Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh tế - Quản lý Quản lý dự án Phương pháp nghiên cứu khoa học sử dụng phương tiện kỹ thuật và công nghệ trong ...

Tài liệu Phương pháp nghiên cứu khoa học sử dụng phương tiện kỹ thuật và công nghệ trong dạy học đại học

.DOC
25
505
146

Mô tả:

MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2 Câu 1: Viết tên đề tài, mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu. 2 Câu 2: Hãy phân tích những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên của các trường ĐH-CĐ hiện nạy. 3 Câu 3: Phân tích các đặc điểm của nghiên cứu khoa học. Mỗi đặc điểm cho một ví dụ thuộc chuyên ngành của Anh (Chị) để chứng minh. 5 Câu 4: Hãy trình bày các loại hình nghiên cứu khoa học. 8 Câu 5: Trình bày các trình tự lôgic trong nghiên cứu khoa học. 9 Câu 6: Mục tiêu nghiên cứu là gì? Có mấy dạng mục tiêu nghiên cứu? Cho một ví dụ và xây dựng các mục tiêu nghiên cứu bằng “Cây mục tiêu”. Sự phân chia cây mục tiêu phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cây mục tiêu có ý nghĩa gì đối với người nghiên cứu? 13 Câu 7: Tên đề tài là gì? Làm thế nào để đặt được tên đề tài? Những điểm nào cần tránh khi đặt tên đề tài? Cho ví dụ. 13 Câu 8: Anh (Chị) hãy đặt tên đề tài và viết đề cương nghiên cứu khoa học. Anh (Chị) có thể chọn một trong các thể loại sau: đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. 15 MÔN: SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC 18 Câu 1: Hãy phân tích và lấy ví dụ chứng minh về vai trò của phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong quá trình dạy một học phần nào đó của Anh (Chị) ở cao đẳng hoặc đại học. 18 Câu 2: Hãy phân tích và lấy ví dụ chứng minh về nguyên tắc sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong quá trình dạy một học phần nào đó của Anh (Chị) ở cao đẳng hoặc đại học. 19 Câu 3: Bằng những lí luận và thực tiễn, hãy chứng minh nguyên tắc sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong quá trình dạy học ở đại học của Anh (Chị) phải đảm bảo theo nguyên tắc 3Đ. 23 Câu 4: Anh (Chị) hãy chọn một chương hoặc một bài trong học phần đang dạy hoặc sẽ dạy ở cao đẳng, đại học và đề xuất ý tưởng sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ nhằm đảm bảo nguyên tắc 3Đ. 24 Câu 5: Anh (Chị) hãy phân tích và lấy ví dụ chứng minh về những ưu và nhược điểm của công nghệ thông tin được sử dụng trong quá trình dạy học ở cao đẳng hoặc đại học. 24 MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Câu 1: Viết tên đề tài, mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu. 1/ Tên đề tài: Biện pháp cải thiện tình trạng bỏ học của sinh viên ngành xây dựng dân dụng trường cao đẳng giao thông 3 trong giai đoạn 2015 – 2016 2/ Mục đích: Giảm tỷ lệ bỏ học của sinh viên, từ đó nâng cao chất lượng học tập, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của ngành xây dựng dân dụng – trường Cao Đẳng Giao Thông 3 giai đoạn 2015-2016 3/ Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nhiệm vụ 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận vấn đề bỏ học của sinh viên ngành xây dựng dân dụng – trường Cao Đẳng Giao Thông 3 giai đoạn 2015-2016 - Nhiệm vụ 2: Mô tả và đánh giá thực trạng bỏ học của sinh viên ngành xây dựng dân dụng – trường Cao Đẳng Giao Thông 3 giai đoạn 2015-2016
 Tào Tháo  Mục lục MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC...............................................................................2 Câu 1: Viết tên đề tài, mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................................................2 Câu 2: Hãy phân tích những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên của các trường ĐH-CĐ hiện nạy...............................................................................................3 Câu 3: Phân tích các đặc điểm của nghiên cứu khoa học. Mỗi đặc điểm cho một ví dụ thuộc chuyên ngành của Anh (Chị) để chứng minh...........................................................................................................5 Câu 4: Hãy trình bày các loại hình nghiên cứu khoa học............................................................................8 Câu 5: Trình bày các trình tự lôgic trong nghiên cứu khoa học..................................................................9 Câu 6: Mục tiêu nghiên cứu là gì? Có mấy dạng mục tiêu nghiên cứu? Cho một ví dụ và xây dựng các mục tiêu nghiên cứu bằng “Cây mục tiêu”. Sự phân chia cây mục tiêu phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cây mục tiêu có ý nghĩa gì đối với người nghiên cứu?..............................................................................13 Câu 7: Tên đề tài là gì? Làm thế nào để đặt được tên đề tài? Những điểm nào cần tránh khi đặt tên đề tài? Cho ví dụ............................................................................................................................................13 Câu 8: Anh (Chị) hãy đặt tên đề tài và viết đề cương nghiên cứu khoa học. Anh (Chị) có thể chọn một trong các thể loại sau: đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ...................15 MÔN: SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC....18 Câu 1: Hãy phân tích và lấy ví dụ chứng minh về vai trò của phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong quá trình dạy một học phần nào đó của Anh (Chị) ở cao đẳng hoặc đại học...................................................18 Câu 2: Hãy phân tích và lấy ví dụ chứng minh về nguyên tắc sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong quá trình dạy một học phần nào đó của Anh (Chị) ở cao đẳng hoặc đại học...................................19 Câu 3: Bằng những lí luận và thực tiễn, hãy chứng minh nguyên tắc sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong quá trình dạy học ở đại học của Anh (Chị) phải đảm bảo theo nguyên tắc 3Đ.......................23 Câu 4: Anh (Chị) hãy chọn một chương hoặc một bài trong học phần đang dạy hoặc sẽ dạy ở cao đẳng, đại học và đề xuất ý tưởng sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ nhằm đảm bảo nguyên tắc 3Đ... .24 Câu 5: Anh (Chị) hãy phân tích và lấy ví dụ chứng minh về những ưu và nhược điểm của công nghệ thông tin được sử dụng trong quá trình dạy học ở cao đẳng hoặc đại học................................................24  Tào Tháo   Tào Tháo  MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Câu 1: Viết tên đề tài, mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu. 1/ Tên đề tài: Biện pháp cải thiện tình trạng bỏ học của sinh viên ngành xây dựng dân dụng trường cao đẳng giao thông 3 trong giai đoạn 2015 – 2016 2/ Mục đích: Giảm tỷ lệ bỏ học của sinh viên, từ đó nâng cao chất lượng học tập, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của ngành xây dựng dân dụng – trường Cao Đẳng Giao Thông 3 giai đoạn 2015-2016 3/ Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nhiệm vụ 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận vấn đề bỏ học của sinh viên ngành xây dựng dân dụng – trường Cao Đẳng Giao Thông 3 giai đoạn 2015-2016 - Nhiệm vụ 2: Mô tả và đánh giá thực trạng bỏ học của sinh viên ngành xây dựng dân dụng – trường Cao Đẳng Giao Thông 3 giai đoạn 2015-2016 - Nhiệm vụ 3: Đề xuất giải pháp cải thiện thực trạng bỏ học của sinh viên ngành xây dựng dân dụng – trường Cao Đẳng Giao Thông 3 giai đoạn 2015-2016 - Nhiệm vụ 4: Tiến hành khảo nghiệm/ thực nghiệm biện pháp đề xuất giảm tỷ lệ bỏ học của sinh viên ngành xây dựng dân dụng – trường Cao Đẳng Giao Thông 3 giai đoạn 2015-2016 4/ Đối tượng và khách thể nghiên cứu: - Đối tượng: Biện pháp giảm tỷ lệ bỏ học của sinh viên ngành xây dựng dân dụng – trường Cao Đẳng Giao Thông 3 giai đoạn 2015-2016 - Khách thể điều tra: Sinh viên, giảng viên, đội ngủ cán bộ quản lý - Khách thể nghiên cứu: Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên ngành xây dựng dân dụng – trường Cao Đẳng Giao Thông 3 giai đoạn 2015-2016 5/ Phạm vi (nêu chủ yếu phạm vi của nội dung) Phạm vi nội dung: - Tập trung vào các biện pháp cho sinh viên thực hiện - Biện pháp nâng cao nhận thức vấn đề bỏ học của sinh viên - Biện pháp đổi mới phương pháp dạy học  Tào Tháo   Tào Tháo  Câu 2: Hãy phân tích những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên của các trường ĐH-CĐ hiện nạy. Hiện nay, bất cứ một trường đại học nào cũng đều có hai nhiệm vụ chính và quan trọng nhất đó là: Đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH). Đây là hai hoạt động có mối quan hệ hữu cơ, hai nhiệm vụ cơ bản chiến lược của nhà trường, trong đó việc đẩy mạnh giảng viên nhà trường tích cực tham gia các hoạt động NCKH là một trong những biện pháp quan trọng - bắt buộc - cần thiết để hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng khắt khe của xã hội. Tuy nhiên để có thể cải thiện chất lượng cũng cần phải khảo sát về thực trạng bất cập hiện nay trong các giảng viên của trường Đh Cđ. Là một người giảng viên không phải chỉ chú tâm đến việc truyền đạt kiến thức, mà còn phải dành rất nhiều thời gian cho việc nghiên cứu khoa học chuyên môn cũng như giáo dục, để đáp ứng tốt quy chế qui định giờ chuẩn của các trường cũng thường hay đưa số giờ chuẩn NC vào. Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế cho thấy phong trào NCKH trong giảng viên những năm vừa qua vẫn còn những bất cập, hạn chế sau: - Giảng viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của NCKH, do vậy, hầu hết giảng viên đều chưa thực sự chủ động đưa ra các đề tài để nghiên cứu. Nhiều đề tài được nghiên cứu dựa trên các mô hình đã được nghiên cứu từ trước, hoặc chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của chính bản thân giảng viên, hoặc nhu cầu của môn học, ngành học. - Các đề tài giảng viên lựa chọn mang tính chất khái quát, tổng quan nhiều, chưa sâu, chưa đi vào những vấn đề cụ thể, bỏ ngỏ nhiều vấn đề thiết thực. Chủ yếu giảng viên mới đi vào các công trình có nhiều tài liệu để tham khảo, giảng viên còn ngần ngại và “ngán” khi phải lựa chọn những công trình cần sưu tầm nhiều tài liệu, cần phải có điều tra xã hội học, thống kê, chạy mô hình,... Mặt khác, trong quá trình NCKH, giảng viên còn e ngại đưa ra quan điểm cá nhân của riêng mình, chưa khai thác kỹ tài liệu tham khảo, chưa tìm hiểu kỹ vấn đề. Cá biệt còn có giảng viên sao chép các công trình đi trước mà không trích dẫn, vi phạm quy tắc trong NCKH. - Có thể khẳng định rằng, nguồn thu nhập chính yếu của các giảng viên đại học hiện nay đến từ việc giảng dạy. Việc NCKH vừa tốn nhiều thời gian, công sức, trong khi thu nhập lại ít ỏi. Thực tế, nhiều giảng viên dạy vượt quá 200% - 300% số giờ quy định là bình thường, cá biệt một số giảng viên ở một số trường “ôm sô” hơn 1000 tiết/1 học kỳ. Thậm chí nhiều giảng viên còn đi dạy thêm ở trường tư vì ở đó thù lao mỗi tiết dạy cao hơn. Do vậy, giảng viên “lãng quên” NCKH là điều không hề khó hiểu. Bên cạnh đó, từ trước đến nay, chưa có một chế tài nào đối với những người không nghiên cứu. Nhiều giảng viên tại các trường hiện nay không có công trình nghiên cứu nào trong thời gian dài nhưng vẫn được giảng dạy còn là tình trạng phổ biến.  Tào Tháo   Tào Tháo  - Một bộ phận giảng viên trong quá trình NCKH, do còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, nên trong quá trình tham khảo tài liệu để làm đề tài còn quá lệ thuộc vào Internet. Các tài liệu giảng viên sử dụng đều bằng tiếng Việt, do các nhà nghiên cứu trong nước biên soạn, hoặc dịch lại từ nguyên bản tiếng Anh, Pháp,... Vì vậy, tính thiết thực của tài liệu sử dụng giảm đi rất nhiều và nội dung của các công trình nghiên cứu còn chưa phong phú. - Kinh phí phục vụ cho những đề tài NCKH của giảng viên không nhiều. Đây cũng là điểm bất cập, gây khó khăn cho công tác phát triển NCKH trong giảng viên. Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học chưa đồng đều, thiếu chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực và chưa đủ sức đảm nhiệm các nhiệm vụ nghiên cứu có tầm cỡ khu vực và quốc tế. - Hầu hết tất cả các trường đều có hội đồng khoa học. Nhưng hội đồng thường dừng lại ở việc tổ chức nghiệm thu, đánh giá, chứ chưa đưa ra được những định hướng NCKH hàng năm cho giảng viên, cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó là chính sách khuyến khích NCKH còn thiếu tính đồng bộ và chưa tạo được động lực NCKH trong giảng viên, cán bộ công nhân viên. Biện pháp: - Phía nhà trường cần chú trọng, quan tâm hơn nữa tới hoạt động NCKH của giảng viên, coi đây là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Về mặt tổ chức, nên thành lập từng ban chỉ đạo hoạt động giảng viên NCKH cấp trường, cấp khoa nhằm góp phần giúp giảng viên nhận thức sâu sắc hơn nữa về vị trí, tầm quan trọng nghiên cứu khoa học. - Hiện nay, khi mà giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội4 và sự chuyển biến tích cực của nền giáo dục đại học, cao đẳng trong giai đoạn vừa qua cũng đạt được những thành quả nhất định, được xã hội ghi nhận. Để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng hơn nữa nhu cầu của xã hội trong giai đoạn mới, thì việc tiếp tục đổi mới về nội dung, phương pháp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội là cách tiếp cận phát triển, phù hợp xu thế, khuynh hướng phát triển của thế giới. Đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những khâu cần thiết góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo và chỉ có đổi mới phương pháp giảng dạy chúng ta mới chủ động tham gia được vào “sân chơi” quốc tế trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và tiếp cận phương pháp giáo dục mới theo quan điểm giáo dục hiện đại. Điều này sẽ góp phần tạo điều kiện cho giảng viên phát triển khả năng tư duy độc lập cũng như dần hình thành các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu. - Yêu cầu các đề tài NCKH của giảng viên phải đảm bảo xác định đúng mục tiêu, đối tượng nghiên cứu cho phù hợp với nội dung chương trình đào tạo. Kết hợp chặt chẽ giữa  Tào Tháo   Tào Tháo  lý luận và thực tiễn giúp giảng viên củng cố kiến thức đã được học ở nhà trường, đi vào từng lĩnh vực cụ thể; phạm vi địa bàn nghiên cứu không quá rộng. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục cần đổi mới quản lý hoạt động khoa học công nghệ và xây dựng kế hoạch NCKH trong giảng viên từng năm học; nâng kinh phí cho các đề tài NCKH của giảng viên. Ngoài nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, nhà trường nên chủ động hợp tác với các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh, tổ chức quốc tế vừa thu hút nguồn kinh phí tài trợ cho hoạt động NCKH của giảng viên, vừa giúp các đề tài có tính ứng dụng cao hơn. Câu 3: Phân tích các đặc điểm của nghiên cứu khoa học. Mỗi đặc điểm cho một ví dụ thuộc chuyên ngành của Anh (Chị) để chứng minh. Tính mới: Nghiên cứu khoa học (NCKH) quá trình thâm nhập vào thế giới của những sự vật, hiện tượng mà con người chưa biết, vì vậy quá trình NCKH luôn là quá trình hướng tới những phát hiện mới hoặc sáng tạo mới. Tính mới là thuộc tính quan trọng số một của NCKH, hay nói cách khác NCKH là sự sáng tạo cái mới. Yêu cầu của tính mới trong NCKH không cho phép sự lặp lại như cũ những cái đã phát hiện hoặc đã sáng tạo. Theo nghĩa thông thường, cái mới là những cái mà từ trước tới nay chưa ai biết hoặc biết nhưng chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, chưa chính xác; hoặc có thể cái mới là cái đã phát hiện nhưng vẫn tiếp tục được nghiên cứu ở góc độ, khía cạnh khác nhằm tìm kiếm cái mới hơn, cái mới có thể là: Phương pháp mới cho một đối tượng mới; một khái niệm mới; một phương hướng mới; một cách vận dụng mới; một luận điểm mới… mà trước đó chưa ai tìm ra, phát hiện hoặc thực hiện. Điều đó có nghĩa là cái mới có nhiều mức độ khác nhau, ở nhiều cấp độ và trình độ khác nhau, nhưng dù ở mức độ nào thì cũng không thể lặp lại và nhất thiết phải được phát triển bằng con đường NCKH, bằng phương pháp NCKH chứ không thể bằng con đường khác. Và, trong NCKH để tránh sự lặp lại và sáng tạo được cái mới thì chúng ta cần phải hiểu sâu sắc, đầy đủ về những cái đã có bằng hoạt động và nghiên cứu lịch sử vấn đề nghiên cứu. Ví dụ: Tính tin cậy: Kết quả NCKH phải được kiểm chứng nhiều lần do nhiều người khác nhau thực hiện trong những điều kiện quan sát thí nghiệm giống nhau và thu được những kết quả hoàn toàn giống nhau, có như vậy tính tin cậy mới được đảm bảo. Một kết quả thu được ngẫu nhiên, phù hợp với giả thuyết đã đặt ra trước đó vẫn chưa thể đủ tin cậy để kết luận về bản chất của sự vật, hiện tượng. Chính đặc điểm này dẫn một nguyên tắc mang tính phương pháp luận của NCKH, đó là cần phải có tư tưởng hoài nghi khoa học; khi trình bày một kết quả khoa học, người nghiên cứu cần phải làm rõ những điều kiện, nhân tố và phương tiện tổ chức thực hiện và cách  Tào Tháo   Tào Tháo  kiểm chứng giả thuyết. Ví dụ: Tính thông tin: Sản phẩm của NCKH được thể hiện dưới nhiều dạng, có thể đó làm một báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, song cũng có thể là một mẫu sản phẩm mới, một mẫu vật liệu mới, mô hình thí điểm về một phương thức tổ chức sản xuất mới… Tuy nhiên, cho dù ở dạng sản phẩm nào, sản phảm khoa học luôn mang tính thông tin, đó là những thông tin về quy luật vận động của sự vật, hiện tượng, thông tin về quy trình công nghệ và các tham số đi kèm quy trình đó. Tính thông tin được coi là căn cứ hết sức quan trọng trong việc lựa chọn và đưa ra những chỉ báo đánh giá hiệu quả của một hoạt động NCKH nào đó. Thông tin trong NCKH đòi hỏi phải được thu thập một cách khách quan, có đủ độ tin cậy, được xử lý một cách trung thực bằng các phương pháp phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, tính chất mỗi công trình khoa học. Do đó, có thể nói đặc điểm về tính thông tin của NCKH đã bao hàm trong đó tính tin cậy, khách quan và trung thực khi thu thập, xử lý, tham khảo thông tin. Ví dụ: Tính khách quan: Khách quan vừa là một đặc điểm của NCKH, vừa là một tiêu chuẩn của công trình NCKH, NCKH nếu không đảm bảo tính khách quan thì không thể có sản phẩm khoa học theo đúng nghĩa của nó. Chúng ta biết rằng, sản phẩm NCKH bao giờ cũng mang tính chủ quan của người nghiên cứu, nhưng những sản phẩm đó khi được nghiên cứu phải xuất phát và có cơ sở từ những quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng – đó là những quy luật khách quan. Chân lý khoa học chỉ có một và không bao giờ lệ thuộc vào ý chí chủ quan của con người, do đó khoa học không chấp nhận bất kỳ một sự duy ý chí, chủ quan của một người hay một lực lượng nào; NCKH không cho phép kiểu tư duy phiến diện, gượng ép suy diễn chủ quan, không xuất phát từ hiện thực khách quan; chính vì thế, trong quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu cần phải luôn lật đi lật lại những vấn đề khoa học tưởng chừng như đã hoàn toàn được xác nhận là chính xác để đảm bảo tính khách quan của khoa học. Ví dụ: Tính rủi ro NCKH có thể thành công nhưng cũng luôn có khả năng thất bại, thất bại trong NCKH được coi là sự rủi ro. Sự thất bại trong NCKH có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu thông tin cần thiết và đủ tin cậy để xử lý những vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu;  Tào Tháo   Tào Tháo  thiết bị kỹ thuật không đủ đáp ứng nhu cầu nghiên cứu; giả thuyết nghiên cứu đặt ra sai; khả năng thực hiện của người nghiên cứu chưa đủ tầm để xử lý vấn đề; sự biến đổi đột ngột về khách thể nghiên cứu… thậm chí, có những công trình NCKH đã thành công trong thử nghiệm nhưng khi áp dụng thực tế thì lại thất bại. Tuy nhiên, trong khoa học, thất bại cũng được xem là một kết quả; kết quả ấy cũng mang ý nghĩa về một kết luận của NCKH với nội dung là khẳng định một giả thuyết khoa học đặt ra là sai; hay nói cách khác, trong sự vật, hiện tượng không tồn tại quy luật hoặc giải pháp như giả thuyết. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong khoa học, vì khẳng định đó sẽ giúp cho những nghiên cứu sau không dẫm chân lên vết xe đổ, lãng phí các nguồn lực nghiên cứu, cho nên trong NCKH, thất bại cũng phải được tổng kết, được lưu giữ như một tài liệu khoa học nghiêm túc. Ví dụ: Tính kế thừa Bằng sự tích lũy kinh nghiệm, con người nghiên cứu tổng kết hình thành những phương pháp nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu và từ việc kế thừa kết quả nghiên cứu ban đầu để mở rộng, phát triển nghiên cứu, hình thành các bộ môn khoa học khác nhau. Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, ngày nay không còn một công trình NCKH nào bắt đầu từ chỗ hoàn toàn trống rỗng về kiến thức. Thực tế, mỗi công trình nghiên cứu đều kế thừa kết quả không chỉ chính ngành khoa học đó mà còn của nhiều ngành khoa học khác, thậm chí hàng loạt phương hướng nghiên cứu mới, bộ môn khoa học mới xuất hiện đều là kết quả kế thừa lẫn nhau giữa các bộ môn khoa học. Tính kế thừa trong NCKH có ý nghĩa rất quan trọng về mặt phương pháp nghiên cứu, qua đặc điểm này nhắc nhở người nghiên cứu không quá cứng, tự mãn với những vấn đề lý luận và phương pháp luận của mình đến mức chối từ cập nhật và tham khảo các lý luận và phương pháp luận của các nhà nghiên cứu khác, các ngành khoa học khác. Và ngược lại, người nghiên cứu không áp đặt những lý luận và phương pháp luận của mình cho người khác, cho ngành khoa học khác, mà luôn tìm cách kế thừa những phương pháp nghiên cứu, những thành quả mà NCKH đã tạo ra để phát triển hoạt động NCKH của mình đi đúng hướng, có hiệu quả. Ví dụ: Tính cá nhân Mọi sự nghiên cứu bao giờ cũng được tiến hành bởi cá nhân, tính cá nhân thể hiện ở chỗ NCKH luôn phản ánh những đặc điểm của cá nhân về xu hướng nghiên cứu, về khả năng, mục đích nghiên cứu và cách nghiên cứu. Đây là một đặc điểm của nghiên cứu và cách nghiên cứu. Đây là một đặc điểm của nghiên cứu khoa học, sự thành bại, đúng sai của một công trình nghiên cứu phụ thuộc chủ yếu và trước hết vào cá nhân nhà nghiên cứu, cho dù một công trình nghiên cứu đó do một tập thể thực hiện. Tính cá nhân trong NCKH không phải là một khái niệm trừu  Tào Tháo   Tào Tháo  tượng, nó được biểu hiện ở tổng thể các tiêu chí định tính và định lượng hợp thành uy tín của nhà khoa học; uy tín đó chỉ có được trên cơ sở năng lực, hiệu suất lao động của nhà nghiên cứu trong những điều kiện môi trường xã hội nhất định. Ví dụ: Tính phi kinh tế Trong NCKH rất khó định mức một cách chính xác như trong lĩnh vực sản xuất vật chất, thậm chí có thể nói lao động khoa học hầu như không thể định mức được. Hơn nữa, nhiều khi hiệu quả kinh tế của NCKH chúng ta cũng không thể xác định, ngay cả những kết quả nghiên cứu về kỹ thuật dưới dạng các sáng chế và hình mẫu rất có giá trị về mặt kỹ thuật, có giá trị mua bán rất cao trên thị trường, song không thể áp dụng chỉ vì lý do thuần túy xã hội và như vậy hiệu quả kinh tế cũng không thể trở thành hiện thực. Hay nói cách khác, hiệu quả NCKH không chỉ là hiệu quả kinh tế (trước mắt và lâu dài) mà còn là hiệu quả xã hội, chính trị, văn hóa và hiệu quả khoa học – công nghệ, chính vì vậy, một trong những đặc điểm của NCKH là tính phi kinh tế. Câu 4: Hãy trình bày các loại hình nghiên cứu khoa học. Cách 1 **** Phân chia thành các loại hình như sau: Phân loại theo tính ứng dụng: Nghiên cứu ứng dụng :hình thành chính sách, cách thức quản lý mới hoặc cải thiện sự hiểu biết. Nghiên cứu cơ bản : phát triển, thử nghiệm, kiểm chứng các phương pháp, quy trình, kỹ thuật và công cụ nghiên cứu nhằm cải thiện bản thân phương pháp luận nghiên cứu. Phân loại theo phương thức nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm (empirical research): liên quan đến các hoạt động của đời sống thực tế; khảo sát thực tế hoặc trong điều kiện có kiểm soát Nghiên cứu lý thuyết (theoretical research): là hình thức nghiên cứu chủ yếu thông qua sách vở, tài liệu, các học thuyết và tư tưởng. Phân loại theo mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả (descriptive research) Nghiên cứu so sánh (comparative research) Nghiên cứu tương quan (correlational research) Nghiên cứu giải thích (explanatory research)  Tào Tháo   Tào Tháo  Phân loại theo hình thức thu thập dữ liệu: Nghiên cứu định lượng (quantitative research): lượng hóa sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu định tính (qualitative research): nhằm mô tả sự vật, hiện tượng; không quan tâm đến sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu và cũng không nhằm lượng hóa sự biến thiên này. Cách 2: Các loại hình NCKH: Căn cứ vào mục đích nghiên cứu có các loại hình : + Nghiên cứu cơ bản: Loại hình nghiên cứu nhằm tìm tòi, sáng tạo ra những tri thức mới, những giá trị mới cho nhân loại. Tri thức cơ bản là tri thức nền tảng cho mọi quá trìnhnghiên cứu và ứng dụng tiếp theo. -Nghiên cứu cơ bản thuần túy: Phát hiện ra tri thức mới, những lý thuyết mới dù chưa có địa chỉ ứng dụng. -Nghiên cứu cơ bản định hướng : Tìm ra tri thức mới, giải pháp mới đã có địa chỉ ứng dụng. + Nghiên cứu ứng dụng : Loại hình nghiên cứu có mục tiêu là vận dụng những tri thức cơ bản để tạo ra những quy trình công nghệ mới, những nguyên lý mới trong quản lý kinh tế - xã hội. + Nghiên cứu triển khai: Loại hình nghiên cứu có mục tiêu là tìm khả năng áp dụng đại trà các nghiên cứu ứng dụng vào thực tế sản xuất và đời sống XH. + Nghiên cứu dự báo : Mục tiêu phát hiện những triển vọng, những khả năng, xu hướng mới của sự phát triển của khoa học và thực tiễn. Câu 5: Trình bày các trình tự lôgic trong nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học bất kể trong nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội hoặc khoa học công nghệ đề tuân theo một trật tự logic xác định, bao gồm các bước sau đây: 1. Lựa chọn chủ đề (topic) nghiên cứu và đặt tên đề tài 2. xác định mục tiêu (objective) nghiên cứu 3. Đặt câu hỏi (question) nghiên cứu 4. Đưa luận điểm, tức giả thuyết nghiên cứu 5. Đưa các luận cứ (Evidence)để chứng minh giả thuyết 6. Lựa chọn các phương pháp (methods) chứng minh giả thuyết Những nội dung trên có mối liên hệ logic nhất quán:  Tào Tháo   Tào Tháo  + Nếu chủ đề nghiên cứu (ở tên đề tài) là NC mô tả thì mục tiêu, vấn đề nghiên cứu và các nội dung sau đó đều phải NC mô tả. + Các nghiên cứu khác cũng hoàn toàn tương tự + Mỗi đề tài chứa đựng một nội dung NC, song cũng có thể chứa đựng một số loại NC, tùy thuộc vào ý tưởng của người nghiên cứu và thỏa thuận giữa các đối tác. LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ VÀ ĐẶT TÊN ĐỀTÀI Đề tài là một hình thức tổ chức nghiên cứukhoa học, trong đó có một nhóm người (nhómnghiên cứu) cùng thực hiện một nhiệm vụnghiên cứu. Nhóm nghiên cứu có thể là mộthoặc nhiều hơn một người. Đề tài được lựa chọn từ một sự kiện khoa học. Xác định mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu là những nội dung cần được xem xét và là rõ trong nghiên cứu. Mục tiêu trả lời câu hỏi : Nghiên cứu cái gì ? Trong một đề tài khoa học xã hội, nghiên cứu bao giờ cũng có mục tiêu xuyên suốt, mang tính chủ đạo, gọi là "Mục tiêu chung"; còn các mục tiêu khác là ‘Mục tiêu cụ thể’. Xác định nội dung nghiên cứu đểthực hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu được xác định trong một giới hạn nhất định. Có nhiều loại phạm vi được đặt ra để xem xét. Nhìn chung, có 3 loại phạm vi cần quan tâm: • Phạm vi về quy mô của mẫu khảo sát. • Phạm vi về thời gian, không gian của tiến trình thực hiện. • Phạm vi về nội dung của tiến trình thực hiện. Khi người nghiên cứu xác định được một giới hạn hợp lý phạm vi nghiên cứu thì sẽ tiết kiệm được các nguồn lực phải đầu tư cho nghiên cứu, tiết kiệm thời gian dành cho nghiên cứu. Đương nhiên, khi xác định giới hạn phạm vi nghiên cứu phải đảm bảo rằng, kết quả nghiên cứu vẫn trong khuôn khổ độ tin cậy cần thiết theo đúng yêu cầu của nghiên cứu khoa học. CHỨNG MINH LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC • Muốn chứng minh một luận điểm khoa học, người nghiên cứu phải có đầy đủ luận cứ khoa học. • Muốn tìm được các luận cứ và làm cho luận cứ có sức thuyết phục người nghiên cứu phải sử dụng những phương pháp nhất định. Phương pháp ở đây bao gồm hai lọai : phương pháp tìm kiếm và chứng minh luận cứ, tiếp đó là phương pháp sắp xếp các luận cứ để chứng minh luận điểm khoa học. Luận cứ: Để chứng minh luận điểm khoa học ngườinghiên cứu cần có các luận cứ. Luận cứ làbằng chứng để khẳng định giả thuyết của tácgiả đặt ra là đúng. Về mặt lôgic học, là phánđóan  Tào Tháo   Tào Tháo  đã được chứng minh trước khi được sửdụng để làm bằng chứng chứng minh giả thuyết. Trong khoa học có hai lọai luận cứ: luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tế. Luận cứ lý thuyết là các luận điểm khoa họcđã được chứng minh, bao gồm các kháiniệm, các tiền đề, định lý, định luật hoặc cácquy luật xã hội, tức là các mối liên hệ đãđược khoa học chứng minh là đúng. Luậncứ lý thuyết được khai thác từ các tài liệu,công trình khoa học của các đồng nghiệp đitrước. Việc sử dụng luận cứ lý thuyết sẽ giúp ngườinghiên cứu tiết kiệm thời gian, không tốnkém thời gian để tìm các sự kiện thực tế,chứng minh lại những gì mà các đồng nghiệpđã chứng minh. Luận cứ thực tế được thu thập từ các sự kiện từ trong thực tế bằng cách quan sát, thực nghiệm, phỏng vấn, điều tra hoặc khai thác từ những báo cáo về các công trình nghiên cứu của các đồng nghiệp. Về mặt lôgic, luận cứ thực tế là các sự kiện thu thập được từ quan sát hoặc thực nghiệm khoa học. Toàn bộ quá trình nghiên cứu khoa học, là quá trình tìm kiếm và chứng minh luận cứ. Phương pháp tìm kiếm, chứng minhvà sử dụng luận cứ Nhiệm vụ của người nghiên cứu phải làm baviệc : tìm kiếm luận cứ, chứng minh tính đúngđắn của bản thân luận cứ và sử dụng luận cứđể chứng minh giả thuyết. Để là ba việc đóphải có phương pháp. Phương pháp trả lời câuhỏi :’Chứng minh bằng cách nào ?’ Trong quá trình tìm kiếm luận cứ, người nghiên cứu cần những loại thông tin sau : • Cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu. • Tài liệu thống kê và kết quả nghiên cứu của các đồng nghiệp đi trước. • Kết quả quan sát hoặc thực nghiệm của bản thân người nghiên cứu. Để có được những thông tin đó, người nghiên cứu phải biết thu thập thông tin. Những lọai thông tin trên đây có thể được thu thập qua các tác phẩm khoa học, sách giáo khoa, tạp chí chuyên ngành, báo chí và các phương tiện truyền thông, hiện vật, phỏng vấn chuyên gia trong và ngoài ngành. XÂY DỰNG LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC • Luận điểm khoa học là một phán đóan đã được chứng minh về bản chất sự vật. • Quá trình xây dựng luận điểm khoa học bao gồm các bước: Phát hiện vấn đề nghiên cứu ; đặt giả thiết nghiên cứu. Giả thiết chính là luận điểm cần chứng minh. Vấn đề nghiên cứu (tiếng Anh là ResearchProblem) hoặc câu hỏi nghiên cứu (tiếng Anhlà Research Question) là câu hỏi được đặt rakhi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫngiữa tính hạn chế của tri thức khoa học trong lýthuyết hiện có với thực tế mới phát sinh, đặt ranhu cầu  Tào Tháo   Tào Tháo  phát triển tri thức đó ở trình độ caohơn. Đặt được câu hỏi nghiên cứu là giai đọanquan trọng trên bước đường phát triển nhậnthức. Tuy nhiên, đặt câu hỏi nghiên cứu, tức là nêuvấn đề nghiên cứu lại chính là công việc khónhất đối với người mới làm quen với côngviệc nghiên cứu. Nhiều bạn sinh viên mới bắt đầu làm nghiên cứu khoa học luôn phải đặtnhững với thầy cô như : Nghiên cứu một đềtài khoa học nên bắt đầu từ cái gì ? Câutrả lời trong các trường hợp này luôn là : Hãybắt đầu từ phát hiện vấn đề nghiên cứu, nghĩalà đặt câu hỏi nghiên cứu. Trong nghiên cứu khoa học luôn tồn tại hai lọai câu hỏi : Câu hỏi về bản chất sự vật cần tìm kiếm, và câu hỏi về phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ lý thuyết và thực tiễn, để trả lời những câu hỏi thuộc lớp thứ nhất.• Trong nghiên cứu, câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là : Cần chứng minh điều gì ? Như vậy, thực chất việc phát hiện vấn đề khoa học chính là đưa ra được những câu hỏi để làm cơ sở cho việc tìm kiếm câu trả lời. Có thể sử dụng những phương pháp sau đây để đặt câu hỏi nghiên cứu :• Nhận dạng những bất đồng trong tranh luận khoa học : Khi hai đồng nghiệp bất đồng ý kiến, có thể là họ đã nhận ra những mặt yếu của nhau. Đây là cơ hội thuận lợi để người nghiên cứu nhận dạng những vấn đề mà các đồng nghiệp đã phát hiện, từ đó đặt câu hỏi nghiên cứu. Nghĩ ngược lại quan niệm thông thường Người nghiên cứu phải luôn đặt những câu hỏi ngược lại quan niệm thông thường. Chẳng hạn, trong khi nhiều người cho rằng, trẻ em suy dinh dưỡng là do các bà mẹ kém hiểu biết về dinh dưỡng của trẻ, thì có người đã nêu câu hỏi ngược lại : Các bà mẹ trí thức chắc chắn phải hiểu biết về dinh dưỡng trẻ em hơn các bà mẹ nông dân. Vậy tại sao tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong nhóm con cái các bà mẹ tri thức lại cao hơn trong nhóm các bà mẹ là nông dân ? Nhận dạng những vướng mắc trong họat động thực tế : Nhiều khó khăn nảy sinh trong họat động sản xuất, họat động xã hội, không thể sử dụng những biện pháp thông thường để xử lý. Thực tế này đặt người nghiên cứu trước những câu hỏi phải trả lời, tức là xuất hiện vấn đề, đòi hỏi người nghiên cứu phải đề xuất những giải pháp mới. Lắng nghe lời phàn nàn của những người không am hiểu : Đôi khi nhiều câu hỏi nghiên cứu xuất hiện nhờ lời phàn nàn của người hoàn toàn không am hiểu lĩnh vực mà người nghiên cứu quan tâm. Chẳng hạn, sáng chế xe điện của Edison chính là kết quả bất ngờ sau khi ông nghe được lời phàn nàn của một cụ già trong đêm khánh thành mạng đèn điện chiếu sáng đầu tiên ở một thị trấn ngọai ô của thành phố New York. Phát hiện mặt mạnh, mặt yếu trong nghiên cứu của đồng nghiệp : Mặt mạnh trong luận điểm, luận cứ, phương pháp của đồng nghiệp sẽ được sử dụng làm luận cứ hoặc phương pháp để chứng minh luận điểm của mình ; còn mặt yếu được sử dụng để phát hiện vấn đề (tức đặt câu hỏi nghiên cứu), từ đó xây dựng luận điểm cho nghiên cứu của mình.  Tào Tháo   Tào Tháo  Những câu hỏi bất chợt xuất hiện không phụ thuộc lý do nào : Đây là những câu hỏi xuất hiện ở nghiên cứu do bất chợt quan sát được một sự kiện nào đó, cũng có thể xuất hiện rất ngẫu nhiên, không phụ thuộc bất cứ lý do, thời gian hoặc không gian nào. Câu 6: Mục tiêu nghiên cứu là gì? Có mấy dạng mục tiêu nghiên cứu? Cho một ví dụ và xây dựng các mục tiêu nghiên cứu bằng “Cây mục tiêu”. Sự phân chia cây mục tiêu phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cây mục tiêu có ý nghĩa gì đối với người nghiên cứu? Mục tiêu nghiên cứu là những nội dung cần được xem xét và làm rõ trong nghiên cứu. Mục tiêu trả lời cân hỏi “Nghiên cứu cái gì?” Có 2 dạng mục tiêu:  Mục tiêu chung: là mục tiêu xuyên suốt, mang tính chủ đạo;  Mục tiêu cụ thể. VD: Xây dựng cơ sở dữ liệu hình thái và mã vạch DNA (DNA Barcode) bằng trình tự vùng ITS cho một số loài Lan thuộc nhóm Dendrobium có giá trị kinh tế. Phân chia cây mục tiêu chi tiết đến đâu là tùy thuộc vào:  Ý đồ của người nghiên cứu và đối tác đặt hàng;  Nhân lực và nguồn lực nghiên cứu. Cây mục tiêu => hình dung bao quát toàn bộ nội dung nghiên cứu và các bước thực hiện; là cơ sở để thiết lập dự toán kinh phí cần thiết cho nghiên cứu. Tập hợp toàn bộ cây mục tiêu nghiên cứu => đối tượng nghiên cứu. Câu 7: Tên đề tài là gì? Làm thế nào để đặt được tên đề tài? Những điểm nào cần tránh khi đặt tên đề tài? Cho ví dụ. 1. Tên đề tài là gì? Tên đề tài là tên của một công trình nghiên cứu khoa học do một người hoặc một nhóm người cùng thực hiện một nhiệm vụ nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. (tổng hợp từ bài giảng của Thầy). Đề tài được lựa chọn từ một sự kiện khoa học. 2. Làm thế nào để đặt được tên đề tài? - Phản ánh cô đọng nhất nội dung nghiên cứu; ngắn, gọn, súc tích, ít chữ nhất nhưng chứa đựng nhiều thông tin nhất - Khác tên của tác phẩm văn học hoặc những bài luận chiến (ẩn dụ sâu xa) - Cần có tính đơn nghĩa, khúc chiết, rõ ràng: chỉ được mang một nghĩa của vấn đề nghiên cứu, không được phép hiểu theo hai hoặc nhiều nghĩa, hay hiểu mập mờ  Tào Tháo   Tào Tháo  - Phải thể hiện được mục tiêu nghiên cứu (VD: « Nhận dạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa » có mục tiêu là nhận dạng năng lực cạnh tranh) - Chỉ rõ phương tiện thực hiện mục tiêu (VD : «Thực hành chính sách đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp » có mục tiêu là : nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp; phương tiện là: Thực hành chính sách đổi mới công nghệ) - Chỉ rõ môi trường chứa đựng mục tiêu và phương tiện thực hiện. (VD: “Thực hành chính sách đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập WTO” có mục tiêu là: Nâng cao năng lực cạnh tranh; phương tiện là: Thực hành chính sách đổi mới công nghệ; môi trường chứa đựng mục tiêu và phương tiện thực hiện là: Việt Nam gia nhập WTO.) - Chỉ rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn về mặt không gian, thời gian và quy mô của vấn đề nghiên cứu 3. Những điểm nào cần tránh khi đặt tên đề tài: 3.1. Tên đề tài không nên đặt bằng những cụm từ có độ bất định cao về thông tin vì càng bất định thì nội dung phản ánh được càng không rõ ràng, chính xác. VD: - Về …., Thử bàn về …; Góp (cùng) bàn về … - Suy nghĩ về …; Vài suy nghĩ về …; Một số suy nghĩ về … - Một số biện pháp nhằm …. (Tuy nhiên, nếu sau “biện pháp” có chỉ rõ biện pháp gì, thì vẫn được xem là có tư tưởng khoa học). - Tìm hiểu về ….; Bước đầu tìm hiểu về …; Một số nghiên cứu về …; Một số nghiên cứu bước đầu về … - Vấn đề …; Một số vấn đề …; Những vấn đề về … 3.2. Hạn chế lạm dụng những cụm từ chỉ mục đích để đặt tên đề tài. Cụm từ chỉ mục đích là những cụm từ mở đầu bởi những từ để, nhằm, góp phần … Nói lạm dụng, nghĩa là sử dụng một cách thiếu cân nhắc, sử dụng tùy tiện trong những trường hợp không chỉ rõ được nội dung thực tế cần làm, mà chỉ đưa ra những cụm từ chỉ mục đích để che lấp những nội dung mà bản thân tác giả cũng chưa có được sự hình dung rõ rệt. VD: (…) nhằm nâng cao chất lượng … (…) để phát triển năng lực cạnh tranh …, (…) góp phần vào …. Sẽ là không đạt yêu cầu khi đặt tên đề tài bao gồm hàng loạt loại cụm từ vừa nêu trên. Ví dụ: “Thử bàn về một số biện pháp bước đầu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần tạo ra  Tào Tháo   Tào Tháo  năng lực cạnh tranh trên thị trường”, hoặc “Nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ thống trồng trọt nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa” ! tên đề tài trở nên rối rắm, không nêu bật được nội dung trọng tâm. 3.3. Tên đề tài cũng có thể xem là không đạt với những cụm từ “Cơ sở lý luận và thực tiễn …”, hoặc “Cơ sở khoa học và thực tiễn …” chẳng hạn, “Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc sắp xếp lại và xu thế và phát hệ thống Ngân hàng Thương mại cổ phần ở Việt Nam”. Bởi vì, đương nhiên là nghiên cứu nào cũng phải dựa trên những “Cơ sở khoa học và thực tiễn …”, hoặc “Cơ sở lý luận và thực tiễn …”. 3.4. Cũng là không đạt yêu cầu khi chúng ta đặt tên những đề tài có dạng như: “Lạm phát – Thực trạng, Nguyên nhân, Giải pháp”. Đương nhiên, khi nghiên cứu đề tài “Lạm phát”, các tác giả phải tìm hiểu hiện trạng, phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp phòng chống lạm phát. Nhưng, khi đặt tên đề tài như trên dễ mắc phải một lỗi hết sức nghiêm trọng nếu ta diễn giải tên đề tài này là đề tài nghiên cứu về 3 nội dung: “Hiện trạng lạm phát”, “Nguyên nhân lạm phát ” và “Giải pháp lạm phát ”. 3.5 Lạm dụng mĩ từ hoặc cách nói bóng bẩy: tiêu chí quan trọng trong văn phong khoa học là đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, đơn nghĩa; 3.6 Thể hiện tình cảm, thiên kiến, quan điểm: một tiêu chí quan trọng khác trong khoa học, đó là tính khách quan, không phụ thuộc vào tình cảm, chính kiến, quan điểm,… vì chúng thường có tính nhất thời, tính lịch sử trong một thời điểm nhất định (Vũ Cao Đàm, 2000). 4. Ví dụ về tên đề tài nghiên cứu - Ứng dụng mật mã ECC trong các trang Web thương mại điện tử - Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn phát triển kỹ năng - Nghiên cứu đánh giá độ nhận biết thương hiệu mặt hàng xe máy của giới trẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng mặt hàng thủy sản xuất khẩu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - Nghiên cứu vận dụng mô hình chuỗi cung ứng xanh vào các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản khu vực vực Đồng bằng sông Cửu Long Câu 8: Anh (Chị) hãy đặt tên đề tài và viết đề cương nghiên cứu khoa học. Anh (Chị) có thể chọn một trong các thể loại sau: đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Đề cương luận văn thạc sĩ với đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh Công ty TNHH MTV TM DV Xây Dựng Bình Dương Nguyễn giai đoạn 2015-2020”  Tào Tháo   Tào Tháo  PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Cùng với đường lối chính sách đổi mới của Đảng, Nhà Nước và sự hội nhập vào WTO, thị trường kinh doanh của các công ty được mở rộng song sự cạnh tranh cũng ngày càng trở nên khốc liệt hơn điều này sẽ mở ra các cơ hội kinh doanh sâu rộng đồng thời cũng chứa đựng những thách thức lớn và nguy cơ tiềm tàng đe dọa đến sự phát triển của các Công ty. Vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh cho các công ty hiện nay và hơn bao giờ hết càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nhận rõ mục đích hướng đi của mình, đó là cơ sở và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Kế đến là trong điều kiện thay đổi và phát triển nhanh chóng của môi trường kinh doanh, chiến lược kinh doanh sẽ tạo điều kiện nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh, đồng thời chủ động tìm giải pháp khắc phục và vượt qua những nguy cơ và hiểm họa trên thương trường cạnh tranh. Ngoài ra, chiến lược kinh doanh còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực và tăng cường vị thế cạnh tranh đảm bảo cho sự phát triển liên tục và bền vững của doanh nghiệp. Từ khi thành lập (năm 2012) đến nay, Công ty TNHH MTV TM DV Xây Dựng Bình Dương Nguyễn đã từng bước xây dựng cho mình một chiến lược phát triển và dần khẳng định được thương hiệu của mình trong khu vực tỉnh Bình Dương tuy nhiên các chiến lược đề ra chưa cụ thể và rõ ràng. Hiện nay, trong môi trường kinh doanh ngày càng năng động và đa dạng, cạnh tranh giữa các công ty càng trở nên gay gắt, vì thế việc lựa chọn và xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn sẽ là yếu tố sống còn, quyết định sự thành công hay thất bại của công ty. Do đó, vấn đề cốt lõi của công ty hiện nay là phải có định hướng phát triển lâu dài thông qua một chiến lược kinh doanh đúng đắn được xây dựng phù hợp với bối cảnh môi trường và tương thích với khả năng, vị thế của từng doanh nghiệp trong điều kiện thị trường nhiều biến động và cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, sôi động. Đó là lý do chọn đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH MTV TM DV Xây Dựng Bình Dương Nguyễn giai đoạn 2015-2020” 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là Chiến lược kinh doanh cuả Công ty TNHH MTV TM DV Xây Dựng Bình Dương Nguyễn các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng các chiến lược kinh doanh của Công ty. 3. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu đánh giá và xây dựng chiến lược cho Công ty TNHH MTV  Tào Tháo   Tào Tháo  TM DV Xây Dựng Bình Dương Nguyễn. Về thời gian: Đề tài nghiên cứu, đánh giá các số liệu của Công ty TNHH MTV TM DV Xây Dựng Bình Dương Nguyễn trong ba năm trở lại đây từ 2012 đến 2014 4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận để biết các bước xây dựng và lựa chọn chiến lược. Tiến hành phân tích môi trường bên trong , bên ngoài Công ty nhằm thấy được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với Công ty. Sử dụng công cụ ma trận SWOT, QSPM để lựa chọn chiến lược ưu tiên, chiến lược hỗ trợ và đề xuất các giải pháp thực hiện. 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu số liệu vận dụng hệ thống các phương pháp để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh, nhằm xác định mục tiêu, định hướng và đề xuất các giải pháp cho Công ty TNHH MTV TM DV Xây Dựng Bình Dương Nguyễn. Các phương pháp được sử dụng trong luận văn là: - Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh. - Phương pháp suy luận logic, sử dụng phương pháp chuyên gia 6. Kết cấu của luận văn: CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh CHƯƠNG 2: Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty TNHH MTV TM DV Xây Dựng Bình Dương Nguyễn CHƯƠNG 3: Xây dựng chiến lược kinh doanh và các giải pháp thực hiện chiến lược của Công ty TNHH MTV TM DV Xây Dựng Bình Dương Nguyễn PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ  Tào Tháo   Tào Tháo  MÔN: SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC Câu 1: Hãy phân tích và lấy ví dụ chứng minh về vai trò của phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong quá trình dạy một học phần nào đó của Anh (Chị) ở cao đẳng hoặc đại học. Phương tiện kĩ thuật và công nghệ được cho rằng gồm những dụng cụ, máy móc, phụ tùng cần thiết cho một hoạt động, hay sử dụng trong một lĩnh vực nào đó. Trong dạy học thì đó là một khái niệm nói đến những phương tiện, thiết bị phục vụ cho công việc dạy học được dễ dàng truyền đạt kiến thức một cách trực quan sinh động trong thời gian ngắn hơn mà vẫn giúp cho sinh viên có thể nắm bắt được nội dung, kiến thức một cách sâu sắc, dễ hiểu nhất, giảm nhẹ được công sức, cường độ lao động của người dạy. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam thì “Phương tiện dạy học (còn gọi là đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học) là một vật thể hoặc một tập hợp các vật thể mà giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả của quá trình này, giúp học sinh lĩnh hội khái niệm, định luật,... hình thành các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ cần thiết” (Từ điển Bách khoa Việt Nam). Dạy học ở CĐ và ĐH chuyên ngành Ngoại Ngữ nói chung và ngành tiếng Nhật nói riêng thì việc sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ là một trong yếu tố rất quan trọng trong qua trình giảng dạy. Về việc để học một ngôn ngữ tốt luôn đảm bảo được kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Thì việc phải áp dụng các thiết bị là một điều tất yếu. Ta thấy rằng một yếu tố đầu tiên trong kĩ năng học ngôn ngữ là học phần “Nghe, Đọc” nếu như không sử dụng phương tiện dạy học là “Máy phát âm thanh (đĩa CD, tập tin âm thanh, máy vi tính, máy cát-xét, đầu đĩa, điện thoại phát nhạc), loa, tai nghe, v..v…) trước hết người dạy sẽ rất khó khăn trong việc truyền đạt các âm một cách chuẩn xác nhất. Sẽ gặp những trường hợp mình đọc chung một chữ nhưng qua hai, ba lần đọc có đôi khi mình sẽ bị lạc giọng, hay bị vấp. Ví dụ: Trong tiếng Nhật có một từ “Yo” theo tiếng việt thì có người sẽ đọc là “dô”, có người đọc là “giô” nhưng trong tiếng Nhật nếu muốn đọc chuẩn xác thì phải là “dô” vậy để đảm bảo được phát âm chính xác, ta cần có một thiết bị phát ra âm đọc nhiều lần nhưng không thay đổi âm điệu của từ đó. Từ đó ta lại thấy được tầm quan trọng của sử dụng thiết bị kĩ thuật, công nghệ trong giảng dạy. Nó sẽ giúp người học không bị hoang man khi nghe phát âm đôi khi không rõ từ người dạy, giúp người học có thể định hình chính xác cách phát âm mà mình nghe được. Và cũng giúp người dạy giảm bớt cường độ lao động, có khi giảm đến sức khỏe của người dạy mà vẫn đảm bảo được chính xác trong giảng dạy về ngôn ngữ của mình. Việc ứng dụng công nghệ trong học phần “Nghe, Đọc” cũng giúp giáo viên giảm thiểu được những khó khăn trong việc đưa tài liệu, ứng dụng đến cho người học. Từ đó giúp người học có thể tăng được tính tự học với tài liệu đã có sẵng. Ngoài ra giúp người học nắm chắc hơn kiến thức từ những tài liệu tham khảo được giáo viên chuyển từ internet, thư điện tử, thẻ nhớ, file âm  Tào Tháo   Tào Tháo  thanh, hình ảnh. Hiện nay với công nghệ hiện đại giáo viên còn có thể hướng dẫn, cung cấp những tiện ích, những ứng dụng về từ điển, trang nghiên cứu sâu hơn về ngôn ngữ mình học, ngoài ra còn liên kết các trang thông tin giúp học sinh có thể tìm hiểu rõ ràng về văn hóa, phong tục, tập quán thông qua đó hình thành lên được nền tảng kiến thức về ngôn ngữ chính xác hơn. Thêm vào đó ngoài những kiến thức được cung cấp với thời đại công nghệ số giúp người học có thể đến gần với thế giới hơn thông qua các ứng dụng thông tin truyền thông, từ đó họ có thể kết nối với những người bản xứ, thông qua đó có thể trao đổi, nâng cao các trình độ nghe nói đạt đến mức hoàn hảo hơn. Người dạy đóng vai trò cung cấp những thông tin cần thiết, từ đó cũng là người hướng dẫn để học sinh có thể sử dụng phương tiện kĩ thuật, công nghệ một cách hiệu quả nhất. Đứng trên góc độ khách quan thì về việc ứng dụng kĩ thuật còn một số mặt hạn chế lớn. Người học có thể bị ỷ lại về thông tin đã có sẵng mà không tìm tòi học hỏi, mang tính chủ quan dẫn đến lười biếng trong việc học tập. Trong ngôn ngữ Nhật thì siêng năng là điều bắt buộc. Ví dụ: Ngoài nghe nói thì kĩ năng đọc đòi hỏi người học phải nắm chắc, đó là phải hệ thống được chữ Hán về cách viết, cách phân biệt về âm đọc. Nếu không thường xuyên luyện tập viết, ôn tập cách đọc thì trình độ của mỗi người học sẽ bị chững lại và không thể phát huy trong việc học dẫn đến chán nãn trong việc học tiếng Nhật lên cao. Vì vậy ta nên sữ dụng kĩ thuật công nghệ trong giảng dạy một cách phù hợp hơn. Lồng ghép để đưa cho người học đến sự thuận tiện, công cụ để giúp việc học dễ dàng hơn nhưng không quá phụ thuộc vào nó. Phải kích thích sự tò mò, tự mình tra cứu những chữ Hán khó. Bằng cách kết hợp giữa từ điển giấy và từ điển điện tử. Để từ đó người học có thể tự hình thành lên được thói quen tự tìm tòi. Từ những ví dụ nêu trên ta có thể thấy để người học có thể tiếp nhận kiến thức thì phương tiện dạy học đóng vai trò rất quan trọng. Nếu như không kết hợp giảng dạy với phương tiện kĩ thuật công nghệ mà chỉ đơn thuần là thuyết giảng, chỉ tập trung chủ yêu truyền đạt bằng lời nói thì việc học ngôn ngữ mới trở nên rất nhàm chán và dễ gây chán nãn dẫn đến người học không hứng thú trong học tập. Vì vậy phương tiện kĩ thuật và công nghệ là một trong những chất dẫn giúp người học trở nên hứng thú với môn học đó. Giúp người dạy có thể truyền đạt những kiến thức tưởng chừng hơi khô khan của ngôn ngữ, trở nên sinh động và tạo nên sự tìm tòi tự học người học lên cao nhất. Nếu như nói kiến thức là vai trò chính của người giảng dạy, thì phương tiện kĩ thuật và công nghệ là một bàn đạp cho kiến thức đó tiến nhanh hơn đến với người học. Trong thế giới càng ngày càng phát triển thì các nền giáo dục từ đó cũng phát triển và trong đó thì phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong giảng dạy giúp ngành giáo dục tạo nên bước ngoặc lớn cho loài người khi tiếp cận với những tri thức mới. Câu 2: Hãy phân tích và lấy ví dụ chứng minh về nguyên tắc sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong quá trình dạy một học phần nào đó của Anh (Chị) ở cao đẳng hoặc đại học. Phương tiện kỉ thuật công nghệ bao gồm những trang thiết bị, đồ dùng dụng cụ phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy và học tập. Ví dụ: máy vi tính, máy chiếu đa phương tiện, hệ thống tăng  Tào Tháo   Tào Tháo  âm, micro, loa, tivi, các đầu đọc video, VCD, DC, DVD, các thiết bị máy móc, thiết bị thí nghiệm,… Để ứng dụng thành công các phương tiện kỉ thuật và công nghệ thành công đòi hỏi người giảng viên phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Đảm bảo an toàn: đây là nguyên tắc quan trọng, các thiết bị dạy học được sử dụng phải an toàn với các giác quan của sinh viên, đặc biệt khi sử dụng các thiết bị nghe nhìn. Người giảng viên cần chú ý các vấn đề như an toàn điện, an toàn cho thị giác và thính giác. - Đảm bảo nguyên tắc 3Đ: đúng lúc, dung chỗ và đủ cường độ  Đúng lúc: là trình bày phương tiện vào lúc cần thiết, lúc sinh viên cần được quan sát, gợi nhớ kiến thức, hình thành kỉ năng trạng thái tâm, sinh lí thuận lọi nhất. việc giảng dạy sẽ đạt hiệu quả cao nếu giảng viên đưa đúng thời điểm nội dung và phương pháp dạy học cần đến. cần đưa phương tiện theo trình tự bài giảng, tránh đưa đồng loạt nhiều nội dung.  Đúng chỗ: là tìm vị trí để giới thiệu phương tiện trên lớp học hợp lí nhất, giúp sinh viên có thể sử dụng nhiều giác quan nhất để tiếp xúc với phương tiện một cách đồng đều ở mọi vị trí lớp học. trình bày phương tiện phải đảm bảo các yêu cầu chung cũng như riên về chiếu sáng, thông gió và các yêu cầu kỉ thuật đặc biệt khác. Các phương tiện dạy học tại lớp phải được bố trí phù hợp để không bị phân tán tư tưởng của sinh viên.  Đủ cường độ: từng loại phương tiện có mức độ sử dụng tại lớp khác nhau. Nếu kéo dài việc trình diễn hoặc dùng lại một phương tiện quá nhiều trong một buổi giảng, hiệu quả của chúng sẽ giảm sút. Nên sử dụng phương tiện nghe nhìn không quá 3 đến 4 lần trong một tuần và kéo dài không quá 20-25 phút trong một tiết học - Đảm bảo tính hiệu quả: phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ trọn vẹn về nội dung dạy học, phải phù hợp với đối tượng học sinh, với nhân trắc học và tiêu chuẩn giáo dục. đảm bảo sự tương tác trong hệ thống dạy học, phải có sự hợp tác, cộng tác, tác động qua lại giữa người dạy và người học trong quá trình giảng dạy. Phương tiện đạy học dù có hiện đại thì bản thân nó cũng không thể thay thế được vai trò của giáo viên mà trước hết là phương pháp dạy học của họ. ngược lại, phương pháp dạy học của giáo viên cũng chịu sự qui định của điều kiện, phương tiện dạy học cụ thể. Vậy nên giữa các yếu tố nội dung, phương tiện, phương pháp dạy học có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và với người học. mối quan hệ đó chính là sự tương tác chủ yếu giữa các yếu tố của hệ thống dạy học. sự tương tác đa chiều này tạo nên hiệu quả và chất lượng của quá trình dạy học. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì việc áp dụng công nghệ kĩ thuật trong quá trình giảng dạy và học là yếu tố cần thiết và quan trọng. việc áp dụng có ảnh hưởng rất lớn đến  Tào Tháo 
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan