Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phương pháp giải nhanh các bài tập di truyền...

Tài liệu Phương pháp giải nhanh các bài tập di truyền

.PDF
23
149
117

Mô tả:

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chương trình sinh học phổ thông, phần kiến thức Di truyền chiếm một vị trí khá quan trọng. Nắm được một cách chắc chắn kiến thức ở phần này, học sinh đã có những kiến thức cơ bản về cơ sở Di truyền học, đây cũng chính là những cơ sở khoa học quan trọng để Học sinh có thể vận dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra. Để giảng dạy tốt phần kiến thức này ngoài việc lên lớp lí thuyết, người giáo viên còn phải sủ dụng một công cụ quan trọng đó là thông qua giải các bài toán. Ở các trường phổ thông nói chung, đa số Học sinh còn gặp nhiều khó khăn khi tìm hiểu kiến thức và vận dụng toán học để làm bài tập về các quy luật Di truyền. Theo qui định hiện nay, đề thi tốt nghiệp THPT gồm 40 câu, mỗi câu phải hoàn thành trong khoảng 1,5 phút; đề thi tuyển sinh đại học gồm 50 câu, mỗi câu phải hoàn thành trong khoảng 1,8 phút. Điều đó đã đặt ra yêu cầu cao về kỹ năng giải bài tập. Với những lí do trên, qua thực tế giảng dạy tôi thấy việc tìm tòi phương pháp giải nhanh các bài tập sinh học để đưa vào giảng dạy phần các quy luật di truyền là hết sức cần thiết. Vì vậy, tôi chọn đề tài “ phương pháp giải nhanh các bài tập di truyền” để làm sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân. 1 II. NỘI DUNG 1. Giải nhanh dạng bài tập tương tác gen cộng gộp Ví dụ 1: Màu sắc của hạt lúa mì là kết quả tương tác giữa 3 gen phân li độc lập ( từ màu trắng đến các dạng hồng, đỏ và đỏ thẫm). Mỗi gen có 2 alen trong đó 1 alen trội có khả năng điều khiển tổng hợp sắc tố màu đỏ và 1 alen lặn cho màu trắng. Hạt đỏ thẫm là đồng hợp trội của cả 3 gen, trong khi hạt trắng là đồng hợp về các alen lặn của cả 3 gen. Tất cả các kiểu hình ở giữa là kết quả của những tổ hợp khác nhau của các alen. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2 từ các cây bố mẹ sau đây: P aabbcc x AABBCC Trắng Đỏ thẫm Bài giải * Phương pháp thông thường P aabbcc x AABBCC Trắng Đỏ thẫm F1: AaBbCc (Đỏ) F2 có tỉ lệ kiểu hình như sau: + Kiểu hình gồm 6 alen trội : AABBCC = (1/4)3 =1/64 + Kiểu hình gồm 5alen trội : AaBBCC, AABbCC, AABBCc chiếm tỉ lệ =3.1/2.1/4.1/4= 6/64 +Kiểu hình gồm 4 alen trội chiếm tỉ lệ : KG Tỉ lệ KG Tỉ lệ aaBBCC (1/4)3=1/64 AaBbCC 1/2.1/2.1/4=4/64 AAbbCC (1/4)3=1/64 AaBBCc 1/2.1/2.1/4=4/64 AABBcc (1/4)3=1/64 AABbCc 1/2.1/2.1/4=4/64 Tæng =15/64 2 + Kiểu gen gồm 3 alen trội chiếm tỉ lệ KG Tỉ lệ KG Tỉ lệ AaBbCc (2/4)3=8/64 AaBBcc 1/2.1/4.1/4=2/64 AABbcc 1/4.2/4.1/4=2/64 AabbCC 1/2.1/4.1/4=2/64 AAbbCc 1/4.2/4.1/4=2/64 aaBBCc 1/2.1/4.1/4=2/64 aaBbCC 1/4.2/4.1/4=2/64 Tổng=20/64 Tương tự ta có: + Kiểu gen gồm 2 alen trội chiếm tỉ lệ=15/64 + Kiểu gen gồm 1 alen trội chiếm tỉ lệ=6/64 + Kiểu gen không có alen trội nào chiếm tỉ lệ=1/64 Theo giả thuyết thì đây là trường hợp tương tác cộng gộp của các alen trội cho nên tỉ lệ KH trong trường hợp này=tỉ lệ các KG: 1/64 trắng : 6/64 hồng nhạt : 15/64: hồng : 20/64 đỏ nhạt : 15/64 đỏ : 6/64 đỏ đậm : 1/64 đỏ thẫm. Nhận xét: Phương pháp này dài dòng, mất nhiều thời gian, khó hiểu. * Phương pháp giải nhanh Theo bài ra màu sắc của hạt lúa mì có độ đậm tăng dần theo số gen trội cùng cặp hay khác cặp trong KG. Như vậy, tỉ lệ của mỗi KH đúng bằng số các tổ hợp chứa số gen trội bằng nhau. Ta dễ dàng tính được tỉ lệ KH ở F2 theo bảng sau: KG Công 0 gen 1 gen 2 gen 3 gen 4 gen 5 gen 6 gen trội trội trội trội trội trội trội C06 C16 C26 C36 C46 C5 6 C66 3 thức tính Tỉ lệ 1/64 KH Trắng 6/64 Hồng nhạt 15/64 20/64 15/64 6/64 Hồng Đỏ nhạt Đỏ Đỏ đậm 1/64 Đỏ thẫm Nhận xét : Phương pháp này ngắn gọn, dễ hiểu, chính xác 2. Tính nhanh các tỉ lệ phân li trong phép lai hai hay nhiều tính trạng di truyền độc lập 2.1.Qui tắc - Sự có mặt của 4 KH ở đời con cho thấy có ít nhất là 2 gen - KG của bố mẹ có thể được xác định dựa vào các tỉ số đơn gen ở đời con - Cho biết có 2 gen không liên kết và với tính trội lặn hoàn toàn, tỉ số phân li 9:3:3:1 ở đời con, thì đó là phép lai giữa 2 thể di hợp kép ( AaBb x AaBb). - Tỉ số phân li 3:3:1:1 ở đời con cho biết có 2 gen, một gen dị hợp tử ở cả 2 bố mẹ, gen kia dị hợp ở một bên bố (hoặc mẹ) và đồng hợp tử lặn ở bên kia. - Sự có mặt của 4 nhóm KH ở đời con với tỉ lệ tương đương (1:1:1:1) cho biết có 2 gen và đó là phép lai giữa thể dị hợp tử kép với thể đồng hợp tử lặn, hoặc mỗi bên bố, mẹ có 1 cặp gen đồng hợp lặn - Xác suất để nhận được một KG hoặc KH cụ thể bằng tích của các xác suất riêng. - Nguyên tắc nhân xác suất có thể áp dụng để tính các tỉ lệ cho bất cứ phép lai nào, thậm chí với cả các phép lai có các alen gây chết 2.2.Ví dụ 4 Biết A :Cây cao B: Hạt vàng C: Vỏ trơn a: Cây thấp b: Hạt xanh c: Vỏ nhăn Xét phép lai : P AaBbCc x A aBbCc Tính xác suất để nhận được một cây có: a. Thân cao, hạt vàng, trơn b. Thân thấp, hạt xanh, nhăn c. Thân cao, hạt xanh, trơn Bài giải  Phương pháp thông thường Bạn có thể lập bảng Punnett và tính theo bảng, nhưng hơi dài và mất nhiều thời gian vì đây là một ma trận với 64 ô khá phức tạp  Phương pháp giải nhanh a. xác suất để nhận được mỗi tính trạng trội là 3/4. Do vậy xác suất để nhận được cây có cả 3 tính trội là : 3/4.3/4.3/4=27/64 b. Xác suất để xuất hiện mỗi tính trạng lặn là 1/4. Do vậy xác suất để nhận được một cây có cả 3 tính trạng lặn là :1/4.1/4.1/4=1/64. c. Xác suất để nhận được tính trạng cây thấp là 1/4, hạt màu xanh là 1/4 và hạt trơn là 3/4. Do vậy tích các xác suất là :1/4.1/4.3/4=3/64 3. Tính nhanh tần số trao đổi chéo 3.1. Ví dụ: ở một loài động vật, xét 2 cặp gen dị hợp tử liên kết không hoàn toàn, người ta đã xác định khoảng cách giữa 2 cặp gen là10cM (centiMorgan). Hãy xác định tỉ lệ của các tế bào sinh tinh đã xảy ra trao đổi chéo NST trong tổng số tế bào sinh tinh thực hiện giảm phân. Bài giải  Phương pháp thông thường - Theo giả thuyết thì tần số trao đổi chéo giữa 2 cặp gen là 10%, nghĩa là cứ 100 giao tử đực được tạo ra thì có 10 giao tử có hoán vị gen. 5 - xét 100 tế bào sinh tinh, ta thấy: + qua giảm phân sẽ cho 400 tinh trùng, tương ứng với số đó sẽ có 40 giao tử hoán vị gen( giao tử tái tổ hợp). + để có 40 giao tử hoán vị gen thì phải có 20 tế bào sinh tinh có xảy ra trao đổi đoạn trong giảm phân. Vậy. tỉ lệ của các tế bào sinh tinh đã xảy ra trao đổi chéo NST trong giảm phân là 20/100=20%.  Phương pháp giải nhanh Để có tần số trao đổi chéo là 50%, thì 100% số tế bào sinh tinh đều xảy ra trao đổi chéo. Vậy, tần số trao đổi chéo 10% sẽ tương ứng với tỷ lệ các tế bào sinh tinh có xảy ra trao đổi chéo là 20% Nhận xét: Cách giải này nhanh, ngắn gọn áp dụng rất tốt khi làm bài trắc nghiệm. 3.2. Một số qui tắc về di truyền liên kết * Các tính trạng được xác định bởi các gen liên kết hoàn toàn luôn được di truyền cùng nhau. * Liên kết gen hoàn toàn làm giảm số KG và KH ở đời con lai. Ngược lại, trao đổi chéo giữa các gen làm tăng số KG và KH ở thế hệ sau . * Tỉ lệ của các loại giao tử mang gen liên kết luôn bằng nhau, tỉ lệ của các giao tử mang gen hoán vị luôn bằng nhau và nhỏ hơn tỉ lệ của các giao tử mang gen liên kết. * Nếu trong phép lai phân tích, xuất hiện hai lớp KH có tần số lớn bằng nhau và hai lớp KH có tần số bé bằng nhau, thì trong đó có gen liên kết không hoàn toàn. * Phép lai hai tính cho tỉ lệ phân li KH 3:1 chứng tỏ 2 gen liên kết hoàn toàn và bố mẹ là dị hợp tử đều. * Phép lai hai tính cho tỉ lệ phân li KH 1:2:1 chứng tỏ hai gen liên kết hoàn toàn và bố mẹ là dị hợp tử đối. 6 * Phép lai phân tích 2 tính cho tỉ lệ phân li KH khác 1:1:1:1, trong đó tần số hai nhóm KH giống bố mẹ lớn hơn 50% cho thấy hai gen liên kết không hoàn toàn và cá thể đem lai phân tích là dị hợp tử đều. * Phép lai phân tích hai tính trạng cho tỉ lệ phân li KH khác 1:1:1:1, trong đó tần số hai nhóm KH khác bố mẹ lớn hơn 50% cho thấy hai gen liên kết không hoàn toàn và cá thể đem lai phân tích là dị hợp tử đối. * Trong các phép lai liên quan đến 3 gen đều dị hợp tử, các lớp KH tạo thành từ trao đổi chéo kép luôn có tần số nhỏ nhất. 4. Xác định nhanh qui luật di truyền 4.1. Dạng bài tập 1 Người ta tiến hành nuôi các loài chim cùng nòi như sau: -Phép lai 1: Cho chim lông đỏ thuần chủng lai với chim lông nâu thuần chủng, được F1-1 đồng loạt chim lông tím. Cho F1-1 giao phối với nhau, F2-1 gồm 136 con lông tím: 44 con lông đỏ: 46 con lông nâu: 15 con lông vàng. -Phép lai 2: Cho chim trống lông tím-có đốm lai với chim mái lông nâu-không đốm, thu được F1-2 gồm : 59 con lông tím- có đốm: 61 con lông nâu-có đốm: 20 con lông đỏ- có đốm: 20 con lông vàng- có đốm. -Phép lai 3: Cho chim trống lông đỏ –không đốm lai với chim mái lông nâu-có đốm, F1-3 phân tính theo tỉ lệ: 1chim trống lông tím-có đốm: 1 chim mái lông tím không đốm: 1 chim trống lông đỏ –có đốm 1 chim mái lông đỏ –không đốm: 1 chim trống lông nâu-có đốm: 1 chim mái lông nâu –không đốm 1 chim trống lông vàng -có đốm: 1 chim mái lông vàng-không đốm. Hãy xác định các qui luật di truyền chi phối các tính trạng trên và KG của các chim bố, mẹ trong các phép lai trên. Biết rằng tính trạng có đốm và không đốm do 1 cặp gen qui định. 7 Bài giải 1/ Giải thích phép lai 1 - P thuần chủng, ở F2 có 16 kiểu tổ hợp vậy F1 dị hợp tử 2 cặp gen phân li độc lập, qui ước là AaBb và tương ứng với KH lông tím. - F2-1 có tỉ lệ rút gọn là 9:3:3:1 tương ứng với 9 A-B- (tím): 3 A-bb (đỏ hoặc nâu) : 3 aaB-(nâu hoặc đỏ): 1aabb (vàng). - Ta qui ước: 3 A-bb (lông đỏ), 3 aaB-(lông nâu), như vậy 2 cặp gen đó phân li độc lập và tương tác bổ trợ với nhau, trong đó gen A và B bổ trợ cho lông tím; 2 cặp gen lặn aa và bb bổ trợ với nhau cho lông vàng, gen trội A qui định lông đỏ, gen trội B qui định lông nâu. - P1 thuần chủng lông đỏ và lông nâu, nên KG của P1 là Aabb x aaBB 2/ Giải thích phép lai 2 và 3 a- Xét tính trạng màu sắc lông: + ở F1-2 có tỉ lệ 3:3:1:1 vậy F1-2 có 8 kiểu tổ hợp giao tử ( bằng 4 x2), chim mái P2 lông nâu (aaB-) chỉ có thể cho tối đa 2 loại giao tử, KG của nó là aaBb Chim trống P2 lông tím cho 4 loại giao tử, phù hợp với KG AaBb + ở F1-3 phân tính : 1 lông tím: 1 lông nâu: 1 lông đỏ : 1 lông vàng, vậy F 1-3 có 4 kiểu tổ hợp giao tử, P3 có KH lông đỏ (A-bb) và lông nâu (aaB-), nên mỗi bên phảI cho 2 loại giao tử vậy P3 có KG : Trống lông đỏ Aabb x mái lông nâu aaBb b- Xét tính trạng đốm trên lông ( do 1 cặp gen qui định): + ở phép lai 2 cho thấy P2 : ♂ có đốm x ♀ không đốm suy ra F1-2 đồng tính có đốm, vậy tính trạng có đốm trội hoàn toàn so với tính trạng không đốm. Qui ước gen: D : có đốm ; d : không đốm 8 + ở F1-3 KH đốm và không đốm phân bố không đều ở đực và cái, đồng thời có hiện tượng di truyền chéo. Suy ra gen qui định tính trạng này nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y . + Như vậy, KG của P2 phải là: : ♂ có đốm XDXD ; ♀ không đốm XdY . KG của P3 phải là : ♂ không đốm XdXd ; ♀ có đốm XDY . c- Xét sự di truyền đồng thời của 2 cặp tính trạng + Tỉ lệ KH của F1-2 và F1-3 đều bằng tích của tỉ lệ phân li từng tính trạng: -F1-2 : 3: 3: 1: 1= (3: 3: 1: 1) x 1 - F1-3 : 1: 1: 1: 1: 1: 1: 1: 1 = ( 1: 1: 1: 1) x (1: 1). Qua đó ta thấy 2 cặp tính trạng trên di truyền độc lập, các cặp gen qui định màu lông nằm trên NST thường, các cặp gen qui định tính trạng đốm trên lông nằm trên NST giới tính X. Ta xác định được KG: Của P2 là: ♂ lông tím –có đốm AaBb XDXD ; ♀ lông nâu-không đốm aaBb XdY Của P3 là: ♂ lông đỏ –không đốm Aabb XdXd ; ♀ lông nâu-có đốm aaBb XDY 4.2. Dạng bài tập 2 Khi lai 2 cơ thể dị hợp tử về 2 cặp gen, mỗi gen qui định một tính trạng, F1 có 4 KH phân tính với tỉ lệ khác 9:3:3:1, chứng tỏ 2 gen qui định 2 tính trạng đó liên kết không hoàn toàn. Trường hợp 1: Nếu tỉ lệ nhóm KH lặn > 6,25% (> 1/16) thì KG của thể dị hợp tử đem lai là dị hợp đều. Trường hợp 2: Nếu tỉ lệ nhóm KH lặn < 6,25% (<1/16) thì KG của thể dị hợp tử đem lai là dị hợp chéo. 9 5. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH Trường hợp gen quy định tính trạng nằm trên phần tương đồng của NST X và Y. 5.1. Phương pháp giải: Với cơ sở lý thuyết như trên các bài tập di truyền liên kết với giới tính có phương pháp giải chung là: Bước 1: Xác định quy luật chi phối sự di truyền các tính trạng : * Dựa vào kết quả của 2 phép lai thuận nghịch: + Nếu kết quả lai thuận nghịch khác nhau thì gen quy định tính trạng được xét nằm trên nhiễm sắc thể giới tính. + Nếu tính trạng đã cho thấy xuất hiện chỉ ở giới đực qua các thể hệ (di truyền thẳng)  gen nằm trên nhiễm sắc thể Y. Ngược lại thì gen nằm trên nhiễm sắc thể X. + ví dụ: xét màu thân, màu mắt ở ruồi giấm qua 2 phép lai sau: - phép lai 1: P :cái xám, đỏ x đực đen, trắng  F1: toàn xám đỏ - phép lai 2: P :đực xám, đỏ x cái đen, trắng  F1: ½ cái xám đỏ : ½ đực đen trắng ta thấy: - màu thân: F1 đều như nhau  gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. - màu mắt: kết quả F1 ở phép lai 2 là chỉ cái đỏ, còn đực trắng  gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính. Đồng thời có sự di truyền chéo  gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. 10  Dựa vào sự di truyền chéo hoặc tính trạng biểu hiện không đồng đều trên 2 giới: + Di truyền chéo: Tính trạng của con đực giống tính trạng của mẹ và tính trạng của con cái giống bố  di truyền chéo  gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. + Tính trạng biểu hiện không đồng đều ở 2 giới: cùng 1 thế hệ nhưng tính trạng nào đó chỉ xuất hiện ở giới đực, còn giới cái thì không hoặc ngược lại  gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính. Bước 2:  xác định tính trội lặn  Quy ước gen  Viết kiểu gen kiểu hình của P. Bước 3:  viết sơ đồ lai Ví dụ 1: Cho gà trống lông vằn lai với gà mái lông đen được F1 100% lông vằn. cho F1 tạp giao được F2 có kết quả: 50 gà lông vằn và 16 gà lông đen. Biện luận, viết sơ đồ lai từ P đến F2? (Với bài này HS sẽ giải như sau) Ta thấy F1 chỉ có gà lông vằn, F2 chỉ có gà mái lông đen nên gen quy định màu lông nằm trên NST giới tính. F2 có gà lông vằn: gà lông đen = 3:1→ lông vằn trội so với lông đen. Quy ước: A: lông vằn, a: lông đen. 11 Ptc: con đực lông vằn XAXA, con cái lông đen XaY Sơ đồ lai: Ptc: ♂ XAXA ♀ XaY x lông vằn GP: lông đen. XA Xa , Y ♀XAXa : ♂ XAY F1: 100% lông vằn Tạp giao F1: ♂ XAXa x lông vằn GF1: F2: XA , Xa ♀ XAY lông vằn XA ,Y 1 ♀ XAXA : 1 ♀ XAXa : 1 ♂ XAY: 1 ♂ XaY 3 lông vằn: 1 lông đen Cũng với phương pháp đó HS áp dụng để giải bài tập sau: Ví dụ 2: Ở một loài côn trùng, giới tính được xác định bởi cặp nhiễm sắc thể XX (con cái) và XY (con đực). Khi cho con đực cánh đen thuần chủng giao phối với con cái cánh đốm thuần chủng, thu được F1 toàn cánh đen. Cho F1 giao phối tự do với nhau, F2 thu được 1598 con cánh đen và 533 con cánh đốm. Biết rằng tất cả con cánh đốm ở F2 đều là cái và mỗi tính trạng do một gen quy định. Hãy giải thích kết quả phép lai trên và viết sơ đồ lai? 12 giải Vì 1 gen qui định 1 tính trạng, nên kết quả kiểu hình ở F1 cho thấy tính trạng cánh đen là trội, kí hiệu A là cánh đen và a là cánh đốm. Vì tính trạng không phân bố đều ở 2 giới → gen này nằm trên nst giới tính. Do con đực P cánh đen, F1 xuất hiện con cái cánh đen → gen quy định màu lông nằm trên NST giới tính X. Ptc: con đực cánh đen XAY , con cái cánh đốm XaXa Sơ đồ lai: Ptc: GP: ♂ XAY ♀ XaXa cánh đen cánh đốm XA, Y Xa 1 ♂ XAXa : 1 ♂ XaY F1: KH: x 1 con cái cánh đen : 1 con đực cánh đốm. Kết quả này hoàn toàn sai với đề ra. Nếu gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính Y thì ở F1 không thể có con cái cánh đen được. Như vậy, bài này giải theo phương pháp và kiến thức lý thuyết đơn thuần về di truyền liên kết với giới tính thì học sinh sẽ bị lúng túng không thể viết sơ đồ lai đúng với đề bài. chỉ khi gen này nằm trên vùng tương đồng của X và Y mới thỏa mãn kết quả phép lai. 13 Vậy khi gặp dạng bài này HS sẽ giải như thế nào? PHƯƠNG PHÁP GIẢI: Bước 1:  Xác định tính trội lặn(dựa vào kết quả phép lai: 100%đồng tính ở F1 hoặc tỉ lệ phân tính 3:1,... ở F2 sau khi xét sự di truyền riêng rẽ của tính trạng ở đời con cháu).  quy ước gen. Bước 2:  Xác định kiểu di truyền của gen quy định tính trạng nằm trên phần tương đồng của NST X và Y. HS dựa vào dấu hiệu sau: Các gen nằm trên đoạn tương đồng sẽ có sự di truyền liên kết với cả X lẫn Y. Sự di truyền của các gen này ở F1 giống sự di truyền của gen trên NST thường. Nhưng sự liên kết với giới tính (cả X và Y ) được phát hiện ở F2 tính trạng phân bố không đều ở 2 giới Bước 3:  Xác định KG,KH của P  viết sơ đồ lai. Lưu ý: Khi gen nằm trên phần tương đồng của X và Y thì KG được viết như sau:Ví dụ gen có 2 alen A và a nằm trên phần tương đồng của X và Y, các kiểu gen có thể có là: XAYA, XAYa, XaYA, XaYa. 14 Áp dụng phương pháp trên ví dụ 2 sẽ được giải như sau: Vì 1 gen qui định 1 tính trạng , nên kết quả kiểu hình ở F1 cho thấy tính trạng cánh đen là trội, kí hiệu A: cánh đen và a: cánh đốm. Vì tính trạng không phân bố đều ở 2 giới → gen này nằm trên nst giới tính. Do con đực P con đực cánh đen lai với con cái cánh đốm cho F1 đồng tính, điều này không thể xảy ra khi gen quy định tính trạng nằm trên NST X hoặc Y. Vậy khả năng duy nhất xẩy ra là gen này nằm trên phần tương đồng của NST X và Y. Ptc: con đực cánh đen XAYA , con cái cánh đốm XaXa Sơ đồ lai: Ptc: ♂ XAYA ♀ XaXa x cánh đen cánh đốm GP: XA, YA Xa ♀ XAXa F1: KH: : ♂ XaYA 100 % cánh đen F1 giao phối tự do với nhau: F1: ♂ XaYA x cánh đen GF1: Xa , YA ♀ XAXa cánh đen x XA , Xa 15 F2: ♀XAXa : ♀XaXa : ♂XAYA : ♂XaYA KH: 3 cánh đen: 1 cánh đốm. 5.2. Bài tập minh họa: Bài 1: Cho lai ruồi giấm, lai con cái thuần chủng có kiểu hình bình thường với con đực thuần chủng có kiểu hình dại thu được F1 100% kiểu hình dại. Cho F1 giao phối với nhau thu được kết quả ở F2 như sau: 100% con đực có kiểu hình dại 50% con cái có kiểu hình bình thường 50% con cái có kiểu hình dại. Biện luận, viết sơ đồ lai từ P → F2. Bài giải Theo bài ra, bố mẹ thuần chủng, F1 100% có kiểu hình dại→ kiểu hình dại trội so với kiểu hính bình thường Quy ước: B: kiểu hình dại b: kiểu hình bình thường. F2 tính trạng kiểu hình phân bố không đều ở 2 giới → gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính. Ở F1 tính trạng kiểu hình di truyền như gen nằm trên NST thường do đógen quy định tính trạng nằm trên phần tương đồng của NST X và Y. 16 P thuần chủng: con đực kiểu hình dại: XBYB, con cái kiểu hình bình thường: XbXb Sơ đồ lai: ♂ XBYB Ptc: ♀ XbXb x kiểu hình dại GP: F1: KH: kiểu hình bình thường XB , YB Xb ♀XBXb : ♂ XbYB 100% kiểu hình dại F1 giao phối với nhau: F1: GF1: F2: KH: ♂ XbYB ♀ XBXb x kiểu hình dại kiểu hình dại Xb , YB XB , Xb ♀ XBXb : ♀ XbXb : ♂ XBYB : ♂ XbYB 100% đực có kiểu hình dại 50% con cái kiểu hình bình thường 50% con cái có kiểu hình dại. Bài 2: Ở người, hội chứng Oguti( một bệnh hay gặp ở Nhật, biểu hiện viêm màng lưới sắc tố mắt và phát triển dị hình ở võng mạc) do gen lặn quy định.Trong một gia đình, bố bình thường, mẹ bị hội chứng Oguti sinh con bình thường. Người con trai của họ kết hôn với người vợ mang gen bệnh nhưng 17 không biểu hiện bệnh sinh cháu trai bình thường, cháu gái bị bệnh. Hỏi gen quy định bệnh di truyền theo kiểu nào? Giải Quy ước: A: bình thường, a: bị bệnh Ở đời cháu( đời thứ 2) bệnh biểu hiện không đồng đều ở cháu gái và cháu trai chứng tỏ gen quy định bệnh nằm trên NST giới tính. Mặt khác, ở đời con(đời thứ nhất) tính trạng này biểu hiện như gen trên NST thường do đó gen bệnh nằm trên phần tương đồng của NST X và Y. Kiểu gen của những người trong gia đình là: Mẹ bị bệnh có KG: XaXa , con của họ sinh ra bình thường nên KG của người bố là:XAYA, con trai XaYA, con gái XAXa , người con dâu XAXa , cháu trai XaYA , cháu gái XaXa. Sơ đồ lai: P: bố XAYA x bình thường mẹ XaXa bị bệnh GP: XA , YA F1: Xa 1 XaYA : 1XAXa con bình thường Người con trai kết hôn F1: XaYA x vợ XAXa 18 G: bình thường bình thường Xa , YA XA , Xa 1 XaYA cháu trai bình thường : 1 XaXa. cháu gái bị bệnh III. KẾT LUẬN -Dạy học sinh học ở trường phổ thông ngoài việc trang bị những tri thức lí thuyết, người giáo viên còn có nhiệm vụ rèn luyện cho người học các kỷ năng: kỷ năng quan sát, kỷ năng làm thí nghiệm và các thao tác tư duy ( so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát…). Việc rèn các kỷ năng này có thể thông qua giải các bài tập sinh học. Vì vậy việc tìm ra phương pháp để giải nhanh các bài tập sinh học nói chung và bài tập di truyền nói riêng là một việc làm có ý nghĩa trong quá trình dạy học sinh học ở trường phổ thông. - Thực tiễn quá trình dạy học thời gian qua đã cho phép tôi khảng định tính ưu việt của việc sử dụng phương pháp giải nhanh bài tập di truyền (môn sinh học) trong giảng dạy và ôn thi cho học sinh. 19 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan