Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của đảng ở tỉnh phú thọ từ năm 1953 đến...

Tài liệu Quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của đảng ở tỉnh phú thọ từ năm 1953 đến năm 1957

.PDF
184
36
69

Mô tả:

ĐAI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------ Đỗ Khánh Chi QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA ĐẢNG Ở TỈNH PHÚ THỌ TỪ NĂM 1953 ĐẾN NĂM 1957 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Hà Nội - 2019 ĐAI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------ Đỗ Khánh Chi QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA ĐẢNG Ở TỈNH PHÚ THỌ TỪ NĂM 1953 ĐẾN NĂM 1957 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 62 22 03 15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Văn Thịnh Hà Nội - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Văn Thịnh. Tên đề tài không trùng với bất cứ nghiên cứu nào đã được công bố. Các số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, đảm bảo tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nghiên cứu sinh Đỗ Khánh Chi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU .......................................................... 3 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 4 1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 7 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 8 5. Những đóng góp khoa học của luận án .............................................................. 9 6. Kết cấu của luận án............................................................................................. 9 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................................................... 10 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ............................................ 10 1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về tình hình ruộng đất ở Việt Nam giai đoạn 1953 đến 1957........................................................................................... 10 1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước về ruộng đất ở Việt Nam giai đoạn 1953 đến 1957........................................................................................... 13 1.2. Những kết quả có thể kế thừa và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết ................................................................................................................... 24 1.2.1. Những kết quả có thể kế thừa ..................................................................... 24 1.2.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu làm rõ ..... 28 Chương 2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA ĐẢNG Ở TỈNH PHÚ THỌ TỪ NĂM 1953 ĐẾN NĂM 1955 ................... 31 2.1. Tình hình ruộng đất ở tỉnh Phú Thọ trước năm 1953 ........................................ 31 2.2. Quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng ở tỉnh Phú Thọ từ năm 1953 đến năm 1955 ....................................................................................... 34 2.2.1. Chủ trương của Đảng phóng tay phát động quần chúng thực hiện triệt để giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất .................................................................. 34 2.2.2. Quá trình thực hiện giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất ở tỉnh Phú Thọ........................................................................................................... 50 1 Chương 3. THỰC HIỆN SỬA SAI TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT, HOÀN THÀNH KHẨU HIỆU "NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG" Ở TỈNH PHÚ THỌ (1955-1957) ............................................................................ 73 3.1. Những yếu tố tác động tới công tác sửa sai trong cải cách ruộng đất ở Phú Thọ .................................................................................................................. 73 3.1.1. Chủ trương sửa sai trong cải cách ruộng đất của Đảng ........................... 73 3.1.2. Quá trình kiểm tra thí điểm cải cách ruộng đất và những sai lầm trong cải cách ruộng đất tại Phú Thọ ....................................................................... 85 3.2. Công tác sửa sai trong cải cách ruộng đất ở Phú Thọ ........................................ 96 3.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ ...................................................... 96 3.2.2. Quá trình sửa sai trong cải cách ruộng đất ở Phú Thọ ........................... 102 Chương 4. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .................................................... 113 4.1. Nhận xét chung ................................................................................................ 113 4.1.1. Nhận xét về quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng ở tỉnh Phú Thọ từ năm 1953 đến 1955 ....................................................................... 114 4.1.2. Nhận xét về công tác sửa sai trong cải cách ruộng đất ở tỉnh Phú Thọ..... 125 4.2. Một vài kinh nghiệm chủ yếu .......................................................................... 129 4.2.1. Quan tâm giải quyết vấn đề ruộng đất của nông dân phải đi đôi với việc củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc ........................................................................ 129 4.2.2. Dựa vào quần chúng, phát huy quyền làm chủ của quần chúng, nhưng phải coi trọng việc giác ngộ và tổ chức quần chúng ................................... 132 4.2.3. Điều tra nghiên cứu, đánh giá đúng thực tế khách quan để đề ra chủ trương, chính sách cho đúng, đặc biệt là chính sách với đồng bào dân tộc thiểu số ............ 136 4.2.4. Coi trọng công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng bộ địa phương trong quá trình thực hiện chính sách ruộng đất ................................................................................................................. 138 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 142 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................. 145 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 146 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 168 2 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU Biểu đồ 4.1: Thống kê về tình hình đảng viên chi bộ trước và sau khi chỉnh đốn đợt 3 cải cách ruộng đất của Phú Thọ ........................................... 123 Biểu đồ 4.2: Thống kê số lượng đảng viên trong chi ủy trước và sau khi chỉnh đốn đợt 3 cải cách ruộng đất ở Phú Thọ .............................................. 124 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề ruộng đất có tầm quan trọng đặc biệt vì nó có quan hệ mật thiết với vấn đề nông thôn, nông nghiệp, nông dân. Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế của Việt Nam vì thế nên nhà nước ở các thời kỳ lịch sử đều có những chính sách, biện pháp khác nhau với vấn đề ruộng đất. Trong nông nghiệp thì ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, là loại tư liệu sản xuất đặc biệt, không có gì có thể thay thế được, còn nông dân lao động là nhân tố quyết định quá trình sản xuất. Ruộng đất được nông dân coi trọng như “tấc vàng”, bởi muốn sản xuất nông nghiệp bắt buộc người nông dân phải có ruộng đất. Ngay từ khi thành lập và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng việc giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của mình, Đảng đã nhấn mạnh “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Trong bản Luận cương tháng 10 năm 1930 cũng nêu rõ: “vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”, là cơ sở để Đảng lãnh đạo dân cày. Sau khi giành được chính quyền thì Đảng và Nhà nước đã chú trọng quan tâm tới giải quyết quyền lợi cho người nông dân như giảm tô, giảm tức chia đất công cho cả nam và nữ, chủ trương “xóa bỏ những tàn tích phong kiến làm cho người dân có ruộng” (Đại hội II tháng 2 năm 1951). Tuy nhiên, vấn đề ruộng đất tới thời kỳ này vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Do đó, từ năm 1953 đến năm 1957, Đảng đã chủ trương tiến hành giảm tô, giảm tức triệt để, sau khi “phóng tay phát động quần chúng giảm tô, giảm tức”, Đảng Lao động Việt Nam đã phát động một cuộc “cải cách ruộng đất” trên phạm vi toàn Miền Bắc. Cải cách ruộng đất là một cuộc cách mạng ruộng đất to lớn nhằm xóa bỏ chế độ chiếm hữu phong kiến về ruộng đất, thực hiện triệt để quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân, giành quyền làm chủ 4 thực sự cho nông dân về mọi mặt. Cải cách ruộng đất mà lâu nay vẫn gọi là làm cách mạng ruộng đất là một hình thức, một biện pháp để thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng. Giai đoạn 1953 tới 1957, là giai đoạn mà chính sách ruộng đất của Đảng tập trung vào việc tiến hành cải cách ruộng đất để thực hiện triệt để “người cày có ruộng”. Chấp hành chủ trương của Trung ương Đảng và Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu Việt Bắc, nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất của Đảng. Trong quá trình thực hiện đã đạt được nhiều kết quả, song vẫn còn mắc phải một số sai lầm. Dẫu rằng cho tới hôm nay sự kiện này đã lùi vào lịch sử hơn 60 năm, nhưng việc nghiên cứu, đánh giá về nó vẫn còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ thỏa đáng, nhất là ở từng địa phương trong đó có tỉnh Phú Thọ trong tổ chức thực hiện chủ trương ruộng đất của Đảng. Vì thế, dưới góc độ lịch sử Đảng cần tiếp tục có những nghiên cứu mang tính hệ thống, toàn diện, chuyên sâu nhằm đánh giá đúng ưu điểm, hạn chế yếu kém, nguyên nhân hạn chế và rút ra những kinh nghiệm lịch sử. Những công trình nghiên cứu về “cải cách ruộng đất” ở Việt Nam đã có rất nhiều, nhưng nghiên cứu sâu và toàn diện về quá trình “cải cách ruộng đất” ở các tỉnh, về những thành tựu, những hạn chế trong quá trình thực hiện ở các tỉnh, trong đó có tỉnh Phú Thọ vẫn là một “khoảng trống lịch sử”. Do đó, tôi đã chọn đề tài: tỉnh uá trình thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng ở hú Thọ từ năm 1953 - 1957” làm đề tài cho luận án tiến sỹ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của mình. Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tình hình trong nước, khu vực và trên thế giới đã có những thay đổi căn bản, Phú Thọ cũng đang chuyển mình cùng đất nước. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân- thành phần chủ yếu trong xã hội Việt Nam cũng mang những nội dung mới. Đề tài “Quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng ở tỉnh Phú Thọ từ năm 1953 đến năm 1957” là những kinh nghiệm quý giá và 5 mang tính thời sự trong quyết tâm giữ vững độc lập dân tộc, kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa trong một thế giới đa cực, đa phương, trong lúc chủ nghĩa xã hội cần phải tìm ra được cho mình một hướng đi mới để thích hợp với tình hình mới mà vẫn không bị mất đi nét đặc trưng riêng của nó. Đồng thời, đề tài cũng có ý nghĩa khoa học và thời sự quan trọng trong việc vận dụng kinh nghiệm lịch sử để giải quyết các vấn đề về quyền lợi của nông dân trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng ở tỉnh Phú Thọ thời kỳ 1953 - 1957. Từ đó, đưa ra những nhận xét, đánh giá về ưu điểm, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu, góp phần thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng trong thời kỳ đổi mới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các tư liệu về vấn đề ruộng đất ở Phú Thọ từ năm 1953 tới hết cải cách ruộng đất. - Làm rõ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Phân tích những tác động của bối cảnh lịch sử đến quá trình hình thành và thực hiện đường lối, chính sách ruộng đất của Đảng tại tỉnh Phú Thọ từ đầu năm 1953 tới 1957 - Đi sâu mô tả hiện thực lịch sử, phân tích, đánh giá các giai đoạn thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 1953 đến 1957 trên cơ sở khai thác nhiều nguồn tư liệu lịch sử, đặc biệt là tư liệu lưu trữ. - Luận giải và nhận xét về quá trình thực hiện đường lối, chính sách ruộng đất của Đảng tại Phú Thọ. Đánh giá về ưu điểm, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu góp phần thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng trong giai đoạn hiện nay. 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về ruộng đất từ năm 1953 đến năm 1957 cũng như sự chỉ đạo quá trình thực thi chủ trương, chính sách đó ở tỉnh Phú Thọ của Đảng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Từ năm 1953 đến năm 1957 (bắt đầu từ Hội nghị lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng với việc áp dụng phương thức “phóng tay phát động quần chúng” thay cho phương thức “cải cách lần lần” của giai đoạn trước đó) tới năm 1957 (kết thúc sửa sai hoàn thành quá trình cải cách ruộng đất của Đảng) - trong đó có đề cập tới tình hình ruộng đất ở Phú Thọ giai đoạn trước năm 1953. Không gian nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Phú Thọ, trong đó tập trung vào một số huyện của tỉnh: Lâm Thao, Thanh Thủy, Tam Nông, Thanh Sơn, Yên Lập, Việt Trì, Thanh Ba, Thị xã Phú Thọ, Đoan Hùng, Yên Lập... Nội dung nghiên cứu: - Đặc điểm của bối cảnh lịch sử tác động đến quá trình hình thành đường lối, chính sách ruộng đất của Đảng từ năm 1953 tới 1957. - Chủ trương, chính sách ruộng đất của Trung ương và các cấp bộ Đảng Phú Thọ trong thời gian từ 1953 tới 1957. - Diễn biến quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng ở tỉnh Phú Thọ từ đầu năm 1953 tới năm 1957: Quá trình giảm tô, giảm tức, quá trình cải cách ruộng đất, quá trình sửa sai. - Những sai lầm mắc phải trong quá trình thực hiện, hậu quả và nguyên nhân của những sai lầm đó; chủ trương sửa sai của Đảng và công tác sửa sai của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ. 7 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu - Các Chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng và của Đảng Bộ tỉnh Phú Thọ. Các báo cáo, thống kê, biên bản, án văn... của Ủy Ban hành chính tỉnh Phú Thọ, Tòa án nhân dân liên huyện, Ủy Ban cải cách ruộng đất Trung ương, Ủy ban cải cách ruộng đất Liên khu Việt Bắc. Các tài liệu này hiện được bảo quản tại kho lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III, và các cơ quan lưu trữ địa phương. Đây là nguồn tư liệu gốc và tin cậy, giúp tác giả khôi phục lại bối cảnh lịch sử, tiến trình các sự kiện, các vấn đề liên quan để làm rõ được các nội dung của Luận án. - Các công trình của các học giả trong và ngoài nước, bao gồm sách chuyên khảo và các bài đăng tải trên báo chí. Các sách về lịch sử, như: lịch sử Việt Nam, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử Đảng bộ các tỉnh, huyện... và các công trình có liên quan do Viện Lịch sử Đảng, Viện Sử học công bố là nguồn tài liệu quan trọng, tin cậy. - Các Hồi ký, các bản tự thuật của các nhân chứng lịch sử là nguồn tài liệu tham khảo để bổ sung, làm sáng tỏ thêm các sự kiện. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và dựa trên nền tảng Tư tưởng Hồ Chí Minh để xem xét đánh giá các sự kiện, các hiện tượng liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Luận án sử dụng phương pháp lịch sử và logic là phương pháp nghiên cứu chủ yếu, ngoài ra có sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu lịch sử, trong đó việc phân tích các số liệu thống kê, các bản báo cáo tổng kết được coi trọng nhằm làm sáng tỏ nội dung của đề tài và đảm bảo sự chính xác, tính khoa học. 8 5. Những đóng góp khoa học của luận án Luận án tái hiện lại một cách hệ thống đường lối, chính sách của Đảng về vấn đề ruộng đất và quá trình thực hiện chính sách ruộng đất đó tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 1953 - 1957. Phân tích và đánh giá một cách khách quan, khoa học dựa trên những tài liệu lưu trữ gốc những thành quả, hạn chế và những nguyên nhân dẫn đến những sai lầm trong quá trình thực hiện chiến lược cách mạng ruộng đất ở Phú Thọ giai đoạn 1953 - 1957. Luận án đã đúc rút được những kinh nghiệm về thực hiện chính sách ruộng đất cho thời kỳ hiện tại qua nghiên cứu quá trình thực hiện chiến lược cách mạng ruộng đất của Đảng ở Phú Thọ từ năm 1953 đến 1957. Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, cá nhân nghiên cứu, giảng dạy về các chuyên ngành lịch sử Đảng, nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, tài liệu nghiên cứu lịch sử địa phương. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương: Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án Chương II: Quá trình thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng ở tỉnh Phú Thọ từ năm 1953 đến năm 1955. Chương III: Thực hiện sửa sai trong cải cách ruộng đất, hoàn thành khẩu hiệu “người cày có ruộng” ở tỉnh Phú Thọ (1955 - 1957). Chương IV: Nhận xét và kinh nghiệm. 9 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về tình hình ruộng đất ở Việt Nam giai đoạn 1953 đến 1957 Giai đoạn 1953 đến 1957 là giai đoạn mà trong chính sách ruộng đất của Việt Nam có nhiều thay đổi bước ngoặt, đặc biệt là việc tiến hành cuộc cải cách ruộng đất trên quy mô toàn miền Bắc với mong muốn thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng” một cách triệt để. Nghiên cứu về chính sách ruộng đất nói chung và cải cách ruộng đất nói riêng tại các nước xã hội chủ nghĩa là đề tài mà không phải nhà nghiên cứu nào cũng mạnh dạn viết, các học giả nước ngoài cũng không có nhiều tác giả đề cập tới vấn đề này, lý do chính có lẽ bởi tư liệu chính thống họ được tiếp cận khá hạn chế nên khi khai thác vấn đề các học giả nước ngoài gặp khá nhiều khó khăn và do đó số lượng các bài nghiên cứu về cải cách ruộng đất không nhiều. Các công trình nghiên cứu tập trung về chính sách ruộng đất, những chuyển biến của nông thôn Việt Nam và Trung Quốc qua các thời kỳ lịch sử. Điển hình nhất phải kể tới tác phẩm Land reform in China and North Vietnam Consolidating the revolution at the village level” (Cải cách ruộng đất của Trung Quốc và Bắc Việt Nam, củng cố cuộc cách mạng ở mức làng) của Edwin Moise, xuất bản năm 1983. Nội dung chính tác giả quan tâm tới trong nghiên cứu này là cải cách ruộng đất ở Trung Quốc từ năm 1947 - 1953 (từ chương 1 tới chương 7) và ở cải cách ruộng đất ở Việt Nam từ 1953 - 1957 (từ chương 8 tới chương 13). Trong phần nghiên cứu về ruộng đất ở Việt Nam, tác giả đề cập tới các đợt cải cách ruộng đất ở Việt Nam từ đợt thí điểm tới cải cách ruộng đất đợt 1, 2, 3, 4, 5 cùng với 8 đợt giảm tô. Trong đó tác giả có đề cập tới Luật cải cách ruộng đất năm 1953 tại Việt Nam, hiệp định Geneva về lập lại hòa bình ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những sai lầm của cải cách ruộng đất ở miền 10 Bắc Việt Nam nói chung và ở ngoại thành thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong chương 10, tác giả thường xuyên trích dẫn các báo cáo, bài viết từ những tờ báo: Nhân dân, Thời Mới Hà Nội, trích dẫn nhiều số liệu từ cuốn sách “Cách mạng ruộng đất” của Trần Phương. Năm chương cuối của cuốn sách, Ewin Moise đã đánh giá một cách thẳng thắn về những sai lầm của cải cách ruộng đất ở Việt Nam. Ngoài Ewin Moise, còn có nhiều học giả nước ngoài khác đề cập tới cải cách ruộng đất ở Việt Nam như tác phẩm Agrarian reform and national liberation in the Vietnamese revolution: 1920-1957” (Cải cách nông nghiệp và cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam 1920 - 1957) của Christine White, xuất bản năm 1981; Vietnam Village in transition. Background and Consequence of Reform olicies in Rural Vietnam” (Làng Việt Nam trong quá trình chuyển đổi. Nền tảng và hệ quả của các chính sách cải cách trong nông thôn Việt Nam) của Bernhard Dahm và Vincen xuất bản năm 1999; Năm 1992, Đại học Hawaii đã xuất bản cuốn “Revolution in the village: Tradition and Transformation in North Vietnam (1925- 1988) (Cách mạng ở làng xã: truyền thống và chuyển đổi ở miền Bắc Việt Nam) của tác giả Lương Văn Hy, trong nội dung viết tác giả đã giành ra 24 trang trong số 272 trang sách để đề cập tới sự phân phối và sở hữu ruộng đất ở huyện Lâm Thao, Phú Thọ từ năm 1925 đến năm 1988. Đây cũng là địa phương điển hình trong thực hiện giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất giai đoạn 1953 đến 1957 của tỉnh Phú Thọ- đây là nguồn tư liệu quý liên quan trực tiếp tới đề tài luận án. Ngoài ra còn có một số nghiên cứu về các chính sách ruộng đất của một số nước trên thế giới như: Chính sách ruộng đất ở một vài nước Đông Âu” (1950) của Antonin Nedved, E.Varga, Mikhai Minkov, R.Zambrovsky do Lê Văn Ngoạn dịch và Cải cách điền địa ở Tiệp Khắc” (J. Kotako) do Ban tuyên huấn khu ủy khu 8 dịch và làm tài liệu tuyên truyền là các bài đăng trên tạp chí về tình hình cải cách ruộng đất ở các nước Đông Âu nói chung và ở 11 các nước Tiệp Khắc, Ba Lan, Bungary nói riêng thời kỳ còn tồn tại trong khối SNG, Vấn đề ruộng đất ở Trung Hoa” (Văn Lâm dịch- 1950) đã khái quát tình hình ruộng đất ở Trung Hoa trước ngày giải phóng, vấn đề chia ruộng đất, công việc chuẩn bị trước khi thi hành cải cách ruộng đất, những điều chú ý trong việc cải cách ruộng đất. Đây có thể coi là bài học kinh nghiệm, là “tấm gương” để Việt Nam tiến hành cải cách ruộng đất. Để giúp người dân và các cán bộ cải cách ruộng đất hiểu rõ hơn về: cách phân định kẻ thù, cách phân loại địa chủ, cách vận động nhân dân, cách dựa vào dân để tìm ra “địa chủ phản động” thì cuốn Kinh nghiệm về phương pháp lãnh đạo trong việc cải cách ruộng đất” của Lưu Trấn Bản dài 46 trang được coi như sách “gối đầu giường”của các cán bộ cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam: “Lấy kinh nghiệm điển hình của cán bộ để giáo dục cán bộ” [13, tr.17], “Lấy kinh nghiệm điển hình của quần chúng để giáo dục quần chúng” [13, tr.16], trong việc điều tra bần cố nông thì “phải tiếp xúc với họ một cách sâu rộng để hiểu rõ tình cảnh của họ, rồi cùng họ ăn, cùng ngủ, cùng làm (ở Trung Quốc gọi là “tam đồng”), tìm cách trò chuyện với họ, lúc đầu những chuyện thường trong nhà, so sánh đời sống trước và sau khi giải phóng rồi dùng phương pháp lấy khổ, gợi khổ cho họ tố khổ” [13,tr.18], “tố khổ xong lại cùng họ mạn đàm, tìm tòi căn nguyên, tiến thêm một bước giáo dục họ về chính trị, nêu cho họ biết muốn nổi dậy phải cùng nhau đoàn kết lại, phải kiên tâm, không sợ thất bại” [13, tr.18-19], “hết sức đi sâu, hết sức phóng tay, phản đối bao biện làm thay” [13, tr. 38]. Trong Không thể cải cách ruộng đất một cách hòa bình” Tiết Thọ Chương, Lý Quảng Điền đã nhấn mạnh: Quạ ở đâu chả đen, không một địa chủ nào tốt cả, vì không một địa chủ nào không dựa vào bóc lột mà thành địa chủ được, không lao động lại được ăn, dựa vào bóc lột mà sống là bản chất của địa chủ; sự trưởng thành của địa chủ là một tội ác đẫm máu từ trong lòng mẹ tới khi lớn khôn; dưới chế độ bóc lột phong kiến, trong xã hội giai cấp, người nào 12 chỉ dựa vào sức lao động mà sống thì không thành địa chủ được; giai cấp địa chủ là giai cấp rất tàn ác, ngoan cố, xảo quyệt, phản động; không kiên quyết trấn áp lực lượng phản cách mạng, không phát động được quần chúng; nếu không kịp thời xử trí hoặc xử trí quá rộng rãi với phần tử phản cách mạng sẽ không làm cho họ cúi đầu nhận tội... Có phải chăng những tài liệu tuyên truyền này đã thấm sâu vào trong tư duy của các đoàn cải cách ruộng đất nên dẫn tới những nhận định không đúng về địa chủ Việt Nam của nông dân Việt Nam, và dẫn tới những sai lầm trong cải cách ruộng đất về sau này. 1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước về ruộng đất ở Việt Nam giai đoạn 1953 đến 1957 Trong giai đoạn từ năm 1953 tới 1957, bên cạnh việc "phóng tay phát động quần chúng giảm tô, giảm tức", Đảng Lao động Việt Nam đã tiến hành cải cách ruộng đất nhằm xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt các thành phần bị xem là "bóc lột", "phản quốc" (theo Pháp, chống lại đất nước), "phản động" (chống lại chính quyền) như địa chủ phản cách mạng, Việt gian, cường hào, các đảng đối lập...Do đó, khi nghiên cứu về ruộng đất giai đoạn 1953 - 1957 các nhà khoa học tập trung vào nghiên cứu về cải cách ruộng đất - một cuộc cách mạng ruộng đất quyết liệt của Đảng để nhằm xóa bỏ triệt để tàn tích phong kiến. 1.1.2.1. Nghiên cứu về cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam Một trong những nghiên cứu về ruộng đất khá đầy đủ thời kỳ 1953 tới 1957 phải kể tới cuốn Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam” (Hoàng Ước, Lê Đức Bình, Trần Phương - chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1968, 388 trang). Trong chương III (từ trang 85 tới trang 188) do tác giả Lê Đức Bình trực tiếp nghiên cứu đã phân tích sâu sắc về quá trình diễn biến của cuộc vận động cải cách ruộng đất; quá trình phát động quần chúng triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức; tịch thu, trưng thu, trưng mua; chỉnh đốn tổ chức; trấn áp lực lượng phản cách mạng; Trong phần nghiên cứu này tác giả cũng nhấn 13 mạnh việc phân định thành phần giai cấp là công tác trọng yếu bậc nhất trong cải cách ruộng đất, nhằm phân rõ ranh giới giữa nông dân và địa chủ, đoàn kết nông dân lao động và đấu tranh đánh đổ giai cấp địa chủ. Nó là tiền đề cần thiết để chấp hành đúng đắn đường lối giai cấp của Đảng ở nông thôn. Phân định sai thành phần giai cấp thì sẽ làm lẫn lộn ranh giới bạn thù, đánh không đúng đối tượng, gây nên tình trạng hoang mang, thắc mắc trong nội bộ nông dân lao động. Phần cuối của chương III, tác giả cũng nêu ra những sai lầm trong cải cách ruộng đất, quá trình sửa sai của Đảng kết thúc thắng lợi cải cách ruộng đất. Tác giả khẳng định “Những sai lầm chủ yếu trong cải cách ruộng đất là những sai lầm về chỉnh đốn tổ chức, về đánh địch và về chấp hành đường lối giai cấp của Đảng ở nông thôn” [166, tr.189]. Tác giả chỉ ra ba nguyên nhân dẫn tới những sai lầm đó (do phạm phải chủ nghĩa chủ quan giáo điều; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; do không đi đúng đường lối quần chúng; giáo dục, lãnh đạo tư tưởng cán bộ thiếu chặt chẽ). Từ những sai lầm, nguyên nhân của những sai lầm đó trong cải cách ruộng đất Đảng đã tìm cách sửa sai góp phần mau chóng ổn định tình hình xã hội ở nông thôn Việt Nam. Một nghiên cứu không thể thiếu khi đánh giá về cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam là cuốn Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 - 2000” của Đặng Phong (chủ biên), do nhà xuất bản khoa học xã hội xuất bản tập 1 (giai đoạn 1945 - 1954) năm 2001, tập 2 (giai đoạn 1955- 1975) xuất bản năm 2005. Phần viết về cải cách ruộng đất ở miền Bắc nằm ở cuối tập 1 (trang 312 - 314) và đầu tập 2 (trang 85 - 96). Tác giả có những nhận định khác biệt so với những nghiên cứu trước đây. Tác giả cho rằng, phong trào phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất đã phạm sai lầm tả khuynh nghiêm trọng, số lượng người bị quy oan chiếm tỷ lệ rất cao. Việc định mức địa chủ chiếm 5,68% dân số là quá cao so với thực tế. Tác giả nhấn mạnh tới Hội nghị Trung ương lần thứ 10 họp từ tháng 9 tới tháng 11 năm 1956. Hội nghị thẳng thắn vạch ra những sai lầm trong cải cách ruộng đất, gọi đúng tên của những sai lầm là tả 14 khuynh, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp kiên quyết và hữu hiệu để sửa sai. Hội nghị chủ trương nhanh chóng khôi phục lại danh dự và cương vị cho những người đã bị xử trí oan, đền bù và chăm sóc thích đáng cho thân nhân những người đã tự sát và bị xử bắn oan, công khai xin lỗi nhân dân. Tuy những sai lầm diễn ra kéo dài và gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng chỉ sau mấy tháng sửa sai, tình hình đã ổn định, lòng dân lại yên. Nếu không phải một Đảng, một chính thể đã từng xả thân vì dân vì nước, đã từng cùng với nhân dân vượt muôn trùng khó khăn gian khổ để giành lấy độc lập tự do thì khó có thể được nhân dân độ lượng và tin yêu đến thế. Từ cuối năm 1956, Đảng và nhân dân đã thẳng thắn, trung thực trước những khuyết điểm của mình, đã dũng cảm nói thẳng với dân, với cán bộ để cùng nhau quyết tâm sửa chữa sai lầm. Trong bộ sách “Lịch sử chính phủ Việt Nam” tập 1 (1945 - 1954) và tập 2 (1955- 1975) xuất bản năm 2006 thì vấn đề cải cách ruộng đất cũng được mô tả lại khá đầy đủ: chủ trương của Đảng, quá trình thực hiện, kết quả, những sai lầm và quá trình sửa sai. Kết quả của việc thực hiện từng bước chính sách ruộng đất đã làm thay đổi tình hình sở hữu ruộng đất của các giai tầng xã hội ở nông thôn. Về phương diện kinh tế, chính sách ruộng đất của Đảng và Chính phủ trong kháng chiến chống thực dân Pháp đã từng bước xóa bỏ hình thức chiếm hữu ruộng đất phong kiến, giải phóng lực lượng sản xuất khỏi sự trói buộc của quan hệ sản xuất đã quá lạc hậu đem lại ruộng đất cho nông dân lao động, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Nếu như trước năm 1945, địa chủ chiếm 3% dân số, nhưng lại chiếm 52,1% tổng số ruộng đất thì năm 1953, địa chủ chỉ còn chiếm 2,3% dân số và chiếm hữu 18% tổng số ruộng đất. Nông dân lao động chiếm 92,5% đã làm chủ 70,7% tổng số ruộng đất (trang 242- tập 1). Quá trình thực hiện đã phạm sai lầm nghiêm trọng ngay từ đầu, càng về sau càng nặng nề và nghiêm trọng hơn. Xét về yêu cầu bồi dưỡng sức dân là cần thiết xong xét về thực tế tình hình phân bố cụ thể ruộng đất ở nông thôn lúc bấy giờ và vấn đề đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn cao 15 của cuộc kháng chiến thì chủ trương phóng tay phát động quần chúng triệt để giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất như đã làm là không cần thiết. Một cuốn sách chuyên khảo không thể thiếu khi nghiên cứu về quan điểm của Đảng về cải cách ruộng đất đó là: “Đảng với vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn (1930 - 1975) do PGS. TS Vũ Quang Hiển chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2012. Cuốn sách đã trình bày một cách hệ thống, toàn diện và luận giải những bước chuyển biến quan trọng trong nhận thức của Đảng về vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn qua các giai đoạn của cách mạng Việt Nam từ 1930 - 1975. Trong chương III, phần viết về cải cách ruộng đất và công tác sửa sai ở miền Bắc trong những năm 1954 - 1957 từ trang 199 tới 222, các tác giả cũng đã mô tả được khái quát các chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy Ban cải cách ruộng đất Trung ương về công tác cải cách ruộng đất. Trong đó, các tác giả cũng đề cập tới các số liệu điều tra ở 127 xã của Ủy Ban cải cách ruộng đất Trung ương cho thấy, nếu năm 1945 các xã này có 2.239 hộ địa chủ thì đến 1953 chỉ còn 1.767 hộ, chuyển thành phần 472 hộ, trong đó có 594 hộ địa chủ sa sút. Cho đến trước ngày thực hiện cải cách ruộng đất, số lượng địa chủ ở nông thôn đã giảm sút khá nhiều. “Việc nhiều đoàn đội cải cách căn cứ vào kinh nghiệm cá biệt mà ấn định tỷ lệ địa chủ phải từ 4 đến 5% là không phù hợp” (trang 209). Khuyết điểm “tả” khuynh trong cải cách ruộng đất biểu hiện trên một số vấn đề như: trong quá trình vận động quần chúng, chỉ nhấn mạnh một chiều đến thỏa mãn kinh tế, chính trị của nông dân, mà coi nhẹ yêu cầu mở rộng mặt trận chống phong kiến và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc; trong chấp hành đường lối giai cấp của Đảng ở nông thôn thì chỉ dựa vào bần cố nông mà coi nhẹ việc đoàn kết với trung nông, không thực hiện chính sách liên hiệp phú nông. Với từng thành phần cũng có những sai phạm, có nơi đả kích cả những cố nông ưu tú, đụng chạm tới lợi ích của của trung nông và coi phú nông như địa chủ; với giai cấp địa chủ thì chỉ nhấn mạnh một chiều 16 tới việc vận động quần chúng đánh đổ mà không chú ý sách lược phân hóa dẫn tới đả kích tràn lan, không chiếu cố địa chủ có công với cách mạng, địa chủ kháng chiến; không chú trọng phương châm giáo dục mà đơn thuần dùng biện pháp tổ chức như thanh trừng, xử trí, giải tán hàng loạt chi bộ, lại dùng những phương pháp đấu tố, truy bức để chỉnh đốn Đảng. Nhìn chung cuộc vận động giảm tô và cải cách ruộng đất đã đem lại những kết quả nhất định, nhưng căn cứ tình hình thực thế ở nông thôn miền Bắc nước ta sau năm 1954 thì chủ trương cải cách ruộng đất như đã làm là không cần thiết. Ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn chú ý kết hợp hai cuộc đấu tranh dân tộc và dân chủ để giành độc lập dân tộc. Trường Chinh cũng đã từng viết “nhiệm vụ giải phóng dân tộc gồm hai nhiệm vụ phản đế và phản phong, hai nhiệm vụ này phải làm đồng thời nhưng nhiệm vụ phản phong kiến phải làm từng bước để vừa phát triển lực lượng cách mạng vừa giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc”[34, tr .3]. Sau khi giành được chính quyền Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng cũng đã chú trọng vấn đề ruộng đất cho người nông dân. Tuy nhiên, vấn đề ruộng đất vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để, do đó, từ năm 1953 -1957, Đảng đã phát động cuộc cải cách ruộng đất trên quy mô toàn miền Bắc. Có thể nói đây là mảng đề tài tốn nhiều giấy mực của các nhà nghiên cứu. Một cuốn sách khác trình bày khá có hệ thống các sử liệu về toàn bộ cách mạng ruộng đất ở cả miền Bắc và miền Nam trong 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 -1975, một cuộc cách mạng ruộng đất triệt để do Đảng Cộng sản lãnh đạo mà cho đến nay chưa có cuốn sách nào tập hợp được, nhất là phần cách mạng ruộng đất ở miền Nam. Cuốn Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam” gồm 402 trang của PGS.TS Lâm Quang Huyên, được nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản 2002. Năm năm sau, trong chính sách quản lý sử dụng ruộng đất của Đảng và Nhà nước có những bổ sung quan trọng như Luật đất đai 2003, trong nông thôn, quần chúng nông dân có nhiều 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất