Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ QUAN HỆ NHẬT BẢN – LIÊN XÔ (1917-1945)...

Tài liệu QUAN HỆ NHẬT BẢN – LIÊN XÔ (1917-1945)

.PDF
129
345
146

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Văn Quang QUAN HỆ NHẬT BẢN – LIÊN XÔ (1917-1945) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Văn Quang QUAN HỆ NHẬT BẢN – LIÊN XÔ (1917-1945) Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 60 22 03 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRỊNH TIẾN THUẬN Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ giảng viên hướng dẫn là T.S Trịnh Tiến Thuận. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong luận văn này là trung thực. Để thực hiện đề tài, người viết có sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả nghiên cứu trước Hội đồng. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Quang LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và quá trình thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trịnh Tiến Thuận, người đã tận tình giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện tốt cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Do còn nhiều hạn chế về thời gian, nguồn tư liệu… chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô và bè bạn. Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy cô khoa Lịch Sử, các cán bộ của phòng Sau Đại học, các cán bộ thư viện và các bạn học viên dồi dào sức khỏe. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! Tp. Hồ Chí Minh, thứ hai, ngày 30 tháng 9 năm 2014 Nguyễn Văn Quang MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ......................................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 7 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 7 6. Nguồn tư liệu ............................................................................................. 8 7. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 8 8. Bố cục của luận văn .................................................................................. 9 CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ QUAN HỆ NHẬT BẢN – NGA TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN 1916 ............................................................. 10 1.1. Bối cảnh quốc tế và tình hình Nhật Bản, Nga ..................................... 10 1.2.1. Bối cảnh quốc tế .............................................................................. 10 1.2.2.Bối cảnh lịch sử Nhật Bản ............................................................... 13 1.1.3. Bối cảnh lịch sử Nga ....................................................................... 16 1.2. Quan hệ Nhật Bản – Nga từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX ....... 20 1.2.1. Vấn đề Triều Tiên ........................................................................... 20 1.2.2. Vấn đề Trung Quốc ......................................................................... 22 1.2.3. Chiến tranh Nga – Nhật (1904 -1905) ............................................ 28 1.2.4. Hòa ước Portsmouth (1905) ............................................................ 30 1.3. Quan hệ Nhật - Nga từ kẻ thù trở thành đồng minh .......................... 33 CHƯƠNG 2. QUAN HỆ NHẬT BẢN – LIÊN XÔ TỪ 1917-1929........... 40 2.1. Bối cảnh quốc tế và tình hình Nhật Bản, Liên Xô .............................. 40 2.1.1. Bối cảnh quốc tế .............................................................................. 40 2.1.2. Bối cảnh lịch sử Nhật Bản .............................................................. 42 2.1.3. Bối cảnh lịch sử Liên Xô ................................................................ 46 2.2. Quan hệ Nhật Bản – Liên Xô từ 1917 - 1929 ....................................... 50 2.2.1. Cách mạng tháng Mười thắng lợi và sự rạn nứt mối quan hệ hai nước ................................................................................................................ 50 2.2.2. Mối quan hệ bị đổ vỡ .......................................................................... 54 2.2.1.1. Nguyên nhân ............................................................................... 54 2.2.1.2. Nhật Bản đưa quân can thiệp vào Liên Xô ................................. 56 2.2.3. Nhật Bản công nhận Liên Xô ............................................................. 61 Chương 3. QUAN HỆ NHẬT BẢN – LIÊN XÔ TỪ 1929-1945 ............... 71 3.1. Bối cảnh quốc tế và tình hình Nhật, Liên Xô ...................................... 71 3.1.1. Bối cảnh quốc tế .............................................................................. 71 3.1.2. Bối cảnh lịch sử Nhật Bản .............................................................. 73 3.1.3. Bối cảnh lịch sử Liên Xô ................................................................ 76 3.2. Quan hệ Nhật Bản – Liên Xô từ 1929-1945 ......................................... 79 3.2.1. Những hành động khiêu kích của Nhật Bản và sự xấu đi trong mối quan hệ hai nước ....................................................................................... 79 3.2.1.1. Những mâu thuẫn không thể giải quyết ...................................... 79 3.2.1.2. Chiến sự tại Khasan..................................................................... 86 3.2.1.3. Chiến sự ở Khalkin Gol............................................................... 88 3.2.2. Hiệp ước trung lập Xô – Nhật ......................................................... 94 3.2.3. Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản ................................................. 98 3.2.3.1. Sự trung lập tất phải thất bại ....................................................... 98 3.2.3.2. Liên Xô đánh bại Nhật Bản ở mặt trận phía Đông ................... 103 KẾT LUẬN .................................................................................................. 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 119 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia sẽ không thể tự mình phát triển nếu không có sự hợp tác với thế giới bên ngoài. Xu thế hợp tác, giao lưu đã ngày một đóng vai trò quan trọng, nó đòi hỏi mỗi quốc gia cần không ngừng mở rộng hay khôi phục các mối quan hệ đem lại lợi ích cho chính quốc gia đó. Chính vì vậy, trong xu thế trên, các nước dù đã đối đầu nhau hay mâu thuẫn với nhau trong quá khứ nay đều đã có sự xích lại gần nhau. Nhật Bản và Nga – hai quốc gia lớn trong khu vực châu Á cũng không nằm ngoài xu thế đó. Hiện nay, chính phủ cả hai nước đang có những nỗ lực rõ rệt để khôi phục mối quan hệ giữa hai bên. Tuy nhiên, những mâu thuẫn có từ quá khứ vẫn luôn là trở ngại lớn trong quan hệ hai nước. Việc tìm hiểu và phân tích mối quan hệ giữa hai nước trong quá khứ trở thành một nhu cầu cấp thiết. Những vấn đề gây cản trở trong quan hệ hai nước mà nổi bật là tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Kuril và Nam Sakhalin, nó bắt nguồn từ đầu thế kỉ XX và kéo dài đến tận ngày nay. Trong giai đoạn 1917-1945, vấn đề tranh chấp các quần đảo này không gay gắt như những thời kì về sau nhưng cũng có những nội dung đáng quan tâm, cần được tìm hiểu để làm tiền đề cho những nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai nước về sau. Bên cạnh đó, là hai nước lớn trong khu vực châu Á, mối quan hệ giữa Nga và Nhật đã có những ảnh hưởng nhất định đến lịch sử khu vực này. Việc nghiên cứu đề tài sẽ không chỉ góp phần tạo dựng lại một phần của bức tranh về mối quan hệ của hai nước trong những giai đoạn nhất định từ 1917 đến 2 1945 mà còn cố gắng chỉ ra mức độ ảnh hưởng của mối quan hệ này đến các nước trong khu vực châu Á nói chung và Đông Bắc Á nói riêng. Ngoài ra, việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai quốc gia với nhau, xem xét mối quan hệ ấy diễn ra như thế nào, chịu sự chi phối hay tác động của những nhân tố nào và những bước đi của chính quốc gia ấy khi đứng trước những giai đoạn quyết định cũng sẽ đem lại những bài học quý giá trong việc xây dựng một mối quan hệ với một quốc gia khác. Việt Nam chúng ta là một quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển đất nước. Vì vậy, nhu cầu xây dựng mối quan hệ với các quốc gia khác là rất cần thiết. Trong giai đoạn 1917-1945, quan hệ Nhật – Nga đứng trước nhiều thời khắc lịch sử, chịu sự tác động lớn của các nhân tố quốc tế và trong nước, bài học kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu mối quan hệ giữa hai nước trong khoảng thời gian này sẽ có giá trị lớn. Không chỉ vậy, cả Nhật Bản và Nga đều là những đối tác lâu đời và truyền thống của Việt Nam, nghiên cứu về hai quốc gia này, nắm được một phần lịch sử của họ cũng là một nhu cầu thiết thực để có thể thiết lập mối quan hệ tốt với cả hai quốc gia, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường khu vực và thế giới. Quan hệ Nhật Bản - Liên Xô (1917-1945) cũng là một đề tài chưa có sự quan tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong nước. Do vậy, người viết cũng mong muốn tập hợp được những tư liệu có giá trị để có thể xây dựng một tập tin đáng tin cậy về mối quan hệ giữa Liên Xô và Nhật Bản từ 1917-1945. Việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp người viết không chỉ củng cố thêm những kiến thức đã được học mà còn mở mang thêm nhiều nguồn kiến thức mới về lịch sử quan hệ Nhật-Xô từ 1917-1945. Xuất phát từ những lý do khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi quyết định lý chọn đề tài: “Quan hệ Nhật Bản – Liên Xô (1917-1945)” để làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử thế giới. 3 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2.1 Quan hệ Nhật Bản – Liên Xô là một đề tài chưa có sự nghiên cứu rộng rãi ở Việt Nam và số lượng công trình chưa nhiều bằng việc nghiên cứu các mối quan hệ khác như Trung – Xô, Xô – Mỹ, Nhật – Hàn… Tuy nhiên, có thể khai thác vấn đề qua các tác phẩm khái quát về Nhật Bản hay Liên Xô của tác giả Việt Nam, bước đầu có thể kể đến: “Nhật Bản cận đại” của cố giáo sư học giả chuyên về văn hóa Đông Á - Vĩnh Sính. Tác phẩm là sự đúc kết kinh nghiệm của nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử Nhật Bản (ở Canada) của tác giả, đồng thời tổng hợp những thành tựu nghiên cứu mới của các học giả trong ngành, phân tích những nét chính trong lịch sử Nhật Bản nhằm trả lời những câu hỏi căn bản sau đây: Đâu là những nét căn bản trong lịch sử Nhật Bản? Những di sản văn hóa, chính trị, kinh tế của Nhật Bản trước Minh trị Duy tân (1868) và những cải cách nào đã tạo nền móng đưa nước Nhật tiến lên hàng cường quốc trong khoảng năm mươi năm sau đó? Tại sao trong các nước Đông Á chỉ có nước Nhật sớm trở nên cường quốc? Nguyên nhân nào đã đưa Nhật Bản đến con đường xâm lược Đại Đông Á tuyệt vọng để rồi bị phá sản hoàn toàn năm 1945?... Qua những nghiên cứu của tác giả, bối cảnh bên trong nước Nhật được vạch rõ và rất chi tiết, mối quan hệ của nước này với các nước khác trong đó có Nga ở nhiều giai đoạn đặc biệt là trong những năm tháng Thế chiến thứ 2 cũng được đề cập và phân tích Phó giáo sư Tiến sĩ Lê Văn Quang (1996) với tác phẩm “Lịch sử Nhật Bản”, Giáo sư Phan Ngọc Liên (chủ biên, 1997) với công trình cùng tên: “Lịch sử Nhật Bản”, Nguyễn Quốc Hùng, Phan Hải Linh... (2007) cũng có công trình nghiên cứu “Lịch sử Nhật Bản” hay “Lịch sử liên bang Nga (19171991)” của Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Thị Thư (2002)… Các công trình đã 4 khái quát về lịch sử Nhật Bản hay Nga và cũng đề cập đến chính sách đối ngoại của hai nước này qua các thời kì lịch sử nhất định. Mối quan hệ của Nhật Bản và Nga hay Liên Xô cũng được đề cập đến. Tuy còn sơ lược và không nhiều nhưng cũng là tài liệu tham khảo rất cần thiết cho đề tài. Các tác phẩm nghiên cứu về lĩnh vực quan hệ quốc tế như: “Lịch sử quan hệ quốc tế” của Phạm Giảng, “Lịch sử quan hệ quốc tế từ 1917 đến 1945” của Lê Văn Quang, “Lịch sử quan hệ quốc tế” của Vũ Dương Ninh… Trong đó, quan hệ Nhật – Nga được các tác giả đề cập và phân tích cũng như những nguyên nhân chi phối quan hệ của hai nước. Ngoài ra, trong nhiều bài viết đăng trong các tạp chí Nghiên cứu lịch sử,Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á,các bài tham luận tại các buổi hội thảo, tọa đàm về Nhật Bản, Đông phương học… các luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ cũng đề cập đến mối quan hệ Nhật – Xô nhưng cũng chỉ giới hạn một phần mà không đi vào nghiên cứu một cách toàn diện và chi tiết. Có thể kể đến: “Vài nét về quan hệ Nhật – Nga” của PGS.TS Ngô Xuân Bình, Viên nghiên cứu Đông Bắc Á; Lê Linh Lan với “Quan hệ Nhật - Nga và vấn đề tranh chấp lãnh thổ”, Tạp chí Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế; Hà Hồng Hải “Tranh chấp lãnh thổ - một vấn đề gai góc trong quan hệ Nga – Nhật” Tạp chí Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế;“Khó khăn cho quan hệ Nhật - Nga” của Phan Cao Nhật Anh, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản; luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử thế giới của Lê Thanh Tùng “Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912” do TS.Trịnh Tiến Thuận hướng dẫn… 2.2 Các tác giả Nhật Bản đã viết khá nhiều công trình liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến đề tài, trong đó có một số công trình nổi bật: Học giả Irie Akira với tác phẩm “Ngoại giao Nhật Bản (từ Minh Trị Duy Tân đến hiện đại)” (1966). Tác phẩm là sự tổng quát và phân tích đường 5 lối ngoại giao của nước Nhật từ thuyết thoát Á thời Minh Trị, chủ nghĩa đế quốc, đến thuyết Đại Đông Á trong Thế chiến thứ hai và những thích ứng sau chiến tranh. Tác giả không liệt kê các sự kiện, mà đặt chúng vào bàn cờ địa chính trị thế giới, xem xét mối quan hệ giữa Nhật với các cường quốc khác, đặc biệt là Nga, Mĩ. Tuy không trực tiếp đề cập nhưng ta cũng có thể khai thác được các vấn đề như những tính toán của người Nhật với người Nga, sự chi phối của người Mĩ trong mối quan hệ Nhật – Nga… Nữ học giả người Nhật, Kimie Hara đã nghiên cứu công trình “Japanese-Soviet/Russian Relations Since 1945” (Quan hệ Nhật Bản – Liên Xô/Nga từ 1945) xuất bản năm 2008. Tác phẩm chủ yếu phân tích quan hệ hai nước từ thời điểm năm 1945 về sau. Mốc mở đầu giai đoạn – 1945, được tác giả tập trung nghiên cứu. Bức tranh về quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn sau 1945 đã được vạch ra rõ nét, nguyên nhân thăng trầm của nó cũng được tác giả đề cập và lý giải. Tháng 3 năm 2008, nhà nghiên cứu người Nhật Hiroshi Kimura hoàn thành tác phẩm “The Kurillian Knot: A History of Japanese-Russian Border Negotiations” (Nút thắt Kuril: một lịch sử đàm phán về biên giới Nhật Bản – Nga). Kuril luôn là một trong những yếu tố chi phối mối quan hệ hai nước. Quyển sách đã trình bày một cách hệ thống lịch sử giải quyết vấn đề giữa hai bên. Tác giả nhận định, vấn đề Kuril sẽ luôn là một trong những nhân tố to lớn quyết định đến quan hệ hai nước và khi vấn đề Kuril được giải quyết thì lúc đó, quan hệ Nhật – Nga sẽ tiến những bước dài hơn. 2.3 Các nhà nghiên cứu phương Tây như Nga, Mỹ, Anh cũng có những công trình nghiên cứu. Tác phẩm “Nomonhan: Japan Against Russia, 1939” (Nomonhan: Nhật Bản chống lại Nga, 1939) của Alvin Coox xuất bản năm 1990, trình bày 6 xung đột trong quan hệ giữa Nhật Bản và Liên Xô trong năm 1939. Sự mâu thuẫn đã lên đến đỉnh điểm và trở thành một cuộc chiến tranh không tuyên bố giữa Nhật Bản và Liên Xô trên lãnh thổ Mông Cổ, đem lại những thay đổi to lớn: sự chuyển hướng tấn công xuống phía Nam của lực lượng quân phiệt Nhật, Liên Xô đã thoát được gọng kìm phía Đông trong chiến tranh thế giới thứ hai… Viết về trận Nomohan hay còn gọi là Khalkin Gol, còn có công trình “Nomonhan, 1939: The Red Army's Victory That Shaped World War II” (Nomonhan, 1939: Chiến thắng của Hồng quân đã vạch ra hình dáng của Thế chiến thứ II) của học giả người Nga Stuart D. Goldman. Trong tác phẩm, người viết đã nhận định về tầm quan trọng của trận Khalkin Gol với quan hệ Nhật – Nga từ đó cho rằng thế trận của cuộc đại chiến thế giới đã được định hình từ trận chiến này. Năm 2010, giáo sư Myles L. C. Robertson của đại học Cambridge hoàn thành tác phẩm “Soviet Policy Towards Japan: An Analysis of Trends in the 1970s and 1980s” (Chính sách của Liên Xô với Nhật Bản: một sự phân tích xu thế trong thập niên 70, 80 của thế kỉ XX). Công trình tập trung nghiên cứu những chính sách của Liên Xô với Nhật Bản trong các lĩnh vực: kinh tế, thương mại, quân sự. Sự chi phối của các mối quan hệ Nhật – Mỹ, Nhật – Trung đến các chính sách của Liên Xô giai đoạn này. Năm 2011, Peter Berton viết “Russo-Japanese Relations, 1905-17: From enemies to allies” (Routledge Studies in the Modern History of Asia), (Quan hệ Nga – Nhật, 1905-1917: Từ thù địch đến đồng minh). Giai đoạn sau chiến tranh Nga – Nhật là một giai đoạn đặc biệt trong quan hệ hai nước vì nó chứng kiến một loạt những hiệp ước được kí bởi hai nước. Nhà nghiên cứu Peter đã có sự phân tích kĩ lưỡng để lý giải những nguyên nhân thúc đẩy mối quan hệ của hai nước. 7 3. Mục đích nghiên cứu + Đề tài được thực hiện nhằm khái quát được những nét cơ bản nhất trong lịch sử quan hệ Nhật Bản – Liên Xô từ 1917-1945. + Tìm hiểu những nguyên nhân làm cản trở sự phát triển quan hệ Nhật – Xô từ quá khứ đến ngày nay khi mà Nga kế thừa vị thế của Liên Xô. + Mong muốn xem xét những tác động của mối quan hệ hai nước đến khu vực châu Á nói riêng và thế giới nói chung. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ của Nhật Bản và Liên Xô từ 1917 đến 1945 chủ yếu trên lĩnh vực chính trị, quân sự. + Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: tập trung ở Nhật Bản và Liên Xô. - Về thời gian: từ 1917 đến 1945, tuy nhiên, mối quan hệ của hai nước ở các giai đoạn trước và sau khoảng thời gian trên cũng sẽ được đề cập tới trong những giới hạn nhất định đặc biệt là giai đoạn trước 1917 để làm rõ hơn nội dung nghiên cứu chính. 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận Mác - Lênin, luận văn sử dụng phương pháp chuyên ngành đó là phương pháp lịch sử và phương pháp logic cùng các phương pháp liên ngành. Dựa vào phương pháp lịch sử, luận văn dựng lại toàn bộ quá trình lịch sử quan hệ Nhật Bản – Liên Xô (1917-1945) qua những sự kiện, dấu mốc theo trình tự thời gian và không gian cụ thể. 8 Trên cơ sở của bức tranh lịch sử toàn cảnh, phương pháp logic vạch ra bản chất của mối quan hệ Nhật Bản-Liên Xô (1917-1945), những nguyên nhân tác động đến mối quan hệ. Luận văn vận dụng các phương pháp của các khoa học liên ngành như phương pháp của khoa học quan hệ quốc tế, phương pháp diễn dịch, quy nạp, hệ thống – cấu trúc và các phương pháp khác.. 6. Nguồn tư liệu Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng những tư liệu từ các nguồn sau: - Các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về quan hệ giữa Nhật Bản và Nga hay Liên Xô được xuất bản tại Việt Nam và các nước khác. - Các bài viết trên các tạp chí chuyên đề: Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản), Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, Tạp chí Phát triển Khoa học & Công nghệ, Tạp chí Khoa học Chính trị. - Các bài viết trên các website: • Viện nghiên cứu Đông Bắc Á: http://www.inas.gov.vn • Học viện Ngoại giao Việt Nam: http://www.dav.edu.vn • Bộ ngoại giao Nhật Bản:http://www.mofa.go.jp 7. Đóng góp của luận văn - Góp phần nghiên cứu quan hệ Nhật Bản – Liên Xô từ 19171945,một mảng còn ít sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nước. Trong đó, người viết dựng lại mối quan hệ hai nước thời kì 1917-1945 và phân tích những nguyên nhất phát triển cũng như hạn chế trong quan hệ hai nước. 9 - Thu thập và hệ thống hóa nguồn tài liệu cũng như phân tích và đánh giá các dữ liệu tạo thành tập tin, nguồn tài liệu đáng tin cậy về lịch sử quan hệ Nhật – Xô từ 1917 đến 1945. Tác giả hy vọng, đề tài có thể là một tài liệu tham khảo cho sinh viên Lịch sử, sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế và những ai quan tâm đến đề tài. 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ lục, luận văn có ba chương nội dung chính: Chương 1: Bối cảnh lịch sử và quát quan hệ Nhật Bản – Nga từ cuối thế kỉ XIX – 1916. Chương 2: Quan hệ Nhật Bản – Liên Xô từ 1917-1929 Chương 3: Quan hệ Nhật Bản – Liên Xô từ 1929-1945 10 CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ QUAN HỆ NHẬT BẢN – NGA TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN 1916 1.1. Bối cảnh quốc tế và tình hình Nhật Bản, Nga 1.2.1. Bối cảnh quốc tế Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, nền sản xuất của nhân loại có những bước chuyển biến quan trọng. Sản lượng công nghiệp tăng lên nhanh chóng. Việc sử dụng lò Bétxơme và lò Máctanh đánh dấu “một bước cách mạng trong nghành luyện kim, đưa sản lượng thép tăng từ 250 nghìn tấn năm 1870 lên 28,3 triệu tấn năm 1900”[30;222]. Nhờ đó thép được sử dụng rộng rãi trong sản xuất như chế tạo máy, đường ray, tàu biển, các công trình xây dựng. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy nền sản xuất phát triển nhanh chóng, đánh dấu một bước tiến mới cực kì quan trọng với nền kinh tế thế giới nói chung và một số nước nói riêng. Sự phát triển nhanh chóng của sản xuất công nghiệp đã làm thay đổi vai trò và tỉ trọng sản phẩm của mỗi nước trong nền kinh tế thế giới. Tính chất phát triển không đồng đều bộc lộ rõ rệt: nhịp độ công nghiệp nặng phát triển rất nhanh so với công nghiệp nhẹ, nông nghiệp lại càng lạc hậu so với công nghiệp. Sản xuất công nghiệp tăng nhanh chóng dẫn tới tập trung sản xuất và tích lũy tư bản. Một số xí nghiệp lớn lên “nuốt chửng” những xí nghiệp bé. Trong nhiều lĩnh vực, tự do cạnh tranh dần dần được thay thế bởi những tổ chức lũng đoạn dưới nhiều hình thức: Cácten (tổ chức hợp nhất nhằm phân chia thị trường tiêu thụ, xác định quy mô sản xuất và giá cả), Xanhdica (tổ chức hợp nhất để bán hàng chung cho các xưởng), Tơrớt (hợp nhất hoàn toàn quyền sở hữu xí nghiệp nhằm thống nhất trên cơ sở tài chính chung phụ thuộc vào nhóm lũng đoạn). Quá trình lũng đoạn diễn ra trong hầu 11 hết các nước tư bản ở mức độ khác nhau, trong hầu hết các ngành sản xuất và ngay cả trong ngân hàng. Ở Đức, xanhdica than Ranh – Vetxphali đã thu hút “20 xí nghiệp trong khoảng từ 1893 – 1902 và đến năm 1910 nắm 95,4% việc khai thác than trong vùng Rurh”[30;226]. Hai công ty độc quyền điện “Ximen Hanxco” và “Tổng công ty điện khí” (A.E.G) “tập trung 2/3 nghành điện. Tơrơt dầu lửa Xtanđa của Mĩ thành lập năm 1900 có số vốn là 150 triệu đô la”[30;226]. Tơrớt thép Mĩ khống chế 2/3 sản xuất thép trong nước. Ở các nước khác, hiện tượng hình thành các tổ chức lũng đoạn cũng diễn ra tương tự. Cũng trong thời kỳ này, nhịp độ phát triển công nghiệp giữa các nước tư bản có sự chênh lệch rất rõ: trong thời kì 1871-1900, “sản xuất gang ở Anh tăng 1/3 trong khi Đức tăng 5,5 lần và Mĩ tăng 8 lần” [30;223] nhưng cùng lúc đó Mĩ và Đức còn thua kém Anh về mặt đóng tàu, dệt vải…Do đó, vị trí của mỗi nước trong nền sản xuất thế giới thay đổi: Anh mất dần địa vị độc quyền về công nghiệp, các đế quốc “trẻ” như Mĩ và Đức vươn lên hàng thứ nhất và thứ hai. Tốc độ phát triển của công nghiệp Nga, Nhật cũng tăng nhanh nhưng sản lượng còn ít và chưa toàn diện. Tuy nhiên, những thay đổi về tỉ lệ sản xuất chưa làm biến đổi ngay được địa vị các nước trong thương nghiệp: Anh vẫn đứng đầu “xuất khẩu 19% tổng số hàng hóa trao đổi trên thế giới, Đức 13%, Mĩ 12%, Pháp 9%”[30;223]. Sự không tương xứng giữa khả năng và địa vị của mỗi nước trong công nghiệp và thương nghiệp trở thành nguồn gốc của những tranh chấp quốc tế về thị trường và thuộc địa dẫn đến những mâu thuẫn gay gắt giữa các đế quốc. Sự phát triển không đều về kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Bên cạnh các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với hệ thống thuộc địa rộng lớn là các đế quốc “trẻ” (Mĩ, Đức, Nhận Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có 12 quá ít thuộc địa. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là không tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt. Giới cầm quyền Đức đã vạch kế hoạch tiến hành cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thuộc địa, chia lại thị trường. Nhật và Mĩ cũng ráo riết hoạch định chiến lược bành trướng của mình. Vì vậy, ngay từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi. + Sau chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895), Nhật Bản thôn tính Triều Tiên, Mãn Châu, Đài Loan, Bành Hồ. + Sau chiến tranh Mĩ-Tây Ban Nha (1898), Mĩ chiếm Phillipin, CuBa, Hawaii, Puectorico… + Sau chiến tranh Anh-Bôơ (1899-1902), Anh chiếm vùng đất Nam Phi. + Sau chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905), Nhật Bản gạt Nga để khẳng định quyền thống trị của mình trên bán đảo Triều Tiên, Mãn Châu và nam đảo Xakhalin. Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, đế quốc Đức là kẻ hung hăng nhất vì có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa. Thái độ của Đức đã làm cho quan hệ quốc tế tại Châu Âu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là quan hệ giữa các nước đế quốc với nhau. Từ những năm 80 của thế kỉ XIX, giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoạch chiến tranh nhằm chiếm hầu hết lãnh thổ Châu Âu, vươn ra các thuộc địa của Anh và Pháp ở Châu Phi và Châu Á. Năm 1882, Đức cùng Áo – Hung và Italia thành lập liên minh tay ba, được gọi là phe Liên minh. Sau này, Italia rời khỏi liên minh (1915), chống lại Đức. Đối phó với âm mưu của Đức, Anh cũng chuẩn bị kế hoạch chiến tranh. Anh, Pháp, Nga tuy có tranh chấp về thuộc địa, nhưng phải nhân nhượng lẫn nhau, kí những bản hiệp ước tay đôi: Pháp – Nga (1890); Anh – 13 Pháp (1904), Anh – Nga (1907), hình thành phe Hiệp ước. Năm 1914, Nhật Bản cũng gia nhập phe này. Như vậy đến đầu thế kỉ XX, trên thế giới đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau. Cả hai khối đều ôm mộng xâm lược, tăng cường chạy đua vũ trang, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau. Chính mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa, mà trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức, là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh. Tình hình ở Balkan từ năm 1912 đến năm 1913 đã tạo cơ hội cho chiến tranh bùng nổ. Ngày 28-061914, Thái tử Áo – Hung bị một người Xécbia ám sát tại Bôxnia. Giới quân phiệt Đức, Áo đã chớp lấy cơ hội đó để gây chiến. Thế chiến thứ nhất bùng nổ, cục diện thế giới xoay chuyển. 1.2.2.Bối cảnh lịch sử Nhật Bản Đến giữa thế kỷ XIX, sau hơn 200 năm thống trị, chế độ Mạc Phủ Tôkugaoa ở Nhật Bản, đứng đầu là Sogun (Tướng quân), đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Đây là thời kỳ trong lòng xã hội phong kiến Nhật Bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Trong bối cảnh đó, các nước tư bản phương tây, trước tiên là Mỹ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”. Những hiệp ước bất bình đẳng mà Mạc Phủ kí với nước ngoài làm cho các tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ. Phong trào đấu tranh chống Sogun phát triển nhanh chóng vào những năm 60 của thế kỉ XIX làm sụp đổ chế độ Mạc Phủ. Tình hình trên đã buộcNhật Bản phải đứng trước hai sự lựa chọn: hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến bảo thủ trì trệ để bị các nước đế quốc xâu xé hoặc tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây. Nước Nhật đã chọn con đường thứ hai. Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện 14 một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi một nước phong kiến lạc hậu, đó là Duy Tân Minh Trị, được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa – giáo dục… Dù xác định con đường phát triển tư bản chủ nghĩa nhưng Nhật Bản vẫn duy trì nền quân chủ. Lực lượng lãnh đạo muốn tiến hành cải cách dân chủ trong khuôn khổ quyền lực của đương triều, thể hiện trong năm lời tuyên thệ của Minh Trị Thiên hoàng : 1. Quốc Hội phải dân chủ và theo công luận quyết định việc nước. 2. Trên dưới đồng lòng lo việc nước. 3. Từ quan chức văn võ đến nhân dân đều phải theo đuổi chí nguyện để trong nước không còn mối bất mãn. 4. Phá bỏ những tập quán xấu, mọi công việc theo pháp luật chung. 5. Tiếp thu tri thức trên thế giới để chấn hưng sự nghiệp của hoàng triều. Thiên Hoàng Minh Trị cũng đã thành lập một bộ máy chính quyền gồm Hữu viện (Uin) hoạt động như là cơ quan hành pháp và Tả viện (Sain) – cơ quan lập pháp. Người Nhật muốn xây dựng một chế độ phân quyền giữa lập pháp và hành pháp nên chính quyền Minh Trị được tổ chức như một chính thể quá độ. Chính phủ Nhật bao gồm những thành viên luôn trung thành và kiên định trong việc bảo vệ tính toàn vẹn của “các chính sách, đường lối quốc gia của mình (hay còn gọi là “Kokutai – quốc thể, là tổng hợp của các khái niệm: Nhật Bản là một quốc gia được các vị thần (Kami) tạo nên và che chở, Thiên Hoàng là “đấng thiêng liêng bất khả xâm phạm”, Thiên Hoàng vừa là cha vừa là mẹ của dân ... Bảo tồn và phát huy quốc thể của Nhật Bản là đi theo những đường lối của quốc gia dân tộc và tôn thờ Thiên Hoàng...), đại diện bởi Thiên Hoàng”[46;17]. Toàn bộ cơ cấu hành chính được tổ chức theo một thể thống nhất, gồm các huyện, quận đứng đầu là các tri huyện, quận trưởng chịu sự chỉ huy thống
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan