Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Quan hệ gia đình của người dao ở xã trịnh tường, huyện bát xát, tỉnh lào cai...

Tài liệu Quan hệ gia đình của người dao ở xã trịnh tường, huyện bát xát, tỉnh lào cai

.PDF
108
156
102

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI QUAN HỆ GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI DAO Ở XÃ TRỊNH TƯỜNG, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành: Dân tộc học Mã số: 62.31.03.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH DÂN TỘC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN THỊ SONG HÀ HÀ NỘI, 2017 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài:“ Quan hệ gia đình của người Dao ở xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của giáo viên hướng dẫn là PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà. Cô đã gợi mở hướng nghiên cứu, góp ý cho tôi những vấn đề quan trọng cả về phương pháp và nội dung nghiên cứu. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy, cô giáo thuộc Học viện Khoa học Xã hội, đặc biệt là các thầy cô giáo thuộc Khoa Dân tộc học và Nhân học đã truyền đạt và trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích, những kỹ năng chuyên môn trong suốt quá trình học tập tại Học viện Khoa học Xã hội. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo xã Trịnh Tường, các với đồng chí của Đồn Biên phòng Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai cùng cộng đồng người Dao tại địa bàn nghiên cứu đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ để tôi thu thập tài liệu trong suốt quá trình điền dã. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội - nơi tôi công tác; các anh/chị/em bạn bè đồng nghiệp cùng với gia đình tôi đã tận tình động viên, khuyến kích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi học tập, hoàn thành khóa học và bản luận văn này. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CT Chỉ thị CP Chính phủ CNH HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nxb Nhà xuất bản PGS.TS Phó Giáo sư, tiến sĩ PTDT BTTHCS Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở QĐ Quyết định Tr Trang UBND Ủy ban nhân dân 4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ....16 1.1. Cơ sở lý thuyết...............................................................................................16 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ..........................................................................16 1.1.2. Cở sở lý thuyết .........................................................................................20 1.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu.................................................................22 1.2.1. Khái quát về huyện Bát Xát .....................................................................22 1.2.2. Khái quát về xã Trịnh Tường ...................................................................23 1.3. Người Dao ở xã Trịnh Tường ......................................................................26 1.3.1. Lịch sử tộc người ......................................................................................26 1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .........................................................................27 1.3.3. Một số đặc điểm về văn hóa .......................................................................29 1.3.4 Đặc điểm gia đình của người Dao ............................................................32 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................34 Chương 2. QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG NGƯỜI DAO ...........................35 2.1. Quan hệ giữa vợ và chồng trong việc sinh con để duy trì nòi giống ........35 2.1.1. Quyền quyết định số con ..........................................................................35 2.1.2. Quyết định về sinh con trai, con gái .........................................................38 2.1.3. Giúp đỡ, chia sẻ vợ - chồng khi vợ mang thai và sinh đẻ .......................41 2.2. Quan giữa hệ vợ và chồng trong chăm sóc và giáo dục con cái ..............42 2.2.1. Chăm sóc con cái ......................................................................................42 2.2.2. Trong việc dạy dỗ con cái ........................................................................44 2.3. Trong phân công lao động và phát triển kinh tế gia đình ............................46 2.3.1. Đối với các hoạt động trong gia đình và các hoạt động cộng đồng .........46 2.3.2. Trong phân công lao động sản xuất và phát triển kinh tế gia đình ..........49 2.4. Trong thể hiện tâm lý tình cảm ...................................................................52 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................55 Chương 3. QUAN HỆ GIỮA CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI DAO ...56 3.1. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái ..................................................................56 3.1.1. Mức độ gần gũi giữa bố mẹ và con cái ....................................................56 3.1.2. Quan hệ giữa bố mẹ và con cái trong giáo dục ......................................58 3.2. Quan hệ giữa ông bà với con cháu ..............................................................67 3.2.2. Mối quan hệ trong đời sống vật chất ........................................................68 3.2.4. Mối quan hệ trong giáo dục ......................................................................71 3.3. Quan hệ giữa các thành viên trong các gia đình có bố mẹ đi làm ăn xa ........73 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................76 KẾT LUẬN ..............................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................81 PHỤ LỤC 5 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Bảng tổng hợp dân số xã Trịnh Tường năm 2016 ...................................... 24 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của xã hội bởi gia đình chính là môi trường đầu tiên trực tiếp giáo dục nếp sống để hình thành nên nhân cách con người, là nơi lưu giữ và chuyển giao các giá trị văn hóa tộc người từ thế hệ này sang thế hệ khác. Gia đình và đời sống gia đình diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau, đặc trưng cho các xã hội thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau, trong nhiều thời kỳ lịch sử và chế độ khác nhau. Do đó, gia đình là một thiết chế xã hội, mang màu sắc dân tộc và đánh dấu tiến trình phát triển của dân tộc. Việt Nam là một quốc gia đa tộc người, mỗi tộc người có những luật tục, phong tục, tập quán riêng, rất phong phú và đa dạng. Chính yếu tố văn hóa tộc người đã hình thành nên lối sống riêng và sự biểu hiện của các mối quan hệ trong gia đình cũng rất khác biệt. Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và từng cá nhân nói riêng bởi gia đình như một bức tranh phản chiếu những biến đổi của xã hội từ lao động, việc làm đến phân phối chi tiêu, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, văn hóa ứng xử, định hướng giá trị nhân cách con người cho mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Gia đình có chức năng hết sức quan trọng trong giáo dục và nuôi dưỡng tư cách đạo đức của mỗi con người, đồng thời duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Với những chức năng và vị tí quan trọng của gia đình, năm 2012 Đảng và Nhà nước ta đã đề ra Chiến lược Phát triển Gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, nhấn mạnh đến việc phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình Việt Nam “ấm no ấm, tiến bộ, hạnh phúc” để mỗi gia đình “thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội”. Dao là một trong các tộc người thiểu số ở Việt Nam với số dân là 751.067 người (năm 2009), gồm nhiều nhóm khác nhau, cư trú chủ yếu ở các tinh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh ... Gần đây còn có một bộ phận người Dao từ các tỉnh phía Bắc di chuyển vào sinh sống tại một số tỉnh vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, 1 điều đó làm cho bức tranh phân bố tộc người Dao được mở rộng và đa dạng hơn. Tại tỉnh Lào Cai, người Dao chiếm 14,4% dân số toàn tỉnh với 88,379 người, sinh sống chủ yếu tại các vùng núi có độ cao trung bình từ 800 – 1000 m. Trong quá trình phát triển của lịch sử tộc người, người Dao nói chung và người Dao tại xã Trịnh Tường nói riêng đã hình thành một hệ thống các giá trị chuẩn mực trong cách ứng xử, các mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình để tạo nên đặc trưng riêng của văn hóa tộc người nơi đây. Những chuẩn mực trong gia đình đã được cộng đồng người Dao trân trọng, giữ gìn và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên, các mối quan hệ trong gia đình lại thường bị chi phối bởi các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán, môi trường sống…Kể từ khi Đảng và Nhà nước thực hiện công cuộc Đổi mới đất nước 1986 đến nay, dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và giao lưu, hội nhập, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình người Dao ở Việt Nam nói chung, người Dao ở xã Trịnh Tường nói riêng cũng có những biến đổi nhất định, hình thành nên những ứng xử mới để phù hợp hơn với xã hội. Trong các công trình nghiên cứu về người Dao, gia đình và quan hệ gia đình của người Dao được đề cập như một thành tố văn hóa tộc người. Tuy nhiên, những công trình ấy chủ yếu là các nghiên cứu về nghi lễ trong gia đình, rất ít các công trình nghiên cứu về các mối quan hệ trong gia đình trong khi đó đây là vấn đề cần quan tâm trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu quan hệ gia đình của người Dao không chỉ bổ sung nguồn tư liệu khoa học về người Dao ở riêng huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai mà ở cả Việt Nam mà còn là căn cứ khoa học định hướng phát triển gia đình và các mối quan hệ gia đình, hoạt định chính sách hợp lý góp phần phát huy vai trò của gia đình đối với công cuộc xây dựng nông thôn mới và phát triển đất nước, hướng tới thiết lập những chuẩn mực và giá trị gia đình phù hợp xã hội hiện đại. Với những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Quan hệ gia đình của người Dao ở xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai” làm đề tài luận văn Thạc sĩ ngành Dân tộc học của mình. 2 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 2.1. Các nghiên cứu cơ bản về gia đình Một trong những công trình nổi tiếng bàn về gia đình là tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” của Ph.Ăngghen đã khởi đầu cho quan điểm lý luận về gia đình. Dựa trên các kết quả nghiên cứu của nhà dân tộc học H. Morgan và quan điểm duy vật, Ph.Ăngghen đã đề cập đến khái niệm gia đình của Morgan “Gia đình là một yếu tố năng động, nó không bao giờ đứng yên tại chỗ mà nó chuyển từ hình thức thấp lên hình thức cao khi xã hội phát triển từ hình thức thấp lên hình thức cao, khi xã hội phát triển từ giai đoạn thấp lên giai đoạn cao” [33, tr. 57]. Quan điểm nghiên cứu này của Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh đến yếu tố “động” của gia đình, sự biến đổi của gia đình gắn liền với sự vận động biến đổi của xã hội và sự phát triển của gia đình là một “hướng nghiên cứu” được nhiều ngành khoa học xã hội chú ý như Dân tộc học/Nhân học, Xã hội học, Văn hóa học… Dưới góc nhìn của Dân tôc học/ Nhân học, các tác giả của cuốn sách “Nhân học về thân tộc, dòng họ, hôn nhân và gia đình” đã đưa ra khái niệm về gia đình. Gia đình là một tập hợp những người chung sống với nhau trong cùng mái nhà, liên kết gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống được chính thức thừa nhận bởi luật pháp hay luật tục, có quan hệ kinh tế với nhau, có trách nhiệm cùng nhau thực hiện các chức năng sinh học, kinh tế, văn hóa, xã hội, đạo đức, tín ngưỡng… Gia đình là một phạm trù lịch sử, một thiết chế xã hội, thay đổi cùng với sự phát triển của xã hội [13, tr.123]. Emily A.Schultz và Rober H. Lavanda trong cuốn sách “Nhân học - một quan điểm về tình trạng nhân sinh” đã cho rằng: cơ cấu gia đình gồm 3 kiểu: gia đình hạt nhân gồm 2 thế hệ cha mẹ và con cái chưa lập gia đình của họ; gia đình đa thê gồm một người chồng và nhiều người vợ; gia đình mở rộng gồm 3 thế hệ - cha mẹ, con cái đã kết hôn và cháu – sống chung với nhau. Từng loại gia đình cũng thay đổi cấu trúc của nó theo thời gian. Cùng một gia đình có thể biến đổi qua những dạng thức khác nhau vào mỗi thời điểm trong quá trình phát triển của nó, nó tạo ra 3 những cơ hội tương tác giữa các thành viên để từ đó hình thành các mối quan hệ gữa các thành viên trong gia đình [62, tr. 322-342]. Theo Nguyễn Hữu Minh trong công trình “Các mối quan hệ trong gia đình ở Việt Nam: Một số vấn đề cần quan tâm”, các mối quan hệ trong gia đình thường được xem xét gồm có quan hệ theo chiều ngang và quan hệ theo chiều dọc. Quan hệ theo chiều ngang, chủ yếu là quan hệ vợ chồng. Quan hệ theo chiều dọc, chủ yếu là quan hệ cha mẹ – con cái và quan hệ con cháu với ông bà (người cao tuổi) [47, tr.91]. Trong tác phẩm “Tradition and Change in the Asian Family - Truyền thống và biến đổi trong gia đình Châu Á”, Lee –Jay and Moto Yada Cho đã chỉ ra rằng: trong bối cảnh công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng, gia đình biến đổi mạnh về quy mô, thành phần và tâm thế gia đình. Sự thay đổi được thể hiện ở cơ cấu trong vai trò gia đình và giữa các thế hệ trong xã hội chịu ảnh hưởng của Nho giáo, thái độ đối với hôn nhân, sự hình thành gia đình, và sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi [45]. Khi bàn về vai trò của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập hiện nay, Nguyễn Thị Song Hà đã khẳng định vị trí của gia đình trong xã hội, trong đó có gia đình của các tộc người thiểu số tồn tại như một hiện tượng văn hóa, đồng thời là chủ thể của văn hóa, là nền tảng của văn hóa xã hội. Trong quá trình phát triển của mình, vai trò của gia đình được thể hiện trên một số phương diện như là một đơn vị kinh tế, cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng, giáo dục con người, duy trì và phát triển các quan hệ tình cảm từ thế hệ này sang thế hệ khác. Gia đình không chỉ là môi trường để củng cố các mối quan hệ trong gia đình mà còn là nền tảng của các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với ngoài xã hội, là môi trường thuận lợi cho mỗi cá nhân phát triển hài hòa và toàn diện [26, tr.4]. Các nghiên cứu trên đã chỉ ra được khái niệm về gia đình, cấu trúc gia đình, các mối quan hệ cơ bản trong gia đình và sự biến đổi về gia đình trong bối cảnh hiện nay. 2.2. Các nghiên cứu về mối quan hệ trong gia đình Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về các mối quan hệ gia đình được tiếp cận dưới góc độ của Dân tộc học/Nhân học, Xã hội học, Văn hóa học trong đó có mối quan hệ giữa vợ và chồng. Quan hệ giữa vợ và chồng được thể hiện trên 4 nhiều phương diện khác nhau như tình cảm, sự phân công lao động, trách nhiệm trong giáo dục con cái, thực hiện các nghi lễ, phong tục tập quán… của gia đình. Trong công trình nghiên cứu về “Sự biến đổi của các truyền thống gia đình nông thôn trong quá trình hiện đại hóa: phác thảo theo các kết quả điều tra xã hội học gần đây”, Phí Văn Ba đã chỉ ra đặc điểm truyền thống của quan hệ vợ chồng trong gia đình Việt Nam trước đây là người vợ thực hiện chức năng “tề gia nội trợ”, không có vai trò trong việc định đoạt công việc lớn còn người chồng toàn quyền quyết định các việc lớn trong gia đình, tham gia vào việc làng, việc họ [1, tr.5]. Tuy nhiên, theo kết quả đã được công bố vào năm 2008 về điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006 lại chỉ ra rằng quyền quyết định công việc gia đình giữa vợ và chồng tuỳ thuộc vào loại công việc. Tính đa dạng của việc quyết định trong gia đình phản ánh tính đa dạng của người chủ gia đình. Người vợ thường quyết định những công việc nhỏ hàng ngày liên quan đến những khoản tiền nhỏ. Người chồng thường quyết định những công việc lớn có liên quan đến những khoản tiền lớn [9, tr. 27]. Ngoài ra, quyền quyết định trong gia đình cũng phụ thuộc vào đặc điểm văn hóa tộc người. Tác giả Vũ Thị Phương khi nghiên cứu mối quan hệ giữa vợ và chồng của người Việt ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã chỉ ra rằng: người vợ và người chồng được sinh và lớn lên ở tộc người nào sẽ chịu tác động bởi nền văn hóa của tộc người đó. Đối với các gia đình ở ĐBSCL, người chồng là người Việt có quyền quyết định nhiều hơn người vợ, nhưng đối với người Hoa và người Khơ me thì người vợ lại có quyền quyết định nhiều hơn là người chồng, ở những gia đình người Việt có vợ hoặc chồng là người Khơ-me hoặc người Hoa thì mối quan hệ vợ chồng lại khá bình đẳng, gia đình hòa thuận, ít xung đột [59]. Theo Nguyễn Thị Hương Trầm (2014) trong nghiên cứu “Biến đổi giá trị trong mối quan hệ vợ chồng” đã chỉ ra mối quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng. Quan hệ vợ chồng trong các gia đình Việt Nam, trong đó có gia đình của các tộc người thiểu số thì lòng chung thủy, là tình yêu thương, gắn bó, thậm chí là nhường nhịn lẫn nhau luôn được chú ý và đăt lên vị trí hàng đầu. Lòng yêu thương, sự chung thủy không phải được hình thành một cách ngẫu nhiên mà đôi khi nó được điều chỉnh bằng quan hệ đạo đức và quan hệ pháp luật [89; 76]. 5 Khi nghiên cứu về Những vấn đề của gia đình Việt Nam trong quá trình biến đổi xã hội theo xu hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa và Các mối quan hệ trong gia đình ở Việt Nam: Một số vấn đề cần quan tâm, các tác giả cho rằng bộ phận các cặp vợ chồng đang phải trải qua một cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc. Khả năng nảy sinh bất đồng giữa vợ và chồng có thể xảy ra đời sống gia đình. Những bất hòa về ứng xử giữa vợ và chồng, nuôi dạy con cái và kinh tế gia đình là hai nguyên nhân chủ yếu khiến cho các cặp vợ chồng không hài lòng về cuộc hôn nhân của mình và điều đó có liên quan đến xung đột và bạo lực trong gia đình. Điều này đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho phụ nữ và trẻ em. Và gắn với các mâu thuẫn và bạo lực gia đình là vấn đề ly hôn. Hậu quả lớn của các cuộc ly hôn chính là sự phát triển thiếu toàn diện của con cái cũng như sự thiếu tôn trọng của con cái đối với cha mẹ sau này [47, tr.93; 39, tr.17]. Như vậy có thể thấy rằng, quan hệ giữa vợ và chồng vẫn duy trì theo mô hình truyền thống, người chồng trong gia đình có tiếng nói và vai trò trọng trong gia đình đặc biệt là khi đưa ra các quyết định quan trọng. Mối quan hệ này cũng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tộc người cũng như những tác động từ bên ngoài làm biến đổi mối quan hệ đó theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Trong thời gian gần đây, có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Trong công trình “Hệ giá trị gia đình Việt Nam từ hướng tiếp cận xã hội học” các tác giả đã khẳng định đặc điểm cơ bản trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đó là lòng yêu thương, sự hiếu thảo. Cha mẹ hết lòng yêu thương con cái bởi con cái chính là máu thịt của mình. Còn con cái phải có hiếu với cha mẹ, kính trọng vâng lời và phụng dưỡng cha mẹ [89]. Hay như Đặng Bích Thủy trong bài viết Quan hệ cha mẹ - con cái vị thành niên ở Việt Nam hiện nay: mức độ gắn kết và những vấn đề đặt ra đã cho thấy rằng cha mẹ có sự quan tâm nhiều đến việc học tập và đời sống tinh thần, tình cảm của con, đối xử bình đẳng với con, quan tâm đến những khó khăn của con, hiểu biết và tham gia ý kiến vào các mối quan hệ bạn bè của con, có sự đồng cảm và chia sẻ, tâm sự với con... [72, tr.182]. Để thể hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ, con trai phải vố gắng học hành, thành đạt còn con gái phải trau dồi “công dung ngôn hạnh” [82]. Mối 6 quan hệ cha mẹ và con đã được khái quát trong công trình nghiên cứu về gia đình Việt Nam năm 2006 như sau: Mối quan hệ cha mẹ và con cái gắn bó chặt chẽ và theo quan hệ tôn ti trật tự rõ ràng, con cái cần vâng lời cha mẹ và người lớn tuổi trong gia đình [9]. Kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu Lê Ngọc Lân, Nguyễn Hữu Minh, Trần Quý Long về Quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu trong gia đình lại cho thấy rằng: do gánh nặng kiếm sống, một bộ phận những người làm cha mẹ đã không dành thời gian chăm sóc và quan tâm đến con cái, nhất là những gia đình nghèo, gia đình nông thôn, gia đình các dân tộc ít người. Bên cạnh đó có một tỷ lệ không nhỏ các bậc cha mẹ giáo dục con cái không đúng cách, làm ngơ lỗi lầm của con trẻ, đánh đòn con bất kể lý do gì, hay có thái độ bất lực đối với hành vi mắc lỗi của con. Chính những điều này đã làm tăng xung đột giữa cha mẹ và con cái [42, tr. 5-6]. Mối quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu được thể hiện qua sự chăm nom, chăm sóc khi đau ốm và giúp đỡ công việc gia đình. Việc con cháu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đó là sự biểu hiện những giá trị tình cảm, lòng hiếu thảo biết ơn của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Việc chăm sóc của con cái đặc biệt có ý nghĩa về mặt tinh thần đối với người cao tuổi [47, tr.97]. Điều này cũng được tác giả Nguyễn Thành Trung đề cập đến và phân tích khá rõ nét qua bài viết “Vai trò của gia đình trong việc chăm sóc người cao tuổi ở đô thị hiện nay”. Theo đó, việc quan tâm chăm sóc về tâm lý, tình cảm, đảm bảo một cuộc sống vui vẻ và hài hòa với con cháu là tiền đề giúp các cụ sống lâu sống thọ [78, tr.18-20]. Kết quả điều tra về gia đình Việt Nam năm 2006 cũng chỉ ra được mối quan hệ giữa người cao tuổi vào con cháu trong gia đình. Con cái thường được trông đợi là người chăn sóc, phụng dưỡng và hỗ trợ vật chất khi cha mẹ về già, sức khỏe yếu, không có khả năng lao động. Việc hỗ trợ về mặt vật chất cho người cao tuổi đảm bảo cuộc sống ở các mức độ khác là cách thức để con cái bày tỏ lòng biết ơn, sự hiếu thảo mà còn là sự thể hiện đạo lý, trách nhiệm và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ trong gia đình [9, tr. 73]. Ngược lại, người cao tuổi cũng hỗ trợ và giúp đỡ con cháu về mặt vật chất lẫn tinh thần. Người cao tuổi coi việc hỗ trợ con cháu là niềm vui và trách nhiệm và qua đó được cảm nhận mình là người có ích cho con cháu [9, tr. 377 40]. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay mối quan hệ này đã có những thay đổi nhất định. Trong bài viết về Mô hình sống và mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ở nông thôn Việt Nam của Đặng Thị Hoa đã chỉ ra rằng, nhịp sống của nền kinh tế thị trường khiến cho các cặp vợ chồng, con cái không có nhiều thời gian để chăm sóc cha mẹ già. Một bộ phận người già phải trông nom nhà cửa, chăm sóc các cháu thay thế cho cha mẹ đi làm ăn xa. Một bộ phận khác thì sống tách riêng bên cạnh gia đình của các con trưởng thành bởi họ cho rằng như vậy sẽ ít phiền hà đến con cháu hoặc được tự do, thoải mái hơn… [29, tr. 46-50]. Các nghiên cứu trên đã đưa ra những đặc điểm cơ bản trong các mối quan hệ trong gia đình đó là quan hệ giữa vợ - chồng, cha mẹ - con cái, ông bà – các cháu. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng, các nghiên cứu này phần lớn được nhìn từ góc nhìn Xã hội học và chủ yếu tập trung nghiên cứu về các mối quan hệ trong gia đình của người Việt nói chung, có rất ít các công trình nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ trong gia đình của các tộc người thiểu số. Trong khi đó, gia đình và các mối quan hệ trong gia đình của mỗi tộc người thiểu số có những đặc trưng rất riêng, chịu tác động rất nhiều bởi yếu tố văn hóa tộc người. Đây được xem như là một khoảng trống, là vấn đề đặt ra đối với các nhà nghiên cứu. 2.3. Tổng quan nghiên cứu về người Dao và quan hệ gia đình người Dao 2.3.1. Các nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam Từ thời Pháp thuộc đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về người Dao, tuy nhiên các công trình này chủ yếu là các nghiên cứu dư địa chí của các học giả nước ngoài với mục đích nghiên cứu để cai trị vì thế những giá trị văn hóa của người Dao chưa được đánh giá đúng. Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến nay, các công trình nghiên cứu về người Dao xuất hiện ngày càng nhiều, trong đó, đáng chú ý là công trình Người Dao ở Việt Nam của nhóm tác giả Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến (1972). Đây là công trình nghiên cứu toàn diện về mọi mặt đời sống văn hóa, kinh tế của người Dao thời kỳ trước đổi mới. Các tác giả đã khắc họa được diện mạo văn hóa phong phú của các nhóm Dao ở Việt Nam. Vấn đề 8 gia đình và quan hệ gia đình được giới thiệu khá chi tiết về cấu trúc, quan hệ, phân công lao động và một số phong tục như nhận con nuôi, tập quán hôn nhân... Từ năm 1986 đến nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, các hội thảo, hội nghị về người Dao đã được thực tổ chức, trong đó phải kể đến Hội thảo Quốc tế lần thứ VII với tiêu đề “Sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai (Kỷ yếu hộithảo quốc tế về người Dao, tại Thái Nguyên, tháng 12 năm 1995)” được tổ chức tại Thái Nguyên đã thực sự thu hút nhiều nhà nghiên cứu quan tâm về tộc người này. Kỷ yếu đã tập hợp những bài viết của các tác giả Việt Nam và quốc tế đề cập đến các khía cạnh khác nhau trong đời sống của người Dao ở Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới như: phân loại nhóm Dao, tình hình dân số, vấn đề giới, các vấn đề văn hóa tộc người…Các bài viết đã có những lý giải sâu sắc về văn hóa của người Dao với nhiều phong tục tập quán đa dạng và phong phú. Ngoài ra trong thời kỳ này, khá nhiều ấn phẩm được xuất bản với chủ đề về mọi mặt đời sống của người Dao như: “Văn hóa truyền thống của người Dao ở Hà Giang” (1999) của Phạm Quang Hoan - Hùng Đình Qúy; “Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của nhóm Dao Tiền ở Ba Bể, Bắc Kạn”(2003) của tác giả Lý Hành Sơn; “Người Dao Quần Chẹt ở miên núi và trung du Bắc Bộ”(2015) của tác giả Nguyễn Ngọc Thanh (chủ biên); “Nhà ở của người Dao Áo Dài ở Hà Giang” (2014) của Phạm Minh Phúc; “Trang phục cổ truyền của người Dao ở Việt Nam” (2003) của Nông Quốc Tuấn và “Thầy cúng trong văn hóa tín ngưỡng người Dao Họ” (2014) của Phạm Văn Dương… Không chỉ dừng lại ở các công trình sách, các luận văn, các bài viết trên tạp chí về tộc người Dao cũng được chú ý nhiều hơn như luận án tiến sĩ Nhân học: Nghi lễ vòng đời của người Dao Thanh Y, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (2016) của Nguyễn Thị Thu Hà, Lễ cấp sắc của người Dao ở tỉnh Tuyên Quang (2016) của Nguyễn Vũ Phan, Lễ cấp sắc của người Dao Tiền ở huyện ngân sơn, tỉnh Bắc Kạn (2017) của Bàn Tuấn Năng, Hôn nhân của người Dao Họ, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai (2016) của Chu Quang Cường…. 2.3.2. Các nghiên cứu về gia đình và quan hệ gia đình của người Dao Trong công trình nghiên cứu Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía bắc) năm 1971 các tác giả đã chỉ ra rằng: Gia đình người Dao là gia đình nhỏ phụ 9 quyền. Mỗi gia đình chỉ bao gồm một đôi vợ chồng và các con caism có gia đình còn có thêm ông bà. Mỗi thành viên trong gia đình đều chung sống trong một mái nhà. Những gia đình đông con trai, các con thứ sau khi đã lập gia đình thường làm nhà ra ở riêng và sinh hoạt riêng. Chủ gia đình là người cha, nếu người cha đã già yếu thì người con cả thay. Những công việc hệ trọng trong gia đình thường có sự bàn bạc chung nhưng quyền quyết định trong gia đình vẫn thuộc về người chủ gia đình [91]. Theo các nghiên cứu về người Dao của các tác giả như Phạm Quang Hoan và Hùng Đình Quý (1999), Chu Thái Sơn và Võ Mai Phương (2005); Nguyễn Ngọc Thanh (2013)… đều chỉ ra rằng gia đình người Dao là gia đình nhỏ phụ hệ. Thông thường các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình thường do tính chất phụ hệ, gia trưởng quy định. Trong công việc hàng ngày, vợ thường nghe lời chồng, con cái nghe lời cha mẹ, em nghe lời anh chị. Quan hệ trong gia đình cũng là quan hệ trong họ tộc [30, tr.170; 65, tr.54; 68, tr.139]. Trong công trình nghiên cứu về Hôn nhân và gia đình các dân tộc Hmông, Dao ở hai tỉnh Lai Châu và Cao Bằng đã chỉ ra rằng: sau khi kết hôn, nơi cư trú thường là bên nội và vai trò của người con trai đặc biệt là con trai trưởng có vị trí quan trọng trong gia đình. Hiện nay, hình thái gia đình nhỏ gồm 2 thế hệ cha mẹ và con cái xuất hiện ngày càng nhiều cùng với sự gia tăng của nhân khẩu trong các gia đình [66, tr.114-115]. Quan hệ vợ chồng của người Dao được biểu hiện dưới nhiều khía cạnh của gia đình như sinh con, giáo dục con cái, phân công lao động và phát triển kinh tế… Đối với việc sinh con, theo Phạm Quang Hoan và Hùng Đình Quý, người Dao thường mong muốn sinh con trai đầu lòng và thích có nhiều con trai. Con trai là người duy trì giống nòi của gia đình và dòng họ, thờ cúng tổ tiên, thừa kế tài sản [30, tr.171]. Ngoài ra, tác giả Khổng Diễn đã chỉ ra trong cuốn Dân số kế hoạch hóa gia đình các dân tộc ở Hòa Bình rằng trước đây với quan niệm “trời sinh voi, trời sinh cỏ” làm xuất hiện nạn hữu sinh vô dưỡng do vậy trong nhiều gia đình người Dao có nhận con nuôi từ con của anh em trai trong họ hoặc từ những người khác họ, khác dân tộc. Chính vì thế mà việc phải có con trai do chính mình đẻ ra để nối dõi tông đường không còn quá nặng nề. Điều này cũng đã được Đỗ Ngọc Tấn và cộng sự khẳng định trong công trình nghiên cứu Hôn nhân và gia đình các dân tộc 10 Hmông, Dao ở hai tỉnh Lai Châu và Cao Bằng. Dựa trên kết quả nghiên cứu từ trước cũng như kết quả nghiên cứu về người Dao Họ ở Lào Cai, Phạm Đăng Dương đã đưa ra nhận định về tục nhận con nuôi này kiều này. Tục nhận con nuôi đã khiến cho tính khép kín về huyết tộc của người Dao từ lâu bị phá vỡ [20, tr.33]. Trong nghiên cứu về Hôn nhân của người Dao Họ, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai năm 2016, tác giả Chu Quang Cường đã chỉ ra rằng trường hợp người vợ không có khả năng sinh đẻ, người chồng cũng không vì thế mà đòi bỏ vợ, cũng không hắt hủi với vợ, mà thường được giải quyết bằng việc xin con nuôi. Vì vậy, vợ chồng người Dao sống bình đẳng, hiếm thấy trường hợp ly dị hoặc bất hòa [15, tr.53]. Điều này cũng trùng hợp với kết quả nghiên cứu về hôn nhân và gia đình của người Dao ở hai tỉnh Lai Châu và Sơn La của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Tấn và cộng sự năm 2004. Các tác giả đã chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân khiến gia đình người Dao có sức sống lâu bền đó là bởi trong gia đình người Dao rất ít khi có chuyện thắc mắc, cãi cọ nhau về kinh tế mà thường có sự bảo ban giúp đỡ nhau. Các gia đình nhỏ của con cái có quan hệ chặt chẽ về kinh tế với gia đình của cha mẹ, hỗ trợ nhau trong sản xuất. Chính điều này đã tạo ra được tính cố kết trong gia đình [66, tr.129-133]. Trong bài viết “Nghiên cứu văn hóa gia đình người Dao”, Vũ Thị Trang cũng đã nêu lên được đặc điểm cơ bản trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình người Dao. Vũ Thị Trang cho rằng gia đình người Dao là phụ hệ nhưng không phải gia trưởng hoàn toàn mà tương đối bình đẳng. Các thành viên trong gia đình thương yêu đùm bọc lẫn nhau không phân biệt con trai, con gái hay con đẻ, con nuôi. Quan hệ vợ chồng hòa thuận, bố mẹ ít đánh mắng con cái. Gia đình người Dao có truyền thống giáo dục con cái, đề cao việc học hành. Ngay từ nhỏ, các bé trai đã được cho đi học chữ Dao, các bé gái theo mẹ học thêu thùa, may vá [77]. Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu, các đề tài khoa học và các bài viết phản ánh nhiều chiều cạnh về các mối quan hệ trong gia đình nói chung và gia đình người Dao nói riêng nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu các mối quan hệ trong gia đình người Dao một cách toàn diện và hệ thống. Trong khi đó, trên thực tế các giá trị trong mối quan hệ gia đình của dân tộc 11 thiểu số nói chung và người Dao nói riêng là những giá trị ít thay đổi và là thành tố quan trọng trong bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa của tộc người. Chính vì vậy nghiên cứu về “Quan hệ gia đình của người Dao ở xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai” là một nghiên cứu mới có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Trong nghiên cứu, chúng tôi cũng kế thừa và tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan đến chủ đề này, đồng thời phát hiện thêm những vấn đề mới nhằm làm rõ hơn các mối quan hệ trong gia đình người Dao hiện nay dưới tác động của sự chuyển đổi kinh tế - xã hội đang diễn ra hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn làm rõ các mối quan hệ trong gia đình của người Dao ở xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đồng thời, nhận diện những giá trị văn hóa qua các mối quan hệ trong gia đình người Dao nhằm góp phần bảo tồn và phát huy những truyền thống và bản sắc văn hóa của gia đình người Dao ở nơi đây. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm những luận cứ khoa học góp phần thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng gia đình văn hóa, tạo ra môi trường văn hóa lạnh mạnh làm đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu và phân tích các đặc điểm trong các mối quan hệ gia đình, đồng thời làm rõ những nhân tố làm biến đổi các mối quan hệ trong gia đình của người Dao ở xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Trong gia đình Dao tại xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai có rất nhiều mối quan hệ, tuy nhiên, trong giới hạn phạm vi luận văn này chúng tôi tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa vợ và chồng, giữa bố mẹ và con cái; ông bà và con cháu. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ trong gia đình trong cái nhìn truyền thống và biến đổi của người Dao ở xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai từ sau Đổi mới (1986) đến nay. 12 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Nghiên cứu quan hệ gia đình người Dao ở xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai chủ yếu dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình và xây dựng gia đình. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò, vị thế của gia đình. Người nói: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt” [2, tr.523]. Xã hội lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho các gia đình tiến bộ, gia đình hạnh phúc góp phần cho sự phát triển hài hòa của xã hội. Gia đình còn là cầu nối mỗi người với xã hội, nhiều thông tin về xã hội tác động đến con người thông qua gia đình. Thực tế cho thấy, nhiều nội dung quản lý xã hội được áp dụng thông qua hoạt động xây dựng gia đình. Luận văn cũng dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề hôn nhân và gia đình, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tộc người trong phát triển. Trong Cương lĩnh Đại hội XI, Đảng ta đã nêu rõ sự cần thiết phải “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội”. Đây là các văn bản có ý nghĩa pháp lý khẳng định sự cần thiết phải chăm lo củng cố và phát triển gia đình trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề này này, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp điền dã dân tộc học: Đây là phương pháp chủ đạo được sử dụng trong luận văn để thu thập tư liệu bởi điền dã dân tộc học là cách tiếp cận quan trọng nhất đối với đối tượng nghiên cứu của ngành Dân tộc học. Tác giả sử dụng chủ yếu các phương pháp: quan sát trực tiếp, quan sát tham dự, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Tại địa bàn nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp và quan sát tham dự để có được những đánh giá bước đầu về điều kiện tự nhiên, các hoạt động xã hội, hoạt động sản xuất của người Dao tại điạ bàn nghiên cứu. Tiếp cận với người dân, cùng tham gia vào các hoạt động sinh hoạt với họ, để tạo mối quan hệ thân thiện và cùng chia sẻ thông tin. Để thực hiện luận văn này, tác giả đã đi điền dã tại xã Trịnh Tường 2 đợt. Cụ thể, đợt một (7 ngày) vào tháng 3 năm 2017 tại 3 thôn Dền 13 Thàng, Phố Mới và Tân Tiến và đợt 2 (5 ngày) vào tháng 4 và tháng 5 năm 2017 tại thôn Tùng Chỉn III và thôn Phìn Ngan. Tác giả luôn tận dụng thời gian và mọi cơ hội để phỏng vấn sâu, lựa chọn các đối tượng phỏng vấn đa dạng để có thể thu thập được thông tin đa chiều và khách quan. Đối tượng phỏng vấn là những người làm công tác chính quyền các cấp (thôn, xã), và người dân trong xã ở các lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau. Nội dung phỏng vấn thường được chuẩn bị trước với hệ thống câu hỏi mở để người trả lời có thể có nhiều lựa chọn để đưa ra ý kiến của mình. Trong quá trình điền dã, tác giả kết hợp những kỹ thuật hỗ trợ như ghi âm, chụp ảnh để thu thập thông tin trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Tác giả thu thập dữ liệu thu cấp thông qua một số tài liệu về địa lý dân cư, báo cáo kinh tế, xã hội và những số liệu về dân số, dân tộc của UBND xã Trịnh Tường, UBND huyện Bát Xát, Ủy ban Dân tộc. Bên cạnh đó, việc tham khảo và kế thừa một số tài liệu đã công bố của các nhà khoa học đã có, các báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề, số liệu thống kê, các luận văn, luận án … có liên quan trực tiếp đến đề tài ở Trung ương và địa phương cũng được tiến hành. Phương pháp so sánh: Thông qua dự án “Phát triển giống tỏi địa phương” ở xã Hữu Vinh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang do câu lạc bộ tình nguyện An Phong thực hiện từ ngày 06/07/2016 – 30/07/2016, tác giả đã có cơ hội tìm hiểu về văn hóa cũng như các mối quan hệ trong gia đình của người Dao ở nơi đây, từ đó tác giả đưa ra những so sánh cơ bản về quan hệ gia đình của người Dao ở xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) và người Dao ở xã Hữu Vinh (huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang) nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt trong các quan hệ gia gia đình tại hai địa phương. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về lý luận: Luận văn cung cấp tư liệu một cách có hệ thống về Quan hệ gia đình của trong truyền thống và hiện nay của người Dao ở xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai Về thực tiễn: Qua nghiên cứu về quan hệ gia đình của người Dao, luận văn cung cấp những tư liệu mới gớp phần làm rõ các đặc trưng cơ bản của các mối quan 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan