Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quá trình nhập cư của người hoa vào mỹ thế kỷ xix - xx luận văn ths 2015...

Tài liệu Quá trình nhập cư của người hoa vào mỹ thế kỷ xix - xx luận văn ths 2015

.PDF
129
119
115

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÊ THANH THÚY QUÁ TRÌNH NHẬP CƢ CỦA NGƢỜI HOA VÀO MỸ THẾ KỶ XIX-XX LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội-2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- LÊ THANH THÚY QUÁ TRÌNH NHẬP CƢ CỦA NGƢỜI HOA VÀO MỸ THẾ KỶ XIX-XX Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử thế giới Mã số: 60 22 50 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thiện Thanh Hà Nội-2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn ―Quá trình nhập cư của người Hoa vào Mỹ thế kỷ XIX-XX‖ là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dƣới sự hƣớng dẫn của TS.Trần Thiện Thanh. Những trích dẫn là chính xác, đúng nguồn; những luận điểm, luận cứ mà luận văn kế thừa của những tác giả đi trƣớc đều ghi rõ xuất xứ. Ngƣời viết Lê Thanh Thúy 1 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Trần Thiện Thanh là ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở và động viên tinh thần trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong Bộ môn Lịch sử Thế giới, Khoa Lịch sử với tất cả sự giúp đỡ và chỉ dẫn quý báu. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Viện Âm nhạc đã tạo điều kiện về mặt thời gian để tôi có thể theo học tại Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên, cùng chia sẻ những khó khăn và thuận lợi để tôi có thể hoàn thành khoá luận này một cách tốt nhất có thể. 2 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 5 1. Lý do chọn đề tài. ........................................................................................ 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ........................................................................ 7 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. ...................................... 10 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. ........................................................................ 11 5. Cấu trúc luận văn. .................................................................................... 11 PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 13 CHƢƠNG I: TIỀN ĐỀ THÚC ĐẨY NGƢỜI HOA NHẬP CƢ VÀO MỸ THẾ KỶ XIX-XX ........................................................................................... 13 1.1. Khái quát lịch sử di cƣ của ngƣời Hoa trƣớc thế kỷ XIX .................. 13 1.2. Nguyên nhân thúc đẩy ngƣời Hoa di cƣ ra nƣớc ngoài thế kỷ XIXXX……… ....................................................................................................... 20 1.3. Nguyên nhân thu hút ngƣời Hoa nhập cƣ vào Mỹ thế kỷ XIX-XX .. 25 CHƢƠNG II: CÁC GIAI ĐOẠN NHẬP CƢ CỦA NGƢỜI HOA VÀO MỸ THẾ KỶ XIX-XX ........................................................................................... 34 2.1. Giai đoạn nhập cƣ tự do và bƣớc đầu của phong trào bài Hoa (1849-1882)..................................................................................................... 34 2.2. Giai đoạn nhập cƣ vào Mỹ bị cấm và hạn chế (1882-1965) .................. 41 2.3. Giai đoạn nhập cƣ bình đẳng (từ năm 1965 đến cuối thế kỷ XX)…...48 CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NGƢỜI HOA NHẬP CƢ Ở MỸ THẾ KỶ XIX-XX ..................................... 56 3.1. Đời sống của ngƣời Hoa nhập cƣ ở Mỹ thế kỷ XIX-XX. ................... 56 3.2. Tác động của ngƣời Hoa nhập cƣ ở Mỹ thế kỷ XIX -XX .................. 63 3.2.1. Đối với nƣớc Mỹ ................................................................................ 63 3.2.2. Đối với Trung Quốc .......................................................................... 72 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 78 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 81 Phụ lục 1: Hiệp ƣớc Thiên Tân giữa Mỹ và Trung Quốc năm 1858 ........ 87 Phụ lục 2: Hiệp ƣớc Burlinggame năm 1868 (những điều khoản mới bổ sung cho hiệp ƣớc Thiên Tân năm 1858) .................................................. 104 Phụ lục 3: Những nội dung chính liên quan tới Luật bài Hoa năm 1882 ....................................................................................................................... 109 Phụ lục 4: Trích một phần đạo luật Magunuson 1943 ............................. 112 Phụ lục 5: Luật nhập cƣ và quốc tịch, hay còn gọi là đạo luật hartCellar114 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhập cƣ là một hiện tƣợng xã hội xuất hiện rất sớm trong lịch sử và diễn ra ở mọi thời đại. Nhập cƣ là hành động di chuyển của dân cƣ từ một vùng, một quốc gia, một khu vực, hay từ một châu lục đến một vùng, một quốc gia hay một châu lục mới để định cƣ hoặc tạm trú. Nói cách khác, nhập cƣ là sự di chuyển chỗ ở từ một địa điểm xác định này sang một địa điểm khác để định cƣ hay tạm trú. Nhập cƣ là cách nhìn lấy nơi đến làm hệ quy chiếu, trái ngƣợc với xuất cƣ lấy nơi đi làm hệ quy chiếu. Nhập cƣ và xuất cƣ đều là nội dung của vấn đề di cƣ, có tác động đa chiều đến các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội ở nhiều quốc gia, khu vực. Lịch sử thế giới cận, hiện đại đã chứng kiến hiện tƣợng di cƣ của ngƣời Hoa trên khắp các lục địa. Ngƣời Hoa không chỉ là dân tộc đông dân nhất thế giới mà còn là dân tộc có số dân di cƣ lớn bậc nhất trên thế giới. Phạm vi di cƣ của ngƣời Hoa không ngừng đƣợc mở rộng qua thời gian. Khu vực ngƣời Hoa di cƣ đến đầu tiên là Đông Nam Á. Sau đó, dƣới những hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, ngƣời Hoa có mặt ở hầu khắp các lục địa từ châu Á sang châu Âu, châu Mỹ, châu Phi vào thế kỷ XIX-XX. Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại cũng cho thấy, Mỹ là quốc gia tiếp nhận dân nhập cƣ lớn nhất thế giới, trong đó có ngƣời Hoa. Làn sóng nhập cƣ của ngƣời Hoa vào Mỹ diễn ra mạnh mẽ nhất đã dẫn đến chuyển biến nhiều mặt kinh tế- xã hội của đất nƣớc này. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi lựa chọn đề tài ―Quá trình nhập cƣ của ngƣời Hoa vào Mỹ thế kỷ XIX - XX‖ làm luận văn tốt nghiệp cao học. Theo tôi, việc triển khai đề tài này có những ý nghĩa cơ bản sau: Thứ nhất: Nghiên cứu quá trình nhập cƣ của ngƣời Hoa vào Mỹ thế kỷ XIX – XX giúp chúng ta hiểu đƣợc một khía cạnh của mối quan hệ tƣơng tác 5 giữa hai quốc gia lớn trên thế giới, hiểu rõ hơn những vấn đề của lịch sử cận, hiện đại. Nằm ở hai châu lục khác nhau, đƣợc ngăn cách bởi Thái Bình Dƣơng, trƣớc thế kỷ XIX, Mỹ và Trung Quốc dƣờng nhƣ không có mối liên hệ trực tiếp với nhau, nhƣng với sự vận động của thế giới, hai quốc gia từng bƣớc thiết lập các mối quan hệ ngày càng chặt chẽ, vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Nghiên cứu quá trình nhập cƣ của ngƣời Hoa vào Mỹ tuy không thể giải thích đƣợc đầy đủ mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ hiện nay nhƣng nhìn từ góc độ lịch sử di dân, nhập cƣ của ngƣời Hoa vào Mỹ cũng có thể lý giải phần nào mối quan hệ đó. Thứ hai: Nghiên cứu quá trình ngƣời Hoa nhập cƣ vào Mỹ thế kỷ XIX – XX chúng ta biết rõ hơn chính sách nhập cƣ của chính quyền Mỹ đối với ngƣời Hoa nói riêng, chính sách nhập cƣ nói chung; những cơ sở dẫn đến những thay đổi, điều chỉnh chính sách nhập cƣ qua thời gian; tính hiệu quả của những chính sách nhập cƣ; tác động tích cực và tiêu cực của những thay đổi này với bản thân nƣớc Mỹ. Thứ ba: Cho đến nay, lịch sử đã chứng minh rằng ngƣời Hoa có mặt ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Thực tế, trong nhiều thời điểm, ngƣời Hoa phải đối mặt với vấn đề phức tạp từ phía cƣ dân và chính quyền sở tại. Tuy nhiên, họ đƣợc đánh giá là những ngƣời khá thành công nơi ―đất khách quê ngƣời‖. Nghiên cứu ngƣời Hoa ở Mỹ sẽ cho ta biết cách thức ngƣời Hoa đã thích ứng để tồn tại và phát triển qua những thời điểm khó khăn phức tạp, cũng nhƣ lý giải sự thành công của họ ở Mỹ, quốc gia đƣợc mệnh danh là ―đất nƣớc của những ngƣời nhập cƣ‖. 6 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đề tài nhập cƣ của các dân tộc trên thế giới đến Mỹ đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhƣng những nghiên cứu về ngƣời châu Á nhập cƣ vào Mỹ nói chung và ngƣời Hoa nhập cƣ vào Mỹ nói riêng thì không nhiều. Trong phạm vi những công trình có thể tiếp cận đƣợc, tôi xin nêu một số nét chính về vấn đề này nhƣ sau: Ở nước ngoài, tài liệu sớm nhất đề cập đến ngƣời Hoa nhập cƣ vào nƣớc Mỹ là tác phẩm ―The Indispensable enemy: labor and the anti- Chinese moverment in California” (1971) của Alexander Saxton. Đây là công trình nghiên cứu quan trọng đầu tiên về ngƣời Hoa ở Mỹ. Nội dung tác phẩm phản ánh phong trào chống ngƣời Hoa ở bang California. Tác phẩm cũng chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến phong trào bài Hoa là tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm xảy ra gay gắt trƣớc sự hiện diện ngày một đông đảo của ngƣời Hoa ở đây. Năm 1974, tác phẩm ―Valley City: A Chinese community in America” của Melford S.Weiss đƣợc xuất bản. Đây là nghiên cứu cụ thể đầu tiên về lịch sử và đời sống văn hoá, xã hội, chính trị, giáo dục của cộng đồng ngƣời Hoa ở Mỹ từ cuối thế kỷ XIX đến những năm 70 thế kỷ XX. Tác phẩm nhấn mạnh đến kết cấu, đặc điểm, tổ chức cộng đồng của ngƣời Hoa (Chinatown) ở Valley City, thuộc bang California. Năm 1980, cuốn “People and Cultures of Hawaii” của Jonh F.Mcdermott, Jr. Wen-shing Tseng, Thomas W.Maretzki đƣợc xuất bản. Nội dung cuốn sách viết về quá trình nhập cƣ, đời sống và những hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa của ngƣời Trung Quốc, Nhật Bản, Bồ Đào Nha… trên đảo Hawaii. Năm 1981, tác phẩm ―Concentration Camp: North America Japanese in the United States and Canada During World War II” của tác Roger Daniels ra đời. Mặc dù đối tƣợng chính trong cuốn sách là ngƣời Nhật ở Bắc Mĩ, nhƣng 7 trong tác phẩm, tác giả có đề cập một số nội dung về ngƣời Hoa ở Mỹ nửa cuối thế kỷ XIX. Năm 1991, công trình có tiêu đề “Nativisim, Discrimination and Images of immigrants (tập 15) của nhiều tác giả (biên tập bởi George E. Pozzetta) đƣợc xuất bản. Tác phẩm viết về quá trình nhập cƣ, định cƣ của các dân tộc châu Á vào nƣớc Mỹ nhƣ Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines… thế kỷ XX và thái độ của ngƣời bản địa với ngƣời nhập cƣ, sự phân biệt chủng tộc ở Mỹ và cuộc sống của ngƣời nhập cƣ ở Mỹ. Trong tác phẩm này, cộng đồng ngƣời Hoa ở Mỹ đã đƣợc tác giả đề cập với những nét khái quát nhất. Năm 1992, cuốn ―Asian and Pacificislander migration to the United States: A model of new global patterns” của tác giả Elliott Robert Barkan đƣợc xuất bản. Nội dung cuốn sách đề cập tới quá trình hình thành làn sóng nhập cƣ từ châu Á và các đảo thuộc Thái Bình Dƣơng vào Mỹ, mô hình nhập cƣ trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX; phân tích tác động của cải cách nhập cƣ ở Mỹ từ 1945 đến 1985, từ đó tác giả khái quát thành các mô hình nhập cƣ. Năm 1993, tác giả David W.Stewart cho ra đời tác phẩm ―Immigration and Education: The Crisis and the Opportunities”. Trong cuốn sách, tác giả chỉ ra những nét khái quát nhất về tình hình nhập cƣ vào nƣớc Mỹ từ nửa cuối thế kỷ XIX và thế kỷ XX. Tuy nhiên, nội dung chính đƣợc đề cập trong công trình này là khía cạnh giáo dục. Chính sách nhập cƣ với việc ƣu tiên những ngƣời có trình độ học vấn cao của chính phủ Mỹ đã dẫn đến một thực tế là những ngƣời nhập cƣ đƣợc hƣởng một nền giáo dục tốt hơn so với những ngƣời trong nƣớc và tỉ lệ những ngƣời nhập cƣ tại Mỹ có trình độ học vấn cao hơn ngƣời bản địa. Năm 1994, cuốn ―Immigrants and the American city” của Thomas Muller đƣợc xuất bản. Nội dung tác phẩm đề cập tới vấn đề di dân vào các thành phố Mỹ, những cuộc tranh luận về ngƣời nhập cƣ vào các thành phố. Ngƣời nhập cƣ 8 làm tái sinh và phát triển các thành phố, việc ổn định chính trị, xã hội đối với ngƣời nhập cƣ và sự phát triển nƣớc Mỹ trong tƣơng lai. Năm 2003, tác phẩm ―The Chinese in America: A narrative history‖ của tác giả Iris Chang đƣợc xuất bản. Có thể nói, đây là tác phẩm khái quát một cách có hệ thống về ngƣời Hoa ở Mỹ. Tác phẩm đề cập tới quá trình phát triển của cộng đồng ngƣời Hoa ở Mỹ từ nửa cuối thế kỷ XIX đến hết thế kỷ XX. Ở trong nước, nghiên cứu về ngƣời Hoa nhập cƣ vào Mỹ bắt đầu tƣơng đối muộn. Cuốn ―Người Trung Hoa lưu lạc và những bàn tay bí mật” (1987) của tác giả Đào Hùng đƣợc coi là tác phẩm có hệ thống đầu tiên đề cập đến vấn đề ngƣời Hoa nhập cƣ và sinh sống tại Mỹ. Tác phẩm chỉ ra nguyên nhân ngƣời Hoa di với số lƣợng lớn bắt đầu từ thế kỷ XVII. Trong tác phẩm, tác giả cũng viết về những câu truyện của ngƣời Hoa di cƣ với nhiều số phận khác nhau, nhƣng tất cả họ đều có một điểm chung là chịu sự chi phối của các thế lực ngầm, những bàn tay bí mật nào đó. Qua công trình này, ngƣời đọc có thể nhận thấy những ảnh hƣởng của các tổ chức bí mật của ngƣời Hoa đối với cuộc sống của ngƣời Hoa ở khắp nơi trên thế giới. Năm 2004, tác giả Trần Thiện Thanh có bài viết ―Vài nét về các dòng di cư từ châu Á đến Mỹ‖ (in trong ―Đông Á, Đông Nam Á những vấn đề lịch sử và hiện tại”). Trong bài viết, tác giả đề cập khái quát nhất về các dòng nhập cƣ từ châu Á vào Mỹ trong mối quan hệ so sánh với các dòng nhập cƣ từ các khu vực khác trên thế giới. Tác giả đã chỉ ra xu hƣớng nhập cƣ từ châu Á, trong đó có ngƣời Hoa vào nƣớc Mỹ ngày càng mạnh mẽ và chiếm ƣu thế ở những thập niên cuối thế kỷ XX. Năm 2005, tác giả Lê Thị Thu Hồng có bài viết ―Người Hoa ở Hoa Kỳ”. Nội dung bài viết đề cập sơ lƣợc về nguồn gốc, cuộc sống ngƣời Hoa trên đất Mỹ. Tác giả cũng khẳng định, ngƣời Hoa bị phân biệt và đối xử bất bình đẳng 9 trong thời gian dài. Đây là nguyên nhân hình thành các khu phố Tầu khá biệt lập của ngƣời Hoa. Năm 2012, trên Tạp chí văn hóa Nghệ An đăng bài viết ―Người Hoa tại Mỹ” của tác giả Dƣơng Danh Dy. Đây là bài viết có tính khái quát nhất về lịch sử nhập cƣ của ngƣời Hoa vào Mỹ. Nhƣ vậy, cho đến nay nghiên cứu về quá trình nhập cƣ của ngƣời Hoa vào Mỹ đã có những kết quả đáng ghi nhận. Nhìn chung, những công trình đã xuất bản chủ yếu tập trung vào việc phân tích, làm sáng tỏ đời sống kinh tế, văn hóa, giáo dục, đặc biệt là nhấn mạnh tới đời sống cộng đồng của ngƣời Hoa trên đất Mỹ, nhƣng chƣa đi sâu làm sáng tỏ quá trình nhập cƣ của ngƣời Hoa vào Mỹ thế kỷ XIX-XX. Đây vừa là thuận lợi vừa là khó khăn khi tôi triển khai đề tài nghiên cứu này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là quá trình nhập cƣ của ngƣời Hoa vào Mỹ thế kỷ XIX-XX. ―Nhập cư‖ là hành động cƣ dân di chuyển chỗ ở đến một vùng hay một quốc gia mới để định cƣ lâu dài hoặc tạm trú. ―Người Hoa‖ đƣợc hiểu là những ngƣời sinh ra và mang quốc tịch Trung Hoa (từ năm 1949 đƣợc gọi là Trung Quốc), gồm tất cả các đối tƣợng thành phần nghề nghiệp khác nhau (lao động, sinh viên, nhà khoa học…). Nhƣ vậy, ngƣời Hoa nhập cƣ vào Mỹ là những ngƣời có quốc tịch Trung Hoa đến Mỹ định cƣ hoặc tạm trú. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Trên cơ sở đối tƣợng nghiên cứu là quá trình nhập cƣ của ngƣời Hoa vào Mỹ nên không gian nghiên cứu là Trung Quốc và Mỹ. - Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu là thế kỷ XIX - XX, cụ thể là từ năm 1849 đến năm 1991. Chúng tôi lấy mốc năm 1849 vì đây là thời điểm làn sóng nhập cƣ của ngƣời Hoa vào Mỹ bắt đầu; kết thúc năm 1991 vì đây là 10 năm cuộc chiến tranh lạnh kết thúc. Năm 1991, tuy không phải mốc thời gian liên quan trực tiếp tới chủ đề nghiên cứu, nhƣng đây là mốc thời gian có ảnh hƣởng tƣơng đối rõ nét tới tâm lý và quá trình nhập cƣ của ngƣời Hoa vào Mỹ. Nếu nhƣ trƣớc năm 1991, những ngƣời Hoa nhập cƣ vào Mỹ, đặc biệt là những ngƣời từ Đại lục thƣờng phải đối mặt với những vấn đề về ý thức hệ (chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tƣ bản) thì từ năm 1991, vấn đề này giảm bớt trƣớc xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Là một đề tài thuộc phạm trù lịch sử nên phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu mà chúng tôi sử dụng trong luận văn này là phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic. Bên cạnh hai phƣơng pháp cơ bản trên, tác giả sử dụng các phƣơng pháp thống kê, so sánh, phân tích, đối chiếu. Ngoài ra, trong quá trình tìm kiếm và sƣu tầm tài liệu, tác giả có sử dụng các phƣơng pháp sƣu tầm, hệ thống hóa tƣ liệu, xử lý số liệu và phƣơng pháp thống kê tài liệu. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, Luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng. Chương 1. Tiền đề thúc đẩy người Hoa nhập cư vào Mỹ thế kỷ XIX-XX. Nội dung chƣơng này đề cập những vấn đề khái quát nhất về lịch sử di cƣ của ngƣời Hoa trƣớc thế kỷ XIX, những nguyên nhân thúc đẩy ngƣời Hoa di cƣ ra nƣớc ngoài và chỉ rõ những nguyên nhân thu hút ngƣời Hoa vào Mỹ thế kỷ XIX-XX. Chương 2. Các giai đoạn nhập cư của người Hoa vào Mỹ thế kỷ XIX-XX. Nội dung chính của chƣơng này đề cập tới quá trình nhập cƣ của ngƣời Hoa vào Mỹ thế kỷ XIX-XIX qua những bƣớc thăng trầm, với quy mô, tính chất, thành phần nhập cƣ ở từng thời kỳ, thời điểm. Quá trình nhập cƣ của ngƣời 11 Hoa vào Mỹ đƣợc chia thành 3 giai đoạn: 1/ Giai đoạn nhập cƣ tự do và bƣớc đầu của phong trào bài Hoa (1849-1882), 2/ Giai đoạn nhập cƣ vào Mỹ bị cấm và hạn chế (1882-1965), 3/Giai đoạn nhập cƣ bình đẳng (từ năm 1965 đến cuối thế kỷ XX). Chương 3. Thực trạng đời sống và tác động của người Hoa nhập cư ở Mỹ thế kỷ XIX-XX. Nội dung chƣơng này phản ánh đời sống của ngƣời Hoa định cƣ trên đất Mỹ qua các giai đoạn khác nhau. Tác động tích cực và tiêu cực của những ngƣời Hoa đối với nƣớc Mỹ cũng nhƣ đối với Trung Quốc trên lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật v.v.. 12 Chƣơng 1. TIỀN ĐỀ THÚC ĐẨY NGƢỜI HOA NHẬP CƢ VÀO MỸ THẾ KỶ XIX-XX 1.1. Khái quát lịch sử di cƣ của ngƣời Hoa trƣớc thế kỷ XIX Trung Hoa là một nền văn minh lớn của thế giới, đƣợc hình thành trên lƣu vực sông Hoàng Hà vào cuối thiên niên kỷ thứ III trƣớc Công nguyên. Từ lƣu vực sông Hoàng Hà, các triều đại Trung Hoa: Nhà Hạ, (XXI-XVII TCN), nhà Thƣơng (XVII-XI TCN), nhà Chu (XI-256 TCN) không ngừng mở rộng địa giới ra các phía để rồi hình thành Trung tâm văn hóa Hoa Hạ. Không dừng lại ở đó, mỗi khi có điều kiện, các vƣơng triều Trung Hoa tiếp tục tìm cách xác lập chủ quyền tới những vùng đất mới (cả những vùng đất chƣa có chủ và đã có chủ). Quá trình này tạo nên một đất nƣớc Trung Hoa rộng lớn, thống nhất trong đa dạng, với hai bộ phận cốt lõi là Hoa Bắc (lƣu vực sông Hoàng Hà) và Hoa Nam (lƣu vực sông Trƣờng Giang). Nhƣ một quy luật tất yếu, quá trình hình thành, phát triển hay suy thoái của nền văn minh Trung Hoa không tách rời với thế giới bên ngoài. Điều đó đƣợc thể hiện qua nhiều mối liên hệ đan xen với nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới với đầy đủ tích chất phức tạp và ở các mức độ đậm nhạt khác nhau. Khi Trung Hoa cƣờng thịnh, mối liên hệ giữa Trung Hoa với bên ngoài rộng mở. Ngƣợc lại, khi Trung Hoa suy yếu, mối liên hệ với thế giới bên ngoài hạn chế, lỏng lẻo. Trong đó, sự di cƣ của ngƣời Hoa đến các quốc gia khác là một biểu hiện của sự tƣơng tác, một sợi dây liên kết giữa văn minh Trung Hoa với thế giới bên ngoài. Ngƣời Hoa di cƣ gồm nhiều đối tƣợng khác nhau nhƣ quan lại, thƣờng dân, binh lính, thƣơng nhân, tăng sƣ, đạo sĩ v.v… Ngƣời Hoa di cƣ ra nƣớc ngoài xuất hiện rất sớm trong lịch sử, xuất phát từ nhiều nguyên nhân vừa có tính chất ép buộc, vừa có tính chất tự nguyện. Làn sóng di cƣ đầu tiên của ngƣời Hoa ra nƣớc ngoài xuất hiện vào thời Hán (203TCN-220). Đƣợc kế thừa di sản lớn nhất là sự thống nhất lãnh thổ từ 13 nhà Tần (221-206TCN), thời Hán, Trung Hoa là một đế chế hùng mạnh trên các mặt kinh tế, quân sự, đồng thời cũng là đế chế có nền văn hóa phát triển rực rỡ, có ảnh hƣởng sâu đậm sau này. Sự hƣng khởi trong lĩnh vực kinh tế, với những nguồn thƣơng phẩm chất lƣợng cao, khối lƣợng lớn, nhất là tơ lụa của Trung Hoa có sức hấp dẫn đặc biệt đối với thƣơng nhân ngoại quốc từ Tây Á tới buôn bán. Ngƣợc lại, về phía Trung Hoa, nhà Hán cũng đẩy mạnh và mở rộng phạm vi ảnh hƣởng ra bên ngoài bằng nhiều con đƣờng nhƣ chiến tranh xâm lƣợc, ngoại giao, thƣơng mại. Mối liên hệ giữa Trung Hoa với bên ngoài đƣợc xác lập vững chắc, trƣớc hết với quan hệ với các quốc gia láng giềng có chung đƣờng biên giới nhƣ thuộc lãnh thổ Việt Nam, Myanma ngày nay, sau đó là vƣơn xa tới các vùng đất Tây Á thông qua con đƣờng tơ lụa trên bộ và các quốc gia Đông Nam Á khác qua đƣờng biển. Việc mở rộng lãnh thổ, ảnh hƣởng và xác lập các mối quan hệ vững chắc với bên ngoài có mối liên hệ chặt chẽ với quá trình di cƣ của ngƣời Hoa. Sau khi tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lƣợc, nhà Hán thi hành chính sách đồng hóa văn hóa. Một trong những biện pháp đồng hóa văn hóa là việc triều đình Trung Hoa thực hiện chính di dân, đƣa ngƣời Hán xuống các quốc gia mà họ đã thôn tính và cai trị sống chung với ngƣời bản địa. Chính sách ―Hán hóa‖ đã đƣợc các vƣơng triều Trung Hoa thực hiện điển hình nhất là ở Việt Nam, Triều Tiên… Có thể nói, trƣớc Công nguyên, cộng đồng ngƣời Hoa đã có mặt ở một số quốc gia láng giềng. Sau khi nhà Hán sụp đổ năm 220, Trung Hoa rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế, xã hội trầm trọng. Chiến tranh tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến diễn ra thƣờng xuyên, đất nƣớc suy yếu và phân liệt, kéo dài đến thế kỷ VII. Trong khoảng thời gian này, ngƣời Hoa vẫn tiếp tục di cƣ ra nƣớc ngoài nhƣng chủ yếu là thông qua đƣờng bộ. 14 Bƣớc sang thế kỷ VII, nhà Đƣờng (618-907) ra đời, Trung Hoa bƣớc vào thời đại ―hoàng kim‖. Nhà Đƣờng trở thành một trong những trung tâm kinh tế nổi bật nhất ở phƣơng Đông, hấp dẫn mạnh mẽ thƣơng nhân các nƣớc Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á đến buôn bán, đây cũng là giai đoạn ngƣời Hoa di cƣ đến Đông Nam Á bằng con đƣờng biển. Con đƣờng tơ lụa trên bộ đƣợc khai mở vào thời Hán, sau một thời kỳ suy giảm bƣớc vào giai đoạn phát triển thịnh đạt. Theo ghi chép của các thƣ tịch cổ, số thƣơng nhân Ả Rập đến Trung Quốc mua bán trong giai đoạn này không dƣới 10 vạn ngƣời. Tại khu vực phía tây kinh đô Tràng An có một nơi thƣơng nhân Ả Rập thƣờng lui tới tập trung mua bán, trao đổi hàng hóa. Do vậy, giai đoạn này đƣợc xem là thời kỳ ―hoàng kim‖ của con đƣờng tơ lụa trên bộ [27, tr.112]. Về phía ngƣời Hoa, họ cũng nhận thức sâu sắc hơn về thế giới bên ngoài, tích cực, chủ động dự nhập vào các hoạt động thƣơng mại khu vực. Ban đầu, trong quá trình buôn bán trên biển, tàu bè của ngƣời Hoa thƣờng phải đậu lại ở các bến cảng của các nƣớc Đông Nam Á để tránh thời tiết xấu hoặc để kinh doanh. Các thủy thủ và thƣơng nhân phải cƣ trú tại chỗ nên gọi là ―trú phiên‖. Sử sách Trung Quốc còn ghi lại rằng từ thời kỳ này trở đi, không chỉ có các thƣơng gia và ngƣời di cƣ tự do lui tới các quần đảo Malaixia, Inđônêxia, Philippin mà còn có nhiều nhà tu hành sang Ấn Độ lấy kinh bằng con đƣờng bộ, khi về bằng đƣờng biển qua eo biển Malacca đã ghé thăm truyền giáo ở những nơi đó và nhiều ngƣời trong số họ ở lại hành nghề tại các nƣớc Nam Dƣơng [19, tr.25]. Thời kỳ Ngũ Đại cuối đời Đƣờng (907 -960), số ngƣời di cƣ ở đảo Sumatra (thuộc Inđônêxia) đã quá đông, một số lƣợng lớn ngƣời Hoa đến sau đã tản ra bán đảo Malaixia và đảo xung quanh để trú ngụ và sinh sống, tên gọi ―ngƣời Đƣờng‖ đƣợc truyền khẩu rộng rãi từ đó [39, tr.23]. Tuy nhiên, thời kỳ ―hoàng kim‖ của con đƣờng tơ lụa trên bộ kéo dài không lâu, đến thời trung 15 Đƣờng các dấu hiệu suy thoái bắt đầu xuất hiện1, thay vào đó, con đƣờng tơ lụa trên biển đƣợc hình thành và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời Hoa di cƣ mạnh mẽ xuống các nƣớc Đông Nam Á qua đƣờng biển. Các phố của ngƣời Hoa đƣợc hình thành nhiều quốc gia trong khu vực, và thƣờng đƣợc gọi là phố của ngƣời Đƣờng. Sang thế kỷ X, nhà Tống (960-1279) đƣợc thành lập. Trên phƣơng diện chính trị, quân sự, nhà Tống bị đánh giá là triều đại yếu kém nhất trong các triều đại lớn ở Trung Hoa (Hán, Đƣờng, Tống, Nguyên, Minh, Thanh). Nhà Tống luôn bị các tộc ngƣời phía bắc tất công xâm lƣợc, gây ra những khủng hoảng trên các mặt chính trị, xã hội, thậm chí có những giai đoạn triều Tống phải thần phục các nhà nƣớc của các tộc ngƣời du mục phƣơng bắc nhƣ Liêu, Kim, Tây Hạ. Tuy nhiên, về mặt kinh tế đối ngoại, nhà Tống có chính sách thƣơng mại rộng mở và đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Thời Tống, kỹ thuật đi biển có bƣớc phát triển, thuyền mành trọng tải lớn và la bàn đƣợc sử dụng rộng rãi trong đi biển là những điều kiện thuận lợi thúc đẩy ngƣời Hoa đi buôn bán khắp nơi trong khu vực, nhiều ngƣời đã định cƣ ở các nƣớc Đông Nam Á. Từ đời Nguyên (1279 -1368), những thƣơng nhân ở các vùng ven biển miền Nam Trung Quốc nhƣ Phúc Kiến, có hoạt động thƣơng mại phát triển từ thời Đƣờng đã nổi lên rầm rộ, không chỉ buôn bán với dân bản địa Đông Nam Á mà còn với các nhà buôn từ Ấn Độ Dƣơng đến dƣới sự kiểm soát của ngƣời A rập và ngƣời Ấn Độ [19, tr.27]. Do muốn duy trì hoạt động buôn bán hoặc nhiều 1 Năm 751, nhà Đƣờng giao chiến với vƣơng triều Hồi giáo Abbas ở Tây vực nhƣng thất bại, kết quả là nhà Đƣờng phải nhừng quyền kiểm soát vùng Tây Vực cho Abbas. Không lâu sau đó, loạn An Sử (755-763) diễn ra, triều đình nhà Đƣờng phải rút tƣớng sĩ và phòng thủ phía đông, biên cƣơng phía tây hoàn toàn bỏ trống. Nhân cơ hội này, nƣớc Thổ Phồn đã tiến lên phía bắc, chiếm một vùng đất đai rộng lớn. Con đƣờng tơ lụa qua hành lang phía tây Trung Quốc bị cắt đứt thành nhiều đoạn, không thể thông thƣơng. Ngoài những nguyên nhân kể trên, thì con đƣờng tơ lụa trên bộ lúc bấy giờ có một số nhƣợc điểm khác không thể khắc phục đƣợc nhƣ: con đƣờng tơ lụa trên bộ phụ thuộc rất nhiều vào các quốc gia, dân tộc mà nó đi qua, nếu một trong những quốc gia đó xảy ra biến loạn hoặc xuất hiện thế lực lũng đoạn thì con đƣờng sẽ bị ngƣng trệ toàn bộ hệ thống. Điều kiện tự nhiên của con đƣờng tơ lụa trên bộ rất khắc nhiệt, phần lớn là thảo nguyên, xa mạc... Phƣơng tiện vận chuyển chủ yếu chỉ có lạc đà nên khối lƣợng vận chuyển hạn chế. Trên đây là những nguyên nhân mấu chốt cho sự chuyển hƣớng của con đƣờng tơ lụa ra biển. 16 nguyên nhân khác nhau, ngƣời Hoa đã tạm trú lâu dài ở Đông Nam Á, hơn nữa với ba lần tiến hành xâm lƣợc Đại Việt và một lần tràn xuống Inđônêxia , cũng tạo ra đợt nhập cƣ lớn xuống Đông Nam Á. Nếu nhƣ ở thế kỷ V mới chỉ có vài cụm dân cƣ ở phía Bắc đảo Java, thì sau những cuộc xâm lăng không thành, những làn mạc ngƣời Hoa sinh sống lại đƣợc mọc lên ở các đảo phía Nam nhƣ đảo Summatra, Bilinton của Inđônêxia hay nhƣ đảo Temasek của Xingapo [39, tr.25]. Sang thời Minh (1368-1644) cũng có tham vọng đẩy mạnh chính sách bành trƣớng xuống phía Nam. Từ năm 1405 – 1433, tƣớng Trịnh Hòa đã bảy lần xuất dƣơng xuống vùng Đông Nam Á, đổ bộ lên khu vực này bắt đầu từ Vịnh Thái Lan đến các đảo Sumatra, Ceylon (thuộc Inđônêxia), rồi trải rộng sang 14 nƣớc và khu vực khác, dẫn đến sự hiện diện các quần thể dân cƣ mới của ngƣời Hoa ở hầu khắp các nƣớc trong khu vực nói trên. Bên cạnh đó, cuộc chiến tranh xâm lƣợc do nhà Minh phát động từ năm 1418-1428 chống lại nhà nƣớc Đại Việt và sự chiếm đóng của họ tại Việt Nam cũng tạo ra đợt di cƣ mới của ngƣời Hoa. Đầu thế kỷ XV, hầu hết các trung tâm kinh tế và các đô thị chính của quần đảo Malaya nhƣ thành phố Surabaya, Semarang, Surakarta, Jakarta (thuộc đảo Java), Bukomi (hiện nay thuộc Bruney), Sembece (thuộc Saravac, phía đông Malaixia ngày nay), Pantianak và Sukagan (thuộc Borneo, phía Tây đảo Kalimantan ngày nay), Temasek (thuộc Xingapo) và thành phố Malacca (ở phía Nam ban đảo Malacca) đã hình thành các cộng đồng ngƣời Hoa ổn định và tƣơng đối vững chắc trong cơ cấu xã hội đa nguyên của Inđônêxia và Malaixia [19, tr.29]. Cuối thế kỷ XVI, ngƣời Hoa đã di cƣ và định cƣ rất đông ở các nƣớc Xiêm La (nay là Thái Lan), Philippin và Bruney. Ngƣời Quảng Đông sang Xiêm La hoạt động buôn bán rất đông, quan hệ buôn bán của hai nƣớc phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian này ở Xiêm La đã có ―phố ngƣời Đƣờng‖. Sách ―Hải Ngữ‖ có ghi: ―Có phố sữa là có ngƣời Hoa trú ngụ‖ và sử tịch về ngƣời Hoa còn cho 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan