Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài trong tư pháp quốc tế việt nam hiện nay, th...

Tài liệu Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài trong tư pháp quốc tế việt nam hiện nay, thực trạng và hướng giải quyết (lv)

.PDF
52
956
122

Mô tả:

1 LỜI MỞ ĐẦU Chiến tranh thế giới thứ II (1939 – 1945) kết thúc đã hơn 60 năm, cũng là từng ấy thời gian kể từ ngày Bác Hồ đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập (02/9/1945) khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đánh dấu thời kỳ khôi phục, xây dựng và phát triển đất nước. Trong quá trình đổi mới, Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng cả về tốc độ và quy mô tăng trưởng cùng nền kinh tế thế giới. Kinh tế thế giới, qua nhiều giai đoạn lịch sử đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, kéo theo hàng loạt sự biến đổi về chính trị, văn hóa, giáo dục, pháp luật,… đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Quá trình hợp tác quốc tế đã làm phát sinh nhiều mối quan hệ khác nhau giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế, giữa công dân, tổ chức của các nước. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa, các mối quan hệ dân sự, kinh tế - thương mại, hôn nhân - gia đình,… giữa công dân, pháp nhân các nước ngày càng tăng và chiếm một vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh pháp luật. Các quan hệ phát sinh trong quá trình hợp tác quốc tế giữa các quốc gia, các tổ chức liên minh chính phủ như quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, khoa học kỹ thuật,… trong đó chủ yếu là quan hệ chính trị thuộc đối tượng điều chỉnh của Công pháp quốc tế. Các quan hệ phát sinh giữa công dân, cơ quan, tổ chức của các nước khác nhau và trong một số quan hệ nhất định giữa quốc gia với công dân, cơ quan, tổ chức của một nước nhưng có liên quan đến yếu tố nước ngoài do một số ngành luật như Tư pháp quốc tế, Luật Thương mại quốc tế điều chỉnh… Các quan hệ Tư pháp quốc tế điều chỉnh là: - Xác định năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài, - Xác định năng lực dân sự của pháp nhân nước ngoài, - Quan hệ về hợp đồng có yếu tố nước ngoài, 2 - Quan hệ sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài, - Quan hệ hôn nhân - gia đình có yếu tố nước ngoài, - Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, - Quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài, - Quan hệ tố tụng dân sự giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài,… Quyền thừa kế là một trong những chế định pháp lý quan trọng trong pháp luật dân sự, và như một điều tất yếu, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài cũng có vai trò quan trọng tương tự trong hệ thống pháp luật nước ta, đặc biệt là với tình hình phát triển của nước ta như hiện nay. Trên thực tế, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là một quan hệ rất phức tạp, liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Khi phát sinh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài thường sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác cùng phát sinh như hiện tượng xung đột pháp luật, vấn đề xác định thẩm quyền của Tòa án, vấn đề về công nhận và thi hành bản án của Tòa án nước ngoài giải quyết các vụ án về thừa kế. Trong khuôn khổ của đề tài này, tác giả chỉ xin tập trung nghiên cứu một vấn đề phát sinh thôi, đó là vấn đề xác định hệ thống pháp luật áp dụng điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài (hiện tượng xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật). Là một sinh viên khoa Quản trị kinh tế quốc tế trường đại học Lạc Hồng, qua thời gian học tập và rèn luyện tại trường tác giả đã được trang bị những kiến thức về Luật học thông qua chuyên ngành học là Luật Kinh tế nhưng đó chỉ là những kiến thức về mặt lý thuyết trong sách vở, trên thực tế vẫn còn nhiều điều mà bản thân tác giả chưa nắm bắt và hiểu kịp. Chính vì vậy rất mong được cùng giáo viên cố vấn là Thạc sĩ Nguyễn Thị Yên và các bạn đọc cùng nghiên cứu, tìm hiểu và giải quyết các vấn đề phát sinh từ mối quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nêu trên thông qua chủ đề: “Quan hệ thừa kế có yếu tố nƣớc ngoài trong Tƣ pháp quốc tế Việt Nam hiện nay, thực trạng và hƣớng giải quyết”. Đề tài được nghiên cứu với mục đích nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến khái niệm, tính chất, vị trí, vai trò của quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài; phân 3 tích, đánh giá về pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Qua đó rút ra những ưu điểm, những tồn tại, bất cập của pháp luật để tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hơn pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, phù hợp với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu: phân tích Luật học, phân tích, so sánh, phương pháp tổng hợp, trích dẫn,… để tập trung nghiên cứu các đối tượng thuộc phạm vi: khái niệm, tính chất, vị trí, ý nghĩa, phương pháp điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, dựa vào thực trạng và sự cần thiết của pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài mà đưa ra phương hướng hoàn thiện. Từ mục đích, phạm vi và phương pháp nghiên cứu như trên, đề tài được bố cục thành hai chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài Chương 2: Thực tiễn và phương hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam Kết luận. 4 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THỪA KẾ CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI 1.1 Khái niệm, tính chất, vị trí và ý nghĩa của quan hệ thừa kế có yếu tố nƣớc ngoài 1.1.1 Khái niệm quan hệ thừa kế có yếu tố nƣớc ngoài Để đưa ra khái niệm quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, chúng ta cần giải quyết các vấn đề sau: Thừa kế là gì và yếu tố nước ngoài là như thế nào. Trước tiên là vấn đề thừa kế là gì, theo quan điểm khoa học của Mác: “Thừa kế không sinh ra cái quyền của một người chiếm dụng thành quả lao động từ túi của một kẻ khác – mà nó làm biến đổi chính con người có cái quyền ấy… Giống như pháp luật dân sự nói chung, các quy định về thừa kế không phải là nguyên nhân, mà là kết cục, là hậu quả pháp lý của sự tồn tại hình thái kinh tế xã hội dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, tức là về đất đai, tài nguyên, máy móc v.v…” (C. Mác và Ph. Ăng-ghen toàn tập). Còn trong khoa học pháp lý ngày nay, “Quan hệ thừa kế là một quan hệ pháp luật, xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người”1. Vậy theo tác giả thì thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người sống theo di chúc hoặc theo pháp luật. Vấn đề thứ hai là về yếu tố nước ngoài, như ta đã biết: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, 1 Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam – trường Đại học Luật Hà Nội 5 thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài” 2, từ đó xác định yếu tố nước ngoài sẽ được dựa theo các căn cứ cụ thể như: - Về chủ thể: có ít nhất một trong các bên tham gia quan hệ là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài; - Tài sản liên quan đến quan hệ nằm ở nước ngoài; - Căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài. Vậy quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là: tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người sống theo di chúc hoặc theo pháp luật khi có một trong các yếu tố sau xuất hiện: có ít nhất một trong các bên tham gia quan hệ là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tài sản liên quan đến quan hệ nằm ở nước ngoài; căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ theo pháp luật nước ngoài, phát sinh ở nước ngoài. 1.1.2 Vị trí, tính chất và ý nghĩa của quan hệ thừa kế có yếu tố nƣớc ngoài 1.1.2.1 Vị trí Quan hệ thừa kế là một trong những chế định pháp lý quan trọng của pháp luật dân sự các nước và tại Việt Nam, Bộ luật Dân sự 2005 đã dành ra 57 điều (từ Điều 631 đến Điều 687), 04 chương (từ chương XXII đến chương XXV) để quy định về chế định này; kết hợp với Điều 767, Điều 768 cũng tại bộ luật này; Nghị định 138/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành các quy định về thừa kế có yếu tố nước ngoài. 1.1.2.2 Tính chất Trên thực tế, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là một quan hệ rất phức tạp, liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác nhau: - Do có sự dịch chuyển tài sản của người để lại thừa kế cho người còn sống, vậy nó là một quan hệ tài sản và có liên quan với pháp luật nơi có tài sản; 2 Điều 758 Bộ luật Dân sự 2005 6 - Do sự dịch chuyển quyền sở hữu tài sản của người để lại thừa kế cho người còn sống trên cơ sở huyết thống nên đây cũng là quan hệ nhân thân và có liên quan với pháp luật nhân thân của người để lại thừa kế; - Khi chết, người để lại thừa kế có thể chưa chấm dứt các quan hệ dân sự thiết lập với các đối tác khác (người thứ ba), nhất là quan hệ dân sự trong hợp đồng và quan hệ dân sự ngoài hợp đồng, nên cũng là quan hệ tài sản đối với người thứ ba 3. Chính vì vậy, khi một quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài phát sinh thường làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật, các vấn đề về xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với các vụ việc thừa kế có yếu tố nước ngoài, vấn đề về công nhận và thi hành bản án của Tòa án nước ngoài giải quyết các vụ án về thừa kế (mà ở đây vấn đề chúng ta tập trung nghiên cứu là hiện tượng xung đột pháp luật và phương pháp giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật). 1.1.2.3 Ý nghĩa Việc đưa ra các quy phạm pháp luật về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt trong tình hình hiện nay khi Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà còn cả những mối quan hệ xung quanh đời sống giữa người Việt Nam với bạn bè quốc tế. Do các quốc gia khác nhau dẫn tới chế độ sở hữu khác nhau, cùng với sự ảnh hưởng của các yếu tố khác như chế độ chính trị - xã hội, kinh tế, văn hóa, tôn giáo, phong tục tập quán,… nên pháp luật về thừa kế của các nước có sự khác nhau. Điều đó làm phát sinh yêu cầu cần có các quy phạm pháp luật giải quyết mối quan hệ thừa kế này khi nó vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh của pháp luật trong nước, sao cho thật thỏa đáng và đảm bảo được công bằng cho các bên. 3 “Chọn luật để điều chỉnh thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài” – Tiến sĩ Đỗ Văn Đại 7 Vậy xây dựng và bổ sung các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là không thể thiếu trong mục tiêu làm hoàn thiện và tiến bộ hơn pháp luật nước ta. 1.2 Sự cần thiết của pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nƣớc ngoài 1.2.1 Pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nƣớc ngoài là yêu cầu khách quan phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đã gặt hái được những thành tựu quan trọng trên rất nhiều lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Đến nay “Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hóa tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ (theo các Báo cáo của các Bộ/ngành của Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế), ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hóa song phương với các nước và các tổ chức quốc tế (theo các Báo cáo của các Bộ/ngành của Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế). Việt Nam đã thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn, trong đó có 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (P5), các nước trong nhóm G8; nâng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện, gia tăng nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược với Nga, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha. Số lượng các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài cũng tăng lên (91 cơ quan) với 65 đại sứ quán, 20 tổng lãnh sự quán, 4 phái đoàn thường trực bên cạnh các tổ chức quốc tế, 1 văn phòng kinh tế văn hóa. Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới…tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các Hiệp định hợp tác 8 kinh tế đa phương” 4 . Chính sự hội nhập và phát triển tốc độ đó đã làm gia tăng hết sức mạnh mẽ các giao lưu về dân sự có yếu tố nước ngoài đòi hỏi phải được pháp luật điều chỉnh. Nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay đã trở thành một đòi hỏi có tính tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia trong tiến trình phát triển. Quá trình hội nhập quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện. Điều đó cũng có nghĩa là, cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ cho phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nói riêng là một yêu cầu khách quan, phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội hiện nay. 1.2.2 Điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nƣớc ngoài là góp phần làm ổn định các quan hệ xã hội Cùng với nhịp độ phát triển mạnh mẽ của các quan hệ kinh tế thương mại có yếu tố nước ngoài trong bối cảnh năng động tại các đô thị, các thành phố lớn đã làm phát sinh ngày càng nhiều các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài bao gồm quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Tình hình đó tất nhiên sẽ kéo theo hậu quả làm phát sinh nhiều vụ tranh chấp đòi hỏi phải được giải quyết kịp thời. Điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài còn nhằm mục đích góp phần làm ổn định các quan hệ xã hội vì thừa kế có liên quan mật thiết với quan hệ sở hữu, quan hệ hôn nhân – gia đình,… hướng cho các quan hệ này phát triển một cách tích cực trong khuôn khổ pháp luật, qua đó có thể góp phần làm giảm thiểu các tranh chấp phát sinh. Chính vì vậy mà việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là góp phần làm ổn định các quan hệ xã hội. 4 “Những thành tựu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam - www.mofahcm.gov.vn 9 1.2.3 Điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nƣớc ngoài là tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho các cơ quan nhà nƣớc giải quyết các vấn đề phát sinh Cũng như các quan hệ dân sự khác khi phát sinh sẽ kéo theo việc các cơ quan có thẩm quyền phải giải quyết dựa trên cơ sở là các quy phạm pháp luật liên quan điều chỉnh quan hệ đó. Ở đây, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài cũng vậy, các vấn đề phát sinh trong quan hệ này sẽ không thể giải quyết được nếu không có đủ cơ sở pháp lý cần thiết cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xem xét giải quyết vụ việc. Trên cơ sở đưa ra các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, định ra các quy tắc lựa chọn pháp luật áp dụng hoặc xác định thẩm quyền giải quyết đối với mỗi vụ việc cụ thể. (Về vấn đề xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với các vụ việc về thừa kế trong Tư pháp quốc tế Việt Nam hiện nay, theo khoản 1 Điều 410 Bộ luật Tố tụng dân sự đưa ra nguyên tắc xác định như sau: trước tiên là dựa vào khoản 2 Điều 410 và Điều 411 xác định Tòa án Việt Nam có hay không có thẩm quyền, nếu có thì sẽ tiếp tục căn cứ vào Chương 3 Bộ luật Tố tụng dân sự xác định Tòa án Việt Nam cụ thể nào có thẩm quyền). Vì vậy có thể khẳng định điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các cơ quan nhà nước giải quyết các vấn đề phát sinh. 1.2.4 Điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nƣớc ngoài là biểu hiện của chủ quyền quốc gia, phù hợp với đòi hỏi tất yếu trong điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế Hệ thống pháp luật điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước là sự thể hiện cao nhất ý chí và nguyện vọng đối với chủ quyền của một quốc gia. Chính vì lẽ đó mà nhà nước phải không ngừng bổ sung, hoàn thiện hơn pháp luật để ngày càng phù hợp và theo kịp với tình hình thế giới trong điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế mà vẫn giữ vững được chủ quyền quốc gia mình. 10 1.2.5 Điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nƣớc ngoài là góp phần thúc đẩy sự hội nhập kinh tế quốc tế Với xu thế hội nhập của Việt Nam trong bối cảnh mở rộng quan hệ quốc tế hiện nay, điều cần thiết là nên mở rộng quan hệ hợp tác tư pháp để tạo hành lang pháp lý cho quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài phát triển đúng hướng trong khuôn khổ pháp luật. Do đó mà chúng ta có thể nhận thấy, làm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài trở nên cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng, góp phần tạo hành lang pháp lý cho việc ổn định quan hệ này, để từ đó có thể phục vụ và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế cho Việt Nam trong thời kỳ mới. 1.3 Phƣơng pháp điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nƣớc ngoài 1.3.1 Phƣơng pháp điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nƣớc ngoài trong pháp luật của các nƣớc Mối quan hệ xã hội nào khi phát sinh cũng cần được điều chỉnh bởi pháp luật để tạo nên sự ổn định trật tự chung. Và mỗi ngành luật sẽ được điều chỉnh bằng phương pháp nhất định, việc lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào mục đích, tính chất, vai trò của ngành luật đó trong đời sống xã hội. Bên cạnh phương pháp thực chất đã tồn tại từ lâu đời thì đến nay các nước đã đi đến chỗ dung hòa với nhau, chấp nhận một phương pháp khác là phương pháp xung đột (conflict method) – phương pháp điều chỉnh cơ bản của pháp luật đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trong đó có quan hệ thừa kế mà chúng ta đang nói đến. Vấn đề giải quyết xung đột pháp luật đã tạo nên một hệ thống các quy chế biệt lập có quy củ và phát triển liên tục. Do đó, khi nói đến phương pháp điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài chính là nói đến việc xây dựng quy phạm xung đột dựa trên cơ sở những yếu tố cơ bản liên quan đến con người. 11 Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các vấn đề xung quanh phương pháp xung đột pháp luật, vai trò cũng như ý nghĩa của nó trong việc điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Có thể nói rằng, phương pháp xung đột, về cơ bản, đã ra đời từ rất sớm. Vì từ thời La Mã người ta đã cho rằng, khi thấy xuất hiện ít nhất một yếu tố ngoại hệ thì sự áp dụng đơn thuần các quy định pháp luật của một quốc gia không còn được đánh giá là một giải pháp phù hợp và thỏa đáng nữa. Hay nói cách khác, trong trường hợp mà chúng ta đang cùng nghiên cứu này, thì khi xuất hiện yếu tố nước ngoài trong mối quan hệ thừa kế, nếu chỉ áp dụng các quy phạm pháp luật của một quốc gia liên quan nào đó để điều chỉnh đối với quan hệ này sẽ không thể là giải pháp tối ưu được. Ví dụ, khi công dân Việt Nam ra nước ngoài và lập di chúc ở nước ngoài, thì rõ ràng không thể bắt buộc chỉ được sử dụng pháp luật Việt Nam để xem xét việc di chúc đó có hiệu lực về mặt hình thức hay không vì ở đây đã thấy sự xuất hiện của yếu tố nước ngoài. Vậy vấn đề đưa ra là phải giải quyết bằng một phương pháp khác, đó là chọn hệ thống pháp luật nào trong số các hệ thống pháp luật có liên quan để áp dụng cho thật phù hợp. Qua phân tích trên còn cho thấy yếu tố nước ngoài trong quan hệ dân sự nói chung và quan hệ thừa kế nói riêng chính là cơ sở ra đời của phương pháp xung đột. Xét về bản chất, phương pháp xung đột không phải là nhằm mục đích trực tiếp giải quyết những khác nhau giữa các hệ thống pháp luật liên quan, tức là nó không trực tiếp quy định các quyền và nghĩa vụ của chủ thể khi tham gia vào quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, mà nó chỉ dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của một trong các quốc gia liên quan để điều chỉnh quan hệ đó. Theo phương pháp này thì hiện tượng xung đột pháp luật sẽ được giải quyết bằng chính các quy phạm xung đột (quy phạm dẫn chiếu đến việc áp dụng hệ thống pháp luật có thẩm quyền). Đây là điểm đặc biệt nhất cũng là điểm phức tạp nhất của phương pháp xung đột. Đối với nhiều nước, đặc biệt các nước 12 theo hệ thống pháp luật Common Law5 thì bên cạnh phương pháp xung đột, án lệ6 còn giữ vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống nguồn điều chỉnh. Chúng ta chỉ có thể kết luận được phương pháp xung đột có phát huy hiệu quả hay không khi nhận được sự phản hồi từ việc áp dụng phần hệ thuộc của nó. Nếu lựa chọn hệ thuộc phù hợp với tính chất của đối tượng bị điều chỉnh thì sẽ phát huy được tối đa giá trị của nó, ngược lại nếu lựa chọn không đúng thì sẽ làm giảm đi nhiều hiệu lực của quy phạm pháp luật nói chung hoặc thậm chí làm vô hiệu chính nó. Do đó, việc xây dựng các hệ thuộc phù hợp cũng chính là biện pháp bảo đảm và phát huy vai trò của phương pháp xung đột trong điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Sau đây xin được trình bày kết quả tìm hiểu được về vấn đề điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài bằng phương pháp xung đột trong pháp luật của một số nước, từ đó có thể rút ra một số điểm hữu ích nhằm tham khảo và so sánh khi nghiên cứu về phương pháp điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam. 5 Common Law hay còn được gọi là: luật chung, luật Anglo – Saxon, luật Anh Mỹ, thông luật. Loại luật có nguồn gốc từ các Tòa án Hoàng gia Anh, được áp dụng chung cho toàn bộ nước Anh, thay cho luật địa phương. Theo nghĩa này, Common law là một bộ phận của hệ thống pháp luật Anh, bên cạnh Equity Law. Là một dòng họ pháp luật cơ bản trên thế giới – bao gồm các hệ thống pháp luật của các nước có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống pháp luật nước Anh. (theo trang www.wattpad.com) 6 Theo nhiều chuyên gia luật hoc, án lệ là đường lối áp dụng luật pháp của các Tòa án về một vấn đề pháp lý đã trở thành tiền lệ để các thẩm phán theo đó xét xử trong những trường hợp tương tự về sau. ở nước ngoài, khái niệm án lệ còn được gọi là tiền lệ pháp, theo đó, các bản án, quyết định giải quyết vụ việc trong các tập san án lệ trở thành khuôn mẫu, trở thành cơ sở để Tòa án đưa ra phán quyết trong những vụ việc có tình tiết, vấn đề tương tự sau đó; tiền lệ pháp ở nước ngoài còn là quá trình làm luật của Tòa trong việc công nhận và áp dụng các nguyên tắc mới khi xét xử. Vậy có thể hiểu, xử theo án lệ là việc Tòa cấp dưới vận dụng các phán quyết có từ trước của Tòa cấp trên để đưa ra một phán quyết mới tương tự trong một vụ việc tương tự. 13 1.3.1.1 Cộng hòa Pháp Cộng hòa Pháp được xem là đại diện điển hình cho hệ thống pháp luật Civil Law7. Xét về mặt lập pháp trong tổng thể pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự nói chung thì Pháp không có đạo luật riêng điều chỉnh tất cả các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Việc điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài của Pháp được đưa vào Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác. Các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật Pháp được quy định rải rác trong Bộ luật Dân sự Napoleon 1804. Một trong những đặc trưng cơ bản về nguồn của pháp luật nước Pháp điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, cũng giống như ở nhiều nước khác, coi án lệ là nguồn quan trọng. Nhờ điều đó mà rất nhiều nguyên tắc và quy phạm xung đột đã được cụ thể hóa bằng các án lệ (jurisprudences), tạo thuận lợi trong việc áp dụng pháp luật cũng như trong công tác nghiên cứu và tìm hiểu khoa học pháp lý. Pháp luật Pháp đã đưa ra các trường hợp không thừa nhận hiện tượng xung đột pháp luật, tạo thuận lợi cơ bản cho Tòa án khi giải quyết vụ việc phát sinh. Trong các trường hợp này, Tòa án áp dụng pháp luật của Pháp trên nguyên tắc lex fori8. Kinh nghiệm này cũng được nhiều nước vận dụng. Pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài trước đây của Pháp có liên quan nhiều đến các thuộc địa (bao gồm ở Đông Dương), về thừa kế đối với bất động sản thì do pháp luật của nước nơi có tài sản điều chỉnh, còn thừa kế đối với động 7 Còn có các tên: luật La Mã (chỉ nguồn gốc), luật châu Âu lục địa (chỉ ra khu vực hình thành và phát triển giai đoạn đầu), Dân luật, hệ thống luật thành văn. Là hệ thống luật lớn nhất thế giới, trải khắp từ châu Âu lục địa (Pháp, Đức, Ý…) tới châu Mỹ (tỉnh Québec của Canada, bang Lousiana của Mỹ) châu Phi và nhiều nước châu Á. Nó được coi là biểu thị sự phát triển văn minh của hệ thống pháp luật. (theo trang www.wattpad.com) 8 Trong xung đột pháp luật của tư pháp quốc tế, thuật ngữ Latinh lex fori về mặt văn chương có nghĩa là “luật của Tòa án” và nó được phân biệt với lex cause (luật nguyên nhân) ở chỗ lex cause là luật mà Tòa án viện dẫn như là một căn cứ để xem xét, trong khi lex fori là luật mà Tòa án lấy làm căn cứ để áp dụng trên thực tế nhằm đưa ra phán quyết cho một vụ việc pháp lý cụ thể. (theo trang vi.wikipedia.org) 14 sản thì tuân theo quy tắc mobilia sequuntur personam 9 hoặc là sử dụng luật nơi cư trú cuối cùng của người chết để điều chỉnh. Giải pháp này đã được Tòa án Pháp chấp nhận sau khi ban hành Bộ luật Dân sự. Trước đây, Tòa án thượng thẩm Hà Nội đã chấp nhận một chúc thư (di chúc) của một Hoa kiều chết tại Hà Nội (Phòng I, 26/6/1925, Nam k. Hée k. Trần Thị Nam, J.J. 1928.319) với lý do: theo pháp luật của Pháp, thừa kế thông thường hoặc theo di chúc do luật nhân thân của người chết điều chỉnh, còn đối với bất động sản có trên lãnh thổ Pháp thì do pháp luật của Pháp điều chỉnh chứ không áp dụng luật bản quốc của người chết. Lãnh thổ Pháp được giải thích theo nghĩa rộng (về mặt pháp lý của từ này), bao gồm các lãnh thổ các quốc gia thuộc địa, trong đó có Đông Dương 10. Như vậy, nguyên tắc lex rei sitae11 được thừa nhận cho đến ngày nay và được coi là hệ thuộc cơ bản điều chỉnh quan hệ thừa kế bất động sản có yếu tố nước ngoài. Thừa kế đối với động sản được giải quyết theo pháp luật của nước là nơi cư trú cuối cùng của người chết. Vấn đề này cũng được giải thích bởi nhiều án lệ của Pháp liên quan đến khái niệm luật nơi cư trú hay luật bản quốc của người chết. “Pháp là quốc gia có nhiều thuộc địa trước chiến tranh thế giới thứ hai, theo án lệ Pháp, lãnh thổ quốc gia thuộc địa chỉ được coi là nơi cư trú pháp lý vì ở trên đó đang thực thi hệ thống pháp luật do Pháp ban hành. Vì vậy, luật bản quốc của người quá cố là thuộc dân Pháp hay luật nơi cư trú nói tóm lại cũng vẫn là luật của Pháp. Nhưng nếu chọn luật nơi cư trú thì dễ tránh được tâm lý đụng chạm tới vấn đề dân tộc của các thuộc dân hơn. Đây là cách giải thích để dẫn tới việc áp dụng pháp luật của Pháp đối với vấn đề thừa kế được coi là có yếu tố nước ngoài giữa các thuộc dân với nhau. Từ năm 1927, khi ngoại kiều có quyền cư trú trên lãnh thổ Pháp, thì án lệ lại áp dụng luật nơi cư trú thay cho luật 9 Một thuật ngữ của pháp luật La Mã giải quyết vấn đề: một người cư trú hợp pháp tại một quốc gia nhưng khi chết lại để tài sản tại một quốc gia khác thì tài sản đó sẽ được xử lý theo pháp luật nước mà người đó cư trú hợp pháp, chứ không phải là theo pháp luật nơi có tài sản. (theo trang en.wiktionary.org) 10 “Cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ở nước ta hiện nay” – Nguyễn Công Khanh 11 Thuật ngữ La Mã trong tư pháp quốc tế, là nguyên tắc mà theo đó quan hệ pháp luật về tài sản có nhân tố nước ngoài được điều chỉnh theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó. (theo trang luathoc.cafeluat.com) 15 bản quốc của họ”12. Giải pháp này cũng được thừa nhận ở Anh, Mỹ, theo pháp luật của các nước này, thừa kế đối với bất động sản được điều chỉnh bởi pháp luật nơi có bất động sản, thừa kế động sản được điều chỉnh bởi pháp luật nơi cư trú cuối cùng của người chết. 1.3.1.2 Cộng hòa Liên bang Đức “Cộng hòa Liên bang Đức đã ban hành đạo luật điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ngày 25 tháng 7 năm 1986, về việc giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, theo Điều 25 đạo luật năm 1986 có một số điểm đáng lưu ý như sau: - Pháp luật Đức không phân biệt tài sản thừa kế là động sản hay bất động sản mà áp dụng thống nhất nguyên tắc lex nationalis13. Nghĩa là, việc thừa kế theo pháp luật được điều chỉnh bởi luật của nước mà người để lại di sản là công dân vào thời điểm chết. Tuy nhiên, người để lại di sản phải căn cứ vào pháp luật Đức để định đoạt đối với bất động sản nằm trên lãnh thổ Đức (theo nguyên tắc luật nơi có vật). - Về việc bảo đảm tính hợp pháp của sự định đoạt hay là bằng di chúc sau khi chết thì hình thức của sự định đoạt cuối cùng sẽ được coi là hợp lệ (kể cả nhiều người cùng định đoạt trong một văn bản – di chúc tập thể), nếu văn bản di chúc đó phù hợp về mặt hình thức theo quy định của một trong các hệ thống pháp luật sau đây: o Luật của nước mà người để lại di sản là công dân vào thời điểm định đoạt cuối cùng hoặc vào thời điểm chết. o Luật của nước nơi mà người để lại di sản thường trú vào thời điểm định đoạt cuối cùng hoặc vào thời điểm chết. 12 “Cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ở nước ta hiện nay” – Nguyễn Công Khanh 13 Luật được chọn dựa trên quốc tịch của người để lại di sản thừa kế. (theo trang vi.wikipedia.org) 16 o Luật của nước nơi mà người để lại di sản đưa ra định đoạt cuối cùng (lập di chúc). o Luật của nước nơi bất động sản tồn tại nếu di chúc liên quan đến bất động sản đó. Các quy định trên đây cũng được áp dụng tương tự để xác định về tính hợp pháp của việc hủy bỏ sự định đoạt” 14. Như vậy chúng ta có thể tóm lược một cách ngắn gọn và dễ hiểu là, trong pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức, đối với vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài: Nếu tài sản thừa kế là bất động sản nằm trên lãnh thổ Đức thì sẽ áp dụng pháp luật Đức; nếu tài sản thừa kế là động sản, bất động sản không nằm trên lãnh thổ Đức thì sẽ áp dụng luật của nước mà người để lại di sản có quốc tịch trước khi chết; hình thức của di chúc, hiệu lực của di chúc và tính hợp pháp của việc hủy bỏ di chúc được quy định dựa trên tinh thần của Công ước Lahay năm 1961 mà Đức là thành viên. Đó là những điểm đặc biệt của pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức trong việc điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. 1.3.1.3 Liên bang Thụy Sĩ “Liên bang Thụy Sĩ có đạo luật riêng là Luật ngày 18 tháng 12 năm 1987 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1989 điều chỉnh một cách tổng thể các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trong đó có quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Đối với vấn đề thừa kế, theo những quy định được thể hiện từ Điều 90 đến Điều 95 Luật năm 1987, đối với bất động sản thì áp dụng pháp luật nơi có bất động sản đó, còn động sản thì sẽ theo luật nơi cư trú cuối cùng của người chết. Đối với quan hệ thừa kế theo di chúc, thì xác định theo sự lựa chọn của người để lại di chúc, nếu người đó định đoạt tài sản thừa kế theo pháp luật nước mình (là nơi người đó có quốc tịch). Tuy 14 Thông tin được lấy từ “Cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ở nước ta hiện nay” – Nguyễn Công Khanh 17 nhiên, theo như quy định tại Điều 90, nếu người đó là người không quốc tịch hoặc có quốc tịch Thụy Sĩ, thì sự lựa chọn ấy không có giá trị. Một vấn đề khác biệt là pháp luật Thụy Sĩ còn điều chỉnh cả vấn đề hợp đồng thừa kế, đây là vấn đề vốn không được pháp luật các nước xã hội chủ nghĩa trước đây cũng như Việt Nam hiện nay điều chỉnh. Cũng theo Luật năm 1987, hợp đồng thừa kế được điều chỉnh bởi pháp luật các nước nơi kết thúc hợp đồng thừa kế. Nếu người để lại thừa kế lựa chọn pháp luật quốc gia mình thì hợp đồng thừa kế được điều chỉnh bởi pháp luật nơi người đó có quốc tịch. Trong trường hợp này sẽ không áp dụng pháp luật nơi cư trú”15. Đến đây chúng ta đã có thể nhận thấy được những điểm tương đồng và những điểm khác nhau giữa pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài của các nước Thụy Sĩ, Pháp, Đức – đều là những quốc gia có hệ thống pháp luật tiến bộ điển hình ở châu Âu. Điều đó sẽ tạo thuận lợi không nhỏ cho việc tìm hiểu và nghiên cứu pháp luật nước ta về điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. 1.3.1.4 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa “Nhìn chung, về nguồn thì cũng giống như Pháp, các quy định điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nói riêng trong pháp luật Trung Quốc được coi là một bộ phận cấu thành quan trọng của Tư pháp quốc tế nước này. Về nguyên tắc áp dụng pháp luật, trong trường hợp điều ước quốc tế mà Trung Quốc ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với pháp luật Trung Quốc thì quy định của điều ước quốc tế đó sẽ được áp dụng, trừ những điều khoản trong điều ước mà Trung Quốc bảo lưu, còn nếu cả pháp luật Trung Quốc lẫn điều ước quốc tế không điều chỉnh thì tập quán quốc tế sẽ được áp dụng. Về nguyên tắc bảo lưu trật tự công cộng thì việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế không được xâm hại đến lợi ích công cộng của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. 15 Thông tin được lấy từ “Cở sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ở nước ta hiện nay” – Nguyễn Công Khanh 18 Trong vấn đề về xác định năng lực hành vi dân sự của công dân Trung Quốc định cư ở nước ngoài thì luật của nước nơi mà người đó cư trú sẽ được áp dụng. Theo lý luận và thực tiễn của Trung Quốc thì việc áp dụng hệ thuộc lex domocilii16 để xác định năng lực hành vi dân sự của công dân Trung Quốc định cư ở nước ngoài cũng chính là yêu cầu xuất phát từ chính sách đối ngoại của nước này, chủ yếu là làm yên lòng các quốc gia mà ở đó có nhiều người Hoa đang sinh sống. Điều này cũng là phù hợp với chính sách quốc tịch của Trung Quốc (công dân Trung Quốc mặc nhiên mất quốc tịch Trung Quốc nếu gia nhập quốc tịch nước ngoài). Việc xây dựng quy phạm xung đột về thừa kế có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Trung Quốc có một số đặc điểm như: việc thừa kế theo pháp luật đối với động sản được điều chỉnh bởi pháp luật nơi người để lại di sản cư trú cuối cùng (lex domicilii); thừa kế đối với bất động sản cũng giống như quyền sở hữu đối với bất động sản vậy, tức là sẽ được điều chỉnh theo pháp luật nơi có bất động sản (lex rei sitae)”17. Như vậy, cũng giống với các nước đã nghiên cứu là, trong việc điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, Trung Quốc cũng chia tài sản thừa kế thành động sản và bất động sản để có thể đưa ra lựa chọn hệ thống pháp luật áp dụng phù hợp, bất động sản thì được giải quyết theo nguyên tắc lex rei sitae, động sản thì được giải quyết theo nguyên tắc lex domicilii; còn điểm đặc biệt so với các nước đã nghiên cứu là việc Trung Quốc hạn chế áp dụng nguyên tắc lex nationalis, thay vào đó là sử dụng lex domicilii, là vì mục đích nhằm làm yên lòng các quốc gia có công dân Trung Quốc sinh sống. 16 Là một thuật ngữ tiếng Latinh để chỉ “luật nơi cư trú” trong xung đột pháp luật. (theo trang vi.wikipedia.org) Thông tin được lấy từ “Cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ở nước ta hiện nay” – Nguyễn Công Khanh 17 19 1.3.1.5 Nhật Bản “Nhật Bản là nước có đạo luật riêng điều chỉnh toàn bộ các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài bao gồm quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Đạo luật này được ban hành từ năm 1898 và được sửa đổi nhiều lần, có nhiều nét đặc thù vì vừa chịu ảnh hưởng bởi Civil Law và Common Law vừa phản ánh được những nét đặc sắc riêng của Nhật Bản, một đất nước châu Á. Trong việc lựa chọn pháp luật áp dụng đối với quan hệ nhân thân như thừa kế, Nhật Bản thiên về nguyên tắc lex nationalis. Về việc áp dụng tập quán quốc tế, các tập quán quốc tế không trái với trật tự công cộng của Nhật Bản thì có hiệu lực áp dụng như quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần thiết phải áp dụng tập quán quốc tế khi tranh chấp phát sinh mà không được pháp luật điều chỉnh thì tập quán quốc tế cũng được áp dụng. Thẩm phán có quyền giải thích về sự cần thiết áp dụng tập quán quốc tế. Về vấn đề bảo lưu trật tự công cộng, trong trường hợp vụ việc được điều chỉnh bởi pháp luật nước ngoài mà việc áp dụng các quy định của pháp luật nước ngoài đó trái với trật tự công cộng của Nhật Bản thì các quy định của pháp luật nước ngoài đó sẽ không được áp dụng. Về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau: - Nguyên tắc chung trong pháp luật Nhật Bản là áp dụng luật quốc tịch – pháp luật của nước nơi mà người để lại di sản mang quốc tịch – đối với quan hệ thừa kế theo pháp luật. - Đối với việc thừa nhận tính hợp pháp về hình thức của di chúc, Nhật Bản áp dụng các quy định của Công ước Lahay 1961 về hình thức của di chúc, tức là khi hình thức của di chúc thỏa mãn yêu cầu của một trong các hệ thống pháp luật nhất định thì được công nhận (nơi lập di chúc, nơi người lập di chúc có quốc tịch, nơi người lập di chúc thường trú, nơi có tài sản). - Trong việc xác định năng lực lập và hủy bỏ di chúc, hệ quả của di chúc phải tuân theo pháp luật nước mà người lập di chúc mang quốc tịch tại thời điểm di 20 chúc được lập. Việc hủy di chúc cũng được điều chỉnh bởi pháp luật nước mà người lập di chúc mang quốc tịch tại thời điểm di chúc bị hủy” 18. Như vậy, khác với các nước trên, Nhật Bản không phân chia tài sản thừa kế là động sản hay là bất động sản, cũng không phân biệt bất động sản nằm trên lãnh thổ quốc gia mình, Nhật Bản áp dụng chung nguyên tắc lex nationalis để giải quyết; vấn đề thừa kế theo di chúc cũng như thế trừ việc xác định tính hợp pháp của hình thức di chúc thì giống với Đức, tức là sẽ dựa trên tinh thần của Công ước Lahay 1961. 1.3.1.6 Québec (Canada) “Québec có các quy phạm xung đột được quy định khá hoàn chỉnh trong Bộ luật Dân sự. Về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, đối với động sản thì áp dụng pháp luật nơi cư trú cuối cùng của người chết, đối với bất động sản thì áp dụng pháp luật nơi có bất động sản đó. Đối với vấn đề thừa kế theo di chúc, nguyên tắc chung là áp dụng pháp luật nơi người để lại di chúc đã lựa chọn. Theo quy định tại Điều 3098, pháp luật lựa chọn để phân chia tài sản theo di chúc phải là pháp luật nơi người lập di chúc có quốc tịch hoặc nơi cư trú hoặc nơi người ấy là chủ sở hữu đối với bất động sản (chỉ đối với bất động sản đó mà thôi). Căn cứ để Tòa án không thừa nhận việc lựa chọn pháp luật theo Điều 3099 là việc lựa chọn ấy đã làm cho vợ hoặc chồng hoặc con của người chết bị thiệt thòi một quyền về thừa kế với một tỷ lệ đáng kể mà lẽ ra người ấy được hưởng nếu không có sự lựa chọn pháp luật ấy. Về hình thức của di chúc (chứng thư pháp luật), theo Điều 3109, nguyên tắc chung là áp dụng pháp luật nơi lập di chúc. Tuy nhiên, hình thức của di chúc cũng được coi là hợp pháp nếu di chúc được lập theo pháp luật nơi mà hình thức được áp dụng cho nội dung của di chúc hoặc nơi để lại di sản hoặc nơi cư trú của người lập di chúc. Ngoài ra, di chúc được coi là hợp pháp nếu nó được lập theo pháp luật nơi cư trú hoặc nơi có 18 Thông tin được lấy từ “Cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh một số quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ở nước ta hiện nay” – Nguyễn Công Khanh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan