Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phòng ngừa tình hình các tội phạm về tình dục trên địa bàn tỉnh quảng nam...

Tài liệu Phòng ngừa tình hình các tội phạm về tình dục trên địa bàn tỉnh quảng nam

.PDF
121
145
50

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ HOÀI NAM PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ TÌNH DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ HOÀI NAM PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ TÌNH DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 838.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN HỮU TRÁNG HÀ NỘI, năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là khách quan và trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả luận văn Lê Hoài Nam MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ TÌNH DỤC ...........................................................................9 1.1. Khái niệm, ý nghĩa và các nguyên tắc phòng ngừa tình hình các tội phạm về tình dục ........................................................................................................................9 1.2. Cơ sở pháp lý của phòng ngừa tình hình các tội phạm về tình dục ...................14 1.3. Chủ thể, biện pháp phòng ngừa tình hình các tội phạm về tình dục ..................16 Chương 2. THỰC TIỄN PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ TÌNH DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ...........................................23 2.1. Thực trạng phòng ngừa tình hình các tội phạm về tình dục...............................23 2.2. Những tồn tại, hạn chế, trong phòng ngừa tình hình các tội phạm về tình dục và nguyên nhân ..............................................................................................................55 Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ TÌNH DỤC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM .........................................................................................................................61 3.1. Dự báo tình hình các tội phạm về tình dục trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thời gian tới .......................................................................................................................61 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình các tội phạm về tình dục trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ......................................................................63 KẾT LUẬN ..............................................................................................................80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI 1 ANTT An ninh trật tự 2 BLHS Bộ Luật hình sự 3 CAND Công an nhân dân 4 CTQGPCTP 5 HĐND Hội đồng nhân dân 6 HSST Hình sự sơ thẩm 7 NXB Nhà xuất bản 8 TPVTD Xâm phạm về tình dục 9 TAND Tòa án nhan dân 10 UBND Ủy ban nhân dân 11 VKSND Viện kiểm sát nhân dân Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số vụ và số người phạm các TPVTD bị xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013 – 2017. Bảng 2.2. So sánh tình hình các TPVTD với tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói chung giai đoạn 2013 đến 2017. Bảng 2.3. So sánh tình hình các TPVTD với tình hình các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013 đến 2017. Bảng 2.4. Cơ cấu của các TPVTD theo phân loại tội phạm. Bảng 2.6. Cơ cấu của các TPVTD theo địa bàn phạm tội. Bảng 2.7. Cơ cấu của các TPVTD theo địa điểm phạm tội. Bảng 2.8. Cơ cấu của các TPVTD theo thời gian phạm tội. Bảng 2.9. Cơ cấu của tình hình các TPVTD theo phương thức thủ đoạn phạm tội. Bảng 2.10. Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi của người phạm các TPVTD. Bảng 2.12. Nghề nghiệp của người phạm tội. Bảng 2.13. Độ tuổi của nạn nhân bị TPVTD xâm hại. Bảng 2.14. Mối quan hệ giữa thủ phạm với nạn nhân. Bảng 2.15. Cơ cấu tình hình các TPVTD theo hoàn cảnh gia đình nạn nhân. Bảng 2.16. Đặc điểm hoàn cảnh gia đình của người phạm các TPVTD. Bảng 2.17. Diễn biến của tình hình của các TPVTD theo mức độ. Bảng 2.18. Mức độ tăng, giảm hàng năm của số người phạm các TPVTD theo phân loại tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Bảng 2.19. Số vụ bị khởi tố, xét xử về các TPVTD trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013 – 2017. Bảng 2.20. Thống kê biên chế của lực lượng Cảnh sát ĐTTP về TTXH Công an tỉnh Quảng Nam 2017. Phụ lục số 1. Phiếu đánh giá vai trò của giáo dục trong gia đình và nhà trường. Phụ lục số 2. Phiếu điều tra xã hội học Phạm nhân phạm các TPVTD đang cải tạo tại trại giam An Điềm thuộc Bộ Công an đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Phụ lục 3: Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho cán bộ làm trong cơ quan bảo vệ pháp luật cấp xã. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm của miền Trung, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đa dạng, nhiều dân tộc sinh sống, lực lượng lao động dồi dào, với trên 887.000 người (chiếm 62% dân số toàn tỉnh), trong đó lao động ngành nông nghiệp chiếm 61,57%, ngành công nghiệp và xây dựng là 16,48% và ngành dịch vụ là 21,95% [95]. Cùng với sự phát triển chung của cả nước, hiện nay tỉnh Quảng Nam có những bước phát triển đáng kể về mọi mặt. Việc hình thành các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế mở Chu Lai, Khu đô thị Vinpearl Nam Hội An, khu công nghiệp Điện Nam Điện Ngọc đang đưa Quảng Nam trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020 và đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cùng với lực lượng lao động dồi dào sẽ làm tăng mức độ di động dân số trong nội tỉnh cũng như ngoại tỉnh và sẽ làm tăng mức độ giao thoa văn hóa [94, tr. 6]. Bên cạnh những mặt tích cực góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội thì những năm gần đây, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh vẫn còn những diễn biến phức tạp như: Tình trạng nhập cư, cư trú trái phép gia tăng và diễn biến phức tạp; sự xâm nhập của văn hóa phẩm độc hại, lối sống thực dụng thích hưởng thụ ăn chơi, đam mê phim ảnh có nội dung đồi trụy, kích thích tình dục của một bộ phận người dân, các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm... đang ngày càng phát triển. Tình hình tội phạm nói chung, đặc biệt là các tội phạm về tình dục (TPVTD) đã và đang gây ra những tác động xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội, làm suy đồi, xuống cấp các giá trị đạo đức đức tốt đẹp, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng đến tình hình ANTT tại địa phương. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam (TAND) từ năm 2013 đến năm 2017 trên địa bàn toàn tỉnh đã xét xử sơ thẩm 4.268 vụ án hình sự với 7.382 bị cáo, trong đó số vụ án TPVTD là 142 vụ/151 bị cáo chiếm tỷ lệ 3,33% vụ và 2,14% bị cáo [Xem bảng 2.1]. Trong những năm qua chính quyền tỉnh Quảng Nam đã quan tâm đến công tác phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và phòng ngừa tình hình các TPVTD nói riêng. Đã có nhiều giải pháp được các cơ quan chức năng của tỉnh triển khai 1 thực hiện, góp phần ngăn chặn phần nào loại tội phạm nguy hiểm này. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động phòng ngừa tình hình các TPVTD trên địa bàn tỉnh Quảng Nam còn nhiều hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập, chưa đạt được những hiệu quả như mong muốn. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu nhằm đề xuất những giải pháp mang tính đột phá, góp phần quan trọng trong phòng ngừa có hiệu quả tình hình các TPVTD, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội đang đặt ra hết sức cấp thiết. Với lý do trên nên tác giả đã chọn đề tài: “Phòng ngừa tình hình các tội phạm về tình dục trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan đến đề tài “Phòng ngừa tình hình các TPVTD trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”, thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan sau: - Nhóm các công trình nghiên cứu về những vấn đề lý luận của Tội phạm học, Xã hội học tội phạm làm nền tảng lí luận cho việc nghiên cứu các vấn đề trong Tội phạm học. Thuộc nhóm này có các công trình sau đây: + Giáo trình (2014), Tội phạm học, GS.TS Võ Khánh Vinh, Nxb Công an nhân dân; + Giáo trình (2012), Xã hội học tội phạm, Trần Đức Châm, Nxb chính trị quốc gia; + Giáo trình (2015), Tội phạm học, Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân; + Sách chuyên khảo: (2014), Kiểm soát xã hội đối với tội phạm, TS Trịnh Tiến Việt, Nxb Chính trị quốc gia; + Sách chuyên khảo (2011), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phòng ngừa tội phạm trong bối cảnh toàn cầu hóa, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm và PGS.TS Nguyễn Minh Đức chủ biên, NXB Công an nhân dân; + Tội phạm ở Việt Nam (2012), Trung tướng Phan Văn Vĩnh Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát – Thiếu tướng GS.TS Nguyễn Xuân Yêm Giám đốc Học viện CSND, Nxb Công an nhân dân; Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu làm rõ những vấn đề lí luận cơ 2 bản trong Tội phạm học và Xã hội học tội phạm làm nền tảng lí luận cho việc nhận thức, trong đó có nhận thức về phòng ngừa tình hình các TPVTD. - Nhóm các công trình nghiên cứu thực tiễn về phòng ngừa các TPVTD, thuộc nhóm này có các công trình tiêu biểu sau: + Lê Hữu Du (2015), Đấu tranh phòng chống tội hiếp dâm trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sỹ Luật học, Học viện khoa học xã hội; + Trần Phương Đạt (2004) “Phòng ngừa tội phạm xâm hại trẻ em ở Việt Nam theo chức năng của lực lượng CSND”, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội. + Vũ Đức Trung (2005), “Tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em các tỉnh, thành phố phía Nam, thực trạng và giải pháp”, Đề tài khoa học cấp Bộ. + Lê Tấn Tới (2009), “Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn Tỉnh Bạc Liêu”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học CSND; + Đặng Xuân Nam, (1999) “Tội hiếp dâm trẻ em và đấu tranh phòng chống tội phạm này trên địa bàn tỉnh Bình Định”, Luận văn thạc sỹ luật học; + Trịnh Thị Thu Hương, 2004 “Các tội phạm tình dục và đấu tranh chống các tội phạm này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn Thạc sỹ luật học; + Nguyễn Thu Hương, 2004 “Nghiên cứu trường hợp về hiếp dâm tại Việt Nam qua con mắt nạn nhân”, Luận văn Thạc sỹ; + Dương Thị Quỳnh Mận, 2006 “Đấu tranh phòng, chống tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”, Luận văn thạc sỹ; + Bùi Thị Thanh Loan, 2011 “Phòng ngừa tội phạm hiếp dâm trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ; + Trần Văn Thưởng, 2012 “Đấu tranh phòng, chống tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, Luận văn thạc sỹ; + Phạm Thế Hùng (2012), Đặc điểm nhân thân người phạm tội hiếp dâm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai dưới góc độ tội phạm học, Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hồ Chí Minh; + Nguyễn Vương Thùy Dương (2013), “Trẻ em bị xâm phạm tình dục trong gia đình - Thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ luật học; + Trịnh Văn Toàn (2015), Các tội phạm tình dục trong luật hình sự Việt 3 Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội; + Nguyễn Thị Liên (2015), Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam: tình hình nguyên nhân và các giải pháp phòng ngừa, Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội; + Bùi Ai Giôn (2016), Nhân thân người thực hiện các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội; + Bùi Văn Thi (2017), Nhân thân người phạm các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn tỉnh Bình Phước, Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội; + Nguyễn Hải Hữu “Kinh nghiệm của một số nước về hệ thống bảo vệ trẻ em”, Bài viết chuyên đề đăng trên trang thông tin điện tử của Cục chăm sóc bảo vệ trẻ em – Bộ Lao động thương binh xã hội; + Trần Hằng, Tuấn Hương “Rèn kỹ năng để trẻ em tự bảo vệ mình, tránh bị xâm hại tình dục”, Bài viết chuyên đề đăng trên trang tin điện tử của Công an tỉnh Bắc Ninh ngày 03/12/2012; + Lê Hữu Du, “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội hiếp dâm trẻ em ở Việt Nam”, Tạp chí Kiểm sát, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Số 23/2014, tr. 35; Các công trình nêu trên đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nhân thân người phạm các TPVTD; những vấn đề lí luận và thực tiễn về tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa các TPVTD hoặc một tội phạm cụ thể trong nhóm các TPVTD; làm rõ những đặc thù trong hoạt động phòng ngừa các TPVTD trên một địa bàn cụ thể. Đây sẽ là những kết quả mà đề tài sẽ kế thừa trong quá trình triển khai nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về thực trạng phòng ngừa tình hình các TPVTD trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, từ đó đưa ra các giải pháp mang tính đặc thù cho địa bàn tỉnh Quảng Nam trong phòng ngừa các TPVTD. Đây chính là những vấn đề đặt ra và sẽ được luận văn tập trung giải quyết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng phòng ngừa tình hình các TPVTD trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, luận văn hướng đến mục đích đề xuất được các giải pháp có 4 hiệu quả để tăng cường phòng ngừa các TPVTD trên địa bàn tỉnh Quảng nam trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có một số nhiệm vụ sau: - Tổng hợp những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình các TPVTD như khái niệm, cơ sở của phòng ngừa, các nguyên tắc phòng ngừa, các biện pháp phòng ngừa và chủ thể phòng ngừa các TPVTD. - Đánh giá thực trạng phòng ngừa tình hình các TPVTD trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, cụ thể là: Khái quát tình hình các TPVTD trong năm năm qua, thực trạng tổ chức lực lượng phòng ngừa và thực trạng áp dụng các biện pháp phòng ngừa tình hình các TPVTD; Xác định những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế của hoạt động phòng ngừa tình hình các TPVTD trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Dự báo các yếu tố tác động đến hoạt động phòng ngừa tình hình các TPVTD trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường phòng ngừa tình hình các TPVTD trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề lí luận về phòng ngừa tình hình các TPVTD và thực tiễn phòng ngừa tình hình các TPVTD trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Xét về nội dung, luận văn nghiên cứu hoạt động phòng ngừa tình hình các TPVTD trong phạm vi khoa học Tội phạm học thuộc chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. Luận văn giới hạn phạm vi các TPVTD theo pháp luật hình sự Việt Nam quy định của BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 (từ Điều 111- Điều 116) và BLHS 2015 (quy định từ Điều 141 - điều 147 chương XIV). - Về thời gian: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu dựa trên các số liệu thống kê xét xử HSST của Tòa án, các báo cáo của Viện Kiểm sát, các cơ quan liên quan, 5 Công an tỉnh Quảng Nam giai đoạn từ năm 2013 – 2017, cũng như trên cơ sở kết quả nghiên cứu 120 bản án xét xử sơ thẩm, phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam được thu thập một cách ngẫu nhiên. Đây là giai đoạn BLHS 1999 vẫn có hiệu lực, do đó việc giải quyết trách nhiệm hình sự được căn cứ theo quy định của BLHS 1999. - Về không gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động phòng ngừa tình hình các TPVTD trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác Lênin; các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động phòng ngừa tội phạm, trong đó có các TPVTD. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, đặc biệt là các phương pháp sau: - Phương pháp hệ thống, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích, suy luận logic, diễn dịch, quy nạp… được sử dụng khi nghiên cứu những vấn đề lý luận tại chương 1. - Phương pháp tổng hợp, phân tích, nghiên cứu bản án, nghiên cứu tài liệu, so sánh, đối chiếu, quy nạp, diễn dịch, lịch sử… được sử dụng trong việc tổng hợp, phân tích kết quả từ các hoạt động phòng ngừa tội phạm, các số liệu thống kê về tình hình tội phạm, các bản án có hiệu lực của Tòa án, phân tích thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm của các chủ thể phòng ngừa tại chương 2 cũng như các kiến nghị, đề xuất ở chương 3. - Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng trong việc thống kê số vụ phạm tội, số người phạm các TPVTD, thống kê một số đặc điểm về nhân thân người phạm các TPVTD, thống kê các loại hình phạt được Tòa án áp dụng, thống kê thiệt hại do các tội phạm này gây ra tại chương 2 của luận văn. - Phương pháp nghiên cứu điển hình: Phương pháp nghiên cứu điển hình được sử dụng khi nghiên cứu điển hình một số địa bàn tập trung nhiều các TPVTD, 6 nghiên cứu điển hình các đặc điểm nhân thân một số người phạm các TPVTD tại chương 2. - Phương pháp nghiên cứu so sánh: Phương pháp nghiên cứu so sánh được sử dụng khi tác giả so sánh mức độ, cơ cấu, diễn biến của tình hình tội phạm trong những giai đoạn khác nhau tại chương 2. - Phương pháp điều tra xã hội học: Được sử dụng khi đánh giá về một số nguyên nhân của các TPVTD tại chương 2. Cụ thể, tác giả sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi với mục đích đánh giá vai trò của giáo dục trong gia đình và nhà trường đối với thanh, thiếu niên, đánh giá nguyên nhân phạm tội của phạm nhân và phiếu trưng cầu ý kiến của chính quyền địa phương. Đối tượng điều tra là những người dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, các phạm nhân ở trại giam, các cán bộ đang công tác trong bộ máy chính quyền cấp xã. Tác giả sử dụng bảng câu hỏi với các câu hỏi chủ yếu thiết kế dưới dạng câu hỏi đóng, chỉ có ít câu hỏi mở. Tác giả đã phát ra và xử lý các phiếu điều tra, kết quả thể hiện ở phần phụ lục. - Phương pháp chuyên gia: Phương pháp chuyên gia được sử dụng khi đánh giá tội phạm ẩn, nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, dự báo tình hình tội phạm trong thời gian tới, các biện pháp phòng ngừa tội phạm tại chương 3. Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác của Tội phạm học như phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp mô tả, phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án trong nội dung chương những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình các TPVTD; trong việc mô tả bức tranh về tình hình tội phạm, mô tả các đặc điểm nhân thân người phạm các TPVTD tại chương 2 cũng như nghiên cứu hồ sơ khi nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của nhóm tội phạm này trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, học tập và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học pháp lý hình sự. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng để xây dựng các biện pháp phòng ngừa tình hình các TPVTD trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh đó, luận văn còn góp phần làm rõ hơn lý luận về phòng ngừa tình hình nhóm tội phạm trên một địa bàn cụ thể. 7 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Dựa trên kết quả nghiên cứu về thực trạng phòng ngừa tình hình các TPVTD trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, đặc biệt là những hạn chế còn tồn tại đã ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động này trong thời gian qua, luận văn có thể là tài liệu tham khảo để các chủ thể phòng ngừa tội phạm tham khảo, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình các TPVTD trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, Luận văn được cấu trúc thành 03 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình các tội phạm về tình dục. Chương 2: Thực tiễn phòng ngừa tình hình các tội phạm về tình dục trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình các tội phạm về tình dục trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 8 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ TÌNH DỤC 1.1. Khái niệm, ý nghĩa và các nguyên tắc phòng ngừa tình hình các tội phạm về tình dục 1.1.1. Khái niệm các tội phạm về tình dục Các TPVTD quy định trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 trong chương XII có 6 tội danh gồm các tội sau: Tội hiếp dâm (Điều 111); Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112); Tội cưỡng dâm (Điều 113); Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114); Tội giao cấu với người chưa thành niên (Điều 115) và Tội dâm ô với trẻ em (Điều 116) [8]. Tại Bộ luật Hình sự năm 2015 các TPVTD được quy định tại chương XIV các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người gồm 7 tội danh: (Điều 141) Tội hiếp dâm; (Điều 142) Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; (Điều 143) Tội cưỡng dâm, (Điều 144) Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; (Điều 145) Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; (Điều 146) Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi; (Điều 147) Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm. So với bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 thì bộ luật hình sự năm 2015 quy định chi tiết hơn về tội danh và bổ sung thêm một tội danh mới [9]. Dựa trên khái niệm về tội phạm được quy định trong điều 8, BLHS -1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 và Bộ luật Hình sự năm 2015 có thể định nghĩa khái niệm các TPVTD, như sau: Các TPVTD là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của cá nhân đã được pháp luật bảo vệ. 1.1.2. Khái niệm phòng ngừa tình hình các tội phạm về tình dục Tại Việt Nam, khái niệm phòng ngừa tình hình tội phạm đã được dùng thống 9 nhất trong hầu hết các công trình nghiên cứu về tội phạm học, từ các giáo trình đại học đến các sách chuyên khảo và tham khảo. Phòng ngừa tình hình tội phạm, xét về mặt ngôn ngữ được hiểu là hoạt động nhằm ngăn ngừa không cho tội phạm xảy ra. Như vậy, phòng ngừa tình hình tội phạm không phải là hoạt động hướng tới tội phạm đã xảy ra - tội phạm hiện thực mà là nhằm ngăn ngừa, không cho tội phạm xảy ra. Các giáo trình tội phạm học cùa Trường Đại học Luật Hà Nội (Nxb Công an nhân dân, 2004), của Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999); Các sách Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự của Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật (Nxb Chính trị quốc gia, 1994), Tội phạm học Việt Nam - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn của Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật (Nxb Công an nhân dân, 2000); Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm của Nguyễn Xuân Yêm (Nxb Công an nhân dân, 2001) đều có đề cập đến khái niệm về phòng ngừa tình hình tội phạm. Theo Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên (Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội, 1999) thì "Phòng ngừa là phòng không cho điều bất lợi, tác hại xảy ra;“Phòng là tìm cách ngăn ngừa, đối phó với điều không hay có thế xảy ra, gây tác hại cho mình" [96, tr. 1339]. Từ điển Bách khoa CAND định nghĩa “Phòng ngừa tội phạm là hệ thống các biện pháp của nhà nước và xã hội nhằm chủ động ngăn chặn không để cho tội phạm xảy ra, không để cho các thành viên của xã hội phải gánh chịu những hậu quả tiêu cực do hành vi phạm tội xảy ra. Nếu có tội phạm xảy ra thì phải kịp thời phát hiện, xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tiến hành giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành công dân có ích cho xã hội. Phòng ngừa tội phạm mang tính hệ thống, đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân. Chủ thể chính của hoạt động phòng ngừa tội phạm là các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các tập thể lao động và cá nhân từng công dân. Ở Việt Nam phòng ngừa tội phạm mang tính kế hoạch, có sự chỉ đạo chặt chẽ của các cơ quan nhà nước cũng như của các tổ chức xã hội dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng” [76, tr.956]. 10 Giáo trình “Tội phạm học” – Tổng cục xây dựng lực lượng CAND đưa ra định nghĩa “Phòng ngừa tội phạm là hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp hướng tới thủ tiêu những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm nhằm ngăn chặn, kiềm chế, làm giảm và từng bước đẩy lùi tội phạm ra khỏi đời sống xã hội” [66, tr.212] Như vậy phòng ngừa tình hình tội phạm có nội dung là loại trừ dần nguyên nhân của tội phạm qua việc chủ động tác động đến các yếu tố là nguyên nhân đó, theo hướng giảm thiểu, triệt tiêu hoặc hạn chế tác dụng của nó. Hoạt động này không thể là hoạt động đơn lẻ mà đòi hỏi phải là hoạt động có tính tổng hợp của Nhà nước, của cả xã hội và của mọi công dân. Như vậy“Phòng ngừa tình hình tội phạm là hoạt động có tính chủ động và tổng hợp của Nhà nước, của xã hội và của mọi công dân hướng tới việc hạn chế, ngăn ngừa sự hình thành các yếu tố tạo thành nguyên nhân của tội phạm hoặc làm cho các yếu tố này không phát huy được tác dụng để loại trừ dần nguyên nhân của tội phạm, ngăn ngừa tội phạm xảy ra” [46]. Từ định nghĩa về phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung, có thể xác định “Phòng ngừa tình hình các TPVTD là hoạt động có tính chủ động của các chủ thể trong việc sử dụng nhiều biện pháp nhằm hạn chế, ngăn ngừa các nguyên nhân, điều kiện phát sinh các TPVTD”. Phòng ngừa tình hình các TPVTD được hiểu là sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng ngừa theo hướng như sau: Thứ nhất, hạn chế hoặc loại trừ các yếu tố khách quan. Các yếu tố này tác động tiêu cực đến việc phát sinh, phát triển các TPVTD như trong môi trường kinh tế, trong môi trường văn hóa xã hội, trong gia đình, nhà trường,... cần được hạn chế dần và đi đến vô hiệu hóa những hiện tượng kinh tế, xã hội tiêu cực là nguyên nhân, điều kiện của các tội phạm này. Thứ hai, hạn chế hoặc loại trừ các yếu tố chủ quan. Những yếu tố này có tác động tiêu cực, tồn tại trong chính người phạm các TPVTD. Cần phải sử dụng các biện pháp để để loại trừ các tác động tiêu cực này để nó không là nguyên nhân, điều kiện của các TPVTD. Ngoài ra, cần nâng cao ý thức của chính người bị hại. 11 1.1.3. Ý nghĩa của phòng ngừa tình hình các tội phạm về tình dục Các TPVTD đang gây ra nhiều thiệt hại cho cá nhân, cho xã hội, ảnh hưởng tới TTATXH. Khi phòng ngừa tình hình các TPVTD đạt hiệu quả thì mọi người trong xã hội có điều kiện được hưởng các quyền tự do, có điều kiện hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần vì những thiệt hại do các TPVTD gây ra cho xã hội đã bị hạn chế tối đa. + Về kinh tế: Phòng ngừa tình hình các TPVTD có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế. Điều này thể hiện ở những chi phí mà Nhà nước phải bỏ ra cho hoạt động phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm, những chi phí trong quá trình thi hành án... Số tiền dùng phục vụ cho công tác tố tụng sẽ có ý nghĩa tích cực nếu được đầu tư vào các hoạt động an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề về xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, giải quyết tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống vật chất tinh thần và nhận thức pháp luật của người dân. + Về chính trị: Phòng ngừa các TPVTD có ý nghĩa trong việc bảo đảm uy tín của Đảng, Nhà nước, các cơ quan thực thi pháp luật của Nhà nước ta trong quan hệ đối nội và đối ngoại. Bảo đảm cho người dân được yên tâm sống trong một xã hội văn minh không có tội phạm là môi trường lý tưởng cho du khách và bạn bè quốc tế đến giao lưu, du lịch đầu tư làm ăn với Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng. + Về an ninh, trật tự: Phòng ngừa tốt không để cho tội phạm xảy ra hoặc hạn chế thấp nhất tình trạng phạm tội sẽ làm cho hoạt động tổ chức quản lý xã hội được dễ dàng hơn, các chủ thể quản lý xã hội sẽ không bị rơi vào tình trạng căng thẳng đối phó với tội phạm và nhất là người dân sẽ được sống trong môi trường trong lành, an toàn hơn. + Về quản lý xã hội: Thông qua hoạt động phòng ngừa loại tội phạm này, các cơ quan chức năng kiểm soát được tình hình các TPVTD của một địa phương hay toàn xã hội. từ đó có biện pháp để hạn chế tiến tới xóa bỏ các nguyên nhân điều kiện làm phát sinh tội phạm. 12 1.1.4. Các nguyên tắc phòng ngừa tình hình các tội phạm về tình dục Phòng ngừa tình hình các TPVTD cũng như phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung cần tuân thủ các nguyên tắc: nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc dân chủ, nguyên tắc phối hợp, nguyên tắc khoa học và tiến bộ [78]. - Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa Trong hoạt động phòng ngừa tình hình các TPVTD phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Các quy định của pháp luật ở đây là các quy định của Hiến pháp, các văn bản luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến hoạt động phòng ngừa các TPVTD. - Nguyên tắc nhân đạo Nguyên tắc nhân đạo được hiểu là các biện pháp phòng ngừa các tội phạm này không nhằm làm tổn thương con người mà phải hướng con người tới cuộc sống tốt đẹp hơn. - Nguyên tắc quyền con người Đây là nguyên tắc được Hiến Pháp 2103 quy định. Hoạt động phòng ngừa tình hình các TPVTD phải tuân thủ nguyên tắc quyền con người. - Nguyên tắc quyền riêng tư Tại Bộ Luật dân sự năm 2015 có quy định về quyền riêng tư, điều 38 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Hoạt động phòng ngừa tình hình các TPVTD phải tuân thủ nguyên tắc quyền riêng tư - Nguyên tắc dân chủ Phòng ngừa tình hình các TPVTD phải có sự tham gia của toàn thể các tầng lớp, lực lượng trong xã hội, đặc biệt là sự giám sát, theo dõi, phối hợp của quần chúng nhân dân. - Nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể phòng ngừa Các chủ thể có khả năng và thẩm quyền khác nhau trong hoạt động phòng ngừa tình hình các TPVTD, do đó cần có sự phối hợp hoạt động một cách chặt chẽ. Thực tiễn cho thấy những thiếu sót, hạn chế từ các hoạt động phòng ngừa này là vấn đề cần phải giải quyết. 13 - Nguyên tắc khoa học và tiến bộ Đây là nguyên tắc đòi hỏi việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa tình hình các TPVTD phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, tức là phải dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Đối với nhóm các TPVTD cần áp dụng sự tiến bộ trong các lĩnh vực khoa học: y học về gen, tâm thần học, tâm lý học... nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa. 1.2. Cơ sở pháp lý của phòng ngừa tình hình các tội phạm về tình dục Việc tiến hành phòng ngừa tình hình tội phạm được các chủ thể tiến hành dựa trên các cơ sở pháp lý sau đây: - Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm (Khoản 1 điều 20). - Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) xác định những hành vi nào là các TPVTD, từ đó có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả; quy định về trách nhiệm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm thuộc về các cơ quan Công an, Kiểm sát, Tòa án, Tư pháp, Thanh tra. Các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thi hành đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời hướng dẫn giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, công dân đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm các TPVTD tại cộng đồng (Điều 4). - Bộ luật Hình sự sửa đổi 2015 là cơ sở để xác định chi tiết cụ thể từng loại tội danh nào được coi là TPVTD để có các biện pháp phòng ngừa phù hợp. Ngoài ra trong BLHS quy định về trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm của các cơ quan, tổ chức và công dân (Điều 4) - Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về quyền nhân thân. Những quy định này có liên quan đến hoạt đông phòng ngừa tình hình các TPVTD. - Bộ luật Lao động 2013: Quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong đó có hành vi: ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc (Điều 8). - Luật Trẻ em: Quy định về quyền, bổn phận của trẻ em; nguyên tắc, biện pháp 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan