Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ từ năm 1991 đến n...

Tài liệu Quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của cộng hòa ấn độ từ năm 1991 đến năm 2015

.PDF
209
10
57

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN DƢƠNG QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH: Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc Hà Nội - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN DƢƠNG QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH: Lịch sử Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc Mã số : 62.22.03.12 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS Nguyễn Tất Giáp Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Văn Dƣơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................... 7 1.1. Các công trình nghiên cứu của các học giả ở Ấn Độ và trên thế giới ... 7 1.2. Các công trình nghiên cứu của các học giả ở Việt Nam ..................... 19 1.3. Một số nhận xét và những vấn đề chưa được giải quyết, luận án tập trung làm rõ .............................................................................................. 23 Chương 2: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 1991 - 2015 ...... 25 2.1. Quan niệm về độc lập dân tộc và củng cố độc lập dân tộc.................. 25 2.2. Nhân tố quốc tế ................................................................................. 29 2.3. Nhân tố trong nước ............................................................................ 43 Chương 3: NỘI DUNG CỦNG CỐ VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA ẤN ĐỘ GIAI ĐOẠN 1991 - 2015 ............................................................................ 59 3.1. Giai đoạn 1991 - 2000 ....................................................................... 59 3.2. Giai đoạn 2001 - 2015 ....................................................................... 77 Chương 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN............................................................................................. 115 4.1. Đánh giá chung ................................................................................ 115 4.2. Đặc điểm của quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2015 ................................................... 125 4.3. Một số bài học kinh nghiệm đối với các nước đang phát triển ......... 133 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................................................................................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 152 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt APEC AFTA ASEAN ASEM Tên Tiếng Anh Asia - Pacific Economic Di n đàn hợp tác kinh tế Cooperations Châu Á - Thái Bình Dương ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN Association of South East Asian Nations The Asia-Europe Meeting Bay of Bengal Initiative for BIMSTEC Multi-Sectoral Technical and Economic Cooperation BJP BRICS CECA Tên Tiếng Việt Bharatiya Janata Party Brazil Russia India China South Africa Comprehensive Economic Cooperation Agreement Hiệp hội các nước Đông Nam Á Di n đàn hợp tác Á – Âu Sáng kiến vịnh Bengal về hợp tác kinh tế và kỹ thuật đa ngành Đảng Nhân dân Ấn Độ Khối các nền kinh tế mới nổi Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện EAS East - Asia Summit Hội nghị cao cấp Đông Á EU European Union Liên minh châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do GDP Gross Domestic Product Tổng sản ph m quốc dân IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ thế giới INC Indian National Congress Đảng Quốc Đại Ấn Độ IT Information Technology Công nghệ thông tin Line of Actual Control Đường kiểm soát thực tế LAC MGC NATO OSCE Rs SAARC SCO Mekong-Ganga Cooperation North Atlantic Treaty Organization Oraganization Security and Cooperation Europer Rupees South Asian Association for Regional Cooperation Shanghai Cooperation Organization Hợp tác sông Hằng -sông Mêkong Khối Bắc Đại Tây Dương Di n đàn an ninh và Hợp tác Châu Âu Đồng Rupee (Đơn vị tiền tệ Ấn Độ) Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á Tổ chức hợp tác Thượng Hải World Trade Organization Tổ chức thương mại Thế giới WB World Bank Ngân hàng thế giới USD UnitedStatesdollar Đồng đô-la (Đơn vị tiền tệ Hoa Kỳ) WTO 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ấn Độ là quốc gia rộng lớn và đông dân nhất khu vực Nam Á, ngày nay đã trở thành cường quốc châu Á và trên thế giới. Ấn Độ còn được biết đến là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại; là quốc gia đa dạng về văn hóa, đa sắc tộc, ngôn ngữ và tôn giáo. Từ một nước thuộc địa, trải qua quá trình đấu tranh kiên trì bằng phương pháp “bất bạo động”, Ấn Độ đã giành quyền tự trị vào năm 1947 và độc lập hoàn toàn (1950); là một trong những nước đầu tiên tham gia Liên hợp quốc (1945); thành viên khởi xướng của “Phong trào không liên kết”; Ấn Độ có vai trò quan trọng và có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, góp phần giữ gìn và bảo vệ nền hòa bình thế giới. Trong Chiến tranh lạnh, Ấn Độ cũng là nước chịu tác động, ảnh hưởng không nhỏ của sự đối đầu Đông Tây. Mặc dù, Ấn Độ đã lựa chọn cho mình một con đường riêng, con đường “Không liên kết” để xây dựng và phát triển đất nước nhưng những hạn chế trong chính sách đối nội và đối ngoại ngày càng bộc lộ, có nguy cơ làm suy yếu sức mạnh tổng hợp của một cường quốc khu vực. Sau Chiến tranh lạnh, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, Ấn Độ không còn sự hậu thuẫn vững chắc vốn có. Ấn Độ mất đi sự viện trợ và đầu tư chủ yếu của Liên Xô là một tổn thất rất lớn, nhất là trong lĩnh vực quân sự, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. Tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh có nhiều di n biến phức tạp, làn sóng toàn cầu hóa và sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tác động sâu sắc đến công cuộc củng cố và bảo vệ độc lập của các nước đang phát triển, trong đó có Ấn Độ. Vì vậy, việc lựa chọn con đường củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc phù hợp với xu thế của thời đại và đặc thù của quốc gia dân tộc là một nhiệm vụ sống còn đối với Ấn Độ cũng như các nước đang phát triển khác. Trong bối cảnh quốc tế đầy biến động nhanh chóng, khó đoán định, cho nên nhận thức, quan niệm và cách tiếp cận về độc lập dân tộc, củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của các nước đang phát triển cũng buộc phải điều chỉnh và có các tiếp cận mới; phương pháp đấu tranh, cách thức mới. Độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn 2 cầu hóa không chỉ bao hàm quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi chủ quyền lãnh thổ. Mà nó còn có mối quan hệ chặt chẽ với việc củng cố sức mạnh tổng hợp quốc gia, dân chủ, bình đẳng, hòa bình và phát triển trong quan hệ quốc tế. Chúng có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Đối với Ấn Độ, độc lập dân tộc là mục tiêu cao cả, là giá trị thiêng liêng, tinh thần cao quý của một dân tộc có bề dày lịch sử; khát vọng hòa bình, tự do, bình đẳng, tự lực, tự cường vươn mình trỗi dậy. Khu vực Nam Á, do những tàn dư lịch sử của thời kỳ thuộc địa, kinh tế kém phát triển, lạc hậu, mâu thuẫn, xung đột sắc tộc, tôn giáo, sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái làm cho khu vực này luôn thiếu ổn định. Mâu thuẫn giữa Ấn Độ và các nước láng giềng Pakistan, Trung Quốc về chủ quyền, biên giới lãnh thổ là một trong những thách thức lớn nhất đối với công cuộc củng cố và bảo vệ độc lập của Cộng hòa Ấn Độ. Mặt khác, bản thân các nước Nam Á cũng có những điều chỉnh chính sách theo hướng mở rộng quan hệ, hợp tác với các nước ngoài khu vực, nhất là các nước lớn, các trung tâm kinh tế, nhằm làm đối trọng trong quan hệ với Ấn Độ. Để giữ vững ổn định về chính trị, gạt bỏ những hoài nghi của các nước láng giềng, điều chỉnh chính sách để mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước lớn; tháng 7/1991, Ấn Độ quyết định tiến hành cải cách kinh tế, điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại nhằm cải cách toàn diện các mặt của đời sống xã hội, hội nhập với khu vực và thế giới. Trong quá trình cải cách, Ấn Độ thực hiện nhất quán nguyên tắc, mục tiêu bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ là không thay đổi, đồng thời xây dựng môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển, đầu tư quyết đoán cho lĩnh vực an ninh - quốc phòng. Ấn Độ đã thực sự trỗi dậy trở thành cường quốc khu vực và thế giới với tốc độ phát triển kinh tế đứng thứ 2 thế giới (2015), thứ nhất thế giới (2017), quy mô nền kinh tế đứng thứ 7 thế giới (2015) tính theo GDP danh nghĩa và thứ 3 thế giới tính theo sức mua tương đương. Ấn Độ ngày nay có vị trí, vai trò quan trọng trong chiến lược của các nước lớn, các trung tâm quyền lực tranh giành ảnh hưởng tại nước này trong thế kỷ XXI. 3 Có thể nói, với những đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng cầm quyền, đặc biệt là Đảng Quốc Đại, sự kết hợp nhuần nhuy n giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; giữa chủ nghĩa dân tộc chân chính với chủ nghĩa lý tưởng, sự quyết tâm cao của các lãnh tụ và các nhà lãnh đạo đất nước qua các thời kỳ đã đưa Ấn Độ trở thành cường quốc, có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế. Bước sang thế kỷ XXI, Ấn Độ không chỉ mở rộng tầm ảnh hưởng mạnh mẽ ở khu vực Nam Á, Ấn Độ Dương mà còn gia tăng sức mạnh ở khu vực Đông Nam Á, Châu Á - Thái Bình Dương, thể hiện năng lực cạnh tranh với các nước lớn; sẵn sàng cạnh tranh gay gắt, không khoan nhượng với Trung Quốc. Ấn Độ đã triển khai mạnh mẽ Chính sách Hướng Đông để khẳng định sự xuất hiện của nước này tại khu vực trên cả phương diện lý thuyết lẫn thực ti n; bảo vệ lợi ích quốc gia luôn song hành gắn kết với an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, bản sắc dân tộc và luật pháp quốc tế. Ấn Độ đã phát huy sức mạnh truyền thống văn hóa, tinh thần dân tộc bằng tất cả nội lực, sự đoàn kết thống nhất ý chí của cả dân tộc để ghi đậm thêm dấu ấn lịch sử vĩ đại đầy tự hào, kiêu hãnh và phát triển. Đây là di sản nổi bật, đặc điểm riêng biệt của nhân dân Ấn Độ đã đứng dậy từ thuộc địa đến độc lập, từ phụ thuộc đến tự do; để có thể tham dự hoặc can dự và có ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động của đời sống quốc tế; chủ động xử lý tốt mối quan hệ với các quốc gia láng giềng mâu thuẫn và các quốc gia láng giềng trong khu vực. Trên đây là một số bài học kinh nghiệm quý báu và mang tính cấp thiết đối với các nước đang phát triển để có thể tham chiếu, áp dụng, nhằm xử lý những vấn đề trong nước và quốc tế một cách có hiệu quả. Đối với Việt Nam, Ấn Độ là quốc gia Nam Á có mối quan hệ gắn bó lâu đời, hai nước đã từng bị chủ nghĩa đế quốc áp bức và nô dịch, cùng đoàn kết gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Trong lịch sử và hiện tại hiếm có mối quan hệ nào như Ấn Độ và Việt Nam theo lời của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đó là mối quan hệ “như bầu trời không gợn bóng mây”. Mối quan hệ giữa chính phủ và nhân dân hai nước được Chủ tịch Hồ Chí Minh, cố Thủ tướng J.Nehru đặt nền móng luôn được Đảng, Nhà nước Việt 4 Nam dày công vun đắp, đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, quan hệ giữa hai Nhà nước, hai dân tộc đã được nâng lên một tầm cao mới. Chính vì vậy, việc đi sâu tìm hiểu về một thời kỳ mà mục tiêu xuyên suốt là “bảo vệ độc lập dân tộc” của đất nước Ấn Độ anh em chắc chắn sẽ mang nhiều ý nghĩa thực ti n và khoa học và sẽ có những đóng góp nhất định vào công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa đang di n ra một cách nhanh chóng như hiện nay. Năm 2015 là mốc son đánh dấu 65 năm kể từ khi Ấn Độ tuyên bố độc lập (26/01/1950) và 25 năm sau tiến trình cải cách toàn diện (1991). Việc nghiên cứu quá trình đổi mới, củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ có ý nghĩa tổng kết lịch sử, đánh giá những thành tựu đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển là vấn đề mang tính thời sự và cấp thiết. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài “Quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2015” để nghiên cứu viết luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Làm rõ quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ giai đoạn 1991 -2015 trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, văn hóa - xã hội. Từ đó, đánh giá những thành công, hạn chế và rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc đối với các nước đang phát triển hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ - Phân tích những nhân tố tác động đến quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2015. - Phân tích nội dung củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2015 trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, văn hóa - xã hội. 5 - Đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc giai đoạn 1991 - 2015 và rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng Đề tài tập trung nghiên cứu về quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng và văn hóa - xã hội từ năm 1991 đến năm 2015. 3.2. Phạm vi - Về nội dung, đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu chính sách cải cách trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng và văn hóa - xã hội nhằm củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của nền Cộng hòa Ấn Độ. - Về thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu trong thời gian từ năm 1991 đến năm 2015: Năm 1991, Ấn Độ tiến hành cải cách kinh tế và đổi mới toàn diện đất nước; năm 2015 có ý nghĩa tổng kết lịch sử, đánh giá những thành tựu đã đạt được trong 65 năm kể từ khi Ấn Độ tuyên bố độc lập ngày 26/1/1950 và 25 năm sau cải cách. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Đề tài dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc, quan điểm của Đảng cầm quyền Ấn Độ, các lý thuyết về quan hệ quốc tế đương đại, các văn bản của Nhà nước và Chính phủ Ấn Độ. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận án là phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, logic, đối chiếu, so sánh… 5. Những đóng góp mới của luận án 5.1. Về lý luận - Luận án nghiên cứu một cách có hệ thống các chính sách của chính phủ Ấn Độ hướng vào các nội dung củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Ấn Độ từ đó làm sáng tỏ hơn một thời kỳ lịch sử quan trọng của cường quốc mới nổi này (1991 - 6 2015). Từ đặc điểm của quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ, luận án góp phần làm phong phú thêm con đường củng cố và bảo vệ độc lập trong bối cảnh quốc tế mới đối với các nước đang phát triển. - Từ việc phân tích những chiến lược, sách lược phát triển đất nước mà Ấn Độ đã thực hiện giai đoạn 1991 - 2015, luận án đánh giá những thành công, hạn chế cũng như những tác động của chính sách đó đối với việc củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ. - Qua việc phân tích thực ti n quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ, luận án đã rút ra một số kinh nghiệm, từ đó góp phần gợi mở những chính sách phù hợp nhằm giữ vững nền độc lập dân tộc và định hướng phát triển đất nước bền vững trong điều kiện cụ thể của Ấn Độ cũng như các nước đang phát triển. 5.2. Về thực tiễn - Luận án có thể dùng để tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy nói chung về lịch sử Ấn Độ, quá trình củng cố và bảo vệ độc lập của Cộng hòa Ấn Độ, các chính sách Ấn Độ đã thực hiện trong quá trình cải cách, mở cửa và những vấn đề liên quan. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục chữ viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu bao gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Chương 2: Những nhân tố tác động đến quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ giai đoạn 1991 - 2015 Chương 3: Nội dung củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ giai đoạn 1991 - 2015 Chương 4: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm đối với các nước đang phát triển 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về Ấn Độ đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu, chính trị gia và các học giả tại Ấn Độ và trên thế giới. Ở những nước lớn như Nga, Mỹ, Pháp, Anh, Úc… đã hình thành ngành Ấn Độ học và có các cơ quan nghiên cứu chuyên sâu về Ấn Độ. Tại Ấn Độ, có nhiều Trung tâm nghiên cứu lớn, các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học, một số cơ quan như Hội đồng nghiên cứu về quan hệ kinh tế quốc tế Ấn Độ (ICRIER), Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng (IDSA), Viện nghiên cứu xung đột và hòa bình (IPCS),.... Ở Việt Nam, các cơ quan nghiên cứu như: Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các trường Đại học và các cơ quan nghiên cứu khác trên cả nước. Để đảm bảo tính khoa học, trong quá trình nghiên cứu, tác giả có sử dụng một số tư liệu gốc như Hiến pháp Ấn Độ, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của chính phủ Ấn Độ; báo cáo thường niên của chính phủ Ấn Độ và đặc biệt là các bài phát biểu của các Thủ tướng Ấn Độ trong các ngày l lớn của đất nước và ngày Quốc khánh. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiếp cận một số lượng lớn các nguồn tài liệu của các nhà nghiên cứu, các học giả ở Việt Nam nghiên cứu về Ấn Độ; các học giả ở Ấn Độ và trên thế giới nghiên cứu về Ấn Độ trên các lĩnh vực khác nhau như: lịch sử, văn hóa - xã hội, chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh - quốc phòng.... Đây là cơ sở và tư liệu khoa học quan trọng để tác giả kế thừa tham khảo trong quá trình viết luận án: 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC HỌC GIẢ Ở ẤN ĐỘ VÀ TRÊN THẾ GIỚI - Nghiên cứu về lịch sử Ấn Độ, quá trình đấu tranh giành độc lập, vai trò của các nhà lãnh tụ và tình hình kinh tế - xã hội của Ấn Độ sau khi giành được độc lập có những công trình tiêu biểu sau: Cuốn sách “India’s struggle for Independence 1857 - 1947” (1987) (Cuộc 8 đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ giai đoạn 1857 – 1947) [89] của 5 tác giả, trong đó có một sử gia nổi tiếng của Ấn Độ BiPan Chandra. Đây là công trình khái quát lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của Ấn Độ, bắt đầu từ cuộc chiến binh đầu tiên năm 1857 đến thắng lợi cuối cùng năm 1947. Nội dung của cuốn sách đi sâu phân tích những tác động và hệ quả của các phong trào đấu tranh khác nhau và các nhà lãnh đạo Ấn Độ dẫn dắt các phong trào đó; phần lớn nội dung viết về Đảng Quốc đại Ấn Độ trong việc lãnh đạo đấu tranh giành độc lập dân tộc; trong đó nhấn mạnh vai trò của Mahatma Gandhi trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của Ấn Độ và lý giải vì sao nhân dân Ấn Độ gọi ông là vị Cha già của dân tộc. Đây là tư liệu quan trọng, không chỉ có giá trị tổng kết lịch sử; mà còn được kế thừa, áp dụng trong quá trình điều hành đất nước đối với các Chính phủ Ấn Độ qua các thời kỳ, làm cơ sở cho việc nghiên cứu quá trình củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ. Cuốn “India since transition” (1956) (Tạm dịch là: Ấn Độ kể từ khi chuyển giao chính quyền) [154] của tác giả Romesh Thapar giới thiệu về lịch sử Ấn Độ giai đoạn sau năm 1947 dưới sự tác động của trật tự thế giới hai cực Yalta và những chính sách của chính quyền Thủ tướng J. Nehru đối với các vấn đề quốc tế và nội bộ đất nước Ấn Độ. “Ấn Độ hôm nay và ngày mai” (1960) [48] của tác giả R.P. Dutt được nhà xuất bản Sự thật dịch từ cuốn “India today” cho độc giả thấy được thực trạng về cảnh nghèo khổ của Ấn Độ; nền thống trị của Anh và chủ nghĩa đế quốc hiện đại ở Ấn Độ; phong trào dân tộc và ba giai đoạn của cuộc đấu tranh dân tộc ở Ấn Độ; sự phát triển của giai cấp công nhân; những vấn đề về dân chủ ở Ấn Độ... Cuốn sách “A history of India” (1998) (Lịch sử Ấn Độ) [109] của hai giáo sư người Đức Hurmann Kulke và Dietmar Rothermund. Ấn ph m đã giới thiệu khái quát về lịch sử Ấn Độ bắt đầu từ thời tiền sử đến quá trình bị xâm chiếm và cai trị bởi chủ nghĩa thực dân; quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ; sự chia cắt đất nước Ấn Độ sau khi giành độc lập. Tác giả cũng nhấn mạnh đến những sức mạnh về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa đã tạo nên một lịch sử của tiểu lục địa Ấn Độ trong thời kỳ đầu của nền cộng hòa. Tác ph m thiên về đề cập đến yếu tố cấu trúc hơn là liệt kê các sự kiện theo thời gian. Tiếp theo cuốn “India’s struggle for Independence 1857 - 1947”, sử gia nổi 9 tiếng người Ấn Độ BiPan Chandra lại cho ra đời ấn ph m “India after independence” (2008) (Ấn Độ kể từ khi giành độc lập) [90]. Tác ph m đã phân tích những khó khăn, thách thức và những thành tựu Ấn Độ đã đạt được trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Cuốn sách cũng miêu tả quá trình soạn thảo hiến pháp Ấn Độ và những chính sách về kinh tế, chính trị trong thời đại của J.Nehru được phát triển như thế nào. Tác giả tập trung đi sâu vào phân tích quá trình củng cố độc lập dân tộc, những vấn đề còn nhiều tranh cãi giữa các đảng phái chính trị ở chính quyền trung ương với các bang, vấn đề Punjab... Đồng thời, tác giả cũng mang tới cho độc giả những thông tin về sự thất bại của Liên minh dân chủ quốc gia trong cuộc tổng tuyển cử 2004, sự vươn lên cầm quyền của Liên minh cấp tiến quốc gia và thỏa thuận hạt nhân giữa Ấn Độ và Mỹ. Ngoài việc phân tích những cải cách kinh tế từ năm 1991, cải cách ruộng đất và cuộc cách mạng xanh, phiên bản mới này còn đưa ra bức tranh tổng quan về nền kinh tế Ấn Độ trong thiên niên kỷ mới. Đặc biệt, ấn ph m còn khái quát vai trò lãnh đạo của các lãnh tụ qua các thời kỳ như Jawaharlal Nehru, Indira Gandhi, Jayaprakash Narayan, Lal Bahadur Shastri, Rajiv Gandhi, Vishwanath Pratap Singh, Atal Bihari Vajpayee and Manmohan Singh. Đây là nguồn tài liệu có giá trị quý báu, tham khảo rất lớn cho luận án. Cuốn “The emergence of modern India” (1981) (sự trỗi dậy của Ấn Độ hiện đại) [84] của nhà ngoại giao người Ấn Độ Arthur Lall. Tác giả là một trong số những người được sống và làm việc giữa hai thời kỳ lịch sử của Ấn Độ (thời kỳ thuộc địa và kỷ nguyên độc lập). Sau khi nước Cộng hòa Ấn Độ được thành lập, ông đã tham gia làm việc trong chính phủ của J.Neru. Vì vậy, công trình này của ông giới thiệu về lịch sử Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XX, thời kỳ Ấn Độ dưới sự thống trị của đế quốc Anh với sự phát triển về văn hóa, sự khác biệt về tôn giáo, chính trị đạo đức. Đồng thời, tác giả cũng cung cấp cho độc giả những dữ liệu về Ấn Độ sau khi giành độc lập dân tộc từ tay đế quốc Anh; chính sách đối ngoại dưới thời J.Neru, cuộc đàm phán với Trung Quốc về tranh chấp biên giới năm 1962; các vấn đề chính trị dưới thời bà Indira Gandi. “A history of modern India”(2014) (Lịch sử Ấn Độ hiện đại) [117] một tác ph m của nhà sử học người Mexico, Ishita Banerjee-Dube, đây là cuốn giáo trình 10 rất hữu ích cho các học giả nghiên cứu về lịch sử Ấn Độ. Cuốn sách miêu tả khá toàn diện về lịch sử Ấn Độ thế kỷ XVIII và thế kỷ XX, thời kỳ đặc trưng của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa dân tộc và sự vươn mình của một Ấn Độ độc lập. Ấn ph m tái hiện những bàn luận mang tính lịch sử về giới tính, môi trường sinh thái, địa vị xã hội và lao động của xã hội Ấn Độ thời bấy giờ. Tác ph m kết hợp phân tích về một Ấn Độ thuộc địa và một Ấn Độ độc lập để nhấn mạnh đến ý thức hệ, các chính sách và quá trình định hình một nhà nước thuộc địa cũng như một nhà nước Ấn Độ độc lập như thế nào. Cuốn sách “5000 năm lịch sử và văn hóa Ấn Độ” (2010) [1] của tác giả Anjana Mothar Chandra. Cuốn sách đã giới thiệu khái quát các giai đoạn chính của đất nước Ấn Độ từ những ngày đầu của nền văn minh lưu vực sông Ấn đến sự chia cắt đau thương của một tiểu lục Ấn Độ; những nét văn hóa đặc trưng của đất nước và con người Ấn Độ. Đặc biệt, phần cuối của cuốn sách đã phác họa một Ấn Độ chuyển mình sau những cơn khủng hoảng kinh tế vào năm 1991. Với những chính sách đổi mới của các nhà lãnh đạo Ấn Độ qua từng thời kỳ, Ấn Độ đang từng bước gây dựng hình ảnh ấn tượng của mình trên toàn thế giới. “Jawaharlal Nehru: A biograph - Vol 2: 1947 - 1956, Vol 3: 1956 - 1964” (Tiểu sử Jawaharlal Nehru Tập 2, Tập 3) [158] của tác giả Sarvepalli Gopal. Vol 2 thuật lại chín năm đầu của Thủ tướng Jawaharlal Nehru cầm quyền; miêu tả và phân tích những vấn đề của Ấn Độ và thế giới; cuộc đấu tranh giữa Ấn Độ và Pakistan về vấn đề Kashmir; cuộc bầu cử tự do đầu tiên của Ấn Độ, khủng hoảng vấn đề Triều Tiên và kênh đào Suye. Đồng thời, tác giả cũng nhấn mạnh đến vai trò của J.Nehru đối với sự nghiệp dân tộc của Ấn Độ và trên trường quốc tế. Ông được đánh giá là ánh sáng của châu Á, đạt tới đỉnh cao của quyền lực. Vol3 là tập cuối cùng về tiểu sử và cuộc đời của Jawaharlal Nehru. Ấn ph m số 3 này nói về tám năm cuối cùng của cuộc đời ông trên cương vị là Thủ tướng Ấn Độ với những nỗ lực, hy sinh để duy trì sự phát triển của nền kinh tế và sự tiến bộ xã hội của người dân Ấn Độ nhưng không làm mất đi những nguyên tắc trong chính sách ngoại giao của ông ngay cả khi quan hệ với Trung Quốc xấu đi, mà đỉnh cao là cuộc xâm lược với quy mô lớn ở Phía Đông và Phía Tây của biên giới hai nước. 11 “Mahatma Gandhi: Người đã giải phóng Ấn Độ và dẫn dắt thế giới vào cuộc đổi thay bất bạo động” (2000) [39] của tác giả Michael Nicholson. Cuốn sách tổng hợp những câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của vĩ nhân Mahatma Gandhi, cái chết của ông và những cống hiến của Gandhi cho Ấn Độ và thế giới. Cuốn “The Politics of India since Independence” (1994) (Tình hình chính trị Ấn Độ kể từ khi giành độc lập) [147] của giáo sư người Mỹ Paul R. Brass, được tác giả viết vào giữa những năm 1986 - 1989 phản ánh những lo ngại của tác giả về bộ máy chính quyền thời kỳ hậu J.Nehru trong việc hoạch định chính sách và kiểm soát các nguồn lực kinh tế. Tất cả những nỗ lực của nhà lãnh đạo thời kỳ này đang tạo ra những phản ứng ngược. Các tổ chức chính trị bị xói mòn về tư tưởng, bạo lực và xung đột sắc tộc, tôn giáo, giai cấp, văn hóa giữa các vùng miền đang có nguy cơ gia tăng. Trước tình hình đó, tác giả đặt ra một vấn đề cần tranh luận là: Nên chăng Ấn Độ cần phải thay đổi lãnh đạo với những chính sách mới để phát triển đất nước? - Nghiên cứu về những chính sách mà Ấn Độ triển khai để củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc trên các lĩnh vực và sự trỗi dậy của Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI...: Cuốn sách “India’s Foreign Policy and Its Neighbours” (2001) (Chính sách đối ngoại của Ấn Độ và các nước láng giềng) [123] của tác giả J.N. Dixit với hai phần lớn: Phần 1: Chính sách đối ngoại của Ấn Độ (India’s foreign policy); Phần 2: Các nước láng giềng của Ấn Độ (India’s neighbours). Công trình là tập hợp những nghiên cứu của tác giả trong nhiều năm đã được đăng trên các tờ tạp chí uy tín của Ấn Độ và thế giới. Ấn ph m đã phân tích tổng quan chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong bối cảnh thế giới sau chiến tranh lạnh với những thay đổi về cục diện chính trị, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, toàn cầu hóa... Đặc biệt, sự tan rã của Liên Xô đã tác động đến Ấn Độ trên mọi bình diện, những biến động chính trị ở khu vực Trung Á, Nam Phi, mối quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc, Ấn Độ Mỹ và Ấn Độ với các nước láng giềng, những thách thức rất gay gắt đối với chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Trong phần 2 của tác ph m, tác giả luận giải các nhân tố chính trị trong nước của Pakistan tác động đến chính sách của Ấn Độ, mối quan hệ giữa Ấn Độ với các nước Bangladesh, Trung Quốc, Nepal, Myanmar. Cuốn sách chứa đựng những đánh giá và quan điểm cá nhân của tác giả về những di n biến 12 đang di n ra gợi mở cho các nhà nghiên cứu những tranh luận, bàn luận cũng như có thể hình dung ra một chính sách đối ngoại đương thời của Ấn Độ. Đây là nguồn tài liệu rất hữu ích để tham khảo cho luận án của mình. Cuốn “India in the Contemporary World” (2014) (Ấn Độ trong thế giới đương đại) [120] là tập hợp nghiên cứu của nhiều tác giả nổi tiếng của Ấn Độ, Ba Lan và các nước, do các tác giả Jakub Zaiaczkowski, Jivanta Schottli, Manish Thapa đồng chủ biên. Cuốn sách là công trình nghiên cứu chuyên sâu về Ấn Độ đương đại trên các bình diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quan hệ quốc tế. Phần 1 gồm 5 chương các tác giả đi sâu luận giải về nền dân chủ phản thực tế ở Ấn Độ, vấn đề bầu cử, hệ chu n về văn hóa. Phần 2 gồm 3 chương phân tích về những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế của Ấn Độ như tác động của toàn cầu hóa đến nền kinh tế Ấn Độ, khu vực dịch vụ, hệ thống ngân hàng. Phần 3 gồm 7 chương đề cập đến chính sách đối ngoại và chính sách an ninh của Ấn Độ. Phần 4 gồm 4 chương nhấn mạnh đến mối quan hệ Ấn Độ - Liên minh Châu Âu (EU). Cuốn “India’s Foreign Policy: Retrospect and Prospect” (Chính sách đối ngoại của Ấn Độ: Nhìn lại và triển vọng) (2010) [159] là tập hợp những nghiên cứu của 15 tác giả trên thế giới và do giáo sư Sumit Ganguly chủ biên. Cuốn sách cung cấp cho độc giả những nghiên cứu sâu sắc về chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ năm 1947 đến nay và được thể hiện qua mối quan hệ của Ấn Độ với các nước láng giềng cũng như các nước lớn trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Nga. Tất cả các chương của cuốn sách được các tác giả sử dụng phương pháp tiếp cập lý thuyết cấp độ trong quan hệ quốc tế (cấp độ hệ thống, cấp độ quốc gia và cấp độ cá nhân), các yếu tố này tác động đến chính sách đối ngoại của Ấn Độ như thế nào? Từ việc phân tích mối quan hệ của Ấn Độ với các nước, ba chương cuối của ấn ph m, tác giả đưa ra phân tích vấn đề cốt lõi trong chính sách hạt nhân, chính sách kinh tế và chính sách năng lượng của Ấn Độ được định hình và phát triển như thế nào. Đây là một công trình nghiên cứu rất hữu ích cho các học giả nghiên cứu về Ấn Độ. Tiến sĩ Harish Kapur, chuyên gia về quan hệ quốc tế người Thụy Sỹ với tác ph m “Foreign policies of India’s Prime Ministers” (2013) (Chính sách đối ngoại của các Thủ tướng Ấn Độ) [108]. Cuốn sách là một công trình chuyên khảo nghiên cứu 13 về chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ khi giành độc lập năm 1947. Công trình là bức tranh toàn cảnh về chính sách đối ngoại của các Thủ tướng Ấn Độ qua các thời kỳ từ nhà lãnh đạo đầu tiên Jawaharlal Nehru đến Thủ tướng Momanhan Singh. Mỗi đời Thủ tướng tương ứng một chương của cuốn sách trong đó tập trung vào phân tích chính sách đối ngoại của họ, bắt đầu từ việc nhận thức của họ về tình hình quốc tế, khu vực đến việc định hình chính sách và cách thức triển khai. Kết thúc mỗi chương là sự đánh giá vai trò của các thủ tướng và chính sách của họ đối với sự phát triển của đất nước Ấn Độ. Cuốn “India - US Relations and Asian Rebalancing” (2015) (Quan hệ Ấn - Mỹ và chiến lược tái cân bằng châu Á) [128] của tác giả Josukutty C.A là tập hợp 13 bài nghiên cứu của các học giả về vi n cảnh trỗi dậy ở châu Á - Thái Bình Dương. Các bài viết nhấn mạnh sự trỗi dậy của châu Á về kinh tế và quân sự tạo thành một sự phát triển quan trọng nhất trong chính trị quốc tế sau Chiến tranh lạnh. Nó đã tạo ra một trật tự thế giới mới nơi mà các nước lớn có dấu hiệu cân bằng quyền lực. Mục tiêu và lợi ích của Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia khu vực cùng với vai trò chiến lược của Biển Hoa Đông và Biển Đông đã khiến cho khu vực này càng trở nên năng động. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và tham vọng bá chủ ở châu Á đã thách thức vị trí đứng đầu của Mỹ. Trước bối cảnh đó, Ấn Độ và Mỹ tăng cường quan hệ để kiềm chế sự bành chướng của Trung Quốc. Bản báo cáo đặc biệt của Trung tâm nghiên cứu xung đột và hòa bình Ấn Độ (IPCS) năm 2009 với tựa đề “India - Asean Relations – Analysing Regional Implications” (Quan hệ Ấn Độ - ASEAN- phân tích hàm ý khu vực) [146] đã phân tích lịch sử mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN, sự nổi lên của chủ nghĩa khu vực tại Đông Nam Á đã thu hút sự quan tâm của Ấn Độ; lợi ích của ASEAN tại Ấn Độ cũng như lợi ích của Ấn Độ tại ASEAN và các hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai bên. “Rediscovering Asia: Evolution of India’s Look East Policy” (Khám phá lại châu Á - bước phát triển mới của Chính sách hướng của Đông Ấn Độ) [150] của tác giả Prakash Nanda. Ý tưởng viết cuốn sách này bắt đầu vào năm 1999 khi ông sang học tập và nghiên cứu tại Hàn Quốc và là một công trình mà ông đã dày công nghiên cứu. Nội dung chính của cuốn sách đề cập đến thuật ngữ “phía Đông”, phạm 14 vi hướng Đông, những lỗ hổng cũng như các bước thăng trầm trong quan hệ Ấn Độ với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các nguyên nhân hình thành “Chính sách hướng Đông” và các bước triển khai chính sách này bằng cách tăng cường các mối quan hệ với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia. Phần cuối của cuốn sách tác giả đề cập đến những thách thức trước mắt mà Ấn Độ phải đối mặt trong đó có yếu tố Trung Quốc. Học giả người Pháp Isabelle Saint-Mézard với ấn ph m “Eastward Bound: India’s New Positioning in Asia” (2006) (Hướng về phía Đông: vị trí mới của Ấn Độ ở châu Á) [118]. Trong cuốn sách này, tác giả phân tích Chính sách hướng Đông một cách toàn diện, xâu chuỗi sự phát triển với những đặc trưng của nó trong vòng hơn một thập kỷ rưỡi qua. Tác giả tập trung vào phân tích khía cạnh kinh tế chính trị của chính sách. Đồng thời, bà nhấn mạnh đến tính nhiều mặt của nó liên quan đến ý thức hệ, văn hóa và khía cạnh an ninh. Nghiên cứu của bà cũng đề cập đến phản ứng của các quốc gia và tổ chức khu vực ở Đông Á đối với chính sách này của Ấn Độ. Công trình nghiên cứu khẳng định rằng Chính sách hướng Đông đem lại sự gắn kết về chiến lược, thể chế, chính trị, kinh tế với Đông Á và rộng hơn là khu vực châu Á. Cuối ấn ph m, tác giả khẳng định Chính sách hướng Đông trở thành một hướng đối ngoại mới của Ấn Độ thời kỳ sau Chiến tranh lạnh. Tiến sỹ David.A.Robinson, Viện nghiên cứu Future Directions International, AustraliaFuture Directions International, Australia với bài nghiên cứu “India’s Rise as a Great Power” (2011) (Ấn Độ - một cường quốc trỗi dậy) [94],. Đây là công trình nghiên cứu về sự “trỗi dậy” của Ấn Độ về mặt kinh tế, những thay đổi về chính sách đối ngoại trong mối tương quan cân bằng chiến lược với Mỹ, Trung Quốc, Nga và triển vọng tương lai của Ấn Độ hướng tới trở thành cường quốc thế giới. Ấn ph m “India’s rise as Asian power, Nation, Neighborhood and Region” (2014) (Ấn Độ nổi lên như là một cường quốc châu Á, các vấn đề trong nước, láng giềng và khu vực) [155] của tác giả Sandy A Gordon. Ông không đi sâu vào phân tích sự trỗi dậy của Ấn Độ như thế nào mà tác giả phân tích những thách thức mà Ấn Độ phải đối mặt cả trong nước cũng như trong khu vực trong quá trình trỗi dậy như tình trạng khủng bố, bạo lực, tranh chấp biên giới, thiếu nước. Gordon nhấn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan