Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phương pháp scamper và một số ứng dụng của phương pháp này...

Tài liệu Phương pháp scamper và một số ứng dụng của phương pháp này

.PDF
12
719
69

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ________________ BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTRONG TIN HỌC Đề tài: Phương pháp SCAMPER và một số ứng dụng của phương pháp này. Giảng viên hướng dẫn: GS.TSKH. Hoàng Kiếm Học viên thực hiện: Nguyễn Quốc Trung Mã số: 1211077 Khoá: 22 Mục lục 1 Lịch sử của phương pháp SCAMPER ..................................................................................... 2 2 Các kỉ thuật trong SCAMPER ................................................................................................. 3 3 4 2.1 Subtitute (thay thế) ........................................................................................................... 3 2.2 Combine (kết hợp)............................................................................................................ 4 2.3 Adapt (thích ứng) ............................................................................................................. 4 2.4 Modify (sửa đổi)............................................................................................................... 5 2.5 Put to another uses (Đưa vào sử dụng với mục đích khác) .............................................. 6 2.6 Eliminate (loại bỏ)............................................................................................................ 6 2.7 Reverse (đảo ngược) ........................................................................................................ 7 Phân tích những đặc điểm cải tiến của Window 8 so với Window 7 ...................................... 7 3.1 Giao diện .......................................................................................................................... 7 3.2 Chức năng: ....................................................................................................................... 9 Kết luận.................................................................................................................................. 10 Lời nói đầu Công nghệ thông tin đang phát triển với một tốc độ rất nhanh. Với tốc độ này, chúng ta dễ lầm tưởng rằng mình không thể nào nghĩ ra cái gì hay hơn những cái đang được phát triển bởi các tập đoàn hay công ty phần mềm lớn. Nhưng điều này là không phải như vậy, chúng ta vẫn có thể tìm ra những vấn đề đang tồn tại trong những cái có sẵn tưởng chừng như hoàn hảo đó. Và việc chúng ta tìm ra sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của công nghệ thông tin nói chung và lĩnh vực mà chúng ta nghiên cứu nói riêng. Tuy nhiên để làm được điều đó, chúng ta cần phải có phương pháp hỗ trợ. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp nhưng trong bài báo cáo này em xin trình bày một trong những phương pháp cũng rất nổi tiếng là SCAMPER. Trình bày của em gồm các phần như sau: − Giới thiệu về lịch sử SCAMPER − Trình bày chi tiết các kỉ thuật trong SCAMPER − Một số ứng dụng của SCAMPER trong công nghệ thông tin Bài viết này chỉ là những tìm hiểu cơ bản về SCAMPER và những ứng dụng dễ thấy trong công nghệ thông tin. Cuối cùng, em xin cảm ơn thầy đã truyền đạt kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học cho em. Và giúp em biết và hiểu thế nào là nghiên cứu khoa học và tìm ra vấn đề trong khoa học. 1/10 1 Lịch sử của phương pháp SCAMPER Ban đầu, Robert F. Eberle một người quản lý giáo dục ở Edwardsville, IL. Ông đã viết về sự sáng tạo của học sinh và giáo viên. Quyển sách suy nghĩ sáng tạo nổi tiếng nhất của ông về việc hướng dẫn sáng tạo là SCAMPER. Quyển sách này được sử dụng rất rộng rãi. Bob Eberle, một người đứng đầu ở CPSI trong vào 30 năm, ông ta đã tạo nguồn cảm hứng kết hợp nguyên tắc sáng tạo đển các lớp học. ông ta được mệnh danh là “một người đam mê tư duy sáng tạo không mệt mỏi và gửi thông điệp này đi xa hơn và rộng hơn.”. SCAMPER trở thành một công cụ tra cứu về các cách tư duy sáng tạo, điều đó có thể giúp con người thay đổi những sản phẩm có sẵn hoặc tạo ra một sản phẩm mới. Bob Eberle đã phát triển SCAMPER giúp học sinh dễ dàng khai thác sự sáng tạo tự nhiên của chúng dựa trên 83 câu hỏi của Alex Osborn. Bob đã chọn lọc những từ khoá đơn giản dễ nhớ − S Substitute (thay thế): thành phần, chất liệu, con người. 2/10 − C Combine (kết hợp): trộn lẫn, kết hợp những phần khác nhau hoặc những dịch vụ khác nhau, tích hợp. − A Adapt (thích ứng): chỉnh sửa, đổi chức năng, dùng một phần của các thành phần khác. − M Modify (sửa đổi): tăng hoặc giảm tỉ lệ, thay đổi kích thước, thay đổi thuộc tính − P Put (đưa vào): Đưa vào sử dụng với mục đích khác. − E Eliminate (loại bỏ): loại bỏ thành phần, đơn giản hoá, giảm chức năng chính. − R Reverse (đảo ngược): đưa bên trong ra bên ngoài, đưa phía trên xuống phía dưới. 2 Các kỉ thuật trong SCAMPER 2.1 Subtitute (thay thế) Kỉ thuật thay thế giúp chúng ta suy nghĩ về việc thay thế một tiến trình, sản phẩm hoặc một phần nào đó bằng một cái khác. Việc này được giúp bằng việc suy nghĩ về một số câu hỏi: − Ai hoặc cái gì có thể thay thế mà không ảnh hưởng đến tiến độ hoặc yêu cầu của sản phẩm ? − Ai có thể thay thế X ? − Cái gì dùng để thay thế X ? − Chất liệu, thành phần, cách tiến hành, năng lượng, âm thanh, cách tiếp cận, lực lượng nào khác có thể cho sản phẩm tương tự hoặc tốt hơn ? − Có chỗ nào có thể thực hiện quá trình tốt hơn ? − Thời gian nào thực hiện các trình tốt hơn ? − Điều gì xảy ra khi hoán đổi X và Y Những câu hỏi như vậy tạo ra sự thay đổi khác biệt rõ ràng. Điều đó cho phép con người so sánh với những thay đổi trước đó trước khi quyết định làm như thế nào. Người quản trị dự án có thể đưa ra một loạt câu hỏi giúp các thành viên trong nhóm có thể đưa ra các thành viên trong nhóm có thể đưa ra ý tưởng của mình, có thể ý tưởng 3/10 nằm ngoài phạm vi của dự án đó. Điều này giúp ích khác nhiều trong việc tìm kiếm ý tưởng phát triển các dự án công nghệ thông tin. Ví dụ: Tủ đựng quần áo thường bằng vậy liệu như gỗ, sắt. Nhưng việc thay thế chất liệu chúng ta có thể tạo ra tủ bằng vải; tiện cho việc di chuyển. Combine (kết hợp) 2.2 Kỉ thuật kết hợp giúp chúng ta suy nghĩ về việc kết hợp hai hay nhiều tiến trình, sản phẩm, ý tưởng hoặc có thể là bất cứ cái gì để tạo ra sản phẩm tốt nhất, tận dụng tất cả những điểm mạnh có thể tạo ra sản phẩm. Một số câu hỏi giúp chúng ta suy nghĩ: − Chất liệu, đặc tính, quá trình, con người, sản phẩm hoặc thành phần nào có thể kết hợp tạo ra sản phẩm tốt nhất ? − Pha trộn hoặc sử dụng những sản phẩm nào cho kết quả tốt hơn ? − X có thể trộn hoặc dùng cùng với Y không ? − Một ý tưởng có thể làm việc thống nhất với một ý tưởng khác không ? − X trong với Y có thể làm việc không ? − X có thể đưa vào trong Y không ? Việc sử dụng kỉ thuật này giúp tạo ra những sản phẩm đa dạng (điện thoại, laptop) với những tính năng và màu sắc khác nhau, và việc kết hợp nào phù hợp nhất có thể cho ra những sản phẩm tốt nhất. Ví dụ: Chúng ta thấy rõ nhất trên điện thoại di động, nhiều tính năng được tích hợp trên điện thoại di động như camera, gps. Mục đích của việc kết hợp đó người ta muốn tạo thiết bị đủ sức mạnh và nhỏ gọn hơn máy tính. 2.3 Adapt (thích ứng) Kỉ thuật này hỏi phải động não về một phần của sản phẩm hoặc quá trình thay đổi hoặc tinh chỉnh cho kết quả tốt hơn, hoặc để mang lại những thay đổi triệt để toàn bộ quá trình hoặc sản phẩm. Một số câu hỏi giúp cho kỉ thuật này là: − Phẩn nào của sản phẩm có thể thay đổi và thay đổi như thế nào ? − Điều gì sẽ xảy ra khi thay đổi một phần xác định của sản phẩm ? − Cái gì không thể điều khiển và liên kết thuộc tính không đúng ? 4/10 − Có ý tưởng nào từ một quá trình khác ? − Những kinh nghiệm trong những sự kiện trước có thể áp dụng ở hiện tại hay không ? − Những gì điều chỉnh sẽ dẫn đến kết quả mong muốn ? − Ai hoặc cái gì có thể tạo ra sự cạnh tranh ? − Làm thế nào để áp dụng một ý tưởng đặc biệt vào vấn đề hiện tại ? Giải quyết vấn đề thông qua áp dụng hay điều chỉnh đòi hỏi phải suy nghĩ nhiều hướng, sử dụng những công cụ đang có vào những tình huống và không gian mới. Ví dụ: Chúng ta thường sử dụng các máy nước nóng bằng điện hoặc bằng ga. Nhưng việc thích ứng với điều kiện chúng ta có nắng nhiều và thế là máy nước nóng chạy bằng năng lượng mặt trời ra đời. Với máy này chúng ta tiết kiệm được tiền và chúng ta tận dụng nguồn năng lượng có sản và được nhiều nước nóng hơn. 2.4 Modify (sửa đổi) Kỉ thuật này giải quyết một vấn đề là bằng cách sửa đổi hiện trạng. Xem xét quá trình ở một góc độ vi mô và vĩ mô có thể tìm ra thực tế hay khả năng mới. Một số câu hỏi giúp cho kỉ thuật này: − Điều gì sẽ xảy ra khi hoán đổi hai bộ phận hay đặc tính ? − Sửa đổi quy trình kết quả sẽ thay đổi như thế nào ? − Mở rộng quá trình có tạo ra sự khác biệt ? − Thay đổi tính chất có làm thay đổi hình dạng hoặc chất lượng của sản phẩm không ? Hầu hết các cải tiến về chất lượng và phương pháp xử lý sự cố nhằm mục đích thay đổi quá trình hoặc sản phẩm. Ví dụ: Chúng ta cũng dễ thấy là trên điện thoại di động. Lúc trước người ta chuộng điện thoại nhỏ gọn nhưng xu hướng hiện nay là điện thoại lớn. Tuy thế, nhưng nó phải nhẹ và có sức mạnh. Việc thay đổi kích thước tạo nên một xu hướng mới. 5/10 Put to another uses (Đưa vào sử dụng với mục đích khác) 2.5 Kỉ thuật này tạo ra cái mới bằng cách đưa giải pháp, sản phẩm hoặc quá trình hiện tại vào mục đích hoặc sử dụng khác; hoặc là có thể sử dụng lại ở đâu đó để giải quyết vấn đề. Một số câu hỏi giúp cho kỉ thuật này: − − − − − − Những thị trường khác dành cho sản phẩm ? Những kết quả nào khác của quá trình này có thể tạo ra ? Nơi nào khác có thể triển khai quá trình này ? Có bao nhiêu cách sản phẩm có thể được sử dụng ? Sản phẩm này có làm việc ở nơi khác hay không ? Ai có thể sử dụng sản phẩm này hữu ích ? Với kỉ thuật này giúp ta tìm ra được những công dụng mới của sản phẩm. Mặc dù mục đích ban đầu là hoàn toàn khác. Ví dụ: Với bóng đèn sợi đốt ngoài việc sử dụng là chiều sáng. Chúng ta cũng có thể dùng nó để sưởi ấm. 2.6 Eliminate (loại bỏ) Vấn đề có thể là một quá trình hay một phần của quá trình mà nếu loại bỏ sẽ làm cho phần còn lại của quá trình làm việc được liền mạch. Ngoài ra, chúng ta có thể xây một quá trình đặc biệt làm nhiệm vụ loại bỏ các quá trình khác. Một số câu hỏi giúp cho kỉ thuật này: − Điều gì sẽ xảy ra khi loại bỏ thành phần này ? − Làm thế nào đạt được các mục đích tương tự mà không có thành phần này ? − Loại bỏ quá trình hoặc đối tượng này có làm kết quả thay đổi ? − Việc tinh giản quá trình này giúp cải thiện dòng quá trình không ? Làm giảm sự phức tạp của sản phẩm hoặc là vượt qua được khó khăn hiện tại trong một quá trình nào đó của sản xuất sản phẩm. Ví dụ: Chúng ta thấy rõ trên các thiết bị di động là điện thoại ngày nay đã được loại bỏ bàn phím và thay vào đó là tương tác trực tiếp trên màn hình. Cũng như máy tính ngày nay rất mỏng và nhẹ bằng cách loại bỏ nhưng phần không cần thiết bên trong mà vẫn giữ được hiệu năng tương đương. 6/10 2.7 Reverse (đảo ngược) Kỉ thuật này chúng ta sẽ xem xét quá trình hoặc sản phẩm trong sự đảo ngược lại. Đây là một kỷ thuật khá phức tạp. Một số câu hỏi có thể giúp cho kỉ thuật này: − Chuyện gì xảy ra khi ta đảo ngược quá trình ? − Làm thế nào đạt được những điều ngược với những gì đang xảy ra bây giờ ? − Điều gì có thể quay lại hoặc đặt ngược lại cho kết quả mong muốn ? − Làm thế nào tốt nhất để sắp xếp lại các quá trình ? − Mô hình, bố trí, hay trình tự khác nào sẽ cải thiện kết quả? − Có thể trao đổi cách bố trí hoặc các mẫu ? − Có thể đảo ngược vai trò mà không có bất kỳ hậu quả nghiêm trọng ? Ví dụ: Phuộc nhún của xe máy phân khối nhỏ và phân khối lớn khác nhau ở chỗ là 2 phuộc nhún được đảo chiều. Điều này tạo nên hiệu ứng chống xóc tốt hơn ở xe phân khối lớn 3 Phân tích những đặc điểm cải tiến của Window 8 so với Window 7 3.1 Giao diện 7/10 − Microsoft window 8 có giao diện metro giống với Window Phone 7.5. Nhưng Microsoft Window 8 dùng được trên nhiều nền tảng như máy tính cá nhân, máy tính bảng và thiết bị di động. − Với giao diện metro ban đầu chỉ được dùng trên điện thoại có màn hình cảm ứng sau đó được cải tiến để sử dụng trên máy tính cá nhân. Điều này áp dụng kỉ thuật “Put to another uses”. − Giao diện metro được mặc định; không còn là desktop như ở Microsoft Window 7. Microsoft Window 8 có sự chỉnh sửa tạo cho người dùng một cái gì đó mới mẻ. Điều này áp dụng kỉ thuật “Modify”. − Việc Microsoft Window 8 dùng giao diện metro giống Window Phone 7.5. Bởi vì sự thuận tiện của nó khi dùng trên thiết bị có màn hình cảm ứng. Tuy nhiên với máy tính cá nhân thì việc dùng chuột để thao tác giao diện metro cũng không quá phức tạp. Vì vậy việc dùng lại giao diện metro của Window Phone 7.5 áp dụng kỉ thuật “Adap”. − Trong Window 8, chúng ta thấy có góc phải phía trên khi rê chuột vào hoặc là chạm tay (với màn hình cảm ứng) chúng ta sẽ có một khung làm việc. Trong khung làm việc này chứa các chức năng thuộc về hệ thống như tìm kiềm phẩn mềm, Control Panel, Shut down, Log out, Sleep, Restart, các chức năng liên quan tới mạng (kết nối LAN, kết nối Wifi). Điều này mang tới sự thuận tiện cho người dùng vì ở Window 7 chúng ta sẽ không có cái nhìn trực quan về các chức năng này vì nó nằm rải rác ở các nơi khác nhau. Ví dụ (biểu tượng kết nổi mạng ở bên phải góc dưới, control panel lại nằm trong bảng của phím Start).Việc di chuyển các chức năng về nằm cùng nhau trong một khung làm việc làm nên cái mới giúp nhiều cho người dùng. Điều này có áp dụng kỉ thuật “Combine” và “Modify”. − Một điểm đặc biệt nữa ở Window 8 là việc loại bỏ nút Start và được thay thế bằng giao diện metro. Việc loại bỏ này áp dụng kỉ thuật “Eliminate” và “Subtitute”. Việc loại bỏ cũng tạo ra một cảm nhận mới về một hệ điều hành. Việc này như là một điểm nhấn và tạo cách mạng trong việc kết hợp giữa hệ điều hành cho thiết bị di động và máy tính. − Bên cạnh đó, chúng ta còn thấy một sự thay đổi lớn ở Window 8 là việc Microsoft không còn chú trọng và hiệu ứng 3D của các cửa sổ (đổ bóng, trong suốt) thay vào đó là việc dùng màu bình thường không có hiệu ứng trong suốt và hiệu ứng đường biên. Ta thấy sự có mặt của kỉ thuật “Modify”. − Font của tiêu đề các cửa số lớn hơn. Điều này áp dụng kỉ thuật “Modify”. 8/10 − Trên giao diện metro hỗ trợ xem thông tin dạng tóm lược. Ví dụ, xem hình ảnh dạng nhỏ tham chiếu tới My Pictures, xem thời tiết. − Bên cạnh đó Window 8 bổ sung thêm nhiều tính năng khác nhưng đặc biệt là Market. Giúp chúng ta có thể tìm và mua những ứng dụng phù hợp. Việc loại bỏ đi nhiều hiệu ứng so với giao diện của Window 7. Điều đó giúp Window 8 hoạt động nhanh hơn và làm cho người dùng có cái nhìn mới mẻ về một thế hệ Window mới. Nhìn chung, Window 8 là một hệ điều hành đi theo đúng xu hướng hiện tại với sự đơn giản nhưng nổi bật. 3.2 Chức năng: − Điều đầu tiên chúng ta thấy khác biệt khi sử dụng Window 8 là tốc độ khởi động và tắt rất nhanh. − Window 8 có một chương trình diệt virus đã được cài mặc định, trong khi với Window 7 thì chúng ta phải tải nó từ trang của Microsoft và tiến hành cài đặt. − Window 8 có thể chạy trên nhiều nền tảng CPU khác nhau (intel, ARM). − Window 8 sử dụng ít bộ nhớ RAM hơn Window 7 − Window 8 hỗ trợ trình duyệt Internet Explorer 10 trong khi ở Window 7 chỉ là Internet Explorer 9. − Window 8 hỗ trợ với SkyDrive, kho lưu trữ sử dụng công nghệ đám mây. Giúp chúng ta có thể lưu trữ những thông tin quan trọng một cách nhanh và dễ dàng. − Trên Window 8 việc loại bỏ nút Start làm chúng ta không quen khi sử dụng vì không biết phải tìm kiếm các phần mềm đã cài đặt ở chỗ nào. Nhưng việc muốn xem các ứng dụng đã được tích hợp vào khung bên phải chỉ cần gõ thông tin vào chúng ta sẽ có những ứng dụng đã cài một cách nhanh nhất. − Một tính năng rất mới trên Window 8 là tính năng khôi phục cài đặt gốc. Điều này chúng ta đã thấy nhiều trên các thiết bị di động nhưng trên hệ điều của máy tính thì chúng ta chưa thấy nó trước đây. 9/10 − Storage Spaces là tính năng giúp chúng ta gom nhiều ố cứng vật lý thành một ổ cứng ảo trên máy tính. Khi lưu trữ chúng ta không cần quan tâm tới thông tin đang nằm trên ổ cứng nào. − Một điều cũng không kém quan trọng là Window 8 yếu cầu cấu hình thấp hơn trên Window 7 − Window 8 có một tính năng khá thú vị là đăng nhập bằng hình ảnh. Tuy độ bảo mật của phương pháp này chưa cao nhưng nó cũng là tính năng thú vị của Window 8. − Window 8 hỗ trợ hiển thị hai ứng dụng cùng một thời điểm bằng cách chia màn hình. 4 Kết luận Phương pháp SCAMPER giúp chúng ta nhiều cái mới đang tồn tại trong những cái có sẵn. Đây chỉ là một trong số rất nhiều phương pháp. Phương pháp này giúp ta nhìn nhận một vấn đề được nhiều hướng hơn giúp chúng ta suy nghĩ rộng hơn. 10/10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan