Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn bắc trung bộ chân dung xã hội và thực tiến s...

Tài liệu Phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn bắc trung bộ chân dung xã hội và thực tiến sinh kế (nghiên cứu trường hợp huyện yên thành, tỉnh nghệ an)

.PDF
238
14
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- Võ Thị Cẩm Ly PHỤ NỮ LÀM MẸ ĐƠN THÂN Ở NÔNG THÔN BẮC TRUNG BỘ: CHÂN DUNG XÃ HỘI VÀ THỰC TIỄN SINH KẾ (Nghiên cứu trường hợp huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- Võ Thị Cẩm Ly PHỤ NỮ LÀM MẸ ĐƠN THÂN Ở NÔNG THÔN BẮC TRUNG BỘ: CHÂN DUNG XÃ HỘI VÀ THỰC TIỄN SINH KẾ (Nghiên cứu trường hợp huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 62 31 03 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN TUẤN ANH 2. PGS.TS. VŨ MẠNH LỢI LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh và PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi. Luận án này được tôi trực tiếp thu thập và giám sát quá trình thu thập thông tin trên thực địa, trực tiếp xử lý các dữ liệu thông tin định tính và định lượng để đo lường và phân tích các nội dung nghiên cứu mà đề tài đặt ra. Đề tài luận án “Phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ: Chân dung xã hội và thực tiễn sinh kế (Nghiên cứu trường hợp huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An)”. Kết quả nghiên cứu của luận án này hoàn toàn mới và không trùng lặp với các nghiên cứu đã có. Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu này hoàn toàn trung thực và đáng tin cậy. Tác giả Võ Thị Cẩm Ly LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh và PGS.TS Vũ Mạnh Lợi đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban chủ nhiệm Khoa Xã hội học, bộ phận phụ trách đào tạo sau đại học của Khoa Xã hội học và Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong công việc để tôi có thể tập trung hoàn thành luận án. Tôi xin cảm ơn Hội phụ nữ huyện Yên Thành, Ủy ban nhân dân và hội phụ nữ, phụ nữ làm mẹ đơn thân và gia đình ở 16 xã thuộc huyện Yên Thành đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu nghiên cứu của luận án. Tôi trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Vinh, Khoa Lịch Sử đã luôn luôn tạo điều kiện hỗ trợ trong quá trình học tập và nghiên cứu. Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và các anh chị em đồng nghiệp đã luôn khuyến khích, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án. Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2016 Nghiên cứu sinh Võ Thị Cẩm Ly MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, biểu đồ Trang MỞ ĐẦU……………………………………………...……………………… 1 1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………… 1 2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài…………………………………… 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………… 3 4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu……………………………… 4 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu……………………………………………………. 4 4.2. Khách thể nghiên cứu……………………………………………………. 4 4.3. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………… 5 5. Câu hỏi nghiên cứu………………………………………………………… 5 6. Giả thuyết nghiên cứu……………………………………………………… 5 7. Khung lý thuyết và khung phân tích………………………………..……… 6 7.1.Khung lý thuyết…………………………………………………………… 6 7.2. Khung phân tích…………………………………………………………. 7 8. Cấu trúc của luận án……………………………………………………….. 8 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU…………………... 9 1.1. Dẫn nhập…………………………………………………………………. 9 1.2. Nghiên cứu về phụ nữ đơn thân……………………………………...….. 10 1.2.1. Xu hƣớng lựa chọn sống đơn thân của phụ nữ…………………..…….. 10 1.2.2. Các đặc điểm nhân khẩu xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân…………. 13 1.2.3. Đời sống tâm lý và định kiến xã hội đối với phụ nữ đơn thân và phụ nữ làm mẹ đơn thân……………………………………………………………… 15 1.2.4. Đời sống kinh tế và chính sách xã hội của nhóm phụ nữ đơn thân, phụ nữ làm mẹ đơn thân ………………………………………………………….. 18 1.3. Các công trình nghiên cứu về sinh kế……………………………………. 23 1.3.1. Các nghiên cứu về phƣơng pháp tiếp cận sinh kế…………………….. 23 1.3.2. Ứng dụng của khung sinh kế bền vững trong thực tiễn……………….. 25 1.3.3.Nghiên cứu về loại hình và phƣơng thức chuyển đổi sinh kế…………… 27 1.3.4. Sinh kế của phụ nữ và phụ nữ làm mẹ đơn thân………………………. 32 1.4. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu…………………………….. 34 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …… 37 2.1. Dẫn nhập…………………………………………………………………. 37 2.2. Các khái niệm công cụ……………………………………………………. 38 2.2.1. Phụ nữ làm mẹ đơn thân……………………………………………….. 38 2.2.2. Chân dung xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân ………………………. 39 2.2.3. Quan niệm đa chiều về sinh kế và quan niệm về sinh kế đƣợc vận dụng trong luận án………………………………………………………………….. 40 2.2.4. Chiến lƣợc sinh kế………………………………………………….….. 42 2.2.5. Hộ gia đình…………………………………………………………….. 43 2.3. Các lý thuyết vận dụng trong luận án……………………………………. 44 2.3.1. Lý thuyết nữ quyền tự do………………………………………………. 44 2.3.2.Lý thuyết về vốn xã hội và khung sinh kế bền vững …………………… 47 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………………. 56 2.4.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu….………………………………….….. 56 2.4.2. Phƣơng pháp quan sát………………………………………………….. 56 2.4.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu và nghiên cứu trƣờng hợp………………. 57 2.4.4. Phƣơng pháp khảo sát xã hội học/ điều tra bằng bảng hỏi……………. 57 2.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu……………………………………………. 63 2.5.1. Tỉnh Nghệ An………………………………………………………….. 63 2.5.2. Huyện Yên Thành………………………………………………………. 65 2.5.3. Các xã đƣợc khảo sát…………………………………………………… 67 Chƣơng 3. CHÂN DUNG XÃ HỘI CỦA NHÓM PHỤ NỮ LÀM MẸ ĐƠN THÂN Ở NÔNG THÔN BẮC TRUNG BỘ...……………………….. 70 3.1. Dẫn nhập……………………………….…………………………………. 70 3.2. Độ tuổi, học vấn, tình trạng sức khỏe của phụ nữ làm mẹ đơn thân…….. 71 3.2.1. Độ tuổi…………………………………………………………………. 72 3.2.2. Trình độ học vấn……………………………………………………….. 74 3.2.3. Tình trạng sức khỏe……………………………………………………. 76 3.3. Đời sống kinh tế và điều kiện, phƣơng tiện sinh hoạt hàng ngày của phụ nữ làm mẹ đơn thân............................................................................................ 81 3.3.1. Nghề nghiệp và việc làm.......................................................................... 81 3.3.2. Thu nhập và chi tiêu, tiết kiêm và vay mƣợn........................................... 84 3.3.3. Nhà ở và các phƣơng tiện sinh hoạt ......................................................... 93 3.4. Cơ cấu gia đình của phụ nữ làm mẹ đơn thân............................................. 94 3.5. Lý do làm mẹ đơn thân và thời gian làm mẹ đơn thân ............................... 97 3.5.1. Lý do làm mẹ đơn thân ………………………………………………… 97 3.5.2. Thời gian làm mẹ đơn thân…………………………………………….. 103 3.6. Vị thế xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân………………………….……. 105 3.7. Tiểu kết…………………………………………………………………… 112 Chƣơng 4. SINH KẾ CỦA PHỤ NỮ LÀM MẸ ĐƠN THÂN Ở NÔNG THÔN BẮC TRUNG BỘ………………………………………...…………. 115 4.1. Dẫn nhập…………………………………………………………………. 115 4.2. Tài sản sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân……………………………. 116 4.2.1. Vốn tự nhiên…………………………………………………………… 116 4.2.2. Vốn vật chất và vốn tài chính………………………………………….. 122 4.2.3. Vốn con ngƣời………………………………………………………….. 126 4.2.4. Vốn xã hội………………………………………………………………. 129 4.3. Chiến lƣợc sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân………………………… 132 4.3.1. Chiến lƣợc sinh kế trong lĩnh vực trồng trọt…………….……………… 132 4.3.2. Chiến lƣợc sinh kế trong lĩnh vực chăn nuôi…………………………… 141 4.3.3. Chiến lƣợc sinh kế trong lĩnh vực buôn bán……………………………. 145 4.3.4. Chiến lƣợc sinh kế trong lĩnh vực làm thuê, dịch vụ…………………… 150 4.4. Kết quả sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân……………………………. 158 4.4.1. Kết quả sinh kế trên phƣơng diện thu nhập……………………………. 158 4.4.2. Kết quả sinh kế qua giảm tính dễ bị tổn thƣơng……………………….. 163 4.4.3. Kết quả sinh kế qua khai thác nguồn sản vật tự nhiên bền vững……… 166 4.5. Tiểu kết…………………………………………………………………… 168 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……………………………………...…… 171 1. Kết luận ……………………………………………………………….…… 171 2. Khuyến nghị …………………………………………….………………… 175 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN……………………………………………………... 178 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………… 179 PHỤ LỤC……………………………………………………….……..…….. 189 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Số liệu phụ nữ làm mẹ đơn thân của huyện Yên Thành năm 2015 Trang 59 Bảng 2.2: Số liệu phụ nữ làm mẹ đơn thân của các xã đƣợc khảo sát thuộc huyện Yên Thành năm 2015 Bảng 2.3: Phân bố cơ cấu mẫu sau khi khảo sát 61 Bảng 2.4: Diện tích, dân số và mật độ dân số của các xã đƣợc khảo sát năm 2014 Bảng 2.5: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế, Thu nhập bình quân đầu ngƣời và Tỷ 68 lệ hộ nghèo ở các xã đƣợc khảo sát của huyện Yên Thành năm 2015 Bảng 3.1: Tuổi của nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân là chủ hộ và nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân là thành viên hộ gia đình Bảng 3.2: Tỷ lệ trình độ học vấn và nghề nghiệp của phụ nữ làm mẹ đơn thân (%) Bảng 3.3 : Tình trạng sức khỏe và thu nhập của phụ nữ làm mẹ đơn thân (nghìn đồng/ tháng) 61 69 73 76 80 Bảng 3.4: Mức chi tiêu của hộ gia đình phụ nữ làm mẹ đơn thân Bảng 3.5: Nguồn vay của hộ gia đình phụ nữ làm mẹ đơn thân 88 92 Bảng 3.6: Cơ cấu hộ gia đình của hộ gia đình phụ nữ làm mẹ đơn thân Bảng 3.7: Lý do làm mẹ đơn thân của phụ nữ làm mẹ đơn thân Bảng 3.8: Số năm làm mẹ đơn thân của phụ nữ làm mẹ đơn thân là chủ hộ và phụ nữ làm mẹ đơn thân là thành viên hộ gia đình Bảng 3.9: Thái độ của ngƣời thân, họ hàng và láng giêng đối với phụ nữ làm mẹ đơn thân Bảng 4.1: Các khoản vay nợ của phụ nữ làm mẹ đơn thân Bảng 4.2: Phụ nữ làm mẹ đơn thân nhận sự giúp đỡ về kinh nghiệm, kỹ năng trong sản xuất nông nghiệp Bảng 4.3: Sự giúp đỡ đối với phụ nữ làm mẹ đơn thân trong lĩnh vực trồng 95 102 104 trọt Bảng 4.4: Tác động của các đặc điểm phụ nữ làm mẹ đơn thân tới việc 109 124 129 131 138 đƣợc bố mẹ giúp tiền bạc trong lĩnh vực trồng trọt Bảng 4.5: Tác động của các đặc điểm phụ nữ làm mẹ đơn thân tới việc đƣợc bố mẹ giúp công lao động trong lĩnh vực trồng trọt 139 Bảng 4.6: Khó khăn trong chăn nuôi của hộ gia đình của phụ nữ làm mẹ 143 đơn Bảng 4.7: Nguồn vay nợ của phụ nữ làm mẹ đơn thân 144 Bảng 4.8: Nơi bán các sản phẩm của phụ nữ làm mẹ đơn thân Bảng 4.9: Sự hợp tác với ngƣời khác trong buôn bán của phụ nữ làm mẹ đơn thân 147 148 Bảng 4.10: Nơi làm thuê của phụ nữ làm mẹ đơn thân Bảng 4.11: Cách thức tìm việc và các loại công việc làm thuê của phụ nữ làm mẹ đơn thân 155 157 Bảng 4.12: Thu nhập của phụ nữ làm mẹ đơn thân theo các nhóm nghề chính của họ 158 Bảng 4.13: Học vấn và thu nhập của phụ nữ làm mẹ đơn thân Bảng 4.14: Tác động của các đặc điểm xã hội của nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân đến thu nhập của họ Bảng 4.15 : Mức độ ổn định hoạt động làm thuê của phụ nữ làm mẹ đơn thân 160 161 165 DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 2.1: Khung sinh kế bền vững DFID 53 Biểu đồ 3.1: Phân bố độ tuổi của phụ nữ làm mẹ đơn thân 72 Biểu đồ 3.2: Trình độ học vấn của phụ nữ làm mẹ đơn thân 75 Biểu đồ 3.3: Tình trạng sức khỏe của phụ nữ làm mẹ đơn thân 78 Biểu đồ 3.4: Các nguyên nhân dẫn đến sức khoe yếu của phụ nữ làm mẹ đơn 80 thân Biểu đồ 3.5: Nghề nghiệp chính của phụ nữ làm mẹ đơn thân 83 Biểu đồ 3.6: Phụ nữ làm mẹ đơn thân tham gia buôn bán, làm thuê, dịch vụ 84 Biểu đồ 3.7: Thu nhập trung bình của phụ nữ làm mẹ đơn thân 87 Biểu đồ 3.8: Tình trạng tiết kiệm của phụ nữ làm mẹ đơn thân 90 Biểu đồ 3.9: Tình trạng vay nợ của hộ gia đình phụ nữ làm mẹ đơn thân 91 Biểu đồ 3.10:Các loại nhà ở của hộ gia đình phụ nữ làm mẹ đơn thân 93 Biểu đồ 3.11: Các tiện nghi sinh hoạt trong gia đình của phụ nữ làm mẹ đơn 94 thân Biểu đồ 3.12: Số năm làm mẹ đơn thân của phụ nữ làm mẹ đơn thân 104 Biểu đồ 4.1: Diện tích đất vƣờn của hộ gia đình phụ nữ làm mẹ đơn thân 118 Biểu đồ 4.2: Diện tích đất ruộng đƣợc phân chia của hộ gia đình phụ nữ làm 119 mẹ đơn thân Biểu đồ 4.3: Diện tích đất ruộng thuê, mƣợn thêm của hộ gia đình phụ nữ 121 làm mẹ đơn thân Biểu đồ 4.4: Tình trạng chuồng trại chăn nuôi của hộ gia đình phụ nữ làm 124 mẹ đơn thân Biểu đồ 4.5: Diện tích đất canh tác của hộ gia đình phụ nữ làm mẹ đơn thân 135 thay đổi trong ba năm qua Biểu đồ 4.6: Các sản phẩm phụ nữ làm mẹ đơn thân buôn bán 147 Biểu đồ 4.7: Khó khăn trong buôn bán của phụ nữ làm mẹ đơn thân 149 Biểu đồ 4.8: Các công việc làm thuê của phụ nữ làm mẹ đơn thân 154 Biểu đồ 4.9: Khó khăn trong làm thuê của phụ nữ làm mẹ đơn thân 156 Biểu đồ 4.10: Xếp loại mức sống hộ gia đình phụ nữ làm mẹ đơn thân của 162 địa phƣơng Biểu đồ 4.11: Tự xếp loại mức sống hộ gia đình phụ nữ làm mẹ đơn thân 163 Biểu đồ 4.12: Tiết kiệm và vay nợ của phụ nữ làm mẹ đơn thân 164 Biểu đồ 4.13: Những khó khăn trong khai thác sản vật tự nhiên 167 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở nhiều nƣớc khác nhau trên thế giới, xu hƣớng kết hôn muộn, ly hôn, ly thân, sống độc thân, làm mẹ đơn thân đã và đang đi liền quá trình tăng trƣởng kinh tế và hiện đại hóa xã hội [Dales, 2014; Zarina và Anton, 2012; Zarina và Kami, 2012; Wang, Parker và Taylor, 2013]. Xu hƣớng này cũng là một thực tế ở Việt Nam [Nguyễn Thị Vinh Thi, 1994; Lê Thi, 1996, 2002; Harriet, 2001]. Trong bối cảnh từ khi tiến hành đổi mới cho đến nay ở Việt Nam, ngày càng có nhiều phụ nữ lựa chọn làm mẹ đơn thân và không kết hôn vì những lý do khác nhau. Trong thực tế, nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân mà không kết hôn đang tăng lên về mặt số lƣợng và có xu hƣớng trẻ hóa.1 Thực tiễn đó đặt ra nhu cầu đối với việc triển khai các nghiên cứu mới nhằm mở rộng sự hiểu biết về nhóm xã hội này trên nhiều bình diện khác nhau. Điểm cần nhấn mạnh ở đây là luận án quan tâm đến phụ nữ làm mẹ đơn thân mà không kết hôn bởi bên cạnh nhiều vấn đề nhƣ sự phân biệt đối xử, kỳ thị của xã hội đối với phụ nữ làm mẹ đơn thân mà không kết hôn trong bối cảnh xã hội Việt Nam, thì một điều rất đáng đƣợc quan tâm ở đây là sinh kế của họ. Nói cách khác, phụ nữ làm mẹ đơn thân mà không kết hôn nên thiếu vắng ngƣời chồng, thiếu sự hỗ trợ của họ hàng bên phía ngƣời chồng có những đặc điểm gì đáng lƣu ý về mặt sinh kế là một vấn đề cần đi sâu tìm hiểu. Trong các nghiên cứu về sinh kế ở nông thôn, sinh kế của nông dân, ngƣ dân đã đƣợc bàn đến ở mức độ nhất định, nhất là nhiều nghiên cứu bàn về sinh kế hộ gia đình nông dân trong quá trình đô thị hóa đƣợc thực hiện bởi các tác giả Nguyễn Duy Thắng (2007) Nguyễn Xuân Mai (2007, 2011), Nguyễn Văn Sửu (2014). Tuy nhiên những nghiên cứu về sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân còn chƣa đƣợc triển khai nhiều. Thêm nữa, trong những nghiên cứu về sinh kế chƣa có nghiên cứu nào đề cập đến sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn nhằm phân tích không chỉ thực trạng sinh kế của nhóm xã hội này mà còn chỉ ra những yếu tố tác động đến sinh kế của họ. Đây cũng là lý do quan trọng cho việc triển khai luận án này. 1 Hiện tƣợng phụ nữ không có chồng có con đang tăng lên trong thời gian gần đây cần đƣợc các nghiên cứu chú ý [Nguyễn Thị Khoa,1994, tr. 47]. Nghiên cứu thực địa của chúng tôi tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An từ tháng 4 năm 2015 đến tháng 7 năm 2016 thu đƣợc số liệu thống kê cụ thể là : toàn huyện Yên Thành có 994 phụ nữ làm mẹ đơn thân. Theo ý kiến của những ngƣời đƣợc phỏng vấn tại địa bàn nghiên cứu bao gồm chủ tịch phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ một số xã của huyện Yên Thành thì số lƣợng phụ nữ làm mẹ đơn thân ở địa phƣơng đang có xu hƣớng gia tăng và trẻ hóa. 1 Một lý do nữa để triển khai luận án là địa bàn nghiên cứu – huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là vùng đất thuần nông, sản xuất nông nghiệp vốn là nghề nghiệp chính của đại bộ phận ngƣời dân. Trong những năm gần đây, những chuyển biến về cơ cấu ngành nghề theo hƣớng hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đã làm thay đổi diện mạo của vùng đất nghèo sở hữu một diện tích đất canh tác lớn là đất ngập nƣớc không thể sản xuất. Sự đa dạng hóa nghề nghiệp của ngƣời dân nơi đây sẽ là một điểm đáng lƣu ý khi nghiên cứu về sinh kế của nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn [Ủy ban Nhân dân huyện Yên Thành, 2014; 2015]. Thêm nữa, Làng Lòi thuộc xã Viên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã từng là một điểm nghiên cứu đƣợc lựa chọn trong nghiên cứu của Lê Thi về phụ nữ đơn thân nói chung trong đó có phụ nữ làm mẹ đơn thân trong bối cảnh những năm 90 [Lê Thi, 1996, 2002]. Đây là một điểm đáng lƣu ý trong quá trình triển khai nghiên cứu này. Điều cần nói thêm là cho đến này chƣa có một nghiên cứu nào đề cập đến chân dung xã hội và thực tiễn sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn Bắc trung Bộ đƣợc triển khai ở địa phƣơng này. Với những lý do trên, tác giả luận án lựa chọn đề tài: “Phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ: Chân dung xã hội và thực tiễn sinh kế (Nghiên cứu trƣờng hợp huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An)” làm đề tài của luận án tiến sĩ. Nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm một góc nhìn mới từ quan điểm xã hội học nhằm mở rộng sự hiểu biết đối với một trong những nhóm xã hội cụ thể – nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân nhƣng không kết hôn ở nông thôn. Trên cơ sở những phát hiện từ dữ liệu thu thập ở khu vực nông thôn Bắc Trung Bộ Việt Nam, cụ thể là huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, tác giả luận án sẽ xây dựng quan điểm lý thuyết mới về sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2.1.Ý nghĩa khoa học Ý nghĩa khoa học của luận án này trƣớc hết thể hiện qua việc góp phần mang lại một góc nhìn mới về chân dung xã hội và thực tiễn sinh kế của nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ trên cơ sở nhận diện những đặc điểm xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân cũng nhƣ quá trình tạo dựng, phát triển sinh kế của 2 nhóm phụ nữ này. Từ đó, luận án khái quát lên một số quan điểm lý thuyết nhằm mở rộng sự hiểu biết đối với nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân – một nhóm xã hội hiện nay đang có xu hƣớng gia tăng ở Việt Nam. 2.2.Ý nghĩa thực tiễn Ý nghĩa thực tiễn của luận án đƣợc thể hiện trên hai phƣơng diện. Thứ nhất, luận án cung cấp cơ sở dữ liệu có độ tin cậy cao về đặc điểm xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân cũng nhƣ quá trình tạo dựng, phát triển sinh kế của nhóm phụ nữ này. Luận án cũng cung cấp những lập luận, phân tích khoa học về đặc điểm nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân và thực tiễn sinh kế của họ. Đây là những cơ sở quan trọng để các nhà làm chính sách có thêm cơ sở nhằm xây dựng, đổi mới các chính sách an sinh xã hội. Đây cũng là các căn cứ để các nhà quản lý đƣa ra các quyết định phù hợp trong lĩnh vực an sinh xã hội. Thứ hai, từ kết quả nghiên cứu, luận án còn đề xuất một số khuyến nghị để góp phần cải thiện sinh kế và nâng cao vị thế cho nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân ở khu vực nông thôn Bắc Trung Bộ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là mang lại một sự hiểu biết có hệ thống về chân dung xã hội và thực tiễn sinh kế của nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ mà cụ thể là ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở đó luận án bổ sung một số quan điểm lý thuyết về chân dung xã hội của nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn và sinh kế của họ. Một mục đích khác của luận án là qua kết quả nghiên cứu đề xuất đƣợc một số khuyến nghị nhằm cải thiện sinh kế và nâng cao vị thế của phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc các mục đích nghiên cứu trên, luận án xác định các nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau: - Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản tạo nên chân dung xã hội của nhóm phụ nữ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ bao gồm: độ tuổi, học vấn, sức khỏe, nghề nghiệp, cơ cấu hộ gia đình, thời gian làm mẹ đơn thân, lý do làm mẹ đơn thân, vị thế xã hội và định kiến xã hội đối với nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân. 3 - Làm rõ thực tiễn sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân trên các phƣơng diện tài sản sinh kế; chiến lƣợc sinh kế trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, dịch vụ, làm thuê; và kết quả sinh kế. - Phân tích ảnh hƣởng của một số đặc điểm cơ bản tạo nên chân dung xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân đến chiến lƣợc sinh kế và kết quả sinh kế của họ. - Từ kết quả nghiên cứu khái quát lên một số quan điểm lý thuyết về chân dung xã hội và thực tiễn sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân đồng thời với việc đề xuất một số khuyến nghị về các chính sách an sinh xã hội nhằm cải thiện cuộc sống trên phƣơng diện kinh tế của nhóm xã hội này. 4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là chân dung xã hội và thực tiễn sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ. Cụ thể là luận án sẽ đi sâu tìm hiểu các đặc điểm xã hội và thực tiễn sinh kế của nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. 4.2. Khách thể nghiên cứu Trong luận án này, khách thể nghiên cứu là nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân. Nhóm này bao gồm hai nhóm: nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân là chủ hộ gia đình và nhóm những phụ nữ làm mẹ đơn thân là thành viên của hộ gia đình. Những phụ nữ làm mẹ đơn thân đƣợc khảo sát thuộc các nghề khác nhau và mức thu nhập trung bình của các hộ gia đình không giống nhau. 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Về phạm vi nội dung nghiên cứu: Nhƣ đã đề cập đến trong phần đối tƣợng nghiên cứu, hai nội dung chính mà luận án tập trung nghiên cứu là: những đặc điểm cơ bản làm nên chân dung xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân và thực tiễn sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân. - Về địa bàn nghiên cứu: Điều tra bảng hỏi của luận án đƣợc tiến hành ở 16 xã của huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An bao gồm: xã Viên Thành, Vĩnh Thành, Sơn Thành, Bảo Thành, Khánh Thành, Liên Thành, Lý Thành, Trung Thành, Long Thành, Nam Thành, Tân Thành, Đô Thành, Nhân Thành, Hoa Thành, Công Thành, Tăng Thành trên tổng số 39 xã/ thị trấn của huyện Yên Thành. 4 - Về thời gian thu thập thông tin trên thực địa: Nghiên cứu thực địa nhằm thu thập thông tin phục vụ luận án đƣợc thực hiện từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 7 năm 2016. Các phỏng vấn sâu và nghiên cứu trƣờng hợp bổ sung nhằm phục vụ cho các mục tiêu cụ thể của luận án đƣợc tiếp tục thực hiện sau tháng 7 trong năm 2016. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Chân dung xã hội của nhóm phụ nữ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ thế nào trên các phƣơng diện tuổi tác, học vấn, sức khỏe, nghề nghiệp, cơ cấu hộ gia đình, thời gian làm mẹ đơn thân, lý do làm mẹ đơn thân, vị thế xã hội, định kiến xã hội đối với phụ nữ làm mẹ đơn thân? - Thực tiễn sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ thể hiện cụ thể nhƣ thế nào trên các phƣơng diện tài sản sinh kế; chiến lƣợc sinh kế trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, dịch vụ, làm thuê; và kết quả sinh kế? - Một số đặc điểm cơ bản tạo nên chân dung xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến chiến lƣợc sinh kế và kết quả sinh kế về thu nhập của họ? 6. Giả thuyết nghiên cứu - Chân dung xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ có sự đa dạng/khác biệt về tuổi tác, học vấn, nghề nghiệp, sức khỏe, cơ cấu hộ gia đình, lý do làm mẹ đơn thân, thời gian làm mẹ đơn thân, vị thế xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân. Định kiến xã hội đối với những phụ nữ làm mẹ đơn thân cũng giảm dần và tùy thuộc vào thời gian và lý do làm mẹ đơn thân của họ. - Tài sản sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ bao gồm vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn con ngƣời, vốn xã hội khá hạn chế. Phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ đã có những chiến lƣợc sinh kế đa dạng nhằm vận dụng các nguồn vốn trên để phát triển sinh kế nhƣng nhìn chung kết quả sinh kế của họ trên các phƣơng diện thu nhập, giảm tính dễ tổn thƣơng, và khai thác bền vững tài nguyên vẫn còn hạn chế. - Những đặc điểm cơ bản làm nên chân dung xã hội của nhóm phụ nữ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ nhƣ tuổi tác, học vấn, sức khỏe, nghề nghiệp, lý do làm mẹ đơn thân, thời gian làm mẹ đơn thân, vị thế xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân 5 có ảnh hƣởng đến chiến lƣợc sinh kế và kết quả sinh kế về thu nhập của nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân. 7. Khung lý thuyết và khung phân tích 7.1 Khung lý thuyết Trong luận án này, tác giả dựa vào khung sinh kế bền vững của DFID (1999) để xây dựng khung lý thuyết làm cơ sở triển khai các nội dung của luận án. Các quan điểm lý thuyết và khung lý thuyết sẽ đƣợc trình bày cụ thể trong phần cơ sở lý luận của luận án. Tuy nhiên, để có sự hình dung ban đầu về cách thức triển khai nghiên cứu và cấu trúc luận án này, tác giả luận án trình bày ở đây khung lý thuyết nhƣ sau: Bối cảnh kinh kế - xã hội ở nông thôn Bắc Trung Bộ hiện nay (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) Chân dung xã phân hội và tích tài sản củacủa phụphụ nữ nữ làm mẹ Chiến lƣợc Hình 1: Khung vềsinh sinhkếkế đơn thân làm mẹ đơn thân Chân dung xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân (tuổi, trình độ học vấn, sức khỏe, nghề nghiệp, cơ cấu hộ gia đình, lý do làm mẹ đơn thân, thời gian sống đơn thân, vị thế xã hội) sinh kế Tài sản sinh kế (Vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn con ngƣời, vốn xã hội) Chiến lƣợc sinh kế trong các lĩnh vực: - Trồng trọt - Chăn nuôi - Buôn bán, dịch vụ - Làm thuê Kết quả sinh kế - Thu nhập - Giảm tính dễ bị tổn thƣơng - Sử dụng các tài nguyên thiên nhiên bền vững Với khung lý thuyết này chúng ta thấy năm loại vốn của phụ nữ làm mẹ đơn thân (vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn con ngƣời, vốn xã hội) tạo nên tài sản sinh kế của họ. Những tài sản sinh kế này đƣợc vận dụng nhƣ thế nào lại có thể chịu tác động bởi các yếu tố cấu thành nên điều kiện/hoàn cảnh của phụ nữ làm mẹ đơn thân (độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, sống đơn thân bao lâu,cơ cấu hộ gia đình, lý do làm mẹ đơn thân, tình trạng sức khỏe, vị thế xã hội). Điểm đáng lƣu ý ở đây là một số đặc điểm của phụ nữ làm mẹ đơn thân tạo nên/phản ánh vốn của phụ nữ làm mẹ đơn thân. Chẳng hạn trình độ học vấn, sức khỏe tạo nên/phản ánh vốn con ngƣời của phụ nữ làm mẹ đơn thân. Vì vậy, sơ đồ trên minh họa sự giao thoa giữa chân dung xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân và tài sản sinh kế của 6 họ. Việc phát huy hiệu quả của các tài sản sinh kế này còn chịu tác động, hay phụ thuộc vào bối cảnh thể chế và chính sách (chẳng hạn việc tiếp cận vốn tài chính phụ thuộc chính sách tín dụng của nhà nƣớc, hay sự tạo điều kiện của hội phụ nữ địa phƣơng – sẽ đƣợc đề cập cụ thể sau). Nhƣ vậy, có thể diễn giải tóm tắt khung lý thuyết này nhƣ sau: Phụ nữ làm mẹ đơn thân vận dụng các loại vốn của họ (trong những điều kiện/hoàn cảnh cụ thể của họ, thông qua môi trƣờng chính sách và thể chế) để đƣa ra các chiến lƣợc sinh kế (cách thức/cách làm trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, dịch vụ, làm thuê) từ đó tạo ra kết quả sinh kế (thu nhập, giảm tính dễ bị tổn thƣơng, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên bền vững). Thêm nữa, toàn bộ quá trình sinh kế ở trên đƣợc phân tích trong bối cảnh địa phƣơng cụ thể là huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An). Nhƣ đã nói đến ở trên, đây là khung định hƣớng cho việc triển khai nghiên cứu và cấu trúc các nội dung của nghiên cứu và những vấn đề lý thuyết liên quan đến khung này sẽ đƣợc trình bày trong phần cơ sở lý luận. 7.2 Khung phân tích Trong luận án này, những đặc điểm làm nên chân dung của phụ nữ làm mẹ đơn thân và thực tiễn sinh kế của họ đƣợc phân tích sâu trên cơ sở các dữ liệu định tính. Bên cạnh đó, trong luận án này, từ cơ sở dữ liệu định lƣợng của khảo sát trên thực địa, tác giả luận án sử dụng thống kê mô tả để làm rõ chân dung xã hội và thực tiễn sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân. Điều cần nhấn mạnh ở đây là, tác giả luận án dựa trên việc phân tích hồi quy tuyến tính và hồi quy logistics để xem xét một số đặc điểm làm nên chân dung xã hội của phụ nữ làm mẹ đơn thân nhƣ là các biến độc lập tác động lên biến phụ thuộc là (một số chiều cạnh của) chiến lƣợc sinh kế và (một số chiều cạnh của) kết quả sinh kế của phụ nữ làm mẹ đơn thân. Việc phân tích mối quan hệ giữa hai nhóm biến số này đƣợc mô tả giản lƣợc qua khung phân tích dƣới đây. 7 Bối cảnh kinh kế - xã hội ở nông thôn Bắc Trung Bộ hiện nay (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) Biến độc lập Biến phụ thuộc - Tuổi Chiến lƣợc sinh kế - Trình độc học vấn - Sự giúp đỡ của bố mẹ về - Năm sống đơn thân tiền bạc - Tình trạng sức khỏe - Sự giúp đỡ của bố mẹ về - Nghề nghiệp công lao động Kết quả sinh kế - Thu nhập 8. Cấu trúc của luận án Luận án đƣợc cấu thành bởi ba phần chính: mở đầu, nội dung và kết luận và khuyến nghị. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận án gồm bốn chƣơng. Trong đó, chƣơng 1 là chƣơng tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Chƣơng 2 trình bày cơ sở lý luận, địa bàn nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3 làm rõ chân dung xã hội của nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ thông qua các đặc điểm xã hội của nhóm xã hội này. Chƣơng 4 đi sâu tìm hiểu thực tiễn sinh kế của nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân ở nông thôn Bắc Trung Bộ trên ba phƣơng diện: tài sản sinh kế, chiến lƣợc sinh kế và kết quả sinh kế. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất