Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Phuong skkn

.DOC
46
263
102

Mô tả:

HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM CHÍ PHÈO THEO HỆ THỐNG CÂU HỎI LIÊN TƯỞNG, TƯỞNG TƯỢNG
UBND TỈNH HẢI DƯƠNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM CHÍ PHÈO THEO HỆ THỐNG CÂU HỎI LIÊN TƯỞNG, TƯỞNG TƯỢNG Năm học 2013 - 2014 1 Phần 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm Chí Phèo theo hệ thống câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng” 2. Lĩnh vực áp dung sáng kiến: Phương pháp dạy học bộ môn 3. Tác giả: Họ và tên: Đỗ Thị Phượng Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn trường THPT Gia Lộc II Điện thoại: 0976.296.107 4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Với giáo viên: trong quá trình thiết kế bài học cần bám sát mục tiêu bài học; xây dựng hệ thống câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng đặt trong hệ thống câu hỏi của toàn bài; dự kiến được các tình huống phát sinh trước hoạt động liên tưởng, tưởng tượng của học sinh. - Với học sinh: bên cạnh việc học và soạn bài cần chuẩn bị tâm thế chủ động khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm, tìm được hứng thú học tập sẽ làm cho quá trình liên tưởng, tưởng tượng đi vào quỹ đạo từ đó cung cấp chất liệu cho liên tưởng, tưởng tượng. HỌ TÊN TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ĐỖ THỊ PHƯỢNG 2 TÓM TẮT SÁNG KIẾN Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp và tích cực đang từng bước đem lại cho môn Ngữ văn những khởi sắc đáng ghi nhận. Góp phần vào thành công của một giờ dạy tác phẩm văn chương có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống câu hỏi của giáo viên. Với đề tài “Hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm Chí Phèo theo hệ thống câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng” sẽ giúp học sinh rèn luyện tư duy văn học (tư duy đặc trưng bộ môn Ngữ văn), đồng thời cũng tìm ra những giá trị hiện đại trong tác phẩm gắn lý thuyết sách vở với thực tế cuộc sống. Trên cơ sở lí luận bản mô tả sáng kiến chỉ ra được vai trò của câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng và xu hướng dạy học tích hợp trong việc biên soạn sách giáo khoa, chương trình trong nhà trường phổ thông hiện nay. Qua khảo sát thực tế dạy học bản mô tả sáng kiến cũng chỉ ra thực tế việc sử dụng câu hỏi trong dạy học tác phẩm Chí Phèo của các sách Thiết kế bài giảng, của các đồng nghiệp đang giảng dạy môn Ngữ văn hiện nay để làm căn cứ cho việc đề xuất các biện pháp dạy học. Những biện pháp được đề xuất trên hai hướng: + Thứ nhất là liên tưởng, tưởng tượng trong nội bộ tác phẩm nhằm mục đích rèn luyện tư duy văn học cho học sinh. + Thứ hai là liên tưởng, tưởng tượng ngoài tác phẩm nhằm mục đích gắn lý thuyết của tác phẩm với hiện thực cuộc sống để định hướng, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Thiết kế bài học Chí Phèo, phù hợp với hệ thống câu hỏi đã được đề xuất ở biện pháp và đáp ứng được mục tiêu đặt ra của bài học. 3 Phần 2 MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Liên tưởng, tưởng tượng - Liên tưởng là sự tái hiện hiện thực nhờ liên hệ giữa hiện thực đang có với hiện thực đã có, đã qua có nghĩa là từ việc này, hình ảnh này đang diễn ra trong quá trình tâm lí thì nghĩ đến việc khác, hình ảnh khác có cùng thể loại, cũng có thể khác loại nhưng cùng nằm trong trường liên tưởng. - Tưởng tượng: “Là hoạt động của nhận thức mà trong quá trình nhận thức ấy con người tạo ra những biểu tượng, tình huống trong ý nghĩ, tư tưởng, đồng thời dựa vào những hình tượng còn giữ lại trong kí ức từ kinh nghiệm cảm giác trước kia và có đổi mới, biến đổi các thứ ấy” (Trần Đăng Suyền). Như vậy có thể hiểu đơn giản tưởng tượng là việc con người dựng lên trong óc mình những hình ảnh con người, sự vật, sự kiện mới chưa từng được tri giác hoặc chưa có trong hiện thực. Việc liên tưởng, tưởng tượng sẽ giúp học sinh có được cái nhìn nhiều chiều trên cùng một vấn đề biết quan sát, liên kết những cái đã có để hình dung ra cái chưa có. Đây là cách mà học sinh sẽ là đồng tác giả của tác phẩm. Và cũng giúp học sinh rèn luyện tư duy văn học, gắn lí thuyết, hình tượng trong tác phẩm với hiện thực cuộc sống để những kiến thức trong sách vở không còn là lý thuyết suông. 1.1.2. Dạy học theo hướng tích hợp, tích cực Dạy học tích hợp có hai chiều hướng là tích hợp dọc và tích hợp ngang. Tích hợp dọc trong bộ môn Ngữ văn là chương trình được biên soạn thành một cuốn sách bao gồm ba phân môn Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn. Cho nên dạy đọc hiểu tác phẩm văn học không thể nào tách rời với các phân môn khác. Chính sự tích hợp này nên cảm giác về ranh giới, về tính độc lập của mỗi phân môn đã trở nên mờ nhạt đi rất nhiều, thay vào đó là sự hòa hợp hỗ trợ cho nhau khá hợp lí, mạch lạc: trong Văn có Tiếng Việt, Làm văn, Tiếng Việt, Làm văn có trong Văn, lý thuyết luôn đi đôi với thực hành. 4 Theo khung chương trình thì môn Ngữ văn bậc THPT được biên soạn theo sự kế thừa kỹ năng, kiến thức của cấp THCS. Ví dụ trong chương trình THCS học bài Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến), tác gia Nguyễn Du, tóm tắt Truyện Kiều và đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, Lão Hạc (Nam Cao), Làng (Kim Lân), Bến quê (nguyễn Minh Châu... Sang chương trình Ngữ văn THPT học sinh được tiếp tục học lại về tác gia Nguyễn Du và thêm một số đoạn trích dài hơn, sâu sắc hơn như “Trao duyên”, “Nỗi thương mình”, “Chí khí anh hùng”, “Thề nguyền”. Lên lớp 11 học sinh tiếp tục học tác giả Hồ Xuân Hương nhưng với bài Tự tình II và Nguyễn Khuyến với bài Câu cá mùa thu, Nam Cao với Chí Phèo. Lớp 12 tác giả Kim Lân với “Vợ nhặt”, Nguyễn Minh Châu với “Chiếc thuyền ngoài xa”. Tích hợp ngang chính là việc môn Ngữ văn sẽ phải tích hợp liên môn với các môn học khác như Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Tin học và kiến thức xã hội. Đồng thời tích hợp các chủ đề do Bộ Giáo dục yêu cầu như: Bảo vệ môi trường, Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Rèn kỹ năng sống. Xuất phát từ bản chất và vai trò, tích hợp đã chỉ rõ: Tích hợp là sự hợp nhất, liên kết giữa các phân môn trong bộ môn, giữa các bộ môn có liên quan, là sự sâu chuỗi những đơn vị kiến thức ở những bài học khác nhau nhưng có quan hệ hỗ trợ nhau, để hạn chế tình trạng quá tải, trùng lặp, dư thừa kiến thức, tiết kiệm được thời gian đào tạo, phát huy tư duy tổng hợp và như vậy sẽ đào tạo được con người năng động, sáng tạo. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực tiễn sử dụng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong dạy học tác phẩm văn chương Trong xu hướng chung của việc đổi mới tác phẩm văn chương hiện nay và tình hình học sinh ngày càng không thích học các môn xã hội trong đó có môn Ngữ văn thì vấn đề sử dụng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng thực sự chưa được chú trọng. Khi được hỏi một số giáo viên về việc có thường xuyên sử dụng hệ thống câu hỏi liên tưởng, tượng tưởng trong dạy học tác phẩm văn chương hay không, tôi đã nhận được những câu trả lời như sau: - Học sinh trường mình đầu vào chất lượng thấp, những kiến thức rõ ràng mười mươi còn chẳng biết, chẳng nhớ thì lấy đâu ra tư duy văn học qua liên tưởng, tưởng tượng. - Trong tiết học giáo viên chỉ cung cấp kiến thức cơ bản cũng mệt nhoài đối với những học sinh này thì còn đâu thời gian để khơi gợi trí tưởng tượng, cảm xúc…Nếu làm như vậy thì chỉ thu được kết quả là cháy giáo án. 5 - Em cũng thử rồi, học sinh toàn tưởng tượng sai lệch cả, gọi nhận xét, đánh giá thì chờ mãi chẳng có học sinh nào phát biểu, gọi thì học sinh đứng lên rồi im lặng, đành cho ngồi xuống rồi tự mình thuyết giảng. 1.2.2. Thực tiễn sử dụng câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong tác phẩm Chí Phèo Đây là một tác phẩm được giảng dạy trong thời gian dài ở nhà trường THPT. Tuy nhiên đứng trước một tác phẩm văn chương mỗi giáo viên sẽ có cách hướng dẫn học sinh đọc hiểu khác nhau và sử dụng hệ thống câu hỏi khác nhau. Tôi đã tiến hành so sánh việc sử dụng câu hỏi trong cuốn “Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11” của Nguyễn Văn Đường, cuốn “Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11” của Nguyễn Hải Châu (chủ biên), bài giảng của hai giáo viên trong trường mà tôi đã dự giờ trong năm học 2012 – 2013, kỳ 1 năm học 2013 – 2014. Hệ thống câu hỏi được sử dụng trong các bài này như sau: 1.2.2.1. Hệ thống câu hỏi được sử dụng trong cuốn “Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11” của Nguyễn Văn Đường 6 1. Hình ảnh làng Vũ Đại – hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng tám - GV hỏi: vì sao lại nhận xét như trên? - HS suy luận, trả lời. - Định hướng 2. Hình tượng Chí Phèo a. Ra tù trong cơn say đến nhà bá Kiến gây sự * GV giới thiệu ngắn gọn về cuộc đời của Chí Phèo, từ anh Chí trở thành Chí Phèo. - Vì sao Chí Phèo lại chửi bới lung tung như vậy? Có phải chỉ vì say rượu, không làm chủ được ý thức của mình hay còn vì những lí do nào khác? Nhận xét ngôn ngữ kể, tả, phân tích tâm lí của tác giả trong đoạn văn mở đầu? - Phân tích hình dáng, ăn mặc, lời nói, cử chỉ và hành động của Chí Phèo sau khi ra tù. Qua đó nhà văn muốn nói lên vấn đề gì? b. Mối tình Chí Phèo – thị Nở * GV kể ngắn gọn lai lịch thị Nở, hoàn cảnh gặp gỡ giữa Chí Phèo và thị Nở - Khi tỉnh dậy, Chí Phèo nhìn thấy gì và nghe thấy gì? Tâm trạng của Chí như thế nào? Tại sao lại có sự biến chuyển như thế? - Phân tích ý nghĩa hình ảnh bát cháo hành đối với Chí Phèo, thị Nở? - Khi bị thị Nở từ chối chung sống, Chí Phèo đã đau khổ, uất hận như thế nào? Tâm trạng ấy dẫn tới kết quả gì? c. Cuộc trả thù và tự sát của Chí Phèo ở nhà bá Kiến - Phân tích câu nói của Chí Phèo với bá Kiến trong lần đối thoại cuối cùng giữa hai người, đặc biệt chú ý những câu: Tao muốn làm người lương thiện. Không được! ai cho tao lương thiện?... d. Hành động cuối cùng của Chí Phèo: đâm chết bá Kiến rồi tự sát Vì sao Chí Phèo lại có hành động trên? Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo? 3. Hình tượng nhân vật bá Kiến * GV điểm qua ngoại hình, nhân cách, cách bóc lột và cai trị nhân dân của bá Kiến 7 1.2.2.2. Hệ thống câu hỏi được sử dụng trong cuốn “Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11” - Nguyễn Hải Châu (chủ biên) 8 1. Nhân vật Chí Phèo - Chí Phèo được sinh ra như thế nào? - Vì sao Chí Phèo phải đi ở tù? - Ở tù về Chí Phèo là người như thế nào? Em có suy nghĩ gì về việc đó? - Cách vào truyện của Nam Cao có gì độc đáo? Hãy nêu ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo? - Cuộc gặp gỡ thị Nở có ý nghĩa như thế nào với cuộc đời Chí Phèo? - Tác giả đã miêu tả tâm trạng Chí như thế nào khi gặp gỡ với thị Nở? - Chí Phèo đã thức tỉnh như thế nào sau khi gặp thị Nở? - Diễn biến tâm trạng Chí Phèo khi thị Nở nghe lời bà cô khước từ tình yêu của Chí Phèo? - Bi kịch bị cự tuyệt làm người được thể hiện như thế nào? - Em có suy nghĩ gì về bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo? - Tư tưởng nhân đạo mới mẻ và sâu sắc của Nam Cao? 2. Nhân vật bá Kiến GV kể sơ lược và khái quát tính cách, bản chất của nhân vật 9 1.2.2.3. Hệ thống câu hỏi được sử dụng trong giáo án của giáo viên * Giáo viên A 10 1. Hiện thực làng Vũ Đại - Làng VĐ là 1 làng quê như thế nào? - Những mâu thuẫn cơ bản của làng VĐ là những mâu thuẫn nào? - Dựng lên hiện thực làng VĐ với mục đích gì? - Chân dung Bá Kiến hiện lên như thế nào? - Đời sống riêng của con người này? - Thủ đoạn thống trị của BK là gì? 2. Hình tượng nhân vật Chí Phèo. - Chí Phèo có màn ra mắt độc đáo như thế nào trong đoạn văn mở đầu truyện ngắn này? - Cách vào đề như vậy có độc đáo không? Vì sao? - Có ý 2 kiến cho rằng : + Tiếng chửi của Chí Phèo là tiếng chửi vu vơ, vô thức của những người say rượu. + Đây là tiếng lòng của một người đang đau đớn, bất mãn. Theo em 2 ý kiến trên ý kiến nào đúng? - Tại sao nói Chí Phèo đã bị lão cường hào bá Kiến và nhà tù thực dân làm cho tha hoá? - Quá trình tha hóa của Chí còn tiếp tục diễn ra như thế nào? - Tại sao nói sự tha hoá ở Chí Phèo mang tính qui luật? - Qua sự tha hoá của Chí Phèo em có nhận xét gì về ý nghĩa tư tưởng của mạch tha hoá và ý nghĩa toát lên từ hình tượng này? - Việc gặp thị Nở đã có ý nghĩa như thế nào trong tâm hồn Chí? Những gì đã diễn ra trang tâm hồn Chí sau cuộc gặp gỡ đó? - Ước nguyện của Chí Phèo có thành hiện thực không? Vì sao? - Thị Nở đã cự tuyệt như thế nào? - Vì sao Chí lại đến nhà bá Kiến để giết hắn mà không đến nhà thị Nở để đâm chết bà cô thị như hắn đã dự định? - Theo em hành động đâm chết bá Kiến rồi tự sát cho thấy điều gì? - Nam Cao đặc biệt khắc hoạ, tô đậm đặc điểm nào ở người nông dân? Qua đó nhà văn đặt ra vấn đề gì? 11 * Giáo viên B 1. Hình ảnh làng Vũ Đại - Hình ảnh làng Vũ Đại được tác giả miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì? 2. Hình tượng nhân vật Chí Phèo. - Phân tích hình ảnh Chí Phèo trước khi đi tù - Em có nhận xét gì về Chí Phèo trong 20 năm đầu của cuộc đời? - Sau khi ở tù về Chí Phèo có sự thay đổi như thế nào? Qua đó nhà văn Nam Cao muốn nói điều gì? - Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và thị Nở diễn ra như thế nào? ý nghĩa của cuộc gặp gỡ đó đối với cuộc đời Chí? - Tình thế nào dẫn đến việc Chí Phèo giết chết bá Kiến rồi tự sát? Qua đó nhà văn Nam Cao muốn nói điều gì? III. Tổng kết - Nêu và nhận xét những nét nghệ thuật đặc sắc? - HS trả lời bằng phiếu học tập GV kiểm tra sau đó chốt lại 12 1.2.3. Nguyên nhân của thực trạng * Về phía giáo viên: - Qua khảo sát thực tiễn: + Đánh giá chủ quan cho rằng học sinh học lực yếu không có khả năng tư duy văn học bằng liên tưởng, tưởng tượng. + Không kiên trì thực hiện ý tưởng khi gặp một hai giờ dạy chưa hiệu quả. + Nhiều giáo viên khi lên lớp giờ dạy tác phẩm văn chương thường đứng trước mâu thuẫn giữa thời gian thực hiện với khối lượng công việc, khiến những đầu tư thích đáng cho việc tổ chức hoạt động liên tưởng, tưởng tượng trong hệ thống làm việc tích cực của học sinh không được đảm bảo. + Một bộ phận giáo viên chưa thực sự có phương pháp dạy học tích cực thường chỉ thiên về việc phân tích ngôn từ, các thủ pháp nghệ thuật để tìm xem tác giả nói gì chứ chưa thực sự chú ý đến những phương diện khác có khả năng kích thích hứng thú, nhận thức sáng tạo của học sinh. - Qua hệ thống bài soạn của giáo viên và tài liệu tham khảo Thiết kế bài giảng: + Hệ thống câu hỏi nhiều song mới chỉ dừng lại ở việc nêu vấn đề, tái hiện kiến thức. + Có câu hỏi lí giải nhưng mới chỉ dừng lại ở việc tìm nguyên nhân vấn đề. + Chưa thực sự quan tâm đến hệ thống câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng để học sinh được tư duy theo đặc trưng bộ môn là tư duy văn học. + Chưa gắn những vấn đề đặt ra trong tác phẩm với thực tiễn cuộc sống để định hướng, giáo dục học sinh. * Về phía học sinh: + Việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh còn mang hình thức đối phó. Lên lớp lười suy nghĩ, ỷ lại vào lời giảng của thầy cô, vào văn mẫu. + Vốn hiểu biết về văn học còn nghèo nàn. + Khả năng huy động ngôn ngữ, huy động trí nhớ để xây dựng biểu tượng cho liên tưởng, tưởng tượng nghệ thuật cũng như diễn đạt còn hạn chế. + Trong nhiều trường hợp còn đồng nhất tác phẩm văn học với các hiện tượng đời sống. 13 2. Biện pháp thực hiện 2.1. Các loại câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong đọc hiểu tác phẩm văn chương 2.1.1.Câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong nội bộ tác phẩm Khi sử dụng hệ thống câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong nội bộ tác phẩm văn chương sẽ giúp học sinh có được cái nhìn đa chiều về tất cả các vấn đề của tác phẩm từ chi tiết, hình ảnh, tình huống, giọng điệu, thái độ của tác giả…Điều này giúp học sinh rèn luyện tư duy văn học. Bởi tư duy văn học chỉ có được khi dựa trên lí trí, cảm xúc, thẩm mĩ trước đối tượng văn học. Quá trình liên tưởng, tưởng tượng chịu sự tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan. Trong đó phải kể đến sự tác động mạnh mẽ của yếu tố cảm hứng, khả năng huy động, khả năng nhạy cảm khi xác đinh thông tin, khả năng cảm thụ của chủ thể tiếp nhận. Tóm lại, có thông qua hoạt động liên tưởng, tưởng tượng thì thế giới nghệ thuật của tác phẩm mới đi vào được thế giới tâm linh của người đọc. Đây là một năng lực mà tư duy văn học của học sinh phải được bồi dưỡng, định hướng. Thông qua liên tưởng, tưởng tượng sẽ chắp cánh cho học sinh thoát khỏi sự lệ thuộc vào sự vật, sự việc trước mắt để mở rộng tầm nhìn từ đó khám phá thế giới và con người, sáng tạo những sản phẩm mới, xây dựng được hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu ý nghĩa. Căn cứ vào ý nghĩa, vai trò của hoạt động liên tưởng, tưởng tượng tôi đề xuất hệ thống câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong nội bộ tác phẩm như sau: 2.1.1.1. Câu hỏi liên tưởng mối quan hệ nhân vật và hoàn cảnh, giữa không gian và thời gian nghệ thuật, giữa các nhân vật với hoàn cảnh điển hình VD: Từ nhân vật viên quản ngục, em nghĩ gì về chốn lao tù? 2.1.1.2. Câu hỏi liên tưởng giữa các chi tiết nghệ thuật, giữa các tình huống nghệ thuật, giữa các điểm sáng cùng chiều với điểm sáng ngược chiều VD: Từ biểu tượng ánh sáng trong truyện Hai đứa trẻ còn gợi cho em liên tưởng đến biểu tượng nào khác? Ý nghĩa của hai biểu tượng này là gì? 2.1.1.3.Câu hỏi liên tưởng giọng điệu tác giả với thái độ tư tưởng, quan điểm nghệ thuật của tác giả VD: Giọng điệu tác giả được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ - Người khôn, người đến chốn lao xao”? Từ giọng điệu đó, em thấy thái độ của Nguyễn Bỉnh Khiêm được bộc lộ như thế nào? 2.1.1.4. Câu hỏi tưởng tượng về cuộc nói chuyện giữa học sinh và tác giả, giữa học sinh và nhân vật VD: Sau khi học xong truyện Chiếc thuyền ngoài xa, em muốn nói gì với nhân vật người đàn bà làng chài? 2.1.1.5.Câu hỏi tưởng tượng về khả năng phát triển của hình tượng nghệ thuật VD: Hình dung tiếp về cuộc sống của người đàn bà làng chài sau khi học xong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. 14 2.1.1.6.Câu hỏi tưởng tượng tâm trạng tác giả khi lựa chọn một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu của tác phẩm VD: Tưởng tượng tâm trạng của Thạch Lam khi viết “Chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ”? 2.1.1.7.Câu hỏi tưởng tượng tâm trạng của nhân vật VD: Hình dung tâm trạng viên quản ngục khi Huấn Cao quyết định cho chữ và khi Huấn Cao lên đoạn đầu đài? 2.1.1.8. Câu hỏi tưởng tượng nhan đề khác và khả năng kết thúc của tác phẩm VD: - Thử đặt nhan đề khác cho truyện Chiếc thuyền ngoài xa? - Nếu cho viết lại kết thúc cho truyện Chí Phèo thì em sẽ kết thúc như thế nào? Hãy viết lại theo ý tưởng của em? 2.1.2. Câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng ngoài tác phẩm Tác phẩm văn chương là sản phẩm lịch sử của một thời đại và của một nhà văn ở thời đại nó ra đời. Nó có những giá trị phù hợp với thời đại, tuy nhiên với tài năng của mình các tác giả đã có những sáng tạo vượt qua khỏi tầm thời đại của mình, thậm chí còn mang giá trị dự báo cho tương lai. Vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên không chỉ hướng dẫn học sinh tìm ra giá trị lịch sử của tác phẩm mà còn phát hiện ra giá trị của nó trong thời hiện tại. Ở phần này tôi đề xuất hai loại câu hỏi như sau: 2.1.2.1. Câu hỏi liên tưởng hiện thực xác định của tác phẩm trong quan hệ với hiện thực đời sống xã hội 15 Một thực tế hiển nhiên là học sinh ngày nay các em thực tế hơn, nhanh nhạy hơn trước những vấn đề của cuộc sống. Thêm vào đó rất nhiều những vấn đề của cuộc sống hiện đại cần sự định hướng trong nhà trường. Mà học văn chính là học các làm người. Vậy thì làm thế nào để những bài học các em rút ra được từ những tác phẩm văn chương không phải là những bài học suông, là lý thuyết sách vở. Với hệ thống câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng ngoài tác phẩm học sinh sẽ nhận ra mối liên hệ xã hội giữa tác phẩm với hiện thực học sinh đang sống ngày hôm nay. Khi hướng dẫn đọc hiểu bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương tôi đã hướng dẫn học sinh liên tưởng, tưởng tượng đến những vấn đề sau: VD1: Em hiểu gì về hoàn cảnh xã hội thời Hồ Xuân Hương sinh sống? So với số phận những người phụ nữ xưa em thấy ngày nay có còn những số phận bất hạnh như thế hay không? Nguyên nhân do đâu? - HS: tự do phát biểu để bộc lộ suy nghĩ của bản thân - GV: chốt lại và trình chiếu hình ảnh để minh họa + Hãy đưa ánh mắt quan sát ra xung quanh các em có thể bắt gặp rất nhiều những hoàn cảnh đáng thương cảm. Họ là ai: có thể là những cô thanh niên xung phong trở về sau cuộc chiến, là những người phụ nữ kém nhan sắc, bị tật nguyền, là những người phụ nữ lận đận đường tình duyên... + Cuộc sống hiện nay người phụ nữ có cơ hội làm việc để khẳng định bản thân trong xã hội, có quyền được hưởng hạnh phúc rất đời thường. Người phụ nữ được xã hội bảo vệ, bênh vực và tạo điều kiện để phát triển (người phụ nữ có quyền làm mẹ đơn thân)… Vậy Hồ Xuân Hương không chỉ nói về mình mà nói hộ tiếng lòng của những người cùng cảnh ngộ. Vì vậy các em hãy mở rộng tấm lòng để đồng cảm, chia sẻ với khát vọng của họ. Bởi “người với người sống để yêu nhau, sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cuộc đời này cần lắm những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia. VD2: Từ sự phản kháng của thiên nhiên và con người trong 2 câu thơ luận em rút ra bài học gì cho bản thân mình? Nhìn vào cuộc sống xung quanh em biết câu chuyện nào, tấm gương nào có sự nỗ lực vượt lên hoàn cảnh hay không? Suy nghĩ của em trước những số phận ấy là gì? - HS tự rút ra bài học theo cảm nhận của bản thân. - GV định hướng: 16 + Người phụ nữ ở đây bẽ bàng trước duyên phận nhưng không chấp nhận hoàn cảnh, số phận mà đầy bản lĩnh trong sự phản kháng quyết liệt, mạnh mẽ. Đây là một hình tượng đáng để giới trẻ hiện nay học tập. Học sinh THPT là lứa tuổi bắt đầu trưởng thành, các em chưa có nhiều va chạm trong cuộc sống. Ở lứa tuổi này các em nuôi khá nhiều ước mơ về tình yêu, tình bạn, con đường học vấn. Có những ước mơ trở thành hiện thực nhưng cũng có những ước mơ khiến các em thất vọng. Vì vậy điều cần nhất ở các em là nghị lực, là sự quyết tâm vượt lên hoàn cảnh để làm chủ số phận, làm chủ hoàn cảnh, biết cách đứng lên sau vấp ngã. - GV: Trình chiếu hình ảnh những tấm gương biết vượt lên hoàn cảnh trong thực tế để giáo dục học sinh + Câu chuyện về cô bé Nguyễn Cẩm Vân, học sinh lớp 6A4 Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, TP Thanh Hóa hiện đang phải "sống chung" với căn bệnh xương thủy tinh ước mơ trở thành nhà văn. + Chàng sinh viên khiếm thị khoa Ngữ văn ĐHSP thành phố HCM hàng ngày phải hát rong để kiếm sống và lấy tiền theo học… Nhìn vào những tấm gương ấy mỗi người trong các em hãy tự nhìn lại mình để thấy được các em may mắn như thế nào khi bố mẹ đã cho các em một hình hài lành lặn, cho các em một mái ấm gia đình với tình yêu thương của cả cha và mẹ, cho các em một cuộc sống đầy đủ để cắp sách tới trường…Vì vậy các em phải biết yêu thương, trân trọng những gì các em đang có. VD3: Từ sự tự ý thức của nhân vật trữ tình về sự trôi chảy của thời gian em có liên hệ gì với bản thân mình ? - HS tự do phát biểu quan điểm của bản thân theo cảm nhận của mình. - GV giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: + Tiếng thơ Hồ Xuân Hương trong Tự tình II là tiếng thơ của cái tôi cá nhân ý thức về ý nghĩa của đời người, của tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc. Cuộc sống của mỗi người chỉ thực sự có ích khi ta ý thức được về ý nghĩa của đời người của tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc. Khi các em ý thức được sự trôi chảy của thời gian thì các em sẽ biết tiết kiệm thời gian, không để thời gian trôi qua từng ngày vô ích. Khi các em ý thức về tuổi trẻ thì các em sẽ biết quý tuổi trẻ mà hăng say học tập, tích lũy tri thức mà không sa đà vào các tệ nạn. Khi các em ý thức được về sự thiêng liêng của tình yêu thì các em sẽ trân trọng tình yêu mà không phải là sống buông thả. Khi các em ý thức về sự quý giá của hạnh phúc thì các em sẽ bằng lòng với hạnh phúc mình đang có chứ không đứng núi này trông núi nọ. Hoặc các em sẽ phải biết đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc. + Tuy nhiên trong thực tế hiện nay không phải bạn trẻ nào cũng ý thức và xác định được điều này. Một số bạn trẻ sống buông thả, sa ngã vào các tệ nạn xã hội. - GV trình chiếu những hình ảnh của một số bạn trẻ sống buông thả dẫn tới phạm tội 17 GV chốt lại: Các em thấy đó, cuộc sống của mỗi người vô cùng ngắn ngủi nên chúng ta hãy biết quý trọng thời gian để làm việc có ích để sau này ta không phải nói hai chữ GIÁ NHƯ đầy tiếc nuối… 2.1.2.2. Câu hỏi liên tưởng hình ảnh, hình tượng biểu tượng trong tác phẩm này với tác phẩm khác trên trục lịch đại và đồng đại Liên tưởng đồng đại là cách nhìn vấn đề theo chiều ngang. Ở đó mọi thứ đều được đặt trong tương quan với những thứ khác, ở những nơi khác cùng thời. 18 Liên tưởng lịch đại là cái nhìn theo chiều dọc, mang tính lịch sử, theo đó mọi thứ đều đặt trong quan hệ với những gì trước và sau đó. Người ta không thể đánh giá bất cứ một sự kiện hay hiện tượng nào nếu bỏ qua chiều kích đồng đại và lịch đại. Với câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trên trục đồng đại, lịch đại sẽ giúp học sinh bao quát toàn vẹn và đầy đủ vấn đề, so sánh cái đã xảy ra trước, cùng và sau nó. Từ đó xem xét sự giống nhau, sự khác biệt của các tác giả khi cùng đề cập tới một vấn đề. VD: Trong bài Tự tình II, Hồ Xuân Hương quan niệm “Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân” hãy liên tưởng với những câu thơ em biết có cùng ý nghĩa với câu thơ của nữ sĩ ? + Đỗ Phủ: “ Nhân sinh thất thập cổ lai hy” (Xưa nay con người bảy mươi tuổi đã là hiếm) + Khuất Nguyên người nước Sở thời Chiến Quốc cảm khái trước bước đi của thời gian: “Ngày tháng vút đi không trở lại Vừa xuân qua đã lại thu sang” + Nguyễn Gia Thiều: “ Trăm năm có nghĩa gì đâu Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì” + Xuân Diệu: “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại…” + Xuân Quỳnh: 19 “Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa” Cùng là một vấn đề nhưng mỗi tác giả sẽ có cách cảm và cách thể hiện khác nhau. Vì vậy với câu hỏi liên tưởng trên trục đồng đại và lịch đại học sinh sẽ lí giải được vấn đề mình đang tìm hiểu có gì khác biệt với vấn đề đó khi được đề cập bởi một tác giả khác ở trước hoặc sau nó. VD: Trăng - người bạn muôn đời thủy chung của thơ ca, nghệ thuật. Vậy những ai đã viết về trăng? Với Hồ Xuân Hương người bạn tri kỷ ấy có sẻ chia được nỗi u sầu đang ẩn chứa trong lòng nhà thơ không? + Lí Bạch: “Cất chén mời trăng sáng Trước bóng thành ba người”. + Nguyễn Du «Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh 2 mặt một lời song song», «Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường» + Hồ Chí Minh: “ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Trăng đối với Lí Bạch, Hồ Chí Minh là tri âm, tri kỷ. Với Nguyễn Du trăng lại tượng trưng cho hạnh phúc tròn đầy viên mãn. Còn với nữ sĩ họ Hồ, trăng có sự tương đồng về thân phận - vầng trăng xế bóng đã sắp tàn cũng giống như nữ sĩ tuổi xuân đã qua mà hạnh phúc còn dang dở. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan