Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phòng ngừa tội tham ô tài sản ở việt nam trong giai đoạn hiện nay...

Tài liệu Phòng ngừa tội tham ô tài sản ở việt nam trong giai đoạn hiện nay

.PDF
229
7
82

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HƯƠNG PHÒNG NGỪA TỘI THAM Ô TÀI SẢN Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HƯƠNG PHÒNG NGỪA TỘI THAM Ô TÀI SẢN Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành : Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số : 9.38.01.05 Người hướng dẫn khoa học : 1. GS. TS. Lê Thị Sơn 2. TS. Nguyễn Tuyết Mai HÀ NỘI – 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn theo đúng quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này./. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Hương DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ALCII: Công ty cho thuê tài chính II BLHS: Bộ luật hình sự BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự CTXD 78: Công ty xây dựng 78 EC5: Công ty lắp máy và xây dựng số GĐ Giám đốc NPT Người phạm tội OJB: Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương PMU 18: Dự án đầu tư xây dựng cầu Bãi Cháy, Quảng Ninh PVC: Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam PVFC: Tổng Công ty tài chính dầu khí Việt Nam PVN: Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam SHB: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn TCTMT: Tổng Công ty Miền trung TP: Tội phạm VINALINES: Tổng công ty hàng hải Việt Nam VINASHINLINES: Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên vận tải viễn dương Vinashin VNĐ: Việt Nam Đồng DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng 1.1 Tổng số vụ và số người phạm tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019 33 1.2 Tổng số vụ và số người phạm tội tham ô tài sản giai đoạn 20102019 so với số vụ và số người phạm tội tham ô tài sản giai đoạn 2000-2009 33 1.3 Chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội của tội Tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019 34 1.4 So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội giai đoạn 20102019 với 10 năm về trước 35 1.5 Số vụ và số người phạm tội tham ô tài sản so với số vụ và số người phạm tội của các tội phạm về tham nhũng 36 1.6 Số vụ và số người phạm tội tham ô tài sản so với số vụ và số người phạm các tội phạm về chức vụ 37 1.7 So sánh số việc, số người giải quyết tin báo, tố giác, kiến nghị khởi tố với số vụ, số bị can bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội tham ô tài sản trong khoảng thời gian 10 năm từ năm 2010 đến năm 2019 44 1.8 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo loại tội phạm 44 1.9 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo loại hình phạt đã áp dụng 45 1.10 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo mức hình phạt tù có thời hạn đã áp dụng 46 1.11 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo hình thức thực hiện tội phạm 47 1.12 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo thủ đoạn phạm tội 49 1.13 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo hình thức sở hữu của tài sản bị chiếm đoạt 50 1.14 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo loại tài sản bị chiếm đoạt 50 1.15 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo giá trị tiền bị chiếm đoạt 52 Trang 1.16 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo cấp quản lý 53 1.17 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo ngành, lĩnh vực hoạt động bị xâm phạm 54 1.18 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo địa bàn thực hiện tội phạm 55 1.19 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo động cơ phạm tội 56 1.20 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo loại chức vụ, quyền hạn của người phạm tội 57 1.21 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo độ tuổi của người phạm tội 58 1.22 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo đặc điểm về giới tính của người phạm tội 59 1.23 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo trình độ văn hóa của người phạm tội 60 1.24 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo đặc điểm về phạm tội lần đầu hay tái phạm, tái phạm nguy hiểm 61 2.1 Mức độ tăng, giảm về số vố vụ và số người phạm tội của tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019 64 2.2 So sánh mức độ tăng, giảm về số vụ của tội tham ô tài sản và của các tội phạm về tham nhũng ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019 65 2.3 So sánh mức độ tăng, giảm về số người phạm của tội tham ô tài sản và của các tội phạm về tham nhũng ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019 67 2.4 Mức độ tăng, giảm của người phạm tội của từng loại tội phạm 68 2.5 Mức độ tăng, giảm của số vụ đồng phạm và phạm tội riêng lẻ 69 2.6 Mức độ tăng, giảm của số vụ trong cơ cấu theo hình thức sở hữu của tài sản bị chiếm đoạt 71 2.7 Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội tham ô tài sản theo từng loại tài sản bị chiếm đoạt 72 2.8 Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội tham ô tài sản theo cấp quản lý của người có chức vụ, quyền hạn 73 2.9 Mức độ tăng, giảm hàng năm của tội tham ô tài sản có đặc điểm phạm tội lần đầu hay tái phạm, tái phạm nguy hiểm của người phạm tội 75 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ 1.1 Số vụ và số người phạm tội tham ô tài sản giai đoạn 2010-2019 so với số vụ và số người phạm tội tham ô tài sản giai đoạn 2000-2009 34 1.2 So sánh chỉ số tội phạm, chỉ số người phạm tội của tội tham ô tài sản giai đoạn 2010-2019 với giai đoạn 2000-2009 36 1.3 Số vụ và số người phạm tội tham ô tài sản so với số vụ và số người phạm tội của các tội phạm về tham nhũng 37 1.4 Số vụ và số người phạm tội tham ô tài sản so với số vụ và số người phạm các tội phạm về chức vụ 38 1.5 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo loại tội phạm 44 1.6 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo loại hình phạt đã áp dụng 45 1.7 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo mức hình phạt tù có thời hạn đã áp dụng 45 1.8 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo hình thức thực hiện tội phạm 46 1.9 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo thủ đoạn phạm tội 48 1.10 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo hình thức sở hữu của tài sản bị chiếm đoạt 49 1.11 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo loại tài sản bị chiếm đoạt 50 1.12 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo giá trị tiền bị chiếm đoạt 51 1.13 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo cấp quản lý 52 1.14 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo ngành, lĩnh vực bị xâm phạm 53 1.15 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo địa bàn thực hiện tội phạm 54 1.16 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo động cơ phạm tội 55 Trang 1.17 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo loại chức vụ, quyền hạn của người phạm tội 57 1.18 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo độ tuổi của người phạm tội 58 1.19 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo đặc điểm về giới tính của người phạm tội 58 1.20 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo trình độ văn hóa của người phạm tội 59 1.21 Cơ cấu của tội tham ô tài sản theo đặc điểm phạm tội lần đầu hay tái phạm, tái phạm nguy hiểm 60 2.1 Diễn biến về số vụ, số người phạm tội của tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019 65 2.2 So sánh diễn biến về số vụ của tội tham ô tài sản và của các tội phạm về tham nhũng ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019 66 2.3 So sánh diễn biến về số người phạm tội của tội tham ô tài sản và của các tội phạm về tham nhũng ở Việt Nam giai đoạn 20102019 67 2.4 Diễn biến của cơ cấu tội tham ô tài sản theo loại tội phạm 69 2.5 Diễn biến của cơ cấu tội tham ô tài sản theo hình thức thực hiện tội phạm 70 2.6 Diễn biến của cơ cấu theo hình thức sở hữu của tài sản bị chiếm đoạt 71 2.7 Diễn biến của cơ cấu theo loại tài sản bị chiếm đoạt 73 2.8 Diễn biến của cơ cấu theo cấp quản lý của người có chức vụ, quyền hạn 74 2.9 Diễn biến của cơ cấu theo đặc điểm phạm tội lần đầu hay tái phạm, tái phạm nguy hiểm của người phạm tội 75 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8 PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30 CHƯƠNG 1. TÌNH HÌNH TỘI THAM Ô TÀI SẢN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2019 30 1.1. Vấn đề chung về tình hình tội phạm 30 1.2. Thực trạng của tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019 32 1.2.1. Thực trạng về mức độ của tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019 32 1.2.2. Thực trạng về tính chất của tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019 42 1.3 Diễn biến của tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019 64 1.3.1. Diễn biến về mức độ của tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn 64 2010-2019 Diễn biến về tính chất của tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019 68 Kết luận Chương 1 76 CHƯƠNG 2. NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI THAM Ô TÀI SẢN 78 2.1. Vấn đề chung về nguyên nhân của tội phạm 78 2.2. Nguyên nhân của tội tham ô tài sản giai đoạn 2010 – 2019 81 2.2.1. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong tổ chức, quản lý nhà nước 81 2.2.2. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế của công tác cán bộ 99 2.2.3. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật 107 2.2.4 Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong hoạt động phát hiện và xử lý tội tham ô tài sản 113 1.3.2. Nguyên nhân từ phía người phạm tội 119 Kết luận Chương 2 126 CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 128 3.1. Đánh giá hoạt động phòng ngừa tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong những năm vừa qua 128 3.2. Dự báo tình hình tội tham ô tài sản 137 3.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong thời gian tới 140 3.3.1. Nhóm biện pháp liên quan đến tổ chức, quản lý nhà nước 141 3.3.2. Nhóm biện pháp liên quan đến công tác cán bộ 151 3.3.3. Nhóm biện pháp liên quan đến hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật 155 3.3.4. Nhóm biện pháp liên quan đến hoạt động phát hiện và xử lý tội tham ô tài sản 160 3.3.5. Nhóm biện pháp phòng ngừa liên quan đến người phạm tội tham ô tài sản 165 Kết luận Chương 3 168 KẾT LUẬN 169 2.2.5. PHÒNG NGỪA TỘI THAM Ô TÀI SẢN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Trong bối cảnh hoàn thiện thể chế kinh tế và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng ở tất cả các lĩnh vực, những điều kiện tích cực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường được tạo ra ngày càng nhiều. Các yếu tố của nền kinh tế thị trường đã tác động trực tiếp, có hiệu quả đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người, ngân sách nhà nước đầu tư cho việc phát triển cơ sở hạ tầng không ngừng tăng lên, các hoạt động phúc lợi xã hội đã bắt đầu được quan tâm và đầu tư đúng mức, các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng về cả quy mô và lĩnh vực hoạt động, chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã được cải thiện rõ rệt và nâng lên một cách đáng kể. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển kinh tế - xã hội cũng đã để lại không ít những hệ lụy, tạo ra lực cản đối với sự phát triển xã hội nói chung. Đó là sự phát sinh, gia tăng của các hiện tượng xã hội tiêu cực và các loại tội phạm, trong đó tội tham ô tài sản. Đây là mối đáng lo ngại đối với Đảng, Nhà nước ta và là vấn đề gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Tâm lý hưởng thụ và muốn làm giàu nhanh chóng hoặc tâm lý muốn có chức vụ, quyền hạn để làm giàu đã ăn sâu trong tâm trí một bộ phận cán bộ, công chức có chức vụ, quyền hạn. Bên cạnh đó, sự lỏng lẻo trong quản lý kinh tế, những hạn chế, bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật nói chung và văn bản về quản lý kinh tế nói riêng cũng là nguyên nhân làm gia tăng loại tội phạm này. Trong những năm gần đây, tội tham ô tài sản có chiều hướng gia tăng nhanh trên phạm vi toàn quốc và ở nhiều lĩnh vực, trong đó xảy ra phổ biến hơn cả ở các lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, đầu tư xây dựng cơ bản, tài chính, ngân hàng, quản lý đất đai, các loại tài nguyên khác và ngày càng nghiêm trọng cả về tính chất và mức độ; nhiều đối tượng phạm tội là người từng giữ chức vụ cao trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước; nhiều hành vi tham ô tài sản xảy ra trong thời gian dài mới được phát hiện, xử lý. Do tính đặc thù của tội tham ô tài sản là xâm hại nhiều khách thể cùng một lúc nên các hành vi tham ô không chỉ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng về tài sản của nhà nước mà còn làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với những người thay mặt nhân dân để thực hiện quyền lực nhà nước. Theo thống kê xét xử hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tối cao thì trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2019, Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm 2485 vụ/ 2 4635 bị cáo về tội tham ô tài sản1. Trong khi đó, cũng trong thời gian này Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử 4203 vụ/ 8156 bị cáo thuộc nhóm tội tham nhũng2. Như vậy, tội tham ô tài sản được đưa ra xét xử chiếm 59,1% về số vụ và 56,8% số bị cáo của nhóm tội phạm tham nhũng được đưa ra xét xử sơ thẩm. Phòng ngừa tội tham ô tài sản trong thời gian qua đã được quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên kết quả đạt được chưa cao, những hạn chế của hoạt động phòng ngừa chưa được quan tâm khắc phục kịp thời, một số nội dung, biện pháp phòng ngừa không còn phù hợp với yêu cầu thực tế nhưng chưa được đổi mới cho thích ứng, các vụ án tham ô tài sản với hậu quả đặc biệt nghiêm trọng vẫn xảy ra ở các bộ, ngành, các địa phương trên cả nước, tạo ra những khó khăn, thách thức không nhỏ đối với các cơ quan thực hiện chức năng phòng ngừa loại tội phạm này. Do vậy, việc phòng ngừa tội tham ô tài sản nhằm từng bước đẩy lùi loại tội phạm này là một yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, việc nghiên cứu tình hình tội tham ô tài sản cũng như xác định những nguyên nhân của tội phạm này để từ đó tìm ra những biện pháp phòng ngừa thiết thực, hiệu quả lại chưa được quan tâm một cách thỏa đáng, nên thực tế cũng làm hạn chế hiệu quả của việc phòng ngừa loại tội phạm này. Xuất phát từ đòi hỏi cả về lý luận và thực tiễn, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: "Phòng ngừa tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" làm đề tài luận án tiến sĩ là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực đối với hoạt động phòng ngừa tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong thời gian tới. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Việc nghiên cứu đề tài "Phòng ngừa tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" là nhằm đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong thời gian tới. Để đạt được mục đích này, luận án phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, đánh giá tình hình của tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn 20102019. Thứ hai, phân tích, giải thích nguyên nhân của tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019. Số liệu được tổng hợp từ thống kê xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự hàng năm của Tòa án nhân dân tối cao trong khoảng thời gian 10 năm từ 2010-2019. 1 Số liệu được tổng hợp từ thống kê xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự hàng năm của Tòa án nhân dân tối cao trong khoảng thời gian 10 năm từ 2010-2019. 2 3 Thứ ba, dự báo tình hình tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong thời gian tới; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài "Phòng ngừa tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" hướng tới các đối tượng nghiên cứu sau: Tình hình tội tham ô tài sản ở Việt Nam; Nguyên nhân của tội tham ô tài sản ở Việt Nam; Các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội tham ô tài sản ở Việt Nam; Về phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu từ góc độ tội phạm học tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong giai đoạn 10 năm từ 2010-2019. 4. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý thuyết Cơ sở lý thuyết của luận án là lý luận về tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. Cụ thể là lý luận về tình hình tội tham ô tài sản, lý luận về nguyên nhân làm phát sinh, gia tăng tội tham ô tài sản, lý luận về dự báo tình hình tội tham ô tài sản, lý luận về các biện pháp phòng ngừa tội tham ô tài sản. 4.2. Câu hỏi nghiên cứu Để đưa ra được những biện pháp hữu hiệu phòng ngừa tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong thời gian tới, luận án đứng trước một số câu hỏi cần thiết phải trả lời sau: 1. Thực trạng về mức độ, thực trạng về tính chất của tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019 như thế nào? 2. Diễn biến của tội tham ô ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019 như thế nào? 3. Những yếu tố nào làm phát sinh, gia tăng tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019; cơ chế tác động của những yếu tố đó? 4. Các biện pháp cần được áp dụng để nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong thời gian tới? 4.3. Giả thuyết nghiên cứu Với cách hiểu giả thuyết nghiên cứu là luận điểm cần chứng minh, tác giả luận án xác định giả thuyết nghiên cứu của luận án như sau: Trong những năm gần đây tham ô tài sản là loại tội phạm ngày càng gia tăng về số lượng và tính chất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng về hậu quả; xảy ra ở nhiều ngành, lĩnh vực đặc biệt là các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước; số vụ án đồng phạm, số tiền chiếm đoạt đặc biệt lớn ngày càng 4 phổ biến; thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi; số vụ án có hành vi phạm tội diễn ra trong thời gian dài ngày càng nhiều, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý kinh tế, xã hội của Nhà nước. Trước thực trạng đó, việc tìm ra những nguyên nhân của tội tham ô tài sản và đề xuất các biện pháp hạn chế việc phát sinh tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tình hình tội tham ô tài sản ở nước ta trong giai đoạn 2010-2019, tác giả luận án xác định các nhóm yếu tố tiêu cực được coi là nguyên nhân làm phát sinh, gia tăng tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong những năm vừa qua, các nguyên nhân đó là: Những hạn chế trong tổ chức, quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước, mua sắm công, quản lý đất đai, hoạt động ngân hàng, tín dụng, hoạt động đầu tư, xây dựng; những hạn chế trong công tác cán bộ liên quan đến bổ nhiệm, sử dụng, quản lý và đánh giá cán bộ; những hạn chế trong hoạt động phát hiện, xử lý tội tham ô tài sản; những hạn chế trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật; những đặc điểm tâm lý tiêu cực của người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế. Việc xác định các nhóm nguyên nhân của tội tham ô tài sản chính là nội dung trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: Những yếu tố nào làm phát sinh, gia tăng tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong những năm vừa qua. Trên cơ sở giải thích các nhóm nguyên nhân, phân tích cơ chế tác động của các nguyên nhân, tác giả đề xuất các nhóm biện pháp tương ứng nhằm làm hạn chế hoặc có thể loại trừ các yếu tố tiêu cực làm phát sinh hành vi phạm tội, góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa loại tội phạm này trong thời gian tới. 4.4. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu Luận án tiếp cận và nghiên cứu tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong giai đoạn 10 năm 2010-2019 là những hiện tượng xã hội tiêu cực, xác định và giải thích những hiện tượng, sự việc từ xã hội và người phạm tội có tác động làm phát sinh tội tham ô tài sản là nguyên nhân của tội phạm tham ô tài sản trong giai đoạn 10 năm đó; trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong thời gian tới với ý nghĩa là hoạt động của hệ thống các chủ thể xã hội khác nhau. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận án được tác giả thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về chống và phòng ngừa tham nhũng, trong đó có tham ô tài sản. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 5 Trong nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, với mỗi đối tượng nghiên cứu cụ thể, cần sử dụng loại nghiên cứu có chức năng phù hợp để đạt được mục đích nghiên cứu. Chẳng hạn như sử dụng nghiên cứu mô tả để làm rõ tình hình tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019; nghiên cứu giải thích để xác định nguyên nhân của tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019; nghiên cứu dự báo để dự báo tình hình tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong thời gian tới; nghiên cứu giải pháp để thiết lập các biện pháp phòng ngừa tội tham ô tài sản ở Việt Nam. Để thực hiện các loại nghiên cứu này, các phương pháp nghiên cứu cụ thể thích hợp sẽ được lựa chọn và sử dụng là các phương pháp nghiên cứu cụ thể thuộc nhóm phương pháp tiếp cận, phương pháp chọn mẫu, phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp xử lý dữ liệu và phương pháp kiểm chứng giả thuyết, cụ thể: - Thuộc nhóm phương pháp tiếp cận (để thu thập dữ liệu): các phương pháp tiếp cận cụ thể được lựa chọn và sử dụng như phương pháp tiếp cận định lượng; phương pháp tiếp cận tổng thể và phương pháp tiếp cận bộ phận. Sử dụng phương pháp tiếp cận định lượng là xác định cách mô tả, đánh giá tình hình tội tham ô tài sản thông qua các đặc điểm về lượng, có nghĩa là thông qua các thông số về số vụ, số người phạm tội, thông số về cơ cấu của tội phạm, thông số về diễn biến của tội phạm. Sử dụng phương pháp tiếp cận tổng thể và phương pháp tiếp cận bộ phận là để xác định cách đánh giá tình hình tội tham ô tài sản không những thông qua các thông số tổng thể về các vụ án tham ô tài sản bị xét xử sơ thẩm trong giai đoạn nghiên cứu, mà còn thông qua các thông số khác được khai thác từ một bộ phận của tổng thể các vụ án tham ô nêu trên. Phương pháp tiếp cận bộ phận sẽ thể hiện trong cách đánh giá đặc điểm về chất của tội tham ô tài sản thông qua các thông số về cơ cấu của tội phạm mà chủ yếu được khai thác từ bộ phận tội tham ô tài sản được lựa chọn. Việc sử dụng phương pháp tiếp cận bộ phận đã quy định việc sử dụng phương pháp chọn mẫu. - Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản được lựa chọn, sử dụng trong việc đánh giá tình hình tội tham ô tài sản trong giai đoạn nghiên cứu. Do số liệu thống kê của các cơ quan tiến hành tố tụng về tội tham ô tài sản chưa đầy đủ để nghiên cứu, đánh giá về cơ cấu của tội tham ô tài sản theo các tiêu chí khác nhau như theo loại tội phạm, loại và mức hình phạt đã được áp dụng đối với người bị kết án, hình thức thực hiện tội phạm, thủ đoạn phạm tội…và dữ liệu thống kê chính thức cũng không đủ để giải thích nguyên nhân của tội phạm, nên NCS sẽ sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để tự thu thập dữ liệu khác qua việc phân tích các dữ liệu trong bộ phận các bản án hình sự sơ thẩm về tội tham ô tài sản được lựa chọn. Cụ thể, NCS dự kiến lựa chọn ngẫu nhiên 585 bản án 6 hình sự sơ thẩm về tội tham ô tài sản từ năm 2010-2019 ở 45 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Ninh Bình, Hà Nam, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Nam Định, Lâm Đồng, Bình Thuận, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đồng Nai, Ninh Thuận, Tây Ninh, Bình Dương, Hưng Yên, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang. - Đối với nhóm phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu và phương pháp điều tra bằng bảng hỏi sẽ được sử dụng để làm rõ tình hình của tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019, cụ thể: + Phương pháp phân tích thứ cấp dữ liệu: Thực chất đây phương pháp tái tạo dữ liệu có sẵn thông qua việc phân tích, khai thác các dữ liệu gốc, sẵn có như các số liệu thống kê, các bản án xét xử sơ thẩm. Cụ thể là thu thập các số liệu thống kê khởi tố, truy tố, xét xử sơ thẩm của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao. Các số liệu này được sử dụng để nghiên cứu đánh giá tình hình tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019; số liệu thống kê xét xử sơ thẩm về số vụ và người phạm tội tham ô tài sản kết hợp với số liệu thống kê dân số được dùng để xác định chỉ số của tội tham ô tài sản. - Đối với nhóm phương pháp xử lý dữ liệu: Phương pháp xử lý dữ liệu cụ thể được sử dụng trong luận án là phương pháp thống kê mô tả. Phương pháp này được sử dụng để xử lý dữ liệu định lượng là các dữ liệu dưới dạng số liệu phục vụ cho việc mô tả tình hình tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019. Các đại lượng thống kê được sử dụng là số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình được biểu thị dưới dạng bảng số liệu và biểu đồ thích hợp để mô tả, đánh giá tình hình tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. - Đối với nhóm phương pháp kiểm chứng giả thuyết: Phương pháp kiểm chứng giả thuyết cụ thể được lựa chọn và sử dụng trong Luận án là phương pháp chứng minh trực tiếp giả thuyết nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng để phục vụ cho việc kết luận, đánh giá về tình hình tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019; kết luận, giải thích về nguyên nhân của tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019, đưa ra những dự báo về tình hình tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong thời gian tới cũng như việc xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội tham ô tài sản tương ứng với các nguyên nhân của tội phạm sẽ được xác định đều có cơ sở, minh chứng là các dữ liệu thực tiễn thể hiện kết 7 quả nghiên cứu về tình hình tội tham ô tài sản. Việc thực hiện phương pháp này còn để đáp ứng yêu cầu gắn kết chặt chẽ giữa các chương của Luận án, đảm bảo sức thuyết phục của các kết quả nghiên cứu. Ngoài ra, một số phương pháp nghiên cứu khác cũng được sử dụng kết hợp với các phương pháp nêu trên trong việc giải quyết các nội dung của đề tài, đó là phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của Luận án đóng góp cho sự phát triển chung của lý luận về tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, diễn biến của tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019 sẽ xác định, giải thích những yếu tố tiêu cực được cho là nguyên nhân làm phát sinh, gia tăng tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Các biện pháp phòng ngừa được đưa ra góp phần làm hạn chế việc phát sinh, gia tăng tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong thời gian tới. Luận án cũng là nguồn tư liệu có ý nghĩa để cá nhân, tổ chức tham khảo, nghiên cứu trong quá trình phòng ngừa tội tham ô tài sản trong cơ quan hoặc địa phương mình sinh sống, làm việc. Đồng thời cũng là nguồn tham khảo trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy về phòng ngừa tội phạm nói chung. 8 PHẦN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu có liên quan đến những nội dung cơ bản của đề tài luận án “Phòng ngừa tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, NCS nhận thấy: mặc dù những công trình đó được các tác giả triển khai nghiên cứu với những cấp độ và mục tiêu khác nhau, nhưng về cơ bản nội dung của các công trình nghiên cứu về đấu tranh phòng, chống các tội phạm về tham nhũng nói chung và tham ô tài sản nói riêng đều đề cập đến những vấn đề sau: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về phòng ngừa tội tham ô tài sản ở Việt Nam Giống như hoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung, phòng ngừa tội phạm tham ô tài sản cũng phải được thực hiện trên những cơ sở lý luận cần thiết về phòng ngừa loại tội phạm cụ thể. Với những góc độ và phạm vi nghiên cứu khác nhau, các tác giả đã tiếp cận cơ sở lý luận về phòng ngừa tội tham ô tài sản trên cơ sở phân tích một trong những nội dung sau: Phân tích làm rõ những đặc điểm đặc thù liên quan đến các yếu tố cấu thành của các tội phạm về tham nhũng trong đó có tham ô tài sản, đó là việc người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được bổ nhiệm hoặc được giao như một phương tiện để chiếm đoạt tài sản mình có trách nhiệm quản lý, trong đó động cơ vụ lợi được các tác giả xác định là dấu hiệu điển hình của tham ô tài sản. Tiếp đó, các tác giả chỉ ra một số thủ đoạn phổ biến của người phạm tội là lập khống sổ sách, lập khống hợp đồng, để ngoài sổ sách, dùng các chứng từ giả, tẩy xóa sổ sách, tài liệu liên quan đến tài sản để chiếm đoạt tài sản. Lĩnh vực, hoạt động mà tham nhũng, trong đó có tham ô tài sản xảy ra phổ biến là hoạt động công vụ. Bên cạnh đó, tham nhũng bao gồm cả tham ô tài sản có yếu tố nước ngoài cũng được tác giả phân tích dạng hành vi, các thủ đoạn câu kết, móc nối với người nước ngoài của người có chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản họ được giao quản lý. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến là: Sách chuyên khảo “Thực thi Công ước liên hợp quốc về phòng chống tham nhũng tại Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Quốc Hiệp, NXB Chính trị quốc gia, năm 2013; sách chuyên khảo “Phòng, chống tội phạm tham nhũng có yếu tố nước ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế", của tác giả Nguyễn Xuân Trường, NXB Chính trị quốc gia, năm 2012; sách chuyên khảo “Phòng, chống tham nhũng trong hoạt động công vụ ở Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Quốc Sửu, NXB Chính trị quốc gia, năm 2013. 9 Phân tích làm rõ mục đích của hoạt động phòng, chống các tội phạm tham nhũng trong đó có tham ô tài sản. Cụ thể, tác giả đã nêu và phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về tác hại của tham ô, trong đó nhấn mạnh tham ô làm hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, đời sống của nhân dân, đạo đức cách mạng của người cán bộ. Nêu và phân tích quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về mục đích của phòng, chống tham ô tài sản, đó là tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, là cơ sở để giữ vững ổn định chính trị, củng cố niềm tin và sự gắn bó giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Công trình nghiên cứu tiêu biểu cho nội dung này là Đề tài khoa học cấp bộ của Thanh tra Chính phủ “Vai trò của hội người cao tuổi và hội cựu chiến binh tham gia phòng, chống tham nhũng ở cơ sở", do tác giả Nguyễn Thế Huệ làm chủ nhiệm, năm 2012. Xác định, phân tích nội dung, trách nhiệm của hoạt động quản lý nhà nước về phòng chống tham nhũng, trong đó có tham ô tài sản là xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, định hướng, chiến lược về phòng chống tham nhũng; tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Các cơ quan chức năng có trách nhiệm tổ chức, điều hành công tác phòng, chống tham nhũng, bao gồm cả tham ô tài sản trong phạm vi quản lý của mình nhằm đảm bảo hiệu quả và đúng pháp luật. Các chủ thể quản lý nhà nước trong phòng chống tham nhũng, bao gồm cả tham ô tài sản, đó là: Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Bộ và các cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân. Tiếp đó, tác giả xác định mục tiêu trực tiếp của quản lý nhà nước về phòng chống tham nhũng nói chung và tham ô tài sản nói riêng là việc bảo đảm cho các biện pháp phòng, chống được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Công trình nghiên cứu tiêu biểu cho nội dung này là Đề tài khoa học cấp bộ của Thanh tra Chính phủ “Một số vấn đề về quản lý nhà nước trong phòng, chống tham nhũng”, do tác giả Ngô Mạnh Hùng làm chủ nhiệm, năm 2013. Phân tích làm rõ cách thức tiến hành hoạt động phòng, chống tham nhũng mà phổ biến là tham ô tài sản, cụ thể là: Biến quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng thành hành động thực tế, trước hết là sự gương mẫu và quyết liệt của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với công tác phòng, chống tham nhũng, trong đó có tham ô tài sản. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham ô, vụ lợi, tiếp tay cho việc thực hiện tội phạm, cản trở việc chống tham nhũng theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế về kinh tế, xã hội và phòng, chống tham nhũng đồng bộ, thống nhất, khả thi; tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả. Phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của cơ quan dân cử, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội, nhân dân và các cơ quan truyền 10 thông. Chú trọng phát huy vai trò nòng cốt của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng, trước hết là các cơ quan chuyên trách chống tham nhũng trong các cơ quan tiến hành tố tụng. Công trình nghiên cứu tiêu biểu cho nội dung này là bài viết “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội 12 của Đảng", của tác giả Phan Đình Trạc, tạp chí Nội Chính số 41 năm 2017. Xác định các yếu tố có thể tác động đến hiệu quả phòng, chống tham nhũng trong đó có tham ô tài sản, đó là: Vai trò của Hiến pháp và các văn bản luật; vai trò, ý nghĩa của Công ước quốc tế về chống tham nhũng đối với hoạt động phòng, chống tham ô tài sản ở Việt Nam. Tiếp đó, tác giả nêu và phân tích tác động của việc thực thi Công ước đối với hoạt động phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, như góp phần hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế. Bên cạnh đó, tác giả cũng xác định các yếu tố bảo đảm thực thi Công ước liên hợp quốc về chống tham nhũng tại Việt Nam là chính trị; pháp lý; trách nhiệm thực thi và sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu cho nội dung này có thể kể đến là: Sách chuyên khảo “Thực thi Công ước liên hợp quốc về phòng chống tham nhũng tại Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Quốc Hiệp, NXB Chính trị quốc gia, năm 2013; Đề tài khoa học cấp bộ của Thanh tra Chính phủ “Vai trò của hội người cao tuổi và hội cựu chiến binh tham gia phòng, chống tham nhũng ở cơ sở", do tác giả Nguyễn Thế Huệ làm chủ nhiệm, năm 2012. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến tình hình tội tham ô tài sản ở Việt Nam Do nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu khác nhau nên các công trình nghiên cứu tiếp cận, đánh giá tình hình tội tham ô tài sản ở những phạm vi không gian và thời gian khác nhau, do đó mà các thông số thống kê tội tham ô tài sản được phản ánh từ những phạm vi, góc độ khác nhau, được thể hiện trong các công trình nghiên cứu cụ thể như: - Đề án "Cơ chế, chính sách đấu tranh, xử lý hiệu quả các vụ án tham nhũng, đặc biệt là các tội tham ô tài sản, nhận hối lộ", của Viện kiểm sát nhân tối cao, năm 2015. Với kết cấu 5 Phần, trong đó tại mục 1 thuộc Phần thứ IV của Đề án, nhóm tác giả đã phân tích, đánh giá tình hình tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến 6 tháng đầu năm 2014; những nội dung đã được làm rõ trong Đề án là: Mô tả những thông số thống kê về tình hình của tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong khoảng thời gian gần 10 năm từ năm 2005 đến 6 tháng đầu năm 2014, trong đó có cả số liệu thống kê về tạm đình chỉ, đình chỉ ở giai đoạn truy tố và xét xử sơ thẩm cụ thể: khởi tố 1800 vụ/3518 bị can về tội tham ô tài sản; truy tố 1661 vụ/ 3560 bị can; đình chỉ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất