệ tiếp tục khẳng định vị trí tiên phong, xu hướng thông tin hoá ngày càng lan rộng và sâu sắc hơn. 4 Phạm Quố c Tru ̣ (2009), Quan hê ̣ ASEAN - Trung Quố c thời kỳ hậu chiế n tranh lạnh. Tạp chí Nghiên cứu quố c tế , số 79. 12 Toàn cầu hoá như một cuộc cách mạng, các doanh nghiệp, các chủ thể tham gia vào toàn cầu hoá có thể sử dụng vốn, kỹ thuật, thông tin, quản lý và cả sức lao động ở mọi nơi trên thế giới, tổ chức sản xuất ở nơi mà họ muốn và đưa đi tiêu thụ ở đâu có nhu cầu. Quá trình toàn cầu hoá cũng tạo ra các cơ hội cho các nước đang phát triển được tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, từ đó hình thành một cơ cấu kinh tế- xã hội mới thích ứng và góp phần rút ngắn quá trình hiện đại hoá của các nước này.5 Tri thức khoa học là nền tảng cho nền sản xuất hiện đại. Ở thời đại kinh tế tri thức phát triể n nhanh chóng thì nhân tố con người và tri thức đóng vai trò then chố t cho sự phát triể n của mỗi quố c gia. Trong quan hệ quốc tế, cục diện đa cực với sự chi phối của các nước lớn ngày càng thể hiện rõ thay thế cho cục diện hai cực trước đây; quan hệ quốc gia, dân tộc và giữa các bộ phận, các nhóm dân cư...có nhiều điểm mới. Mă ̣c dù hòa bình, hơ ̣p tác và phát triển vẫn là xu hướng chủ đạo của thế giới , song tình hình quố c tế vẫn bi ̣xen kẽ bởi những biế n đổ i phức ta ̣p , căng thẳ ng, vẫn tiếp tục diễn ra xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành tài nguyên, lãnh thổ... Hiê ̣n nay, xu thế tăng trưởng ảm đạm của kinh tế thế giới vẫn đang tiếp diễn. Những thay đổi chính trị quan trọng đang diễn ra như là Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu (EU), Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ, những thách thức hoàn toàn mới của việc chủ nghĩa dân túy lan khắp Âu Mỹ, trào lưu ―chống toàn cầu hóa‖, thương mại tự do , chủ nghĩa bảo hộ có khuynh hướng trỗi dậy , những biến số về xu hướng chính sách của các nền kinh tế chủ chốt vẫn khá lớn, rồi vấn đề biến đổi khí hậu.v.v...Đây đều là nhân tố bất ổn, khó lường đòi hỏi sự tham gia giải quyết của tất cả các quốc gia. Như vậy có thể thấ y , bối cảnh quốc tế từ những năm cuố i thế kỷ 20 đến nay có nhiều thay đổi trên mo ̣i linh vực từ kinh tế đến chính trị - an ninh và quan ̃ 5 Vũ Văn Hà (2004), Cục diê ̣n Châu Á - Thái Bình Dương (Trọng tâm là Đông Bắc Á và Đông Nam Á trong hai thập niên đầ u thế kỷ XXI), Báo cáo tổng kết đề tài độc lập cấp nhà nước. 13 hệ quốc tế. Về bối cảnh kinh tế quốc tế nét đặc thù nhất của nó hiện nay là sự lan toả với tốc độ nhanh hơn của toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế và tác động của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ đến việc hình thành xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế , trong đó có Trung Quố c và các nước ASEAN. 1.1.2 Nhân tố khu vực Trong những thập niên qua, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có những biến đổi sâu sắc do tác động của quá trình quốc tế hóa và khu vực hóa: Là khu vực phát triển năng động và đang hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn, nhưng còn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, nhất là tranh giành ảnh hưởng, tranh chấp chủ quyền biển, đảo, tài nguyên. Vị thế của châu Á, trong nền kinh tế thế giới tăng lên; Trung Quốc tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Các nước ASEAN bước vào thời kỳ hợp tác mới theo Hiến chương ASEAN và xây dựng Cộng đồng dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội; hợp tác với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu. Tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế nêu trên tạo cho các nước vị thế mới với những thuận lợi và cơ hội to lớn cùng những khó khăn và thách thức gay gắt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ trong thời kỳ chiến lược tới.6 1.2. Nhân tố Trung Quốc CAFTA đối với Trung Quốc vừa mang mục đích kinh tế vừa mang mục đích chính trị. Về mặt kinh tế, việc thành lập CAFTA tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc tiếp cận nguồn tài nguyên phong phú ở các nước ASEAN để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong nước. Về mặt chính trị, từ những 6 Bối cảnh quốc tế khi thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Quan-triet-thuc-hien-nghi-quyet-dai-hoi-dang-XI/Noi-dung-co-banvan-kien/2011/2133/Boi-canh-quoc-te-khi-thuc-hien-Chien-luoc-phat-trien-kinh.aspx 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan