Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ Nga- Trung Quốc- Trung á sau chiến tranh Lạnh...

Tài liệu Quan hệ Nga- Trung Quốc- Trung á sau chiến tranh Lạnh

.DOC
101
345
136

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp Thu Phan Thị Hoài MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Toàn cầu hóa, khu vực hóa đã và đang trở thành xu thế tất yếu của thời đại ngày nay. Khi mà những mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia muốn mang lại hiệu quả nhất đều cần sự ủng hộ, giúp sức của nước khác thì nhiệm vụ ngoại giao lại trở nên cấp thiết hơn lúc nào hết. Có thể khẳng định mở rộng quan hệ đối ngoại là con đường tất yếu để mọi quốc gia, mọi tổ chức tham gia hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đó, không một nước nào đứng ngoài cuộc mà phát triển, đi lên bền vững. Nhân loại đang bước sang những năm đầu tiên của thế kỷ XXI với nhiều mối quan hệ phức tạp, chồng chéo. Trật tự thế giới theo thể chế hai cực Ianta không còn tồn tạo nữa nhường chỗ cho xu thế đa cực, phát triển trong ổn định, hòa bình. Cùng với biến chuyển trong quan hệ quốc tế từ “đối đầu” sang “đối thoại”, các quốc gia, nhất là các nước lớn càng đẩy mạnh quan hệ hợp tác, liên kết với nhau nhằm đạt được vị trí thích hợp cho mình trên trường quốc tế là bước đi tất yếu, hợp quy luật. Là hai siêu cường trên thế giới, cả Liên bang Nga và Trung Quốc đều không nằm ngoài quỹ đạo đó. Sau khi Liên Cộng hòa Xô viết tan rã (25/12/1991), Liên bang Nga kế thừa phần lớn di sản của Liên Xô để lại với tiềm lực kinh tế, khoa học, quân sự khổng lồ. Với tham vọng khôi phục lại địa vị của một Liên bang Nga hùng cường như Liên Xô trước đây, Nga không khỏi hướng con mắt chú ý ra toàn thế giới và ánh lên hi vọng, niềm tin ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Bên cạnh một nước Nga đang đà phát triển, còn có hàng loạt các quốc gia độc lập khác thuộc Liên bang Xô viết trước đây, được Liên Hợp quốc và Cộng đồng quốc tế thừa nhận- đó là Cộng đồng các quốc gia độc (SNG) Tăng cường mở rộng phạm vi ảnh hưởng và thiết lập mối quan hệ rộng rãi với các nước châu Á là đối sách quan trọng để Liên bang Nga thực thi mục đích của mình. Là nước đông dân nhất thế giới, lại giàu tiềm năng, Trung Quốc được Nga đặc biệt chú ý là điều dễ hiểu. Hơn thế, những năm gần đây, trong điều kiện các nước lớn đang phối hợp hành động để hình Khóa luận tốt nghiệp Thu Phan Thị Hoài thành một trật tự thế giới đa cực chống lại mưu toan đơn cực của Mỹ làm cho quan hệ Nga- Trung ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn bề sâu. Để đưa đất nước nhanh chóng thoát ra khỏi khủng hoảng sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, Nga đã nỗ lực không ngừng củng cố tiềm lực nhằm thay thế Liên Xô trên trường quốc tế cũng như những lãnh thổ mà Liên Xô ảnh hưởng trước kia. Xu thế đa cực bị chủ nghĩa đơn cực của Mỹ kìm hãm, khống chế khiến Nga không khỏi lúng túng và gặp nhiều khó khăn. Để thực hiện mục tiêu trên, Nga đã thực hiện chính sách đối ngoại hướng Đông, Trung Quốc được xếp trong sự lùa chọn hàng đầu. Trung Quốc cũng tích cực áp dụng nhiều biện pháp để trở thành một siêu cường thế giới, chi phối các nước châu Á, kiên trì mục tiêu “đa cực” mà Nga đang theo đuổi. Tiếng nói chung Êy khiến Trung Quốc hiểu rằng cần phải dùa vào sự giúp đỡ của Nga, duy trì ảnh hưởng với Nga. Và tất nhiên, hướng ngoại giao Nga- Trung, vì thế, phát triển không ngừng. Có thể khẳng định rằng, quan hệ Nga- Trung Quốc là mối quan hệ cần thiết, tất yếu, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử. Không những vậy, quan hệ này còn ảnh hưởng lớn đến nhiều khu vực khác trên thế giới. Vốn được coi là “sân sau” của Liên Xô trước đây, khu vực Trung Á bao gồm các nước Cộng hòa độc lập trong khối SNG: Cadắctan, Tatginixtan, Udơbêkixtan, Tuốcmênixtan và Cưrơgưxtan. Đây không chỉ là vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên (được mệnh danh là “Trung Đông thứ hai” với khí đốt, mỏ quặng, dầu mỏ...) mà còn có vị trí địa- chiến lược quan trọng. Trung Á nổi tiếng nằm án ngữ “con đường tơ lụa” huyết mạch từ Đông sang Tây. Với riêng Nga, “không gian hậu Xô Viết” này đang có khoảng trống quyền lực khiến Matxcơva không thể khoanh tay đứng nhìn. Nơi đây nằm tiếp giáp với phía Nam Liên bang Nga, càng có ý nghĩa chiến lược về mặt an ninh- quốc phòng với Nga. Nhất là sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ và các nước khác đều Êp ủ dự định tiến vào khống chế khu vực này dưới “chiêu bài” chống khủng bố. Điều đó càng cần thiết để Nga tăng cường hơn nữa quan hệ với các quốc gia Trung Á. Khóa luận tốt nghiệp Thu Phan Thị Hoài Là nước lớn, Trung Quốc cũng có chung đường biên giới dài với các nước Trung Á này. Hơn nữa, chiến lược an ninh năng lượng và phát triển kinh tế của Bắc Kinh đòi hỏi nguồn dầu mỏ lớn mà Trung Á có thể đáp ứng. Do đó, Trung Quốc cũng thấy được tính cấp thiết trong quan hệ đối ngoại, hợp tác với khu vực này. Nga, Trung Quốc, Trung Á là những quốc gia láng giềng thân cận, có lịch sử và truyền thống bang giao lâu đời. Tìm hiểu mối quan hệ giữa các nước này là vấn đề mang tính thời sự, cần thiết, nhất là trong bối cảnh Trung Á đang trở thành “điểm nóng”, là nơi giành giật của nhiều quốc gia siêu cường, trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến chuyển khó lường như hiện nay. Với những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn bước đầu tìm hiểu về lịch sử mối quan hệ Nga, Trung Quốc và khu vực Trung Á từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay (1992- 2007). Đây là giai đoạn có nội dung hết sức mới, nhiều bước phát triển lớn, đầy lý thó nhưng cũng không Ýt khó khăn, nhiều kiếngiải khác nhau. Chúng tôi hi vọng góp phần bé nhỏ vào quá trình học tập, nghiên cứu lịch sử thế giới hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề Vấn đề quan hệ Nga- Trung Quốc- khu vực Trung Á trong những năm gần đây đã và đang thu hót sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu thế giới. Sự phục hồi của Nga sau một thời kỳ khủng hoảng, sự trỗi dậy khổng lồ của Trung Quốc cũng như sự phức tạp trong quan hệ quốc tế ở Trung Á là đề tài của không Ýt cuộc hội thảo, nhiều tác giả lưu tâm, tìm hiểu. Maridon Juareno, Sự đảo lộn của thế giới địa chính trị thế kỷ XXI được NXB Chính trị Quốc gia dịch năm 1996 khái quát về trật tự thế giới sau Chiến tranh Lạnh, chiến lược ngoại giao nước lớn của Nga và Trung Quốc. Tác giả đề cập “nước Nga phải đối mặt với bản thân nó” và Trung Quốc “một chiến lược ngăn chặn”. Qua đó, người đọc thấy được sự hình thành và cơ sơ của mối quan hệ quốc tế trong thế kỷ mới. Tác phẩm Nước Nga mười năm sóng gió của nhiều tác giả, xuất bản tại Moskva, 2001, được NXB Chính trị Quốc gia biên dịch 2002 cho chóng ta cái nhìn tổng thế về nước Nga suốt chặng đường khủng hoảng 1991- 1999. Khóa luận tốt nghiệp Thu Phan Thị Hoài Mặt khác, các tác giả cũng nêu bật chính sách đối ngoại của Nga thời gian này và sự điều chỉnh chiến lược ngoại giao sáng suốt, kịp thời của Chính phủ Matxcơva. Lý Cảnh Long cho ra đời tác phẩm Putin từ Trung tá KGB đến Tổng thống Liên bang Nga được NXB Lao động dịch năm 2001 khái quát cơ bản chính sách đối nội, đối ngoại của Nga dưới thời Tổng thống V.Putin. Vadim Makarenco viết tác phẩm Nước Nga trước thềm thế kỷ XXI được NXB Công an Nhân dân dịch năm 2002 giới thiệu cho ban đọc việc lùa chọn đồng minh của Nga trong thế kỷ XXI. Trong đó, Nga đặc biệt ưu tiên củng cố mối quan hệ đồng minh vốn có với các nước Trung Á, Trung Quốc và phân tích những lợi Ých mà Nga có được từ những mối quan hệ này. Thẩm Ký Như viết tác phẩm Trung Quốc không thể trở thành “Mister No”, NXB Trung Quốc ngày nay, được NXB Thông tấn biên dịch và giới thiệu năm 1999 đã đề cập tổng thể chiến lược quốc tế của Trung Quốc trong và sau chiến tranh Lạnh. Trong đó, nhấn mạnh đến quan hệ đối tác chiến lược của Trung Quốc thời kỳ mới Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc tháng 2 năm 1998 cho đăng bài Trung Quốc, Nga, mối quan hệ đối tác chiến lược hướng tới thế XXI của tác giả Hải Linh đã đưa ra nguyên nhân, động lực kết nối Nga- Trung Quốc gần nhau hơn. Nổi bật hơn cả trong những năm gần đây là các nguồn tài liệu của TTXVN luôn quan tâm đến quan hệ Nga- Trung Quốc, quan hệ Trung QuốcTrung Á và Nga- Trung Á. Thông qua các nguồn tài liệu tin cậy, quan trọng, xác thực này mối quan hệ Nga- Trung Quốc- Trung Á được phản ánh, đề cập vừa khái quát, sinh động vừa cụ thể. Các tài liệu tham khảo đặc biệt ra hàng ngày, hàng tháng, Tin tham khảo Chủ nhật, Các vấn đề quốc tế, Tài liệu phục vụ nghiên cứu, Tin trong nước, Tin thế giới... đã nêu ra những sự kiện rõ ràng, cập nhật nhất về bước đi, động thái, thành tựu trong quan hệ này. Đặc trưng của loại tài liệu này là đi sâu vào những sự kiện thường nhật, thời sự “nóng hổi” nhất về chính sách đối nội, đối ngoại, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Nga, Trung Quốc và các quốc gia Trung Á. Từ đây, người đọc sẽ Khóa luận tốt nghiệp Thu Phan Thị Hoài hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn thành tựu, thách thức cũng như triển vọng quan hệ này trong tương lai. Các Tạp chí nghiên cứu chuyên ngành như Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Ngiên cứu Trung Quốc, Nghiên cứu Châu Âu, Báo Tiền phong, Nhân dân... cũng có một số bài nghiên cứu về vấn đề xoay quanh quan hệ NgaTrung Quốc- Trung Á. Các tác giả dành nhiều công sức đề cập, tìm hiểu chính sách đối ngoại của các nước trong bối cảnh mới, đến chính sách của Nga và Trung Quốc ở khu vực Trung Á. Nhìn chung, sù quan tâm của các nhà nghiên cứu đối với đề tài Quan hệ Nga, Trung Quốc và Trung Á trong điều kiện hiện nay đã khá toàn diện, đầy đủ. Nhưng trước diễn biến của bối cảnh quốc tế đang hàng ngày, hàng giê thay đổi, quan hệ ba trục này luôn có những biến động, thăng trầm khó lường. Hơn thế, dưới góc độ lịch sử hoàn thiện, sâu sắc, quan hệ đối tác NgaTrung Quốc- Trung Á còn chưa nhiều, chưa khái quát. Vì vậy, những công trình đề cập trên đây, cùng nhiều bài viết, tác phẩm, khóa luận tốt nghiệp, Luận văn Thạc sỹ mà không có điều kiện liệt kê hết là nguồn tài liệu quý giá cho chúng tôi tham khảo để hoàn thành tốt khóa luận này. 3. Nội dung nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sơ phân tích, làm rõ những tác động của hoàn cảnh thế giới và trong nước của Nga, Trung Quốc, Trung Á, đề tài tập trung vào những vấn đề sau. Thứ nhất, tìm hiểu mối quan hệ giữa Nga- Trung Quốc- Trung Á trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh để thấy được những bước thăng trầm, thành tựu đạt được trong quan hệ đó. Từ đó, so sánh và làm nền tảng cho quan hệ đối tác giai đoạn sau. Thứ hai, thấy được tầm quan trọng của mỗi nước trong trục quan hệ, từ đó đưa ra những cơ sở, điều kiện cấu thành quan hệ đó. Thứ ba, đề tài bước đầu tìm hiểu một số kết quả đạt được trong quan hệ Nga- Trung Quốc- Trung Á. Qua đó, tìm hiểu xu hướng vận động, thuận lợi, khó khăn và suy nghĩ về triển vọng hợp tác trong tương lai. Khóa luận tốt nghiệp Thu Phan Thị Hoài 4. Phương pháp nghiên cứu. Về phương pháp luận, khóa luận lấy, vận dụng quan điểm, đường lối đối ngoại và các vấn đề quốc tế của Đảng, Nhà nước làm nền tảng nghiên cứu đề tài. Từ đó, sử dụng phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử quán triệt trong suốt quá trình thực hiện. Đây là đề tài lịch sử, vì vậy, chúng tôi dùng phương pháp nghiên cứu bộ môn để sưu tầm, chọn lọc và xử lý các nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu. Trên quan điểm lịch sử, người viết phản ánh một cách đầy đủ, chính xác về nội dung đề tài đặt ra. Đồng thời kết hợp với phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích để đánh giá, rót ra kết luận một cách toàn diện. 5. Giới hạn đề tài. Đề tài Quan hệ Nga- Trung Quốc- khu vực Trung Á sau chiến tranh Lạnh (1992- 2007) là vấn đề mang tính thời sự, các sự kiện vẫn đang tiếp diễn, thay đổi. Đề tài lấy mốc thời gian từ năm 1992 đến nay vì sau khi Liên Xô tan rã (25/12/1991), Liên bang Nga phát triển theo mét con đường mới, con đường phát triển của Tây Âu. Từ đó đến nay, Nga đã vươn lên khẳng định địa vị siêu cường của mình. Cùng với sự phát triển không ngừng đó, Nga từng bước chú trọng quan hệ với Trung Quốc, khu vực Trung Á, củng cố và gây ảnh hưởng của mình ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Trong khi đó, cả Trung Quốc, Trung Á đều có tiềm năng lớn để phát trển trong tương lai. Cả Nga và Trung Quốc đều muốn hạn chế ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Trung Á này. Vì vậy, họ càng xích lại gần nhau hơn, nhất là có một tổ chức đỡ đầu, tập hợp: Tổ chức hợp tác Thượng Hải (gọi tắt là SCO) 6. Đóng góp của đề tài Khóa luận nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện mối quan hệ NgaTrung Quốc-Trung Á từ sau chiến tranh Lạnh đến nay (1992- 2007) trong lòng quan hệ quốc tế. Từ đó, làm rõ quy luật phát triển của quan hệ quốc tế, tác động đến khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Người đọc có thể nhận thấy cái nhìn khá sinh động, đầy đủ từ mối quan hệ chiến lược hậu chiến tranh lạnh và rót ra kinh nghiệm cho chính mình. Khóa luận tốt nghiệp Thu Phan Thị Hoài Bước đầu bổ sung thêm nguồn tư liệu cho nghiên cứu, giảng dạy cho các học phần lịch sử thế giới hiện đại cũng như tìm hiểu quan hệ quốc tế đương đại. 7. Nguồn tư liệu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi lùa chọn và sử dụng nguồn tài liệu sau: Tài liệu tổng hợp: Sách chuyên khảo về lịch sử thế giới, lịch sử quan hệ quốc tế. Các công trình nghiên cứu, báo cáo của các nhà khoa học trong nước và thế giới. Các tạp chí chuyên khảo: Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, Nghiên cứu quốc tế, Nghiên cứu Trung Quốc... Các Tuần báo quốc tế, báo Nhân dân, Tiền phong, Thanh niên, Pháp luật... Các bản tin phục vụ nghiên cứu và tài liệu tham khảo hàng ngày, tham khảo đặc biệt Một số luận án Thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp Trang web điện tử trên mạng Internet. 8. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận này gồm 2 chương. Chương 1: Khái quát quan hệ Nga- Trung Quốc- Trung Á trong thời kỳ chiến tranh Lạnh Chương 2: Quan hệ Nga- Trung Quốc- Trung Á sau chiến tranh Lạnh (1992- 2007) Khóa luận tốt nghiệp Thu Phan Thị Hoài PHẦN NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT QUAN HỆ NGA- TRUNG QUỐC- TRUNG Á TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH LẠNH 1.1 Tình hình Liên bang Nga, Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa và các nước Cộng hòa Trung Á 1.1.1 Nước Nga Là nước có vị trí địa- chính trị hết sức đặc biệt trên bản đồ thế giới, Liên bang Nga là quốc gia duy nhất có lãnh thổ trải dài trên cả hai khu lục địa Âu- Á. Với lãnh thổ rộng lớn là 17,1 triệu km 2 lớn gấp 1,6 lần diện tích toàn châu Âu, 1,8 lần lãnh thổ Mỹ, Liên bang Nga có 3/4 diện tích ở châu Á, có nhiều lợi Ých gắn bó với châu lục này, tiếp giáp với Thái Bình Dương. Là một quốc gia lớn nhất thế giới, Nga có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển đất nước [9; 10]. Ngoài ra, Liên bang Nga còn được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phó bao gồm dầu mỏ, khí đốt, than đá, sắt, các loại kim loại quý như vàng, kim cương, đồng, kim loại màu... là thế mạnh giúp Nga có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế. Không chỉ có tài nguyên lớn, trên một lãnh thổ khổng lồ, Nga còn là một quốc gia đông dân trên thế giới với số dân 144,1 triệu người (đứng thứ sáu thế giới) [9; 10]. Đây là nơi tập trung hàng trăm dân téc khác nhau, hàng chục tôn giáo, lối sống, tín ngưỡng, phong tục tập quán, kinh tế, chính trị, văn hóa đa dạng. Thế mạnh này giúp Nga có một thị trường lao động dồi dào, với nhiều kỹ sư, giáo sư có trình độ kỹ thuật cao. Là quốc gia kế thừa chủ yếu những gì Xô viết để lại, Liên bang Nga càng có thêm cơ sở để hoạt động đối nội, đối ngoại thuận tiện. Với 70% lãnh thổ, 51% dân số, 70% ngoại thương, 60% công nghiệp, 90% dầu khí, 70% quân sự và 80% kho vũ khí hạt nhân, sản phẩm kế thừa từ Liên Xô giúp Nga có ngay những tiền đề thuận lợi. Vì vậy, trong một thời gian ngắn, cùng với thành tựu đạt được của việc khắc phục khủng hoảng, hình ảnh của một nước Khóa luận tốt nghiệp Thu Phan Thị Hoài Nga mới cũng chính thức ra đời từ đây. Những đối sách trong nước cộng với đường lối ngaọi giao đa phương hóa, đa dạng hóa trở thành chủ đề chính của nước Nga bước vào thế kỷ mới. 1.1.2 Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa Trung Quốc giáp Việt Nam, Nga, Udơbêkixtan, Cadắctan, Tatginixtan... Biên giới chung với 14 quốc gia. Thủ đô Bắc Kinh (Beijing) Diện tích: 9571300 km2, dân số 1.280.975.000 người (không kể Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao) (Năm 2002) Dân téc: 56 dân téc người, người Hán chiếm 91.9%, Choang, Duy Ngô Nhĩ, người Hồi, người Yê, Tây Tạng, Mãn Châu, Mông Cổ, Duy a, Triều Tiên... Trung Quốc đứng thứ ba thế giới về diện tích (sau Nga và Canada) và đứng đầu dân số. Đất nước rộng lớn này giàu có về tài nguyên thiên nhiên và nhiên liệu, chúng chưa được khai thác hiệu quả. Dầu mỏ (trữ lượng 2.4 tỷ thùng). Năm 2002: khai thác 3,4 triệu thùng/ngày. Ngoài ra, còn khí đốt, quặng sắt, bôxít, thiếc, tiềm năng thủy điện dồi dào (sản xuất điện năng đạt 1160 tỷ kWh). Vì vậy, trong thời gian không xa, Trung Quốc cùng với những tiềm năng hiện có sẽ phát triển không ngừng. 1.1.3 Các nước Cộng hòa Trung Á từ sau năm 1991 Khu vực Trung Á bao gồm 5 nước Cộng hòa: Tuốcmênixtan, Tatginixtan, Cưrơgưxtan, Udơbêkixtan, Cadắctan. Quá khứ, nơi đây được coi là “sân sau” của Liên Xô, hiện là nơi chứa đựng nhiều bất ổn nhất thế giới.  Cưrơgưxtan: Tiếp giáp với Cadắctan, Trung Quốc, Tatginixtan, Udơbêkixtan Thủ đô: Bikêt. Diện tích 190.000 km2, dân số 4.770.000 người Các téc người sinh sống: Người Kiệcghi, người Nga, người Udơbêch, người Ucraina. Khóa luận tốt nghiệp Thu Phan Thị Hoài Nước Cộng hòa này tuy không có nguồn dự trữ nguyên liệu hùng hậu như các nước láng giềng, nhưng có hai lĩnh vực tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế là khai thác vàng và khai thác điện năng. * Cadắctan: Giáp Nga, Cưrơgưxtan, Udơbêkixtan, biển Caxpi, Trung Quốc, Tuốcmênixtan, biển Aran. Thủ đô Astana Diện tích 2.724.000km2. Dân số 17.360.000 người. Có nhiều téc người sinh sống: người Nga, người Cadắc và người Ucraina. Là nước thuộc khu vực biển Caxpi, Cadắctan có trữ lượng tài nguyên khổng lồ. Mức tối đa khai thác dầu thời Xô viết là 26,5 triệu tấn/ năm. Dự tính đầu thế kỷ XXI đạt 100 triệu tấn, còn 2010 đến 2015 lên tới 170 triệu tấn/năm. Trong đó hơn 100 triệu tấn dành cho xuất khẩu. Không chỉ giàu có bởi riêng dầu mỏ, Cadắctan còn được thiên nhiên ưu đãi phong phú về khoáng sản. Ngoài các kim loại đen, kim loại màu, nước này còn có đến 25% trữ lượng uran của thế giới, được đánh giá vào khoảng 3,5 triệu tấn. Hiện Cadắctan là một trong những nước xuất khẩu uran lớn nhất thế giới (gần 3000 tấn/ năm). Trên lãnh thổ Cadắctan còn có các nhà máy lớn nhất thế giới sản xuất gần 85% nhiên liệu cho các nhà máy điện nguyên tử. Đó là nhà máy cơ khí Ulbinisk sản xuất nhiên liệu cho các nhà máy điện nguyên tử của Liên Xô cũ và các nước Đông Âu trước đây [23; 376]. Hơn thế, đây còn là nước cộng hòa có cơ sở hạ tầng tương đối lớn ở Trung Á, đặc biệt là đường ống dẫn dầu. Vì vậy, quốc gia này được coi là “hạt nhân” của Liên Xô trước đây, cũng là nước có vai trò quan trọng ở khu vực.  Tatginixtan: Giáp Cưrơgưxtan, Apganixtan, Udơbêkixtan, Trung Quốc Thủ đô: Dusanbe Diện tích: 143.000 km2, dân số là 6.155.000 người. Các dân téc đang sinh sống: người Nga, người Tadich, người Udơbếch... Quốc gia này có nhiều tiềm năng lớn về thủy điện, dầu mỏ, than nâu. Đặc biệt nhất, Tatginixtan có trữ lượng urani giàu nhất thế giới.  Udơbêkixtan: Giáp Cadắctan, Cưrơgưxtan, Tatginixtan, Apganixtan, Tuốcmênixtan, biển Aran, Trung Quốc Khóa luận tốt nghiệp Thu Phan Thị Hoài Thủ đô: Tasken, dân số: 24.755.519 người Đây là quốc gia đông dân nhất khu vực, tương đối giàu có về dầu mỏ và khí đốt. Nếu năm 1992, Udơbêkixtan còn phải nhập của Nga gần 5 triệu tấn sản phẩm dầu mỏ thì 5 năm qua từ 1995- 2000 đã trở thành một trong sè Ýt nước tự túc được về năng lượng. Năm 1997, nước này đã xuất khẩu 2 triệu tấn sản phẩm dầu mỏ. Công nghiệp hóa dầu cũng phát triển nhanh. Công suất 2,5 triệu tấn ở thành phố Bukharan, nhà máy lọc dầu ở Phergana năm 1997 được sửa chữa đã nâng công suất lên đến 12 triệu tấn. Udơbêkixtan còn nhận đảm bảo toàn bộ nhu cầu về khí đốt cho Tatginixtan (gần 1 tỷ m3) Quốc gia này được coi là nước có điều kiện thuận lợi nhất trong khu vực, thu hót tổng vốn đầu tư nước ngoài đến hơn 6 tỷ USD [23; 377].  Tuốcmênixtan: Giáp Cadắctan, Udơbêkixtan, Apganixtan, Iran, biển Caxpi. Thủ đô: Asơkhabat Thñ ®«: As¬khabat Diện tích: 448.100 km2, 90% diện tích là sa mạc. Dân số là 4518000 người. Có các dân téc người chính: Người Tuốcmen, người Nga, người Udơbêdi... Quốc gia này có trữ lượng khí thiên nhiên đứng thứ 5 thế giới, trữ lượng dầu mỏ cũng chiếm vị trí đáng kể. Nhìn chung các nước Cộng hòa khu vực Trung Á đều là quốc gia giàu về tài nguyên thiên nhiên, đa dạng về văn hóa, sắc téc. Đây là lợi thế to lớn trong quá trình giao lưu, hội nhập với thế giới. Nhất là trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa như hiện nay. 1.2. Khái quát về quan hệ Liên Xô, Trung Á và Trung Quốc trong thời kỳ chiến tranh Lạnh. Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945) cùng với tiềm lực và ưu thế to lớn về kinh tế, chính trị, mỹ ra sức củng cố vị thế của mình, vươn lên năm lấy vai trò lãnh đạo hệ thống tư bản chủ nghĩa, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ra nhiều khu vực, trở thành đối trọng với Liên Xô- đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa. Mỹ đã xúc tiến thành lập các liên minh chính trị- Khóa luận tốt nghiệp Thu Phan Thị Hoài quân sự song phương và đa phương như liên minh Mỹ- Nhật (1951), khối SEATO (1954), khối Batđa (1955 đổi là CENTO). Ngoài ra, phía Hoa Kỳ còn cho xây dựng hàng loạt các căn cứ quân sự, rải quân, trang bị vũ khí ra khắp thế giới, nâng cao ảnh hưởng và vị trí của Mỹ trên trường quốc tế. Là nước đi đầu trong chiến tranh thế giới thứ hai, hậu thuẫn đắc lực, người “anh cả” tài ba của phe xã hội chủ nghĩa, Liên Xô một mặt củng cố vị trí, ảnh hưởng của mình tại khu vực các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, mặt khác, thực thi chính sách đối ngoại mở cửa, quan hệ giao lưu với nước ngoài. Châu Á- nơi 3/4 lãnh thổ của Liên Xô nhanh chóng trở thành mục tiêu hàng đầu của nước này. Việc tăng cường giúp đỡ và ủng hộ to lớn về kinh tế, chính trị, quân sự cho cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập, ổn định của nhân dân châu Á là hoạt động thường xuyên, hiệu quả của Matxcơva. Do đó, vị thế và vai trò của Liên Xô ở châu Á ngày càng được mở rộng và tăng cường. Là nước lớn nhất châu Á, cùng đi theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Liên Xô đã chọn lùa, Trung Quốc có nhiều lợi Ých tương đồng với quốc gia này. Điều này dễ hiểu vì sao ngay trong thời kỳ chiến tranh Lạnh- cuộc chiến tranh hao người tốn của hơn bất cứ cuộc chiến tranh nào- quan hệ Xô- Trung vẫn thắm đượm tình hữu nghị. Khi mà hai cực Xô- Mỹ luôn căng thẳng, đối đầu thì quan hệ Liên Xô- Trung Quốc lại trở nên tốt đẹp, hòa dịu. Trung Quốc có đường biên giới với Liên Xô dài 8000 km, do đó Bắc Kinh chiếm vị trí hàng đầu trong chính sách đối ngoại hướng châu Á của Liên Xô. Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, chính Liên Xô đã giúp đỡ to lớn cả vật chất, tinh thần cho phong trào cách mạng của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc. Nhất là giai đoạn Trung Quốc đấu tranh giải phóng dân téc, Liên Xô đã không ngần ngại ủng hộ lực lượng quân đội, trang bị vũ khí cho các căn cứ Đông Bắc Trung Quốc củng cố tiềm lực của mình. [7; 19] Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời tuyên bố đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Thắng lợi to lớn mà nhân dân Trung Quốc đạt được này có một phần không nhỏ công lao của người anh cả Liên Xô. Ngay sau khi tuyên bố thành lập, Liên Xô đã công nhận chính phủ Cộng hòa Khóa luận tốt nghiệp Thu Phan Thị Hoài Trung Hoa, thiết lập quan hệ ngoại giao thân thiện giữa hai nước chính thức tháng 1/1950. Không lâu sau, ngày 14/2/1950, tại Matxcơva, Liên Xô và Trung Quốc đã ký “Hiệp ước hữu nghị, liên minh và tương trợ” có hiệu lực trong 30 năm. Nội dung chính nhằm chống nguy cơ phục hồi chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản, tập trung trong 6 điều khoản. Một số điều khoản quan trọng: Điều 1: Hai bên thi hành mọi biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn tái diễn xâm lược và vi phạm hòa bình từ phía Nhật hoặc bất cứ nước nào khác có thể hợp tác với Nhật, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp trong các hành động xâm lược. Trong trường hợp một bên bị tấn công bởi Nhật hay bất kỳ nước nào khác liên minh với Nhật thì bên kia lập tức giúp đỡ về quân sự và bằng mọi biện pháp có thể. Điều 2: Mỗi bên sẽ không tham gia vào liên minh nào để chống bên kia và cũng không tham gia vào bất cứ liên hiệp nào, không có một hành động hay biện pháp nào chống lại bên kia. Điều 5: Hai bên sẽ củng cố các quan hệ kinh tế và văn hóa với nhau, giúp đỡ kinh tế và tiến hành hợp tác kinh tế với nhau khi cần thiết. Thực hiện đúng các điều khoản đã ký kết trên, trong 10 năm (1950- 1959), Liên Xô đã cung cấp vốn và công nghệ giúp Trung Quốc khôi phục, mở rộng, xây dựng mới trên 400 cơ sở công nghiệp và nhiều hạng mục công trình khác. Liên Xô đã đưa sang giúp Trung Quốc hơn 11.000 chuyên gia ở các lĩnh vực như: khoa học, kỹ thuật, đào tạo đại học, y tế, văn hóa, hơn 3000 chuyên gia và 11.000 sinh viên Trung Quốc được gửi sang đào tạo ở Liên Xô. Liên Xô còn cho Trung Quốc vay những khoản tín dụng trị giá 300 triệu USD với lãi suất 1%/năm để nước này thanh toán những thứ mà Liên Xô cung cấp cho Trung Quốc như thiết bị máy móc, nhà máy phát điện, nhà máy luyện kim, chế tạo cơ khí, thiết bị hầm mỏ để sản xuất than, quặng sắt, thiết bị xe lửa, vận tải... Đổi lại, Trung Quốc thanh toán cho Liên Xô bằng nguyên liệu, chè, vàng, đô la Mỹ. [25; 5-6] Khóa luận tốt nghiệp Thu Phan Thị Hoài Cùng với việc tăng cường các hoạt động hợp tác về kinh tế, hiệp ước XôTrung năm 1950 còn khẳng định liên minh Xô- Trung trong lĩnh vực an ninh, chính trị và củng cố quốc phòng. Hai nước sẽ cùng phối hợp hành động nếu một trong hai bị tấn công. Mặt khác, phía Matxcơva còn cam kết sẽ tiếp tục đấu tranh giành quyền hợp pháp của Trung Quốc tại Liên Hợp quốc. Để củng cố thêm một bước hợp tác an ninh- quân sự, Liên Xô đã chủ động cử một đoàn không quân sang giúp Trung Quốc bảo vệ vùng trời của nước này. Năm 1952, khi cuộc chiến tranh Triều Tiên đang bước vào giai đoạn căng thẳng, Liên Xô lại tiếp tục giúp Trung Quốc để Trung Quốc giúp Bắc Triều Tiên tiến hành chiến tranh. Rõ ràng, những sự giúp đỡ, những mối giao lưu của hai chính phủ XôTrung được bắt đầu ngay trong thời kỳ chiến tranh Lạnh và ngày càng được hai nước bồi đắp, nuôi dưỡng. Năm 1952, Liên Xô đã chuyển giao cho Trung Quốc tuyến đường sắt Trường Xuân, hải cảng Lữ Thuận và Đại Liên, ký hiệp định kinh tế cung cấp thêm cho Trung Quốc khoản tín dụng 520 triệu Rúp với lãi suất ưu đãi. Cùng với việc làm này, Liên bang Xô viết còn trao thêm cho doanh nghiệp Trung Quốc cổ phần mà mình có được trong các công ty liên doanh Trung- Xô, giúp Trung Quốc xây dựng thêm 15 xí nghiệp công nghiệp. Một tín hiệu đặc biệt quan trọng trong lịch sử Trung Quốc là được sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc đã nghiên cứu và cho xây dựng lò phản ứng hạt nhân đầu tiên vào năm 1955 [26; tr 13-14] Nhân dịp kỷ niệm 3 năm ngày hai nước ký hiệp ước, Tổng thống S.Taline đã gửi một bức điện sang Trung Quốc chúc mừng mối quan hệ láng giềng, hữu nghị tốt đẹp giữa hai chính phủ thời gian qua. Đáp lại, chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã bày tỏ “lòng biết ơn sâu sắc” đối với “sự giúp đỡ thực sự vô tư của chính phủ và nhân dân Liên Xô” đối với Trung Quốc [28; 11]. Trong báo cáo kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, phó Thủ tưởng kiêm Chủ nhiệm ủy ban kế hoạch, Lý Phú Xuân đã nói: “chóng ta phải tập trung cố gắng của chúng ta vào xây dựng công nghiệp, bao gồm 694 công trình trên hạng ngạch, trong đó cốt lõi là 156 công trình do Liên Xô thiết kế cho chóng Khóa luận tốt nghiệp Thu Phan Thị Hoài ta và sẽ là nền móng đầu tiên của công cuộc hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc (...), lò hạt nhân và xây dựng công nghiệp cả kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (...). Về 156 công trình này, Liên Xô giúp chúng ta từ đầu đến cuối của toàn bộ quá trình, từ thăm dò địa chất, lùa chọn đại điểm xây dựng, thu thập số liệu để thiết kế, cung cấp thiết bị, chỉ đạo xây dựng, lắp đặt và đưa vào sản xuất chế tạo các sản phẩm mới” [14; 7] Từ thành tựu trên, nhân dân Trung Quốc cũng như chính phủ Mao Trạch Đông đã không ngần ngại bày tá: “Các đề án thiết kế của Liên Xô sử dụng rộng rãi phần lớn những thành tựu kỹ thuật hiện đại nhất, tất cả những thiết bị do Liên Xô cung cấp cho chóng ta đều thuộc loại tốt nhất và tối tân nhất. Giai cấp công nhân Liên Xô vĩ đại và chính phủ Liên Xô vĩ đại đang đặt ưu tiên hàng đầu cung cấp cho chóng ta những thiết bị tốt nhất. Chính phủ và nhân dân Trung Quốc xin nhiệt liệt cảm ơn sự giúp đỡ to lớn, lâu dài, toàn diện, và vô tư của Liên Xô. Để củng cố và thúc đẩy công cuộc công nghiệp hóa đất nước, chúng ta phải củng cố và phát triển hơn nữa liên minh kinh tế và hợp tác hữu nghị với Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân, do đó, thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế chung của phe xã hội chủ nghĩa và tăng cường các lực lượng hòa bình và dân chủ” [14; 6-7]. Tính đến năm 1959, Liên Xô đã viện trợ cho Trung Quốc 1tỷ 250 nghìn USD, riêng năm 1958, được sự giúo đỡ của Liên Xô, Trung Quốc đã xây dựng được 47 xí nghiệp công nghiệp [14; 10]. Những biến chuyển tốt đẹp giữa hai nước đã dẫn đến thông cáo tháng 8/1958 về quan hệ Nhà nước và Đảng giữa Liên Xô và Trung Quốc “đang ngày càng phát triển tốt đẹp và trở nên ngày càng vững chắc hơn”. Hai Đảng sẽ “đấu tranh không khoan nhượng chống lại chủ nghĩa xét lại- mối đe dọa chủ yếu của phong trào cộng sản” [14; 10- 11] Quan hệ ngày càng tốt đẹp giữa Liên Xô- Trung Quốc đã tăng thêm sức mạnh cho hệ thống xã hội chủ nghĩa, trở thành một liên minh chống lại Mỹ đảm bảo cho nền hòa bình, an ninh thế giới. Có thể thấy, hai quốc gia, hai dân téc cũng như nhân dân hai nước từ lâu đã có mối quan hệ hữu nghị, sâu sắc. Liên Xô cũng đánh giá rất cao quan hệ Khóa luận tốt nghiệp Thu Phan Thị Hoài này: “Trong quan hệ với Đảng cộng sản Trung Quốc, Đảng ta luôn luôn được chỉ đạo bởi thực tế là tình hữu nghị của hai dân téc vĩ đại, sự gắn bó giữa hai đảng chúng ta là những đảng lớn nhất trong phong trào cộng sản quốc tế, có tầm quan trọng đặc biệt trong cuộc đấu tranh cho thắng lợi của những mục tiêu chung giữa chúng ta” [14; 12]. Quan hệ Xô- Trung ngày càng bền thắm, hữu hảo thì càng vấp phải sự cản trở của nhiều thế lực bên ngoài. Đến những năm 60 của thế kỷ XX, giữa hai nước nổi lên những bất đồng, mâu thuẫn làm cho quan hệ Xô- Trung bắt đầu có những dấu hiệu rạn nứt. Từ mâu thuẫn trong mục tiêu, tư tưởng, đường lối của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ dẫn tới hệ quả xung đột biên giới Xô- Trung cuối năm 1969. Từ đây, quan hệ Xô- Trung có chiều hướng xấu đi. Những bất đồng khó có thể hòa giải, nhất là trong việc dẫn dắt, chỉ đạo phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới. Lúc này, Liên Xô rút chuyên gia về nước, còn Trung Quốc tuyên bố hủy bỏ các công việc theo những dự án, những hợp đồng đã ký kết giữa hai nước. Ngày 20/11/1965, Trung Quốc đã dùng những lời lẽ gay gắt để trả lời thư từ phía Liên Xô: “Giữa hai đảng chúng ta không thể hòa hợp được, không còn điều gì để liên kết” [14; 16]. Căng thẳng hơn, từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 8/ 1969, Trung Quốc đã 488 lần gây xung đột biên giới với Liên Xô. Nguy hiểm là tháng 2/1972, Trung Quốc đã ký với Mỹ “Thông cáo Thượng Hải” công khai bắt tay Mỹ để chống lại Liên Xô trong cuộc đua chiến tranh Lạnh. Suốt thập niên 70, quan hệ Xô- Trung hầu như không được cải thiện vì Trung Quốc vẫn tiếp tục chiến lược ngoại giao liên kết với Mỹ, coi mình là quốc gia siêu cường, “nước lớn”, cùng Mỹ thao túng khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Điều này trực tiếp đe dọa nền hòa bình, an ninh của Liên Xô và các nước đồng minh. Đến những năm 80, khi cục diện chiến tranh Lạnh có xu hướng hòa dịu hơn, sau nhiều lần Liên Xô đề nghị nối lại vòng đàm phán, Trung Quốc và Liên Xô đã bình thường hoá quan hệ. Tại sao lúc này Liên Xô lại chủ động hòa giải với Trung Quốc, muốn có được tình hữu nghị truyền thống tốt đẹp Khóa luận tốt nghiệp Thu Phan Thị Hoài của hai quốc gia từ trước? Thời điểm này Liên Xô đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973. Nền kinh tế trong nước trì trệ, có dấu hiệu suy thoái, uy tín trên trường quốc tế giảm sút nghiêm trọng... Cùng với mong muốn đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, giới lãnh đạo Liên Xô buộc phải điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình, trước tiên là với Trung Quốc. Để thực hiện tốt nhiệm này, Liên Xô đã có những bước đi tích cực đầy thiện chí. Đầu tiên là việc bình thường hóa quan hệ, không chỉ trong lĩnh vực an ninh- chính trị mà còn cả trong lĩnh vực kinh tế, đến việc thừa nhận Trung Quốc là nước “xã hội chủ nghĩa, một cường quốc” [23; 1-15] Bên cạnh công nhận vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương cũng như thế giới, Liên Xô còn bày tỏ thái độ hợp tác thân thiện với Trung Quốc trong những vấn đề quốc tế có liên quan đến hai nước như: vấn đề hòa bình ở Cămpuchia, ở Apganixtan, ở Triều Tiên... Ngoài ra, chính phủ Liên Xô cũng nhượng bộ đáng kể trong việc chủ động rút quân khỏi lãnh thổ Apganixtan trên đất Mông Cổ để dễ dàng đàm phán với Trung Quốc về tranh chấp biên giới mà không vấp phải cản trở nào. Như vậy, sau gần hai thập kỷ đối đầu, căng thẳng, Trung Quốc và Liên Xô dần nối lại quan hệ hữu nghị, dù bước đi này còn rất thận trọng, dè dặt và những ảnh hưởng từ quá khứ còn chưa nguôi ngoai. Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Gioocbachốp tháng 5 năm 1989 đã đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai chính phủ. Tại đây, hai nước đã đưa ra khẩu hiệu: “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” và tuyên bố chung khẳng định “tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không tấn công nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, chung sống hòa bình” [10;1-5] Thỏa thuận này được coi là nguyên tắc cơ bản chỉ đạo quan hệ Xô- Trung, mở đường cho sự hợp tác kinh tế- thương mại giữa Liên Xô và Trung Quốc. Mặc dù cuối thập kỷ 80 cả Liên Xô và Trung Quốc đều phải đối phó với những khó khăn trong nước song quan hệ Xô- Trung tiếp tục được cải thiện Khóa luận tốt nghiệp Thu Phan Thị Hoài đáng kể. Tháng 5 năm 1991, nhận lời mời của chính phủ Liên Xô, Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc đã sang thăm chính thức nước này. Hai bên đã cùng nhau ký kết nhiều thỏa thuận quan trọng về hợp tác kinh tế- thương mại Xô- Trung, về an ninh biên giới, cam kết kiềm chế các hoạt động quân sự ở khu vực biên giới hạ lưu sông A-mua. Tóm lại, trong suốt thời kỳ chiến tranh Lạnh, quan hệ Xô- Trung tuy có lúc hòa dịu, khi căng thẳng song cả hai nước, hai chính phủ đều cùng đồng lòng, hiệp sức vì mục tiêu chung, hòa bình, ổn định và phát triển lâu dài. Những bước thăng trầm đó phải chăng là thử thách để tôi luyện thêm tình đoàn kết, hòa hợp giữa hai quốc gia, làm nền tảng cho mối quan hệ giai đoạn sau càng bền vững, tốt đẹp, hiệu quả? Trung Á nằm án ngữ con đường huyết mạch từ Đông sang Tây, được thành lập từ hàng nghìn năm trước với tên goi nổi tiếng “con đường tơ lụa”. Bằng con đường “vàng” này mà việc giao lưu thông thương hàng hóa của các nhà buôn quốc tế từ vùng Mãn Châu (Trung Quốc) tới Ên Độ và khu vực Tiểu Á diễn ra từ rất sớm, trở nên vô cùng tấp nập từ đầu công nguyên. Các nước Trung Á càng trở nên quan trọng hơn khi mà cách đây không lâu người ta thăm dò và ước tính nguồn tài nguyên dự trữ dầu mỏ và khí đốt phong phú, chỉ đứng sau khu vực Trung Đông được coi là “rốn dầu” của thế giới. Những thuận lợi này giải thích vì sao Trung Á từ trước tới nay là tiêu điểm của các vấn đề quốc tế đan xen, chồng chéo nhau, thậm chí đối lập nhau. Là quốc gia có hệ thống đường biên giới dài tiếp giáp với các nước Trung Á, Trung Quốc không thể “làm ngơ” trước một khu vực “nổi tiếng” vậy. Ngay trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, nhất là từ sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập (1/10/1949) Trung Quốc đã đặt quan hệ ngoại giao với khu vực này. Khóa luận tốt nghiệp Thu Phan Thị Hoài Khóa luận tốt nghiệp Thu Phan Thị Hoài Chương 2 QUAN HỆ LIÊN BANG NGA- TRUNG QUỐC- KHU VỰC TRUNG Á SAU CHIẾN TRANH LẠNH (1992- 2007) 2.1 Những cơ sở của quan hệ hợp tác Nga- Trung Quốc- Trung Á Thế kỷ XX đã chứng kiến biết bao sự biến động lớn lao của lịch sử làm thay đổi cục diện thế giới. Cuối những năm 80 cuộc chiến tranh Lạnh chấm dứt. Cùng với sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta, thế giới bước vào thời kỳ quá độ của xu thế đa cực hóa. Mặc dù, trong bối cảnh hiện nay, xu hướng trên được xác định rõ ràng, nhưng thể chế “nhất siêu, đa cường” vẫn tiếp tục duy trì. Thậm chí, mối quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô chuyển từ đối đầu sang đối thoại song sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước nhằm tìm kiếm vị trí quốc tế siêu cường cho mình vẫn tồn tại và đang trên đà phát triển. Mục đích lớn nhất cũng là tư tưởng xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Mỹ những năm qua là ra sức ngăn chặn sự trỗi dậy của các quốc gia và tăng cường ảnh hưởng đến các khu vực trên thế giới nhằm mọi biện pháp duy trì trật tự thế giới đơn cực. Bằng mọi hình thức, mọi phương tiện hiện có, Mỹ đang chạm tay tới khắp thế giới. Ngược lại với Mỹ, những siêu cường khác mà tiêu biểu là Liên minh châu Âu, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ên Độ... đều hướng tới một thế giới đa cực, thực hiện chính sách ngoại giao tăng cường hợp tác quốc tế, thực hiện chủ nghĩa đa phương, phản đối kịch liệt xu thế đơn phương của Mỹ. Chính sự vân động và trào lưu phát triển đó đã đẩy chủ nghĩa đơn phương mà Mỹ đang ra sức củng cố đi vào bế tắc, ngõ cụt. Tuy nhiên, Mỹ không dễ dàng từ bỏ tham vọng và những toan tính của mình. Vì thế, trong lòng thế giới đang tồn tại âm ỉ mâu thuẫn gay gắt. Những mối quan hệ chồng chéo Êy tác động đến các nước và các mối quan hệ đa phương, song phương không dễ gì hóa giải. Đặc biệt là sự chi phối của các nước lớn mà nổi lên quan hệ Trung- Nga. Trong giai đoạn đầu tiếp quản những cơ sở mà Liên Xô để lại, nền kinh tế, chính trị, xã hội Nga bị khủng hoảng nghiêm trọng. Nước Nga kế
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất