Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất tại Học viện Ngân hàng...

Tài liệu Phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất tại Học viện Ngân hàng

.DOC
94
284
136

Mô tả:

Số phân loại: __________ Mật cấp: ______________ hiệu:105852008400017 Ký mã hiệu trường học: 10585 Học Luận văn học vị thạc sỹ Học viện Thể dục thể thao Quảng Châu Đề tài luận văn PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Nghiên cứu sinh : Nguyễn Thanh Nam Giáo viên hướng dẫn (Trung Quốc) : Giáo sư Lương Lợi Dân Giáo viên hướng dẫn (Việt Nam) : Giáo sư Nguyễn Đại Dương Tháng 5 năm 2010 Dissertation Submitted to Guangzhou Sport University for Master Degree Methods of Improving Physical Education Quality in Banking Institute Master Candidate: Ruan Qing-nan Chinese Supervisor: Liang Li-min Viet Nam Supervisor: Ruan Dai-yang May, 2010 Tuyên thệ ủy quyền sử dụng luận văn Học viện Thể dục thể thao Quảng Châu- Trung Quốc Tôi hoàn toàn hiểu rõ những quy định có liên quan đến việc sử dụng và lưu giữ luận văn của Học viện như sau: Các tài liệu kiến thức được nghiên cứu sinh sử dụng trong quá trình làm luận văn tại Học viện thuộc quyền sở hữu của Học viện Thể dục Thể thao Quảng Châu. Trong phạm vi quy định của pháp quyền, Học viện Thể dục Thể thao Quảng Châu có quyền sử dụng luận đó văn như sau: 1. Các nghiên cứu sinh sau khi nhận được học hàm thạc sỹ bắt buộc phải nộp luận văn theo quy định của Học viện. Học viện có thể dùng các biện pháp như: in màu, in thu nhỏ hoặc các hình thức phô tô khác để lưu trữ luận văn mà các nghiên cứu sinh đã nộp. 2. Vì mục đích giảng dạy và nghiên cứu, Học viện có thể công khai trưng bày luận văn của nghiên cứu sinh tại thư viện, phòng tài liệu, v.v.. hoặc được đưa lên trang web của nhà trường để giáo viên và học sinh cùng nghiên cứu, tham khảo. 3.Học viện có quyền gửi tặng bản luận văn điện tử hoặc bản luận văn giấy cho các đơn vị chủ quản nhà nước hoặc các cơ quan được nhà nước chỉ định, cho phép luận văn bị kiểm tố, kiểm tra và mượn đọc. Tôi đảm bảo tuân thủ các quy định trên. (Tuân thủ quy định này sau khi luận văn được công khai). Người tuyên thệ ký tên: Ngày tháng năm: Giáo viên hướng dẫn ký tên: Ngày tháng năm: Tuyên thệ luận văn Học viện Thể dục Thể thao Quảng Châu- Trung Quốc Tôi long trọng tuyên thệ: Bản luận văn “Phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong Học viện Ngân hàng” là kết quả đạt được bằng công tác nghiên cứu độc lập dưới sự chỉ dẫn của Giáo viên hướng dẫn. Ngoài các phần nội dung được thêm vào với mục đích chú thích, bản luận văn này không mượn nội dung của tác phẩm hoặc bài diễn văn của bất kỳ một cá nhân hay tập thể nào. Các nội dung được mượn của tập thể hay cá nhân khác có ý nghĩa quan trọng đối với bản luận văn này đều đã được chú thích rất rõ và có kèm lời cảm ơn. Tôi hoàn toàn ý thức được tính nghiêm trọng của tuyên thệ và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật với lời tuyên thệ của mình. Người tuyên thệ ký tên: Giáo viên hướng dẫn ký tên: Ngày tháng năm: Ngày tháng năm: LỜI CẢM ƠN Đầu tiên xin cảm tạ Học viện TDTT Quảng Châu- Trung Quốc, ĐH TDTT Bắc Ninh- Việt Nam đã bồi dưỡng giáo dục tôi. Bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy chỉ đạo, GS Lương Lợi Dân (Lieng Li Min) Giáo sư Lieng Li Min có thái độ làm việc nghiêm khắc, tác phong công việc nghiêm túc đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn thật không giám phụ công thầy. Gần 2 năm qua GS Lương Lợi Dân (Lieng Li Min) đã dành nhiều thời gian, tâm huyết chỉ đạo tôi học tập và nghiên cứu, không chỉ nâng cao điều kiện học tập nghiên cứu mà quan trọng hơn là học được nhưng tư duy trong khoa học kiến tôi phải khắc cốt ghi tâm. Với lòng nhiệt tình và đạo đức nghề nghiệp Giáo sư Lương Lợi Dân (Lieng Li Min) đã chỉ đạo dạy bảo tôi trong suốt quá trình học tập, quan tâm và giúp đỡ tôi trong cuộc sống giúp cho tôi đạt được rất nhiều điều bổ ích. Tác phong nghiên cứu và chỉ đạo của hai thầy tôi sẽ không bao giờ quên. Nhân đây tôi muốn được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sức tới hai thầy. Tôi rất biết ơn các thầy cô ở Học viện TDTT Quảng Châu- Trung Quốc, ĐH TDTT Bắc Ninh- Việt Nam cùng toàn thể các quý thầy cô, bạn học đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Cuối cùng tôi cảm ơn gia đình, bạn bè người thân đã luôn bên cạnh động viên quan tâm tôi trong thời gian qua. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU ............................................................................................................ Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................... 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................... 1.1.1. Sơ lược nghiên cứu chất lượng giáo dục thể chất ở nước ngoài........ 1.1.2. Nghiên cứu chất lượng giáo dục thể chất ở trong nước..................... 1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu............................. 1.2.1. Khái niệm chất lượng......................................................................... 1.2.2. Khái niệm giáo dục.......................................................................... 1.2.3. Khái niệm giáo dục thể chất............................................................. 1.2.4. Chất lượng giáo dục thể chất............................................................ 1.3. Một số vấn đề lý luận về đánh giá chất lượng giáo dục thể chất trong trường học.......................................................................................... 1.3.1. Quan điểm về đánh giá chất lượng giáo dục thể chất....................... 1.3.2. Mục đích của đánh giá chất lượng giáo dục thể chất....................... 1.3.3. Nguyên tắc và phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục thể chất..... 1.4. Hoạt động giảng dạy giáo dục thể chất tại Học viện Ngân hàng...... 1.4.1. Mục tiêu giáo dục thể chất tại Học viện Ngân hàng........................ 1.4.2. Nội dung chương trình giảng dạy giáo dục thể chất tại Học viện Ngân hàng................................................................................................... 1.4.3. Hình thức tổ chức giảng dạy giáo dục thể chất tại Học viện Ngân hàng 21 1.4.4. §Æc ®iÓm ho¹t ®éng gi¶ng d¹y gi¸o dôc thÓ chÊt t¹i Häc viÖn Ng©n hµng................................................................................................... 1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất tại Học viện Ngân hàng................................................................. 1.5.1. Yếu tố khách quan............................................................................ 1.5.2. Yếu tố chủ quan................................................................................ Tiểu kết chương 1............................................................................................. Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU..................... 2.1. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu..................................... 2.1.2. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia................................................... 2.1.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi................................................ 2.1.4. Phương pháp phỏng vấn (phụ lục 4)................................................. 2.1.5. Phương pháp quan sát (phụ lục 5).................................................... 2.1.6. Phương pháp kiểm tra sư phạm........................................................ 2.1.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm................................................. 2.1.8. Ph¬ng ph¸p xö lý sè liÖu nghiªn cøu..................................................... 2.2. Tổ chức nghiên cứu............................................................................... Tiểu kết chương 2............................................................................................. Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................... 3.1. Thực trạng chất lượng giáo dục thể chất tại Học viện Ngân hàng 38 3.1.1. Về đội ngũ giảng viên giảng dạy GDTC.......................................... 3.1.2. Nội dung chương trình, thời gian, lịch giảng các môn GDTC......... 3.1.3. Kết quả học tập môn GDTC của sinh viên đại học chính quy khóa 8, 9 và 10.................................................................................................... 3.1.4. Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, sân bãi, dụng cụ học tập các môn GDTC................................................................................................. 3.1.5. Nhận thức của sinh viên về việc học tập các môn GDTC................ 3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác giáo dục thể chất tại Học viện Ngân hàng....................................................................... 3.2.1. Yếu tố chủ quan................................................................................ 3.2.2. Yếu tố khách quan............................................................................ 3.3. Tác động thực nghiệm.......................................................................... 3.3.1. Cơ sở tiến hành tác động thực nghiệm............................................. 3.3.2. Thực nghiệm các giải pháp đã lựa chọn........................................... 3.3.3. Kết quả thực nghiệm các giải pháp nâng cao chất lượng GDTC..... 3.4. Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất tại Học viện Ngân hàng............................................................................................. 3.4.1. Cải tiến nội dung, chương trình, sắp xếp lịch học giáo dục thể chất..... 3.4.2. Đổi mới khâu chuẩn bị bài giảng Giáo dục thể chất......................... 3.4.3. Đổi mới phương pháp giảng dạy trên cơ sở lấy người học làm trung tâm 64 3.4.4. Tích cực, tự giác trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 65 Tiểu kết chương 3............................................................................................. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................... PHỤ LỤC......................................................................................................... DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Các chữ viết tắt Xin đọc là ĐTB ĐLC GDTC NTN NĐC TDTT SV HVNH GD-ĐT Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Giáo dục thể chất Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Thể dục thể thao Sinh viên Học viện Ngân hàng Giáo dục và Đào tạo DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1. Nội dung chương trình các môn học GDTC tại Học viện Ngân hàng.....20 Bảng 1. Thực trạng đội ngũ giảng viên GDTC tại Học viện Ngân hàng.........38 Bảng.2. Số sinh viên chính quy hệ cao đẳng và đại học học các môn GDTC.......39 Bảng 3. Chương trình giảng dạy các môn GDTC tại Học viện Ngân hàng.....40 Bảng 4. Đánh giá của giáo viên và sinh viên về nội dung chương trình, thời gian, lịch giảng các môn GDTC......................................................41 Bảng 5. Kết quả học tập môn GDTC của sinh viên các khóa 8, 9 và 10.........42 Bảng 6. Thực trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật, sân bãi, dụng cụ học tập các môn GDTC.....................................................................................43 Bảng 7. Đánh giá của giáo viên và sinh viên về điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, sân bãi, dụng cụ học tập........................................................44 Bảng 8. Đánh giá của sinh viên về sự cần thiết học tập các môn GDTC trong trường học(N = 272).......................................................................45 Bảng.9. Đánh giá của sinh viên về thái độ, động cơ học tập các môn GDTC trong trường học(N = 272)..............................................................46 Bảng 10. Đánh giá của sinh viên về giờ học TDTT chính khóa......................49 Bảng 11. Đánh giá của sinh viên về phương pháp giảng dạy của giáo viên....49 Bảng 12. Khảo sát kết quả học tập các môn GDTC của sinh viên...................50 Bảng 13. Đánh giá của sinh viên về luyện tập TDTT ngoại khóa....................50 Bảng 14. Đánh giá mức độ ảnh hưởng các yếu tố chủ quan đến chất lượng GDTC của sinh viên Học viện Ngân hàng....................................52 Bảng 15. Đánh giá mức độ ảnh hưởng các yếu tố khách quan đến chất lượng GDTC của sinh viên Học viện Ngân hàng...................................55 Bảng 16. So sánh sự thay đổi trong nhận thức của sinh viên về môn học của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng........................................58 Bảng17. So sánh sự thay đổi trong thái độ, đông cơ học tập thể dục của sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng................................59 Bảng 18. Kết quả học tập của sinh viên sau thực nghiệm tác động.................60 Bảng 19. Kết quả tự học tập giờ ngoại khóa của sinh viên NTN và NĐC.......61 Bảng 20. Kết quả kiểm tra thể lực của sinh viên nữ trước và sau khi thực nghiệm..........................................................................................62 Bảng 21. Kết quả kiểm tra thể lực của sinh viên nam trước thực nghiệm và sau thực nghiệm.....................................................................................63 Biểu đồ 1. Đánh giá của giáo viên và sinh viên về các yếu tố chủ quan tác động đến chất lượng GDTC của sinh viên Học viện Ngân hàng ....................................................................................................53 Biểu đồ 2. Đánh giá của giáo viên và sinh viên về các yếu tố khách quan tác động đến chất lượng GDTC của sinh viên Học viện Ngân hàng..................................................................................56 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề GDTC trong trường Đại học là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài" cho đất nước, cũng như để mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện "Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức" để đáp ứng nhu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng công tác GDTC và hoạt động TDTT trong trường học các cấp. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 quy định: "Việc dạy và học thể dục là bắt buộc trong nhà trường".Chỉ thị 36 CT của Ban bí thư Trung ương Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới đã nêu: "Thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện thể dục thể thao trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên"."Thực hiện các nhiệm vụ xây dựng con người và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có trình độ làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo và có sức khoẻ". "Cần coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học"... Trong sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, lực lượng tri thức và cán bộ khoa học kỹ thuật có vai trò là động lực thúc đẩy. Để đảm đương được vai trò to lớn đó, đòi hỏi người cán bộ kỹ thuật không những có trình độ giác ngộ chính trị cao, trình độ chuyên môn vững vàng, mà phải có thể chất phát triển. GDTC trong trường học là thực hiện mục tiêu phát triển thể chất cho học sinh, sinh viên góp phần vào việc đào tạo con người phát triển toàn diện. Song, thực trạng GDTC trong các trường Đại học còn bộc lộ nhiều khó khăn và tồn tại. Mặc dù GDTC từ lâu đã trở thành môn học chính thức, bắt buộc trong chương trình các cấp học, ngành học, nhưng cho đến nay vẫn còn bị coi nhẹ. Nội dung, chương trình môn học chưa hợp lý, chưa phù hợp và đáp ứng yêu cầu của tuổi trẻ học đường, cơ sở vật chất, dụng cụ và sân bãi còn nghèo nàn và thiếu thốn, đội ngũ cán bộ giáo viên còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Nâng cao chất lượng GDTC trong trường học là một trong những hoạt động đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao sức khỏe và thể lực, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, ý chí, giáo dục nhân cách cho sinh viên góp phần đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. TDTT trường học là môi trường thuận lợi và giàu tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất nước. Phát triển giáo dục TDTT trường học theo hướng đổi mới và nâng cao chất lượng giờ học thể dục nội khóa, đa dạng hóa các hình thức hoạt động 2 ngoại khóa, đồng thời tổ chức chặt chẽ việc kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đối với người học. Học viện Ngân hàng tiền thân là trường Cao đẳng Ngân hàng, sau đó chuyển thành trường Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng chuyên đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ đang công tác trong ngành ngân hàng. Bộ môn Giáo dục thể chất truớc đây đã giải thể, sân bãi dụng cụ bỏ hoang, không sử dụng được. Năm 1998 Bộ giáo dục và Đào tạo kí quyết định trở thành Học viện Ngân hàng, tuyển sinh và đào tạo từ hệ trung cấp đến cao học trên toàn quốc. Từ đó đến nay quy mô tuyển sinh và đào tạo không ngừng đuợc nâng cao, trong khi cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên không phát triển kịp. Vì vậy, công tác giảng dạy các môn học nói chung và môn GDTC nói riêng tại HVNH gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện phục vụ cho việc giảng dạy - học tập. Các điều kiện này thực sự chưa đảm bảo đáp ứng được quy mô đào tạo hiện nay của nhà trường cũng như mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực phát triển toàn diện và đảm bảo chất lượng cao. Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất tại Học viện Ngân hàng”. Mong muốn qua đó đánh giá thực trạng của công tác GDTC trong HVNH, đưa ra và áp dụng những biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy GDTC trong trường học, thúc đẩy sự phát triển hoạt động TDTT tại HVNH nói riêng và phong trào TDTT nói chung, góp phần đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực và các tệ nạn xã hội. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng công tác GDTC tại HVNH và nguyên nhân của thực trạng đó. Trên cơ sở kết quả thu được, đề xuất và tiến hành thực nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên HVNH. 3. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp nâng cao chất lượng GDTC tại HVNH 4. Khách thể nghiên cứu - Khách thể điều tra: + 300 sinh viên khóa 9 và khóa 10 tại HVNH + Toàn bộ giáo viên Bộ môn Giáo dục thể chất và Quốc phòng đang trực tiếp giảng dạy tại HVNH - Khách thể thực nghiệm: + 70 sinh viên lớp QTDN A - K10 khoa Quản trị Kinh doanh - HVNH - Khách thể đối chứng: + 70 sinh viên lớp NH A - K10, Khoa Ngân hàng - HVNH - Khách thể phỏng vấn: + Giáo viên và sinh viên đang giảng dạy, học tập tại HVNH 5. Giả thuyết nghiên cứu 3 - Công tác GDTC tại Học viện Ngân hàng còn nhiều hạn chế là do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan mang lại. - Có thể nâng cao chất lượng GDTC tại HVNH thông qua một số biện pháp tác động tích cực như đổi mới phương pháp giảng dạy, nhận thức, thái độ, động cơ học tập của sinh viên và trang bị điều kiện giảng dạy, tập luyện phù hợp. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận, xác định những khái niệm công cụ liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: chất lượng, giáo dục, GDTC, chất lượng GDTC. - Xác định thực trạng GDTC tại HVNH - Đề xuất và làm rõ tính khả thi của một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên HVNH 7. Giới hạn nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu này, đề tài tập chung làm rõ một số nội dung cơ bản sau: + Khảo sát thực trạng công tác GDTC tại HVNH trên các mặt: Phương pháp giảng dạy của giảng viên; nhận thức, thái độ, động cơ học tập của sinh viên và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho môn học TDTT. + Xác định nguyên nhân của thực trạng trên + Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDTC tại HVNH trong thời gian tới. - Về địa bàn nghiên cứu + Nghiên cứu công tác GDTC tại HVNH - Về khách thể nghiên cứu + 272 sinh viên đang học GDTC tại HVNH + Toàn thể giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại Bộ môn giáo dục thể chất - HVNH. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 8.2. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia 8.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 8.4. Phương pháp phỏng vấn sâu 8.5. Phương pháp quan sát 8.6. Phương pháp kiểm tra sư phạm 8.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 8.8. Phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu. Trong đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau nhằm thu thập các số liệu khách quan về vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên, chúng tôi sử dụng chủ yếu 2 phương pháp sau: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp tác động thực nghiệm. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Sơ lược nghiên cứu chất lượng giáo dục thể chất ở nước ngoài - 1873: Thuật ngữ GDTC xuất hiện ở Nhật bản, họ nhận thức được sự cần thiết cho sức khỏe thể chất, và tập thể dục cho thư giãn và vệ sinh. [29, tr 421] - 1876 đại diện là Park Younghyo, nhà khoa học tại Hàn Quốc chứng minh được tầm quan trọng của việc rèn luyện sức khỏe trong cuộc sống và thuật ngữ GDTC bắt đầu được thừa nhận[29, tr 421] - 1879 khái niệm đầu tiên của ngành GDTC tại Hàn Quốc đã được coi là giáo dục đào tạo vật lý thông qua tập thể dục [29, tr.424]. - Từ 1960-1963 tại Mỹ các tác giả: Duncan, Watson (1960), Shepard (1960) và Cowell và Pháp (l963) có nhiều công trình nghiên cứu về chất lượng GDTC và chỉ ra ý nghĩa của sức khỏe thể chất cũng như mối quan hệ của nó với kết quả hoạt động của mỗi cá nhân [30, tr.67] - Trong giai đoạn 1964-1970, một số tác giả đưa ra khái niệm mới về GDTC như là “nghệ thuật và khoa học của các chuyển động của con người” đã được đề xuất bởi các học giả như: Felshin (1967) và Zeigler (1968) [30, tr.69]. - Trong những năm 70 của các học được đại diện bởi: Felshin (1972), Seidel và Resick (1972), Siedentop (1972), Vanderzwaag (1972), Nixon và Jewett (1974), Zeigler (1975) nghiên cứu GDTC và coi đó như hoạt động chuyển động của con người. Thực tế là “chuyển động của con người” là một cụm từ quan trọng trong định nghĩa của GDTC có thể được giải thích bởi các trường hợp cụ thể, trong đó GDTC đã có để xác nhận tình trạng của nó như là một ngành học quan trọng ở Mỹ[30,tr 68]. - Những năm 80 trở lại đây, việc nghiên cứu GDTC ở nước ngoài chủ yếu tập trung vào việc nâng cao chất lượng GDTC trong trường học và các nhà khoa học cố gắng tìm các giải pháp nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học này cũng như xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng GDTC cho phù hợp với hoạt động giảng dạy GDTC trong các trường Đại học như: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp... 1.1.2. Nghiên cứu chất lượng giáo dục thể chất ở trong nước Trong nền kinh tế hội nhập, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển toàn diện đáp ứng đòi hỏi của xã hội được rất nhiều nhà khoa học giáo dục quan tâm, nghiên cứu. Vĩ lẽ đó, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng GDTC ở Việt Nam cũng thu hút được rất nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục học nghiên cứu. Tuy nhiên, mỗi tác giả nghiên cứu và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng GDTC trên những bình diện khác nhau và khác nhau về khách thể nghiên cứu. Với đặc thù rất khác biệt của môn học GDTC, cho nên, mỗi giải pháp của một nhà nghiên cứu chỉ phù hợp với đặc điểm của khách thể nghiên cứu 5 mà thôi. Vì thế, đề tài nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng GDTC tại HVNH không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của các đề tài trước. Hiện nay, cũng chưa có công trình nào nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDTC tại HVNH. 1.1.2.1.Quan điểm của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục- Đào tạo về công tác giáo dục thể chất trong trường học Nhận thấy rõ tác dụng của việc rèn luyện và tập thể dục, Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục: "giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, xây dựng đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công, mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân mạnh khoẻ tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ. vậy, rèn luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước" [26]. Bác rất quan tâm đến sự nghiệp phát triển TDTT, Bác kêu gọi toàn dân thường xuyên rèn luyện thân thể nhằm giữ gìn sức khoẻ, nâng cao thể lực cho mọi người. Bác Hồ rất tin yêu thế hệ trẻ, Người quan tâm và săn sóc đến sự phát triển thể chất của thế hệ trẻ. ngày về thăm trường Đại học TDTT Bắc Ninh Bác đã căn dặn: "các cháu học TDTT ở đây không phải để đạt ông kiện tướng này, bà kiện tướng nọ. cái chính là, là người cán bộ phục vụ đắc lực cho nhân dân, đem hiểu biết của mình ra hướng dẫn mọi người cùng tập luyện để nâng cao sức khoẻ đẩy lùi bệnh tật" [34]. Bác cũng căn dặn:"công tác TDTT cần coi trọng, nâng cao chất lượng giáo dục trong trường học, tổ chức hướng dẫn và vận động đông đảo nhân dân rèn luyện thân thể hàng ngày". [34] Trong chỉ thị 36 CT/TƯ của Ban Bí thư trung ương Đảng đã nêu: "mục tiêu cơ bản, lâu dài của công tác TDTT là hình thành nền TDTT phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khoẻ thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân... thực hiện GDTC trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên". để GDTC và thể thao học đường thực sự có vị trí quan trọng trong việc góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất sức khoẻ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng. đồng thời xây dựng nhà trường thành những cơ sở phong trào TDTT quần chúng của học sinh, sinh viên. quán triệt sâu sắc nội dung của các nghị quyết, chỉ thị của Đảng hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 1992 và các văn bản pháp lệnh của chính phủ về công tác TDTT trong tình hình mới. đồng thời, để khắc phục thực trạng giảm sút sức khoẻ thể lực của học sinh, sinh viên hiện nay, hai ngành GD-ĐT và TDTT đã thống nhất những nội dung, biện pháp và hợp đồng trách nhiệm chỉ đạo nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng GDTC của học sinh, sinh viên: "hai ngành nhất trí xây dựng chương trình mục tiêu, cải tiến nâng cao chất lượng GDTC, sức khoẻ, bồi dưỡng năng khiếu thể thao 6 học sinh, sinh viên... kiến nghị với nhà nước phê duyệt thành chương trình quốc gia và được đầu tư kinh phí thích đáng". [49] 1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất Nâng cao chất luợng GDTC trong trường học là một trong những vấn đề được nhiều tác giả trong nước quan tâm. Dưới đây, chúng tôi xin trình bày theo các hướng nghiên cứu sau: * Hướng nghiên cứu nhằm xây dựng nội dung, chương trình, giáo trình tài liệu giảng dạy và nghiên cứu khoa học giáo dục thể chất Một số tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng việc giảng dạy GDTC trong trường học như: Lê văn Lẫm (1997), Ngô văn Tôn (2000), Nguyễn Trọng Vượng (2001), Phan Sinh (2003), Hồ Thị Thái (2005)... Các tác giả cũng chỉ rõ, muốn nâng cao chất lượng GDTC trong trường học đòi hỏi được sự quan tâm của các cấp liên quan, từ việc kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện đến việc hoàn thiện nội dung chương trình giảng dạy, điều kiện cơ sở vật chất cho sinh viện học tập và luyện tập các giờ ngoại khóa. * Hướng nghiên cứu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất Nghị quyết của hội nghị lần thứ tư ban chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “Để đảm bảo chất lượng của GD-ĐT, phải giải quyết tốt vấn đề thầy giáo, kế thừa và phát triển truyền thống sư phạm, đào tạo và đào tạo mới một đội ngũ giáo viên giỏi, có trách nhiệm, lương tâm, có lòng tự hào về nghề nghiệp. Đó là điều quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục” [18]. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII cũng xác định: “Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cũng như các cán bộ quản lý giáo dục cả về chính trị tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ [19]. Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn Quốc lần thứ X cũng chỉ rõ: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên...[ 21, tr.207]. Có thể nhận thấy, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm coi giáo viên là nhân tố quan trọng, quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục nói chung và GDTC nói riêng. Theo đó, chính phủ cũng đề xuất các biện pháp khuyến khích, động viên kịp thời đội ngũ người thầy. Hiện nay, đội ngũ cán bộ giáo viên, huấn luyện viên TDTT đang được hưởng chế độ bồi dưỡng và phụ cấp trang phục thể thao theo quy định tại Thông tư liên bộ 01/TT - LB (Giáo dục tài chính - Lao động và thương binh xã hội) ngày 10/1/1990. Điều này cho thấy Đảng và Nhà nước ta đã coi trọng và đánh giá đúng vai trò, công sức của đội ngũ cán bộ giáo viên, huấn luyện viên đối với sự nghiệp rèn luyện sức khỏe và phát triển sự nghiệp TDTT nước nhà. 7 Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT của Bộ GD0- ĐT đi đến kết luận: “Trong các trường Đại học, Cao đẳng có 450 giáo viên chiếm tỷ lệ 1gv/304 sinh viên (Quy định của Bộ GD- ĐT là 1gv/200sv). Trong đó có 75% giáo viên TDTT đạt trình độ Đại học, 15% trình độ Cao đẳng và 10 % là đào tạo ngắn hạn về TDTT, 5% có trình độ sau đại học. Các bộ môn TDTT là môn có trình độ đào tạo thấp nhất so với các bộ môn khác”. Kết quả nghiên cứu này cho thấy thực trạng cần thiết phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên TDTT trong trường học [56]. Hiện nay, ngành GD- ĐT cùng với ngành TDTT rất coi trọng công tác nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất lượng GDTC và các đề xuất, kiến nghị nâng cao chất lượng GDTC trong trường học nhằm nhanh chóng đưa chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng GDTC ở các cấp học. Các tác giả Nguyễn Kỳ Anh, Vũ Đức Thu và các cộng sự (1993) đã tiến hành nghiên cứu “Cải tiến công tác GDTC trong nhà trường các cấp đến năm 2000”[39, tr. 4- 7]. Các tác giả đã xác định được cơ sở lý luận, quan điểm chỉ đạo và mục tiêu chủ yếu của công tác GDTC trong nhà trường các cấp cũng như chỉ ra mục tiêu quan trọng cần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong các trường học ở các cấp học. Các tác giả: Đặng Đức Thao, Nguyễn Trương Tuấn, Phan Đức Phú nghiên cứu “Một số nét về công tác đào tạo giáo viên thể dục ngành giáo dục từ 1956 đến nay”. Công trình nghiên cứu khá quy mô, tổng kết, đánh giá quá trình đào tạo giáo viên của ngành TDTT cũng như dự báo nhu cầu đào tạo và sử dụng giáo viên TDTT từ 1993 - 2000[23]. Nguyễn Kỳ Anh, Vũ Đức Thu “Nghiên cứu xác định cơ chế chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện quy hoạch công tác TDTT ngành giáo dục và đào tạo từ năm 1998 - 2000 và định hướng đến năm 2005”[39]. Các tác giả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp củng cố và phát triển các tổ chức sự nghiệp về GDTC, biện pháp nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, ý chí của đội ngũ cán bộ giáo viên TDTT trong trường học. Vũ Đức Thu và cộng sự “Nghiên cứu định hướng và giải pháp đào tạo bồi dường đội ngũ cán bô, giáo viên TDTT trường học”. Đây là đề tài có quy mô rất lớn khảo sát thực trạng nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng giáo viên TDTT tại 21.000 trường phổ thông các cấp, 53 Sở GD- ĐT các tỉnh thành, 532/596 trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trong cả nước. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số nguyên nhân yếu kém của đội ngũ giáo viên TDTT. Trên cơ sở đó, các tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng định biên, định chuẩn giáo viên, quy hoạch hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên TDTT, nghiên cứu công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giáo viên TDTT trong nhà trường các cấp[39]. 8 Nghiên cứu về đội ngũ giáo viên giảng dạy TDTT còn có rất nhiều tác giả như: Nguyễn Đình Cường (1998), Nguyễn Văn Quảng (1998), Trần Bá Hoành (2001), Ngô Đăng Duyên (1998), Vũ Đức Văn (2001), Nguyễn Kim Pha (2004)… Nhìn chung, các tác giả đều đánh giá thực trạng và chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong chất lượng giảng dạy GDTC của đội ngũ giáo viên và đưa ra một số giải pháp phù hợp với khách thể nghiên cứu. * Hướng nghiên cứu nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo cho quá trình giảng dạy GDTC trong trường học: Cùng với việc đưa ra các giải pháp trong quá trình thiết kế, xây dựng nội dung, chương trình phù hợp, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy TDTT thì nghiên cứu nâng cao chất lượng điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác giảng dạy GDTC trong trường học cũng được một số tác giả quan tâm nghiên cứu. Các tác giả Phùng Thị Hòa, Vũ Đức Thu (1998) “Nghiên cứu thực trạng và quy hoạch phát triển cơ sở vật chất TDTT trường học đến năm 2000 và định hướng đến 2025”. Đây là công trình nghiên cứu có quy mô lớn được tiến hành trên phạm vi cả nước, từ các cấp học phổ thông đến đại học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích đất dành cho hoạt động học tập TDTT của học sinh, sinh viên rất thấp, trung bình chỉ có 0,6m/học sinh, trong khi chuẩn quy định từ 3,5 - 4m/1 học sinh. [54, tr.74-80] Nhìn chung, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của sinh viên trong các trường đại học và cao đẳng, trung học chuyên nghiệp còn rất nhiều hạn chế. Nhất là các trường đại học, cao đẳng hay trung học chuyên nghiệp được xây dựng ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... Thực trạng cho thấy, tình trạng các trường đại học Dân lập chưa được cấp đất xây dựng trường học, phải đi thuê mướn địa điểm học cho sinh viên thì tình trạng không xây dựng sân bãi luyện tập TDTT cho sinh viên là điều tất yếu, đó là chưa kể đến những lớp học liên kết giữa các trường... * Hướng nghiên cứu đổi mới tài liệu tham khảo các môn GDTC Các tác giả Dương Nghiệp Chí (1991); Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006); Nguyễn Hạc Thúy (1997); Nguyễn Hạc Thúy, Nguyễn Qúy Bình (2000); Nguyễn Toán (2002); Trần Văn Vinh (2002); Quang Hưng (2004)...tập trung nghiên cứu các giáo trình về đo lường thể thao; Lý luận và phương pháp TDTT; Huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật Cầu lông hiện đại; Cẩm nang tư vấn tâm lý thể thao; Phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài cầu lông; Bài tập chuyên môn trong điền kinh... Hầu hết các tác giả đều cố gắng đưa ra các phương pháp luyện tập các môn TDTT với mục đích giúp người dạy và người học nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn GDTC. * Hướng nghiên cứu đánh giá chung thực trạng công tác GDTC trong trường học và đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng GDTC 9 Các tác giả: Nguyễn Thị Đào (2002), Nguyễn Thị Thu Phương (2006), Nguyễn Văn Thảo (2006), Đỗ Hải Phong (2007), Vũ Văn Đức (2007), Trần Minh Hằng (2009)...nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDTC trong trường học ở các địa bàn nghiên cứu khác nhau như: Phú Thọ, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hà Nội...Các công trình nghiên cứu kể trên đều nghiên cứu thực trạng từ các cơ sở đào tạo và đánh giá thực trạng hoạt động giảng dạy GDTC của các trường cũng như chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng trên. Phần lớn các tác giả chỉ ra các hạn chế rất dễ nhận thấy đó là: Tính bất cập của nội dung, chương trình GDTC; Điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo; số lượng và trình độ giáo viên chuyên trách giảng dạy GDTC; tính bất hợp lý của hoạt động luyện tập thể thao ngoại khóa...Trên cơ sở đó, các tác giả cũng đề xuất các giải pháp phù hợp với khách thể nghiên cứu. Đặc biệt phải kể đến công trình nghiên cứu “Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi” do Viện Khoa học TDTT chủ trì. Đây cũng là một trong những công trình có quy mô lớn tiến hành điều tra thể chất người Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi. Mẫu nghiên cứu được thực hiện ở 16 tỉnh thành với 44,400 người tham dự điều tra. Kết quả nghiên cứu phản ánh thực trạng thể chất người Việt Nam độ tuổi từ 6 đến 20 trong thời điểm đề tài nghiên cứu. Đây là những kết luận khoa học rất có ý nghĩa phục vụ cho công tác xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp...GDTC trong trường học phù hợp với sự phát triển thể chất của người Việt. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu kể trên chưa đề cập đến nội dung quan trọng liên quan đến chất lượng GDTC trong trường học đó là việc nâng cao nhận thức của người học về ý nghĩa quan trọng của GDTC trong khi GDTC ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp khối không chuyên chỉ là môn học “phụ” (theo quan niệm và cách hiểu của phần lớn sinh viên và một bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý). Trên cơ sở đó, tìm hiểu thực trạng học tập các môn GDTC của sinh viên cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập TDTT trong trường đại học. 1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Khái niệm chất lượng “Chất lượng” là thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều, nhưng có thể thấy khó có thể đưa ra một định nghĩa phù hợp với tất cả các lĩnh vực bởi mỗi nhà khoa học nghiên cứu “chất lượng” trên những bình diện khác nhau. * Quan điểm coi chất lượng là thuộc tính bản chất vốn có của sự vật, hiện tượng, là cái để phân biệt nó với sự vật hiện tượng khác. Theo từ điển Tiếng Việt, “chất lượng” được hiểu là “cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” và là “cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia”[40, tr.196]. Như vậy, với quan điểm này, chất lượng chính là cơ sở, nền tảng để tạo nên bản chất của sự vật và tạo ra sự khác biệt giữa sự
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất