Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Địa lý Phong tục miền nam...

Tài liệu Phong tục miền nam

.PDF
502
370
83

Mô tả:

VƯƠNG ĐẰNG ————————————————Cao Học Văn Minh Việt Nam (ĐH Văn Khoa, Sài Gòn, 1973) Cao Học Bang Giao Quốc Tế (Hoa Kỳ, 1987) Cử Nhân Anh Văn (Hoa Kỳ, 1984) NGUYÊN TIỂU LUẬN CAO HỌC VĂN MINH VIỆT NAM “Lược Khảo Phong Tục Miền Nam” ĐƯỢC SỬA CHỮA VÀ CẬP NHẬT HÓA TRUNG TÂM VĂN HÓA ĐÔNG TÂY Suốt Đời Ghi Nhớ Công Ơn quý thầy cũ ở Đại Học Văn Khoa Sài Gòn: Linh mục Thanh Lãng Phạm Việt Tuyền Nghiêm Thẩm Đông Hồ Nguyễn Khắc Hoạch Phạm Thị Tự Bửu Cầm Nguyễn Đình Hòa Linh mục Nguyễn Văn Thích Chân thành cảm ơn: Anh Trần Thanh Vân & Bạch Tuyết đã bỏ rất nhiều thời giờ sửa chữa bản thảo! Bác sĩ kiêm nhà biên khảo Lê Văn Lân đã hết lòng khuyến khích việc xuất bản! Tất cả quý vị đã được hỏi han hay cung cấp tài liệu như: Ông bà Lâm Nghí, Phú Vinh, Vĩnh Bình Ông bà Cả So, Cầu Kè, Vĩnh Bình Bà Huỳnh Thị Phòng, Cầu Nàng Rền, Ba Xuyên Ông Từ Quới, Long Thạnh, Phong Dinh Ông Nguyễn Tấn Tự, Cầu Bông, Gia Định Bà Nguyễn Thị Út, Cầu Bông, Gia Định Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hải, Phú Lập, Đồng Nai Họa sĩ Nguyễn Tâm, Sài Gòn Nhỏ, California Chị Lê Thị Gấm, Sài Gòn Nhỏ, California Và hàng trăm người đã được phỏng vấn ở các tỉnh miền Nam trong khoảng 1970-1972 Và cảm ơn tinh thần phục vụ đắc lực & hiệu quả của KHUÊ TÚ - Art Design & Printing Co., Ltd. ở quận 4, Sài Gòn E-mail: [email protected] - URL: www.khuetu.com đã dàn trang, sửa chữa kỹ lưỡng bản thảo trước khi in ở Hoa Kỳ! BẢNG VIẾT TẮT ĐNNTCLTNV: Đại-Nam Nhất Thống Chí Lục Tỉnh Nam-Việt imp: imprimerie = nhà xuất bản, nhà in h: hình nxb: nhà xuất bản xb: xuất bản p: page = trang pp: pages = các trang = từ trang q: quận sđd: sách đã dẫn Sg: Saigon = Sài Gòn Sd: sans date = không ghi ngày xuất bản sl: sans lieu = không ghi nơi xuất bản slnd: sans lieu ni date = không ghi nơi và ngày xuất bản t: tỉnh tt: từ trang tgxb: tác giả xuất bản tlđd: tài liệu đã dẫn tr: trang x: xã xđt: xin đọc thêm NỘI DUNG PHẦN NHẬP ĐỀ LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI................................................................ 14 • Sự mai một của phong tục • Sự thiếu sót ấn phẩm về phong tục miền Nam • Vấn đề giao tế & đoàn kết ĐỊNH NGHĨA PHONG TỤC & TẬP QUÁN....................................... 17 XÁC ĐỊNH & GIỚI HẠN DANH TỪ MIỀN NAM............................ 20 BẢN TÍNH NGƯỜI MIỀN NAM......................................................... 23 A. TRƯỚC 1954 • Chất phác, đơn giản, thành thực • Ôn hòa, thực tế • Hiếu khách • Sống điệu nghệ • Hào sảng, phóng túng • Thiếu kiên nhẫn, ưa an nhàn • Kém óc thương mãi & hội đoàn B. TRONG GIAI ĐOẠN 1954-1975 C. TỪ 1975 ĐẾN 2008 PHẦN II PHONG TỤC NGOÀI XÃ HỘI CHƯƠNG I: CƠ CẤU TỔ CHỨC........................................................ 40 I. Cơ cấu tổ chức miền Nam A. Dưới thời chúa Nguyễn B. Dưới thời Pháp thuộc C. Dưới thời Ngô Đình Diệm D. Từ 1-11-1963 đến 30-4-1975 E. Từ tháng 5/75 đến 2008 II. Cơ cấu tổ chức xã miền Nam A. Dưới thời chúa Nguyễn B. Dưới thời Pháp thuộc C. Dưới thời Ngô Đình Diệm D. Từ 1-11-1963 đến 30-4-1975 E. Từ tháng 5/75 đến 2008 CHƯƠNG II: CẢNH TRÍ LÀNG.......................................................... 57 I. Hình thể và thiên nhiên A. Hình thể B. Thiên nhiên II. Kiến trúc công cộng CHƯƠNG III: LỆ LÀNG......................................................................80 I. Hương chức & thể thức bầu cử II. Khoán ước III. Thuế chính yếu IV. Thuế phụ thu V. Sưu dịch VI. Lệ phí VII. Chi phí CHƯƠNG IV: TẾT NGUYÊN ĐÁN.................................................... 95 I. Nguyên ủy và vật thực A. Nguyên ủy B. Vật thực II. Tục lệ CHƯƠNG V: LỄ TIẾT, ĐÌNH ĐÁM.................................................. 118 I. Lễ tiết A. Tam ngươn B. Các tiết phổ thông khác C. Hội lễ II. Đình đám A. Tổng quan B. Việc tổ chức C. Tế tự CHƯƠNG VI: MÊ TÍN DỊ ĐOAN...................................................... 157 I. Biểu tượng A. Cốt B. Thầy bà C. Bùa, ngải, sấm truyền II. Trong công việc A. Nhà cửa B. Hôn nhân C. Sinh dưỡng D. Tang lễ E. Linh tinh CHƯƠNG VII: LINH TINH................................................................ 189 I. Giải trí A. Các loại cờ B. Các loại bài bạc C. Các thú tiêu khiển khác D. Các trò chơi của trẻ con II. Chuyển vận, tương trợ, khao vọng A. Chuyển vận B. Tương trợ & khao vọng PHẦN III PHONG TỤC TRONG GIA ĐÌNH CHƯƠNG I: GIA TỘC & NHÀ CỬA.................................................236 I. Gia tộc A. Thành phần, quyền hạn, nhiệm vụ B. Tương quan các cá nhân trong gia tộc C. Thờ cúng tổ tiên II. Nhà cửa A. Kiến trúc B. Xếp đặt, trang trí C. Vật dụng CHƯƠNG II: THỰC PHẨM............................................................... 277 I. Tổng quan II. Món ăn A. Món chính A. Món phụ III. Xôi, chè, mứt, kẹo, bánh, trái IV. Món ăn linh tinh, thức uống hút A. Món ăn linh tinh B. Thức uống & thuốc hút CHƯƠNG III: PHỤC SỨC ................................................................ 313 I. Y phục II. Đồ phụ thuộc III. Đồ trang sức CHƯƠNG IV: SINH KẾ..................................................................... 337 I. Sinh hoạt tổng quát trong thường ngày II. Nghề làm ruộng III. Nghề vườn, rẫy, đánh cá A. Nghề làm vườn B. Nghề rẫy & đánh cá trước 1975 IV. Tiểu công nghệ, nghề lao động & các nghề khác trước 1975 A. Tiểu công nghệ B. Nghề lao động CHƯƠNG V: SINH DƯỠNG & BỊNH HOẠN.................................. 382 I. Sinh dưỡng trước 1975 A. Sinh sản B. Nuôi dưỡng C. Giáo huấn II. Bịnh hoạn trước 1975 A. Tổng quát B. Cách trị bịnh thông thường theo ngoại khoa C. Cách trị bịnh linh tinh theo ngoại khoa D. Cách trị các tai nạn theo ngoại khoa CHƯƠNG VI: HÔN NHÂN & TANG LỄ ......................................... 417 I. Hôn nhân A. Tổng quát B. Lễ sơ vấn & đính hôn trước 1939 C. Lễ thành hôn II. Tang lễ A. Tổng quan B. Diễn tiến trước & sau khi liệm C. Diễn tiến trước & sau khi chôn KẾT LUẬN.......................................................................................... 452 PHỤ LỤC............................................................................................ 458 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 490 PHẦN NHẬP ĐỀ - 14 - LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI: • Sự mai một của phong tục: - Kỳ nầy về cháu nhớ mua cho bà chiếc kim sa! Đó là lời cuối cùng của bà ngoại vợ khi chúng tôi từ giã bà để về Sài Gòn. Bây giờ bà ngoại đã nằm xuống, nhưng câu nói đó in theo nét mặt của người quá cố vẫn ám ảnh chúng tôi trong bao nhiêu năm xa xưa vì sau khi nhập đô thành chúng tôi dọ hỏi mãi chẳng có cửa kim hoàn hay hãng buôn nào bán món nữ trang ấy, thậm chí lắm người còn tỏ ra ngơ ngác dường như mới nghe danh từ “kim sa” lần đầu trong đời. Và chính chúng tôi lưu ý suốt nửa năm vẫn chưa thấy một bà lão, thiếu phụ hay cô gái miền Nam nào đeo kim sa ở cổ tay mà chỉ có lắc, xuyến, vòng bằng cẩm thạch, đồi mồi, nhựa hóa học hoặc bằng kim loại như vàng (y, tây, trắng, giả), inoxydable, platine, v.v... Câu nói đó đã khơi động trong chúng tôi ý định phải làm cái gì để sưu tầm, biên khảo những phong tục, tập quán của dân tộc ta. Giáo sư Nghiêm Thẩm cũng đã than thở: “Cách đây vài mươi năm, các trang phục như nón quai thao, dép da mũi cong, guốc bằng gốc tre, những dụng cụ trầu cau, v.v..., đều khó tìm dấu vết”. 1 Thật vậy, cổ tục càng ngày càng mất dấu vết, có nhiều mỹ tục mất hẳn trong khi xã hội chúng ta bị du nhập nhiều lối sống chướng tai gai mắt. buồn cười nhứt, lâu lâu nổi lên một phong trào bắt nguồn hay tương tư một cổ tục mà người ta không biết, họ vẫn vỗ ngực khoe là “mốt mới”.2 Không những cổ tục cách đây vài thế kỷ tiêu ma mà chính những tập quán mới đây cũng xa vắng. Chẳng hạn, hồi còn nhỏ—trước 1954, khắp miền Nam, ngay cả ở đô thành Sài Gòn—chúng tôi có thú “đánh vành” (hay “đánh niền”), “đánh trỏng”, “vuốt tay” trò chơi đó đã đi vào dĩ vãng trước 1970. Có cổ tục biến đổi theo hoàn cảnh kinh tế và nhân sinh. Thí dụ: thú “thả diều” chỉ còn được chơi ở thôn quê và con diều ít được trẻ con tự làm lấy mà mua ở tiệm. Không riêng ở nước ta có hiện tượng nầy, tận phương xa, sự mai một của phong tục cũng hành hạ những tâm hồn hoài cổ thủ cựu; bởi vậy Phong Tục Miền Nam - 15 - Georges Fradiers kêu cứu: “Nếu khóc lóc về những sự tàn hại đã qua là vô ích thì ta nên nhận định về các tàn hại đang có trong lúc nầy”. Tắt một lời, thời gian tàn nhẫn tách rời lề lối sinh hoạt của quá khứ với hiện tại. Kẻ hậu sinh chúng ta, thiết tưởng, phải tựa vào nền móng của ngày qua mới không cảm thấy lạc lõng ở thời hiện tại và có thể sống vững trong tương lai. Nên “ôn cố” mới “tri tân”. Phải tìm hiểu những tập tục đã qua, sắp tiêu vong hầu rút kinh nghiệm, hay phá bỏ nếu nhận thấy hủ bại bất hợp thời, hoặc phát huy và lưu truyền nếu cao đẹp và vẫn hợp cách. Đó là một mục tiêu của cuốn sách lược khảo nầy. • Sự thiếu sót ấn phẩm về phong tục miền Nam: Tại sao chúng tôi lựa chọn phong tục miền Nam thay vì miền Bắc hay Trung?: Nếu chịu khó kê cứu các tài liệu sách vở đã ấn hành, chúng ta khách quan nhận thấy: Phong tục Việt Nam được nhiều tác giả sách báo Pháp Việt đề cập như G. Coulet, Maurice Durand, Pierre Gourou, Huard, Pierre Pasquier, L. Cadière, Revue Horizons, L. de Sainte Marie, André Summer, Léon Worth; Toan Ánh, Cửu Long Giang, Phan Kế Bính, Nguyễn Đổng Chi, Lê Văn Hảo, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Văn Khoan, Thái Văn Kiểm, Vũ Ngọc Liễn, Nguyễn Hồng Phong, Lê Văn Siêu, Nhất Thanh, Nghiêm Thẩm, Trần Văn Trai, Tiên Đàm, Trần Văn Giáp, Dương Minh Thoi, Trương Vĩnh Tống, Kiêm Thêm, v.v..., chú trọng đến miền Trung, nhứt là miền Bắc; miền Nam nếu có, các tác giả vừa kể chỉ phác họa đôi nét. Sinh hoạt và hình ảnh miền Nam của Hồ biểu Chánh thể hiện nhiều tính cách thuần túy địa phương nhưng rất tiếc chúng chỉ là tiểu thuyết. Sơn Nam viết nhiều nhất về miền Nam nhưng vẫn chưa thỏa mãn chúng ta vì sách của Sơn Nam có vẻ phiếm đàm, giai thoại, có nhiều tài liệu, nhiều nhận xét tinh tế nhưng rất tiếc chúng tạp nhạp hơn là được biên khảo theo phương pháp khoa học. Đào văn Hội có công phu gom góp ca dao hoặc chú trọng hành chánh hơn là luận về phong tục miền Nam. Còn các ấn phẩm của Thân Trọng Cư, Kiêm Đạt, Đoàn Văn Điềm, Trương Ngọc Giàu, Trần Quang Hạo, Vương Đằng - 16 - Nguyễn Văn Kiềm, Thái Văn Kiểm, Huỳnh Minh, Lê Văn Tất, Hội Khuyến Học Nam Việt, v.v..., chú trọng từng địa phương hoặc nghiên cứu tổng quát nhiều vấn đề (như địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, thắng cảnh, v.v...) hơn là chú trọng đến thói ăn nết ở của người miền Nam. Ngoài ra, các tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê, Phạm Quỳnh, Vương Hồng Sển chỉ là hồi ký. Vũ Bằng có bàn về phong tục miền Nam nhưng cũng chỉ tán rộng về những món ăn khoái khẩu trong cuốn “Món Lạ Miền Nam”. Trong năm 1960, một phái đoàn cố vấn Hoa Kỳ có nghiên cứu miền Nam nhưng tiếc thay tài liệu ấn hành quá ngắn ngủi và chỉ có tính cách địa phương hoặc hành chánh. Tóm lại, sách báo viết về Việt Nam khá nhiều nhưng đề cập đến phong tục miền Nam hầu như quá ít hay thiếu sót. Chúng tôi, kẻ đi sau, cố gắng thu góp tài liệu đã có, cộng thêm chút ít hiểu biết sau hơn 30 năm sống ở miền Nam và trở về nghiên cứu 4 lần để biên soạn cuốn sách nầy hầu thỏa mãn phần nào những ai muốn có một cái nhìn tổng quát về sinh hoạt, tập tục miền Nam. • Vấn đề giao tế và đoàn kết: Trước ngày hiệp định Genève (1954) ký kết chia đôi lãnh thổ, số người Trung nhất là người Bắc sinh sống ở miền Nam không đáng kể; nếu có, hầu hết sống ở đô thành Sài-Gòn hay ở các tỉnh thị thành; trong các thôn làng xa xôi, họa hoằn mới có một gia đình người Bắc hay Trung tha phương cầu thực. Nhưng từ sau 1954, người Bắc và Bắc Trung Việt lan tràn khắp miền Nam. Ban đầu họ tập trung trong các khu hay trại định cư (nổi tiếng như Hố Nai, Gia Kiệm, v.v...; đa số dọc theo quốc lộ 1 từ Biên Hòa trở ra Phan Thiết); nhưng sau đó, một số trại định cư giải tán hoặc không ít người di cư tự ý rời khu định cư để tìm kế sinh nhai khắp miền Nam. Tiếp đến sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân (1968), một số đồng bào duyên hải Trung phần bỏ xứ sở vào miền Nam tìm đất sống. Rồi kể từ sau tháng 4 năm 1975, hàng triệu người Việt—từ vĩ tuyến Phong Tục Miền Nam - 17 - 17 trở ra—vào miền Nam sinh sống hay phụ trách việc quản trị hành chính và chính trị. Như vậy miền Nam trở nên sôi động với sự chung đụng của cả dân ba miền. Thoạt tiên, khi mới vào, nhất là trong giai đoạn 1954-1968, dân Bắc cũng như Trung không tránh khỏi sự lạc lõng và ngạc nhiên. Họ thấy nếp sống của người miền Nam sao trầm lặng, đơn giản quá; về tính tình thì thích ăn chơi và không siêng làm, v.v...Trái lại, dân “dưa giá cá kho” để ý rằng người Bắc sao có vẻ kiểu cách, phách lối, ồn ào; người Huế thì thủ cựu và người Trung nói chung lại chắt mót, lặn lội quá. Dù muốn dù không, óc kỳ thị cũng nẩy nở từ đó. Ban đầu là sự khó chịu, sau đâm ra ganh tị, rồi có khi đưa đến chỗ oán giận nhau vì sự thiếu thông cảm nề nếp sinh hoạt. Thú thật, ngay bây giờ, nhất là ở thôn quê, dù đã non năm mươi năm sống gần nhau, vẫn còn nhiều người Nam (từ bình dân đến trí thức) rất có ác cảm dân Bắc và ngược lại. Nhiều gia đình miền Nam từ chối gả con gái cho người Bắc hoặc lắm cậu ngán làm rể trong gia đình người Bắc hay Huế. Dân Nam cũng còn e dè khi phải giao thiệp với dân Huế, hay mỉa mai người Quảng và Bình Định, đồng thời giơ tay đầu hàng khi nghe cuộc đối thoại giữa hai người Hà Tĩnh. Đó là một sự thật vẫn còn giữa dân ba miền, một sự thật đáng suy nghĩ. Thấy vậy, ngoài hai lý do đã kể, trước khi biên soạn tiểu luận sau đó trở thành sách nầy, chúng tôi muốn giới thiệu đến những ai mới làm quen miền Nam hoặc chưa cảm thông được người Nam, những thói ăn nết ở căn bản đã qua và đang còn của người miền Nam; bù lại, chúng tôi cũng mong đồng bào miền Nam tìm đọc các tác phẩm về phong tục về miền Bắc và Trung của Toan Ánh, Nguyễn Đỗng Chi, Lê Văn Hảo, Nhất Thanh, v.v.., để cả dân ba miền Nam Trung Bắc hiểu nhau, tha thứ và thương nhau hơn. Tự đó, tinh thần tích cực cộng tác mới được thực hiện hầu chung sức lo kiến thiết xứ sở đến cường thịnh. ĐỊNH NGHĨA PHONG TỤC & TẬP QUÁN: Phong Tục Miền Nam là tựa của sách nầy, trong đó có danh từ phong tục. Vậy phong tục là gì? Thoạt tiên, chúng ta điểm qua ý kiến của những tác giả ngoại quốc. Danh từ phong tục tương đương với các chữ Mœurs Vương Đằng - 18 - (theo Pháp), Customs (theo Anh và Hoa Kỳ). Người Pháp đã có các định nghĩa cho chữ Mœurs như sau: — “Habitudes naturelles ou acquises, pour le bien ou pour le mal dans la conduite de la vie”.3 (Thói quen tự nhiên hay thu thập cho việc tốt hay xấu của cách cư xử trong đời sống.) — “Habitudes considerées par rapport au bien ou mal dans la conduite de la vie”.4 (Thói quen được cân nhắc theo việc tốt hay xấu trong cách cư xử trong đời sống.) — “Usages particuliers à un pays”.5 (Cách đối xử đặc biệt ở một nước.) — “Habitudes naturelles ou acquises relatives à la pratique du bien et du mal, au point de vue de la conscience et de la loi naturelle”.6 (Thói quen tự nhiên hay thu được liên quan đến việc thực hành điều tốt hay xấu, theo lương tâm và theo quan điểm của luật thiên nhiên.) — Usages particuliers à un pays ou à une classe”.7 (Cách đối xử đặc biệt ở một nước hay trong một giai cấp). — “Habitudes de vie, coutumes d’un peuple, d’une société”. 8 (Thói quen trong đời sống, tập tục của một dân tộc, một xã hội.) Trong khi đó, người Hoa Kỳ định nghĩa Custom như sau: —“1. frequent or common use or practice; a frequent repetition of the same act; usage; habit. 2. established usage; social conventions carried on by tradition and enforced by social disapproval ofany violation.”9 (1. sự dùng hay thực hành thường xuyên hay thông thường; một sự lập lại thường xuyên của hành động như cũ; cách cư xử; thói quen. 2. Cách cư xử đã được thể hiện từ lâu; tập quán xã hội lưu truyền qua truyền thống và được thực thi bởi sự bất chấp nhận của xã hội về bất cứ vi phạm nào.) Và người Anh định nghĩa Custom (trong Oxford Advanced Learner’s Dictionary) đã được Viện Ngôn Ngữ Học (thuộc Trung Tâm Khoa Học Phong Tục Miền Nam - 19 - và Nhân Văn Quốc Gia) dịch ra là: “cách cư xử, làm việc thông thường được mọi người chấp nhận từ lâu đời; tục lệ; phong tục”.10 Trở về từ điển Việt Nam, chúng ta thấy Đào DuyAnh đã cho phong tục là “thói quen trên xã hội”11 Hoàng Thúc Trâm định nghĩa đầy đủ hơn: “Chỉ những cái biểu-hiện nhất-trí về tinh-thần của số đông người, trải qua lâu đời, đúc thành khuôn khổ nhất định, đủ ràng buộc hành-vi và chi-phối cuộc đời thực-tế của cá-nhân”.12 Thanh Nghị thì vắn tắt: “Thói sống quen của một dân-tộc”.13 Và Nguyễn Văn Khôn đúc kết phong tục là “Thói quen chung của số đông như nhiều người từ lâu đời đúc thành khuôn khổ nhứt định”.14 Tổng kết, sau khi điểm qua nhiều định nghĩa, chúng ta có thể viết: Phong tục là các thói quen từ lâu đời của đại đa số cá nhân trong một xã hội hay một quốc gia được đúc kết thành những mẫu mực lưu truyền từ đời nầy qua đời khác, có khả năng ràng buộc ảnh hưởng đến đời sống cá nhân trong xã hội hay quốc gia đó, và cũng bị thay đổi dần dần theo thời gian. Chính Boileau, một văn gia Pháp đã nói đến đặc tính biến đổi của phong tục: “chaque âge a ses plaisirs, son esprit de ses mœurs”.15 Và ngạn ngữ Pháp có câu: “Autres temps, autres mœurs, les usages changent avec le temps”.16 Nói đến phong tục mà chúng ta bỏ quên danh từ tập quán e là một thiếu sót vì hai danh từ nầy thường đi đôi và có nhiều tương quan. Tập quán là gì? Theo Dictionnaire de l’Accadémie Francaise, tập quán là “Habitude contactée dans les mœurs, dans les manières, dans les discours, dans les actions”.17 (Thói quen được giao tiếp trong các phong tục, trong các thể thức, trong các bài diễn văn, trong các hành động.) “Manière à laquelle la plupart se conforment”,18 (Thể cách mà đại đa số phải thích ứng theo) đó là định nghĩa tập quán của E. Littré. Còn từ điển Larousse Universel lại cho tập quán là “Habitude, usage...Usages anciens et généraux ayant force de loi, et dont l’ensemble forme le droit Vương Đằng - 20 - coutumier”.19 (Thói quen, cách xử sự... Các cách đối xử cổ truyền va tổng quát có quyền lực như luật lệ và vì thế trở thành quy luật sinh sống.) Trong lúc từ điển Larousse du XXè sièle lại là: “Pratique traditionnelle chez un peuple” (Thực hành cổ truyền của một dân tộc) và “Manière ordinaire d’agir, de parler, etc...”.20 (Thể thức thông thường để hành động, để nói năng, v.v...) Cuối cùng Paul Robert định nghĩa: “Facons d’agir établie par l’usage” (Phương cách hành động được thiết lập bởi cách xử sự) và “Dans une collectivité, manière à laquelle la plupart se conforment”. 21 (Thể cách mà đa số phải thích ứng trong một cộng đồng.) Trong khi đó người Hoa Kỳ định nghĩa tập quán là “long-continued or established custom or practice; habitual or customary use or way of action...“22 Còn các tác giả Việt Nam đã định nghĩa tập quán ngắn gọn như sau: — “Theo thói quen mà thành ra vững chắc”.23 — “Thói quen lâu ngày thành lệ”.24 — “Phong-tục là lề thói của một xứ”.25 Và hai tác giả Thanh Nghị và Nguyễn Văn Khôn đều có một định nghĩa quá ngắn và y hệt. Cả hai ông đều cho tập quán là “Thói quen”. 26 Tổng kết, từ các định nghĩa nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy sự tương quan giữa phong tục và tập quán như sau: Cả hai đều là những thói quen có thể biến chuyển. Nhưng tập quán và phong tục khác nhau ở điểm tập quán có ảnh hưởng trong một không gian nhỏ bé (như ấp, làng, quận, tỉnh) hay trong một thời gian ngắn ngủi; còn phong tục là khuôn thước của một tập thể rộng lớn như vùng, miền, quốc gia) lưu truyền trong một thời gian lâu dài. Thêm nữa, tập quán ít chi phối đời sống cá nhân hơn phong tục. Một cá nhân không theo tập quán ít bị kẻ chung quanh chỉ trích hơn là khi sống trái với phong tục. XÁC ĐỊNH & GIỚI HẠN DANH TỪ MIỀN NAM: Miền Nam hai chữ ngắn gọn nhưng dễ gây hiểu lầm, chúng ta cần xác định và giới hạn danh từ nầy. Phong Tục Miền Nam
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan