Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phụ tra tiểu thuyết của lê văn ngữ khảo cứu và phiên dịch...

Tài liệu Phụ tra tiểu thuyết của lê văn ngữ khảo cứu và phiên dịch

.PDF
152
219
60

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------NGUYỄN THỊ THU HIỀN “ PHỤ TRA TIỂU THUYẾT„ CỦA LÊ VĂN NGỮ KHẢO CỨU VÀ PHIÊN DỊCH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Hán Nôm Hà Nội - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------NGUYỄN THỊ THU HIỀN “PHỤ TRA TIỂU THUYẾT” CỦA LÊ VĂN NGỮ KHẢO CỨU VÀ PHIÊN DỊCH Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm Mã số: 60.22.40 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Kim Sơn Hà Nội - 2013 “Phụ tra tiểu thuyết” của Lê Văn Ngữ - Khảo cứu và phiên dịch MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Lí do chọn đề tài 3 2. Lịch sử vấn đề 4 3. Phạm vi nghiên cứu 5 4. Cấu trúc luận văn 6 5. Phương pháp nghiên cứu 8 6. Yêu cầu cần đạt 9 CHƢƠNG 1: TÁC GIẢ LÊ VĂN NGỮ VÀ SỰ NGHIỆP TÁC PHẨM 10 1.1 Tác giả Lê Văn Ngữ 10 1.2 Sự nghiệp trước thuật 12 1.3 Văn bản và cấu trúc nội dung “Phụ tra tiểu thuyết” 13 1.3.1 Sự ra đời của tác phẩm và cấ u trúc nội dung tác phẩm 13 1.3.2 Vị trí của Phụ tra tiểu thuyết trong hệ thống tác phẩm của Lê Văn Ngữ 33 1.3.3 Đánh giá giá trị tác phẩm 35 CHƢƠNG 2: CHUYẾN CÔNG DU TÂY PHƢƠNG VÀ SỰ ẢNH HƢỞNG TỚI CÁCH NHÌN CỦA LÊ VĂN NGỮ 39 2.1 Nho giáo với các vấn đề phương Tây trong bối cảnh xã hội cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX 39 2.2 Những kiến văn thu được và vai trò của chuyến đi đối với sự chuển biến tư tưởng Lê Văn Ngữ CHƢƠNG 3: “PHỤ TRA TIỂU THUYẾT” VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƢ TƢỞNG ĐẦU THẾ KỶ XX 45 61 3.1 Tư tưởng kết hợp “cựu học” và “Tây học” của tác giả 61 Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 1 “Phụ tra tiểu thuyết” của Lê Văn Ngữ - Khảo cứu và phiên dịch 3.2 Lý thuyết về Thái cực và sự hình thành của vũ trụ 73 3.3 Học thuyết âm dương ngũ hành trong các vấn đề luận giả 83 KẾT LUẬN 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 PHỤ LỤC 106 Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 2 “Phụ tra tiểu thuyết” của Lê Văn Ngữ - Khảo cứu và phiên dịch PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lê Văn Ngữ là một nhà Nho sống vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Ông xuất thân trong một gia đình Nho học nhưng bản thân chưa thi đỗ một kì thi nào. Đến năm 27 tuổi ông quyết định không thi nữa mà đóng cửa chuyên tâm nghiên cứu các kinh điển Nho giáo. Các trứ tác của ông bao gồm 6 tác phẩm sau: + Phụ tra tiểu thuyết + Chu dịch cứu nguyên + Đại học tích nghĩa + Trung dung thuyết ước + Y học toản yếu + Luận ngữ tiết yếu Nhưng những tác phẩm và tên tuổi của tác giả chỉ những năm gần đây mới được giới nghiên cứu và được học giả quan tâm đến. Và trong hệ thống các tác phẩm nói trên, luận văn lựa chon khảo cứu tác phẩm “Phụ tra tiểu thuyết”, đây là tác phẩm tác giả viết khá chi tiết mang tính chất như một cuốn nhật ký nhưng lại là nhật ký ghi lại những điều cảm nhận và những tri thức học hỏi được ở phương Tây đan xen cùng những tư tưởng phương Đông dẫn luận cho những nghiên cứu chuyên sâu của tác giả sau này. Vì thế lí do đầu tiên chọn đề tài luận văn là để tiếp nối hướng quan tâm của các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về cuộc đời cũng như các trứ tác của Lê Văn Ngữ từ đó tìm hiểu các vấn đề nghiên cứu, liận giải của tác giả. Cuộc đời và sự nghiệp viết sách của Lê Văn Ngữ đều gắn với tư tưởng Nho giáo, đặc biết là trong giai đoạn những năm đầu thế kỉ 20 khi khoa cử Nho giáo bị lãng quên nhiều thì thái độ của những nhà Nho kiểu cũ như Lê Văn Ngữ là ra sức Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 3 “Phụ tra tiểu thuyết” của Lê Văn Ngữ - Khảo cứu và phiên dịch vãn hồi lại đạo học của cổ nhân bằng những hành động thực tiễn của mình như viết thư gửi cho những nhà cầm quyền để bày tỏ nguyện vọng của mình như thư gửi cho Viện Bác Cổ Pháp, thư gửi cho hội Quảng Học Thượng Hải…, từ đó thấy được ý thức, tinh thần và thái độ của tác giả đối với mục đích của việc viết lại tác phẩm này qua những kiến thức thực tiễn và những cảm nhận phân tích. Hiện nay tác phẩm “Phụ tra tiểu thuyết” chưa được nghiên cứu một cách cụ thể trong hệ thống tác phẩm của Lê Văn Ngữ, vì thế lựa chọn tác phẩm này chúng tôi muốn tìm hiểu một số nội dung cụ thể trong tác phẩm để tìm hiểu thêm tư tưởng của tác giả. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu về Lê Văn Ngữ và các tác phẩm của ông qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi cũng đã tìm được một số bài viết, các bài nghiên cứu khoa học, hay khoá luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ của một số các nhà ngiên cứu sau: Trong nước: Luận văn Thạc sỹ Mai Thu Quỳnh “Chu Dịch cứu nguyên Phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ” - Hà Nội 2008; Hoàng Tịnh Thuỷ - Khoá luận tốt nghiệp “Khảo sát, phiên dịch tác phẩm Đại học tích nghĩa” của Lê Văn Ngữ, Hà Nội 6/2008. Báo cáo khoa học của học giả Lê Phương Duy về Kinh điển Nho gia ở Việt nam tổ chức tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ngày 19/12/2009 - “Tác phẩm Lễ kinh chủ nhân và những luận giải đặc sắc về Lễ của Lê Văn Ngữ”; Báo cáo khoa học về Kinh điển Nho gia ở Việt Nam của học giả Phạm Thị Hường “Tu dưỡng cá nhân trong Luận Ngữ tiết yếu của Lê Văn Ngữ”. Bài viết được đăng trên Tạp chí Hán nôm số 3/2010 của Nguyễn Phúc Anh “Bối cảnh tri thức và sự hình thành hoá nguyên luận của Lê Văn Ngữ”. Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 4 “Phụ tra tiểu thuyết” của Lê Văn Ngữ - Khảo cứu và phiên dịch Ngoài nước: Các học giả nghiên cứu nước ngoài có: “Tìm hiểu Chu Dịch cứu nguyên” của Benjamin Wai ming Ng (Ngô Vĩ Minh) 吾偉明 (Chinese University of Hong Kong) trong hội nghị lần 3 về Nho giáo Việt Nam tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 19 đến ngày 21/7/2006; bài viết “Việt Nam cuồng sĩ Lê Văn Ngữ „Đại học tích nghĩa‟ đối „đại học‟ đích thuyên thích” (越南狂士黎文敔‘大 學晰義對大學’的詮釋) của Lý Trác Nhiên (黎焯然 - Singapore) tại hội thảo Nho học Đông Nam Á tổ chức ở Đài Loan năm 2005; Nghiên cứu lý học dịch học của Lê Văn Ngữ (黎敔理學易學研究) của học giả Trung Quốc Hướng Thế Lăng ( 向世陵) được đăng trên mục Hội thảo khoa học trang web Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Đây là những bài viết, bài nghiên cứu liên quan đến tác phẩm của Lê Văn Ngữ. Riêng về cuốn “Phụ tra tiểu thuyết” chúng tôi đã tìm kiếm bằng các phương tiện tìm kiếm trên mạng cũng như trong sách vở, tạp chí hay các nghiên cứu khoa học thì chưa thấy có một công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về tác phẩm này của ông. 3. Phạm vi nghiên cứu Cuốn “Phụ tra tiểu thuyết” gồm 178 trang, trong đó gồm nhiều bài viết về các vấn đề khác nhau. Trong phạm vi và khả năng cho phép chúng tôi cũng chỉ xin được triển khai luận văn trên phương diện khảo sát trước hết rồi sau đó chọn lọc để nghiên cứu một số nội dung tiêu biểu thể hiện được các đặc trưng hay tư tưởng của tác giả. Khi đi khảo sát nội dung cơ bản của tác phẩm, luận văn cũng tìm ra những điểm chính nhất và liên hệ thực tế xem những vấn đề đó đã được khảo cứu hay chưa và khảo cứu ở những khía cạnh nào? Có hay không sự kế thừa hay tương đồng về mặt tư tưởng. Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 5 “Phụ tra tiểu thuyết” của Lê Văn Ngữ - Khảo cứu và phiên dịch 4. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương Phần mở đầu, luận văn trình bày các vấn đề như lý do, mục đích chọn đề tài. Đây được coi là phần mở màn cho nên luận văn cũng cố gắng truyển tải những nội dung cơ bản nhất, ngắn gọn nhưng phải đáp ứng đủ lượng thông tin để người đọc nắm bắt được ý nghĩa và có thể nắm bắt được hướng triển khai đề tài. Chương 1: Tác giả Lê Văn Ngữ và sự nghiệp tác phẩm Ở chương 1, chúng tôi xin được lược qua về thân thế và sự nghiệp tác phẩm của tác giả. Về thân thế và sự nghiệp của ông có thể nói các luận văn và các bài nghiên cứu cũng đã đề cập đến không ít, chúng tôi cũng xin được trích lược một cách khái quát nhất để làm nổi bật những nét cơ bản trong cuộc đời ông. Sau đó luận văn đi tìm hiểu cụ thể tác phẩm “Phụ tra tiểu thuyết”, từ sự ra đời của tác phẩm đến cấu trúc nội dung tác phẩm. Ở phần cấu trúc nội dung tác phẩm, luận văn tóm tắt nội dung cơ bản nhất ở một số thiên luận tiêu biểu để có thể đáp ứng được lượng cung cấp thông tin về các vấn đề được ghi chép, bàn luận. Từ việc khảo cứu cấu trúc và phân tách nội dung tác phẩm, luận văn khẳng định những giá trị đóng góp của tác phẩm và đặt tác phẩm trong mối quan hệ với các tác phẩm khác của tác giả để thấy được vị thế thực tế của nó để từ đó đúc rút ra những giá trị thiết thực. Chương 2: Chuyến công du tây Phương và những ảnh hưởng đối với cách nhìn của Lê Văn Ngữ Chương này chúng tôi chỉ tập chung làm rõ vấn đề ảnh hưởng của phương Tây đối với quan điểm, cách nhìn nhận về xã hội phương Đông của tác giả nói chung. Nhưng để làm rõ được vấn đề này, trước hết luận văn cũng làm rõ bối cảnh lịch sử xã hội cuối thế kỷ XIX đầu XX, tìm hiểu cách nhìn của Nho giáo đối với Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 6 “Phụ tra tiểu thuyết” của Lê Văn Ngữ - Khảo cứu và phiên dịch các vấn đề phương Tây như thế nào. Khi tìm hiểu ảnh hưởng trong cách nhìn của tác giả, luận văn sẽ triển khai vấn đề dựa trên những tài liệu ghi chép trong chuyến công du của tác giả để thấy được sự ảnh hưởng đó theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực. Chương này luận văn chỉ giới hạn ở hai vấn đề như vậy và mục đích chính là để tìm hiểu xem từ những ảnh hưởng trong cách nghĩ ấy có thấy được định hướng con đường mà tác giả lựa chọn cho sự phát triển của Nho giáo hay không. Chương 3: “Phụ tra tiểu thuyết” và một số vấn đề tư tưởng đầu thế kỷ XX. Đây là chương nội dung chính trong cấu trúc luận văn. Chương này luận văn cố gắng làm nổi bật mục đích để định hướng rõ ràng khi đi sâu vào viết các tiểu mục. Luận văn sẽ trình bày các vấn đề dựa trên cơ sở tìm hiểu tổng quát nội dung tác phẩm để chắt lọc ra những phần tiêu biểu thể hiện rõ những nội dung tư tưởng của tác giả. Với tiêu chí luôn bám sát văn bản để trích dẫn và phân tích là phương pháp cơ bản được sử dụng trong phần viết này. Luận văn sẽ trình bày những vấn đề thể hiện rõ nhất tư tưởng của tác giả để từ đó giúp chúng ta thêm hiểu về con người Lê Văn Ngữ, hiểu hơn về mục đích viết sách của ông và con đường mà ông đang lựa chọn. Tuy nhiên bên cạnh đó trong qua trình tìm hiểu những nôi dung tư tưởng chính của tác phẩm, luận văn cũng cố gắng đưa ra những đánh giá, nhận định khách quan để thấy được những cơ sở học thuyết mà tác giả Lê Văn Ngữ nói đến hay được ông sử dụng đến có cơ sở căn cứ vững chắc không, qua đó có thể nhận định được những đóng góp của tác giả về mặt lý luận, thực tiễn cho việc nghiên cứu học thuật của mình. Phần kết luận, tóm lược lại những nội dung đã trình bày cụ thể theo cấu trúc bố cục đã phân chia rõ ràng. Tổng kết và đúc rút những vấn đề cơ bản nhất, bên cạnh việc nêu ra những ưu điểm thì cũng chỉ ra những hạn chế nhược điểm còn tồn tại của luận văn để xin hướng đóng góp ý kiến cho hoàn chỉnh hơn. Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 7 “Phụ tra tiểu thuyết” của Lê Văn Ngữ - Khảo cứu và phiên dịch Phần cuối cùng là phụ lục tác phầm. Phần này luận văn đánh lại một số thiên trong văn bản rồi thực hiện công tác phiên âm dịch nghĩa nội dung của các thiên đó. Sau cùng là danh mục các tài liệu tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Bất kì một bài nghiên cứu khoa học hay một chuyên luận nào muốn đạt được yêu cầu và mục đích đặt ra cần phải vận dụng được những phương pháp phù hợp cho hướng phát triển đề tài của mình. Trước hết luận văn sử dụng phương pháp văn bản học nhằm điều tra, sưu tầm các tài liệu, bài viết, nghiên cứu có liên quan đến tác giả - tác phẩm, để biết được tác phẩm trên thực tế đã được quan tâm nghiên cứu hay chưa đối với cả học giả trong nước cũng như nước ngoài. Đây là phương pháp không thể thiếu trong bấy kỳ một công trình khoa học nào, bởi vì khâu tiếp cận văn bản, mở rộng tìm hiểu những vấn đề hay bài viết có liên quan là rất quan trọng gúp chúng ta có những nhận định, cơ sở so sánh và tổng hợp. Tiếp theo luận văn sử dụng phương pháp phân tích ngữ văn nhằm tìm hiểu nội dung cụ thể thông qua việc dịch nghĩa một số thiên trong tác phẩm lựa chọn để nghiên cứu. Việc sử dụng phương pháp này luận văn mong muốn có thể tìm hiểu được một cách sâu hơn nhũng nội dung tư tưởng của tác giả và ý nghĩa giá trị học thuật của tác phẩm. Việc vận dụng các phương pháp vào bài làm cụ thể, mục đích của luận văn không nằm ngoài việc làm sao có thể tổng hợp, thâu tóm và đánh giá một cách cơ bản nhưng phải nổi bật được những vấn đề quan trọng được tác giả đề cập tới trong tác phẩm của mình. Từ đó mới có thể mang lại cho học giả quan tâm sự nhìn nhận Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 8 “Phụ tra tiểu thuyết” của Lê Văn Ngữ - Khảo cứu và phiên dịch và đánh giá khi tiếp cận bài viết cũng như hiểu được những giá trị to lớn của tác phẩm. 6. Yêu cầu cần đạt Trong luận văn, chúng tôi sẽ giới thiệu khái quát tác phẩm, những nội dung đã được tác giả đề cập trong tác phẩm của mình. Vì đây là một cuốn nhật ký được ghi lại trong suốt hành trình đi Pháp của tác giả nên tính chất của nó cũng có phần đặc biệt. Tác giả ghi lại những điều mắt thấy tai nghe về những điều bản thân chứng kiến. Nhưng không hẳn chỉ đơn thuần là ghi chép lại mà tác giả còn có sự so sánh giữa những điều mình đang được tận mắt chứng kiến với thực tế xã hội phương Đông để cho chúng ta thấy được sự tiến bộ trong cách nghĩ, cách tư duy hay cuộc sống của người phương Tây.Và vấn đề chính mà tác giả muốn hướng tới chính là để mọi người biết đến các học thuyết và các giá trị tư tưởng Nho giáo của mình, sự tiên tiến trong cách tư duy mà tác giả tiếp thu được trong chuyến đi của mình. Luận văn rất mong muốn có thể tìm hiểu được các vấn đề một cách kỹ lưỡng, làm rõ được những nội dung tư tưởng của tác giả để thấy được sự khác nhau trong hệ tư tưởng của Nho giáo và phương Tây lúc bấy giờ. Tuy nhiên ở một giới hạn cho phép luận văn cũng cố gắng để đạt đến yêu cầu cần đạt khi thực hiện đề tài, cố gắng thâu tóm những vấn đề cơ bản nhất để khái quát thành những vấn để nghiên cứu riêng. Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 9 “Phụ tra tiểu thuyết” của Lê Văn Ngữ - Khảo cứu và phiên dịch CHƢƠNG 1: TÁC GIẢ LÊ VĂN NGỮ VÀ SỰ NGHIỆP TÁC PHẨM Trong chương 1, luận văn đi tìm hiểu và trình bày các vấn đề chính về tác giả, sự nghiệp trước tác để sơ bộ mang đến cái nhìn tổng quát nhất về cuộc đời cũng như những đóng góp to lớn của tác giả Lê Văn Ngữ trên con đường nghiên cứu học thuật nói riêng. Tiếp đó luận văn sẽ đi riêng tìm hiểu văn bản “Phụ tra tiểu thuyết” và những cấu trúc nội dung được sắp xếp căn cứ theo văn bản chính văn, tóm lược nội dung được tác giả nói đến trong các thiên cụ thể. Cuối cùng luận văn đưa ra những đánh giá về mặt giá trị của tác phẩm để thấy được những giá trị đáng được ghi nhận, kế thừa và có thể là hướng lựa chọn nghiên cứu cho bất kỳ học giả nào. 1.1 Tác giả Lê Văn Ngữ Theo tư liệu được biết trong cuốn “Tên tự tên hiệu của các tác gia Hán nôm Việt Nam” của tác giả Trịnh Khắc Mạnh thấy ghi rằng Lê Văn Ngữ tên hiệu là Lê Văn Ngữ, tự là Ứng Hòa, người xã Vạn Lộc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định nhưng trên thực tế thì thân thế và sự nghiệp của ông cũng chưa được rõ ràng, chỉ biết ông sống vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Trên những căn cứ đã được ghi chép lại, các nhà nghiên cứu đi trước đã tìm hiểu được thân thế của tác giả: ông sinh ra ở làng Vạn Lộc, nay thuộc xã Xuân Phong, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, đất đai của gia đình ông hiện đang nằm ở xóm 12 xã Xuân Phong và từ đó dần hiểu thêm về gia thế của ông. Lê Văn Ngữ sinh ra trong một gia đình có truyền thống 5 đời dạy học, bản thân Lê Văn Ngữ là một nhà hào phú, thông gia với cử nhân tri phủ Vân Đình là Trần Trác. Lê Văn Ngữ thường hay làm phúc và khi đó các quan phủ Xuân Trường đều rất nể Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 10 “Phụ tra tiểu thuyết” của Lê Văn Ngữ - Khảo cứu và phiên dịch ông. Theo lời kể của một người cháu đời thứ 3 của ông được biết rằng Lê Văn Ngữ sinh vào năm 1860 và mất năm 1934 (Theo nghiên cứu điền dã được ghi lại trong luận văn thạc sỹ của Mai Thu Quỳnh). Họ Lê của ông xuất phát từ họ Phạm ở Kiến Xương - Thái Bình. Cụ tổ bốn đời của ông lấy con gái họ Lê ở Vạn Lộc và sinh sống ở Vạn Lộc nên đã đổi sang họ Lê. Mẹ Lê Văn Ngữ là một người công giáo, đến cuối đời thì Lê Văn Ngữ lại theo kito giáo. Ông đã từng theo đoàn đi sứ của triều đình nhà Nguyễn đi sứ sang Pháp, cũng từng tiếp đón các văn thân của phong trào Duy Tân ở nhà mình. Về sau ông có gửi sách cho triều đình Huế, triều đình nhận và tặng ông tước Cửu Phẩm văn gian và một đồng tiền vàng. Từ đó mọi người gọi ông là Cửu Ngữ. Lê Văn Ngữ đã từng cưới 3 người vợ sinh được 8 người con trai và 5 người con gái. Mặc dù theo khảo cứu biết được Lê Văn Ngữ được sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng nhưng con đường hoạn lộ của ông không được suôn sẻ khi ông không trúng tuyển một kỳ khảo thí nào. Đây cũng chính là một lý do dẫn đến việc những thông tin về bản thân cũng như gia đình ông tương đối ít mặc dù những đóng góp của ông trong thời kỳ này cũng có khá nhiều. Sau khi không suôn sẻ trên con đường khoa bảng, ông đóng cửa không tham gia thi cử trong các khóa thi nữa mà dành thời gian chuyên tâm nghiên cứu học thuật các kinh điển Nho giáo. Tuy không dấn thân vào con đường quan lộ nữa nhưng không phải vì thế mà Lê Văn Ngữ trở thành một ẩn sĩ lánh đời, mà trái lại khát vọng và mong muốn đem hết tài trí của mình phục vụ cho việc chấn hưng Nho giáo chưa một ngày nguôi ngoai. Như vậy ta có thể khái quát những nét cơ bản về tác giả Lê Văn Ngữ, ông là một nhà trí thức Nho học nổi tiếng. Ông sinh ra, lớn lên và sống gần như trọn đời ở làng Vạn Lộc, Xuân Trường, Nam Định. Năm 40 tuổi ông được phụ tá đệ tam giáp tiến sĩ Từ Đạm sang Pháp và trở thành một người công giáo. Ông vốn là một nho sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 11 “Phụ tra tiểu thuyết” của Lê Văn Ngữ - Khảo cứu và phiên dịch có tấm lòng nhân bản, sớm tiếp xúc với tri thức và tư tưởng mới của phương Tây đương thời, có đầu óc cách tân và cũng luôn ấp ủ lý tưởng tiên ưu và trị bình của nhà Nho. Mặc dù cuối đời ông theo kito giáo nhưng những tác phẩm của ông được viết từ thuở trung niên nên nó vẫn là những tác phẩm thuộc hệ thống thư tịch của Nho gia và thấm đượm tinh thần của nhà nho buổi giao thời. Cuộc đời ông gắn liền với các trứ tác cùng những tư tương mà ông theo đuổi với mong muốn được người đời biết đến. Tuy ông viết nhiều và cũng đưa ra cách nhìn nhận mới trong việc tiếp thu tư tưởng Nho giáo qua các thư tịch cổ nhưng đáng buồn thay là những cố gắng của ông chưa thực sự được ghi nhận và đánh giá cao, các học giả cũng chưa biết đến. Có thể nói cuộc đời ông là sự cống hiến không mệt mỏi cho nền học thuật nước nhà, những cố gắng ấy tuy mãi sau này mới được tìm hiểu và nghiên cứu do bối cảnh lịch sử xã hội cũng có nhiều đổi thay, tác động. Những đóng góp to lớn trong cuộc đời cũng như sự nghiệp nghiên cứu của Lê Văn Ngữ chính là một tấm gương cho những kẻ hậu học tiếp bước trên con đường nghiên cứu học thuật của mình. 1.2 Sự nghiệp trƣớ c thuâ ̣t Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỉ 20 là thời kì khoa cử Nho học đã hoàn toàn bị bãi bỏ trên cả ba miền đất nước ta. Đứng trước thời cuộc suy tàn của Nho học truyền thống, các nhà Nho kiểu cũ trong đó có Lê Văn Ngữ đã ra sức vãn hồi lại đạo Nho. Sự ra đời một loạt các tác phẩm là minh chứng cho hành động và những mong muôn khôi phục lại nền Nho học của nước nhà trong bối cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ. Các tác phẩm của ông bao gồm: Tác phẩm “Chu dịch cứu nguyên” được chia làm ba phần. Phần đầu là “Bức thư của thống sứ Bắc kỳ” gửi tác giả (nguyên văn chữ Pháp được dịch ra chữ quốc Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 12 “Phụ tra tiểu thuyết” của Lê Văn Ngữ - Khảo cứu và phiên dịch ngữ) đề năm 1928. Phần “Chu dịch đồ thuyết” gồm các hình vẽ về hà đồ, lạc thư và 64 quẻ của kinh dịch do một người tên là Sỹ biên soạn. Phần nội dung gồm một số bài chuyên khảo về kinh dịch như nguồn gốc kinh dịch, hà đồ, lạc thư…. Tác phẩm “Đại học tích nghĩa”, biên soạn và viết tựa vào năm 1927. Tác phẩm “Trung dung thuyết ước” được soạn năm Bảo Đại thứ 2 tức năm 1927. Tóm lược lại nội dung 13 chương sách Trung dung (chữ hán) và có bức thư gửi thống sứ Bắc kì (chữ nôm) đặt ở đầu sách. Tác phẩm “Y học toản yếu” gồm 20 bài bàn về thái cực, vận khí, tạng phủ, khí huyết, trời và người là một. Mối liên quan giữa y học và kinh dịch tim mạch, tính chất của các vị thuốc, châm huyệt, xem bệnh….. Tác phẩm “Luận ngữ tiết yếu”, được biên tập và đề tựa năm Bảo Đại Đinh Mão (năm 1927). Những nội dung chính được chia làm các thiên như đạo học, đạo giáo, cư xử, ứng đối vấn đáp, nghị luận, phẩm bình….. 1.3 Văn bản và cấ u trúc nô ̣i dung “Ph ụ tra tiểu thuyết” Để đi sâu tim ̀ hiể u văn bản và cấ u trúc nô ̣i dung tác phẩ m , trước hết luâ ̣n văn sẽ đi tìm hiểu về sự ra đời của tác phẩm đặt trong bối cảnh lịch sử xã hội thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Tiếp đó luận văn phân chia cấu trúc nội dung tác phẩm theo từng phần và khái quát nội dung chủ yếu trong các thiên sao cho có thể truyền tải được những nội dung cơ bản và trọng tâm trong tác phẩm , làm tiền đề cho việc đi sâu phân tić h ở những chương tiế p theo . Cuối cùng là sự ghi nhận những đóng góp về mặt giá trị tư tưởng của tác phẩm trong hệ thống các tác phẩm của Lê Văn Ngữ nói riêng với những ý nghĩa thiết thực của nó trong bối cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ. Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 13 “Phụ tra tiểu thuyết” của Lê Văn Ngữ - Khảo cứu và phiên dịch 1.3.1 Sự ra đời của tác phẩ m và cấ u trúc nội dung tác phẩ m Ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đa số các nhà nho đều muốn vứt bút lông đi viết bút chì. Trong bối cảnh đó số ít người còn nghiên cứu Nho học đã tiến hành công việc của mình với những mục đích và cách thức khác nhau tiến tới việc giữ lại nền Nho học đã được hình thành và phát triển từ thời cha ông Trong số những nhà Nho tiêu biểu cho trào lưu tư tưởng cứu vãn đạo Nho có những người mang tư tưởng muốn cải cách hoàn toàn nhưng cũng có những người lại mong muốn được kế thừa cái học cũ nhưng có sự kết hợp giao lưu với những cái mới bên ngoài. Tiêu biểu cho những nhà Nho có hệ tư tưởng như vậy phải kể đến Phan Bội Châu và Lê Văn Ngữ. Nếu Phan Bội Châu coi Nho học là đối tượng và công cụ để hướng đến cải cách xã hội thì Lê Văn Ngữ lại sử dụng thành tựu văn minh của cả châu Âu và châu Á đương thời để xiển phát nội dung Nho học. Lịch sử Việt Nam kéo dài đến cuối đời Nguyễn đã chứng kiến cảnh Pháp đô hộ. Kẻ thống trị lạ mặt này vào cướp nước ta mục đích là để thôn tính và thay đổi Việt Nam từ hình dạng đến lối sống. Chúng cho rằng dân Việt Nam đang sống trong cảnh mu muội cần phải được khai thông hóa và hành động của chúng vào cướp nước ta trong cách nghĩ chúng cho rằng mình giống như một đại ân nhân mang đến cho dân Việt Nam những tiến bộ, những cải cách và cách cai trị là đem nền văn hóa phương Tây du nhâp vào đời sống của người dân Việt Nam - một nền văn hóa rất khác lạ mà chúng ta chưa được biết đến, nó khác hẳn nền văn hóa phương Đông chúng ta chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Trung Quốc bấy lâu nay. Trước sức ép của chính sách đô hộ, kinh tế và văn hóa Việt Nam đầy khủng hoảng, tình hình đó đã tác động mạnh mẽ đến giới tri thức Việt Nam. Nền văn hóa mà họ tiếp nhận lúc này là nền văn hóa đề cao tây học, bài xích hán học. Đa số những nhà nho ưu thời mẫn thế không khỏi buồn bã và tiếc nuối trước sự suy tàn của nền Nho học Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 14 “Phụ tra tiểu thuyết” của Lê Văn Ngữ - Khảo cứu và phiên dịch nước nhà, nhưng cũng do họ sống trong thời buổi đang có sự giao thoa giữa cái học cũ và những nền tri thức mới cho nên những nhìn nhận hay bình chú về các kinh điển Nho gia thời kỳ này bắt đầu có sự hoài nghi khoa học. Tất cả họ đều có cái nhìn có chiều hướng đưa những tư duy của tư tưởng phương Tây vào phân tích hay tổng hợp các tư tưởng Nho giáo. Sống trong giai đoạn lịch sử xã hội có những biến cố thăng trầm như vậy nên tư tưởng của những nhà nho yêu nước này vẫn mong muốn làm sao cái học cũ, và những tư tưởng đã được hình thành từ rất lâu đời của Nho giáo không mất đi, vẫn luôn giữ được nền tảng, gốc rễ. Tiếp thu tư tưởng của các nhà nho canh tân cuối thế kỷ XIX, một số nhà tư tưởng đầu thế kỷ XX như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh….tiếp tục phát triển tư tưởng đó lên trình độ mới, cao hơn về chất. Các ông đã từ bỏ dần hệ tư tưởng phong kiến, mạnh dạn đi tìm hệ tư tưởng mới cho dân tộc. Theo Phan Bội Châu, hệ tư tưởng Nho giáo đã hết vai trò lịch sử và chỉ làm cho dân tộc ta mất dần sức sống. Ông viết: “Nước Việt Nam mơ màng đôi mắt ngủ, uể oải một thân bệnh, tôn quân quyền, ức dân quyền, trọng hư văn, khinh võ sĩ, trộm cướp rình mò ngoài sân mà vợ con say hát trong nhà, chủ nhân nằm dài trên giường luôn luôn ngáp mỏi mệt. Than ôi! Nguy ngập lắm thay”. Trong bối cảnh xã hội như vậy, đứng trước nguy cơ mất nước Phan Bội Châu đã thấy được những lạc hậu trong tư tưởng của Nho giáo. Thực dân Pháp đang nhăm nhe, đẩy mạnh những hành động nhằm thôn tính nước ta, biến nước ta trở thành thuộc địa vì thế ông đã cùng với một số nhà nho có tư tưởng cùng thời công khai tuyên chiến với ý thức hệ lạc hậu phong kiến. Tư tưởng của Phan Bội Châu lúc này là coi sách Thánh hiền làm công cụ để hướng đến mục tiêu đổi mới và cải tạo xã hội. Ông nhận thấy những mặt hạn chế của tư tưởng Nho giáo cũ đã làm cho con người ta trì trệ, đất nước không đi lên được, nếu giữ những Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 15 “Phụ tra tiểu thuyết” của Lê Văn Ngữ - Khảo cứu và phiên dịch tư tưởng quan điểm cũ đó thì dân ta, nước ta không bao giờ trở nên tự cường được. Xưa nay, trong truyền thống văn hoá Nho giáo, chưa hề có chuyện các nhà Nho đả kích kịch liệt tư tưởng Nho giáo như vậy. Người ta phê phán từ cách học, cách thi cho đến hệ thống những giá trị luân lý xa rời cuộc sống của xã hội. Người ta đề cao khoa học kỹ thuật và lấy tính hiện đại của văn minh xã hội làm phương châm cứu nước. Để chống lại tư tưởng của những kẻ làm tay sai cho giặc, chỉ thừa nhận đạo đức kinh viện của giai cấp phong kiến, hoặc sùng bái học thuật của bọn thực dân, các nhà Nho yêu nước đã phác họa hình ảnh con người mới. Đó là mẫu người có tinh thần: yêu nước quật cường, yêu đồng bào, ghét cường quyền, trọng danh dự, trọng nghĩa vụ, thông minh, can đảm, lấy quyền lợi chung của tổ quốc, nhân dân đặt trên lợi ích cá nhân … Cuộc đấu tranh chống thực dân và tay sai phong kiến lồng trong cuộc đấu tranh xây dựng nền văn hoá mới làm xuất hiện những khuynh hướng sau: Hoặc lấy cường quốc Nhật làm tấm gương để canh tân đất nước; hoặc dựa vào văn minh Pháp để xây dựng, phục hưng dân tộc. Các nhà nho duy tân không chỉ nhìn nhận đối với xã hội lý tưởng mà còn thay đổi cả cách nhìn lịch sử. Không có một xã hội tận thiện mỹ như các nhà nho xưa nói về thời Đường Ngu. Thời thái cổ không thể tốt đẹp hơn hiện tại và tương lai, lịch sử không vận động theo lối tuần hoàn, thịnh suy, trị loạn đắp đổi để quay về với Đạo, quay về thời thịnh trị Nghiêu Thuấn. Lịch sử không theo sự sắp đặt của Thiên mệnh và cũng không trông cậy ở các thánh vương bắt chước Trời. Văn minh là làm cho con người được hạnh phúc và tự do, đất nước phú cường, cho nên để xây dựng xã hội như thế không thể trông chờ vào kết quả tu dưỡng đạo đức. Tư tưởng đổi mới của các nhà Nho thời kỳ này không phải là hoàn toàn xóa bỏ những tư tưởng đã được các bậc Thánh hiền vun đắp từ ngàn đời nay mà họ có sự thay đổi trong tư duy, họ không muốn quay lại với nền Nho học đã bộc lộ rõ những hạn chế nhất định của mình. Họ nhìn phương Tây Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 16 “Phụ tra tiểu thuyết” của Lê Văn Ngữ - Khảo cứu và phiên dịch với con mắt khách quan hơn, muốn học hỏi những cái tốt đẹp, những cái tích cực trong tư tưởng của Tây âu. Họ nhận ra Tây âu cũng có những thánh hiền, những đại trước tác không những làm thay đổi một cách nhìn thiển cận mà thực sự là sự giải phóng tư tưởng, mở rộng tầm mắt. Với cách tiếp thu tư tưởng dân chủ phương Tây mà các nhà Nho xã hội truyền thống phương Đông không hình dung trải qua một cuộc cách mạng. Con người vẫn là thành viên của cộng đồng chứ không phải là cá nhân, vẫn định tính bằng có đức, nhưng bên cạnh tư đức thì có thêm công đức. Con người làm đơn vị cho xã hội và nhà nước mang theo đủ các quan hệ cha - con, anh - em, vợ - chồng. Tam cương hay Ngũ luân của Nho giáo chỉ cần xóa đi một quan hệ vua - tôi và thay vào đó là nghĩa đối với nước, với đồng bào, quy định bằng trách nhiệm đối với xã hội. Cũng là một nhà Nho sống cùng ở thế kỷ XX, Lê Văn Ngữ cũng mang những tư tưởng tương đồng. Lê Văn Ngữ muốn phục hồi lại nền Nho học truyền thống, ông luôn ý thức trách nhiệm của một nhà Nho và chưa lúc nào quên nhiệm vụ của mình, ông luôn đứng trên lập trường của một nho sĩ, hành động với mục đích khôi phục lại vị trí và giá trị vốn có của Nho học. Cho nên ông đã có những cố gắng rất nhiều trong công cuộc vãn hồi đạo nho bằng thực tiễn viết sách của mình và thực tiễn hành động của mình. Trong bức thư gửi triều đình Huế ông đã giải thích lý do viết sách của mình như sau: 士家世業儒幸值大同盛會見儒書之廢講,惧儒教之日衰,遂 乃閉關謝客潛心考究現下釋得 - Sĩ gia thế nghiệp nho hạnh trị đại đồng thịnh hội. Kiến nho thư chi phế giảng, cụ Nho giáo chi nhật suy, toại nãi bế môn tạ khách tiềm tâm khảo cứu, hiện hạ thích đắc. (Kẻ sĩ tôi thuộc gia đình đời đời theo Nho học, may sống trong buổi đại đồng, tôi thấy sách Nho học không được giảng học nữa, sợ Nho giáo ngày càng suy tàn bèn đóng cửa tại khách lắng lòng tìm hiểu). Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 17 “Phụ tra tiểu thuyết” của Lê Văn Ngữ - Khảo cứu và phiên dịch Trong bức thư gửi Thống sứ Bắc Kỳ, Lê Văn Ngữ tiếp tục trình bày mục đích viết sách của mình: Tôi đem cái học mới để suy lại cái học cũ, nay nhân thừa sức học lại chữ nho, tôi đem cả lòng xin quan lớn thương xét, rồi đưa lên quan toàn quyền xin rộng thương xứ Đông Dương này mà giương ra tòa hội đồng xét lại có nên cho học những sách này thì xin phụ cho ấn bản mà ban xuống dân gian cho được kịp thời học tập. Tôi lại xin phép gửi ra các nước hội đồng dịch ra xét lại để học giới mỗi ngày mỗi sáng thì kẻ hậu học ngày sau cũng được nhớ ơn quan lớn hết thảy. Rõ ràng tác giả đã tự giới thiệu phương pháp làm sách của mình: đem học mới suy lại học cũ, tức là sử dụng những thành tựu của khoa học hiên đại để giải thích các vấn để của khoa học truyền thống. Đồng thời từ đoạn trích bức thư trên, tác giả còn bày tỏ mong muốn của mình được cho in, được dịch và được cho học ở các trường học của Pháp ở Việt Nam. Đây thực sự là một dự định táo bạo của một học giả cận đại với tinh thần giao lưu học thuật, hoằng dương đạo học rất đáng trân trọng và học tập. Tinh thần giao lưu học tập của tác giả còn được bộc lộ trong hành động gửi thư của tác giả đến Quảng học hội ở Thượng Hải để trao đổi ý kiến. Chủ trương đưa kinh điển Nho giáo vào nền giáo dục của xã hội đương thời tức là muốn đi đến kết quả là đưa cả đời sống văn hóa, tư tưởng của xã hội đương thời quay về với Nho gia. Sự khác nhau trong mục đính hành động của Lê Văn Ngữ và Phan Bội Châu cũng thể hiện tinh thần và thái độ khác nhau của mỗi cá nhân đối với nền Nho học nước nhà. Phan Bội Châu khẳng định cái học cũ không phải là cái học hủ bại và cái học mới cũng không phải là cái học phù hoa vô giá trị. Sở dĩ ông có chủ trương dung hợp văn hóa đông - tây là bởi ông nhận thức rõ ràng nền Nho học cũ không phải là cái học lỗi thời mà nó chỉ tiềm ẩn những điểm lạc hậu, nó vẫn luôn khẳng định được Nguyễn Thị Thu Hiền - Cao học Hán Nôm K52 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan