Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phong cách ngôn ngữ thơ bùi giáng...

Tài liệu Phong cách ngôn ngữ thơ bùi giáng

.PDF
212
9
145

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  NGUYỄN ĐỨC CHÍNH PHONG CÁCH NGÔN NGỮ THƠ BÙI GIÁNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  NGUYỄN ĐỨC CHÍNH PHONG CÁCH NGÔN NGỮ THƠ BÙI GIÁNG Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 62.22.02.40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ KHẮC CƯỜNG PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP: 1. PGS.TS. PHẠM HÙNG VIỆT 2. GS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆP PHẢN BIỆN: 1. PGS.TS. ĐẶNG NGỌC LỆ 2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TRANG 3. TS. TRẦN THANH NGUYỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018 LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan đây là luận án nghiên cứu khoa học của riêng tôi.  Các số liệu trong luận án là cơ sở lý luận nghiên cứu khoa học.  Nội dung của luận án trình bày những vấn đề mới về phong cách học và nó chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên chúng tôi kính gửi đến quý Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ đã tận tâm giảng dạy lớp nghiên cứu sinh khóa 2012 – 2015 lời tri ân chân thành. Xin cảm ơn các cán bộ Bộ môn Ngôn ngữ học, phòng sau đại học, thư viện giúp đỡ thực hiện thủ tục bảo vệ luận án. Bên cạnh sự động viên của các bạn nghiên cứu sinh, chúng tôi còn nhận được nhiều hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi từ phía Ban giám hiệu, quý thầy cô đồng nghiệp trường THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Bình Dương trong quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với PGS.TS. Lê Khắc Cường. Trong thời gian qua, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn tận tâm và chu đáo của thầy. Nhân đây, cũng xin cảm ơn gia đình cố thi sĩ Bùi Giáng, chú Nguyễn Thanh Hoài - người đã cung cấp những tư liệu quý về nhà thơ. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 07 năm 2018 Tác giả Nguyễn Đức Chính MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu ...................................................................... 3 2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 3 2.2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 3 5. Ngữ liệu nghiên cứu và giới hạn của đề tài.......................................................... 4 5.1. Ngữ liệu nghiên cứu .......................................................................................... 4 5.2. Giới hạn của đề tài ............................................................................................ 5 6. Đóng góp của luận án ........................................................................................... 6 6.1. Đóng góp về lý luận .......................................................................................... 6 6.2. Đóng góp về thực tiễn ....................................................................................... 6 7. Cấu trúc luận án ................................................................................................... 6 NỘI DUNG ............................................................................................................. 8 Chương 1. Tổng quan và những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài ............ 8 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 8 1.2. Khái niệm phong cách ngôn ngữ .................................................................... 14 1.3. Hoạt động giao tiếp thơ ................................................................................... 17 1.3.1. Quan niệm giao tiếp trong hoạt động thơ ca .......................................... 17 1.3.2. Đặc điểm các nhân tố giao tiếp trong hoạt động thơ ca ......................... 18 1.3.2.1. Nhân vật giao tiếp thơ ................................................................. 18 1.3.2.2. Hoàn cảnh giao tiếp thơ............................................................... 20 1.3.2.3. Mục đích và nội dung giao tiếp thơ............................................. 20 1.3.2.4. Phương tiện giao tiếp thơ - ngôn ngữ thơ ................................... 21 1.3.2.5. Cách thức giao tiếp thơ ............................................................... 22 1.4. Phong cách ngôn ngữ thơ ................................................................................ 23 1.4.1. Khái niệm phong cách ngôn ngữ thơ...................................................... 23 1.4.2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ thơ ................................................ 23 1.4.2.1. Tính nhạc ..................................................................................... 24 1.4.2.2. Tính hình tượng ........................................................................... 27 1.4.2.3. Cấu trúc của văn bản thơ ............................................................. 32 1.5. Phong cách ngôn ngữ tác giả .......................................................................... 35 1.5.1. Khái niệm phong cách ngôn ngữ tác giả ................................................ 35 1.5.2. Đặc điểm phong cách ngôn ngữ tác giả.................................................. 37 1.5.2.1. Tính trội ................................................................................. 37 1.5.2.2. Tính lệch chuẩn...................................................................... 38 1.5.3. Những nhân tố tạo nên phong cách ngôn ngữ tác giả ............................ 47 1.5.3.1. Những nhân tố bên trong tác giả ................................................. 47 1.5.3.2. Những nhân tố bên ngoài tác giả................................................. 50 1.5.4. Mối quan hệ giữa phong cách ngôn ngữ tác giả ..................................... 51 và phong cách ngôn ngữ thể loại 1.5.5. Quy trình nghiên cứu phong cách ngôn ngữ tác giả ............................... 52 1.6. Tiểu sử Bùi Giáng ........................................................................................... 53 1.7. Tiểu kết............................................................................................................ 54 Chương 2. Đặc trưng tính nhạc trong ngôn ngữ thơ Bùi giáng....................... 56 2.1. Đặc trưng hòa phối thanh điệu trong ngôn ngữ thơ Bùi Giáng ...................... 56 2.1.1. Đặc trưng hòa phối thanh điệu trong ngôn ngữ thơ lục bát Bùi Giáng .. 57 2.1.1.1. Thanh điệu trong ngôn ngữ thơ lục bát Bùi Giáng ..................... 57 2.1.1.2. Hòa phối thanh điệu trong ngôn ngữ thơ lục bát Bùi Giáng ....... 60 2.1.2. Đặc trưng hòa phối thanh điệu trong ngôn ngữ thơ bảy chữ, tám chữ ... 65 Bùi Giáng 2.1.2.1. Thanh điệu trong ngôn ngữ thơ bảy chữ, tám chữ Bùi Giáng .... 65 2.1.2.2. Hòa phối thanh điệu trong ngôn ngữ thơ bảy chữ, tám chữ........ 66 Bùi Giáng 2.2. Đặc trưng tổ chức nhịp điệu trong ngôn ngữ thơ Bùi Giáng .......................... 68 2.2.1. Cơ sở ngắt nhịp và cấu trúc nhịp điệu của dòng thơ .............................. 68 2.2.1.1. Cơ sở ngắt nhịp dòng thơ ........................................................... 68 2.2.1.2. Cấu trúc nhịp điệu của dòng thơ ................................................. 68 2.2.2. Đặc trưng nhịp điệu trong ngôn ngữ thơ Bùi Giáng............................... 69 2.2.2.1. Nhịp điệu trong ngôn ngữ thơ lục bát Bùi Giáng ........................ 69 2.2.2.2. Nhịp điệu trong ngôn ngữ thơ bảy chữ, tám chữ Bùi Giáng ....... 72 2.3. Đặc trưng hiệp vần trong ngôn ngữ thơ Bùi Giáng......................................... 75 2.3.1. Đặc trưng hiệp vần trong ngôn ngữ thơ lục bát Bùi Giáng .................... 76 2.3.1.1. Các loại vần dựa vào mức độ hòa âm trong ngôn ngữ thơ ......... 76 lục bát Bùi Giáng 2.3.1.2. Phân bố của vần trong ngôn ngữ thơ lục bát Bùi Giáng ............. 78 2.3.2. Đặc trưng hiệp vần trong ngôn ngữ thơ bảy chữ, tám chữ Bùi Giáng ... 79 2.3.2.1. Các loại vần dựa vào mức độ hòa âm ......................................... 79 trong ngôn ngữ thơ bảy chữ, tám chữ Bùi Giáng 2.3.2.2. Phân bố của vần trong ngôn ngữ thơ........................................... 79 bảy chữ, tám chữ Bùi Giáng 2.4. Những phương thức lặp âm tiêu biểu tạo tính nhạc trong ngôn ngữ thơ ........ 82 Bùi Giáng 2.4.1. Lặp thanh điệu ........................................................................................ 82 2.4.2. Lặp phụ âm đầu ...................................................................................... 85 2.4.2.1. Lặp phụ âm đầu trên một dòng thơ ............................................. 85 2.4.2.2. Lặp phụ âm đầu ở hai dòng thơ liên tiếp..................................... 87 2.5. Tiểu kết............................................................................................................ 88 Chương 3. Đặc trưng mã hình tượng trong ngôn ngữ thơ Bùi Giáng ............ 90 3.1. Những mã hình tượng tiêu biểu trong ngôn ngữ thơ Bùi Giáng ..................... 90 3.1.1. Mã hình tượng tác giả - chủ thể trữ tình ................................................. 90 3.1.1.1. Mã hình tượng con người bụi bặm, đời thường .......................... 91 3.1.1.2. Mã hình tượng con người đa cảm xúc, trạng thái ....................... 92 3.1.1.3. Mã hình tượng con người triết lý ................................................ 93 3.1.2. Mã hình tượng thiên nhiên ..................................................................... 94 3.1.2.1. Mã hình tượng thiên nhiên sống động như một sinh thể ............ 95 3.1.2.2. Mã hình tượng thiên nhiên mang tư tưởng, triết lý ..................... 96 3.1.2.3. Mã hình tượng thiên nhiên của hoài niệm................................... 96 3.2. Đặc trưng những phương tiện và phương thức ngôn ngữ tiêu biểu ................ 97 tạo mã hình tượng trong ngôn ngữ thơ Bùi Giáng 3.2.1. Những phương tiện ngôn ngữ tiêu biểu tạo mã hình tượng ................... 97 trong ngôn ngữ thơ Bùi Giáng 3.2.1.1. Từ vựng khẩu ngữ ....................................................................... 97 3.2.1.2. Từ Hán Việt ............................................................................... 101 3.2.1.3. Từ láy ........................................................................................ 104 3.2.1.4. Từ ngữ Phật giáo ....................................................................... 108 3.2.1.5. Dẫn ngữ ..................................................................................... 109 3.2.1.6. Tập Kiều .................................................................................... 112 3.2.2. Những phương thức ngôn ngữ tiêu biểu tạo mã hình tượng ................ 117 trong ngôn ngữ thơ Bùi Giáng 3.2.2.1. Phương thức so sánh ................................................................. 117 3.2.2.2. Phương thức đối lập .................................................................. 122 3.2.2.3. Phương thức mở rộng ................................................................ 125 3.2.2.4. Phương thức thu gọn ................................................................. 128 3.2.2.5. Phương thức đảo........................................................................ 129 3.2.2.6. Phương thức đổi ........................................................................ 130 3.3. Tiểu kết.......................................................................................................... 133 Chương 4. Đặc trưng cấu trúc của văn bản thơ Bùi Giáng ........................... 135 4.1. Đặc trưng cấu trúc của văn bản thơ lục bát Bùi Giáng ................................. 135 4.1.1. Kết quả khảo sát ................................................................................... 135 4.1.1.1. Cấu trúc của văn bản thơ lục bát không chia khổ ..................... 139 4.1.1.2. Cấu trúc của văn bản thơ lục bát chia khổ ................................ 141 4.1.2. Một số cấu trúc văn bản thơ lục bát đặc trưng của Bùi Giáng ............. 143 4.1.2.1. Bài thơ lục bát 2 dòng hoặc có khổ thơ 2 dòng......................... 143 4.1.2.2. Bài thơ lục bát có số dòng thơ lẻ ............................................... 145 4.1.2.3. Bài thơ lục bát có dòng thơ phá cách ........................................ 146 4.1.2.4. Bài thơ lục bát biến thể hoặc có khổ thơ biến thể ..................... 150 4.2. Đặc trưng cấu trúc của văn bản thơ bảy chữ, tám chữ Bùi Giáng ................ 152 4.2.1. Kết quả khảo sát ................................................................................... 152 4.2.1.1. Cấu trúc của văn bản thơ bảy chữ Bùi Giáng ........................... 152 4.2.1.2. Cấu trúc của văn bản thơ tám chữ Bùi Giáng ........................... 155 4.2.2. Một số cấu trúc văn bản thơ bảy chữ, tám chữ ..................................... 161 đặc trưng của Bùi Giáng 4.2.2.1. Bài thơ bảy chữ, tám chữ gồm 8 dòng ...................................... 161 4.2.2.2. Bài thơ bảy chữ, tám chữ có số dòng thơ lẻ .............................. 162 4.2.2.3. Bài thơ bảy chữ, tám chữ có dòng thơ phá cách ....................... 162 4.3. Tiểu kết.......................................................................................................... 164 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 167 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 170 NGUỒN NGỮ LIỆU .......................................................................................... 180 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 181 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ........................................... 202 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. CTSS: cấu trúc so sánh 2. D: dòng thơ 3. K: khổ thơ 4. KƯ: Ký ức 5. LHC: Lá hoa cồn 6. MHCM: Mười hai con mắt 7. MMTT: Mùa màng tháng tư 8. MN: Mưa nguồn 9. NS: Như sương 10. RHPB: Rớt hột phiêu bồng 11. RR: Rong rêu 12. SSTT: So sánh tu từ 13. TVTV: Thơ vô tận vui 14. YTC: Yếu tố chuẩn 15. YTCSSS: Yếu tố cơ sở so sánh 16. YTĐ/BSS: Yếu tố được/bị so sánh 17. YTQH: Yếu tố quan hệ 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngôn ngữ thơ với cấu trúc đặc biệt, góp phần quan trọng làm nên sự kỳ diệu của ngôn ngữ con người. Ngay chính hình thức tín hiệu độc đáo, nó đã gây ấn tượng đậm nét, tạo ra hiệu quả thẩm mỹ lý thú. Làm chất liệu cho thơ, ngôn ngữ còn sở hữu mối quan hệ phi đối xứng cao giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt nên giàu tiềm năng ngữ nghĩa, có thể truyền tải lượng thông tin vô hạn về đời sống, tư tưởng và tình cảm. Bên cạnh những nét chung nổi bật ấy, ngôn ngữ thơ của từng dân tộc ở mỗi thời đại còn mang nét riêng giàu bản sắc. Tại Việt Nam, từ đầu thế kỷ XX đến nay, quá trình tiếp xúc văn hóa sâu rộng là tiền đề đưa thơ ca phát triển theo các trào lưu, khuynh hướng khác nhau. Ngôn ngữ thơ do đó cũng không ngừng biến đổi, định hình đặc điểm hình thức lẫn nội dung mới, phản ánh sự đa dạng tư duy nghệ thuật dân tộc. Điều này lý giải việc nghiên cứu thơ tiếng Việt dưới khía cạnh ngôn ngữ, dù gặt hái thành tựu nhưng luôn thu hút các nhà khoa học Ngữ văn. Tìm hiểu ngôn ngữ thơ, chúng ta không thể không quan tâm tới phong cách tác giả. Bởi lẽ, dấu ấn nhà thơ sẽ chi phối, quyết định giá trị thi phẩm. Qua những thi sĩ tài năng - chủ thể sáng tạo điển hình, ngôn ngữ vừa cho thấy sở trường, cá tính nổi bật gắn liền tên tuổi cá nhân, vừa là minh chứng tiêu biểu xác lập đặc trưng ngôn ngữ thơ của một khuynh hướng, một thời đại cụ thể. Ngày nay khi cái tôi tác giả càng được giải phóng, trên thi đàn càng xuất hiện nhiều cây bút mang phong cách. Giải mã ngôn ngữ của họ trở thành nhu cầu cần thiết nhằm khẳng định ngôn ngữ dân tộc vốn giàu đẹp vẫn đang chuyển mình mạnh mẽ cùng nền văn hóa, văn học nước nhà. Vào nửa cuối thế kỷ XX, Bùi Giáng (1926 - 1998) được chú ý như một hiện tượng thơ ca Việt Nam “kỳ lạ”. Đỗ Lai Thúy (2012) xem ông là nhà thơ hậu hiện đại tiên phong. Bằng bút lực “viết, thoăn thoắt, vùn vụt, nhanh không thể tả” (Mai Thảo, như trích dẫn ở Đoàn Tử Huyến, 2012, tr.240) và khả năng ngôn ngữ độc đáo, thi sĩ thật sự tạo dựng cõi thơ đặc thù. Bùi Công Thuấn đồng nhất ngôn ngữ thơ 2 Bùi Giáng với ngôn ngữ thơ tư tưởng, loại ngôn ngữ “khép kín”, kiểu diễn đạt “vô ngôn” của Thiền “bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm” để rồi đi đến kết luận “người đọc có thể không hiểu câu chữ Bùi Giáng vẫn cảm nhận được cái hay của thơ ông” (như trích dẫn ở Đoàn Tử Huyến, 2012, tr.331). Những nhận định mang tính cảm thụ chủ quan như thế dễ dẫn đến thực trạng phức tạp, bí ẩn hóa thơ Bùi Giáng. Trước thực tế ấy, con đường khảo sát đặc trưng ngôn ngữ trong vai trò chất liệu sáng tác và phương tiện tư duy được nhà thơ sử dụng là hướng tiếp cận xác tính, cung cấp những kiến giải khoa học rõ ràng. Tiếc rằng cho tới nay vẫn chưa có công trình chuyên sâu nào tìm hiểu đa diện phong cách Bùi Giáng trong thơ dưới góc nhìn Ngôn ngữ học. Ngoài ra, tình hình nghiên cứu phong cách ngôn ngữ tác giả ở nước ta thường chỉ tập trung vào những phương diện ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp mà chưa chú ý sự chi phối của chính đặc trưng thể loại lên các cấp độ ngôn ngữ. Thực tế cho thấy cùng một đề tài, chủ đề, nguồn cảm hứng nhưng nếu tác giả lựa chọn thể loại khác nhau thì việc vận dụng ngôn ngữ sẽ không giống nhau. Nguyễn Lai (1998) chỉ rõ: Khi phân tích một tác phẩm ngôn từ, vấn đề đặc trưng ngôn ngữ của thể loại thường dễ bị xem nhẹ, coi đó là những cái rất đương nhiên đã gắn liền với phong cách tác giả. Chính việc xem nhẹ trên đôi khi mang lại phản tác dụng mà chúng ta không biết. Vì khi đã không đi sâu vào đặc trưng thể loại thì thực ra ta cũng khó có cơ sở để khai thác hết tất cả những gì gọi là “thuộc phong cách” của tác giả. (tr.122) Thực trạng ấy tiếp tục đặt ra vấn đề cần được quan tâm về cách thức tìm hiểu phong cách ngôn ngữ tác giả trong mối quan hệ với đặc trưng ngôn ngữ thể loại. Đề tài “Phong cách ngôn ngữ thơ Bùi Giáng” của chúng tôi thuần túy khảo cứu ngôn ngữ tác giả thuộc thể loại thơ bằng các phương pháp chuyên ngành Ngôn ngữ học. Kết quả đạt được sẽ minh định phong cách ngôn ngữ nhà thơ Bùi Giáng, đồng thời giúp chứng minh đặc điểm ngôn ngữ thơ hậu hiện đại, một khuynh hướng trên tiến trình lịch sử phát triển văn học Việt Nam. 3 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án hướng đến đối tượng chính là phong cách ngôn ngữ Bùi Giáng trong thể loại thơ. 2.2. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài trên nhằm đạt hai mục đích sau: - Thứ nhất, luận án bổ sung lý thuyết về phong cách ngôn ngữ thơ và phong cách ngôn ngữ tác giả văn chương. - Thứ hai, luận án tập trung làm rõ đặc trưng phong cách ngôn ngữ thơ Bùi Giáng. Kết quả nghiên cứu là nguồn ngữ liệu góp phần xác định đặc điểm ngôn ngữ thơ ca hậu hiện đại Việt Nam cũng như vị trí của Bùi Giáng ở khuynh hướng văn học ấy. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Vận dụng lý thuyết giao tiếp, Phong cách học, Ngôn ngữ học, chúng tôi trình bày hệ thống các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như hoạt động giao tiếp thơ, phong cách ngôn ngữ thơ và phong cách ngôn ngữ tác giả. Ngoài ra, việc đề xuất một quy trình khảo sát phong cách ngôn ngữ tác giả chọn đặc trưng phong cách ngôn ngữ thể loại làm hệ quy chiếu là nhằm xây dựng cách thức tiếp cận riêng cho luận án. Dựa vào các tiền đề lý luận vừa nêu và trên cơ sở so sánh với một số tác giả tiêu biểu khác, luận án chỉ ra nét khu biệt về tính nhạc; mã hình tượng và những phương tiện, phương thức tạo mã hình tượng; cấu trúc văn bản của thơ Bùi Giáng. Từ đó, chúng tôi đúc kết những đặc trưng ngôn ngữ thơ làm nên phong cách của ông. Xuất phát từ một hiện tượng cụ thể, luận án cung cấp những căn cứ khoa học về phương diện ngôn ngữ để làm sáng tỏ đặc điểm của thơ ca hậu hiện đại Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài theo hướng lập luận quy nạp, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê ngôn ngữ học 4 Đây là phương pháp nền tảng nhằm thống kê số lượng và tỷ lệ phần trăm các đơn vị ngôn ngữ, cấu trúc ngôn ngữ với các mô hình về hòa phối thanh điệu, gieo vần, ngắt nhịp,... Với những số liệu mang tính định lượng, chúng tôi chứng minh sự nổi bật của việc Bùi Giáng vận dụng ngôn ngữ trong thơ. - Phương pháp miêu tả Miêu tả giúp phát hiện đặc điểm cấu tạo ngôn ngữ thơ Bùi Giáng ở các cấp độ. Nó góp phần định tính về mối quan hệ, phương thức tổ chức và giá trị tạo lập ngôn ngữ thơ; cho thấy khác biệt, nét độc đáo riêng về cấu trúc ngôn ngữ thơ Bùi Giáng. - Phương pháp phân tích ngôn ngữ học và phân tích tu từ học Kết hợp với miêu tả, những phương pháp định tính này được áp dụng để chỉ ra sự nổi bật về đặc điểm, bản chất nội dung, ý nghĩa ngôn ngữ thơ Bùi Giáng. Đặc biệt, phương pháp phân tích tu từ học giúp phát hiện giá trị, hiệu quả tu từ của các phương tiện và phương thức ngôn ngữ mà tác giả sử dụng nhằm tạo ra những tín hiệu thẩm mỹ trong thơ. - Phương pháp so sánh So sánh là phương pháp trọng tâm khi nghiên cứu phong cách ngôn ngữ tác giả. Qua việc đối chiếu với một số tác giả khác dưới góc nhìn lịch đại và đồng đại, chúng tôi kết luận các nét đặc trưng ngôn ngữ thơ làm nên phong cách Bùi Giáng. 5. Ngữ liệu nghiên cứu và giới hạn của đề tài 5.1. Ngữ liệu nghiên cứu Với nguồn ngữ liệu hiện có, chúng tôi sưu tầm được 09 tập thơ: Mưa nguồn (1962); Lá hoa cồn (1963); Rớt hột phiêu bồng (viết 1993, xuất bản 2008); Thơ vô tận vui (viết 1995, xuất bản 2004), Rong rêu (1995); Mười hai con mắt (viết 1996, xuất bản 2005); Ký ức (viết 1996, xuất bản 2010); Mùa màng tháng tư (viết 1997, xuất bản 2006); Như sương (1998). Mặc dù đây chưa phải là toàn bộ sự nghiệp thơ ca Bùi Giáng nhưng với 09 tập thơ, 1039 bài thơ, được sáng tác trải đều trong suốt cuộc đời tác giả, nguồn ngữ liệu đủ tin cậy để người nghiên cứu có cái nhìn khái quát về thơ ông. Qua 09 tập thơ trên, chúng tôi nhận thấy Bùi Giáng sử dụng các thể thơ sau: 5 Bảng 0.1. Thống kê số lượng và tỷ lệ (%) các thể thơ của Bùi Giáng Thể thơ Lục bát Số bài thơ Bốn Năm chữ chữ 720 Tỷ lệ % 69,30 1,25 0,87 1,25 0,48 8,37 11,07 4,43 0,48 2,50 9 13 Sáu chữ Bảy chữ Tám chữ Hỗn hợp Tự do 5 87 115 46 5 Thơ Tổng văn cộng xuôi Song thất lục bát 13 26 1039 100 Kết quả cho thấy thơ lục bát chiếm đa số với 720/1039 bài, tỷ lệ 69,30%. Kế tiếp là thơ tám chữ (115 bài, tỷ lệ 11,07%) và bảy chữ (87 bài, tỷ lệ 8,37%). Ba thể thơ này xuất hiện ở tất cả các tập thơ, luôn chiếm tỷ lệ cao so với các thể thơ khác (1) . Điều này chứng minh rằng đây là ba thể thơ tiêu biểu của Bùi Giáng. Vì thế, luận án chỉ khảo sát thơ Bùi Giáng trên cứ liệu các bài thơ lục bát, bảy chữ, tám chữ với tổng số 922 bài (tỷ lệ 88,74%). Ngoài ra, chúng tôi sử dụng 64 bài thơ của Huy Cận (22 bài thơ lục bát, 30 bài thơ bảy chữ, 12 bài thơ tám chữ) trong tuyển tập Thơ Huy Cận (Nxb Tổng hợp Đồng Nai, 2009) và 37 bài thơ của Nguyễn Duy (26 bài thơ lục bát, 11 bài thơ tám chữ) trong tuyển tập Nguyễn Duy thơ trữ tình (Nxb Hội nhà văn Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây) làm đối tượng khảo sát, so sánh chính trong luận án. Bởi lẽ, Huy Cận là nhà thơ có ảnh hưởng đến Bùi Giáng, được thi sĩ họ Bùi ngưỡng mộ, yêu quý. Còn Nguyễn Duy là nhà thơ hiện đại sáng tác thành công thể thơ lục bát, thể thơ tiêu biểu nhất trong sáng tác của Bùi Giáng. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng thơ của các tác giả Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Xuân Diệu, Tố Hữu,... 5.2. Giới hạn của đề tài Chúng tôi khảo sát các vấn đề hòa phối thanh điệu, tổ chức nhịp điệu, cách thức hiệp vần trong thơ Bùi Giáng trên phạm vi dòng thơ. Trong tìm hiểu mã hình tượng của ngôn ngữ thơ Bùi Giáng, luận án chỉ lựa chọn khảo sát những phương tiện và phương thức ngôn ngữ tiêu biểu có tần số xuất hiện cao và giá trị nổi bật trong việc tạo mã hình tượng. (1) Bảng thống các thể thơ trong từng tập thơ của Bùi Giáng được trình bày trong phụ lục 1 của luận án. 6 Cấu trúc văn bản thơ Bùi Giáng chủ yếu được tìm hiểu ở phương diện hình thức tổ chức với ba yếu tố bài thơ, khổ thơ và dòng thơ. 6. Đóng góp của luận án 6.1. Đóng góp về lý luận Luận án trình bày hệ thống lý luận chung về hoạt động giao tiếp thơ và phong cách ngôn ngữ tác giả, một đối tượng còn chưa được nghiên cứu nhiều trong Phong cách học, Ngôn ngữ học ở nước ta. Định hướng tiếp cận phong cách ngôn ngữ tác giả chọn đặc trưng phong cách ngôn ngữ thể loại làm hệ quy chiếu là cách thức mới, đặt ra vấn đề cần quan tâm cho giới khoa học Ngữ văn. 6.2. Đóng góp về thực tiễn Đây là công trình đầu tiên khảo cứu về phong cách ngôn ngữ thơ Bùi Giáng dưới góc nhìn Ngôn ngữ học. Kết quả đạt được sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm đặc điểm thơ ca hậu hiện đại Việt Nam. Những bảng thống kê mô hình hòa phối thanh điệu, vần, nhịp, các phương tiện và phương thức ngôn ngữ, cấu trúc bài thơ,... được Bùi Giáng sử dụng sẽ cung cấp nguồn ngữ liệu cho những độc giả yêu mến thi sĩ đặc biệt này. Đóng góp của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên, giáo viên trong việc thẩm bình thơ ca. 7. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung luận án gồm bốn chương: Chương 1: Tổng quan và những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài. Chương này trình bày lịch sử nghiên cứu về ngôn ngữ thơ Bùi Giáng, những cơ sở lý luận về hoạt động giao tiếp thơ, phong cách ngôn ngữ thơ, phong cách ngôn ngữ tác giả. Chúng tôi xác định mối quan hệ biện chứng giữa phong cách ngôn ngữ tác giả và phong cách ngôn ngữ thể loại, đề xuất quy trình nghiên cứu phong cách ngôn ngữ tác giả trong sự chi phối của phong cách ngôn ngữ thể loại. Chương 2: Đặc trưng tính nhạc trong ngôn ngữ thơ Bùi Giáng. Nhiệm vụ chương 2 là thống kê, miêu tả và phân tích đặc trưng ngữ âm tạo nên tính nhạc 7 trong thơ Bùi Giáng như hòa phối thanh điệu, tổ chức nhịp điệu, cách thức hiệp vần, lặp âm. Chương 3: Đặc trưng mã hình tượng trong ngôn ngữ thơ Bùi Giáng. Qua việc xác định các mã hình tượng tiêu biểu trong ngôn ngữ thơ Bùi Giáng, chương 3 trình bày kết quả thống kê, miêu tả và phân tích đặc trưng những phương tiện và phương thức ngôn ngữ tiêu biểu được tác giả sử dụng để tạo nên các mã hình tượng ấy. Chương 4: Đặc trưng cấu trúc của văn bản thơ Bùi Giáng. Chương này thống kê, khảo sát những mô hình cấu trúc văn bản về mặt hình thức trong thơ Bùi Giáng. Từ đó, chỉ ra những mô hình cấu trúc tiêu biểu, mang dấu ấn cá nhân nhà thơ. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Là hiện tượng thú vị, thơ Bùi Giáng từ trước 1975 cho đến nay đã được các nhà phê bình văn học quan tâm. Những bài báo, công trình khoa học ở góc độ này có đóng góp đáng ghi nhận về đặc điểm ngôn ngữ thơ Bùi Giáng. Vào giai đoạn 1954 - 1975 ở miền Nam Việt Nam, đời và thơ ông thường xuất hiện trong các bài viết của Nguyễn Đình Tuyển, Cao Thế Dung, Minh Huy, Tạ Tỵ,... Từ năm 1973 đến thập kỷ 20 của thế kỷ XXI, có 03 số báo chuyên đề về Bùi Giáng. Đó là Tạp chí Văn (số 15, 1973) của Nguyễn Đình Vượng; Tạp chí thời Văn (số 19, 1997) của Nxb Đồng Nai và Suối nguồn 12 (kỷ niệm 15 năm ngày mất của Bùi Giáng, 2013) của Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang. Ngoài ra, sau khi ông tạ thế, bạn bè thân hữu liên tiếp xuất bản nhiều ấn phẩm đặc san tưởng niệm thi sĩ họ Bùi. Về sách, hiện có 05 quyển về Bùi Giáng gồm Tưởng nhớ thi sĩ Bùi Giáng (1999) của Bùi Văn Nam Sơn, Nhuận Quốc và Trần Đới; Bùi Giáng – Thi sĩ kì dị (2005) của Trần Đình Thu; Bùi Giáng trong tôi (2005) của Hồ Công Khanh; Bùi Giáng trong cõi người ta (xuất bản lần đầu năm 2008, tái bản năm 2012) do Đoàn Tử Huyến chủ biên và Bùi Giáng qua 99 Giai thoại (2009) do Huyền Ly sưu tầm và biên soạn. Quyển Bùi Giáng trong cõi người ta là một tuyển tập khá công phu với dung lượng 678 trang. Mỗi người khi tiếp cận “cõi miền ngôn ngữ kỳ lạ và kỳ diệu” ấy đã định danh ông bằng nhiều cách khác nhau: “kẻ hí lộng ngôn từ” (Hoàng Nghiêm Nhuận), “tề thiên ngôn ngữ” (Cung Tích Biền), “Bùi Giáng chất ngất một trời chữ nghĩa” (Mai Thảo), “tiếp dẫn đạo sư trong ngôn ngữ thơ Việt Nam hiện đại” (Bùi Văn Nam Sơn), “Bùi Giáng, từ ngôn ngữ - ký hiệu đến ngôn ngữ - sự vật” (Đỗ Lai Thúy),… 9 Nhiều nhà phê bình thống nhất Bùi Giáng làm thơ như một trò chơi ngôn ngữ. Vũ Đức Sao Biển viết Bùi Giáng “bắt đầu cuộc rong chơi giữa phố thị mơ màng với phong cách nô giỡn thú vị trong ngôn ngữ thơ ca” (như trích dẫn ở Đoàn Tử Huyến, 2012, tr.649). Cung Tích Biền khẳng định: “Đầu tiên Bùi Giáng chơi ngôn ngữ thiên tài. Ông xài chữ một cách hào phóng, phung phí. Ông tự thân thoát khỏi ý nghĩa ngôn từ, ngữ cảnh nhào lộn, đu bay, không gốc rễ, như cảnh ráp nối người giữa không trung cuộc nhảy dù biểu diễn” (như trích dẫn ở Đoàn Tử Huyến, 2012, tr.190). Trần Đình Thu (2005) gọi đó là lối vờn chữ - một thủ pháp nghệ thuật của thơ điên, chỉ ra các kiểu vờn thường gặp trong thơ Bùi Giáng như vờn phụ âm đầu (tức lặp lại phụ âm đầu ở từ đầu tiên của dòng thơ), vờn nguyên âm, vờn từ ngữ, kéo vắt dòng từ ngữ. Theo Đỗ Lai Thúy (2012), xét ở khía cạnh ngôn ngữ, quy tắc trò chơi chính là ngữ pháp. Ông phát hiện hành trình thơ Bùi Giáng đi từ chơi chữ đến trò chơi ngôn ngữ, tức “từ nghĩa đến ý nghĩa, từ từ pháp học đến ngữ pháp học rồi đến ngữ dụng học” (tr.319). Rõ ràng, thi sĩ có thay đổi quan niệm về thơ, dẫn đến sự chuyển dịch trong sáng tác. Nếu ở Mưa Nguồn, ngôn ngữ thơ tìm về bản tính nguyên sơ, làm nên cái hay, cái đẹp thể tính thi ca thì càng về sau nó càng dung hợp nhiều tư tưởng, thể loại, ngôn từ đối lập. “Tất cả đều là trò chơi của cái tình cờ, hỗn độn bất định. Đứng cạnh nhau một cách ngẫu nhiên là các chữ thuần Việt/ Hán Việt, các hình ảnh dân gian/ bác học, các điển tích Đông/ Tây, kim/ cổ. Trong một bài thơ, câu trước còn trang trọng, cổ điển thì câu sau đã nôm na mách qué một cách bất ngờ” (Đỗ Lai Thúy, 2012, tr.63). Đứng ở góc nhìn ngữ nghĩa, Khế Iêm viết “Thơ Bùi Giáng là cuộc vận chuyển không ngừng của ngôn ngữ. Và khi chuyển động, nghĩa của chữ chưa kịp xuất hiện thì ngay tức khắc bị chữ khác thay thế. (...) Nghĩa chữ chồng chất lên nhau, chữ này ẩn vào trong hay bị bao trùm bởi chữ khác, của bài thơ khác” (như trích dẫn ở Đoàn Tử Huyến, 2012, tr.481). Còn Bùi Văn Nam Sơn thì đánh giá ngôn ngữ thơ ông vốn đa nghĩa, đa tầng, đa chức năng. Đi vào cụ thể, đặc biệt trên lĩnh vực từ vựng của Bùi Giáng, nhiều người đặc biệt chú ý từ Hán Việt và lớp từ khẩu ngữ. Trần Kiêm Đoàn, Bùi Công Thuấn (như 10 trích dẫn ở Đoàn Tử Huyến, 2012); Lê Nguyên Đại (như trích dẫn ở Thích Minh Cảnh, 2013),… xem từ Hán Việt như một phương tiện đặc thù trong thơ họ Bùi. Thi sĩ chủ yếu sử dụng những từ Hán Việt thuộc nhà Phật, văn chương cổ điển nhưng do được đặt trong một cấu trúc ngữ pháp đã bị xáo trộn, một văn cảnh lạ cho nên chúng trở nên mới, ẩn chứa mật ngữ mang hàm nghĩa sâu sa, có sức khái quát cao. Chính điều đó hình thành phong cách ngôn ngữ riêng, kiểu Bùi Giáng. Còn về lớp từ khẩu ngữ, Hoàng Phủ Ngọc Tường kết luận “chữ của Bùi Giáng là chữ bụi bặm thường ngày, hình như người ta vứt đi, và ông nhặt lên, phủi phủi, hà hơi vào, để tất cả hóa thành thơ” (như trích dẫn ở Đoàn Tử Huyến, 2012, tr.222). Đỗ Lai Thúy (2012) nêu rõ trong thơ Bùi Giáng có rất nhiều từ ngữ chỉ sự giao tiếp mang tính đối thoại (hỏi rằng, thưa rằng,...), các đại từ nhân xưng (anh, em, tôi, nàng,...), các từ ngữ biểu cảm bày tỏ thái độ người nói (ồ, ạ, nhé,...),... Điểm độc đáo của thơ Bùi Giáng còn thể hiện ở việc kết hợp hai loại từ vựng vốn đối lập nhau về sắc thái ấy một cách vừa ngẫu hứng vừa khéo léo. Nguyễn Hưng Quốc cho rằng “Cả hai loại đều dễ khiến giới làm thơ chùn tay. Dừng lại trên thì dễ có nguy cơ trở thành sáo, cổ. Dừng lại dưới thì dễ có nguy cơ trở thành nhả nhớt, rẻ tiền. Bùi Giáng hoàn toàn thoát khỏi hai nguy cơ ấy” (như trích dẫn ở Đoàn Tử Huyến, 2012, tr.496). Bùi Công Thuấn thì viết “một rừng dày đặc từ Hán Việt trộn lẫn với khẩu ngữ, nghịch ngợm, xáo trộn, thành “mật ngữ”, thách đố năng lực tư duy, tạo ra thú vị” (như trích dẫn ở Đoàn Tử Huyến, 2012, tr.342). Bàn về ngôn ngữ thơ Bùi Giáng không thể không nhắc đến nói lái. Cung Tích Biền nhận xét rằng thi sĩ “dùng Hán Nôm đến mức tuyệt hảo và đảo lộn nói lái, trá hình, ngẩu hứng, ẩn dụ rất mực tài tình” (như trích dẫn ở Đoàn Tử Huyến, 2012, tr.190). Kiểu nói lái tinh quái, lối nói trào lộng của người dân xứ Quảng được ông đưa vào thơ rất tự nhiên, gợi hình ảnh bất ngờ. Trần Kiêm Đoàn viết “Người đọc thường gặp trong sách ông các từ như: tồn lưu, lưu tồn, tồn liên, liên tồn, tồn lí tí ngọ, tồn lập tập trung, tồn lập tập họp… để đùa bỡn với ngôn ngữ thi ca, đùa nghịch với triết học, nghịch với thi ca, nghịch với cuộc đời và nghịch ngay với chính bản thân ông” (như trích dẫn ở Đoàn Tử Huyến, 2012, tr.315).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan