Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quan điểm của gia long và minh mạng về xây dựng, quản lý đội ngũ quan lại (1802 ...

Tài liệu Quan điểm của gia long và minh mạng về xây dựng, quản lý đội ngũ quan lại (1802 – 1841) tt

.PDF
27
117
127

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỒ NGỌC ĐĂNG QUAN ĐIỂM CỦA GIA LONG VÀ MINH MẠNG VỀ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ QUAN LẠI (1802-1841) Ngành: Triết học Mã số: 9229001 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tài Đông HÀ NỘI - 2020 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tài Đông Phản biện 1: ần Hữu uyến Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Vào lúc giờ ngày tháng năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thực tiễn lịch sử hàng ngàn năm đã chứng tỏ một điều hết sức rõ ràng rằng, việc xây dựng và quản lý quan lại dưới chế độ phong kiến trước đây hay đội ngũ cán bộ hiện nay là một trong những yêu cầu có tính quyết định đến tồn vong đối với bất cứ một triều đại, chế độ chính trị nào. Năm 1802, Nguyễn Ánh saukhi giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh kéo dài gần 20 năm với nhà Tây Sơn, đã tiến hành các bước cơ bản để thiết lập vương triều Nguyễn và năm 1806, ông chính thức lấy niên hiệu là Gia Long. Đất nước Việt Nam từ đó được thống nhất trên lãnh thổ rộng lớn, điều đó lại đặt ra cho triều Nguyễn một thách thức không nhỏ, đó là phải làm thế nào để xây dựng và kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương; nguồn nhân lực đảm nhiệm việc vận hành bộ máy đó như thế nào để duy trì sự thống trị của triều đại và nhân dân được sống yên ổn. Đây chính là những yêu cầu đặt ra cho Gia Long cần phải xây dựng bộ máy hành chính mạnh với đội ngũ quan lại tài đức, thân tín để cùng hoàng đế gánh vác trọng trách lịch sử giao phó. Là một vị vua đã kinh qua trận mạc, trong quá trình điều hành đất nước, vua Gia Long đã rất nhạy bén trong việc xây dựng bộ máy hành chính và đội ngũ quan lại đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Tiếp nối thành quả của vua cha để lại, Minh Mạng lên nắm quyền điều hành đất nước trong bối cảnh đất nước cũng đặt ra cho ông những yêu cầu cấp bách cần phải củng cố mạnh hơn nữa nền quân chủ chuyên chế. Đó là nguyên nhân dẫn đến cuộc cải cách hành chính trên cả nước vào những năm 1831-1832, làm tinh gọn bộ máy nhà nước và tương ứng với đó là xây dựng được đội ngũ quan lại đáp ứng yêu cầu của các định chế hành chính và quân sự đương thời. Trước yêu cầu của tồn tại xã hội mà cụ thể là tồn tại chính trị của đất nước dưới thời trị vì của hai vị vua Gia Long và Minh Mạng (1802-1841) đã xây dựng được quan điểm về xây dựng và quản lý đội ngũ quan lạitrên cơ sở thực tiễn đời sống chính trị của đất nước, vừa đáp ứng yêu cầu trước 1 mắt về củng cố nền quân chủ chuyên chế, xây dựng đế quyền, bảo vệ lãnh thổ và chăm lo cho dân chúng, vừa có tính vượt trước để ứng phó về lâu dài khi có những biến cố chính trị - xã hội trong tương lai để duy trì sự thống trị bền vững của triều đại Với mục đích “ôn cố tri tân”, chúng tôi khẳng định rằng, việc nghiên cứu quan điểm xây dựng và quản lý đội ngũ quan lại dưới triều Gia Long và Minh Mạng sẽ đem lại cho chúng ta bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác cán bộ nước ta hiện nay. Với những vấn đề cấp thiết nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Quan điểm của Gia Long và Minh Mạng về xây dựng, quản lý đội ngũ quan lại (1802 – 1841)” cho luận án tiến sĩ triết học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Luận án góp phần làm rõ quan điểm của Gia Long và Minh Mạng về xây dựng và quản lý đội ngũ quan lại, từ đó chỉ ra những giá trị, hạn chế và rút ra bài học lịch sử từ quan điểm đó đối với công tác cán bộ ở nước ta hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích nêu trên, luận án cần giải quyết các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, luận án phân tích, làm rõ những điều kiện, tiền đề khách quan và nhân tố chủ quan cho sự hình thành quan điểm của Gia Long và Minh Mạng về xây dựng và quản lý đội ngũ quan lại. Thứ hai, phân tích, trình bày nghiên cứu những nội dung cơ bản trong quan điểm của Gia Long và Minh Mạng về xây dựng, quản lý đội ngũ quan lại (1802-1841). Thứ ba, rút ra ý nghĩa và bài học lịch sử từ quan điểm về xây dựng và quản lý đội ngũ quan lại của triều Nguyễn dưới thời trị vì của Gia Long và Minh Mạng đối với công tác cán bộ ở nước ta hiện nay 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận án là quan điểm của Gia Long và Minh Mạng về xây dựng và quản lý đội ngũ quan lại triều Nguyễn giai đoạn 1802 – 1841. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ những điều kiện, tiền đề khách quan và nhân tố chủ quan hình thành nên quan điểm của vua Gia Long và Minh Mạng về xây dựng và quản lý đội ngũ quan lại cũng như cách thức thực hiện quan điểm đó trong lịch sử triều Nguyễn (1802 – 1841). Trên cơ sở đó, luận án bước đầu đưa ra sự đánh giá khách quan ý nghĩa và bài học lịch sử của các quan điểm đó đối với công tác cán bộ ở nước ta hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Đề tài luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của triết học chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về lĩnh vực triết học chính trị (quản lý nhà nước, đạo đức và văn hóa công vụ, v.v.). 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án vận dụng phương pháp luận của triết học Mác – Lênin,sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp, so sánh – đối chiếu, hệ thống hóa, khái quát hóa, kết hợp logic với lịch sử, v.v., đồng thời chú trọng cách tiếp cận liên ngành, chủ yếu là các ngành khoa học xã hội và nhân văn như: Chính trị học, Sử học, Luật học, Xã hội học, v.v. 5. Cái mới của luận án Luận án làm rõ một số nội dung, đặc điểm, giá trị và hạn chế trong quan điểm của Gia Long và Minh Mạng về xây dựng, quản lý đội ngũ quan lại triều Nguyễn (1802 – 1841), đồng thời rút ra bài học lịch sử của quan điểm đó đối với công tác cán bộ ở nước ta hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Trên cơ sở phân tích, làm rõ khái niệm, nguồn gốc và một số nội dung cơ bản trong quan điểm của Gia Long và Minh Mạng về xây dựng và quản lý đội ngũ quan lại triều Nguyễn (1802 – 1841), luận án án chỉ ra một số đóng góp về mặt lý luận của quan điểm đó trong đường lối trị nước của hai vị vua đầu triều này. 3 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án làm rõ vai trò của quan điểm về xây dựng và quản lý đội ngũ quan lại của Gia Long và Minh Mạng, do đó những kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm nghiên cứu về triều Nguyễn nói chung, vấn đề quan lại triều Nguyễn và công tác cán bộ nước ta hiện nay nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Luận án có kết cấu gồm 4 chương 12 tiết. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Nghiên cứu quan điểm của vua Gia Long và Minh Mạng (1802-1841) về xây dựng và quản lý đội ngũ quan lại, chúng tôi thấy sự cần thiết phải tập trung tham khảo các công trình nghiên cứu đã được công bố về những điều kiện, tiền đề khách quan và nhân tố chủ quan cho sự hình thành và thực thi quan điểm của hai vị vua đầu triều này về xây dựng và quản lý đội ngũ quan lại; những nội dung cơ bản và cách thức triển khai quan điểm đó trong đời sống chính trị - xã hội Việt Nam đương thời; ý nghĩa và bài học lịch sử trong quan điểm của Gia Long và Minh Mạng về xây dựng và quản lý đội ngũ quan lại đối với công tác cán bộ nước ta hiện nay. 1.1. Các tài liệu nghiên cứu về những điều kiện, tiền đề khách quan và nhân tố chủ quan cho sự hình thành quan điểm của vua Gia Long và Minh Mạng (1802-1841) về xây dựng và quản lý đội ngũ quan lại Trần Trong Kim từ năm 1919 – 1921 đã cho ra mắt cuốn Việt Nam sử lược. Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày khái lược về các triều đại phong kiến Việt Nam, trong đó có triều Nguyễn. Cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1, do Trương Hữu Quýnh chủ biên, đã đề cập đến tình hình Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX gồm các vấn đề về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Cuốn Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân 4 dưới triều Nguyễn do Trương Hữu Quýnh – Đỗ Bang chủ biên, các tác giả Vũ Minh Giang, Vũ Văn Quân và Nguyễn Quang Trung Tiến, đã đề cập đến vấn đề căn bản của kinh tế triều Nguyễn là sở hữu ruộng đất. Cuốn Những vấn đề lịch sử và văn chương triều Nguyễn, do Trần Hữu Duy, Nguyễn Phong Nam làm chủ biên, là tập hợp gồm 26 bài nghiên cứu về triều Nguyễn với cách nhìn, những kiến giải khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về các vấn đề như: Triều Nguyễn và xã hội Việt Nam thế kỷ XIX của Nguyễn Phan Quang; Về tư tưởng “thực tiễn” và tư tưởng “giáo điều” của triều Nguyễn của Bửu Nam; Minh Mạng với hai tư tưởng chính trị lớn của ông: củng cố nền thống nhất quốc gia và yên dân của Nguyễn Minh Tường; Mấy vấn đề phương pháp luận nghiên cứu triều Nguyễn của Trương Hữu Quýnh, v.v., là những công trình bổ ích cho việc tham khảo trong quá trình thực hiện luận án của chúng tôi. Cuốn Một số vấn đề về quan chế triều Nguyễn của các tác giả Phan Đại Doãn, Nguyễn Minh Tường, Hoàng Phương, Lê Thành Lân, Nguyễn Ngọc Quỳnh, đã đề cập đến vấn đề quan chế với tư cách là một trong những nội dung quan trọng của các triều đại phong kiến trong việc xây dựng và củng cố vương triều, v,v. Lê Sĩ Thắng với cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 2 bước đầu phân tích những hệ lụy nêu trên và đi đến nhận định cho rằng, tư tưởng bảo thủ, phản động của triều Nguyễn về thực chất là do đề cao Nho giáo. Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, Nxb Thế giới, Hà Nội, năm 2008 có dung lượng khá lớn với nhiều vấn đề về chúa Nguyễn và triều Nguyễn được đặt ra, trước hết là xuất phát từ yêu cầu về tính khoa học, khách quan của sử học. Cuốn Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới đã đưa ra những ý kiến khác nhau về việc đánh giá công, tội của triều đại này một cách khách quan, nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử triều Nguyễn một cách đúng đắn hơn. 5 Nghiên cứu về triều Nguyễn, nhất là bộ máy hành chính và đội ngũ quan lại của triều Nguyễn có khá nhiều công trình, trong đó phải kể đến những công trình do Đỗ Bang chủ biên nhan đề: “Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn (1802-1884)”; Khảo cứu kinh tế và tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn: những vấn đề đặt ra hiện nay. Nguyễn Minh Tường với cuốn Tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ Việt Nam (Từ năm 939 đến năm 1884), v.v. Các công trình này đã tập trung phân tích việc tổ chức chính quyền trung ương và địa phương, tổ chức quân đội, việc ban hành luật pháp và thực thi pháp luật, v,v. Trong số các công trình bàn về năng lực chủ quan của Gia Long và Minh Mệnh phải kể đến cuốn Ngoại giao giữa Việt Nam và các nước phương Tây dưới triều Nguyễn (1802-1858) của tác giả Trần Nam Tiến. Cuốn Định chế hành chính và quân sự triều Nguyễn (1802-1885) do Huỳnh Công Bá làm chủ biên; Cuốn Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim, v.v. Các công trình này đã đề cập đến năng lực chủ quan của hai vị vua đầu triều Nguyễn, đưa ra những nhận xét khá chính xác về thành quả cũng như những hạn chế của họ trong việc trị nước. 1.2. Các công trình liên quan đến việc nghiên cứu những nội dung cơ bản trong quan điểm của Gia Long và Minh Mạng về xây dựng, quản lý đội ngũ quan lại giai đoạn 1802-1841 và việc thực thi quan điểm đó đƣơng thời Một trong những công trình nghiên cứu khá đầy đủ về bộ máy hành chính của các triều đại quân chủ Việt Nam là Luận án Tiến sỹ Luật khoa của Nguyễn Sĩ Hải (1962, Sài Gòn), với đề tài Tổ chức chính quyền trung ương thời Nguyễn sơ: 1802-1847. Đây là công trình nghiên cứu khá công phu và có nhiều đóng góp trong việc khảo cứu về bộ máy hành chính triều Nguyễn nói chung, giai đoạn 1802-1841 nói riêng. Năm 1996, tác giả Nguyễn Minh Tường đã cho ra đời cuốn “Cải cách hành chính dưới triều Minh Mạng”. Với công trình này, tác giả đã nghiên cứu về định chế đội ngũ 6 quan lại từ trung ương đến địa phương của Minh Mạng. Trong cuốn Khảo cứu kinh tế và tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn: những vấn đề đặt ra hiện nay, tác giả Đỗ Bang cũng nghiên cứu về hệ thống quan chế của triều Nguyễn; các thể thức tuyển dụng, phong tước và tổ chức các khoa thi tiến sĩ nhằm chọn người tài ra giúp nước. Huỳnh Công Bá với cuốn Định chế hành chính và quân sự triều Nguyễn (1802-1885) đã phân tích các vấn đề liên quan đến cơ chế vận hành của bộ máy hành chính và đội ngũ quan lại triều Nguyễn. Cuốn Một số vấn đề quan chế triều Nguyễn, do tác giả Phan Đại Doãn, Nguyễn Minh Tường và một số tác giả khác biên soạn đã nghiên cứu về các định chế của triều Nguyễn đối với quan lại. Tác giả Bùi Huy Khiên với bài viết Tuyển chọn, kiểm tra, giám sát đội ngũ quan lại dưới triều Minh Mạng, trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật, đã khái quát về quy trình tuyển chọn, sử dụng quan lại dưới triều vua và tổ chức, hoạt động của bộ máy thanh tra, giám sát. Cuốn Kỷ yếu Hội thảo 700 năm Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế cũng đặt ra nhiều vấn đề về phương pháp luận nghiên cứu triều Nguyễn. Năm 2012, trên Bản tin Phòng, chống tham nhũng số 49&50, tác giả Trần Hồng Nhung với bài viết “Một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng thời Nguyễn”; Bài “Thanh tra, giám sát và khảo xét quan lại thời phong kiến ở nước ta” của Thái Hoàng và Bùi Quý Lộ, đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6 (283) năm 1995 đã khái quát về hệ thống tổ chức thanh tra, giám sát của các triều đại quân chủ Việt Nam. Cuốn Việc đào tạo và sử dụng quan lại của triều Nguyễn của tác giả Lê Thị Thanh Hòa đề cập khá đầy đủ đến cách thức đào tạo và tuyển dụng quan lại dưới thời Gia Long và Minh Mạng. Trong bài "Chế độ đãi ngộ của nhà nước phong kiến Việt Nam đối với giám sinh Quốc tử giám từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX” của tác giả Trịnh Thị Hà, đăng trên tạp chí Việt Nam khoa học xã hội, số 02(75) năm 2014. Năm 2012, trong kỷ yếu Hội thảo khoa học 100 năm Đông Kinh nghĩa thục và công cuộc cải cách giáo dục Việt Nam hiện nay, tác giả Vũ 7 Văn Quân với bài “Vài nét về hệ thống giáo dục và khoa cử Việt Nam thời Nguyễn”, đã đánh giá về những thành tựu mà nền giáo dục, khoa cử triều Nguyễn đạt được, đó là xây dựng đội ngũ tri thức Nho học làm nòng cốt tư tưởng và rường cột nhân sự cho bộ máy nhà nước. 1.3. Các công trình nghiên cứu đề cập đến giá trị, hạn chế và bài học lịch sử từ quan điểm của Gia Long và Minh Mạng về xây dựng, quản lý đội ngũ quan lại (1802-1841) đối với công tác cán bộ ở nƣớc ta hiện nay Xoay quanh các vấn đề thuộc chủ đề này có thể đọc thấy ở công trình Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884, do Đỗ Bang chủ biên, hay cuốn sách Định chế hành chính và quân sự dưới triều Nguyễn (1802-1885); của Huỳnh Công Bá. Trên các website của Đảng Cộng sản Việt Nam có thể tìm thấy các Văn kiện của Đảng về công tác cán bộ nước ta hiện nay, về phòng và chống tham nhũng, về nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thanh tra, giám sát của Đảng, v.v. Ngoài ra còn có các báo điện tử của các cơ quan khoa học chính trị, luật pháp khác, ở đó nhiều tác giả cũng tập trung bàn về những vấn đề về công tác cán bộ nước ta hiện nay như: “Phòng, chống tham nhũng xưa và nay” của Phạm Thị Huệ; Bùi Huy Khiên với bài Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của các triều đại phong kiến Việt Nam qua nghiên cứu luật “hồi tỵ” trênwww.tapchicongsan.org.vn, Trần Anh Tuấn với bài "Về chính sách phát hiện, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng", Tạp chí Xây dựng Đảng số 8/2011, và một số bài viết khác đã được tham khảo trong Danh mục tài liệu tham khảo của luận án. Tóm lại, nghiên cứu về tổ chức bộ máy, phương thức xây dựng và quản lý đội ngũ quan lại dưới chế độ quân chủ Việt Nam nói chung và triều Nguyễn nói riêng là đề tài đã và đang được quan tâm nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của các học giả đi trước chính là những nguồn tư liệu, kinh nghiệm quý báu giúp chúng tôi thực hiện luận án này. 8 1.4. Đánh giá khái quát về tình hình nghiên cứu đề tài và một số vấn đề đặt ra từ tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài cần đƣợc tiếp tục giải quyết trong luận án 1.4.1. Đánh giá khái quát về thành tựu và hạn chế trong các công trình nghiên cứu đề tài nêu trên Qua việc tham khảocác công trình nghiên cứu trên đây chúng tôi nhận thấy các tác giả chủ yếu tập trung vào một hoặc vài lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như: Thiết lập bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, kéo theo đó là các định chế hành chính và quân sự liên quan đến trách nhiệm và quyền hạn của các hàm phẩm quan lại của triều Nguyễn để bộ máy đó vận hành có hiệu quả; Hệ thống giáo dục, khoa cử, tuyển dụng, bổ nhiệm quan lại, được triều Nguyễn rất coi trọng, làm cho việc này trở nên qui củ và đạt hiệu quả cũng như chất lượng đáp ứng đòi hỏi của bộ máy nhà nước phong kiến; Các chế độ lương, thưởng, xử phạt... cũng được triều đình quan tâm vì nó liên quan trực tiếp đến sự an nguy của triều đình nhà Nguyễn; Quan điểm của Gia Long và Minh Mạng về xây dựng và quản lý đội ngũ quan lại đã tạo cho triều Nguyễn thực hiện bước quá độ từ chế độ “tản quyền” sang “tập quyền” và đặc biệt là lĩnh vực cải cách hành chính, làm cho bộ máy nhà nước được tinh giản, kiểm soát, giám sát quan lại được hiệu quả hơn. 1.4.2. Những vấn đề Luận án cần tập trung nghiên cứu Tuy nhiên, với mục đích “ôn cố tri tân”, tìm ra ở đó những hạt nhân hợp lý có thể tham khảo cho công tác cán bộ nước ta hiện nay, chúng tôi thấy cần tập trung nghiên cứu một số vấn đề trọng tâm sau đây từ cách tiếp cận triết học: Một là, nghiên cứu cơ sở hình thành quan điểm của Gia Long và Minh Mạng về xây dựng và quản lý đội ngũ quan lại; Hai là, phân tích một số nội dung cơ bản trong quan điểm của Gia Long và Minh Mạng, từ đó rút ra những đặc điểm chủ yếu của quan điểm đó; Ba là, bước đầu đánh giá, làm rõ những giá trị, hạn chế trong quan điểm của Gia Long và Minh Mạng vềxây dựng và quản lý đội ngũ quan lại, trên cơ sở đó rút ra bài học lịch sử của nó đối với công tác đào tạo, sử dụng cán bộ, công chức nước ta hiện nay. 9 Tiểu kết chƣơng 1 Việc nghiên cứu về triều Nguyễn, trong đó có lĩnh vực tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều như Gia Long và Minh Mạng vẫn còn nhiều vấn đề phải dùng đến cách tiếp cận triết học mới lý giải một cách thỏa đáng. Đó là những vấn đề thuộc nội dung đề tài luận án này. Chương 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM CỦA VUA GIA LONGVÀ MINH MẠNG VỀ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ QUAN LẠI 2.1. Khái niệm quan lại và quan lại triều Nguyễn dƣới thời Gia Long và Minh Mạng (1802 – 1841) 2.1.1. Khái niệm “Quan lại” Qua việc nghiên cứu các tài liệu để xác định rõ khái niệm “quan lại”, chúng tôi đi đến khái quát như sau:“Quan lại” là cụm từ Hán – Việt, được sử dụng như một thuật ngữ hành chính dưới thời quân chủ Gia Long và Minh Mạng (1802 – 1841) dùng để chỉ những người làm việc trong các bộ máy nhà nước, có trách nhiệm thực thi mệnh lệnh của triều đình và tuân thủ các định chế quan lại dưới sự kiểm soát của triều đình. 2.1.2. Quan lại dưới triều Nguyễn thời Gia Long và Minh Mạng Thứ nhất, về tuyển bổ và lệ phong tước, song hành với việc thiết lập vương triều là việc tuyển chọn, sử dụng quan lại; Thứ hai, nhiệm vụ và quyền lợi của quan lại; Thứ ba, vấn đề khảo khóa, thưởng phạt và chế độ hưu trí của quan lại. Ba nội dung cơ bản nêu trên trong quan điểm của vua Gia Long và Minh Mạng về tuyển bổ và sử dụng, về nhiệm vụ và quyền lợi cũng như chính sách thưởng phạt, đãi ngộ quan lạiđược chúng tôi xác định là đối tượng chủ yếu của luận án và được phân tích, trình bày rõ hơn ở các chương sau của luận án. 10 2.2. Những điều kiện, tiền đề khách quan cho sự hình thành quan điểm của Gia Long và Minh Mạng trong lĩnh vực xây dựng và quản lý quan lại 2.2.1. Bối cảnh lịch sử, tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và văn hóa dưới thời Gia Long và Minh Mạng (1802-1841) Sau khi giành được thắng lợi và quyền bính từ anh em nhà Tây Sơn (1802), Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn và lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Gia Long vào năm 1806. Việc thiết lập và duy trì cơ chế bộ máy “trung ương tản quyền” trong gần ba thập niên dưới thời Gia Long và đầu thời Minh Mạng đã giúp cho hai triều vua này đáp ứng được yêu cầu khách quan của lịch sử và mong muốn chủ để có thời gian dung hòa được những vấn đề cấp bách khác. Trong giai đoạn tiếp theo (1820-1841), Minh Mạng đã thực hiện một cuộc cải cách lớn nhằm kiện toàn bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương nhằm thống nhất và tập trung quyền. 2.2.2. Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và văn hóa Thứ nhất, trong lĩnh vực kinh tế. Chiến tranh kéo dài từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII đã để lại cho cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài nhiều hậu quả nặng nề, nhất là kinh tế. Thứ hai, trên lĩnh vực chính trị - xã hội. Đầu năm 1804 nước ta đổi tên thành Việt Nam. Đến thời Minh Mạng, vào năm 1838, nước ta lại đổi tên thành Đại Nam. Về tổ chức chính quyền, sau khi xưng vương, vua Gia Long đã “kiểm lại hệ thống các đơn vị hành chính cũ, đặt quan chức cai quản”. Năm 1831-1832, Minh Mạng đã tiến hành “cuộc cải cách hành chính địa phương, xóa bỏ các tổng trấn, đổi các dinh trấn thành tỉnh. Bấy giờ cả nước có 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên”. Thứ ba, trên lĩnh vực văn hóa, vào đầu thế kỉ XIX ở Việt Nam có sự hiện diện của ba tôn giáo lớn trên thế giới và các tôn giáo khác. Do quan hệ ràng buộc lợi ích trước đó, vua Gia Long vẫn giữ thái độ không quá lạnh nhạt với các giáo sĩ và tổ chức giáo hội Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên, đến 11 thời Minh Mạng, mối quan hệ với phương Tây nói chung và Thiên Chúa giáo nói riêng, đã có sự thay đổi. Trên lĩnh vực giáo dục, cả vua Gia Long và Minh Mạng đều chú trọng và duy trì chế độ học hành, thi cử theo tinh thần Nho giáo để đào tạo và tuyển chọn nhân tài. Tóm lại, trong gần 4 thập niên dưới thời trị vì của hai vị vua đầu triều Nguyễn (Gia Long và Minh Mạng), bối cảnh thế giới và đất nước có nhiều biến độngvừa có lợi cho việc xây dựng một đế quyền, đất nước hùng mạnh nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ đe dọa đến sự an nguy của triều đại cũng như đất nước. 2.2.3. Những tiền đề cơ bản cho sự hình thành quan điểm của Gia Long và Minh Mạng về xây dựng và quản lý quan lại Nghiên cứu quan điểmcủa vua Gia Long và Minh Mạng về xây dựng và quản lý đội ngũ quan lại, chúng tôi thấy cần phải làm rõ những tiền đề khách quan và những nhân tố chủ quan sau đây: Thứ nhất, đó là kinh nghiệm xây dựng và quản lý đội ngũ quan lại trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam trước thời Nguyễn Thứ hai, tiền đề tư tưởng từ các học thuyết chính trị - xã hội phương Đông trong lịch sử Thứ ba, tiền đề xuất phát từ nhu cầu của đất nước trong lĩnh vực đối nội và đối ngoại.Trong lĩnh vực đối nội: xây dựng, củng cố vương quyền, đảm bảo trật tự xã hội và quản lý kinh tế; trong lĩnh vực đối ngoại: bang giao và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. 2.3. Nhân tố chủ quan trong sự hình thành quan điểm của Gia Long và Minh Mạng về xây dựng và quản lý đội ngũ quan lại 2.3.1. Vai trò của Gia Long trong sự thiết lập bộ máy quan lại vương triều Nguyễn Về vai trò của vua Gia Long trong việc thiết lập vương triều Nguyễn, ngoài những vấn đề về kế thừa quan điểm, cách thức tổ chức bộ máy nhà nước theo mô hình Trung Hoa và các triều đại trước của nước ta.Việc hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến triều Nguyễn được người nối ngôi Gia Long thực hiện chính là Minh Mạng. 12 2.3.2. Vai trò của vua Minh Mạng trong sự kế thừa và phát triển quan điểm về xây dựng và quản lý đội ngũ quan lại của vua Gia Long Là vị vua am hiểu sâu sắc học thuyết chính trị - xã hội Nho giáo, Minh Mạng chú trọng đến hai nội dung tư tưởng căn bản là củng cố nền thống nhất quốc gia và an dân. Với chính sách khai khẩn ở vùng duyên hải Bắc Bộ do Nguyễn Công Trứ (1778-1858) và triều đình chủ trương, nhà Nguyễn đã thực hiện cùng một lúc, một mũi tên đạt hai đích, đó là chính sách an dân và giáo hóa dân. Tiểu kết chƣơng 2 Nghiên cứu cơ sở hình thành quan điểm của Gia Long và Minh Mạng về xây dựng và quản lý đội ngũ quan lại, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau đây: Thứ nhất, là quan điểm của hai ông đã được xây dựng trên cơ sở thực tiễn của đất nước, đúc rút những kinh nghiệm từ các triều đại quân chủ Việt Nam trước đó, về cơ bản, đó là quan điểm và tổ chức bộ máy của vua Lê Thánh Tông dưới triều Lê Sơ và mô hình nhà nước, luật pháp của nhà Thanh. Thứ hai, quan điểm của Gia Long và Minh Mạng được hình thành trên cơ sở lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống kết hợp với những giá trị truyền thống của dân tộc. Thứ ba, là quan điểm về xây dựng và quản lý đội ngũ quan lại phản ánh năng lực chủ quan của hai vị vua đầu triều Nguyễn trong sự nắm bắt cơ sở thực tiễn đất nước đương thời. Quan điểm đó bao gồm một số nội dung cơ bản và được thực thi trong hoạt động của các bộ máy hành chính, quân sự từ trung ương đến địa phương. 13 Chương 3 NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG QUAN ĐIỂM CỦA GIA LONG VÀ MINH MẠNG VỀ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ QUAN LẠI (1802-1841) VÀ SỰ THỰC HIỆN QUAN ĐIỂM ĐÓ ĐƢƠNG THỜI 3.1. Những nội dung chủ yếu trong quan điểm của vua Gia Long về xây dựng và quản lý đội ngũ quan lại Trong quá trình xây dựng đường lối trị nước, tổ chức bộ máy hành chính vàđịnh chế trách nhiệm, quyền hạn cũng như phương thức cai trị, vua Gia Long đã kế thừa kinh nghiệm của các triều đại quân chủ Việt Nam trước đó và các đời chúa trước đây, cùng với năng lực cá nhân, vua Gia Long đã thể hiện quan điểm của mình về xây dựng và quản lý quan lại giai đoạn 1802-1819 với những nội dung chủ yếu sau đây: Thứ nhất, quan niệm vê nhân tài.Trên thực tế, vua Gia Long đã quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ quan lại từ những năm ông chưa lên ngôi vua. Theo ông: “Việc trị nước chính cần phải mở rộng đường tìm kiếm [nhân tài] để thoả lòng nguyện vọng mọi người”. Sau khi lên ngôi, ông “rất lưu ý nghiệp văn, thường lấy sự bồi dưỡng nhân tài làm việc gấp. Phàm ai có đơn xin theo học, đều cho được miễn binh đao, khiến cho gắng công tập nghiệp để đợi khoa thi”. Thứ hai, quan điểm về tiến cử người hiền tài.Tiến cử quan lại là việc hệ trọng, do đó không thể để xẩy ra sơ suất mà phải dựa vào các tiêu chí đạo đức và tài năng. Thứ ba, quan điểm coi giáo dục và khoa cử là cơ sở xây dựng đội ngũ quan lại.Gia Long cho rằng: “Học hiệu là quan hệ đến hiền sĩ, nhà nước dùng người phần nhiều lấy ở đấy… Ta theo chí Tiên đế, muốn sai làm nhà học, lấy thêm sinh viên, hậu cấp lương cho, định rõ chương trình khiến cho người học đều được thành tài để đợi xét dùng”. Thứ tư, quan điểm về quản lý đội ngũ quan lại. Liên quan đến vấn đề quản lý quan lại, theo quan điểm của Gia Long, triều đình cần có sự phối 14 hợp của các bộ khác, cụ thể là Bộ Lễ và Bộ Hình. Do đó, không phải ngẫu nhiên khi gọi tên các bộ trong Lục bộ, Bộ Lại được xếp đầu tiên. 3.2. Những nội dung chủ yếu trong quan điểm của vua Minh Mạng về xây dựng và quản lý đội ngũ quan lại. Quan điểm của vua Minh Mạng về xây dựng và quản lý đội ngũ quan lại, với những bước đi vừa táo bạo, vừa cơ bản về cải cách hành chính để xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ngày một mạnh mẽ hơn, kéo theo đó là một loạt các biện pháp về tuyển bổ và sử dụng nhân tài, đặc biệt là khâu quản lý quan lại rất chặt chẽ.Cụ thể: Thứ nhất, quan niệm về nhân tài.Vua Minh Mạng vốn coi kiến thức văn hóa và tài nghệ, dù nhỏ cũng có thể giúp ích cho nước, coi “người học rộng văn hay, am thuộc điển tích” chính là người được chuẩn bị kỹ càng về kiến thức theo “bát điều mục” của Nho giáo. Thứ hai, về tiến cử người hiền tài. Trong thời kỳ trị vì của mình, vua Minh Mạng nhấn mạnh: “Người hiền tài là rường cột của quốc gia”. Hiền tài là hai phẩm chất cần có của những người làm quan, trực tiếp thay vua làm “dân chi phụ mẫu” (cha mẹ của dân). Thứ ba, quan điểm coi giáo dục và khoa cử là cơ sở xây dựng đội ngũ quan lại.Noi theo quan điểm giáo dục và khoa cử của vua cha, dưới thời trị vì của mình vua Minh Mạng đã xây dựng chế độ khoa cử một cách bài bản, đủ các bậc học nhằm tuyển lựa từ đó những người có đủ tài đức giúp vua. Thứ tư, về quản lý đội ngũ quan lại. Tất thảy những dẫn chứng từ các tư liệu về quan điểm của vua Minh Mạng trong việc dùng người cho thấy, ông chủ trương cải cách hành chính, từ cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước đến đội ngũ quan lại, quản lý đội ngũ quan lại bằng pháp luật, thưởng phạt công minh dựa trên hiệu quả công việc. 3.3. Việc thực hiện các quan điểm của vua Gia Long và vua Minh Mạng về xây dựng, quản lý đội ngũ quan lại (1802-1841) 3.3.1. Xác định các phương thức chủ yếu trong xây dựng quan lại Đối với vua Gia Long, những năm đầu dựng nghiệp do những yếu tố khách quan, đội ngũ quan lại hầu hết được lựa chọn từ những người có 15 công trong công cuộc giành đế quyền từ nhà Tây Sơn. Trong khi đó, yêu cầu thực tiễn cần phải có đội ngũ quan lại được đào tạo, có kiến thức để giúp vua quản lý hành chính, kinh tế, xã hội… ngày càng cao vì mục tiêu xây dựng chế độ phong kiến trung ương tập quyền. Đó là giáo dục – khoa cử, tiến cử và bảo cử, tập ấm: Thứ nhất, trong lĩnh vực giáo dục – khoa cử. Dưới chế độ quân chủ Việt Nam nói chung và Gia Long nói riêng, giáo dục – khoa cử vẫn là phương thức quan trọng và phổ biến nhất trong tuyển chọn quan lại. Đối với vuaMinh Mạng, ngay từ năm đầu nối ngôi, ông xuống chiếu rằng: “Thánh nhân để phúc không gì lớn bằng gây dựng con nguời... nhà nước ta chính trị, giáo hóa sáng tỏ, phong trào Nho học chấn hưng”. Nhờ đó mà Minh Mạng đã tuyển chọn được những người có thực tài đáp ứng yêu cầu củng cố nền quân chủ chuyên chế. Thứ hai, phương thức tiến cử và bảo cử. Tiến cử là một trong những phương thức mà các triều đại quân chủ Việt Nam áp dụng để tuyển dụng nhân tài. Đây là một giải pháp tức thời giúp cho triều đình không bỏ sót nhân tài, tạo điều kiện để nhân tài đóng góp tài năng, đức độ của mình “phò vua, giúp nước”. Cùng với tiến cử, vua Gia Long còn áp dụng các phương thức nhiệm tử, bảo cử. Thứ ba, phương thức “tập ấm”. Tập ấm (còn gọi nhiệm tử, ấm sung hay tích phong...), là phương thức triều đình cho con, em, cháu, chắt của các đại thần có công với triều đình được bổ dụng vào các chức quan tập sự hoặc cho vào học ở Quốc Tử giám để tham gia các kỳ thi hoặc kỳ tuyển bổ. 3.3.2. Thực hiện các phương thức chủ yếu trong quản lý quan lại Tuyển dụng hay xây dựng được bộ máy nhà nước với đội ngũ quan lại có năng lực chuyên môn và đạo đức là vấn đề quan trọng luôn thường trực đối với nhà cầm quyền. Sau khi lên ngôi, một trong những khó khăn đặt ra cho vua Minh Mạng là đội ngũ quan lại hầu như chưa kinh qua đào tạo, khoa cử. Trước tình hình đó, Minh Mạng đã ban hành các định chế về xây dựng và quản lý quan lại. Cụ thể: Một là, xây dựng và hoàn thiện các định chế quản lý quan lại; Hai là, xây dựng cơ chế quản lý, giám sát đội ngũ quan lại; 16 Cùng với hệ thống pháp luật, vua Minh Mạng còn cho xây dựng các cơ chế để quản lý, giám sát đội ngũ quan lại trong cả nước. Năm 1832, vua Minh Mạng đã cho thành lập Đô Sát viện, trong đó có Lục khoa và Giám sát ngự sử thập lục đạo. Năm 1832 vua Minh Mạng đã cho thành lập Tam Pháp ty – toà án tối cao của triều đình triều Nguyễn. Trong quá trình tồn tại, Tam Pháp ty và trống Đăng Văn đã giúp cho triều đình minh oan được nhiều vụ án, trả lại sự công bằng cho dân chúng. Vua Minh Mạng còn thiết lập cơ chế thanh tra, áp dụng chế độ hồi t như thời Lê. Hồi tỵ, có nghĩa là tránh đi hoặc né đi nhằm ngăn chặn quan hệ để kết b , kéo phái hòng tham nhũng tiền của triều đình và cửa quyền, hạch sách dân chúng. Ba là, lấy đức hóa và hình phạt làm phương tiện quản lý quan lại. Trong 20 năm trị vì, bất cứ ai, dù là công thần hay hoàng thân quốc thích, nếu phạm tội tham ô, tư lợi của nhà nước hay hạch sách, nhũng nhiễu dân chúng đều bị Minh Mạng trừng trị thích đáng. Có thể thấy các biện pháp đó được áp dụng như sau: Thứ nhất, đảm bảo công bằng và không tư vị, nể nang; Thứ hai, nghiêm trị đối với những người “cầm cân nẩy mực”;Thứ ba, nghiêm trị đối với những vị quan lợi dụng quyền hạn để tư lợi và không “chăn dân” (mục dân 牧民); Thứ tư, phạt nặng để răn đe và khoan hồng để quan “cầu tiến”. Bốn là, áp dụng chế độ lương bổng, đãi ngộ phù hợp. Tiểu kết chƣơng 3 Trước những yêu cầu khách quan và mong muốn chủ quan, trong gần bốn thập niên trị vì, hai vị vua đầu triều Nguyễn đã xây dựng được hệ thống quan điểm trong quản lý và xây dựng đội ngũ quan lại phù hợp với thực tiễn của đất nước thời bấy giờ. Trong xây dựng đội ngũ quan lại, triều đình luôn chú trọng đến mọi phương án để tìm kiếm nhân tài, hiền tài cho đất nước, coi đó là điều kiện tiên quyết để bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả, làm cho quốc thái dân an. Trong quản lý quan lại, vua Gia Long và Minh Mạng không thiên vị bất kỳ ai, dù đó là người của hoàng tộc. Tuy đường lối trị nước của họ dựa trên nền tảng học thuyết chính trị - đạo đức của Nho giáo, song luật pháp là cán cân công lý để giúp triều đình thưởng phạt nghiêm minh, công bằng. 17 Chƣơng 4 GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ TRONG QUAN ĐIỂM CỦA GIA LONG VÀ MINH MẠNG VỀ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ QUAN LẠI (1802-1841) VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA NÓ 4.1. Một số giá trị, hạn chế trong quan điểm của Gia Long và Minh Mạng về xây dựng và quản lý đội ngũ quan lại (1802 – 1841) 4.1.1. Một số giá trị cơ bản Quan điểm và phương thức về xây dựng và quản lý quan lại không phải là toàn bộ các yếu tố cấu thành đường lối trị nước, song, có thể nói, quan lạithuộc đối tượng của các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước, chịu sự điều chỉnh của luật hành chính mà phương pháp điều chỉnh của ngành luật này là phương pháp mệnh lệnh, được thể hiện ở quan hệ giữa “chỉ huy” và “phục tùng”. Qua phân tích, trình bày những nội dung chủ yếu trong quan điểm và phương thức xây dựng và quản lý quan lại của triều Nguyễn dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng, chúng ta có thể rút ra một số ý nghĩa lịch sử đối với xã hội phong kiến Việt Nam đương thời sau đây: Thứ nhất, thiết lập mô hình nhà nước phong kiến trung ương tập quyền. Thứ hai, quan điểm về tuyển dụng và bổ nhiệm quan lại. Thứ ba, quan điểm vềsử dụng và quản lý quan lại. Thứ tư, thưởng phạt quan lại phải căn cứ vào pháp luật. Nói tóm lại, một số giá trị cơ bản trong quan điểm của Gia Long và Minh Mạng về xây dựng và quản lý đội ngũ quan lạiđã được trình bày ở trên có thể khái quát lại một cách ngắn gọn như sau: Một là, ngay từ những ngày đầu thiết lập vương triều, vua Gia Long đã quyết định lựa chọn mô hình nhà nước quân chủ phong kiến trung ương tập quyền. Do đó, ngoài sự kế thừa kinh nghiệm trị nước của các triều đại phong kiến trước đây, Nguyễn Ánh đã thể hiện năng lực cá nhân trong việc 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan