Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quá trình vận động giải phóng dân tộc ở bắc ninh (1939 1945)...

Tài liệu Quá trình vận động giải phóng dân tộc ở bắc ninh (1939 1945)

.PDF
95
121
122

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn Thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân thì phải kể đến công lao của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô cùng sâu sắc tới PGS.TS.Nguyễn Đình Lê, người đã tận tình vất vả hướng dẫn, tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô trong khoa lịch sử trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu cùng như tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành luận văn của mình. Cùng với đó tôi cũng xin cảm ơn tới các các cơ quan, đơn vị, người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt quá trình học tập, thực hiện và bảo vệ thành công luận văn này ! Hà Nội, 20 tháng 12 năm 2017 Học viên thực hiện Nguyễn Thị Minh Liên MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BẮC NINH TRƢỚC NĂM 1939 . 7 1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội ........................................................................ 7 1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên....................................................... 7 1.2.1. Đặc điểm cư dân và văn hóa............................................................ 12 1.2. Phong trào cách mạng ở Bắc Ninh đầu thế kỉ XX .............................. 13 1.2.1. Khái quát về phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX .......................... 13 1.2.2. Sự ra đời và hoạt động của chi bộ Đảng đầu tiên .............................. 18 1.3. Thời kì khôi phục và phát triển cách mạng 1933-1939 ...................... 22 1.3.1. Bước đầu khôi phục cách mạng 1933-1935 ................................... 22 1.3.2. Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 của chi bộ Đảng Bắc Ninh ... 23 Tiểu kết chương 1....................................................................................... 27 CHƢƠNG 2: PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG TỪ 19391945 ................................................................................................................. 29 2.1. Quá trình chuẩn bị lực lƣợng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền từ 1939 đến tháng 3-1945 .............................................................................. 29 2.1.1. Hoàn cảnh mới ................................................................................. 29 2.1.2. Quá trình chuẩn bị về lực lượng cho khởi nghĩa ........................... 30 2.2. Cao trào kháng Nhật cứu nƣớc từ 9-3- 1945 đến tháng 8-1945......... 44 2.3. Khởi nghĩa thắng lợi và bƣớc đầu xây dựng chính quyền nhân dân 55 2.3.1. Khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ........................................ 55 2.3.2. Xây dựng chính quyền nhân dân và giải quyết khó khăn sau cách mạng................................................................................................................ 63 Tiểu kết chương 2....................................................................................... 65 CHƢƠNG 3: NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, Ý NGHĨA, KINH NGHIỆM ........................................................................................................ 66 3.1. Nguyên nhân thắng lợi ........................................................................... 66 3.2. Ý nghĩa .................................................................................................... 70 3.3. Kinh nghiệm ........................................................................................... 74 Tiểu kết chương 3....................................................................................... 80 KẾT LUẬN .................................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 84 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATK: An toàn khu Nxb: Nhà Xuất Bản H. Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cách mạng tháng Tám 1945 là một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng trọng đại trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Đã có rất nhiều tác giả với nhiều công trình nghiên cứu, sách báo, bài viết đi sâu tìm hiểu về vấn đề này, qua đó góp phần cung cấp nhiều hiểu biết về cuộc cách mạng, về những điều mà cuộc cách mạng đã làm được đó là: chấm dứt ách thống trị của thực dân pháp, phát xít Nhật, chế độ phong kiến suy tàn, lạc hậu, đồng thời mở ra một trang sử mới, là một bước tiến của lịch sử dân tộc. Đây còn là sự khẳng định đúng đắn của lịch sử, sự của lựa chọn đúng đắn, sáng suốt của cả dân tộc tin và đi theo lá cờ đỏ sao vàng, lá cờ soi đường của Đảng cộng sản Việt Nam, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc ở Bắc Ninh với kết quả đạt được đã chứng tỏ được đây là một bộ phận khăng khít, gắn bó, không thế tách rời với công cuộc vận động cách mạng trong cả nước. Đi sâu vào tìm hiểu về quá trình vận động giải phóng dân tộc ở Bắc Ninh đặc biệt là giai đoạn từ sau khi có Đảng lãnh đạo, tiêu biểu là thời kỳ từ 1939-1945 sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm về những vấn đề lí luận và thực tiễn to lớn, làm phong phú thêm hình thái vận động Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam. Phong trào cách mạng ở Bắc Ninh đã chứng tỏ được vị trí, vai trò quan trọng của mình đối với sự nghiệp cách mạng cả nước nói chung cũng như cách mạng thủ đô Hà Nội nói riêng. Thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử quá trình vận động giải phóng dân tộc ở Bắc Ninh (1939 – 1945) với đỉnh cao là cuộc khới nghĩa giành chính quyền thắng lợi tháng 8-1945, luận văn đã góp phần làm sáng rõ 1 truyền thống yêu nước của nhân dân tỉnh Bắc Ninh, về sự sáng tạo của Đảng trong việc sử dụng và kết hợp các hình thức bạo lực cách mạng để giành chính quyền về tay nhân dân. Từ những lí do trên tôi quyết định chọn: “Quá trình vận động giải phóng dân tộc ở Bắc Ninh (1939 – 1945) ” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Quá trình vận động giải phóng dân tộc ở Bắc Ninh từ năm 1939 đến 1945 là một vấn đề lịch sử được giới sử gia trung ương và địa phương quan tâm nghiên cứu. Có nhiều cuốn sách, công trình nghiên cứu, chuyên đề lịch sử, hồi kí tập trung viết về viết về vấn đề này. Liên quan tới đề tài này là các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam bao gồm: văn kiện Đảng Toàn tập từ tập 1 đến tập 7, các chủ trương về cách mạng của Hồ Chí Minh qua các cuốn Hồ Chí Minh toàn tập (tập 2, 3, 4), các Nghị quyết của đảng bộ tỉnh Bắc Ninh. Đây là những tài liệu cơ bản mang tính định hướng xuyên suốt đề tài. Trần Văn Giàu (1957) biên soạn cuốn “Từ cách mạng tháng Mười đến cách mạng tháng Tám”, Nxb Văn Hóa; Trần Huy Liệu và Văn Tạo biên soạn cuốn “Tổng khởi nghĩa tháng Tám”; Trần Huy Liệu (1961) biên soạn cuốn Lịch sử 80 năm chống Pháp, tập 2, Nxb Sử học; Văn Tạo (1995), Cách mạng tháng Tám - Một số vấn đề lịch sử, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Đây là những nhận định, quan điểm, một số vấn đề liên quan tới cách mạng tháng Tám của các tác giả. Cuốn “Cách mạng tháng Tám” (2005), Nxb Quân đội nhân dân của Trường Trinh, đã nêu được những bài viết bài nói của cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản 2 Đông Dương người có công lao lớn trong thắng lợi của cuộc cách mạng về cuộc cách mạng tháng Tám. Viện Lịch sử Đảng biên soạn cuốn “Cách mạng tháng Tám 1945” nêu sơ lược quá trình diễn ra cuộc cách mạng từ quá trình chuẩn bị về tư tưởng, lực lượng, về cao trào chống Nhật cứu nước và khái quát diễn biến cuộc, từ đó đúc rút ra tính chất, ý nghĩa và kinh nghiệm của cuộc cách mạng. Nguyễn Thanh Tâm (2005) với cuốn “Khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa trong cách mạng tháng Tám 1945”, Nxb Chính trị quốc gia, là những phân tích sâu sắc về chủ trương khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa của Đảng. Cuốn “Nghệ thuật chỉ đạo đấu tranh vũ trang trong cách mạng tháng Tám” của Nguyễn Anh Dũng (1989), Nxb Sự thật, đã nêu được quá trình chuyển từ đấu tranh chính trị lên đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang và tiến hành đấu tranh vũ trang từ thấp đến cao trong quá trình chuẩn bị và thực hành khởi nghĩa giành chính quyền. Nguyễn Đình Lê (2010) chủ biên cuốn “Cách Mạng tháng tám năm 1945 ở Hà Nội”, Nxb Hà Nội. Cuốn sách cung cấp một cách có hệ thống về quá trình diễn ra cuộc vận động cách mạng ở thủ đô Hà Nội qua đó có đôi nét về cách mạng tháng Tám ở các tỉnh lân cận trong đó có Bắc Ninh. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử có in nhiều bài viết có giá trị về cách mạng tháng Tám: Vũ Quang Hiển, “Một số vấn đề về phương pháp cách mạng trong tổng khởi nghĩa tháng tám 1945”; Phạm Hồng Tung, “Góp phần tìm hiểu thêm về đặc điểm, tính chất của cách mạng tháng tám 1945”; Nguyễn Thanh Tâm, “Nghệ thuật khởi nghĩa trong cách mạng tháng tám 1945”… 3 Kỷ yếu hội thảo khoa học “Kỉ niệm 55 năm cách mạng tháng Tám và quốc khánh 2-9 (1945-2000)”, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội (2001)của tập thể trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn cung cấp những bài viết nghiên cứu sâu sắc về cuộc cách mạng này. Nghiên cứu riêng về cách mạng năm 1945 ở tỉnh Bắc Ninh có các bài đăng trên trên tạp chí chuyên ngành đề cập đến những vấn đề khác. Hồi kí cách mạng của những nhà lãnh tụ, những người hoạt động cách mạng ở Bắc Ninh. Cùng với đó là các cuốn về lịch quân sự tỉnh, lịch sử truyền thống các ngành, Kỉ yếu hội thảo, góp phần làm sinh động thêm hình ảnh cuộc vận động cách mạng ở Bắc Ninh. Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh 1926-2010” cùng các cuốn lịch sử Đảng bộ các huyện: Thuận Thành, Quế Võ, Lương Tài, Tiên Du, Từ Sơn, Gia Bình, Yên Phong, Gia Lâm và một số xã tiêu biểu. Đã nêu một cách khái quát quá trình thành lập đảng bộ Bắc Ninh, quá trình vận động đấu tranh và tổng khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân các huyện. Ngoài ra còn có các cuốn sách viết về lịch sử các ngành, các tổ chức: phụ nữ, công tác dân vận… đều có đề cập đến cuộc cách mạng ở Bắc Ninh ở mức độ khác nhau nhưng chưa có công trình đi sâu tìm hiểu riêng rẽ, có hệ thống về vấn đề này. Tuy nhiên đây cũng là những nguồn tài liệu quý giá giúp tôi thực hiện nghiên cứu của mình về đề tài luận văn “Quá trình vận động giải phóng dân tộc ở Bắc Ninh (1939-1945)”. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Tìm hiểu về quá trình vận động giải phóng dân tộc ở tỉnh Bắc Ninh trọng tâm là giai đoạn 1939-1945 dưới ách thống trị Nhật Pháp. 4 - Phạm vi nghiên cứu Để phục vụ cho việc tìm hiểu vấn đề, đề tài trước tiên đi vào tìm hiểu những nét khái quát, sơ lược nhất về điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống đấu tranh của nhân dân tỉnh Bắc Ninh. +Về thời gian: chủ yếu từ năm 1939-1945, đây là thời kì Việt Nam dưới ách thống trị của Nhật, Pháp tới quá trình vận động thực hiện cách mạng. +Về nội dung: bao gồm quá trình cai trị của Nhật, Pháp ở Bắc Ninh, quá trình xây dựng tổ chức cách mạng, quá trình từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám 1945. + Không gian, giới hạn ở khu vực hành chính tỉnh Bắc Ninh gồm 10 huyện, thị xã thuộc tỉnh Bắc Ninh trước khi tách tỉnh: thị xã Bắc Ninh, huyện Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong, Quế Dương, Võ Giàng, Thuận Thành, Lang Tài, Gia Lâm (nay thuộc Hà Nội), Văn Giang (nay thuộc Hưng Yên). 4. Mục đích và Nhiệm vụ - Mục đích: Làm rõ phong trào giải phóng dân tộc ở Bắc Ninh qua đó nổi bật lên vai trò cách mạng của tỉnh, rút ra một số kinh nghiệm cho cách mạng. - Nhiệm vụ: Luận văn trình bày một cách có hệ thống quá trình vận động giải phóng dân tộc ở Bắc Ninh từ khi thực dân Pháp xâm lược, đặc biệt là giai đoạn dưới ách cai trị Nhật Pháp từ 1939-1945. Qua đó làm rõ được vai trò của cách mạng Bắc Ninh đối với thắng lợi của cách mạng cả nước nổi bật là truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân Bắc Ninh. 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu - Nguồn tư liệu 5 Các Văn kiện đảng, chỉ thị, Nghị quyết Trung ương, lịch sử địa phương, các sách, báo, bài viết, công trình nghiên cứu đã được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín. - Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử, kết hợp phương pháp logic là chủ yếu, kết hợp các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, điều tra, khảo sát. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn trình bày có hệ thống quá trình vận động giải phóng dân tộc ở tỉnh Bắc Ninh từ khi Đảng bộ Bắc Ninh ra đời, đặc biệt là giai đoạn 19391945 với thắng lợi trong công cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng 81945. - Luận văn góp phần làm rõ truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của nhân dân Bắc Ninh. - Luận văn làm nổi bật được vai trò, vị trí quan trọng, mang tính chiên lược của cách mạng tỉnh Bắc Ninh đối với cách mạng ở thủ đô Hà Nội và cả nước. - Nêu nên những kinh nghiệm và hạn chế của cuộc cách mạng 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành các chương: Chương 1. Khái quát về tỉnh Bắc Ninh trước năm 1939 Chương 2. Phong trào đấu tranh cách mạng từ 1939-1945 Chương 3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa, kinh nghiệm 6 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BẮC NINH TRƢỚC NĂM 1939 1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội 1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lí Bắc Ninh là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, giữ vai trò chuyển tiếp giữa trung du và đồng bằng. Tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nối thủ đô Hà Nội và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, vùng Đông Bắc, và vùng núi phía Bắc, tiếp giáp thủ đô Hà Nội ở phía Tây và Tây Bắc, phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Giang, phía Đông Nam và Nam giáp với tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Vị trí của Bắc Ninh rất thuận lợi trong giao thương kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các địa phương khác trong cả nước. Trở thành một tỉnh có vị trí chiến lược và vai trò quan trọng với thủ đô Hà Nội và vùng châu thổ sông Hồng. Trong kháng chiến chống Pháp, Bắc Ninh cửa ngõ phía Bắc của Hà Nội, cầu nối vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, thủ đô Hà Nội với vùng núi rừng Việt Bắc, được Trung ương Đảng và Xứ uỷ Bắc Kỳ tập trung sức lực xây dựng cơ sở cách mạng bí mật ở nhiều trang ấp, làng xã. Địa giới hành chính của Bắc Ninh qua từng giai đoạn lịch sử có nhiều thay đổi: Năm 1895, sau khi chiếm thành Bắc Ninh, thực dân Pháp chia Bắc Ninh thành 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, lấy sông Cầu làm địa giới phân chia. Tỉnh còn có nhiều đợt thay đổi về địa giới, đến trước kháng chiến chống Pháp tỉnh Bắc Ninh có 10 phủ, huyện, chia thành các huyện phía Bắc sông Đuống (Bắc phần) là phủ Từ Sơn, Quế Dương, Võ Giàng, Tiên Du, Yên Phong và phía nam sông Đuống (Nam phần) là phủ Thuận Thành, huyện Gia Lâm, Văn Giang, Gia Bình, Lang Tài. 7 Ngày 19-10-1938, chính quyền Pháp quyết định nâng cấp thị xã Bắc Ninh lên thành phố loại II. b. Điều kiện tự nhiên Bắc Ninh có diện tích tự nhiên chủ yếu là đồng bằng, đất đai phù sa màu mỡ, thích hợp phát triển nông nghiệp đặc biệt là cây lúa nước, chỉ có rất ít đồi núi thấp và trung bình, tập trung ở các khu vực Tiên Du có núi Chè, Vân Chinh, Khám; Võ Giàng có núi Và, Sơn Đông, Quế Dương có núi Hữu Bằng, Đông Du; Gia Lương có núi Thiên Thai; thị xã Bắc Ninh có núi ở Thị cầu, Đáp Cầu. Đồi núi là nơi thuận lợi bố trí binh hỏa lực để án ngữ, khống chế kiểm soát khu vực xung quanh và cũng là nơi thuận tiện cho cách đánh du kích của ta. Làng xóm quây quần nhau, xung quanh có lũy tre bao bọc, thuận tiện cho việc xây dựng các làng chiến đấu, góp phần cũng cố vững chắc các khu căn cứ du kích, [13, tr.111]. Trong kháng chiến chống Pháp đây là khu vực diễn ra các trận đánh du kích của quân ta, nơi che giấu cán bộ cách mạng. Ngày nay, dấu tích còn lại của những cánh rừng bạt ngàn trước kia để lại qua các tên gọi như phường Đông Ngàn, Núi Lim, rừng Sặt (Trang Liệt)…[10, tr.14-16] - Khí hậu Bắc Ninh thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23.5 độ. Lượng mưa cao, đạt 1.100 mm- 1200mm, có năm lên tới trên 1800mm/năm. Độ ẩm cao trên 80%. Khí hậu thích hợp cho sự sinh trưởng của lúa, màu, cây ăn quả, cây công nghiệp, và chăn nuôi gia súc, gia cầm. - Khoáng sản 8 Tài nguyên khoáng sản không phong phú chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng và các loại khoáng sản như đất sét, cát xây dựng, than bùn có trữ lượng ít. Đất sét được khai thác làm gạch, ngói, gốm phân bổ dọc sông Cầu, sông Đuống; Đất sét làm gạch chịu lửa phân bổ chủ yếu tại khu vực Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh. Cát xây dựng có trữ lượng lớn phân bố dọc theo sông Cầu, sông Đuống. Thời Pháp thuộc, nhận thấy được tiềm năng phong phú về vật liệu xây dựng, Pháp đã cho xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp phục vụ đắc lực cho công cuộc khai thác: nhà máy gạch Hưng Ký, Đáp Cầu… - Sông ngòi Tỉnh có hệ thống sống ngòi khá đa dạng với các con sông chính như sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình. Các con sông rộng và sâu, nước chảy xiết cung cấp lượng nước tưới dồi dào và bồi đắp phù sa tạo thành hàng trăm héc ta soi bãi màu mỡ thích hợp trồng trọt nhiều loại cây trồng. Khi giao thông chưa phát triển, đường thủy là tuyến quan trọng nhất. Các con sông chính chảy qua tạo thành hệ thống giao thông có vai trò quan trọng trong suốt kháng chiến chống Pháp. Gắn liền với lịch sử Bắc Ninh là con sông Cầu, còn gọi là sông Như Nguyệt, với chiến thắng oanh liệt chống quân xâm lược Tống thời Lý. Sông bắt nguồn từ Bắc Cạn chảy về qua nhiều tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Sóc Sơn (Hà Nội), huyện Yên Phong, thành phố Bắc Ninh, Quế Võ, hợp lưu với sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống…rồi theo sông Thái Bình đổ ra biển, là ranh giới ngăn cách giữa Bắc Ninh với Bắc Giang. Sông Cầu là con đường huyết mạch từ thượng du xuôi xuống đồng bằng. Trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp, dòng sông Cầu đã nối liền đồng bằng với chiến khu Việt Bắc dũng cảm che chở cán bộ đầu não kháng chiến. 9 Sông Đuống chảy từ Tây sang Đông nối liền sông Hồng với sông Thái Bình và chia cắt Bắc Ninh thành các huyện phía Bắc và huyện phía Nam. Nước sông sâu, lòng sông rộng nên thuyền bè đi lại dễ dàng. Sông Đuống với vị trí chia cắt tỉnh nên địch đã lập hệ thống đồn bốt dày đặc về phía hữa ngạn nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của bộ đội ta trong kháng chiến chống Pháp. Sông Thái Bình thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài 385 km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 17 km. Ngoài ra tỉnh còn có sông Cà Lồ nằm ở phía Tây của tỉnh là ranh giới với thành phố Hà Nội. Cùng với hệ thống sông ngòi nội địa và hệ thống mương máng có ảnh hưởng cung cấp nước tưới cho hoạt động nông nghiệp, đời sống nhân dân và cả hoạt động quân sự. Bắc Ninh có nhiều bến đò, bến sông giúp cho giao thông liên lạc từ Hà Nội tới các địa phương khác thông suốt; khi có giặc bao vây có thể nhanh chóng chuyển sang sông bên kia nhanh chóng và ngược lại, đảm bảo an toàn cho cán bộ và tài liệu. Có thể kể đến bến sông Như Nguyệt, bến Bình Than (xã Cao Đức, Gia Bình), bến đò Chi, bến Hồ, ngã Ba Xà, bến Phù Yên (Yên Phong nơi nối Bắc Ninh với Hiệp Hòa)… - Giao thông vận tải Là địa phương có nhiều tuyến đường quan trọng đi qua, nối Hà Nội với Hải Phòng, đặc biệt là cấu nối giữa Hà Nội với chiến khu Việt Bắc. Tuyến đường số 1 chạy suốt mấy huyện Bắc phần chia thành các huyện phía Đông Nam đường 1 và các huyện phía Tây Bắc đường 1. Từ đó trong kháng chiến chống Pháp chia làm 3 khu du kích. Đường số 1, 38, 5,18 là tuyến đường giao thông chiến lược từ các tỉnh phía Đông Bắc và Tây Bắc qua Bắc Ninh về Hà Nội. Đường số 1 rất thuận tiện để vận chuyển, cơ động lực 10 lượng của địch từ trung tâm Hà Nội lên các tỉnh phía Bắc qua Bắc Ninh [13, tr.110]. Đường số 5 là con đường huyết mạch giữa cơ quan đầu não của địch ở Hà Nội với cơ sở hậu cần từ cảng Hải Phòng. Đoạn đường 5 trên địa bàn Bắc Ninh là đoạn đầu mút nối liền với Hà Nội, từ đây dễ dàng tỏa đi Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh… đường số 5 luôn là tuyến đường quan trọng đặc biệt, trở thành chiến trường nóng bỏng, thường xuyên giành giật quyết liệt giữa ta và địch trong kháng chiến chống Pháp. Đường số 16, 20, 182, 183… chạy ngang dọc trong tỉnh rất thuận tiện cho xe cơ giới vận chuyển tiếp tế và tập tung lực lượng nhanh chóng [13, tr.111]. Quốc lộ 3 là một trên 8 tuyến quốc lộ có điểm đầu từ Thủ đô Hà Nội, được Pháp nâng cấp phục vụ cho việc khai thác, là con đường huyết mạch nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Quốc lộ 3 được bắt đầu từ bắc cầu Đuống (Yên Viên – Gia Lâm) qua Phù Lỗ (Sóc Sơn) để đến các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng qua Quảng Yên đến cửa khẩu Tà Lùng biên giới Việt Trung. Ven trục đường quốc lộ 3 từ Yên Viên Hà Nội đến Tà Lùng. Hệ thống đường sắt được thực dân Pháp quan tâm đầu tư nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác và đàn áp nhân dân. Trên địa phận tỉnh Bắc Ninh, đặc biệt là khu vực ga Gia Lâm, ga Yên Viên là nơi có nhiều tuyến đường quan trọng đi qua.. Thị trấn Yên Viên (Gia Lâm) - vị trí cầu nối Hà Nội, Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái nguyên, Cao Bằng (vùng Việt Bắc). Thị trấn nằm ở bờ bắc sông Đuống, cách điểm trung tâm thành phố khoảng 11 km và được xã Yên Viên bao quanh trừ phần phía đông bắc giáp xã Đình Xuyên và một đoạn nhỏ giáp với sông Đuống ở gần cầu Đuống. Phố ga Yên Viên nơi có đường xe 11 lửa Hà Nội – Lạng Sơn, Lào Cai. Là một đầu mối giao thông quan trọng của thủ đô, có quốc lộ 1A cũ chạy qua và là điểm đầu của tuyến quốc lộ số 3. Ngoài ra Bắc Ninh còn có sân bay Gia Lâm, đây là tuyến đường giao thông hàng không quan trọng nhất trong kháng chiến chống Pháp, nối Hà Nội với vùng căn cứ phía Bắc. Đây cũng là địa điểm mà ta và địch thường xuyên diễn ra những cuộc chiến giằng co nhằm chiếm giữ sân bay, đồng thời là địa điểm mà đế quốc Mỹ tăng cường đánh phá trong cuộc kháng chiến chống Mỹ sau này. Bắc Ninh là nơi tập trung những tuyến đường giao thông quan trọng, huyết mạch của cả vùng, không chỉ giao thông đường thủy, đường bộ mà cả đường hàng không. 1.2.1. Đặc điểm cư dân và văn hóa Theo thống kê năm 1949, dân số Bắc Ninh là 337.659 người (không kể huyện Gia Lâm và Văn Giang), trong đó 166.918 nam và 170.741 nữ, mật độ trung bình là 357 người/km². Cư dân nơi đây giàu truyền thống hiếu học, từ đầu công nguyên vùng Luy Lâu (Thuận Thành) là nơi Sỹ Nhiếp truyền dạy chữ Hán đầu tiên, sau đó truyền ra khắp cả nước. Địa phương có nhiều người đỗ đại khoa nhất nước thời phong kiến với gần 700 người. Chính trên vùng đất giàu truyền thống hiếu học này đã sản sinh ra nhiều danh nhân tiêu biểu: thời phong kiến có Cao Bá Quát, Nguyễn Cao, Nguyễn Tư Giản; thế hệ sau có: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Kim Lân, Nam Xương, Thế Lữ, Hoàng Cầm, Hồ Bắc… Bắc Ninh có nhiều làng nghề truyền thống nổi danh cả nước như: làng tranh Đông Hồ, gốm Phù Lãng, gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội, đúc đồng Đại Bái, mây tre Xuân Lai…dân Bắc Ninh giỏi nghề thủ công và buôn 12 bán, nên kinh tế khá phát triển, lại có điều kiện giao lưu với bên ngoài. Trong thời Pháp thuộc, nhiều con em gia đình khá giả ở đây được đi du học nước ngoài, được tiếp thu với tư tưởng tiến bộ cách mạng. Bắc Ninh - vùng đất giàu truyền thống văn hóa, có thành Cổ Loa, Luy Lâu, Long Biên là kinh đô của nước ta thời Bắc thuộc; có nền kinh tế và văn hóa phát triển, một địa bàn quân sự trọng yếu của cả nước từ xưa. Là nơi du nhập đạo Phật đầu tiên ở nước ta, địa phương nổi tiếng với nhiều ngôi chùa cổ: chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp…vùng quê có nhiều lễ hội nhất nước, các lễ hội được tổ chức quanh năm, trong các lễ hội có nhiều nghi lễ truyền thống, đặc sắc. Vùng quê của dân ca quan họ Bắc Ninh mượt mà trữ tình, đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (2009). Nhân dân Bắc Ninh có truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất, qua nghìn năm lịch sử đã đổ biết bao xương máu đấu tranh đánh đuổi kẻ thù xâm lược để giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc. Nhân dân nơi đây lao động hăng say phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng cuộc sống ấm lo, hạnh phúc 1.2. Phong trào cách mạng ở Bắc Ninh đầu thế kỉ XX 1.2.1. Khái quát về phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nhân dân Bắc Ninh đã xây dựng cho mình một quê hương giàu đẹp về kinh tế, đa dạng phong phú về văn hóa. Là khu vực nằm ở phía bắc thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh cũng với Hà Nội trải qua biết bao biến cố của lịch sử. Có thể nói lịch sử Hà Nội luôn gắn bó với lịch sử xứ Kinh Bắc. 13 Từ cuối thế kỉ XIX, sau khi Pháp hoàn thành công cuộc xâm chiếm và bình định ở Việt Nam, nước ta chính thức trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Pháp tiến hành khai thác, vơ vét bóc lột một cách triệt để nhằm làm giàu cho chính quốc, tiến hành trên nhiều lĩnh vực. Bắc Ninh cũng là địa phương bị Pháp tăng cường khai thác, bóc lột. Pháp cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền ở nhiều nơi. Đã lập được 2/3 số đồn điền với 13.271 ha, có mặt ở hầu hết các huyện như: Mácty, Loady ở Gia Lâm; Poanớp, Giônétcô ở Quế Dương; Bracôni, Luít, Lôi ở Võ Giàng; Đơloóc ở Gia Bình… chủ yếu vẫn là phát canh thu tô theo lối bóc lột phong kiến, một số kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa nhằm tận dụng nhân công rẻ mạt. Bên cạnh một số đồn điền của địa chủ kiêm tư sản người Việt như Vũ Văn An (ở Yên Phong), Nghiêm Xuân Quảng (ở Gia Lâm), Trần Văn Tư (Từ Sơn), Trần Quang Huy (Thuận Thành), Hàn Sĩ Thiện (Gia Bình), Nguyễn Huy Tường, Nguyễn Huy Oanh (Lang Tài), Phùng Văn Quân, Ngô Đình Bách, Nguyễn Bất (Quế Dương) [10, tr.36-37]. Nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác, thực dân Pháp cho xây dựng nhiều tuyến đường sắt và bộ: Quốc lộ 1A, đường sắt Hà Nội - Mục Nam Quan nối Hà Nội với Trung Quốc, Tuyến Hà Nội- Hải Phòng, Hà Nội - Thái Nguyên, đường bộ thị xã Bắc Ninh - Phả Lại, thị xã Bắc Ninh - Cẩm Giàng, thị xã Bắc Ninh – Đò Lo, đường 5 qua Gia Lâm... Đường thủy có cảng sông Đáp Cầu là một cảng lớn, thuyền bè đi lại dễ dàng thu hút nhiều thương nhân đến làm ăn. Pháp còn cho xây dựng sân bay ở Gia Lâm thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa, vũ khí và các hoạt động quân sự Thực dân Pháp xây dựng ở Bắc Ninh nhiều cụm công nghiệp như Gia Lâm và Đáp Cầu tập trung nhiều xí nghiệp sản xuất các mặt hàng cơ bản. Ngoài ra 14 còn có nhiều nhà máy, xí nghiệp: nhà máy xe lửa, nhà máy sơn, nhà máy khuy trai, nhà máy rượu, nhà máy giấy, nhà máy gạch…[36, tr.9]. Pháp nắm độc quyền về thương mại, đấy mạnh hoạt động buôn bán, xuất khẩu gạo và các sản phẩm thủ công của các làng nghề truyền thống trong tỉnh sang nhiều thị trường Hồng Kông, Mỹ, Pháp, Bỉ…[36, tr.9]. Thực dân Pháp đặt ra nhiều thứ thuế khóa hà khắc, bất công: thuế thân, thuế muối, thuế rượu… Về chính trị và văn hóa: thực dân Pháp thiết lập bộ máy tay sai cai trị làm công cụ áp bức, khủng bố, đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân Bắc Ninh: trại lính, quan tay sai cai trị cấp tỉnh, phủ, huyện…bên cạnh đó lại đầu độc nhân dân bằng rượu cồn, thuốc phiện, hủ hóa bằng tiệm nhảy, nhà chứa, phát triển nền văn hóa ngu dân. Trước chính sách cai trị, bóc lột của thực dân Pháp làm cho đời sống nhân dân Bắc Ninh khó khăn, ngột ngạt, mâu thuẫn ngày càng gia tăng. Dưới công cuộc khai thác, nền kinh tế Bắc Ninh bị cột chặt vào Pháp, tuy nhiên kinh tế cũng có bước khởi sắc, có sự du nhập những ngành nghề mới cùng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế hàng hóa đã làm lay chuyển tính chất tự cấp tự túc của kinh tế phong kiến. Công cuộc khai thác cũng làm cho xã hội Bắc Ninh biến đổi và phân hóa mạnh mẽ. Bên cạnh giai cấp địa chủ và nông dân là những giai cấp cũ đại diện cho phương thức sản xuất phong kiến thì xuất hiện những giai tầng mới có vai trò, thái độ khác nhau với cách mạng. Giai cấp tư sản số lượng ít, yếu ớt về kinh tế và bạc nhược về chính trị. Giai cấp công nhân ngày càng đông đảo, có khoảng 5000 6000 công nhân (chưa kể số lượng lớn công nhân đồn điền) sống tập trung trong các nhà máy, xí nghiệp, tuy nhiên trình độ nhận thức còn hạn chế, ý 15 thức giai cấp chưa cao. Tầng lớp tiểu tư sản số lượng không nhiều, mang trong mình truyền thống yêu nước, lại nhạy bén với thời cuộc, là lớp người sớm tiếp xúc, lĩnh hội với tư tưởng Mác – Lênin và là lực lượng tiên phong truyền bá tư tưởng vào Bắc Ninh [36, tr. 9-10]. Sự biến đổi về mặt kinh tế và xã hội có một vai trò nhất định trong việc hình thành và phát triển các trào lưu tư tưởng và các phong trào chính trị lúc bấy giờ. Tuy nhiên về cơ bản nền kinh tế Bắc Ninh vẫn là nền kinh tế tiểu nông do vậy kết cấu xã hội dù biến đổi mạnh mẽ nhưng phong trào dân tộc vẫn chịu tác động nhiều của các yếu tố bên ngoài. Là tỉnh có phong trào cách mạng sớm ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, nhiều thanh niên, học sinh, trí thức yêu nước Bắc Ninh có điều kiện tìm hiểu, học tập đã sớm tiếp xúc, tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin. Lớp thanh niên Bắc Ninh đầu tiên sang Trung Quốc gồm Nguyễn Sơn, Nguyễn Trọng Ngọc, Ngô Gia Tự Ninh…đã được tiếp xúc với Nguyễn Ái Quốc, được giảng dạy và kết nạp vào tổ chức. Đầu năm 1927, thì về nước tham gia phong trào cách mạng. Đây những là lớp cán bộ đầu tiên của Bắc Ninh có vai trò mở đường, trở thành hạt nhân gây dựng và lãnh đạo phong trào cách mạng không chỉ ở tỉnh mà trong cả nước. Trong đó không thể không nhắc tới Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt những hạt nhân xuất sắc của Bắc Ninh đã trở thành những lãnh tụ xuất sắc của Đảng, cùng với nhiều chiến sĩ cộng sản khác đã gieo những hạt giống cách mạng trên vùng đất quê hương [10, tr.36-37]. Các thanh niên yêu nước sau khi tham dự lớp huấn luyện do Nguyễn Ái Quốc giảng dạy, được kết nạp vào hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã trở về Bắc Ninh tích cực tuyên truyền, vận động trong các tầng lớp nhân dân, quy tụ được nhiều giai tầng xã hội đặc biệt là tầng lớp thanh niên, học sinh đưa họ 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan