Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quá trình hình thành, phát triển của sơn môn tế xuyên – bảo khám ở tỉnh hà nam...

Tài liệu Quá trình hình thành, phát triển của sơn môn tế xuyên – bảo khám ở tỉnh hà nam

.DOC
136
51
64

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN SỸ HƯNG (THÍCH QUẢNG NGHĨA) QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA SƠN MÔN TẾ XUYÊN – BẢO KHÁM Ở TỈNH HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC HÀ NỘI, 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN SỸ HƯNG (THÍCH QUẢNG NGHĨA) QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA SƠN MÔN TẾ XUYÊN – BẢO KHÁM Ở TỈNH HÀ NAM Ngành: Tôn giáo học Mã số: 8 22 90 09 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. CHU VĂN TUẤN HÀ NỘI, 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ ngành Tôn giáo học tại Học viện Khoa học xã hội với đề tài: “Quá trình hình thành, phát triển của sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám ở tỉnh Hà Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Chu Văn Tuấn. Các trích dẫn tham khảo sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của luận văn dựa trên sự phân tích, nhận định khách quan, lập luận logic, khoa học. Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên. Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2019 Tác giả Nguyễn Sỹ Hưng (Thích Quảng Nghĩa) LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ ngành Tôn giáo học tại Học viện Khoa học xã hội với đề tài: “Quá trình hình thành, phát triển của sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám ở tỉnh Hà Nam”, đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Tôn giáo học cùng các cán bộ, các nhà nghiên cứu của Học viện Khoa học xã hội đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu dưới mái trường này. Tiếp theo, con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới nghiệp sư của mình là Hòa thượng TS. Thích Bảo Nghiêm, người đã định hướng và cung cấp rất nhiều tư liệu quý báu để con hoàn thiện luận văn này. Cùng với đó, tôi xin chân thành cảm ơn Cư sỹ nghiên cứu độc lập Hán Nôm Phật giáo Lê Quốc Việt đã hỗ trợ dịch thuật nhiều tư liệu Hán Nôm Phật giáo để tôi có thể hoàn thành công trình nghiên cứu của mình một cách thuận lợi nhất. Tôi xin cảm ơn bạn bè, người thân đã giúp đỡ, khích lệ, động viên tôi trong suốt thời gian qua. Cuối cùng, tôi đặc biệt cảm ơn PGS.TS. Chu Văn Tuấn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã ân cần, tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Do kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các Quý Thầy Cô giáo, nhà nghiên cứu để công trình của tôi được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2019 Tác giả Nguyễn Sỹ Hưng (Thích Quảng Nghĩa) MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 Chương 1............................................................................................... 11 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ........................................................................ 11 SƠN MÔN TẾ XUY ÊN - BẢO KHÁM Ở TỈNH HÀ NAM ....................... 11 1.1. Sự tru yền bá dò ng thi ền Lâm Tế từ Trung Quốc vào Đại Việt ............ 11 1.2. Sự hình thành sơn môn Tế Xu yên – Bảo Khám ở tỉnh Hà Nam ........... 20 Chương 2............................................................................................... 36 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN .................................................................... 36 CỦA SƠN MÔN TẾ XUYÊN - BẢO KHÁM Ở TỈNH HÀ NAM ............... 36 2.1. Khái quát v ề thế hệ tru yền đăng và T ổ đức Danh tăng sơn môn T ế Xu yên – Bảo Khá m ............................................................... ................. 39 2.2. Vai trò của sơn môn T ế Xu yên – B ảo Khám đ ối v ới Đ ạo pháp và Dân tộc, xã hội ............................................................................................. 50 Chương 3............................................................................................... 68 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY VÀ M ỘT SỐ GIẢI PHÁP NH ẰM PHÁT TRIỂN SƠN MÔN TẾ XUYÊN – BẢO KHÁM Ở TỈNH HÀ NAM . 68 3.1. Những vấn đề đ ặt ra hiện na y đối v ới việc phát tri ển sơ n môn T ế Xu yê n – Bảo Khám ở tỉnh Hà Nam .................................................................... 68 3.2. Một số giải pháp nh ằm phát tri ển sơ n môn T ế Xu yên – B ảo Khám ở tỉnh Hà Nam ................................................................................................. 71 KẾT LUẬN ........................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 Các sơn môn, tổ đình Phật giáo luôn có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Phật giáo Việt Nam. Không chỉ là cái nôi phát triển có tính cơ sở, mà khá nhiều các tông phái Phật giáo được hình thành từ hạt nhân ban đầu là sơn môn - tổ đình. Tương tự như các thị tộc lớn, sơn môn - tổ đình được coi là tộc biểu cho mỗi tông phái, là ngôi Tổ đường của các Tăng Ni. Sơn môn - tổ đình với một thiết chế mang tính thanh quy, luôn là nơi xúc dưỡng, đào tạo, tu tập cộng trụ, điều hành phân bổ ngôi trụ xứ của Tăng, Ni thuộc tông phái đó. Nếu ngày nay, chức và quyền năng này thuộc về các ban, ngành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thì xưa kia nó bình phân quyền lực, nửa chi phối bởi Viện Nhã Đạm và Ty Tăng lục, nửa thuộc các sơn môn – tổ đình ở các trấn phủ. Cùng với sự phát triển của đất nước cũng như sự tất yếu của lịch sử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức ra đời năm 1981, trên cơ sở hợp nhất 09 hệ phái Phật giáo có mặt ở Việt Nam lúc bấy giờ. Gần 40 năm trôi qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như toàn thể tăng ni, Phật tử Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên mọi phương diện thế sự và Phật sự. Bên cạnh đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng sự phát triển của Tăng đoàn ngày một gia tăng mà đội ngũ tăng ni tham gia công tác quản lý hành chính của Giáo hội Phật giáo lại có hạn, nên Giáo hội không kiểm soát, quản lý được hết mọi mặt trong đời sống sinh hoạt và quá trình tu tập của tăng ni. Một hiện thực đang diễn ra đó là vai trò của các sơn môn, tổ đình Phật giáo đang dần mờ nhạt, thậm chí “bị xóa sổ”; dẫn đến pháp tự, pháp bối trong tông môn không còn tuân thủ niêm luật của bài kệ diễn phái, khiến cho ngôi thứ có dấu hiệu bị hỗn loạn. Sự liên kết để tạo ra sự cân bằng trong đời sống tôn giáo làng xã bị ảnh hưởng và có dấu hiệu bị phá vỡ, nhiều hành vi, biểu hiện của một số tăng, ni đã diễn ra, đang hiện hữu không còn đúng với thanh quy của Phật giáo, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám là một trong những sơn môn, tổ đình nổi tiếng của xứ Sơn Nam thời xưa. Trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, sơn môn, tổ đình này đã có nhiều đóng góp quan trọng cho tỉnh Hà Nam nói riêng, Phật giáo Việt Nam nói chung. Nhiều tăng ni của Sơn môn này đã có những cống 2 hiến lớn lao cho Đạo pháp, cho quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, nằm trong bối cảnh chung hiện nay, các tăng ni trẻ thuộc sơn môn chưa thực sự hiểu một cách đầy đủ, thấu đáo về sơn môn pháp phái của mình. Đó là một điểm yếu cần được cải thiện. Cùng với đó, trên phương diện nghiên cứu khoa học, cho tới nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu về sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám. Trước thực trạng này, việc tìm hiểu về sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám là việc làm hết sức cần thiết. Từ những phân tích, lập luận trên, tác giả luận văn lựa chọn đề tài “Quá trình hình thành, phát triển của sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám ở tỉnh Hà Nam” cho luận văn thạc sĩ ngành Tôn giáo học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Từ trước tới nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam. Những ai quan tâm, nghiên cứu về Phật giáo dù nhiều hay ít cũng đều biết đến những bộ “Thiền phả” nổi tiếng, xuất hiện lẻ tẻ ở thế kỷ XIV – thế kỷ XIX như “Thiền uyển tập anh” của Thông Biện, “Tam tổ thực lục”, “Thánh đăng ngữ lục”, “Thiền uyển Kế đăng lục” của Tăng thống Như Sơn, “Đại Nam thiền uyển Truyền đăng lục” của Hòa thượng Phúc Điền… Tác giả Thích Mật Thể với cuốn sách “Việt Nam Phật giáo sử lược” (Tổng hội tăng ni Bắc Việt, Hà Nội, 1942), tác giả Thích Minh Tuệ với cuốn sách “Lược sử Phật giáo Việt Nam” (Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh, 1993),… đã đóng góp những công trình nghiên cứu Phật giáo Việt Nam dưới góc độ lịch sử. Tác giả Nguyễn Duy Hinh với cuốn sách “Tư tưởng Phật giáo Việt Nam” (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999) đi sâu nghiên cứu Phật giáo Việt Nam dưới góc độ tôn giáo. Để thực hiện đề tài luận văn của mình, tác giả tập trung khai thác vào những công trình đi trước nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam, trong đó tập trung vào giai đoạn nước ta phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài, những công trình nghiên cứu về các dòng thiền (sau đây gọi chung là các công trình nghiên cứu liên quan đến lịch sử Phật giáo Việt Nam); những công trình nghiên cứu về sơn môn Phật giáo, đặc biệt chú trọng điền dã khảo sát tư liệu Hán Nôm tại tổ đình Nguyệt Đường, Hải Thiên – Hồng Ân (chùa Hới), Tế Xuyên – Bảo Khám và mạng lưới các chùa thuộc quản hạt bởi sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám. Cụ thể như sau: 3 2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam Số lượng công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam giai đoạn nước ta phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài là khá nhiều. Trong đó phải kể đến một số công trình tiêu biểu sau: Bộ ba tập sách “Việt Nam Phật giáo sử luận” của tác giả Nguyễn Lang (thiền sư Thích Nhất Hạnh) là công trình cơ bản nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến hiện đại. Tác giả có cái nhìn thâu tóm khá rành mạch và chuẩn xác, kết hợp giữa cách viết sử và bình luận lịch sử; giữa xây dựng các mốc biên niên sử truyền giáo (bao gồm thế thứ các tông phái) và lần tìm ra sợi dây thống nhất bên trong kết nối các mốc biên niên sử ấy lại, qua đó tạo thành dáng nét riêng, là linh hồn, bản sắc của Phật giáo Việt Nam. Tập một của bộ sách xuất bản lần đầu ở Sài Gòn năm 1973 bởi Nhà xuất bản Lá Bối. Đến năm 1978, tập hai được công bố ở Paris, vẫn dưới danh nghĩa nhà xuất bản cũ. Tập ba được tác giả hoàn thành và công bố ở Paris năm 1985. Về sau, có rất nhiều Nhà xuất bản in lại bộ sách này. Gần đây nhất, năm 2018, với việc tái bản, đưa cả ba tập sách vào chung một cuốn “Việt Nam Phật giáo sử luận (toàn tập)”, Nhà xuất bản Văn học đã đáp ứng được nhu cầu tiện ích cho độc giả. Ở một phần của chương 20 và ở chương 21, tập hai của cuốn sách này, tác giả Nguyễn Lang đã lần lượt viết về thiền sư Chuyết Chuyết và thiền sư Minh Châu – Hương Hải. Những thông tin về hai vị này có ý nghĩa đối với tác giả luận văn trong quá trình triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu. Cuốn sách “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” do tác giả Nguyễn Tài Thư chủ biên được Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản lần đầu năm 1988 và được tái bản nhiều lần sau đó là công trình tiêu biểu nghiên cứu dưới góc độ lịch sử Phật giáo Việt Nam thời kỳ du nhập và Bắc thuộc tới thời kỳ Pháp thuộc và Cách mạng tháng Tám năm 1945. Cuốn sách dành phần thứ ba để trình bày về Phật giáo từ thời Hậu Lê đến thời Tây Sơn (thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII). Tác giả luận văn chắt lọc được những thông tin cần thiết ở phần thứ ba này để hoàn thiện luận văn của mình. Tác phẩm “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” của tác giả Lê Mạnh Thát là bộ sách được biên soạn một cách cụ thể, chi tiết về lịch sử Phật giáo Việt Nam qua ba thời kỳ lớn. Tập một do Nhà xuất bản Thuận Hóa xuất bản năm 1999 trình bày về Phật 4 giáo Việt Nam ở thời kỳ từ khởi nguyên cho đến khi Lý Bôn xưng đế lập nên Nhà nước Vạn 5 Xuân. Tập hai do Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh năm 2001 cung cấp cho độc giả về giai đoạn phát triển của Phật giáo Việt Nam bắt đầu từ lúc dòng thiền Pháp Vân ra đời cho đến cuối đời nhà Trần. Phật giáo từ đầu đời nhà Lê cho tới cận đại được tác giả Lê Mạnh Thát viết ở tập ba được Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2005. Quá trình phát triển của Phật giáo được tác giả nhìn nhận gắn với lịch sử xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam từ xưa đến nay. Mỗi một giai đoạn của Phật giáo Việt Nam có mỗi nét đặc trưng và một quá trình phát triển tất yếu của nó, cung cấp những dữ kiện quan trọng cho những ai muốn tìm hiểu về lịch sử Phật giáo Việt Nam. Cuốn sách “Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài” được coi là một cuốn sách chuyên khảo về Phật giáo Đàng Ngoài của tác giả Nguyễn Hiền Đức – Cử nhân Giáo khoa Sử học, Đại học Văn khoa Sài Gòn (1973). Sách bao gồm 12 chương, trong đó, chương hai viết về Hòa thượng Chuyết Công với phái thiền Lâm Tế ở Đàng Ngoài và chương ba viết về Tổ sư Minh Châu – Hương Hải với sự phục hưng của phái thiền Trúc Lâm ở Đàng Ngoài. Năm 2006, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh đã tái bản cuốn sách này với tên “Lịch sử Phật giáo Việt Nam thời Trịnh Nguyễn phân tranh” và phần “Lịch sử Phật giáo Đàng Ngoài” được in ở tập 1. Đây là nội dung vô cùng quan trọng, cung cấp những tư liệu lịch sử hết sức quý giá để tác giả luận văn thực hiện được đề tài của mình một cách thuận lợi. Cuốn sách “Thiền sư và tư tưởng giác ngộ” của tác giả Như Hùng do cơ sở Chân Nguyên xuất bản năm 1987 là cuốn sách viết về mười vị thiền sư có đóng góp lớn cho Phật giáo Việt Nam. Tuy nhiều ghi chép lịch sử bị mất mát do những cuộc đô hộ xâm lăng của ngoại bang, nhưng tác giả Như Hùng vẫn thu thập và tổng hợp được những tư liệu quý giá để hoàn thiện công trình nghiên cứu, cung cấp cho độc giả nhiều thông tin cần thiết về cuộc đời mười vị sư trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Trong đó, tác giả dành chương ba để viết về thiền sư Lâm Tế - Nghĩa Huyền và chương 9 viết về Hương Hải thiền sư. Đây là hai nội dung hữu ích đối với tác giả luận văn để hoàn thành đề tài nghiên cứu. Hai tập bộ sách “Tiểu sử Danh tăng Việt Nam thế kỷ XX” của tác giả Thích Đồng Bổn chủ biên được Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 1995 là công trình tiêu biểu thống kê lại tiểu sử, hành trạng của các vị Danh tăng 6 Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX ở từng giai đoạn cụ thể: giai đoạn tiền chấn hưng (1900 – 1930), giai 7 đoạn chấn hưng Phật giáo Việt Nam (1931 – 1950), giai đoạn thống nhất Phật giáo Việt Nam lần đầu tiên (1951 – 1956), Phật giáo giai đoạn đất nước bị chia đôi (1957 – 1974), Phật giáo giai đoạn thống nhất đất nước (1975 – 1980), giai đoạn thống nhất Phật giáo Việt Nam lần thứ hai (1981 – 2000). Trong đó, tác giả Thích Đồng Bồn đã trình bày về tiểu sử của các Hòa thượng: Thích Doãn Hài, Thích Trí Hải, Thích Tâm Nguyện, Thích Tâm Giác ở tập 1; các Hòa thượng: Thích Thiện Bản, Thích Tâm An ở tập 2. Đây đều là những vị Đại Tổ sư và Đại Danh tăng của sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám. Những nội dung về các Hòa thượng mà tác giả Thích Đồng Bổn đã nghiên cứu là tài liệu quan trọng giúp tác giả luận văn hoàn thành chương 2 của đề tài nghiên cứu này. Bài viết “Sơ lược các dòng thiền Việt Nam” do Nguyễn Hưng biên soạn đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 3 năm 2008 là bài viết khái lược những thông tin cơ bản về các dòng thiền của Phật giáo Việt Nam như: thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, thiền phái Vô Ngôn Thông, thiền phái Thảo Đường, thiền phái Trúc Lâm,… Bên cạnh đó, bài viết cũng nêu ra một số dòng phái trong phong trào phục hưng Trúc Lâm thời Lê – Nguyễn với một lượng nhỏ trong đó nói về thiền sư Chuyết Chuyết – Lý Thiên Tộ là người đã đưa thiền phái Lâm Tế từ Trung Quốc đến Việt Nam. Đây là thông tin hữu ích giúp tác giả luận văn có những cơ sở đầu tiên để tìm hiểu và thực hiện đề tài. 2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về sơn môn, tông phái Phật giáo ở Việt Nam Cho đến nay, vấn đề sơn môn Phật giáo ở Việt Nam còn chưa được nhiều nhà nghiên cứu chú ý khai thác. Tác giả luận văn tổng hợp được một số công trình sau đây: Ngay từ những năm giữa thế kỷ 20, trước thực trạng nhiều yếu kém của sơn môn Huế lúc bấy giờ, tác giả Thích Mật Thể đã viết tác phẩm “Lời yêu-cầu của một đoànthể thanh-niên tăng-già về vấn-đề cải-tổ sơn-môn Huế” để chỉ ra những khuyết điểm lớn của sơn môn Huế hiện thời và đưa ra những quan điểm cá nhân đối với việc cải tổ sơn môn này. Điều đó chứng tỏ việc chú trọng duy trì, phát triển các sơn môn Phật giáo ở Việt Nam thật sự quan trọng, đã được đề cập đến từ rất sớm. Tài liệu này của tác giả Thích Mật Thể đang được bảo quản, lưu trữ ở Thư viện Quốc gia 8 Việt Nam dưới dạng microform – bản sao thu nhỏ của tác phẩm được in bởi Bibliothèque Nationale, Paris năm 1987. Đây là tư liệu cần thiết đối với tác giả luận văn để thực hiện đề tài. 9 Đề tài khoa học mã số ĐT.14/14 do Ban Tôn giáo Chính phủ chủ trì nghiên cứu với tên đề tài “Quan hệ giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam với tổ chức, hệ phái, sơn môn Phật giáo và công tác quản lý nhà nước” hoàn thành năm 2015 là một công trình nghiên cứu về sơn môn Phật giáo Việt Nam dưới góc độ quản lý nhà nước. Đề tài đã lần lượt triển khai các nội dung: (1) Tổng quan về tổ chức, hệ phái, sơn môn Phật giáo Việt Nam; (2) Phân tích thực trạng mối quan hệ giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam với các tổ chức, hệ phái, sơn môn Phật giáo Việt Nam từ năm 1981 đến nay; (3) Nêu rõ những vấn đề đặt ra để từ đó có những khuyến nghị đối với công tác quản lý nhà nước trong mối quan hệ giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam với các tổ chức, hệ phái, sơn môn Phật giáo. Các nội dung này giúp cho tác giả luận văn có những nhìn nhận về sơn môn từ một góc nhìn khác. Cuốn sách “Các bài học Phật” của tác giả Phúc Trung – Huỳnh Ái Tông (Phật lịch 2555) là tài liệu lưu hành trong giới học Phật với những nội dung cơ bản về Phật học. Cuốn sách gồm ba phần. Phần 1: Đại cương; Phần 2: Giáo lý căn bản; Phần 3: Thực hành. Trong đó ở phần 1, tác giả đã dành một mục để giới thiệu về các tông phái chính của Phật giáo tại Việt Nam, bao gồm: Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông, Phật giáo nguyên thủy, Phật giáo khất sĩ Việt Nam, Phật giáo Hòa Hảo. Dòng Lâm Tế được tác giả trình bày nằm trong phái Thiền tông. Nghiên cứu cuốn sách này giúp tác giả có thêm tư liệu để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu đề tài. Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học năm 2017 tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài: “Sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung ở tỉnh Nam Định” của tác giả Trương Văn Hưởng (Thích Giác Hưởng) là công trình hiếm hoi nghiên cứu về một sơn môn của Phật giáo ở Việt Nam. Luận văn bao gồm hai chương. Chương 1 nghiên cứu cơ sở hình thành và phát triển của sơn môn Phật giáo Linh Quang – Trà Lũ Trung ở tỉnh Nam Định. Chương 2 phân tích vai trò của sơn môn này đối với Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội và một số định hướng phát triển của sơn môn hiện nay. Tác giả luận văn kế thừa những nghiên cứu về sự truyền bá dòng thiền Lâm Tế ở Việt Nam và tư tưởng của dòng thiền Lâm Tế mà tác giả Trương Văn Hưởng đã nghiên cứu, tổng hợp từ các công trình trước đó. Giáo trình giảng dạy môn học “Lịch sử các tông phái Phật giáo Việt Nam” của Học viện Phật giáo Việt Nam (tài liệu lưu hành nội bộ) bao gồm ba phần chính 10 lần lượt giới thiệu về Phật giáo Nam tông Việt Nam; Phật giáo Bắc tông Việt Nam và Phật giáo Khất sĩ Việt Nam. Nội dung các tông phái sau thời Trần: Lâm Tế, Tào Động, Mật tông, Tịnh độ tông nằm ở phần hai của giáo trình đã cung cấp cho tác giả những kiến thức cơ bản về phái Lâm Tế để thực hiện đề tài nghiên cứu. Bài viết “Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên lấy hệ phái sơn môn làm nền tảng” của tác giả Lê Minh đăng trên Website Phật tử Việt Nam năm 2012 là bài viết đưa ra quan điểm “Hệ phái và sơn môn là nền tảng và là cơ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam chứ không phải là cấp hành chính đạo như hiện nay”. Tác giả đã trình bày hoàn cảnh ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; phân tích những kết quả, thành tựu cũng như những hạn chế tồn tại và yếu kém của Giáo hội Phật giáo Việt Nam sau 30 năm; để từ đó đưa ra ý tưởng về việc xây dựng mô hình tổ chức cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam bảo đảm đạo pháp được xương minh, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải củng cố lại các sơn môn, hệ phái nhằm giải quyết mối quan hệ giữa sơn môn, hệ phái với Giáo hội một cách hài hòa. Qua bài viết này, tác giả có những nhìn nhận để triển khai các nội dung ở chương 3 luận văn. 2.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám Theo tác giả khảo sát tình hình nghiên cứu từ trước tới nay, gần như chưa có công trình nào nghiên cứu về sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám một cách cụ thể, bài bản mang tính khảo cứu, học thuật. Tác giả tổng hợp được các tài liệu hữu ích sau: Bài viết “Tổ đình Tế Xuyên, nơi phát xuất nhiều vị cao tăng Phật giáo” của tác giả Anh Văn đăng trên tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 5 năm 2017 là bài viết khái quát về tổ đình Tế Xuyên và nêu các vị Lịch đại Tổ sư, đại Tổ sư – Hòa thượng trụ trì, Tổ sư – Danh tăng của sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám. Bài viết này cung cấp cho tác giả luận văn những thông tin cần thiết để có hướng triển khai nội dung ở chương 2. Bài viết “Lễ Phật đản 70 năm trước tại sơn môn Tế Xuyên, Bảo Khám, Hà Nam” của tác giả Nguyễn Kim Liên đăng trên tạp chí Nghiên cứu Phật học số 3 năm 2018 là bài viết chủ yếu thuật lại sự kiện Lễ Phật đản đã được sơn môn tổ chức long trọng từ những năm 1938, chứ không nghiên cứu dưới góc độ học thuật. Tuy nhiên, bài viết của tác giả đã góp phần khẳng định sự tồn tại của sơn môn và Lễ 11 Phật đản năm xưa là điểm nhấn trong hoạt động của sơn môn để hậu thế có thể biết đến những dấu vết lịch sử quan trọng ấy. 12 Bài nghiên cứu với tên gọi “Hương Hải thiền sư và chùa Nguyệt Đường” của tác giả Lê Quang Chắn cùng với một số bài phát biểu của Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong các ngày lễ trọng của sơn môn như bài phát biểu trong Lễ Kỷ niệm 80 năm ngày tổ thứ ba viên tịch và Lễ Khánh thành Tổ đường Tế Xuyên – Bảo Khám, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam năm 2006; bài phát biểu về “Hòa thượng Thích Trí Hải với sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám, Hà Nam và Bồ Đề Thiên sơn cổ tích tự, Hà Nội” nhân kỷ niệm 28 năm ngày viên tịch của cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Hải – bậc danh tăng của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX đã giúp tác giả có thêm những dữ liệu để thực hiện công trình này. 2.4. Nhóm tư liệu Hán Nôm tại tổ đình Tế Xuyên – Bảo Khám và mạng lưới các chùa thuộc quản hạt bởi sơn môn này Hầu hết hệ thống tư liệu Hán Nôm từ văn bia chùa, tháp, khoa cúng Tổ, tựa bạt kinh sách tại các chùa thuộc phạm vi liên quan đến đề tài được coi là “văn bản đáy” phục vụ cho nghiên cứu này. Rất tiếc, ngoài Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm và Cư sỹ nghiên cứu độc lập Hán Nôm Phật giáo Lê Quốc Việt ra, còn lại chưa từng được học giới lưu tâm nghiên cứu đúng mức. Mảng tư liệu Hán Nôm này là cơ sở y cứ khoa học không thể thiếu cho đề tài nghiên cứu của tác giả. Đây cũng đồng thời là phần đóng góp căn bản của luận văn. Như vậy, có thể khẳng định lại lần nữa, cho tới khi tác giả tiến hành thực hiện đề tài luận văn của mình, chưa có tác giả nào nghiên cứu chuyên sâu và công bố một công trình nào về sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám ở tỉnh Hà Nam, đặc biệt mảng tư liệu Hán Nôm thuộc khoa nghi lưu hành nội bộ. Những công trình của các tác giả, nhà nghiên cứu đi trước đã cung cấp nhiều tư liệu quan trọng để tác giả luận văn có thể tham khảo; đồng thời giúp cho tác giả nhận thấy những vấn đề đã được nghiên cứu, những vấn đề chưa được nghiên cứu để từ đó xác định những nội dung luận văn cần tập trung làm rõ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu để làm rõ quá hình thành, phát triển của sơn môn 13 Tế Xuyên – Bảo Khám ở tỉnh Hà Nam, vai trò của sơn môn đối với Đạo pháp và Dân 14 tộc, xã hội; từ đó chỉ rõ những vấn đề đặt ra hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sơn môn này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ sau đây: Thứ nhất, luận văn nghiên cứu lịch sử hình thành sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám ở tỉnh Hà Nam; Thứ hai, luận văn trình bày quá trình phát triển của sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám; Thứ ba, luận văn làm rõ vai trò của sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám đối với Đạo pháp và Dân tộc, xã hội; Thứ tư, luận văn chỉ rõ những vấn đề đặt ra hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám ở tỉnh Hà Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám ở tỉnh Hà Nam từ khi ra đời cho đến nay (năm 2018). Về phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu về sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám ở tỉnh Hà Nam nói riêng và Thiền phái Lâm Tế Nguyệt Đường nói chung. Về phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và vai trò của sơn môn Tế Xuyên – Bảo Khám ở tỉnh Hà Nam; những vấn đề đặt ra hiện nay cùng một số giải pháp nhằm phát triển sơn môn này. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Tác giả luận văn căn cứ vào các tài liệu có tính chất lịch sử như: văn bia chùa, tháp, hoành liễn, khoa cúng Tổ, Giới điệp, Thanh quy, Quy ước cùng kinh sách được khắc in bởi sơn môn pháp phái. Ngoài ra, tác giả luận văn còn tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố có nội dung liên quan đến đề tài. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan