Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phương pháp chia tổ tập luyện trong giờ học ở trường và ở nhà...

Tài liệu Phương pháp chia tổ tập luyện trong giờ học ở trường và ở nhà

.DOC
9
142
85

Mô tả:

A. Phần mở đầu I. Lí do chọn đề tài : Mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông là giúp học sinh tập các động tác bài tập để rèn luyện sức khoẻ và nâng cao thể lực. Từ đó tìm ra những học sinh có tố chất năng khiếu về các môn thể thao cho đất nước. Từ xa xưa ông cha ta đã đúc kết và nhận thức được rằng: Sức khoẻ là vốn quý của con người. Tuy nhiên hiện nay ở các trường THCS học sinh chưa hiểu hết vấn đề này và chưa chú trọng vào học tập môn thể dục. Ngoài ra chưa có nhiều thời gian để học sinh tập luyện. Một câu hỏi đặt ra là chúng ta cần phải làm gì để học sinh được vận động, hoạt động nhiều với số lượng bài học phong phú cả ở trường và ở nhà. Trong một tiết học (45”) với số lượng học sinh đông chỉ có một giáo viên điều hành lớp thì rất vất vả và học sinh được vận động nhiều thì quả thật là khó. Là một giáo viên thể dục tôi cảm thấy băn khoăn về những vấn đề trên. Vì vậy tôi đã gình thời gian tìm hiểu nguyên nhân và quyết định chọn đề tài nghiên cứu và đưa ra sáng kiến kinh nghiệm của mình là : “Phương pháp chia tổ tập luyện trong giờ học ở trường và ở nhà - Phương pháp sử dụng môn đá cầu vào phần tự chọn”. II. Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc chọn đề tài này là tìm ra bi ện pháp hữu hiệu nâng cao sức khoẻ cho học sinh và gây hứng thú tập luyện của học sinh nhằm phát triển toàn diện : Đức, trí, thể, mĩ cho các em đồng thời rút ra kinh nghiệm cho bản thân. III. Đối tượng nghiên cứu Học sinh THCS Để thành công trong việc giảng dạy , giáo dục thể chất cho học sinh có hiệu quả, học sinh tập luyện tốt thì việc tìm hiểu thực tế học tập là cần thiết để từ đó vạch ra kế hoạch và phương pháp giảng dạy. IV. Phạm vi nghiên cứu - Chia tổ tập luyện ở trường và ở nhà, sử dụng môn đá cầu vào phần tự chọn cho học sinh. - Nghiên cứu việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm gây hứng thú học tập và nâng cao sức khoẻ của học sinh trường THCS. V. Phương pháp nghiên cứu - Đọc tài liệu có liên quan tới môn đá cầu. - Đọc tài liệu có liên quan tới việc giảng dạy môn thể dục - áp dụng phương pháp đổi mới thay SGK. - Điều tra khảo sát tình hình học sinh học môn thể dục từ đó tìm ra hướng chung trong việc giảng dạy và giúp học sinh tập luyện đạt hiệu quả cao. B. Phần nội dung I. Cơ sở lí luận Là giáo viên THCS tiếp cận với việc thay sách giáo khoa thì trong một thời gian nghiên cứu sách mới tôi thấy rằng trong tiết dạy làm sao để học sinh được luyện tập nhiều, càng nhiều càng tốt. Với thời gian của một tiết học thì ít mà học sinh lại chưa hiểu hết được việc nâng cao sức khoẻ quan trọng như thế nào? Với lại học sinh thì đông mà giáo viên chỉ có một người đứng lớp thì việc giúp học sinh học tập đạt kết quả cao là rất khó. Để có cơ sở cụ thể và tiện cho việc nghiên cứu tôi đã quyết tâm tìm hiểu và theo dõi quá trình học tập của các em ở lớp và thamkhảo ý kiến của đồng nghiệp sau mỗi lần dự giờ thăm lớp. Đến nay đã có được một số kiến thức, kĩ năng sư phạm trong việc rèn luyện môn TDTT cho học sinh. II. Cơ sở thực tiễn 1. Chia tổ ở lớp Trong mỗi tiết học chỉ có 45 phút, trong dó việc nhận lớp và phổ biến nội dung bài học đã mất 2 phút và phần tập trung nhận xét và giao bài tập về nhà cuối giờ cho học sinh chỉ còn 40 phút gình cho học sinh học tập. Với phương pháp đổi mới thì hoạt động dạy và học phải linh hoạt làm sao phải được hoạt động nhiều và đưa ra lượng vận động phù hợp với từng học sinh, phù hợp với sức khoẻ của các em. Nếu tập quá sức thì học sinh dễ chán nản trong học tập. Vì vậy tôi dùng phương pháp chia tổ tập luyện để đưa ra lượng bài tập cho phù hợp . Chia tổ theo nhóm tuổi, nhóm sức khoẻ. Trong lớp học có thể chia nhóm theo từng bài tập khác nhau, có bài tập chỉ chia thành 2 tổ, có bài tập chia làm 4,5,6 tổ..... Cách chia tổ này ngoài việc đưa ra bài tập phù hợp mà còn tránh được sự ức chế trong tập luyện của học sinh. Nếu để học sinh yếu tập với học sinh khoẻ thì ở lứa tuổi này các em rất hiếu động , thường có sự ganh đua với nhau, rõ ràng em nhỏ yếu sẽ chóng bị mệt , khi mệt sẽ gây cho các em sự chán nản, sợ tập luyện.. Vậy tôi đã áp dụng phương pháp chia nhóm theo từng nội dung bài học như sau : 1.1 Đối với bài có 2 nội dung học trở lên thì chia đôi lớp học : Mam riêng, nữ riêng. Hoặc lớp học thường có 4 tổ theo lớp học văn hoá thì tổ 1 với tổ 2 và tổ 3 với tổ 4. Chia lớp thành 2 nhóm tập, một nhóm tập chạy nhanh, một nhóm tập đá cầu. Sau đó lại đỗi chỗ tập luyện cho nhau và cuối cùng tại 2 vị trí đó các em chơi trò chơi. Phương pháp này tránh được thời gian đứng đợi nhau tập mà gíp các em được hoạt động liên tục, nhiều lần và gây được sự hứng thú học rất cao. 1.2 Đối với bài học đội hình đội ngũ, sau khi giáo viên hướng dẫn học sinhtập thì chia lớp thành nhiều tổ tập luyện với nhau (3 - 5) các em lần lượt lên làm chỉ huy, phương pháp này tạo cho các em tính mạnh dạn, hoạt động được nhiều và tạo được tính tích cực cho các em. 1.3 Đối với bài thể dục : cũng sau khi hướng dẫn học sinh tập thì giáo viên chia thành nhiều nhóm( tổ ) ra tập. Sau đó các em tập thi với nhau, giáo viên nhận xét cũng phương pháp này học sinh rất tích cực tạo ra sự ganh đua giữa các tổ với nhau và chất lượng bài học sẽ rất cao. 1.4 Đối với học sinh lớp 8 theo chương trình đổi mới thì hầu hết các giờ học phải có chạy bền. Vậy giáo viên phải chia theo nhóm sức khoẻ lượng bài tập khác nhau. Tác dụng của biện pháp phân tổ luyện tập tạo ra được tính tích cực học tập của các em và giúp các em luyện tập được nhiều hơn. 2. Chia tổ luyện tập ở nhà. Trong PPCThọc đối với cấp học THCS thì học sinh học 2tiết/tuần . mà đối với phương pháp đổi mới nhằm nâng cao sức khoẻ cho học sinh thì trong mỗi tiết dạy học sinh phải được hoạt động nhiều. Mà quả thật như câu nói :” văn ôn, võ luyện”. rõ được điều đó chứng tỏ rằngviệc luyện tập 2 tiết học ở trườnpg thì chưa đủmà phải xây dựng được phong tràoTDTT ở nhà nên tôi đã phân nhóm, tổ học tập cho học sinh ở từng thôn xóm và phải có tổ trưởng của nhóm - tổ để rủ nhau học tập vì ở lứa tuổi này các em rất thích vận động vui. Được sự thành công này thì giáo viên phải phải thường xuyên kiểm tra các tổ có luyện tập hay không, thông qua các tổ trưởng và có sự so sánh giữa các tổ, nhóm bằng cách khen thưởng và cho điểm . Sau một thời gian thử nghiệm phương pháp này tôi thấy hiệu quả rất cao, học sinh ngày một hiểu hơn vai trò rèn luyện thân thể và nâng cao thể lực cho bản thân và học sinh có ý thức học tập trong giờ thể dục. 3. Phương pháp sử dụng môn đá cầu vào phần tự chọn a. Lý do chọn môn đá cầu Quả cầu được giáo viên và học sinh làm bằng lông gà, lông ngan. Đế bằng vỏ lon bia và xăm hỏng của xe đạp. Môn đá cầu không đòi hỏi sân bầim học sinh có thể đá ở mọi vị trí của sân trường ( dưới gốc cây cho mát....), môn đá cầu học sinh có thể đá một mình hoặc đá theo nhóm 3 -5 bạn. b. Phương pháp giảng dạy phân từng kĩ thuật vào các giờ dạy, tiết đầu giáo viên giới thiệu về quả cầu, dạy kĩ thuật phát cầu. Tiết thứ hai dạy tâng cầu, tiết thứ 3 ôn tâng cầu bằng đùi, má trong, má mgoài...Mỗi phần kĩ thuật mới giáo viên cho học sinh xem tranh và làm mẫu. Phần học này giáo viên thường chia tổ luyện tập , trong tổ luyện tập giáo viên chọn các em tập tốt chia vào các nhóm để đá với các em đá chưa tốt đồng thời giáo viên đi hướng dẫn vì nếu các em chưa tập tốt mà đứng đá với nhau thì đá khó, người đá tốt sẽ giúp các em học hỏi luôn để rút kinh nghiệm cho bản thân. C. Á p dụng phương pháp trên soạn một giáo án và ti ến trình lên lớp của giờ dạy : Iớp 6 tiết 24 : CHẠY NHANH VÀ ĐÁ CẦU I. Mục tiêu, yêu cầu: - Củng cố kỹ thuật chạy nhanh và trò chơi: Học mới xuất phát cao; xuất phát cao- chạy nhanh 30 m yêu cầu thực hiện chính xác động tác - Đá cầu : tâng cầu bằng đùi và tâng cầu bằng má trong bàn chân yêu c ầu tập chung thực hiện. II-Địa điểm -.Phương tiện : Sân tập,đường chạy, cầu đá( mỗi học sinh một quả). Còi đồng hồ bấm giây….. III Tiến trình dạy học : NỘI DUNG ĐỊNH I. PHẦN MỞ ĐẦU: LƯỢNG 10 phút Cán sự lớp tập chung báo cáo sĩ 1. nhận lớp: PHƯƠNG PHÁ P TỔ CHỨC số cho GV - Gíáo viên nhận lớp, kiểm tra ĐHNL sĩ số, dụng cụ, sân tập, tình €€€€€€€€€€€€ hình sức khoẻ của học sinh. - Phổ biến nội dung yêu cầu 2lx8n bài học 2. khởi động: 2 lần € €€€€€€€€€€€€€ 5m GV Cán sự lớp đ/k .G/v q/s chung - Tập bài thể dục phát triển ĐHTL chung gồm 7 động tác: vươn thở, tay, ngực, chân, bụng, vặn mình, phối hợp 2 lần - Xoay kỹ các khớp: cổ tay, cổ chân, khớp khuỷu tay, khớp bả 2 lần vai, khớp hông, khớp gối, ép dọc, ép ngang. - Thực hiện 3 động tác bổ trợ cho chạy nhanh: - chạy bước nhỏ 10 phút 3 lần 30 phút €€€€€€€€€€ € € € € € € € € € €€ €€€€€€€€€€ € € GV - Cán sự lớp cho khởi động - GV làm mẫu, giảng giải phân - chạy năng cao đùi tích , hô cho học sinh tập theo - chạy đá lăng sau tín hiệu của giáo viên II. PHẦN CƠ BẢN: - GV kiểm tra từng nhóm . 1. chạy nhanh. * Đội hình tập luyện giống đội * Học tư thế xuất phát cao: hình khởi động CB: đứng thẳng, chân khoẻ để - Giáo viên làm mẫu , phân tích trước sát vạch xuất phát, mũi bàn chân sau cách gót chân giảng giải cho học sinh tập, kết hợp sửa sai cho học sinh. trước là một bàn chân, trọng tâm rồn vào 2 chân, 2 tay buông tự nhiên. ĐT: khi co 30mx3lầ n lệnh "sẵn 60mx3lầ sàng"khuỵu hai gối, trọng tâm n rồn vào chân trước, thân trên ngả về trước, tay nọ chân kia. 8 phút - Xuất phát cao - chạy nhanh ĐHTL € ………30m……….60m € ……………………… € - GV cho từng nhóm thực hiện một, tập theo tín hiệu của giáo viên - GV quan sát HS chạy - Xuất phát cao - chạy nhanh 2. Môn tự chọn( Đá cầu) -Tâng cầu bằng đùi ( vẽ hình) - Tâng cầu bằng má trong bàn chân -* Tập nhảy dây( rèn luyện thể lực) Nam: 150 Nữ:100 8 phút 4 phút 5 phút - HS tích cực chạy - Học sinh vừa đi vừa thở và thực hiện một số động tác thả lỏng tay, chân, thân - Về 2 hàng ngang. 3. Chạy bền: - GV nhận xét đánh giá kết quả -Luyện tập chạy bền, nam 3 tiết, học biểu dương những HS vòng nữ 2 vòng tốt. III. PHẦN KẾT THÚ C: - Hướng dẫn HS về nhà tập 1.Thả lỏng luyện thêm với những nội dung - Tập động tác điều hoà đã xác định - Đi lại thả lỏng, rũ chân, rũ tay ĐHXL học €€€€€€€€€€€€€ €€€€€€€€€€€€€ 5m 3. GV Hướng dẫn bài tập về nhà GV 2. GV Nhận xét kết quả giờ D Kết quả sau một thời gian áp dụng phương pháp này tôi thấy được kết quả đáng mừng, hpcj sinh chịu khó học môn học hơn, ý thức tập luyện tốt hơn . Tỷ lệ phần trăm tiến bộ rõ rệt : - Năm học 2008 - 2009 toàn trường giỏi 20%, khá 60%, trung bình 20% - Năm học 2009 - 2010 toàn trường giỏi 26%, khá 65%, trung bình 9% KẾT LUẬN Với kết qủa trên, tuy chưa phải là nhiều song cũng đã giúp cho học sinh hiểu được vai trò của việc tập luyện TDTT , từ đó giúp học sinh hăng say hơn trong các giờ học thể dục trên lớp và tự luyện tập ở nhà để nâng cao sức khoẻ . Trên đây là sáng kién nhỏ của cá nhân tôt nhằm nâng cao chất lượng cho môn học , kính mong các đồng chí chân thành đóng góp ý kiến để tôi có cơ hội hoàn thiện hơn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất