Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quan hệ của ấn độ với đông á sau chiến tranh lạnh...

Tài liệu Quan hệ của ấn độ với đông á sau chiến tranh lạnh

.PDF
248
268
138

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN TRƢỜNG SƠN QUAN HỆ CỦA ẤN ĐỘ VỚI ĐÔNG Á SAU CHIẾN TRANH LẠNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN TRƢỜNG SƠN QUAN HỆ CỦA ẤN ĐỘ VỚI ĐÔNG Á SAU CHIẾN TRANH LẠNH Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới Cận đại và Hiện đại Mã số: 62.22.50.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. NGUYỄN QUỐC HÙNG HÀ NỘI – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận trong luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Trƣờng Sơn i MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan I Mục lục II Các thuật ngữ viết tắt V Danh mục các bản đồ VII Danh mục các bảng biểu VIII MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 21 5. Đóng góp của luận án 22 6. Bố cục của luận án 23 Chƣơng 1. NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ CỦA ẤN ĐỘ VỚI ĐÔNG Á SAU CHIẾN TRANH LẠNH 24 1.1. Mối liên hệ về lịch sử, văn hóa và an ninh giữa Ấn Độ với Đông Á 24 1.2. Quan hệ của Ấn Độ với Đông Á giai đoạn 1947-1991 31 1.2.1. Quan hệ Ấn Độ - Đông Nam Á 32 1.2.2. Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc 34 1.2.3. Quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản 37 1.3. Bối cảnh quốc tế và khu vực sau Chiến tranh lạnh 40 1.3.1. Trật tự hai cực tan rã và xu thế phát triển của thế giới 40 1.3.2. Sự nổi lên của khu vực Đông Á và điều chỉnh chính sách của các nước lớn 43 1.3.3. Tình hình không ổn định ở Nam Á và sự phát triển ít hiệu quả của SAARC 48 1.4. Nhu cầu phát triển và đảm bảo an ninh của Ấn Độ trong bối cảnh mới 53 1.4.1. Nhu cầu phát triển kinh tế và hội nhập Đông Á ii 53 1.4.2. Tăng cường vai trò tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương 59 1.4.3. Thúc đẩy sự phát triển của vùng Đông Bắc Ấn Độ 61 Tiểu kết 65 Chƣơng 2. QUAN HỆ CỦA ẤN ĐỘ VỚI ĐÔNG Á SAU CHIẾN TRANH LẠNH 2.1. Sự điều chỉnh chính sách của Ấn Độ với Đông Á 66 66 2.1.1. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong Chiến tranh lạnh 66 2.1.2. Những điều chỉnh chủ yếu trong Chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau Chiến tranh lạnh 68 2.1.3. Đông Á trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ 71 2.1.4. Chính sách hướng Đông của Ấn Độ 74 2.2. Quan hệ của Ấn Độ với Đông Á giai đoạn 1991-2012 2.2.1. Quan hệ Ấn Độ - Đông Nam Á 79 79 2.2.1.1. Lĩnh vực chính trị - an ninh 79 2.2.1.2. Lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư 86 2.2.1.3. Các lĩnh vực khác 91 2.2.2. Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc 94 2.2.2.1. Lĩnh vực chính trị - an ninh 94 2.2.2.2. Lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư 98 2.2.2.3. Các lĩnh vực khác 101 2.2.3. Quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản 103 2.2.3.1. Lĩnh vực chính trị - an ninh 103 2.2.3.2. Lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư 108 2.2.3.3. Các lĩnh vực khác 115 2.3. Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong Chính sách hƣớng Đông của Ấn Độ Tiểu kết 117 127 Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ CỦA ẤN ĐỘ VỚI ĐÔNG Á SAU CHIẾN TRANH LẠNH 3.1. Thành tựu và hạn chế trong quan hệ của Ấn Độ với Đông Á 128 128 3.1.1. Các thành tựu chính 128 3.1.2. Các mặt hạn chế 134 iii 3.2. Một số đặc điểm trong quan hệ của Ấn Độ với Đông Á 136 3.2.1. Quan hệ với Đông Á đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong tổng thể chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau Chiến tranh lạnh 136 3.2.2. ASEAN là điểm khởi đầu và đóng vai trò trung tâm trong Chính sách hướng Đông của Ấn Độ 138 3.2.3. Sự đan xen giữa hợp tác và cạnh tranh trong quan hệ của Ấn Độ với Trung Quốc, Nhật Bản 141 3.2.4. Ấn Độ ngày càng đóng vai trò tích cực trong định hình cấu trúc an ninh ở châu Á – Thái Bình Dương 144 3.3. Thuận lợi và thách thức trong việc thúc đẩy quan hệ Ấn Độ Đông Á 147 3.3.1. Các yếu tố lợi ích căn bản thúc đẩy quan hệ Ấn Độ - Đông Á 147 3.3.2. Các thách thức 152 3.3.2.1. Vấn đề biên giới Ấn Độ – Trung Quốc 152 3.3.2.2. Cạnh tranh trên Ấn Độ Dương giữa Ấn Độ và Trung Quốc 154 3.3.2.3. Quan hệ Trung Quốc – Pakistan 157 3.4. Triển vọng của quan hệ Ấn Độ - Đông Á Tiểu kết 159 165 KẾT LUẬN 167 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 170 TÀI LIỆU THAM KHẢO 171 PHỤ LỤC 192 iv CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ADMM+ ASEAN Defence Ministers‟ Meeting-Plus Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng AFTA ASEAN Free Trade Agreement/Area Hiệp định/Khu vực thương mại tự do ASEAN AMM ASEAN Ministerial Meeting Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN APEC Asia Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN+1 ASEAN Plus One Cơ chế hợp tác giữa ASEAN với từng nước đối thoại đầy đủ ASEAN+3 ASEAN Plus Three Cơ chế hợp tác giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc ASEM Asia–Europe Meeting Hội nghị cấp cao Á-Âu BIMSTEC Bay of Bengal Initiative for Multi- Sáng kiến vịnh Bengal về hợp Sectoral Technical and Economic tác kinh tế và kỹ thuật đa ngành Cooperation BJP Bharatiya Janata Party Đảng Nhân dân Ấn Độ CECA Comprehensive Economic Cooperation Agreement Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện COC Code of Conduct Bộ quy tắc ứng xử EAS East Asia Summit Hội nghị cấp cao Đông Á EPA Economic Partnership Agreement Hiệp định đối tác kinh tế EU European Union Liên minh châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Agreement/Area Hiệp định/Khu vực thương mại tự do GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế v IOR-ARC Indian Ocean Rim Association for Regional Cooperation Hợp tác khu vực các nước ven Ấn Độ Dương IT Information Technology Công nghệ thông tin LAC Line of Actual Control Đường kiểm soát thực tế MGC Mekong-Ganga Cooperation Hợp tác sông Hằng – sông Mekong NAFTA North American Free Trade Agreement/Area Hiệp định/Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ NIC Newly Industrialized Country Nước công nghiệp mới NPT Nuclear Non-proliferation Treaty Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức PLA People‟s Liberation Army Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc PMC ASEAN Post–Ministerial Conference Hội nghị sau cuộc họp bộ trưởng ngoại giao ASEAN SAARC South Asian Association for Regional Cooperation Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á SCN Sau công nguyên SCO Shanghai Cooperation Organisation Tổ chức hợp tác Thượng Hải SLOCs Sea Lines of Communication Các tuyến đường biển TAC Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á Trước công nguyên TCN TNC Transnational Company Công ty xuyên quốc gia USD United States Dollar Đô la Mỹ WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organisation Tổ chức thương mại thế giới vi DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ Trang Bản đồ 1.1: Thương mại trên biển giữa Ấn Độ và Đông Á 26 (thời Đế chế Chola – 1.051 TCN) Bản đồ 1.2: Con đường tơ lụa vào thế k thứ I SCN 28 Bản đồ 1.3: Vùng Kashmir 49 Bản đồ 1.4: Vùng Đông Bắc Ấn Độ 61 Bản đồ 3.1: “Chuỗi ngọc trai” bao vây Ấn Độ vii 155 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1: T trọng thương mại nội khối của 4 nền kinh tế chính trong SAARC (giai đoạn 2000-04 và 2005) Bảng 2.1: FDI của Nhật Bản dành cho Ấn Độ và Trung Quốc trong thập k 1990 110 Bảng 2.2: Sáu nước có FDI lớn nhất tại Ấn Độ (4/2006-3/2010) 111 Bảng 2.3: ODA của Nhật Bản dành cho Ấn Độ (1997-2008) 113 viii 52 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ấn Độ là một trong những nền văn minh lâu đời nhất trên thế giới, có nhiều đóng góp quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Ấn Độ là một quốc gia đa dạng về sắc tộc, chủng tộc, tôn giáo; ngày nay là một trong những nước đang phát triển nhanh và vươn lên thành một cường quốc trên thế giới. Là một nước lớn châu Á, Ấn Độ từ sớm trong lịch sử đã có mối bang giao trên nhiều lĩnh vực với các nước khu vực Đông Á1, nhất là Đông Nam Á. Chiến tranh lạnh kết thúc cũng là thời điểm Ấn Độ phải đối mặt trước những khó khăn lớn về kinh tế - xã hội và nhu cầu điều chỉnh lại những định hướng cơ bản trong chính sách đối ngoại để hội nhập quốc tế, tạo lập môi trường quốc tế thuận lợi phục vụ công cuộc cải cách trong nước. Trong bối cảnh đó, Ấn Độ một mặt chủ động cải thiện quan hệ với phương Tây, mặt khác đưa ra và tích cực thực hiện Chính sách hướng Đông, phát triển quan hệ với khu vực phía Đông, trong đó chú trọng Đông Á, coi đây là địa bàn có tính chiến lược để thâm nhập ngày càng sâu rộng vào châu Á – Thái Bình Dương. Tuy rằng thuật ngữ “Chính sách hướng Đông” được nhắc đến nhiều, nhưng sau hơn hai thập k ra đời vẫn chưa có một văn bản chính thức nào của chính phủ Ấn Độ về chính sách này được công bố. Tại sao Ấn Độ lại hướng về phía Đông, gia tăng sự gắn kết và can dự với khu vực này? Chính sách hướng Đông là gì? Đây là những luận đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cần được nghiên cứu trong bối cảnh hiện nay. Sau Chiến tranh lạnh, Đông Á nói riêng và châu Á – Thái Bình Dương nói chung, cùng với sự phát triển kinh tế năng động, đã và đang hình thành nhiều cơ chế hợp tác, liên kết khu vực quan trọng. Hiệp hội các quốc gia 1 Khu vực Đông Á trong luận án bao gồm các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á. 1 Đông Nam Á (ASEAN) đang phát triển mạnh mẽ, là trụ cột trong nhiều cơ chế hợp tác an ninh – chính trị và đóng vai trò trung tâm trong hội nhập kinh tế của khu vực; do đó, Đông Nam Á có vị thế quan trọng trong cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn ở khu vực. Sự trỗi dậy của Trung Quốc, những điều chỉnh về đối ngoại của Nhật Bản, hợp tác Đông Á,… được cộng đồng quốc tế rất quan tâm. Đối với Ấn Độ, việc tranh thủ và lôi kéo được ASEAN cũng như việc xử lý thỏa đáng mối quan hệ với Trung Quốc, Nhật Bản sẽ tạo thế đứng trên địa bàn chiến lược Đông Á, bảo vệ được các lợi ích chiến lược và hội nhập ngày càng sâu rộng vào châu Á – Thái Bình Dương. Đây là lý do khiến Ấn Độ đặt cao vị trí của Đông Nam Á và Đông Bắc Á trong Chính sách hướng Đông của mình. Bước sang thế k XXI, với các thành quả đạt được từ Chính sách hướng Đông, Ấn Độ đã xác lập được quan hệ mang tính chiến lược với ASEAN, đối tác chiến lược với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Mỹ. Sự bứt phá về thực lực kinh tế, quân sự cùng với mạng lưới quan hệ quốc tế được mở rộng và ngày càng có chiều sâu đã đưa Ấn Độ tiệm cận tâm điểm của cuộc cạnh tranh ảnh hưởng tại châu Á – Thái Bình Dương hiện nay. Ấn Độ đã trở thành một chủ thể quyền lực có vai trò quan trọng hơn rất nhiều, nếu so với vị thế còn khá mờ nhạt của họ ở khu vực trong nửa đầu thập k 90 của thế k XX. Có thể thấy, việc nghiên cứu quan hệ của Ấn Độ với Đông Á không chỉ góp phần làm rõ sự điều chỉnh chính sách đối ngoại và ý đồ chiến lược của Ấn Độ đối với khu vực Đông Á nói riêng, châu Á – Thái Bình Dương nói chung, mà còn cho thấy những tác động của chính sách đó đến quan hệ quốc tế ở khu vực thời kỳ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Điều này rất hữu ích với Việt Nam trong việc nhận thức và thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ, một đối tác truyền thống, cũng như hoạch định và triển khai chính sách của Việt Nam với khu vực và với các nước lớn khác. 2 Với công cuộc đổi mới từ năm 1986, Việt Nam đạt được tốc độ phát triển kinh tế khá cao, có sự ổn định về chính trị và thi hành chính sách đối ngoại làm bạn với tất cả các nước, hội nhập ngày càng mạnh mẽ vào cộng đồng khu vực và thế giới như gia nhập: ASEAN, ARF, APEC, WTO,… Trong khi đó, Ấn Độ lại hướng Đông, coi Việt Nam là một thành tố quan trọng trong triển khai chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Đông Á. Mối quan hệ hai nước đã có một lịch sử lâu đời và tốt đẹp. Vậy thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh, mối quan hệ này như thế nào? Việt Nam được hưởng lợi gì từ việc thắt chặt quan hệ với Ấn Độ? Việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần làm rõ mối quan hệ hai nước trong bối cảnh Ấn Độ ngày càng gia tăng ảnh hưởng và sự hiện diện ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, châu Á – Thái Bình Dương nói chung; từ đó, rút ra các bài học bổ ích cho việc xây dựng và phát triển mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ mạnh mẽ hơn vì lợi ích hai nước và sự hòa bình, ổn định trong khu vực. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về Ấn Độ tuy đã có từ lâu, nhưng tập trung trong một vài chuyên ngành như tôn giáo, khảo cổ học, lịch sử, văn hoá, v.v... Số lượng các nhà nghiên cứu chuyên về chính sách đối ngoại của Ấn Độ chưa nhiều; và thời gian gần đây, cùng với sự phát triển trong quan hệ của Ấn Độ với các quốc gia phía Đông, lĩnh vực này ngày càng thu hút sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta và một số chuyên gia, nhà hoạch định chính sách đối ngoại. Trong bối cảnh đó, một công trình có nội dung đề cập đến Chính sách hướng Đông và quan hệ của Ấn Độ với các đối tác chính ở Đông Á có thể coi là một sự đóng góp thêm vào hướng nghiên cứu này, cũng như góp phần vào công tác nghiên cứu, giảng dạy về chính sách đối ngoại và quan hệ của Ấn Độ với khu vực phía Đông, trong đó có Việt Nam. Hướng nghiên cứu này có sự kế thừa và phát triển từ những nghiên cứu trong Luận văn thạc sĩ của tác giả với đề tài “Chính sách hướng Đông của Ấn 3 Độ và tác động của nó tới quan hệ Ấn Độ - ASEAN” từ năm 2003. Với sự nổi lên mạnh mẽ của Ấn Độ, sự liên kết ngày càng rõ nét và tầm quan trọng ngày càng tăng của Ấn Độ đối với hoà bình, an ninh và phát triển của khu vực Đông Á nói chung, Việt Nam nói riêng trong những năm gần đây, hai nước đã ký “Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác chiến lược” vào ngày 6/7/2007. Tuyên bố chung nhấn mạnh rằng Việt Nam luôn ủng hộ Ấn Độ trở thành thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc mở rộng, ủng hộ việc Ấn Độ triển khai Chính sách hướng Đông và tăng cường quan hệ Ấn Độ – ASEAN, Ấn Độ - Đông Á. Điều đó đã cho thấy tính thực tiễn, khả thi của công trình này. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn “Quan hệ của Ấn Độ với Đông Á sau Chiến tranh lạnh” làm đề tài luận án tiến sĩ lịch sử thế giới cận đại và hiện đại của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trên thế giới, ngành Ấn Độ học đã hình thành từ khá lâu. Liên Xô – Nga, Mỹ, Anh, Pháp là những nước có các cơ quan nghiên cứu chuyên sâu nhất về Ấn Độ. Sau Chiến tranh lạnh, bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế thay đổi, Ấn Độ đã có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại đối với Đông Á, cụ thể là Chính sách hướng Đông. Quan hệ Ấn Độ - Đông Á phát triển liên tục và ngày càng sâu rộng hơn. Bước vào thế k XXI, Ấn Độ đang vươn lên mạnh mẽ để trở thành một cường quốc có vai trò quan trọng ở châu Á và đặc biệt ở Đông Á, Đông Nam Á. Do đó, việc nghiên cứu về Ấn Độ ngày càng được các nhà nghiên cứu coi trọng. Tác giả của nhiều công trình nghiên cứu dưới dạng sách, bài viết đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu, website của các trung tâm nghiên cứu, tham luận trong các hội nghị, hội thảo chuyên sâu là các học giả, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Ấn Độ, các nước Nam Á, châu Á – Thái Bình Dương, châu Âu và Mỹ. 4 Chính sách hướng Đông và quan hệ của Ấn Độ với các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á là mảng đề tài đang được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Trong phạm vi những tài liệu có thể tiếp cận được, luận án xin nêu một số nét chính về tình hình nghiên cứu vấn đề ở hai nội dung chính là: (1) các nghiên cứu về Chính sách hướng Đông; và (2) các nghiên cứu về quan hệ của Ấn Độ với Đông Á sau Chiến tranh lạnh. (1) Các nghiên cứu chủ yếu về Chính sách hướng Đông Ra đời năm 1991, nhưng phải một thời gian sau Chính sách hướng Đông mới trở thành đối tượng nghiên cứu, trước hết của giới học giả Ấn Độ. Trước đó, Học giả Tatyana L. Shaumian (Nghiên cứu viên cao cấp của Viện nghiên cứu phương Đông, Moscow, kiêm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Ấn Độ trực thuộc Viện) là người đầu tiên sử dụng cụm từ “hướng Đông” (đầy đủ là „Look East Destiny‟ Policy), thuật ngữ dùng để ám chỉ chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á trong thập k 1980, ngay trước khi kết thúc Chiến tranh lạnh. Trong bài viết “Chính sách đối ngoại của Ấn Độ: mối tương tác giữa các khía cạnh khu vực và toàn cầu” được đăng trên tạp chí Asian Survey, số 28 (11) năm 1988, Tatyana L. Shaumian đã viết “Ấn Độ đã bắt đầu thúc đẩy quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á thông qua Chính sách vận mệnh hướng Đông của mình” [196, tr. 1167]. Trong văn bản chính thức của chính phủ Ấn Độ, cụm từ “Chính sách hướng Đông” xuất hiện lần đầu tiên trong Báo cáo thường niên 1995-1996 của Bộ Ngoại giao Ấn Độ. Trong các nghiên cứu của giới học giả Ấn Độ về chính sách của Ấn Độ với khu vực châu Á – Thái Bình Dương sau Chiến tranh lạnh, thuật ngữ “hướng Đông” được K.K. Katyal sử dụng trong bài báo “Look Eastward for Capital” trên tạp chí The Hindu ngày 24/01/1994 [108], trước cả chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ P.V. Narasimha Rao tới Singapore và ông đã có bài phát biểu “Ấn Độ và châu Á – Thái Bình Dương: 5 hướng tới một mối quan hệ mới” tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore tháng 9/1994 – sau này nhiều nhà nghiên cứu coi bài phát biểu này đánh dấu sự ra đời của Chính sách hướng Đông của Ấn Độ [183]. Thuật ngữ “Chính sách hướng Đông” lần đầu tiên được G. Mukul Asher sử dụng trong bài tham luận với tiêu đề “Ngân sách 1994-95: quan hệ mật thiết với Chính sách hướng Đông của Ấn Độ” (The 1994-95 budget: Implications for India‟s Look East Policy) tại Hội thảo về các cơ hội kinh doanh ở Ấn Độ do Ủy ban phát triển thương mại Singapore tổ chức ngày 31/03/1994 [46]. Từ thời điểm đó, các công trình nghiên cứu về Chính sách hướng Đông và quan hệ của Ấn Độ với ASEAN nói riêng, quan hệ của Ấn Độ với Đông Á và châu Á – Thái Bình Dương nói chung bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Vào những năm cuối thập k 1990, trường Đại học Jawaharlal Nehru cùng với Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore và Trung tâm khoa học Nhân Văn của Pháp tại New Delhi đã thực hiện một chương trình nghiên cứu mang tên “Chính sách đối ngoại của Ấn Độ ở ngưỡng cửa chuyển giao thiên niên kỷ: thúc đẩy quan hệ đối tác mới ở Đông Nam Á”. Kết quả của Chương trình là hai cuốn sách được xuất bản vào các năm 2001 và 2003 dưới các tiêu đề: “Ấn Độ và ASEAN: khía cạnh chính trị của Chính sách hướng Đông” (India and ASEAN: The Politics of India‟s Look East Policy) và “Hơn cả sự tượng trưng: khía cạnh kinh tế của Chính sách hướng Đông” (Beyond the Rhetoric: The Economics of India‟s Look East Policy) đều do Frédéric Grare và Amitabh Mattoo chủ biên [86, 87]. Tuy cụm từ “Chính sách hướng Đông” xuất hiện ở tên của hai cuốn sách nhưng không có một phần viết cụ thể nào về chính sách này. Bài phát biểu “The problem” của Giáo sư Sanjaya Baru tại Hội thảo chuyên đề về nhu cầu tái định hướng chính sách đối ngoại của Ấn Độ với chủ 6 đề “Hướng Đông” từ ngày 12-17/03/2000 đã bàn về chiến lược hướng Đông của Ấn Độ sau Chiến tranh lạnh. Bài viết không phân tích sâu vào nội dung của Chính sách hướng Đông mà chỉ tập trung vào một số khía cạnh: (1) các nguyên nhân ra đời của chính sách (các mối liên hệ về văn minh và lâu đời của Ấn Độ với phía Đông; chiến lược hướng nền kinh tế ra bên ngoài sau Chiến tranh lạnh; sự nổi lên của trật tự thế giới đa cực với các cường quốc châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á; sự tiến triển chậm chạp của hợp tác khu vực Nam Á - SAARC); (2) các mục tiêu của Chính sách hướng Đông (học hỏi các mô hình phát triển kinh tế hướng ra bên ngoài của các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á; cải thiện mối quan hệ kinh tế với các nước châu Á ở phía Đông; kiềm chế sức mạnh quân sự và kinh tế ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở khu vực; thúc đẩy về lâu dài sự phát triển của vùng Đông Bắc Ấn Độ lạc hậu thông qua việc tăng cường hợp tác trong các cơ chế IOR-ARC và BIMST-EC; gia tăng thương mại với các nền kinh tế APEC và trở thành thành viên của tổ chức này). Ngoài ra, các lĩnh vực triển khai của Chính sách hướng Đông cũng được đề cập đến, tác giả viết: Khi Thủ tướng Rao đưa Ấn Độ hướng Đông, ông ấy không chỉ chú tâm đến xuất khẩu của Ấn Độ tới khu vực (phía Đông). Mối quan tâm của ông ấy, thực tế được tiếp nối bởi các chính phủ kế nhiệm, là hướng đến mối quan hệ gần gũi với cả khu vực thông qua tất cả các mối liên kết về thương mại, đầu tư, văn hóa, chính trị, ngoại giao và chiến lược. Do đó, ngoài việc gia tăng thương mại và đầu tư, các lĩnh vực hợp tác khác cũng được xúc tiến như: khoa học – kỹ thuật, viễn thông - không gian, an ninh và kinh tế biển [47, tr. 14]. “Khám phá lại châu Á: sự tiến triển của Chính sách hướng Đông của 7 Ấn Độ” (Rediscovering Asia: Evolution of India‟s Look East Policy) là tên cuốn sách của Prakash Nanda ấn hành năm 2003. Liên quan đến nội dung của Chính sách hướng Đông, cuốn sách đề cập đến các vấn đề bao gồm: thuật ngữ “phía Đông”, phạm vi hướng Đông, các nguyên nhân hình thành Chính sách hướng Đông. Tác giả cho rằng phía Đông là khu vực nằm về phía Đông vịnh Bengal hoặc khu vực ở phía Đông dãy Himalaya [160, tr. 15]. Phạm vi của Chính sách hướng Đông được Prakash Nanda xác định là châu Á – Thái Bình Dương, khu vực từ Ấn Độ xuống New Zealand, Australia, hướng lên Trung Quốc và Nhật Bản [160, tr. 17]. Tác giả đã chỉ ra 5 nguyên nhân hình thành của Chính sách hướng Đông, bao gồm: (1) sự kết thúc của Chiến tranh lạnh; (2) tác động của Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991; (3) sự tan rã của Liên bang Xô viết; (4) sự hình thành trật tự thế giới mới; và (5) bối cảnh khu vực và môi trường trong nước của Ấn Độ giai đoạn 1990-1991 [160, tr. 249-278]. Năm 2006, Shubhashree Sen đã bảo vệ luận văn thạc sĩ với đề tài “Quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ trong Chính sách hướng Đông của Ấn Độ” (Sino-Indian Relations in the Context of India‟s Look East Policy) tại Đại học quốc gia Singapore. Công trình đi sâu vào phân tích các khía cạnh trong quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ dưới tác động của Chính sách hướng Đông. Các vấn đề liên quan đến nội dung của Chính sách hướng Đông được đề cập đến trong luận văn bao gồm: (1) các nguyên nhân đưa đến sự ra đời của Chính sách hướng Đông (nhu cầu đánh giá và định hướng lại việc hoạch định chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong bối cảnh quốc tế mới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc; tư duy không liên kết không còn phù hợp; sự điều chỉnh chính sách của tất cả các nước đối với Mỹ - siêu cường duy nhất còn lại; sự khủng hoảng kinh tế trong nước; sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Trung Quốc và các nước ASEAN khiến cho Ấn Độ phải thúc đẩy quan hệ với Đông Á; sự nhìn nhận của chính Ấn Độ như một phần thuộc về châu Á; cạnh tranh về vị thế 8 quốc gia với Trung Quốc; nhu cầu tham gia vào cấu trúc kinh tế và an ninh đang nổi lên của khu vực chẳng hạn APEC thông qua việc gắn kết với ASEAN [193, tr. 44-45]; (2) các nội dung cơ bản của Chính sách hướng Đông như phạm vi, mục tiêu và các giai đoạn phát triển của chính sách. Về phạm vi, tác giả cho rằng chính sách chỉ hướng đến Đông Nam Á. Mục tiêu của Chính sách hướng Đông được Shubhashree Sen gắn liền với nhân tố Trung Quốc. Luận văn đã chỉ ra 3 mục tiêu cơ bản ngầm hiểu đằng sau Chính sách hướng Đông là: thứ nhất, ngăn chặn Trung Quốc sử dụng Đông Nam Á thông qua mối liên kết với các quốc gia như Myanmar, sự gia tăng hoạt động ở biển Đông và Ấn Độ Dương nhằm thách thức vai trò của Ấn Độ ở sân sau Nam Á; thứ hai, hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực nhằm tránh việc Ấn Độ mất vai trò đối với các nước ở khu vực; thứ ba, duy trì sự hiện diện về kinh tế và chính trị trong khu vực nhằm bảo vệ các lợi ích nhiều mặt của Ấn Độ trong việc cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc. Theo tác giả, Chính sách hướng Đông có hai giai đoạn phát triển riêng biệt: “Trong khi giai đoạn 1 vạch ra sự hợp tác lớn hơn với các nền kinh tế năng động của ASEAN, thì giai đoạn 2 có sự đẩy mạnh đáng kể thương mại và quan hệ kinh tế với các nước Đông Nam Á” [193, tr. 47]. Tiêu biểu cho những công trình nghiên cứu của các học giả người Pháp là ấn phẩm “Eastward Bound: India‘s New Positioning in Asia” (2006) (Phương Đông: Sự xác lập vị thế mới của Ấn Độ ở châu Á) của học giả Isabelle Saint-Mezard. Trong quyển sách này, Isabelle Saint-Mezard phân tích một cách toàn diện, xâu chuỗi các đặc trưng và tiến triển của Chính sách hướng Đông của Ấn Độ trong hơn một thập k rưỡi trước đó. Phân tích của bà tập trung vào khía cạnh kinh tế – chính trị của chính sách, đồng thời cũng thừa nhận tính chất nhiều mặt của chính sách này như các khía cạnh liên quan đến an ninh, văn hoá hay tư tưởng. Quyển sách cũng đề cập đến phản ứng của 9 các quốc gia và tổ chức khu vực ở Đông Á đối với sự triển khai chính sách của Ấn Độ ở khu vực này. Tác giả nhận định rằng Chính sách hướng Đông đem lại sự gắn kết về chiến lược, thể chế, kinh tế và chính trị của Ấn Độ với Đông Á cũng như ảnh hưởng ở châu Á nói chung. Cuối quyển sách, tác giả khẳng định rằng Chính sách hướng Đông là một trong những chính sách đối ngoại mới của Ấn Độ sau Chiến tranh lạnh [189]. ―ASEAN trong Chính sách hướng Đông của Ấn Độ‖ là tên luận án tiến sĩ của Võ Xuân Vinh bảo vệ vào năm 2011 tại Học viện Khoa học xã hội – Viện Khoa học xã hội Việt Nam [34]. Đây có thể coi là công trình nghiên cứu về Chính sách hướng Đông với tư cách là một chính sách đối ngoại tương đối hoàn chỉnh nhất ở Việt Nam cho đến nay. Về mục tiêu của chính sách, Luận án đã chỉ ra hai nhóm mục tiêu chính: (1) Nhóm các mục tiêu chính trị - chiến lược (Ấn Độ hướng tới xây dựng, mở rộng và cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, phần nào giúp kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở Nam Á và Ấn Độ Dương); (2) Nhóm các mục tiêu kinh tế - xã hội (Thứ nhất, Chính sách hướng Đông hướng tới việc duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế Ấn Độ thông qua các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Đông Á, đặc biệt là trao đổi thương mại. Thứ hai, hội nhập kinh tế với khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á – Thái Bình Dương nói chung là một mục tiêu quan trọng của Chính sách hướng Đông. Thứ ba, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở tám bang vùng Đông Bắc của Ấn Độ). Tác giả nhấn mạnh rằng mục tiêu chung nhất của chính sách này là biến Ấn Độ trở thành một cường quốc kinh tế và quân sự không chỉ ở khu vực châu Á mà còn trên phạm vi toàn thế giới. Về thời điểm ra đời của Chính sách hướng Đông, tác giả ủng hộ quan điểm là năm 1992. Về phân chia giai đoạn phát triển và phạm vi của Chính sách hướng Đông, tác giả cho rằng: giai đoạn 1 (1992-2002), chính sách tập trung vào việc tăng cường quan hệ 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan