Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ nước lớn kiểu mới trung mỹ nhìn từ phía trung quốc...

Tài liệu Quan hệ nước lớn kiểu mới trung mỹ nhìn từ phía trung quốc

.PDF
118
389
138

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------- NGUYỄN HUY HOÀNG QUAN HỆ NƢỚC LỚN KIỂU MỚI TRUNG - MỸ: NHÌN TỪ PHÍA TRUNG QUỐC LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Hà Nội - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------- NGUYỄN HUY HOÀNG QUAN HỆ NƢỚC LỚN KIỂU MỚI TRUNG - MỸ: NHÌN TỪ PHÍA TRUNG QUỐC Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế Mã số: 60 31 02 06 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Cƣờng Hà Nội - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi; kết quả nghiên cứu luận văn là trung thực và chưa từng được công bố. Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2017 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Huy Hoàng LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, Ban giám hiệu và các cơ quan chức năng liên quan của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi đặc biệt biết ơn Tiến sĩ Nguyễn Xuân Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, người đã hướng dẫn tôi tận tình, xác đáng về khoa học và cổ vũ tôi mạnh mẽ về tinh thần làm việc trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn. Phó giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Khắc Nam, Trưởng khoa Quốc tế học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng thường xuyên cho tôi những chỉ dạy. Những truyền đạt của thầy mãi là hành trang quý báu cho tôi trong quá trình nghiên cứu các vấn đề quan hệ quốc tế, giúp tôi tiếp tục hoàn thiện thế giới quan, phương pháp luận cũng như lý thuyết và phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế. Tôi chân thành cảm ơn nghiên cứu sinh Lê Lêna, giảng viên Khoa Quốc tế học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội vì những gợi mở và cổ vũ tinh tế của cô giúp tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài này. Trong quá trình hình thành ý tưởng và triển khai nghiên cứu, tôi cũng nhận được sự khích lệ, chỉ bảo, chia sẻ học thuật và kinh nghiệm của nhiều học giả. Đặc biệt là Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Tiến Sâm - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc và Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Việt - quyền Trưởng khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao - Học viện Ngoại giao cùng nhiều người khác mà tôi không nêu được hết tên ở đây. Tôi xin tri ân sâu sắc những tình cảm và sự giúp đỡ quý giá này. Tác giả luận văn Nguyễn Huy Hoàng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 19 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 20 5. Vấn đề nghiên cứu....................................................................................... 20 6. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 20 7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 21 8. Đóng góp của đề tài..................................................................................... 22 9. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 23 Chƣơng 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN HỆ NƢỚC LỚN KIỂU MỚI TRUNG - MỸ ................................................................................................ 24 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 24 1.1.1. Cơ sở lý luận chủ yếu ............................................................................ 24 1.1.2. Cơ sở lý luận bổ trợ .............................................................................. 34 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 39 1.2.1. Tình hình thế giới và khu vực ................................................................ 39 1.2.2. Tình hình Mỹ và Trung Quốc ................................................................ 46 1.2.3. Thực trạng quan hệ Trung - Mỹ ............................................................ 50 1.3. Nhận xét .................................................................................................. 52 Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG QUAN HỆ NƢỚC LỚN KIỂU MỚI TRUNG - MỸ ....................................................................................... 54 2.1. Quá trình hình thành và nội dung cơ bản ........................................... 54 2.1.1. Quá trình hình thành ............................................................................. 54 2.1.2. Nội dung cơ bản .................................................................................... 61 2.2. Thực tiễn triển khai của Trung Quốc .................................................. 65 2.2.1. Phương hướng cơ bản ........................................................................... 65 2.2.2. Thực tiễn triển khai ............................................................................... 70 2.3. Nhận xét .................................................................................................. 75 Chƣơng 3: NHẬN ĐỊNH, DỰ BÁO VÀ KIẾN NGHỊ............................... 76 3.1. Nhận định mục tiêu của Trung Quốc và phản ứng của Mỹ đối với mô hình quan hệ nƣớc lớn kiểu mới .................................................................. 76 3.1.1. Mục tiêu của Trung Quốc ..................................................................... 76 3.1.2. Phản ứng của Mỹ .................................................................................. 80 3.2. Nhân tố tác động tới việc xây dựng quan hệ nƣớc lớn kiểu mới Trung - Mỹ ................................................................................................................. 81 3.2.1. Nhân tố tích cực .................................................................................... 81 3.2.2. Nhân tố tiêu cực .................................................................................... 83 3.3. Dự báo xu hƣớng quan hệ nƣớc lớn kiểu mới Trung - Mỹ ................ 87 3.4. Kiến nghị ................................................................................................. 91 KẾT LUẬN .................................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 102 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quan hệ Trung - Mỹ là một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới hiện nay. Nổi bật trong xu hướng quan hệ Trung - Mỹ thời gian qua là việc Trung Quốc và Mỹ đã đạt được sự nhất trí về việc xây dựng ―quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ‖. Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trong bài phát biểu “Nỗ lực kiến tạo quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ”1 tại Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Trung - Mỹ lần thứ 6 và Tham vấn cấp cao giao lưu nhân văn Trung - Mỹ lần thứ 5 tại Bắc Kinh ngày 9/7/2014 cho rằng, quan hệ Trung - Mỹ trong 35 năm qua từ khi Trung Quốc và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao tuy có thăng trầm song về tổng thể là tiến lên phía trước và đã đạt bước phát triển mang tính lịch sử. Lợi ích của hai nước Trung - Mỹ giao thoa sâu sắc, lịch sử và hiện thực đều cho thấy, Trung - Mỹ hợp tác sẽ giúp cả hai nước cùng có lợi, đấu tranh với nhau sẽ cùng bị tổn thương. Hợp tác Trung - Mỹ có thể tạo thành câu chuyện lớn có lợi cho hai nước và thế giới, đối đầu Trung - Mỹ nhất định sẽ là thảm hoạ cho hai nước và thế giới. Trong tình hình như vậy, Trung - Mỹ càng cần nhìn xa trông rộng, tăng cường hợp tác, kiên trì hợp tác, tránh đối đầu, vừa tạo phúc cho hai nước, vừa mang lại điều tốt cho thiên hạ (kiêm tế thiên hạ2). Nghiên cứu một vấn đề chưa định hình đầy đủ và đang vận động là không dễ dàng. Tuy nhiên, ―quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ‖ vẫn là chủ đề nghiên cứu cần thiết và hữu ích dưới góc độ là một hiện tượng mới, diễn biến mới và có thể là xu hướng mới trong quá trình tương tác giữa hai 1 Nỗ lực kiến tạo quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ (努力构建中美新型大国关系), Tân Hoa Xã, 9/7/2014: http://news.xinhuanet.com/2014-07/09/c_1111530987.htm 2 Tập Cận Bình thường dùng lời người xưa để nói lên tư tưởng trị quốc của mình. ―Kiêm tế thiên hạ‖ (兼济天下) được vận dụng từ câu ―Cùng tắc độc thiện kỳ thân, đạt tắc kiêm thiện thiên hạ‖ (穷则独善其身,达则兼善 天下) trong “Tận tâm thượng” của Mạnh Tử, đại ý là khi khó khăn bế tắc, không được như ý muốn thì nên tự tu dưỡng bản thân; khi hiển đạt thì nên làm cho thiên hạ cũng được như vậy. 1 siêu cường có ảnh hưởng nhất thế giới hiện nay. Từ đó, cố nhiên giúp ích cho việc hiểu đúng bản chất quan hệ Trung - Mỹ, dự báo chính xác xu hướng quan hệ nước lớn, xu hướng quan hệ quốc tế cũng như trật tự thế giới và khu vực trong tương lai. Trung Quốc và Mỹ là hai đối tác lớn, đặc biệt quan trọng, thậm chí có thể nói là có ảnh hưởng quyết định tới đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thế kỷ 21. Nhiều dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc và Mỹ đang gia tăng can dự vào các vấn đề của khu vực và Việt Nam. Trung Quốc là nước lớn láng giềng có sự tương đồng về chế độ chính trị - xã hội và thực tế cho thấy điều Trung Quốc lo ngại nhất trong quan hệ với Việt Nam là Việt Nam trở thành đồng minh của Mỹ. Mỹ luôn muốn sử dụng Việt Nam làm con bài trong quan hệ với Trung Quốc như đã từng làm với Liên Xô và trong thực tế Mỹ - Trung đã từng thoả hiệp về vấn đề Việt Nam. Việt Nam đang đứng trước tình thế và lựa chọn khó khăn trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ. Hiểu đúng bản chất, dự báo chính xác xu hướng quan hệ Trung - Mỹ, đề xuất và kiến nghị đúng đắn, hiệu quả cho đất nước trong hoạch định và thực thi chính sách đối với Trung Quốc và Mỹ là việc làm cấp thiết, cần được triển khai sâu rộng. Luận văn hy vọng góp phần nhỏ bé hiệu quả vào việc này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về quan hệ Trung - Mỹ. Tuy nhiên, nghiên cứu tương đối toàn diện ―quan hệ nước lớn kiểu mới Trung Mỹ‖ theo hướng tiếp cận từ phía Trung Quốc thì chưa nhiều. 2.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Nghiên cứu ở Việt Nam thời gian qua về quan hệ Trung - Mỹ có đặc điểm: - Nghiên cứu quan hệ Trung - Mỹ dưới các góc độ tiếp cận khác nhau: Theo giai đoạn, theo lĩnh vực, theo vấn đề, theo lý thuyết… 2 - Cùng với sự gia tăng tính chất, mức độ quan trọng của quan hệ Trung - Mỹ và nhân tố Trung Quốc, nhân tố Mỹ đối với thế giới, khu vực và Việt Nam, tình hình nghiên cứu về quan hệ Trung - Mỹ ở Việt Nam đang ngày càng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu. Bắt đầu xuất hiện nhiều hơn các công trình nghiên cứu (sách, đề tài khoa học, luận án, luận văn…) về quan hệ Trung - Mỹ. - Rất ít công trình nghiên cứu về ―quan hệ nước lớn kiểu mới Trung Mỹ‖; chưa có luận án, luận văn và khóa luận nào chọn ―quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ‖ làm đề tài; chưa có công trình nào nghiên cứu ―quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ‖ theo hướng tiếp cận sâu từ quan điểm của phía Trung Quốc. Chủ yếu là tin tức thời sự phản ánh sự kiện được dịch từ báo chí - truyền thông nước ngoài. - Các công trình nghiên cứu trong nước thời gian qua chưa tiếp cận, nghiên cứu toàn diện, hệ thống về quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ, chưa đánh giá sâu cơ sở hình thành, mục tiêu, ý đồ của Trung Quốc và Mỹ, do đó chưa đưa ra được gợi mở chính sách cần thiết đối với Việt Nam trước việc Trung Quốc thúc đẩy và Mỹ nhất trí xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ. - Khoảng 5 năm lại đây, cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ hơn của Trung Quốc, đã bắt đầu xuất hiện nhiều hơn những công trình nghiên cứu về quan hệ Trung - Mỹ như: (1) Sách “Quan hệ Mỹ - Trung hợp tác và cạnh tranh luận giải dưới góc độ cân bằng quyền lực” do Nguyễn Thái Yên Hương - Học viện Ngoại giao chủ biên (Nhà xuất bản/NXB Chính trị Quốc gia, 2011) đánh giá, phân tích quan hệ Mỹ - Trung trong hơn 30 năm qua từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và triển vọng quan hệ Mỹ - Trung đến năm 2020 theo góc độ của khoa học chính trị, xem xét quan hệ nước lớn dưới góc độ cân bằng quyền lực, từ đó 3 góp phần hoạch định triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện tại và tương lai. “Quan hệ Mỹ-Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI” do Lê Khương Thùy - Viện Nghiên cứu châu Mỹ - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội (KHXH) Việt Nam chủ biên (NXB KHXH, 2012) tập trung phân tích những nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ Mỹ - Trung, sự điều chỉnh, định hướng lớn trong chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc và quan hệ Mỹ - Trung trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự giai đoạn 2001-2010; đánh giá những tác động của mối quan hệ này đối với thế giới, khu vực và Việt Nam, dự báo xu hướng phát triển của quan hệ Mỹ - Trung giai đoạn tới. “Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Đông Nam Á ba thập niên đầu sau chiến tranh Lạnh” của Trần Khánh - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (NXB Thế giới, 2014) lý giải xu hướng cụ thể trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á cũng như quan hệ Mỹ Trung trong lịch sử đương đại - mối quan hệ đang tác động sâu sắc và mạnh nhất đến xu hướng hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á nói riêng, trật tự thế giới nói chung trong ba thập niên đầu thế kỷ XXI. (2) Luận án, luận văn, khóa luận Trong các cơ sở đào tạo chuyên ngành Quan hệ quốc tế tại Việt Nam, tình hình nghiên cứu quan hệ Trung - Mỹ diễn ra sôi nổi nhất có lẽ là ở Học viện Ngoại giao với một luận án tiến sĩ3, 28 luận văn thạc sĩ4 nghiên cứu về quan hệ Trung - Mỹ và một số luận án, luận văn có đề cập/liên quan tới quan hệ Trung - Mỹ. Đại học KHXH và Nhân văn (KHXHNV)/Đại học Quốc gia Hà Nội có 3 luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế nghiên cứu về 3 Học viện Ngoại giao: http://www.dav.edu.vn/vi/dao-tao/danh-muc-tra-cuu-luan-an-tien-si.html Học viện Ngoại giao: http://www.dav.edu.vn/vi/dao-tao/danh-muc-tra-cuu-va-tom-tat-luan-vanthac-si.html 4 4 quan hệ Trung - Mỹ5. Đại học KHXHNV/Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh có 2 luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế nghiên cứu về quan hệ Trung - Mỹ. Ngoài ra, cũng cần ghi nhận những nghiên cứu tại một số cơ sở đào tạo các chuyên ngành liên quan tới chủ đề quan hệ Trung - Mỹ như chuyên ngành Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam, Châu Á học... của Đại học KHXHNV/Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học KHXHNV/Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Đại học Vinh v.v… Luận án “Tác động của quan hệ Mỹ - Trung đến an ninh châu Á-Thái Bình Dương sau Chiến tranh lạnh” của Lê Hải Bình (Học viện Ngoại giao, 2013) chủ yếu nghiên cứu tác động của quan hệ Mỹ - Trung đối với châu ÁThái Bình Dương (CA-TBD) sau Chiến tranh lạnh từ góc độ Việt Nam. Tác giả đã dự báo một số kịch bản quan hệ Mỹ - Trung ở CA-TBD: Trật tự bá quyền của Mỹ; cân bằng quyền lực lưỡng cực; cân bằng quyền lực đa cực; Cộng đồng an ninh đa nguyên. Theo tác giả, ―Cộng đồng an ninh đa nguyên‖ là kịch bản có lợi nhất cho các nước vừa và nhỏ như Việt Nam, khả năng xảy ra theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp là kịch bản 1, 2, 3, 4. Trên cơ sở dự báo này, tác giả kiến nghị lựa chọn chính sách của Việt Nam: ―cân bằng‖, ―phù thịnh‖, hay ―cân bằng linh hoạt‖; tăng cường quan hệ nhiều mặt với các nước láng giềng; thúc đẩy vai trò của ASEAN; tăng cường quan hệ với các cường quốc. Luận án “Chính sách đối ngoại Mỹ từ góc nhìn Hiện thực mới: Trường hợp đối với Việt Nam kể từ khi bình thường hóa quan hệ” của Lê Đình Tĩnh (Học viện Ngoại giao, 2013) dành một chương (chương II) phân tích chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh lạnh. Tác giả nhấn mạnh lợi ích chiến lược và mục tiêu bá quyền trong chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh lạnh, bao gồm chính sách đối với Trung Quốc. Theo tác giả, chính quyền 5 Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội: http://www.ussh.vnu.edu.vn/c3/news-c/De-tai-da-nghiem-thu--6-612.aspx 5 Obama đã và đang thực hiện các biện pháp kết nối ―đầu trục nan hoa‖ nhằm vào một trong những mục tiêu là kiềm chế Trung Quốc. (3) Các công trình nghiên cứu khác Trong bài “Tìm hiểu về khuôn khổ “mối quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ” (Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 96, 3/2014), hai tác giả Linh Tú và Dương Đăng từ Học viện Ngoại giao đã tiếp cận vấn đề qua việc trả lời các câu hỏi: Tại sao Trung Quốc đưa ra ý tưởng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ? Nó bao hàm những hàm ý, nội dung gì? Phản ứng của Mỹ ra sao? Hai bên muốn thiết lập được mối quan hệ đó thì có những thuận lợi và khó khăn như thế nào? Và liệu hai bên có thiết lập được mối quan hệ nước lớn kiểu mới hay không? Bài “Đôi nét về quan hệ nước lớn kiểu mới trong cục diện chính trị thế giới hiện nay” (Lê Thế Mẫu, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, 10/2/2014) khái quát quan niệm về quan hệ nước lớn kiểu mới: các nước lớn không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng thắng. Ngoài đề xuất của phía Trung Quốc về quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ, các chuyên gia nghiên cứu chiến lược Nga năm 2010 cũng từng đề cập khái niệm “quan hệ kiểu mới giữa các nước lớn” và nhận định Nga , Trung Quốc và Mỹ có ảnh hưởng lớn, quyết định tới cục diện thế giới t rên cả ba phương diện an ninh, kinh tế và năng lượng. Bài “Xu hướng và bản chất của quan hệ Mỹ - Trung thời kỳ sau Chiến tranh lạnh” (Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 96, 3/2014) của Trần Khánh Viện Nghiên cứu Đông Nam Á/Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đề cập triển vọng G2 hay quan hệ “nước lớn kiểu mới” và bản chất của mối quan hệ này. Trong bài “Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc sau khủng hoảng năm 2008” thuyết trình thuyết trình tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)/Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 20/8/2014, Lê Khương 6 Thùy - Viện Nghiên cứu châu Mỹ/Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã đề cập nội hàm và mục tiêu của “quan hệ nước lớn kiểu mới”. Bài “Xung đột Trung - Mỹ: Định mệnh không lối thoát” của Hoàng Anh Tuấn - Viện nghiên cứu Chiến lược/Bộ Ngoại giao (Tuần Việt Nam/VietNamNet, 26/5/2015) gợi những giả tưởng về khả năng xung đột Trung - Mỹ. Tác giả dẫn lại nghiên cứu của Graham Allison, Giáo sư chính trị học của Đại học Harvard/Mỹ, cảnh báo Trung Quốc và Mỹ không rơi vào ―Cái bẫy Thucydides‖. Phải chăng các nỗ lực xây dựng ―Quan hệ nước lớn kiểu mới‖ cũng là những nỗ lực vô vọng làm ―trì hoãn‖ các xung đột, các mâu thuẫn mang tính cơ cấu ngày càng trở nên khó điều hòa? Tác giả cho rằng, Biển Đông là tâm điểm của ―Cái bẫy Thucydides‖ trong quan hệ Trung - Mỹ. “Nghiên cứu chính sách đối ngoại Trung Quốc từ góc độ Lý luận Quan hệ quốc tế” của Đỗ Thị Thuỷ (Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 83, 12/2010) cho rằng, đến nay chưa có một trường phái lý thuyết về quan hệ quốc tế nào của riêng Trung Quốc được trình bày một cách bài bản, logic, và có ảnh hưởng như các học thuyết của phương Tây (chủ nghĩa hiện thực, tự do, Mácxít). Trong khi các học giả Trung Quốc vẫn không ngừng tìm tòi một ―lý thuyết quan hệ quốc tế mang màu sắc Trung Quốc‖, có thể thấy những lý luận trong giới nghiên cứu chính trị quốc tế về Trung Quốc đã và đang có ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại đương đại của nước này. 2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Chủ đề quan hệ Trung - Mỹ giành được sự quan tâm lớn của giới nghiên cứu quan hệ quốc tế tại nhiều nước trên thế giới. Do phương pháp tiếp cận, góc độ nghiên cứu của luận văn giải thích quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ chủ yếu từ quan điểm của Trung Quốc, tác giả tập trung khái quát, đánh giá tình hình nghiên cứu quan hệ Trung - Mỹ và quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ ở Trung Quốc và Mỹ. Sau Chiến tranh lạnh, giới học giả Trung Quốc và Mỹ đã tiến hành nhiều cuộc tranh luận lớn về định vị và 7 hướng đi của quan hệ Trung - Mỹ. Giới học thuật Trung Quốc và Mỹ đang tập trung nghiên cứu quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ với mệnh đề trung tâm là: Khi Trung Quốc và Mỹ sắp bước vào giai đoạn giữa của chuyển dịch quyền lực, giai đoạn có khả năng cao nhất bùng nổ xung đột, hai nước nên áp dụng sách lược nào để tránh những xung đột và cạnh tranh không lành mạnh như thời kỳ Chiến tranh lạnh, thực hiện sự chuyển biến theo hướng cạnh tranh lành mạnh giữa các nước lớn sau Chiến tranh lạnh trên cơ sở lợi ích chung. Giới chiến lược Trung Quốc phổ biến cho rằng, lợi ích cốt lõi của Mỹ là địa vị thống trị bá quyền toàn cầu, do đó Mỹ sẽ kiềm chế, thậm chí là ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ngược lại, giới chiến lược Mỹ dường như khó khăn trong dự báo con đường phát triển của Trung Quốc, tính bất định trong quá trình trỗi dậy của Trung Quốc và nghi ngờ khả năng của Mỹ trong việc giới hạn sự trỗi dậy của Trung Quốc, có học giả Mỹ còn nghiêng về ―Thuyết mối đe doạ Trung Quốc‖. (1) Tại Trung Quốc: Mức độ quan tâm nghiên cứu Mỹ và quan hệ Trung - Mỹ, trong đó có mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ những năm qua tăng nhanh chóng. Có thể nói, quan hệ Trung - Mỹ bao hàm trong nó ý tưởng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ, đã trở thành một trong những chủ đề được quan tâm lớn nhất, nghiên cứu nhiều nhất, và thành quả nghiên cứu có ảnh hưởng lớn nhất tới các quyết sách trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong hơn một thập kỷ qua. Để tiện cho việc nhận diện tương đối đầy đủ và bản chất tình hình nghiên cứu quan hệ Trung - Mỹ và quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ ở Trung Quốc thời gian qua, tác giả xin tạm tiếp cận theo các nhóm chuyên gia với tiêu chí chủ yếu là cơ quan nghiên cứu mà họ thuộc về hoặc triển khai, công bố các nghiên cứu liên quan. (i) Nhóm chuyên gia về quan hệ Trung - Mỹ của Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc trực thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã công bố 8 nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ Trung - Mỹ, nổi bật là những thành quả nghiên cứu về quan hệ Trung - Mỹ công bố trong “Sách xanh tình hình quốc tế và ngoại giao Trung Quốc” và các báo cáo, bài báo khoa học… “Sách xanh tình hình quốc tế và ngoại giao Trung Quốc” được Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc công bố lần đầu năm 2006, công bố hằng năm từ 2011. “Sách xanh tình hình quốc tế và ngoại giao Trung Quốc năm 2013” (Viê ̣n Nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Qu ốc, NXB Tri thức thế giới, Bắc Kinh, 3/2013) đánh giá, quan hệ Trung - Mỹ đang tiến lên trong khó khăn và nghi ngờ. Tháng 2/2012, Phó chủ tịch nước Tập Cận Bình thăm Mỹ, phía Trung Quốc tiếp tục nhấn mạnh logic lịch sử phá vỡ xung đột tất yếu giữa nước lớn trỗi dậy sau với nước lớn đã phát triển và tư tưởng ―kiến tạo quan hệ nước lớn kiểu mới trong thế kỷ 21‖, phía Mỹ đã tích cực phản hồi. Chương 21 điểm lại quan hệ Trung - Mỹ năm 2012 với nhận định khái quát: Trung Quốc và Mỹ đang thăm dò, tìm tòi con đường chung sống nước lớn kiểu mới. “Sách xanh tình hình quốc tế và ngoại giao Trung Quốc năm 2014” của Viê ̣n Nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc đánh giá , năm 2013 quan hệ nước lớn biến động trong sự ổn định, Trung Quốc tích cực phát triển quan hệ với Nga, Mỹ và châu Âu; quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ đạt được tiến triển. Lý luận ngoại giao của TQ được sự sáng tạo và phát triển với các khái niệm mới: “cộng đồng vận mệnh‖; ―giấc mơ Trung Quốc‖; ―quan hệ nước lớn kiểu mới‖ Trung - Mỹ; ―quan niệm đạo nghĩa và lợi ích‖ đúng đắn; dùng ―chân, thực, thân, thành‖ khái quát quan hệ Trung Quốc - châu Phi trong tình hình mới; quan niệm ngoại giao xung quanh ―thân, thành, huệ, dung‖; thực hành quan niệm ―ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc‖. Chương 12 đánh giá quan hệ Trung - Mỹ năm 2013, cho rằng quan hệ Trung - Mỹ đã bước vào hành trình kiến tạo quan hệ nước lớn kiểu mới; điểm lại những mặt tích cực của quan hệ Trung - Mỹ năm 2013, những lĩnh vực mâu thuẫn nổi 9 cộm giữa Trung Quốc và Mỹ, các nhân tố tích cực thúc đẩy việc nâng cấp quan hệ Trung - Mỹ. “Sách xanh tình hình quốc tế và ngoại giao Trung Quốc năm 2015” của Viê ̣n Nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc chỉ ra năm 2014 ―ngoại giao chủ nhà‖ 6 của Trung Quốc gặt hái nhiều thành quả, tích cực tham dự hoạt động ngoại giao đa phương , xây dựng quan hệ đối tác mật thiết hơn với các nước khác, chiến lược ―Một vành đai , một con đường‖ đã bao trùm phạm vi rộng lớn xung quanh . Nguyễn Tông Trạch - Viê ̣n Nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc, người chủ biên “Sách xanh tình hình quốc tế và ngoại giao Trung Quốc năm 2015” nói: ―Trung Quốc vẫn sẽ tập trung cho hòa bình và phát triển, tích cực thực hành quan niệm ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc‖7. Ngoài ra, cần kể đến một số Báo cáo nghiên cứu định kỳ của nhóm chuyên gia về Mỹ và quan hệ Trung - Mỹ của Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc. Báo cáo nghiên cứu số 1 “Quan hệ nước lớn kiểu mới Trung Mỹ: Thách thức và cơ hội”8 công bố tháng 9/2013 do Nguyễn Tông Trạch chủ trì biên soạn. Báo cáo nghiên cứu số 6 “Đánh giá tiềm lực hợp tác cùng thắng Trung - Mỹ”9 công bố tháng 7/2014 do Giả Tú Đông - Tham tán chính trị kiêm Trưởng phòng Chính trị/Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ chủ trì biên soạn, tập trung đánh giá hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ tại Đông Nam Á, Nam Á, Trung Đông, châu Phi và Mỹ Latinh. Báo cáo nghiên cứu số 11 “Lý luận và thực tiễn quản lý và kiểm soát bất đồng Trung - Mỹ - lấy chính trị, 陈东晓, 中国的―主场外交‖:机遇、挑战和任务, 《国际问题研究》2014年第5期, http://www.ciis.org.cn/gyzz/2014-10/14/content_7294218.htm 7 Xem: http://www.cssn.cn/dzyx/dzyx_jlyhz/201504/t20150402_1573784.shtml 8 Xem toàn bộ Báo cáo số 1 của CIIS: http://images.china.cn/gyw/Challenges%20and%20Opportunities1.pdf 9 Xem toàn bộ Báo cáo số 6 của CIIS: http://images.china.cn/gyw/CIIS-zhongmeihezuo.pdf 6 10 kinh tế và an ninh làm góc nhìn”10 công bố tháng 4/2015 do Lưu Phi Đào Phòng Nghiên cứu Mỹ/Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc chủ trì biên soạn nêu các vấn đề lý luận và thực tiến trong quản lý, kiểm soát bất đồng giữa Trung Quốc và Mỹ, tập trung vào lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh. (ii) Một thành quả nghiên cứu quan trọng về Mỹ và quan hệ Trung Mỹ của giới nghiên cứu Trung Quốc là “Sách xanh về Mỹ” do nhóm chuyên gia quan hệ Trung - Mỹ thuô ̣c Viê ̣n KHXH Trung Quố c chủ trì. “Sách xanh về Mỹ : Báo cáo nghiên cứu vấn đề Mỹ năm 2013” do Hoàng Bình - Viê ̣n Nghiên cứu Mỹ /Viê ̣n KHXH Trung Quố c kiêm Hội trưởng Hội Trung Hoa - Mỹ và Nê Phong - Viê ̣n Nghiên cứu Mỹ /Viê ̣n KHXH Trung Quố c chủ biên (NXB Văn hiế n KHXH /Trung Quốc, 2013) với chủ đề “Kiến tạo quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ” đã dành phần 1 để điểm lại, đánh giá quá trình thúc đẩy kiến tạo quan hệ nước lớn kiểu mới Trung Mỹ. “Sách xanh về Mỹ : Báo cáo nghiên cứu Mỹ năm 2014” do Hoàng Bình - Viện Nghiên cứu châu Âu /Viê ̣n KHXH Trung Quố c kiêm Hội trưởng Hội Trung Hoa - Mỹ và Trịnh Bỉnh Văn - Viê ̣n Nghiên cứu Mỹ /Viê ̣n KHXH Trung Quố c chủ biên, với chủ đề “Nhân tố bên thứ ba trong quan hệ Trung Mỹ” đã điểm lại hợp tác và bất đồng trong quan hệ nước lớn kiểu mới Trung Mỹ, đồng thời chỉ ra nhân tố bên thứ ba và ảnh hưởng của nó tới quan hệ Trung - Mỹ. “Sách xanh về Mỹ : Báo cáo nghiên cưu Mỹ năm 2015” do Trịnh Bỉnh ́ Văn - Viê ̣n Nghiên cứu Mỹ /Viê ̣n KHXH Trung Quố c và Hoàng Bình - Viện Nghiên cứu châu Âu /Viê ̣n KHXH Trung Quố c kiêm Hội trưởng Hội Trung Hoa - Mỹ chủ biên với chủ đề “Những thách thức mới đối với chiến lược tái 10 Xem toàn bộ Báo cáo số 11 của CIIS: http://images.china.cn/gyw/CIIS-11zhongmeifenqiguankong.pdf 11 cân bằng của Mỹ” chỉ ra: Mỹ hoài nghi đối với một số hành động ngoại giao quan tro ̣ng của Trung Quố c gầ n đây , theo dõi sát sao ngoa ̣i giao đa phương hoá, đa da ̣ng hoá của Trung Quố c . Việc Mỹ mưu toan nhúng tay vào vấ n đề Biển Đông và kiề m thế Trung Quố c bằ ng vấ n đề Biển Đông cũng ngày càng ́ rõ nét. Sau khi Mỹ đề xuấ t chiế n lươ ̣c tái cân bằ ng châu A , sự can thiê ̣p của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông có xu thế gia tăng . Điề u này làm cho vấ n đề Nam Hải Biển Đông trở thành một cán cân quan trọng có thể tác động nghiêm trọng đối với quan hệ Trung - Mỹ và tình hình quốc tế. (iii) Nhóm chuyên gia về quan hệ Trung - Mỹ của Trung tâm Nghiên cứu quan hệ Trung - Mỹ thuộc Đại học Thanh Hoa, tập trung vào đánh giá toàn diện vấn đề mới và thách thức mới trong quá trình xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ, đi sâu phân tích tác động trong các lĩnh vực chủ đề trong quan hệ Trung - Mỹ, đề xuất có trọng điểm những kiến nghị chính sách cải thiện quan hệ Trung - Mỹ. Các nghiên cứu này được trình bày trong cuốn sách “Thay đổi cục diện chiến lược CA-TBD và quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ” do Tôn Triết - Trung tâm Nghiên cứu quan hệ Trung Mỹ/Đại học Thanh Hoa chủ biên (NXB Thời sự, Bắc Kinh, 9/2012). (iv) Nhóm chuyên gia về quan hệ Trung - Mỹ của Học viện Quan hệ quốc tế/Đại học Bắc Kinh, tiêu biểu là Vương Tập Tư - Học viện Quan hệ quốc tế/Đại học Bắc Kinh, Phó hội trưởng Hiệp hội Quan hệ quốc tế Trung Quốc, chuyên gia nổi tiếng của Trung Quốc về quan hệ Trung - Mỹ, đã công bố nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ Trung - Mỹ. Theo những tài liệu tác giả tiếp cận được, nhóm này, đặc biệt là Vương Tập Tư, đã vận dụng nhiều cơ sở khoa học và luận điểm chủ yếu của chủ nghĩa Tự do và chủ nghĩa Tự do mới trong nghiên cứu, tư vấn chính sách phát triển quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ. (v) Có thể nghiên cứu, tham khảo thêm thành quả nghiên cứu về quan hệ Trung - Mỹ và quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ của nhiều cơ quan 12 nghiên cứu khác của Trung Quốc có bộ phận, chương trình, đề tài, chuyên gia… nghiên cứu về Mỹ và quan hệ Trung - Mỹ như Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc, Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế Thượng Hải, các Viện KHXH thuộc các tỉnh thành, các cơ quan nghiên cứu thuộc các nhà trường, các tạp chí nghiên cứu quốc tế, cơ quan báo chí - truyền thông, chuyên gia độc lập v.v… Cuốn “Bàn về quan hệ Trung - Mỹ” (NXB Nhân dân Vân Nam, Côn Minh, 6/2013) của Vương Thiên Tỷ - Tạp chí Cầu Thị, tạp chí lý luận của Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc nghiên cứu khá toàn diện và hệ thống tiến trình lịch sử quan hệ Trung - Mỹ trên các lĩnh vực. Tác giả đặt câu hỏi, trong bối cảnh Trung - Mỹ tồn tại rất nhiều khác biệt và mâu thuẫn, đồng thời nhiều thế lực muốn chờ xem trò chơi có tổng bằng không giữa Trung Quốc và Mỹ, liệu nhận thức chung chiến lược về việc kiến tạo quan hệ nước lớn kiểu mới có thể đứng vững? Và câu trả lời là: ―Tình thế khách quan mạnh hơn ý muốn chủ quan, thành bại của mọi việc là do nỗ lực của con người‖. Tác giả muốn tìm ra ―đạo chung sống bình đẳng giữa hai nước lớn Trung - Mỹ‖. Mở đầu chương 1, tác giả khẳng định ―Trung Quốc là nước văn minh phương Đông lớn nhất, Mỹ là nước văn minh phương Tây lớn nhất‖; ―Trung Quốc đại diện cho mặt trời văn minh phương Đông, Mỹ đại diện cho mặt trời văn min phương Tây‖. Và kết luận, quan hệ Trung - Mỹ cố nhiên là mối quan hệ nước lớn hiện thực, và là một mối quan hệ lịch sử vĩ đại giữa văn minh phương Đông và văn minh phương Tây. Tác giả kêu gọi Trung Quốc trở thành một ―nước lớn văn minh‖ và phát triển một mối ―quan hệ văn minh‖ Trung - Mỹ, tiến tới cùng sáng tạo ra một ―thế giới văn minh‖. Lập luận này thể hiện đậm nét quan điểm phổ biến trong giới nghiên cứu, hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại của Trung Quốc hiện nay. (2) Tại Mỹ: Nghiên cứu của Mỹ thời gian qua về quan hệ Trung - Mỹ có đặc điểm: 13 - Ảnh hưởng tới việc nghiên cứu và hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc, trong đó có sáng kiến quan hệ nước lớn kiểu mới Trung Mỹ, đặc biệt là Henry Kissinger - cựu Ngoại trưởng Mỹ, Zbigniew Brzezinski - cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ và Hillary Clinton - cựu Ngoại trưởng Mỹ. - Nhấn mạnh mâu thuẫn và lợi ích quốc gia của Trung Quốc và Mỹ; hoặc nỗ lực tìm ra điểm đồng, hoặc có xu hướng khai thác điểm bất đồng Trung - Mỹ. - Hướng tới xây dựng trật tự thế giới mới, trong đó Mỹ và Trung Quốc giữ vai trò trung tâm. - Dự báo tương lai của Trung Quốc, Mỹ và quan hệ Trung - Mỹ theo nhiều chiều hướng khác nhau. Henry Kissinger - cựu Cố vấn An ninh quốc gia, cựu Ngoại trưởng Mỹ, là người trực tiếp tham gia hoạch định và thực thi chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc trong suốt nửa thế kỷ qua, từng hơn 80 lần đến Trung Quốc. Về học thuật, ông được giới nghiên cứu quốc tế của Trung Quốc tôn làm bậc thầy về chiến lược (chiến lược đại sư). Về thực tiễn chính sách, ảnh hưởng của Henry Kissinger không chỉ dừng ở Mỹ, mà còn bao trùm tới cả Trung Quốc, nhất là trong việc hình thành “quan hệ nước lớn kiểu mới Trung - Mỹ”. Các công trình nghiên cứu, bài viết, phát biểu… của Kissinger luôn là nguồn tham khảo có giá trị cao về lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu về quan hệ Mỹ Trung… Luận văn xin điểm tương đối kỹ một số công trình nghiên cứu quan trọng nhất của Kissinger liên quan tới quan hệ Trung - Mỹ, coi đó như là một trong những quan điểm điển hình, có ảnh hưởng sâu rộng nhất tới quan hệ Trung - Mỹ trong nửa thế kỷ qua cũng như trong thế kỷ 21. Tiêu biểu, khái quát và sâu sắc nhất trong các thành quả nghiên cứu của Kissinger về Trung Quốc và quan hệ Trung - Mỹ đã được công bố là cuốn “Bàn về Trung Quốc” (On China, NXB Công an nhân dân, 2015). Theo giới nghiên cứu Trung Quốc, “Bàn về Trung Quốc” của Kissinger được công 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan