Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ kinh tế của liên bang nga eu giai đoạn 2000 – 2017 (2018)...

Tài liệu Quan hệ kinh tế của liên bang nga eu giai đoạn 2000 – 2017 (2018)

.PDF
70
189
105

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ HOÀNG THỊ NHẠN QUAN HỆ KINH TẾ CỦA LIÊN BANG NGA - EU GIAI ĐOẠN 2000 – 2017 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử thế giới HÀ NỘI - 2018 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ HOÀNG THỊ NHẠN QUAN HỆ KINH TẾ CỦA LIÊN BANG NGA – EU GIAI ĐOẠN 2000 - 2017 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Th.S NGUYỄN THỊ NGA HÀ NỘI - 2018 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các Thầy giáo, Cô giáo trong khoa Lịch sử, Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã dạy dỗ, chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường cũng như trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Thị Nga đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho em hoàn thành tốt khóa luận của mình. Trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, do thời gian có hạn và bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học nên không thể ttránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của của các Thầy, Cô giáo và các bạn sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn! . Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Sinh viên thực hiện Hoàng Thị Nhạn LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp “Quan hệ kinh tế của Liên bang Nga - EU giai đoạn 2000 – 2017” được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của Th.S Nguyễn Thị Nga. Em xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân em, không trùng lặp với bất kì kết quả nghiên cứu của tác giả nào khác. Những kết quả thu được là hoàn toàn chân thực. Nếu sai em xin chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Sinh viên thực hiện Hoàng Thị Nhạn DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN ECB European Central Bank Ngân hàng Trung ương châu Âu EU European Union Liên minh châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội IMF International Monetary Fund Qũy tiền tệ quốc tế NATO North Atlantic Treaty Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Organization Dương Non Ngovernmental Tổ chức phi chính phủ NGO Organization WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài .........................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .........................................................................2 3. Mục đích, đối tƣợng vàphạm vi nghiên cứu ...........................................4 4. Nhiệm vụ của đề tài ....................................................................................4 5. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................5 6. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .............................................5 7. Bố cục của khóa luận .................................................................................6 NỘI DUNG......................................................................................................7 Chƣơng 1: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUAN HỆ KINH TẾ CỦA LIÊN BANG NGA VÀ EU ............................................................7 GIAI ĐOẠN (2000 – 2017) ............................................................................7 1.1. Nhân tố khách quan (Bối cảnh quốc tế) ................................................7 1.2. Nhân tố chủ quan ................................................................................. 10 1.2.1. Tình hình châu Âu vàEU ................................................................. 10 1.2.2.Tình hình nước Nga............................................................................ 14 1.3. Vị trícủa Nga trong chính sách kinh tế đối ngoại của EU ............... 18 1.4. Vị trícủa EU trong chính sách kinh tế đối ngoại của Nga ............... 20 1.5. Khái quát về quan hệ kinh tế Nga – EU từ sau Chiến tranh lạnh đến trƣớc thế kỉ XXI .......................................................................................... 22 Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................ 25 Chƣơng 2: TÌNH HÌNH QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA LIÊN BANG NGA VỚI EU GIAI ĐOẠN (2000 – 2017) .......................................................... 26 2.1. Chính sách kinh tế của Nga đối với EU ............................................. 26 2.2. Chính sách kinh tế của EU đối với Nga ............................................. 27 2.3. Tình hình quan hệ kinh tế của Liên Bang Nga vàEU ...................... 32 2.3.1. Về nông nghiệp................................................................................... 35 2.3.2. Về công nghiệp ................................................................................... 36 2.3.3 Về thương mại và đầu tư .................................................................... 38 2.4. Nhận xét ................................................................................................ 46 2.4.1. Đặc điểm ............................................................................................. 46 2.4.2. Tác động ............................................................................................. 46 2.4.3. Triển vọng ........................................................................................... 50 Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................ 52 KẾT LUẬN .................................................................................................. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 57 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nằm trên vùng đất chiến lược của thế giới, lại làhai thực thể lớn nhất châu Âu, mối quan hệ hợp tác Liên bang Nga – EU luôn có ý nghĩa quan trọng đối với sự ổn định của cả Châu lục vàthế giới. [9, tr1]. Quan hệ Nga – EU trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX tương đối nồng ấm. Điều này xuất phát từ tình hình nước Nga lúc bấy giờ. Tì nh trạng khủng hoảng vàsuy thoái kéo dài, nội bộ chí nh trị rối ren, vị thế trên trường quốc tế suy giảm khiến nước Nga phải nhượng bộ phương Tây trong mọi lĩnh vực từ an ninh, quân sự đến các vấn đề về kinh tế. Ngày 31/12/1999, V. Putin lên thay B. Yeltsin trở thành Tổng thống Liên bang Nga. Từ bỏ chí nh sách phiến diện nghiêng phương Tây của người tiền nhiệm để theo đuổi đường lối ngoại giao độc lập mang tính thực dụng vìlợi í ch quốc gia, nước Nga dưới sự lãnh đạo của vị Tổng thống mới đã bắt đầu khôi phục hình ảnh vàvị thế cũng như bắt đầu cólập trường của riêng mình đối với nhiều vấn đề trong quan hệ với EU. Quan hệ Nga – EU được thiết lập từ tháng 9/1991 và được định hình theo khuôn khổ đối tác chiến lược bằng “Hiệp định đối tác vàhợp tác” ký kết năm 1994, chính thức cóhiệu lực từ tháng 12 năm 1997 [9, tr1]. Quan hệ kinh tế Nga – EU là mối quan hệ điển hì nh, nổi bật trong kinh tế quốc tế. Làmối quan hệ kinh tế giữa Liên minh Châu Âu (EU) và quốc gia giáp biên giới lớn nhất về phía Đông - Nga. Mối quan hệ của các quốc gia thành viên riêng lẻ của Liên minh châu Âu và Nga thay đổi, mặc dù một phác thảo chính sách đối ngoại chung vào năm 1990 đối với Nga là chính sách đối ngoại đầu tiên của EU đã đồng ý. Hơn nữa, bốn không gian chung của Liên minh châu Âu – Nga được thống nhất như một khuôn khổ để thiết lập quan hệ tốt hơn. 1 Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Nga và EU Chưa bao giờ làổn màluôn có những thăng trầm. Sự việc đã bị đẩy lên đến căng thẳng cực điểm làkhi Mỹ, Canada, Australia cùng trên một nửa số thành viên Liên minh châu Âu đồng loạt tuyên bố trục xuất các nhàngoại giao Nga để bày tỏ tình đoàn kết. Bất chấp những mâu thuẫn vàchia rẽ, Nga và phương Tây luôn có mối ràng buộc về kinh tế. Tại châu Âu, Nga vẫn làmột đối tác quan trọng trên cả góc độ kinh tế lẫn an ninh, nếu đổi thành cuộc chiến thương mại hay kinh tế, sẽ kéo theo những hệ quả khôn lường với cả hai bên. Bài nghiên cứu “Quan hệ kinh tế Liên bang Nga – EU giai đoạn 2000 – 2017” góp phần giải thích nguyên nhân của những thăng trầm trong quan hệ Nga – EU, chủ yếu trong giai đoạn cầm quyền của Tổng thống V.Putin. Thông qua việc tìm hiểu quan hệ kinh tế của Nga với EU sẽ làm nổi bật những cơ hội vàthách thức của chí nh sách ấy, cũng như triển vọng của mối quan hệ Nga – EU vàlợi ích của mỗi bên trong quátrì nh thực hiện chí nh sách, nhằm phục vụ thiết thực cho mực tiêu kinh tế của mỗi bên. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1.1. Tài liệu tiếng Việt Làmột mối quan hệ đa dạng, quan hệ Nga – EU đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả. Nhiều công trì nh nghiên cứu về Nga, EU vàcác chí nh sách kinh tế, đối ngoại của Nga, EU đã được công bố, đem lại nguồn tài liệu quý báu cho độc giả. Các vấn đề liên quan đến quan hệ Nga – EU luôn được quan tâm. Tiêu biểu làcuốn “Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ 21” do Nguyễn An Hà (chủ biên), Nguyễn Thanh Hương, Nguyễn Cảnh Toàn được NXB Khoa học vàXãhội phát hành năm 2011. Cuốn sách đề cập đến một số vấn đề chí nh trị vàkinh tế nổi bật của Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ XXI, dự báo 2 về xu thế vận động cũng như giải quyết các vấn đề chí nh trị vàkinh tế chủ yếu của Liên bang Nga tới năm 2020. Cuốn “Hợp tác kinh tế và thương mại EU” xuất bản năm 1995 của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay làBộ Kế hoạch và đầu tư). Cuốn sách cung cấp những thông tin về EU đặc biệt là các cơ sở kinh doanh, các tổ chức xuất khẩu muốn thâm nhập vào thị trường EU và tư nhân muốn hợp tác kinh doanh vàsản xuất với các đối tác EU. Ngoài ra còn một số nghiên cứu khác về Nga và EU như cuốn “Hệ lụy cúa những rào cản trong quan hệ Nga – EU” xuất bản năm 2007 của tác giả NgôDuy Ngọ đăng trên Tạp chíViện Nghiên cứu châu Âu, cùng một số tài liệu trên các tạp chí khác như Tạp chínghiên cứu châu Âu, tài liệu tham khảo của Thông tấn xãviệt Nam vàcác tài liệu cótrên Internet. 2.1.2. Tài liệu tiếng Anh Luận văn Thạc sĩ “Trade and Economic Relations Between Russia and the EU” (Tạm dịch: Quan hệ thương mại vàkinh tế giữa Nga vàEU) của tác giả Ksenia Mityukova đã nói lên sự quan tâm lẫn nhau trong sự hợp tác phát triển kinh tế giữa Nga vàEU. Hay các tài liệu về EU, hội nghị EU – Nga, các phân tích nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu trong hội nhập châu Âu vàchính trị toàn cầu, trang web của các tổ chức EU. Những nghiên cứu trên hầu hết làcó phạm vi nghiên cứu rất rộng và bao quát rất nhiều những vấn đề có liên quan đến Nga vàEU hoặc làrất khái quát về một khía cạnh nào đó trong quan hệ, chưa đi vào nghiên cứu quan hệ kinh tế của Nga và EU giai đoạn 2000 – 2017. Do vậy, tác giả chọn đề tài “Quan hệ kinh tế của Liên bang Nga và EU giai đoạn 2000 – 2017” nhằm tìm hiểu một cách toàn diện về quan hệ kinh tế của Liên bang Nga vàEU trong những năm 2000 – 2017. Với các nội dung được đề cập ở đề tài này, 3 hy vọng sẽ lànguồn bổ sung nhỏ bé, góp phần làm phong phú thêm những thông tin về quan hệ kinh tế Nga – EU trong giai đoạn đầy biến động của tì nh hình thế giới đầu thế kỷ XXI. 3. Mục đích, đối tƣợng vàphạm vi nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là: - Phân tích các yếu tố tác động đến quan hệ kinh tế Nga – EU. - Làm rõ những thực trạng của quan hệ kinh tế Nga – EU từ năm 2000-2017. - Chỉ ra những đặc điểm trong quan hệ kinh tế Nga – EU. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung phân tích về quan hệ kinh tế của Nga vàEU thể hiện trên các lĩnh vực khác nhau. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài nghiên cứu về quan hệ kinh tế của Nga vàEU - Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu quan hệ kinh tế Nga – EU giai đoạn 2000 – 2017. 4. Nhiệm vụ của đề tài Đề tài tập trung làm nổi bật những vấn đề sau: - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế của Nga vàEU giai đoạn 2000 – 2017. - Phân tích những thành tựu cơ bản nhất trong quátrì nh hợp tác kinh tế Nga – EU giai đoạn 2000 – 2017 trên nhiều phương diện hợp tác: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và đầu tư. Như vậy, đề tài tập trung nghiên cứu quan hệ kinh tế Nga – EU giai đoạn 2000 – 2017. Trong đó, mối quan hệ này được xem xét theo chiều hướng Nga làchủ thể, còn EU với tư cách là đối tượng. 4 5. Ý nghĩa của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài sẽ lànguồn tư liệu tham khảo cho các nghiên cứu kinh tế thế giới nói chung, cũng như lịch sử nước Nga và EU nói riêng, đặc biệt làcông tác nghiên cứu về kinh tế quốc tế, về quan hệ kinh tế Nga – EU. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Qua việc tìm hiểu quan hệ kinh tế Nga – EU người viết đã đưa ra một số nhận xét khách quan về tính chất của mối quan hệ Nga – EU cũng như đặc điểm và tác động cuả mối quan hệ này tới hai chủ thể nói riêng vàthế giới nói chung. Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm của quan hệ kinh tế Nga – EU giai đoạn 2000 – 2017 để rút ra bài học kinh nghiệm quýgiácho những giai đoạn tiếp sau. 6. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Nguồn tài liệu Để thực hiện công trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát nhiều nguồn tư liệu khác nhau, đó là: - Tài liệu chuyên khảo có nội dung phản ánh về lịch sử Liên bang Nga, Liên minh châu Âu vàlịch sử quan hệ Liên bang Nga – Liên minh châu Âu. - Các luận án, luận văn. - Các bài báo, tạp chí. 6.2. Phương pháp nghiên cứu - Những nguyên lý, phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng vàchủ nghĩa duy vật lịch sử, hệ thống phương pháp luận sử học mácxit (phương pháp lịch sử, phương pháp logic) là cơ sở hì nh thành cách tiếp cận phương pháp nghiên cứu đề tài. 5 - Các phương pháp nghiên cứu cơ bản được sử dụng là phương pháp nghiên cứu lịch sử vànghiên cứu quan hệ quốc tế. Trong đó phương pháp nghiên cứu lịch sử được sử dụng chủ yếu trong đề tài là phương pháp lịch sử và phương pháp logic, sự kết hợp này làcần thiết nhằm đảm bảo tính khách quan trong nghiên cứu. - Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, tổng kết… để nghiên cứu. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo vàphụ lục, đề tài gồm hai chương chính: Chương 1: Những nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế của Nga và EU giai đoạn 2000 – 2017. Chương 2: Tình hình quan hệ kinh tế giữa Nga – EU giai đoạn 2000 – 2017. 6 NỘI DUNG Chƣơng 1: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUAN HỆ KINH TẾ CỦA LIÊN BANG NGA VÀ EU GIAI ĐOẠN (2000 – 2017) 1.1. Nhân tố khách quan (Bối cảnh quốc tế) Thời điểm Chiến tranh lạnh kết thúc vào đầu thập kỷ 90 của thế kỉ XX cóthể được coi làcột mốc đánh dấu sự thay đổi về chất của môi trường quan hệ quốc tế. Sau sự tan rãcủa Liên bang Xôviết, trật tự thế giới hai cực đã bị thay đổi và nước Mỹ ở vị trí siêu cường duy nhất. Ở góc độ quốc gia, Mỹ chủ trương duy trì một nền chí nh trị đơn cực do Mỹ làm bá quyền. Các cường quốc khác, đặc biệt làNga vàTrung Quốc thìchủ trương xây dựng một thế giới đa cực vàphản đối tư tưởng báquyền của Mỹ. Từ đầu thế kỷ XXI, ngoài sự thay đổi về chí nh trị, kinh tế thế giới cũng có nhiều biến chuyển rõ nét, nổi bật làsự trỗi dậy của Trung Quốc vàngười ta cũng nói nhiều đến “kỷ nguyên châu Á” với khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ vươn lên dẫn đầu nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI. Đầu thế kỷ XXI, thế giới tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa, là xu hướng phát triển chủ yếu của thế giới trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI. Đặc trưng của xu hướng này làsự phụ thuộc kinh tế ngày càng tăng giữa các nước trên thế giới do quy môvàsự đa dạng ngày càng tăng của các luồng hàng hóa, dịch vụ vàvốn xuyên quốc gia cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học vàcông nghệ. Điều quan trọng nhất làsự gia tăng về lượng mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau đó của các quốc gia lại diễn ra đồng thời với sự xuất hiện một chất lượng mới của các quan hệ kinh tế quốc tế. Thế giới đang dần trở thành một cộng đồng thống nhất, trong đó các quốc gia dân tộc lànhững nhân tố cấu thành của một cơ cấu toàn cầu thống nhất. 7 Cóthể nói rằng, đặc điểm bao trùm của quan hệ quốc tế sau khi chiến tranh lạnh kết thúc cũng như những năm đầu của thế kỷ XXI làsự nổi trội của xu thế hòa bì nh, hợp tác phát triển cùng có lợi vàchung sức giải quyết các vấn đề cótí nh toàn cầu, xu thế này được quyết định bởi lợi ích chung và đan xen lợi ích giữa các quốc gia, các khu vực trong bối cảnh tương đối hòa bì nh. Các tổ chức quốc tế vàkhu vực đều có cơ hội củng cố vàmở rộng phát triển bên cạnh sự hình thành hàng loạt các tố chức khu vực vàliên kết khu vực mới. Chính sự củng cố các thiết chế đang tồn tại vàviệc thiết lập các cơ cấu hợp tác mới đã tạo cơ sở pháp lývững chắc cho sự thúc đẩy quan hệ hợp tác cùng cólợi ngày càng được tăng cường. Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, thế giới không chỉ chứng kiến xu thế hòa bình, hợp tác vàphát triển mà còn đối mặt với những vấn đề mới nảy sinh tạo ra những thách thức cho các thiết chế hợp tác quốc tế như Liên Hợp Quốc vàmột số tổ chức quốc tế khác cũng như quan hệ giữa các quốc gia. Sau sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 ở nước Mỹ, nguy cơ chủ nghĩa khủng bố trở thành mối hiểm họa đe dọa hầu hết các quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh đó, nước Mỹ đã phát động cuộc chiến ở Afghanistan vàIraq. Hoạt động khủng bố đã không chỉ xảy ra ở Mỹ và các đồng minh châu Âu của Mỹ màngay tại khu vực Đông Nam Á. Chủ nghĩa khủng bố là mối đe dọa lớn đối với nhân loại trong thập niên đầu của thế kỷ XXI. Sự phức tạp của các quan hệ quốc tế trong bối cảnh mới và xu hướng ly khai, mâu thuẫn sắc tộc… làm cho nguy cơ khủng bố luôn thường trực trong cuộc sống hàng ngày với khả năng tinh vi hơn, nguy hiểm hơn. Ngoài ra, có thể thấy còn hàng loạt các vấn đề nảy sinh từ thách thức an ninh phi truyền thống như buôn bán ma túy, rửa tiền, tội phạm xuyên quốc gia… Những vấn đề cótính thách thức toàn cầu này đang kéo các quốc gia lại với nhau trong quan hệ hợp tác ngày càng mở rộng bởi vìtrong bối 8 cảnh quốc tế hiện nay không một quốc gia nào kể cả siêu cường Mỹ có thể đơn độc giải quyết được. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế các nước EU, suy thoái kinh tế xảy ra ở nhiều nước. Năm 2008 trôi qua với nhiều sự kiện kinh tế đáng chú ý, tiêu biểu nhất lànền kinh tế thế giới trải qua 3 cú sốc liên tiếp: khủng hoảng lương thực, khủng hoảng dầu mỏ vànổi bật làcuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tì nh hì nh phát triển kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn và thử thách dưới những diễn biến phức tạp vànhững tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng. Bước sang năm 2009, cuộc khủng hoảng tài chí nh kéo theo suy thoái kinh tế làm cho nền kinh tế các nước càng trở nên trầm trọng. Theo báo cáo của Tổng cục Kinh tế - Tài chí nh của Ủy ban châu Âu (EC) vào tháng 3/2009, tăng trưởng của các nước thành viên đều ở mức tăng trưởng âm. Từ năm 2005 đến năm 2007, tăng trưởng GDP của EU đều đạt trên 2%, cao hơn mức tăng trưởng của Mỹ vàNhật Bản. Khủng hoảng tài chí nh toàn cầu xảy ra, tác động tiêu cực đến hầu hết các nước EU, làm tốc độ tăng trưởng GDP giảm. Theo số liệu của Eurostat, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của EU trong năm 2008 đã giảm xuống còn 0.8%. Tốc độ này tuy giảm mạnh so với tốc độ tăng trưởng 2.9% vào năm 2007 và 3.2% vào năm 2006 nhưng vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng 0.4% của Mỹ và-1.2% của Nhật [1, tr50]. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ trở thành một siêu cường với tham vọng báchủ thế giới. Quy môcủa nền kinh tế đã tăng gấp bốn lần kể từ khi bắt đầu cải cách thị trường vào cuối những năm 1970 và theo một số ước tí nh, sẽ tăng gấp đôi một lần nữa trong thập kỷ tới. Nó đã trở thành một trong những trung tâm sản xuất lớn của thế giới vàtiêu thụ khoảng một phần ba nguồn cung cấp sắt, thép vàthan toàn 9 cầu. Nó đã tích lũy dự trữ ngoại tệ khổng lồ, trị giá hơn 1 nghìn tỉ đô la vào cuối năm 2006. Chi tiêu quân sự của Trung Quốc đã tăng với tỷ lệ điều chỉnh lạm phát trên 18 phần trăm một năm, và ngoại giao của nó đã mở rộng phạm vi của nó không chỉ ở châu Á mà còn ở Châu Phi, Mỹ Latinh và Trung Đông. Trong khi Liên Xôcạnh tranh với Hoa Kỳ như một đối thủ cạnh tranh quân sự duy nhất, Trung Quốc đang nổi lên như một đối thủ quân sự vàkinh tế - đánh dấu một sự thay đổi sâu sắc trong việc phân phối quyền lực toàn cầu. Đe dọa trực tiếp đến quyền lợi kinh tế của thế giới đặc biệt làchâu Âu. 1.2. Nhân tố chủ quan 1.2.1. Tình hình châu Âu vàEU Lịch sử thế kỷ XX đã chứng kiến châu Âu trở thành nơi tranh chấp, ảnh hưởng một cách quyết liệt giữa hai siêu cường hàng đầu trên thế giới. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, tình hình an ninh, chí nh trị của châu Âu đã có những thay đổi căn bản. Sự đối đầu của hai siêu cường Mỹ vàLiên Xô với hai khối quân sự NATO – Vacsava không còn, do đó nguy cơ châu Âu bị biến thành chiến trường tranh chấp ảnh hưởng đã được đẩy lùi. Tuy nhiên, an ninh châu Âu lại rơi vào một tình trạng mới không ổn định. Liên Xô tan rã dẫn đến sự ra đời của một loạt các chủ thể với tư cách là các quốc gia châu Âu, đồng thời dẫn đến sự phân hóa sâu sắc nội bộ các tầng lớp xãhội Liên Xô cũng như các nước Đông Âu. Những nhân tố này đang đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định của châu Âu. Nguy cơ tiềm tàng của chiến tranh quy môlớn đến từ một phía trước đây giờ đã bị thay thế bởi sự uy hiếp vàthách thức đến từ nhiều phía. Trong bối cảnh đó, hợp tác Nga – EU không chỉ nhằm củng cố an ninh của cả hai bên, thúc đẩy hợp tác kinh tế, giải quyết các vấn đề buôn lậu vàcác vấn đề biên giới, lãnh thổ nhằm đảm bảo một châu Âu an ninh, ổn định màcòn nhằm hạn chế ảnh hưởng của Mỹ ở châu Âu, phát huy vai tròcủa Nga cũng như EU trong nền an ninh châu lục [9, tr3]. 10 Ngày 7/2/1992, Hiệp ước Maastricht được kíkết là một bước ngoặt lớn ở Tây Âu, nó đánh dấu sự thành lập chí nh thức của Liên minh châu Âu (EU). Ra đời trong hoàn cảnh lịch sử mới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, EU cónhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ítnhững khó khăn [9, tr3]. - Thuận lợi: Hiệp ước Maastricht thể hiện chí nh sách thích nghi mới của Cộng đồng châu Âu khi quyết định đặt vấn đề nhất thể hóa châu Âu làm mục tiêu nền tảng cho sự phát triển trong kỷ nguyên mới, nhằm tạo dựng một liên minh ngày càng chặt chẽ giữa nhân dân các nước châu Âu. Việc thống nhất thị trường của các nước thành viên EU với các nước trong hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu trong một “không gian kinh tế châu Âu” cũng như sự nhất trícủa các nước thành viên EU trao quyền đại diện cho ủy ban châu Âu trong WTO đã tạo nên một sức mạnh lớn chi phối các vấn đề kinh tế, thương mại quốc tế. Nhì n chung, thập niên đầu tiên của thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, EU đã xây dựng được những cơ sở làm tiền tệ cho quátrì nh nhất thể hóa của mình [9, tr3-4]. - Khó khăn: Về kinh tế, do có sự khác biệt giữa các nước thành viên trong nhiều vấn đề khác nhau nên vẫn còn tồn tại nhiều bất đồng liên quan đến tiến trì nh nhất thể hóa. Về chính trị, các nước EU mặc dù đều có nền kinh tế phát triển nhưng bị phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nguồn năng lượng từ bên ngoài. Về mặt xãhội, dân số giàkéo theo sự suy giảm sức sản xuất vàgánh nặng về phúc lợi xãhội cũng như tỷ lệ thất nghiệp cao, chênh lệch khoảng cách giàu nghèo lớn, những nguyên nhân tiềm tàng gây bất ổn xã hội đang lo lắng của chính phủ các nước EU. Việc kết nạp thành viên mới, biên giới EU được mở rộng nhưng đồng thời cũng đẩy EU gián tiếp với nhiều khu vực bất ổn định. Vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo vàcác làn sống ly khai cực đoan khiến tì nh hình ở những khu vực này trở nên bất ổn hơn bao giờ hết, đe dọa trực tiếp đến an ninh châu Âu, trong đó có EU [9, tr4]. 11 Sau khi hiệp ước Maasticht có hiệu lực, những tiến bộ về thể chế và chính sách đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các lĩnh vực hợp tác và mở rộng các thành viên của EU. Đầu thập niên 1990 với sự kiện nước Đức thống nhất, lãnh thổ EU được mở rộng, mặc dù số lượng thành viên không tăng lên. Sau khi chiến tranh kết thúc cóít nhất 18 nước Châu Âu có nguyện vọng gia nhập EU, trong đó có 7 nước Đông Âu, 6 nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và 5 nước thuộc liên bang Nam Tư cũ. Làn sóng các nước cónguyện vọng tham gia EU dâng cao [9, tr14]. Sau năm 2000, phong trào dân chủ đã diễn ra sôi nổi ở các nước Trung và Đông Âu với sự giật dây của Mỹ và Tây Âu, được thể hiện qua các cuộc “Cách mạng sắc màu”. “Cách mạng sắc màu” nổi bật với sự tham gia của các tổ chức phi chí nh phủ (NGO) thu hút đông đảo số lượng sinh viên, học sinh, tríthức, quần chúng nhân dân… trong việc tổ chức các cuộc đấu tranh bất bạo động phức tạp, khó lường, đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong, vững mạnh của chế độ chí nh trị cũng như với Nhà nước ở các quốc gia dân tộc. Các cuộc Cách mạng sắc màu tiêu biểu bắt đầu là “Cách mạng nhung” tại Nam Tư năm 2000, “Cách mạng hoa hồng” ở Gruzia năm 2000, “Cách mạng màu cam” ở Ukraine năm 2004 v.v lan rộng ra toàn khu vực Trung Đông tạo ra làn sóng dân chủ. Làn sóng dân chủ là khái niệm về sự lan truyền của phong trào dân chủ hóa từ vùng này đến vùng khác như một làn sóng dâng cao thành một cao trào phổ biến. Làn sóng dân chủ đầu tiên nổi lên ở phí a Nam của châu Âu và sau đó lan nhanh đến các quốc gia lân cận. Các phong trào dân chủ ở các quốc gia này thành công đã đưa đất nước phát triển theo con đường Tư bản Chủ nghĩa, chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, tiến tới hội nhập kinh tế vàthống nhất châu Âu. Tổn thất vàhậu quả của các phong trào dân chủ, Mùa xuân Ả Rập hiến địa chí nh trị ở Trung Đông hoàn toàn thay đổi, xu hướng Hồi giáo cực đoan hiện diện 12 ở Tunisia, Libya, Ai Cập, Li Băng, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt làsự ra đời của nhà nước Hồi giáo IS. Sự thù địch không đội trời chung giữa Israel và Iran càng đẩy căng thẳng ở khu vực Trung Đông lên cao. Các mâu thuẫn xung đột về chí nh trị, tôn giáo vàsắc tộc diễn ra liên tục ở các quốc gia này. Năm 2010, cuộc khủng hoảng nợ công bùng nổ ở châu Âu, bắt đầu từ Hy Lạp. Hậu quả của của cuộc khủng hoảng làviệc đồng Euro liên tục trượt giáso với các đồng tiền khác. Điều này gây thiệt hại nặng nề cho tất cả các quốc gia thành viên trong khối Eurozone. Thêm nữa, bên cạnh việc nhận viện trợ từ EU vàIMF, các quốc gia này cũng phải tập trung nguồn lực tài kháo để chống chọi với cuộc khủng hoảng, trong khi dư âm từ cuộc khủng hoảng tài chí nh toàn cầu năm 2008 vẫn chưa hoàn toàn được dập tắt. Nền tài chí nh nhiều nước suy yếu nghiêm trọng vàcó thể mất nhiều năm mới phục hồi. Các ngân hàng vàcác tổ chức tài chính cũng có nguy cơ phá sản hàng loạt nếu như khu vực đồng tiền chung châu Âu tan vỡ. Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu cũng có tác động lên nhóm quốc gia đang phát triển. Sự tụt giácủa đồng Euro làm cho giátrị xuất khẩu của các quốc gia này thụt giảm, dẫn đến suy giảm kinh tế. Trường hợp tồi tệ nhất vẫn làviệc đồng tiền chung châu Âu tan vỡ, điều này sẽ làm sụp đổ niềm tin về việc hội nhập kinh tế thế giới. Việc một khu vực kinh tế với các quốc gia phát triển mạnh vàbền vững như khu vực đồng Euro rơi vào khủng hoảng sẽ rất khó để các quốc gia vàkhu vực đang phát triển có thể mơ ước vào một hì nh thức hội nhập kinh tế cao hơn. Năm 2016, cử tri nước Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh chấu Âu hay còn gọi là Brexit, đã tạo ra một cơn địa chấn trên toàn cầu. Đối với EU, Brexit làmột thất bại của tổ chức này và gây tác động mạnh, tiêu cực trên nhiều phương diện đối với EU. Về văn hóa, Anh đại diện cho một phần văn hóa độc đáo và quan trọng của văn hóa châu Âu và tiếng Anh đã trở thành 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan