Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế...

Tài liệu Quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế

.PDF
88
1989
96

Mô tả:

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI LÊ THỊ THU “QUAN HỆ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ” LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC CHUYÊN NGÀNH: LUẬT QUỐC TẾ HÀ NỘI – NĂM 2007 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài 2- Mục đích nghiên cứu 3- Phạm vi nghiên cứu 4- Phương pháp nghiên cứu CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI 1.1. Khái niệm quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài 1.1.1. Khái niệm kết hôn 1.1.2. Yếu tố nước ngoài trong quan hệ kết hôn 1.1.3.Khái niệm pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài 1.1.4. Đặc trưng pháp lý quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài 1.1.4.1. Đối tượng điều chỉnh 1.1.4.2. Phương pháp điều chỉnh 1.2. Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài 1.2.1. Các nguyên tắc chung điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài 1.2.2. Các nguyên tắc chuyên biệt điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài 1.3. Nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài 1.3.1. Pháp luật trong nước 1.3.2. Điều ước quốc tế 1.3.3. Tập quán quốc tế 1.3.4. Mối quan hệ giữa các loại nguồn điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài 1.4. Quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ 2 kết hôn có yếu tố nước ngoài 1.4.1. Giai đoạn trước đổi mới và hội nhập quốc tế 1.4.2. Giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế CHƢƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài 2.1.1. Giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài 2.1.2. Giải quyết xung đột pháp luật về hình thức kết hôn có yếu tố nước ngoài 2.1.3. Thẩm quyền giải quyết quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài 2.2. Quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài 2.2.1. Giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài 2.2.2. Giải quyết xung đột pháp luật về hình thức kết hôn có yếu tố nước ngoài CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI 3.1. Tình hình kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam 3.1.1. Thực trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài 3.1.2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam 3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam 3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài 3 3.2.2. Kiến nghị mở rộng việc ký kết các Điều ước quốc tế điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài 3.2.3. Kiến nghị trong quản lý nhà nước về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hiện nay, xu thế hội nhập quốc tế là tất yếu, cấp thiết đang được các quốc gia trên thế giới quan tâm và Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu thế đó. Nhờ có hội nhập quốc tế nên việc giao lưu văn hóa, kinh tế, xã hội giữa các nước diễn ra rất sôi nổi không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn góp phần làm các quan hệ xã hội của mỗi nước ngày càng phong phú và đa dạng. Việt Nam chúng ta đã và đang hội nhập quốc tế nên các quan hệ xã hội cũng rất phát triển. Một trong những quan hệ xã hội khá phát triển phải kể đến quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, nhất là quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài ngày càng được mở rộng. Trong quá trình giao lưu, trao đổi giữa các nền văn hóa, kinh tế, xã hội, thông qua các hình thức làm việc, học tập, nghiên cứu và sinh sống công dân của mỗi nước hòa nhập vào cuộc sống của cộng đồng mình đang sinh sống, hiểu và tiếp nhận phong tục, tập quán của nhau và đã đi đến quan hệ kết hôn. Cùng với sự phát triển của các quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, Đảng và Nhà nước ta đã đổi mới chính sách, pháp luật góp phần quan trọng vào quá trình giao lưu dân sự quốc tế điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng. Cụ thể, để điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật: Luật hôn và gia đình 1986; Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài 1993 và văn bản mới nhất là Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành: Nghị định số 68/2002/NĐ - CP ngày 10/7/2003 của Chính Phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình 2000 về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Nghị định số 69/NĐ - CP ngày 21/7/2006 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ - CP ngày 10/7/2003 của Chính Phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình 2000 về quan hệ hôn nhân và gia 5 đình có yếu tố nước ngoài;….Bên cạnh đó chúng ta còn ký kết rất nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước để điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Mặc dù, trong thời gian vừa qua, các qui định điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài đã có những đóng góp nhất định nhưng vẫn còn thiếu sót và bộc lộ một số nhược điểm nhất là trong xu thế ngày càng phát triển của quan hệ quốc tế. Hơn nữa, quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài là một quan hệ khá nhạy cảm liên quan đến chính sách đối ngoại của quốc gia. Theo báo cáo tình hình đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở các Sở Tư Pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhiều đối tượng đã lợi dụng việc kết hôn với người nước ngoài để môi giới hoặc xác lập quan hệ kết hôn với người nước ngòai không vì mục đích hôn nhân mà vì mục đích kinh tế hoặc một số mục đích khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt nam. Thậm chí, nhiều đối tượng đã thiết lập cả đường dây mua bán phụ nữ thông qua việc kết hôn với người nước ngoài, gây rối loạn xã hội. Đây là mối đe dọa nguy hiểm đến sự ổn định an ninh, chính trị của nước ta cũng như đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Chính vì những lý do trên, tác giả muốn nghiên cứu vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế để củng cố nhận thức của bản thân cũng như đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các qui định pháp luật về vấn đề này. Từ đó khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài. 2. Mục đích nghiên cứu: Quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài là một loại quan hệ khá nhạy cảm và phức tạp nên trong luận văn này, trước hết, tác giả muốn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Thứ hai, tác giả muốn nghiên cứu các qui định pháp luật về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm: các qui định của pháp luật Việt nam và 6 Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Thứ ba, qua quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt nam về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. 3. Phạm vi nghiên cứu: Với tính cấp thiết của đề tài và để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn sẽ đi sâu phân tích các qui định pháp luật Việt nam về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa công dân Việt nam và người nước ngoài tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp lịch sử. - Phương pháp điều tra xã hội học. - Phương pháp thống kê. 5. Bố cục luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn sẽ gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Chương 2: Những qui định của pháp luật Việt nam và các Điều ước quốc tế mà Việt nam ký kết điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Chương 3: Thực trạng và những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam và điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. 7 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI 1.1. Khái niệm Quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài 1.1.1. Khái niệm kết hôn Kết hôn xác lập quan hệ hôn nhân và là cơ sở hình thành gia đình – tế bào xã hội. Trong mỗi chế độ xã hội, gia đình đều thực hiện chức năng cơ bản là duy trì nòi giống, sản sinh ra con người giúp xã hội phát triển nên “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt”[ ]. Hôn nhân là một hiện tượng xã hội đặc biệt, trong đó các bên chủ thể gắn kết với nhau với mục đích tạo dựng một tế bào của xã hội là gia đình. Khác với các quan hệ dân sự bình thường, mục đích của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân không nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất hay tinh thần trong một thời điểm nhất định mà nhằm xác lập mối quan hệ lâu dài. Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một người nam và một người nữ, sự liên kết đó phải được Nhà nước thừa nhận dưới một hình thức pháp lý nhất định, đó là đăng ký kết hôn. Theo qui định khoản 2, Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000, kết hôn là “việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo qui định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Như vậy, pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam qui định việc kết hôn phải đảm bảo hai yếu tố: - Hai bên nam, nữ phải thể hiện ý chí muốn kết hôn với nhau để xác lập quan hệ vợ chồng. Đảm bảo hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, không được cưỡng ép kết hôn hoặc kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, cấm tảo hôn. Điều đó có nghĩa kết hôn phải đảm bảo độ tuổi, đảm bảo sự phát triển tâm sinh lý ổn định 8 đồng thời đảm bảo sự tự nguyện đến với nhau của người nam và nữ. Kết hôn để thiết lập quan hệ hôn nhân ổn định lâu dài, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, bền vững không vì mục đích nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần trong một thời điểm ngắn. Đảm bảo được yếu tố này thì sẽ đảm bảo cho hôn nhân có giá trị pháp lý và là cơ sở xây dựng hạnh phúc bền vững. - Yếu tố thứ hai, phải được nhà nước thừa nhận: Đây là yếu tố đảm bảo sự tồn tại về mặt pháp lý của quan hệ hôn nhân, là cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân. Tại Điều 64 Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001) qui định: “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình”. Nhà nước chỉ bảo hộ quan hệ hôn nhân hợp pháp, đó là quan hệ hôn nhân tuân thủ các qui định pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam. 1.1.2. Yếu tố nước ngoài trong quan hệ kết hôn Quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài thuộc nhóm quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là một loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đặc biệt. Quan hệ kết hôn có yêú tố nước ngoài cũng được hình thành trên nguyên tắc tự do ý chí, tự nguyện của hai bên nam, nữ thống nhất đến với nhau, đăng ký kết hôn xác lập quan hệ hôn nhân bền vững, tạo nên tính đặc biệt của quan hệ. Theo Điều 758, Bộ luật dân sự năm 2005: “quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”. Như vậy, yếu tố nước ngoài được xác định căn cứ vào các tiêu chí sau: - Thứ nhất, căn cứ vào chủ thể: có ít nhất một trong các bên tham gia quan hệ dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người 9 Việt Nam định cư ở nước ngoài. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là người nước ngoài). Theo khoản 2,3 Điều 3 Nghị định số 138/NĐ - CP ngày 15/11/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ Luật dân sự năm 2005 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (gọi tắt là Nghị định số 138/NĐ - CP ngày 15/11/2006): Người nước ngòai là người không có quốc tịch Việt Nam bao gồm: người có quốc tịch nước ngoài, người không quốc tịch; người Việt Nam định cư ở nước ngoài là người có quốc tịch Việt Nam, người gốc Việt Nam đang làm ăn, cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. - Thứ hai, căn cứ vào các sự kiện pháp lý để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ theo pháp luật nước ngoài hoặc phát sinh ở nước ngoài. - Thứ ba, căn cứ đối tượng của quan hệ đó là tài sản ở nước ngoài. Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000 qui định tại khoản 14, Điều 8 và khoản 4 Điều 100 , quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình (gồm quan hệ kết hôn): - Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, căn cứ vào chủ thể; - Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài, căn cứ vào sự kiện pháp lý và tài sản ở nước ngoài. - Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam, căn cứ vào nơi cư trú; - Giữa công dân Việt Nam với nhau mà một hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài (khoản 4, điều 100), căn cứ vào nơi cư trú. Việc xác định dấu hiệu yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình theo Luật hôn nhân và gia đình căn cứ vào chủ thể, sự kiện pháp lý, đối tượng của quan hệ là tài sản, và nơi cư trú của các bên đương sự. 10 Căn cứ yếu tố chủ thể: cũng giống như quy định của Bộ luật dân sự, các chủ thể tham gia quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài gồm: công dân Việt Nam; người nước ngoài (gồm người có quốc tịch nước ngoài, người không quốc tịch và nhiều quốc tịch); người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Căn cứ sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình theo pháp luật nước ngoài, tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. Trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài có các loại sự kiện pháp lý: sự kiện làm phát sinh, sự kiện làm thay đổi, sự kiện chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, sự kiện kết hôn chỉ là loại sự kiện làm phát sinh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Căn cứ nơi cư trú của các bên đương sự, đây là một căn cứ mới quy định trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000 để xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ kết hôn. Nơi cư trú của các bên đương sự trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài có hai trường hợp: Trường hợp thứ nhất, công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài theo quy định tại khoản 4 Điều 100 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam thì các quy định tại chương XI của Luật này cũng được áp dụng đối với quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau mà một hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài. Với quy định này, pháp luật được áp dụng theo nguyên tắc luật quốc tịch của các bên đương sự. Việc áp dụng nguyên tắc này là hoàn toàn hợp lý, thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta không có sự phân biệt đối xử giữa công dân Việt Nam ở trong nước và ngoài nước, đồng thời thể hiện chính sách “mở cửa”, “hội nhập” với các nước trong khu vực và thế giới. Trường hợp thứ hai, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam theo quy định tại khoản 14 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000 cũng là một căn cứ xác định yếu tố nước ngoài của quan hệ kết hôn. Pháp luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ kết hôn giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam là pháp luật Việt Nam, tức là áp dụng nguyên tắc luật nơi cư trú. Việc áp dụng 11 nguyên tắc này là hoàn toàn hợp lý vì người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam, các cơ quan thẩm quyền Việt Nam áp dụng pháp luật Việt Nam sẽ giải quyết vụ việc nhanh chóng, thuận lợi do không phải áp dụng pháp luật nước ngoài. Từ những phân tích trên có thể rút ra khái niệm quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài là quan hệ kết hôn phát sinh giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam hoặc giữa công dân Việt Nam với nhau cư trú tại nước ngoài mà căn cứ để xác lập quan hệ đó phát sinh ở nước ngoài. Khác với pháp luật Việt Nam, quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài trong pháp luật Trung Quốc có phạm vi điều chỉnh gồm: - Kết hôn giữa người Trung Quốc và người nước ngoài được đăng ký tại Trung Quốc; - Kết hôn giữa người Trung Quốc và người nước ngoài được đăng ký tại nước ngoài; - Kết hôn giữa người nước ngoài với nhau đăng ký tại Trung Quốc; - Kết hôn giữa người nước ngoài với nhau đăng ký tại nước ngoài. Như vậy, pháp luật Trung Quốc quy định kết hôn giữa người nước ngoài với nhau đăng ký ở nước ngoài phù hợp với pháp luật nơi đăng ký kết hôn thì cũng được cộng nhận tại Trung Quốc. 1.1.3. Khái niệm pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài Quan hệ kết hôn là tiền đề hình thành gia đình, gia đình là tế bào của xã hội, xã hội thịnh hay suy phụ thuộc vào các tế bào cấu tạo nên nó. Các tế bào này giúp xã hội phát triển trên tất cả các phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,… Chính vì vậy, phải có pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn. Pháp luật là công cụ quản lý hữu hiệu của bất cứ Nhà nước nào để thực hiện chức năng của mình. Nội dung pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn phụ 12 thuộc vào chế độ kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán nhất định. Mỗi một xã hội, một chế độ có điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán khác nhau thì pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn cũng có nội dung khác nhau. Khác nhau về đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh là quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, đăc biệt bởi yếu tố nước ngoài. Do vậy, quan hệ này không chỉ chịu sự điều chỉnh của các quy phạm quốc gia mà còn chịu sự điều chỉnh của các quy phạm điều ước quốc tế của các bên liên quan. Pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm các quy phạm xung đột và quy phạm thực chất, trong đó, qui phạm xung đột là quy phạm cơ bản điều chỉnh quan hệ. Các loại quy phạm này có mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo nên sự thống nhất trong việc điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Nếu quan hệ kết hôn không được điều chỉnh bởi qui phạm thực chất thì cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng qui phạm xung đột để chọn luật áp dụng. Do vậy, pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn là tổng thể các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau (quy phạm xung đột, quy phạm thực chất) được lựa chọn để điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. 1.1.4. Đặc trưng của pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài 1.1.4.1. Đối tượng điều chỉnh Pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài đặc trưng bởi đối tượng điều chỉnh. Đối tượng điều chỉnh bị phức tạp hoá bởi yếu tố nước ngoài, đây cũng là điểm phân biệt với các quan hệ kết hôn thông thường khác. Các nước trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về “yếu tố nước ngoài” trong quan hệ dân sự nói chung và trong quan hệ kết hôn nói riêng. Để xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ dân sự, các quốc gia thường căn cứ vào ba dấu hiệu: quan hệ đó có ít nhất một bên chủ thể là người nước ngoài; 13 khách thể của quan hệ đó là tài sản hoặc quyền tài sản và quyền nhân thân được thực thi ở nước ngoài; sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài. Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000, yếu tố nước ngoài trong quan hệ kết hôn được hiểu theo khoản 14 Điều 8 và khoản 4 Điều 100 như trên đã phân tích. 1.1.4.2. Phương pháp điều chỉnh Quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài là một trong những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc lĩnh vực điều chỉnh của Tư pháp quốc tế nên cũng có phương pháp điều chỉnh đặc trưng của Tư pháp quốc tế. Đó là hai phương pháp xung đột và thực chất, hai phương pháp này được kết hợp hài hoà, tương hỗ nhau trong việc điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. * Phương pháp xung đột là phương pháp điều chỉnh gián tiếp, được sử dụng phổ biến trong việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung và quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng. Phương pháp này có nhiều ưu việt hơn vì phương pháp xung đột dựa vào các quy tắc được ấn định chỉ ra pháp luật của một nước được áp dụng để điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài thông qua quy phạm pháp luật xung đột. Quy phạm pháp luật xung đột gồm quy phạm xung đột của quốc gia và quy phạm xung đột trong các Điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên. Các quy phạm này không trực tiếp điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài mà nó chỉ ra pháp luật nước nào sẽ điều chỉnh cụ thể. Có hai loại quy phạm xung đột: quy phạm xung đột một bên và quy phạm xung đột hai bên. Quy phạm xung đột một bên hay còn gọi một chiều là quy phạm chỉ ra áp dụng pháp luật một nước cụ thể. Quy phạm xung đột hai bên hay còn gọi là hai chiều là quy phạm định ra nguyên tắc chung để các cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật một nước nào đó để điều chỉnh quan hệ tương ứng. 14 Quy phạm xung đột có cơ cấu khác với các quy phạm thông thường, nó được cấu tạo bởi hai bộ phận: bộ phận phạm vi và bộ phận hệ thuộc. Phần hệ thuộc là bộ phận quan trọng trong quy phạm xung đột, hệ thuộc quy định quy tắc lựa chọn luật áp dụng. Điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài có các hệ thuộc: Luật quốc tịch; Luật nơi cư tú; luật toà án; luật nơi thực hiện hành vi Quy phạm xung đột điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt nam được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình; các Hiệp định tương trợ tư pháp và các văn bản khác có liên quan. * Phương pháp thực chất hay còn gọi là phương pháp điều chỉnh trực tiếp là phương pháp điều chỉnh thông qua các quy phạm thực chất để định rõ các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ. Quy phạm thực chất là quy phạm quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ. Các quy phạm thực chất được quy định trong các văn bản pháp luật quốc gia hoặc Điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên. Việc áp dụng quy phạm thực chất làm đơn giản hoá trong điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài tạo điều kiện cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết quan hệ nhanh chóng, thuận lợi. Đồng thời loại trừ vấn đề phải lựa chọn luật hoặc áp dụng pháp luật nước ngoài. 1.2. Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài 1.2.1. Các nguyên tắc chung điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài Quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài là một trong các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nên quan hệ này cũng chịu sự điều chỉnh của các nguyên tắc chung điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. 15 Nguyên tắc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo các qui phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Các nguyên tắc này được qui định trong Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000, các văn bản quy phạm pháp luật khác. Các nguyên tắc chung điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, ngoài các nguyên tắc qui định tại Điều 2, Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam còn bao gồm các nguyên tắc: * Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam phù hợp các qui định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Nguyên tắc này được qui định tại khoản 1 Điều 100 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000. Điều đó có nghĩa, các quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia về vấn đế liên quan. Ví dụ: nam công dân Trung Quốc kết hôn với nữ Công dân Việt Nam tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam, Hiệp định tương trợ tư pháp giữaViệt Nam và Trung Quốc về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài thực hiện theo qui định pháp luật sẽ được tôn trọng và bảo vệ bằng nhiều biện pháp khác nhau, tuỳ theo mức độ vi phạm. Các chủ thể có quyền sử dụng các biện pháp bảo vệ mà pháp luật cho phép hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi cho mình, các biện pháp đó phải phù hợp với pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết. * Nguyên tắc bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với pháp luật Việt nam, pháp luật nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế. Đồng thời không phân biệt đối xử với người nước ngoài trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt nam. Nguyên tắc này được qui định tại khoản 2,3 Điều 100 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 16 2000. Theo nguyên tắc này, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài phù hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và tập quán quốc tế thì sẽ được bảo hộ. Địa vị pháp lý của công dân Việt Nam cư trú, sinh sống và làm ăn ở nước ngoài do pháp luật nước sở tại qui định, đồng thời vẫn chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Do vậy, công dân Việt Nam ở nước ngoài khi tham gia vào các quan hệ kết hôn sẽ được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Quy định này là thể hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bao gồm công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam đang thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích để họ giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương. Việc bảo hộ này được thực hiện thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài được qui định tại khoản 2 Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000. Bên cạnh việc bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người Việt Nam ở nước nước ngoài thì pháp luật Việt Nam cũng bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người nước ngoài tại Việt Nam. Người nước ngoài tham gia vào quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài được hưởng qui chế pháp lý đãi ngộ như công dân, người nước ngoài tại Việt Nam được hưởng các quyền và có nghĩa vụ như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác. Theo nguyên tắc này, người nước ngoài sẽ được hưởng các quyền nhân thân và quyền tài sản như công dân Việt Nam. Trừ một số trường hợp, quyền lựa chọn nơi cư trú sẽ bị hạn chế, người nước ngoài không được cư trú ở một số khu vực như khu vực biên giới,…Việc qui định này xuất phát từ tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của Việt Nam để bảo vệ nên kinh tế, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. * Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài đối với quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài điều chỉnh quan 17 hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài được qui định trong các văn bản quy phạm pháp luật trong nước. Điều này là hết sức cần thiết trong trường hợp pháp luật Việt Nam, Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết chưa có qui định điều chỉnh. Đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, đồng thời phát triển quan hệ giao lưu dân sự quốc tế. Nguyên tắc này được quy định tại Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000. Theo đó, pháp luật nước ngoài được áp dụng trong các trường hợp sau: - Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định; - Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia viện dẫn. Trong tất cả các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài nêu trên, pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam là những nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001) và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam. Việc không áp dụng trong trường hợp này không phải pháp luật nước ngoài mâu thuẫn với pháp luật Việt Nam mà vì hậu quả của nó sẽ không tốt, không lành mạnh, ảnh hưởng đến nền tảng đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc ta. * Nguyên tắc áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam đối với quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Nguyên tắc này được quy định tại Điều 7 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000, theo đó, nếu chương XI không có quy định điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài thì sẽ áp dụng các quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Quy định này hoàn toàn phù hợp với thực tế pháp luật Việt Nam hiện chưa có các quy phạm xung đột để điều chỉnh tất cả các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài phát sinh. Ngoài ra, Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam cũng quy định áp dụng Bộ luật dân sự điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình, có 18 nghĩa Bộ luật dân sự sẽ được áp dụng điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài nếu như Luật hôn nhân và gia đình không quy định. 1.2.2. Các nguyên tắc chuyên biệt điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài * Nguyên tắc điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật của nước mà đương sự có quốc tịch hay còn gọi nguyên tắc luật quốc tịch của đương sự (lex patriae). Đây là nguyên tắc được áp dụng phổ biến trong các quan hệ dân sự quốc tế nói chung và quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói riêng. Theo nguyên tắc này, quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài phát sinh giữa công dân nước nào thì áp dụng pháp luật của nước đó để điều chỉnh. Các Hiệp định tương trợ tư pháp; Điều 103 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000 quy định việc kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hôn. * Nguyên tắc điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài theo luật nơi cư trú của các bên đương sự. Nguyên tắc này được áp dụng điều chỉnh điều kiện kết hôn của các bên đương sự quy định tại khoản 1 Điều 103 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000 “Việc kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn”. Cụ thể, khoản 2 Điều 10 Nghị định 68/NĐ - CP ngày 10/7/2002 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (sau đây viết tắt là Nghị định số 68/NĐ - CP ngày 10/7/2002): “Trong trường hợp người nước ngoài kết hôn với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì mỗi bên phải tuân theo pháp luật nơi thường trú (đối với người không quốc tịch) về điều kiện kết hôn; ngoài ra, các bên còn phải tuân theo 19 Điều 9 và Điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn”. Việc pháp luật Việt Nam quy định áp dụng nguyên tắc này là hoàn toàn phù hợp với thực tế quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Tham gia quan hệ này, không chỉ có công dân Việt Nam và người có quốc tịch nước ngoài mà còn cả người không quốc tịch. Do đó, nếu áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch sẽ không giải quyết được trong trường hợp này mà phải căn cứ vào nơi cư trú. * Nguyên tắc điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài theo luật của nước có Toà án, cơ quan có thẩm quyền (lex fori) đối với các vấn đề phát sinh. Nguyên tắc này được áp dụng điều chỉnh vấn đề đăng ký kết hôn của các bên đương sự quy định tại khoản 1,2 Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam; Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký nếu việc đăng ký không trái pháp luật nước sở tại. * Nguyên tắc điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài theo luật nơi thực hiện hành vi (lex loci astus) Nguyên tắc này được hiểu là các hành vi được thực hiện ở nước nào sẽ được điều chỉnh theo pháp luật của nước đó. Nguyên tắc luật nơi thực hiện hành vi được áp dụng để điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài trong các Hiệp định tương trợ tư pháp. Cụ thể, điều chỉnh Nghi thức kết hôn, các Hiệp định tương trợ quy định áp dụng luật nơi tiến hành kết hôn: Hiệp định giữa Việt Nam và Liên bang Cộng hoà Xô Viết cũ,… 1.3. Nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài 1.3.1. Pháp luật trong nước 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan