Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Phong cách nguyễn tuân

.DOCX
3
444
106

Mô tả:

hot
Nguyễn Tuân, một phong cách độc đáo và tài hoa – Nguyễn Đăng Mạnh Posted on 01/08/2011 bởi chieuxanh1 NGUYỄN TUÂN, MỘT PHONG CÁCH ĐỘC ĐÁO VÀ TÀI HOA «… Nguyễn Tuân mỗi khi cầm bút dường như lại tự đặt cho mình yêu cầu này : phải chứng tỏ cho được cái tài hoa, uyên bác hơn đời của mình. Ông có thói quen nhìn sự vật ở mặt mỹ thuật của nó, cố tìm cho ra ở đấy những gì nên hoạ, nên thơ. Đồng thời mỗi điểm quan sát của ông phải là một đối tượng khảo cứu đến kì cùng. Ngày xưa bế tắc trong thực tại, tầm mắt không vượt khỏi được môi trường quẩn đọng, xám xịt của cuộc sống tư sản, tiểu tư sản, ông thường đi tìm cái đẹp ở thiên nhiên hay ở quá khứ tách rời hiện thực. Hồi ấy dùng tài hoa, uyên bác để chơi ngông với thiên hạ, ông khó lòng tránh khỏi chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa duy mĩ và lối suy nghĩ phù phiếm chẻ sợi tóc làm tư. Ngày nay ông đi tìm cái đẹp, chất thơ trong thực tại và thiên hướng khảo cứu giúp ông tìm hiểu nghiêm túc và sâu sắc cuộc sống chiến đấu của nhân dân. Nhìn chung, từ Đường vui, Tình chiến dịch, đến Sông Đà và Kí chống Mỹ... cái uyên bác, tài hoa của Nguyễn Tuân ngày càng được phát huy trên quan điểm nghệ thuật cách mạng, đã đem đến cho tác phẩm của ông một giá trị thẩm mĩ riêng, một giá trị thông tin riêng. Thể hiện nét phong cách này, lối viết của Nguyễn Tuân thường tập trung vào một điểm và vận dụng một cách tổng hợp cách khảo sát của nhiều ngành văn hoá khác nhau để đào sâu cho đế « sơn cùng thuỷ tận ». Vì thế, có những hiện tượng, đối với những cây bút khác tưởng chừng chẳng có gì đáng nói, nhưng Nguyễn Tuân thì có thể viết mãi, bàn mãi hiết trang này đến trang khác ; ông lật mặt này, ông trở mặt khác, xoay ngang, coay dọc, nhìn xa, nhìn gần, khi thì bằng cặp mắt văn học, khi thì bằng con mắt hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc, vũ đạo hay điện ảnh, khi lại soi bằng cặp kính nhà sử học, nhà địa lí học (có khi cả vật lý học, địa chấ học, côn trùng học ….nữa)…. […] Cá tính và phong cách Nguyễn Tuân tự tìm đến thể tài tuỳ bút như là một tất yếu. Trong văn học, có lẽ đây là thể tài chủ quan nhất và tự do nhất. Tuỳ bút là gì ? Định nghĩa vừa dễ lại vừa khó. Dễ vì khái niệm bản thân nó đã tự giải thích : là phóng bút, tuỳ bút mà viết chứ sao ! Nhưng chính vì thế mà khó. Vậy thì còn có thể nói gì quy tắc thể loại của nó nữa ? Ở phương Tây hiện đại, tuỳ bút rất phát triển. Nhưng càng phát triển, khái niệm tuỳ bút lại mơ hồ hơn. Có người nói: “tự do là phép tắc duy nhất của tuỳ bút”. Có thể hiểu một cách đại khái thế này : người viết tuỳ bút thường mượn cớ thuật lại một sự kiện, một mẩu chuyện nào đó mà mình có trải qua để nhân đấy, nêu lên những vấn đề này khác mà bàn bạc, mà nghị luận, triết luận, ném ra những suy tưởng của mình một cách thoải mái, phóng túng. Cũng như định nghĩa tuỳ bút, viết tuỳ bút vừa dễ, vừa khó. Viết tuỳ bút thì cứ phóng bút mà viết, có gì đâu ! Tìm trên báo chí, những người đã viết dăm ba bài tuỳ bút, bút kí chắc không ít. Nhưng trở thành một nhà tuỳ bút, chỉ chuyên viết tuỳ bút, tạo ra cho mình một sự nghiệp văn chương chủ yếu bằng bút kí, tuỳ bút, có lẽ chỉ có Nguyễn Tuân. Tuỳ bút do tính chất tự do nó như thế nên ở mỗi một cây bút lại có những màu sắc riêng. Tuỳ bút Nguyễn Tuân có nhiều yếu tố truyện. Nếu xét riêng về mặt thể loại thì quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân là quá trình đi từ truyện đến tuỳ bút. Trước Cách mạng táng Tám ông viết cả hai loại. Sau Cách mạng ông, ông viết truyện ít hơn. Từ khoảng năm 1960 lại đây, tuỳ bút dường như là thể tài duy nhất của ông. Nếu đọc truyện ngắn, truyện dài của ông, người ta thường thấy pha chất tuỳ bút, thì ngược lại, đọc tuỳ bút của ông người ta lại thấy có pha chất truyện. Nghĩa là có dùng nhiều đến trí tưởng tượng để dựng cảnh, dựng truyện và có mô tả tâm lí, khắc hoạ tính cách nhân vật đến một chừng mực nào đấy. Tuỳ bút Nguyễn Tuân đồng thời lại mang đậm tính chất ký, nghĩa là ghi chép sự thật và thông tin thời sự chính xác. Một thứ tuỳ bút pha du ký, ký sự hay phóng sự điều tra. Cần nhớ rằng, ông vốn xuất thân là một nhà báo, một thông tín viên. Ông cũng đã viết nhiều du ký, phóng sự đặc sắc. Đặc điểm ấy, thêm tác phong khảo cứu đào sâu đã giúp cho tuỳ bút Nguyễn Tuân có lượng thông tin đáng tin cậy và có nhiều giá trị tư liệu. Đặc điểm của tuỳ bút là giàu tính trữ tình. Nghĩa là tác giả được phép trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ của mình, thông qua cái tôi chủ quan mà phản ánh hiện thực. Tuỳ bút Nguyễn Tuân đúng là « tuỳ bút », nghĩa là hết sức tự do. Mạch văn theo dòng suy nghĩ miên man, chuyện nọ gọi chuyện kia dường như cứ theo trí nhớ «lông bông », « tài tử » mà liên tưởng tạt ngang hoặc cóc nhảy, bất chấp trình tự thông thường của thời gian, không gian. Người không ưa gọi thế là đầu Ngô mình Sở. Người thích thì gọi đó là « tài đánh vận động chiến trên trận điạ bút ký » [1]. Phải nhận rằng lối hành văn, dẫn chuyện như thế có ưu điểm là biến hoá linh hoạt không đơn điệu tẻ nhạt, lượng thông tin phong phú, hình tượng chồng chất đa dạng. Dĩ nhiên muốn thấy được điều đó, phải đọc chậm, đọc kỹ, đặt mình vào dòng liên tưởng của tác giả mà bắt lấy mạch văn. Rồi lại phải đọc lại và lùi ra xa mà ghi nhận lấy ấn tượng toàn cảnh, khí mạo toàn bài. Người ta nói đọc Nguyễn Tuân phải đọc lúc nhàn rỗi là vì thế… In trong Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách , Nxb Trẻ, 2005.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan