Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học ph...

Tài liệu Quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông

.DOC
95
443
114

Mô tả:

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................3 3. Giả thuyết nghiên cứu....................................................................................3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................4 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...............................................................4 6. Thời gian và địa bàn nghiên cứu....................................................................4 7. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................5 8. Dự kiến kết quả nghiên cứu...........................................................................6 9. Kế hoạch nghiên cứu.....................................................................................7 10. Cấu trúc của khóa luận................................................................................8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.........................................................................9 1.1. Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu..............................................................9 1.1.1. Các nghiên cứu về hiện tượng bắt nạt.................................................9 1.1.2. Nghiên cứu về nhận thức bản thân....................................................12 1.2. Các khái niệm liên quan...........................................................................13 1.2.1. Bắt nạt và bị bắt nạt..........................................................................13 1.2.2. Nhận thức bản thân...........................................................................23 1.2.3. Mối liên quan giữa bị bắt nạt và nhận thức bản thân ......................27 1.3. Một số đặc điểm đặc trưng của học sinh trung học phổ thông.................30 1.3.1. Đặc điểm phát triển thể lực ..............................................................30 1.3.2. Đặc điểm nhận thức và sự phát triển tự ý thức ................................31 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BẮT NẠT VÀ NHẬN THỨC BẢN THÂN Ở HỌC SINH................................................................................34 2.1. Một số đặc điểm về khách thể và địa bàn nghiên cứu..............................34 2.2. Quy trình thu thập dữ liệu.........................................................................37 2.3. Những thống kê sơ bộ...............................................................................38 2.4. Phân tích kết quả nghiên cứu....................................................................41 2.4.1. Hiện tượng bị bắt nạt qua thang đo bắt nạt......................................41 2.4.2. Nhận thức bản thân qua thang đo CATS...........................................57 2.4.3. Mối quan hệ giữa bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh............69 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG BẮT NẠT VÀ GIÚP NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢN THÂN Ở HỌC SINH..........................................................................................................73 3.1. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp giáo dục..........................................74 3.1.1. Đảm bảo tính mục đích......................................................................74 3.1.2. Thống nhất giữa giáo dục ý thức, thái độ và hành vi........................74 3.1.3. Tôn trọng nhân cách kết hợp với yêu cầu cao...................................74 3.1.4. Chú ý đến đặc điểm lứa tuổi, giới tính và các đặc điểm cá biệt của các em..........................................................................................................75 3.1.5. Phối hợp các lực lượng giáo dục và thống nhất yêu cầu giáo dục...75 3.1.6. Giáo dục cần hướng trung tâm vào học sinh và phải chuyển hóa thành tự giáo dục.........................................................................................75 3.2. Một số biện pháp giáo dục cải thiện tình trạng bắt nạt và giúp nâng cao nhận thức bản thân ở học sinh.........................................................................75 3.2.1. Cần quan tâm các em nhiều hơn.......................................................75 3.2.2. Biết cách lắng nghe...........................................................................77 3.2.3. Dạy các em cách ứng phó khi bị bắt nạt...........................................78 3.2.4. Giáo dục bằng các hoạt động tập thể................................................79 3.2.5. Chú trọng giáo dục kĩ năng sống......................................................80 3.2.6. Tăng cường vai trò của giáo viên chủ nhiệm....................................80 3.2.7. Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường...........81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................80 1. Kết luận........................................................................................................80 2. Kiến nghị.....................................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................84 PHỤ LỤC............................................................................................................88 DANH SÁCH BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Số phiếu đạt yêu cầu và số phiếu không đạt yêu cầu.................36 Biểu đồ 2.2. Tỉ lệ phần trăm học sinh điều tra ở 3 trường trung học phổ thông....................................................................................................................37 Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ phần trăm học sinh nam và nữ............................................37 Biểu đồ 2.4. Tỉ lệ học sinh 3 khối lớp 10 – 11 – 12...........................................37 Biểu đồ 2.5. Tỉ lệ phần trăm học lực của học sinh..........................................38 Biểu đồ 2.6 : Tỉ lệ phần trăm học sinh bị bắt nạt ở 4 mức độ........................43 Biểu đồ 2.7 . Tỉ lệ phần trăm học sinh bị bắt nạt ở các hình thức khác nhau ..............................................................................................................................48 Biểu đồ 2.8: Tỉ lệ phần trăm bắt nạt ở nam và nữ về từng lĩnh vực bắt nạt. ..............................................................................................................................49 Biểu đồ 2.9. Điểm trung bình của bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở nam và nữ...........................................................................................................51 Biểu đồ 2.10. Điểm trung bình bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở các khối lớp................................................................................................................52 Biểu đồ 2.11. Điểm trung bình của bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở trường trung học phổ thông dân lập và trung học phổ thông công lập......55 Biểu đồ 2.12. Điểm trung bình của bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở 3 cấp học.................................................................................................................57 Biểu đồ 2.13. Điểm trung bình của các lĩnh vực nhận thức do bắt nạt gây nên.......................................................................................................................66 Biểu đồ 2.14. Sự khác nhau về nhận thức của nam và nữ ở các nhóm nhận thức......................................................................................................................67 Biểu đồ 2.15. Điểm trung bình thang đo bắt nạt tổng và nhận thức tổng.....68 DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1. Số lượng và tỉ lệ trẻ bị bắt nạt ở các hình thức và mức độ khác nhau.....................................................................................................................40 Bảng 2.2. Tương quan giữa các thang đo và tiểu thang đo............................41 Bảng 2.3. Tỉ lệ học sinh bị bắt nạt khi so sánh với một số ý nghĩ tiêu cực....42 Bảng 2.4. Số lượng và (Phần trăm %) ở mỗi phương án trả lời trong tiểu thang đo bắt nạt về các mối quan hệ................................................................44 Bảng 2.5. Số lượng và (Phần trăm %) ở mỗi phương án trả lời trong tiểu thang đo bắt nạt về thể chất..............................................................................45 Bảng 2.6. Số lượng và (Phần trăm %) ở mỗi phương án trả lời trong tiểu thang đo bắt nạt về sở hữu................................................................................46 Bảng 2.7. Số lượng và (Phần trăm %) ở mỗi phương án trả lời trong tiểu thang đo bắt nạt về giá trị nhân phẩm.............................................................47 Bảng 2.8. Điểm trung bình của bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở nam và nữ....................................................................................................................50 Bảng 2.9. Điểm trung bình của bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở các khối lớp................................................................................................................52 Bảng 2.10. Điểm trung bình bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở các trường..................................................................................................................53 Bảng 2.11. Điểm trung bình của bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở trường trung học phổ thông dân lập và trung học phổ thông công lập........54 Bảng 2.12: Điểm trung bình của bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở học sinh thành phố và học sinh nông thôn..............................................................56 Bảng 2.13: Điểm trung bình của bắt nạt tổng và các hình thức bắt nạt ở 3 cấp học.................................................................................................................57 Bảng 2.14. Tương quan giữa ngoại hình và kinh tế với hiện tượng bắt nạt. ..............................................................................................................................58 Bảng 2.15. Nhận thức về những ý nghĩ thù địch (Số lượng và tỉ lệ phần trăm %)........................................................................................................................59 Bảng 2.16. Nhận thức về những thất bại của bản thân (Số lượng và tỉ lệ phần trăm)..........................................................................................................61 Bảng 2.17. Nhận thức về những mối đe dọa từ xã hội hoặc môi trường xung quanh (Số lượng và tỉ lệ phần trăm)................................................................62 Bảng 2.18. Nhận thức về những mối đe dọa về thể chất (Số lượng và Tỉ lệ phần trăm)..........................................................................................................64 Bảng 2.19. Điểm trung bình, tỉ lệ phần trăm chọn đáp án thường xuyên và luôn luôn ở các câu hỏi trong 4 thang đo nhận thức.......................................65 Bảng 2.20. Sự khác nhau về nhận thức của nam và nữ ở các nhóm nhận thức......................................................................................................................66 Bảng 2.21. Sự khác nhau về nhận thức của 3 khối lớp ở các nhóm nhận thức......................................................................................................................68 Bảng 2.22. Sự khác nhau về nhận thức của 3 trường trung học phổ thông ở các nhóm nhận thức...........................................................................................69 Bảng 2.23. Sự khác nhau về nhận thức của 3 cấp học ở các nhóm nhận thức. ..............................................................................................................................70 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bắt nạt là hành vi cố ý gây tổn thương về mặt tinh thần hay thể xác diễn ra trong một mối quan hệ. Bắt nạt được xem là vấn đề nghiêm trọng về mặt cá nhân, xã hội và học đường, ảnh hưởng tới số lượng không nhỏ học sinh. Hiện tượng bắt nạt có thể khiến môi trường học đường kém thân thiện, thậm chí kém an toàn cho học sinh. Bắt nạt cũng có thể có những hậu quả lâu dài, cho cả nạn nhân (học sinh bị bắt nạt) và thủ phạm (học sinh đi bắt nạt). Ở độ tuổi từ 9 đến dậy thì, nhận thức phát triển mạnh mẽ và phân thành hai loại chính là nhận thức tích cực và nhận thức tiêu cực ngày càng rõ rệt (Harter, 1990). Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy mối liên hệ rõ rệt giữa việc bị bắt nạt và sự phát triển của các mẫu nhận thức tiêu cực về bản thân ở độ tuổi 9 đến dậy thì (ví dụ như nghiên cứu của Cole, Maxwell, Dukewich, & Yosick, 2010 trên trẻ em Mỹ; nghiên cứu của Phạm Thị Ánh & Nguyên Thị Si, 2011 trên trẻ em Việt Nam). Tuy vậy chưa có nghiên cứu về mối liên hệ này ở vị thành niên và thanh niên, đặc biệt là lứa tuổi sau dậy thì (khoảng 15 đến 18 tuổi). Nhận thức bản thân có thể được định nghĩa là một hệ thống phức tạp, năng động, có tính tổ chức về những niềm tin, thái độ và quan niệm học được. Ví dụ một đứa trẻ tin mình là vô dụng, đứa trẻ đó sẽ nghĩ rằng mình không thể tự làm được gì, và chỉ tập trung vào những điểm yếu và thất bại của mình, và phủ nhận những gì mình làm được. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc bị bắt nạt có mối quan hệ chặt chẽ tới nhiều loại hình nhận thức khác nhau. Cụ thể là, bắt nạt có liên hệ với những sự gán ghép tiêu cực đối với nạn nhân của nó. Khi một đứa trẻ bị trêu chọc, và thủ phạm liên tục dùng những lời lẽ hoặc ám chỉ nạn nhân như là một kẻ xấu xa, yếu, điên, hâm, đần độn, ngu dốt, ngớ ngẩn v.v, từ đó sẽ ảnh hưởng tới cách nạn nhân nhìn nhận về chính bản thân mình. Trong trường hợp 1 này, nhận thức tiêu cực sẽ tăng lên và nhận thức tích cực giảm xuống. Các kết quả nghiên cứu cắt dọc hoặc cắt ngang (dài hạn) đều chứng minh mối liên hệ trên là đúng (Callaghan and Joseph, 1995; Neary & Joseph, 1994; Graham and Juvonen, 1998) [12, tr. 5]. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh thực trạng trẻ bị bắt nạt cũng như những hậu quả tiêu cực của nó. Còn ở Việt Nam, gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về rất nhiều trường hợp những học sinh bị bạn bè cùng trang lứa đánh đập hành hung như báo Dân trí (dantri.com.vn) ngày 01/04/2009 có bài viết “Bị đánh tập thể, một nữ sinh ngất xỉu”. Không chỉ đơn thuần bắt nạt, đánh đập, hành hung bạn mà những kẻ bắt nạt còn quay lại những hình ảnh bắt nạt để tung lên mạng, ngày 12/03/2010 có bài viết: “Thêm một clip học sinh bị bạn hành hung dã man”, “Sốc với clip nữ sinh đánh đập xé áo bạn trên phố”. Học sinh bị bắt nạt có thể hình thành ý định trả thù, và khi trả thù thì rất khốc liệt, đã để lại những hậu quả đáng tiếc như trên trang Pháp luật của báo Tiền phong (tienphong.vn) ngày 23/02/2008 có đưa vụ án “Học sinh lớp 12 nhờ côn đồ đâm chết bạn học”; trên báo điện tử VnExpress - tin nhanh Việt Nam (vnexpress.net) ngày 30/09/2009 có bài viết “Học sinh đâm chết bạn vì bị bắt nạt”; trên báo vtc (vtc.vn) ngày 02/09/2010 cũng có bài viết tương tự “Bị bắt nạt, nữ sinh lớp 10 rút dao đâm chết bạn”. Hình thức bắt nạt rất đa dạng, ngoài những hành vi đánh đập, hành hung mà còn có rất nhiều hình thức bắt nạt khác như tẩy chay, cô lập, nói xấu sau lưng, lấy trộm đồ hay bóc lột tiền bạc và tài sản của người bị bắt nạt. Trên báo Dân trí (dantri.com.vn) ngày 03/05/2011 có bài viết về việc con bị trấn lột cả năm mà bố mẹ không biết. Còn rất nhiều thông tin khác từ nhiều nguồn khác nhau, đều cho thấy một thực tế là học sinh bị bắt nạt và sự nhận thức về việc đó chưa tốt nên đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Trước thực tế đó, Bộ giáo dục đã yêu cầu các Sở 2 báo cáo về bạo lực học đường. Trên báo Dân trí thứ trưởng Bộ giáo dục đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu rằng: “Khi xem clip nữ học sinh đánh nhau trên báo Dân trí tôi thực sự rất choáng và thấy quá ghê sợ với hình ảnh phản giáo dục này… Tôi rất sốt ruột và đã yêu cầu Vụ Công tác Học sinh - Sinh viên chỉ đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cần điều tra ngay xem ở trường nào và nhờ công an vào cuộc” [12, tr.5]. Thông qua một vài dẫn chứng được nêu ở trên, có thể nói, bắt nạt đã và đang là vấn đề nóng hổi, thu hút được sự quan tâm của cả cộng đồng và xã hội. Với những lí do trên, tác giả quyết định thực hiện đề tài “Quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông”. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Tìm hiểu hiện trạng học sinh bị bắt nạt bởi bạn cùng lứa. 2.2. Tìm hiểu cách học sinh nhìn nhận về bản thân mình thông qua thang đo nhận thức. 2.3. Tìm hiểu mối quan hệ giữa việc bị bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông. 2.4. Đưa ra một số khuyến nghị cho công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần - tâm lý trẻ em trong trường học. 3. Giả thuyết nghiên cứu 3.1. Hiện tượng học sinh bị bắt nạt có tồn tại ở học sinh trung học phổ thông và dưới các hình thức khác nhau. 3.2. Việc bị bắt nạt có liên quan một cách có ý nghĩa với nhận thức tiêu cực về bản thân. 3.3. Có sự khác nhau về hiện tượng bắt nạt và nhận thức bản thân giữa nam và nữ, giữa các cấp học, các lớp học, các trường học, vùng miền khác nhau 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Tìm hiểu các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về nhận thức và bắt nạt ở học sinh, bao gồm các khái niệm bắt nạt, khái niệm nhận thức; thực trạng bắt nạt và nhận thức về bản thân ở học sinh; mối liên hệ giữa bắt nạt và nhận thức. 4.2. Dùng Thang đo bắt nạt của các tác giả Mynard và Joseph và thang đo nhận thức bản thân ở trẻ em (CATS) để điều tra trên 393 học sinh trung học phổ thông. 4.3. Tập hợp và xử lý số liệu dùng phần mềm SPSS, từ đó phân tích kết quả nghiên cứu. 4.4. Đưa ra những khuyến nghị cho công tác chăm sóc sức khỏe tâm lý học đường. 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa hiện tượng bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh trung học phổ thông. 5.2. Khách thể nghiên cứu: 393 học sinh từ 3 trường trung học phổ thông. - Trường trung học phổ thông Tây Hồ - Hà Nội -Trường trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng – Hà Nội -Trường trung học phổ thông Thuận Thành số I – Huyện Thuận Thành – Tỉnh Bắc Ninh. 6. Thời gian và địa bàn nghiên cứu 6.1. Thời gian: Từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2011. 6.2. Địa điểm: Trường trung học phổ thông Tây Hồ - Hà Nội; Trường trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng – Hà Nội; Trường trung học phổ thông Thuận Thành số I – Huyện Thuận Thành – Tỉnh Bắc Ninh. 4 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp phân tích tài liệu: Tìm hiểu những nghiên cứu và số liệu sẵn có từ các giáo trình, sách tham khảo, các bài báo khoa học, các luận văn, luận án, các trang web của các tổ chức y tế, các viện nghiên cứu và các trường đại học. 7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thang đo bắt nạt của Mynard và Joseph (2000), thang đo nhận thức CATS (Children’s Automatic Thoughts Scale) của Schniering và Rapee (2002). 7.2.1. Để đo mức độ bị bắt nạt ở học sinh, tác giả dùng thang đo của Mynard và Joseph (2000). Thang đo này được dịch ra tiếng Việt bởi một người Việt giỏi tiếng Anh và được xem và chỉnh sửa cho lại bởi một người Mỹ giỏi tiếng Việt. Một số câu trong bảng hỏi như “Bảo bạn khác không chơi với tôi nữa”, hay “Nói xấu tôi với người khác”, hay “Đấm tôi” (xem phụ lục) mô tả những hành vi bắt nạt. Phương án trả lời bao gồm 4 mức độ, tương ứng với điểm đánh giá thang 4 là: 0 = "Không bao giờ", 1= "Đôi khi", 2 = "Thường xuyên", 3 = "Luôn luôn". Phiên bản mà tác giả sử dụng để phân tích bao gồm 20 câu, bao trùm 4 lĩnh vực : (1) Bắt nạt về các mối quan hệ; (2) Bắt nạt về thể chất/cơ thể; (3) Bắt nạt về sở hữu; (4) Bắt nạt về giá trị, hay hạ thấp giá trị nạn nhân. Trong nghiên cứu này, hệ số alpha Cronbach cho toàn bộ thang đo 20 câu là 0.825, ở mức rất phù hợp, cho thấy thang đo này có đủ độ tin cậy để đo hiện tượng trẻ bị bắt nạt. 7.2.2. Thang đo suy nghĩ tự động ở trẻ em (The Children's Automatic Thoughts Scales - CATS) của các tác giả Shniering và Rapee (2002) là một bảng hỏi tự thuật được thiết kế nhằm mục đích đánh giá nhận thức tiêu cực về bản thân ở trẻ em và thanh thiếu niên. Thang đo này cũng được dịch ra tiếng Việt bởi một người Việt giỏi tiếng Anh và được xem và chỉnh sửa cho lại bởi một người Mỹ giỏi tiếng Việt. Thang đo yêu cầu trẻ đánh giá mức độ thường 5 xuyên (tần suất) những suy nghĩ trong tuần qua. Phiên bản mà tác giả sử dụng cho nghiên cứu này bao gồm 40 câu. Phương án trả lời cho mỗi câu bao gồm: 0=Hoàn toàn không, 1=Thỉnh thoảng, 2=Khá thường xuyên, 3=Thường xuyên, 4=Luôn luôn). Thang đo CATS tính điểm toàn bộ thang đo cũng như từng lĩnh vực nhận thức. Có 4 tiểu thang đo là: (1) Những đe dọa cá nhân; (2) Những đe dọa từ xã hội hoặc từ môi trường bên ngoài; (3) Những thất bại của bản thân và (4) Những ý định thù địch. Trong nghiên cứu này, hệ số alpha Cronbach của toàn bộ bảng hỏi 40 câu là 0.942, cho thấy độ tin cậy phù hợp của bảng hỏi. 7.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu bằng xác suất thống kê: Sử dụng phần mềm Excel để nhập dữ liệu và phần mềm SPSS để phân tích. Ngoài các phân tích thống kê thông dụng như phần trăm, tỉ lệ, tính tổng, điểm trung bình còn dùng ANOVA để phân tích và so sánh các nhóm. Đồng thời sử dụng tương quan (correlations) để tìm hiểu mối quan hệ giữa các thang đo và tiểu thang đo, và một số mối quan hệ khác. 8. Dự kiến kết quả nghiên cứu - Nêu được mối quan hệ giữa thang đo bắt nạt, các tiểu thang đo bắt nạt với thang đo nhận thức tiêu cực ở bản thân và các tiểu thang đo nhận thức. - Nêu được sự khác biệt về bắt nạt và nhận thức bản thân giữa nam và nữ, giữa các cấp học, các lớp học, các vùng miền, các trường học khác nhau. - Đưa ra được tỉ lệ học sinh bị bắt nạt ở từng hình thức, ở từng mức độ và tỉ lệ học sinh có nhận thức tiêu cực ở từng lĩnh vực. - Cuối cùng, đưa ra được những khuyến nghị trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm lý học đường. 9. Kế hoạch nghiên cứu Dự kiến đề tài được thực hiện trong vòng 9 tháng kể từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011. 6 Nội dung công việc Thời gian dự kiến Nghiên cứu lý luận: - Thu thập các bài báo, các công trình Từ 05/ 09/ 2010 đến 30/ 12/ 2010. nghiên cứu khoa học, các luận văn, luận án có liên quan đến hiện tượng bắt nạt ở học sinh. - Nghiên cứu các tư liệu sách giáo trình, sách tham khảo và tư liệu điện tử về cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Xây dựng đề cương khóa luận và viết Từ 05/ 01/ 2011 đến 15/ 02/ 2011. chương cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. Phát phiếu điều tra (bảng hỏi về bắt nạt và Từ 16/ 02/ 2011 đến 28/ 02/ 2011. nhận thức bản thân) Nhập số liệu và xử lý số liệu Từ 01/ 03/ 2011 đến 10/ 03/ 2011. Phân tích số liệu, tìm hiểu thực trạng, Từ 11/ 03/ 2011 đến 25/ 03 / 2011 nguyên nhân và đưa ra những giải pháp hợp lý. Hoàn thiện đề tài và viết khóa luận Từ 26/ 03/ 2011 đến 10/ 05/ 2011. Chuẩn bị báo cáo và trả lời phản biện 11/ 05/ 2011 đến 30/ 05/ 2011 10. Cấu trúc của khóa luận 1. Mở đầu 2. Chương 1: Cơ sở lý luận 7 3. Chương 2: Nghiên cứu thực trạng bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh 4. Chương 3: Một số biện pháp giáo dục cải thiện tình trạng bắt nạt và giúp nâng cao nhận thức bản thân ở học sinh 5. Kết luận và khuyến nghị 6. Tài liệu tham khảo 7. Phụ lục 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu về hiện tượng bắt nạt Các nhà khoa học trên thế giới đã bắt đầu nghiên cứu đến hiện tượng bắt nạt từ thập niên 70, với nghiên cứu đầu tiên của Tiến sĩ Dan Olweus, một nhà khoa học Na Uy, được xem như người mở đường và là “cha đẻ” của các nghiên cứu về vấn đề bắt nạt và ngược đãi. Olweus định nghĩa theo một cách chung nhất, bắt nạt trong trường học như một “hành vi tiêu cực được lặp đi lặp lại, có ý định xấu của một hoặc nhiều học sinh nhằm trực tiếp chống lại một học sinh, người có khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân”. Đa số bắt nạt xảy ra ở những học sinh có vẻ ngoài không hề bộc lộ một sự khiêu khích hay xúi giục [2]. Trong cuốn sách “Bắt nạt ở trường học, chúng ta biết gì và chúng ta có thể làm gì” (1993), tiến sĩ Olweus đã chỉ ra đặc điểm của phần lớn những học sinh có thể là người đi bắt nạt và đặc điểm của những học sinh có nguy cơ là nạn nhân của bị bắt nạt. Năm 2001 một nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ tâm lý Tonja Nansel và đồng nghiệp chỉ ra rằng trong số hơn 15000 học sinh Mỹ từ lớp 6 đến lớp 10 có khoảng 17% học sinh cho biết các em thỉnh thoảng hoặc thường xuyên bị bắt nạt trong cả năm học. Gần 19% cho rằng các em thỉnh thoảng hoặc thường xuyên bắt nạt các bạn khác và 6% nói rằng họ vừa đi bắt nạt người khác vừa là nạn nhân của bắt nạt. Rõ ràng là trẻ trai bắt nạt người khác nhiều hơn trẻ gái, và một tỉ lệ lớn các bé gái – khoảng 50% - nói rằng chúng thường bị bắt nạt bởi các bạn trai. Mặc dù bắt nạt là một vấn đề lớn giữa những cậu con trai, nhưng nó cũng xảy ra tương đối nhiều giữa các cô gái. Bắt nạt về mặt thể chất ít phổ biến giữa các cô gái hơn, họ thường dùng những cách quấy rầy xảo quyệt và gián tiếp 9 như: cô lập một người trong nhóm, loan tin đồn trong một thời gian dài, lôi kéo các bạn bè khác đứng về phía họ…Một vài hình thức bắt nạt khác đôi khi cũng gây tai hại và sầu não như các hình thức công kích trực tiếp và công khai. Những nghiên cứu gần đây càng cho thấy sự phức tạp và mối nguy hại của những hành vi bắt nạt ở tuổi học trò. Khoảng 22,6% trẻ mẫu giáo bị bắt nạt từ mức độ trung bình đến nặng, khoảng 10% trẻ từ 8 đến 12 được bạn cùng lớp xem là “nạn nhân thường xuyên” của bắt nạt (Brock, 2005). Bắt nạt không chỉ gây hậu quả xấu cho nạn nhân trong thời điểm bị bắt nạt (Claghan & Joseph, 1995); Olweus, 1993, 1997; Rigby, 1998; Slee, 1996), mà còn gây hậu quả về mặt phát triển cảm xúc sau này của trẻ (Kochenderfer & Ladd, 1996; Olweus, 2001). Bắt nạt đã làm cho môi trường học tập trở nên không an toàn. Nhiều em cảm thấy sợ hãi khi đi đến trường và ở trường tới mức các em nghỉ học ít nhất một lần trong tháng. 56% nam và 33% nữ cho biết là các em sợ hãi khi trở thành nạn nhân của bạo lực học đường. 16% nữ và 21% nam đem vũ khi đi để phòng vệ. Chính những nỗi sợ hãi về bạo lực học đường đã thúc đẩy các em làm như vậy (Noaks & Noaks 2000). Nạn nhân của bắt nạt và bạo lực học đường bị ảnh hưởng cả về mặt học tập lẫn xã hội. Nạn nhân thường có điểm tự đánh giá bản thân thấp hơn và mức độ lo âu và trầm cảm cao hơn so với nhóm không phải là nạn nhân (Gilmartin). Nạn nhân không chỉ bị tấn công mà cách em cũng bị cô lập với các bạn (Bulack, Fulbright and Williams 2003). Là nạn nhân bạo hành cũng có nhiều khả năng sẽ trở thành người bạo hành trong tương lai (Osofsky 2001). Brockenbrough (2002) nghiên cứu về nạn nhân bị bạo hành, nghiên cứu cho thấy những sinh viên vừa bị bạo hành vừa có thái độ hung dữ (hung tính) có nhiều hành vi có nguy cơ cao nhất so với bạn cùng lứa. Hành vi có nguy cơ như: 10 sở hữu vũ khí, sử dụng rượu và thuốc phiện, tham gia vào băng nhóm và đánh nhau ở trường. Bắt nạt học đường cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế. Phí này bao gồm: chăm chữa về tinh thần và thể chất, phí công an, tài sản bị hư hại, phí bắt giữ, phí cai nghiện, phí do bỏ học và lớn lên không có việc… (Bagley & Pritchard, 1998). Bắt nạt có ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần: Trong các mẫu chọn học sinh trung đã kiểm tra tại Istabul, Thổ Nhĩ Kỳ, tỷ lệ bị bắt nạt cao và liên quan đến biểu hiện của trầm cảm. Sự tiếp tục trải nghiệm bạo lực và căng thẳng trong các mối quan hệ xã hội sẽ dẫn đến các biểu hiện tâm thần. (Sabuncuoğlu, O; Ekinci, Ö; Bahadir, T; Akyuva, Y; Altinöz, E; Berkem, M, 2006). Thanh thiếu niên nam là nạn nhân của bắt nạn cùng lứa trải nghiệm mức độ stress và lo lắng cao. Các em cho rằng môi trường trường học của các em không an toàn và sợ có bạo lực học đường. (Reuter-Rice, Karin Eve, 2006) Ngoài những hậu quả về mặt xã hội như bị cô lập, bị loại khỏi nhóm bạn, và hậu quả học tập như học giảm sút, ít tham gia hoạt động trường lớp (Ross, 2006). Bắt nạt có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về mặt cảm xúc và nhận thức ở nạn nhân, như cô đơn, lo âu, trầm cảm, thu mình, kém tự tin. Tình trạng bắt nạt giữa học sinh với học sinh ngày càng là vấn đề bức xúc của xã hội, nên được nhiều nhà tâm lý học và giáo dục học quan tâm nghiên cứu. Từ việc phát hiện ra những hậu quả nghiêm trọng của bắt nạt đã khiến cho các nhà tâm lý học và giáo dục học nhận thấy cần tìm ra những nguyên nhân gây ra hiện tượng bắt nạt, từ đó sẽ đề xuất những giải pháp giảm thiểu hiện tượng bắt nạt. Çetinkaya và cộng sự (2009) cho rằng: điều kiện kinh tế gia đình có liên quan đến hành vi bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh. Trong số trẻ em bị bắt nạt, tỷ lệ trẻ có điều kiện kinh tế khó khăn cao hơn trẻ em có điều kiện 11 kinh tế khá. Bắt nạt cũng có mối liên hệ có ý nghĩa với mức sống, tuổi, nghề nghiệp của cha, số anh chị em trong gia đình. Những nét đặc biệt ở hình dáng của một số học sinh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bắt nạt. Robinson, Sabrina cho rằng: thừa cân và béo phì là nạn nhân của bắt nạt hay trêu ghẹo. Thanh thiếu niên béo phì có nguy cơ là nạn nhân của bắt nạt cao bởi vì những bạn cùng lứa nhìn nhận họ như một sự khác biệt và người không ai ưa. Hiện nay, bạo lực học đường nói chung và tình trạng bắt nạt giữa học sinh với học sinh nói riêng đang trở thành vấn đề trăn trở của các nhà quản lý giáo dục cũng như các nhà tâm lý học Việt Nam. Tình trạng đó được các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh rất nhiều. Trong khi đó, những nghiên cứu có tính chất hệ thống, bằng các phương pháp khoa học về vấn đề này còn quá hạn chế. Một cuộc khảo sát do khoa Xã hội học, trường ĐHKH XH&NV, ĐHQG HN thực hiện vào năm 2008 tại 2 trường THPT thuộc quận Đống Đa (Hà Nội) về tình trạng bạo lực nữ sinh đã cho thấy nhiều kết quả đáng lo ngại. Cụ thể, có đến 96,7% số học sinh trong mẫu được hỏi cho rằng, ở trường các em có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau. Mức độ bạo lực trong nữ sinh là 44,7% rất thường xuyên; 38% thường xuyên; và 17,3% không thường xuyên [9, tr. 4]. Kết quả khảo sát khác của Nguyễn Văn Tường (2010) - Trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em (Trung tâm N-T Nguyễn Khắc Viện), nghiên cứu về bạo lực học đường cũng cho con số đáng lo khi có tới 64% các em nữ được hỏi thừa nhận là đã từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác. Đáng chú ý, hầu hết những chuyện đánh nhau lần đầu tiên đều diễn ra trong khuôn viên trường học, và những lần đánh nhau tiếp theo thì đa số lại diễn ra ngoài trường học.Việc nữ sinh đánh nhau có lẽ đã trở nên quen thuộc với nhiều học sinh. Chính vì vậy, khi được hỏi “quan niệm về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ” thì có đến 12 45,3% cho rằng, điều đó là “bình thường”; 30,7% trả lời có thể chấp nhận được; và chỉ có 24% học sinh “không chấp nhận” hành vi bạo lực trong nữ sinh. Trong số các nữ sinh đã từng có hành vi hành hung người khác, hầu hết đều biết bạo lực gây nên tổn thương về tinh thần và thể xác, làm mất đi thiện cảm của mọi người đối với con gái. Nhưng vẫn còn gần 1/4 cho rằng, hành vi bạo lực không gây ra hậu quả gì [9, tr. 5]. Ông Phùng Khắc Bình - Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) cho biết: Thống kê từ 38 Sở GD-ĐT gửi về Bộ từ năm 2003 đến năm 2010 có tới hơn 8.000 vụ học sinh tham gia bắt nạt, đánh nhau và bị xử lý kỷ luật. Về vấn đề can thiệp bắt nạt học đường, nghiên cứu của tiến sĩ Olweus là cơ sở để triển khai chương trình phòng chống bắt nạt một cách toàn diện trong các trường học nhằm làm giảm thiểu và ngăn chặn bắt nạt trong học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Là một phần trong sáng kiến của chính phủ, chương trình này sẽ được phổ biến cho tất cả các trường công lập ở Na Uy. Hiện tại một số lượng lớn các trường học ở Mỹ đang sử dụng chương trình này. Qua hơn 20 năm thực hiện chương trình này đã đem lại kết quả tích cực như số lượng học sinh bắt nạt và bị bắt nạt giảm rõ rệt (30-50%), tương tự như kết quả thu được từ các nghiên cứu khác; tỉ lệ học sinh có hành vi chống đối xã hội như ăn cắp vặt, phá hoại, say rượu/nghiện rượu và trốn học giảm đáng kể; sự cải thiện đáng kể trong “môi trường xã hội” lớp học, như phản ánh của học sinh về sự tiến bộ trong việc giữ trật tự và kỷ luật, tích cực hơn trong các mối quan hệ bạn bè, và có thái độ tốt đối với các hoạt động của trường; và những cải thiện trong sự hài lòng của học sinh với cuộc sống học đường. Những nỗ lực khác nhằm phòng ngừa bắt nạt được miêu tả trong cuốn sách do ba người có đóng góp lớn trong lĩnh vực này làm chủ bút là tiến sĩ Peter 13 Smith, Mỹ, tiến sĩ Debra Pepler, Canada, và tiến sĩ Kenneth Rigby (2004), Australia: “Bắt nạt học đường: Làm thế nào để có thể can thiệp thành công?”. 1.1.2. Nghiên cứu về nhận thức bản thân Khả năng nhận thức của con người không giống nhau ở mọi độ tuổi. Nói khác đi, khả năng nhận thức của con người không được hoàn thiện trong ngày một ngày hai nhưng nó diễn ra theo một tiến trình phát triển nào đó. Đại diện tiêu biểu của Tâm lý học nhận thức là Jean Piaget (1896 - 1980), nhà khoa học vĩ đại người Thuỵ Sỹ. Ông là một nhà tâm lý học tiêu biểu nhất của mọi thời đại, ông đã đi từ nghiên cứu Sinh vật học qua tâm lý học rồi đến tâm lý học nhận thức. Theo Piaget, khả năng nhận thức của con người phát triển ngang qua các độ tuổi. Tùy vào mỗi một chặng phát triển mà con người đạt đến những hình thái tư duy và nhận thức khác nhau và ông gọi đây là lý thuyết về sự phát triển nhận thức. Cụ thể, ông chia tiến trình phát triển khả năng nhận thức này thành bốn giai đoạn chính là giai đoạn giác động (sensorimotor stage) từ 0 – 2 tuổi; giai đoạn tiền tư duy (preoperational thought stage) từ 2 – 7 tuổi; giai đoạn tư duy cụ thể (concrete-operational thought stage), 7 – 12 tuổi; giai đoạn tư duy trừu tượng (formal-operational thought stage) từ 12 tuổi trở lên. Nhận thức của các em ngày một hoàn thiện hơn, ở mức độ cao hơn. Tiếp sau Piaget cũng có một số nhà tâm lý học khác nghiên cứu về nhận thức. Ở độ tuổi từ 9 đến dậy thì, nhận thức phát triển mạnh mẽ và phân thành hai loại chính là nhận thức tích cực và nhận thức tiêu cực ngày càng rõ rệt (Harter, 1990). Nhận thức tiêu cực đặc biệt được quan tâm bởi các nhà nghiên cứu bởi nó có liên quan mật thiết tới sự phát triển của các rối loạn về khí sắc, đặc biệt là trầm cảm. Một trong những cơ chế dẫn tới trầm cảm là do người bệnh có nhận thức tiêu cực về bản thân mình, cho rằng mình là người vô dụng, là người xấu xa, kém cỏi, hoặc là kẻ thua cuộc. Đánh giá và nhận xét tiêu cực từ người khác 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất