Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sách - Truyện đọc Truyện văn học Phong cách nghệ thuật tô hoài...

Tài liệu Phong cách nghệ thuật tô hoài

.PDF
124
5567
96

Mô tả:

phong cách nghệ thuật TÔ HOÀI
MAI THỊ NHUNG phong cách nghệ thuật TÔ HOÀI NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC - 2006 LỜI GIỚI THIỆU Trong số các tên tuổi hàng đầu của văn xuôi hiện đại Việt Nam, Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ và đa dạng vào bậc nhất. Ông chiêm kỷ lục về số đầu sách - đến nay ông đã cho in trên 160 cuốn. Tô Hoài là cây bút rất đa dạng về đề tài và thể loại. Ông viết nhiều, viết hay về Hà Nội xưa và nay, từ vùng quê ven thành đen cuộc sống của nhiều tầng lớp cư dân thành phố. Ông là người có đóng góp to lớn cho sự thành công của văn xuôi viết về miền núi và các dân tộc thiểu số. Tô Hoài từng đặt chân đến nhiều đất nước, xứ sở ở gần hết các châu lục và đem đến cho bạn đọc nhiều trang viết hấp dẫn về cảnh sắc, sinh hoạt phong tục vừa xa lạ vừa gần gũi ở nhiều nơi trên thế giới. Tô Hoài là nhà văn yêu quý của nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước. Đến nay đã có trên 65 năm lao động nghệ thuật bền bỉ, dẻo dai nhưng ngòi bút Tô Hoài vẫn cần mẫn, sáng tạo dường như thách thức cả thời gian và tuổi tác. Một nhà văn lớn có sự nghiệp sáng tác đồ sộ và đặc sắc như Tô Hoài tất phải thu hút sự chú ý và hứng thú tìm hiểu, khám phá của giới nghiên cứu, phê bình. Kể từ bài viết của Vũ Ngọc Phan trong bộ Nhà văn hiện đại (1943) đến nay, đã có trên dưới một trăm bài viết lớn, nhỏ vào Hoài và tác phẩm của ông. Càng ngày, người ta lại càng tìm thấy nhiều điều hấp dẫn, thú vị và có ý nghĩa từ đời văn, đời người của nhà văn này. "Khám phá về ông cả về văn lẫn về đời là một say mê với chúng ta, những người có hạnh phúc được cùng thời với ông, và chắc cả thế hệ sau. Khám phá về ông là cả một vấn đề khoa học lớn lao nhưng trước hết với chúng tôi là đòi hỏi của tình cảm, của tòng biết ơn, sự noi gương" (Vũ Quần Phương - Tô Hoài - văn và đời). Nghiên cứu văn nghiệp phong phú, đồ sộ của Tô Hoài cần đến nhiều công trình và nhiều cách tiếp cận. Chuyên luận Phong cách nghệ thuật Tô Hoài của Mai Thị Nhung là một hướng tiếp cận cần thiết và có ý nghĩa quan trọng để khám phá về sự nghiệp văn học của nhà văn. Tìm ra được những đặc điểm trong phong cách nghệ thuật một nhà văn tà đã nắm được đặc trưng cơ bản và bền vững của cách thụ cảm, của cái nhìn về con người và đời sống, những đặc điểm tạo nên tính thống nhất và độc đáo trong thế giới nghệ thuật của nhà văn ấy. Nhưng khám phá phong cách nghệ thuật của nhà văn, nhất là với những tác giả mà sự nghiệp sáng tác hết sức đa dạng, phong phú như Tô Hoài không phải là công việc dễ dàng. Trên cơ sở kê thừa và phát triển nhiều nhận định chính xác của các nhà văn, nhà nghiên cứu, công trình của Mai Thị Nhung đã khái quát được một hệ thống những đặc điểm của phong cách nghệ thuật Tô Hoài, từ hạt nhân cơ bản là cảm quan hiện thực đời thường đến thê giới nhân vật đa dạng bình dị, giọng điệu dí dỏm và ngôn ngữ dung dị tự nhiên đậm tính khẩu ngữ. Có thể còn có những đặc điểm khác nữa của phong cách nghệ thuật Tô Hoài cần được tìm hiểu thêm, ví như những đặc điểm trong nghệ thuật trần thuật, kết cấu. Cũng có thể có những cách khái quát khác về đặc điểm phong cách nghệ thuật Tô Hoài. Nhưng sự 2 khái quát và phân tích về phong cách nghệ thuật Tô Hoài của tác giả công trình này là những cố gắng rất đáng ghi nhận, góp phần nghiên cứu sâu hơn về Tô Hoài và khẳng định tài năng cũng cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn. Xin trân trọng giới thiệu chuyên luận Phong cách nghệ thuật Tô Hoài với bạn đọc, đặc biệt là với những người quan tâm và mến mộ nhà văn Tô Hoài. Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2006 PGS. Nguyễn Văn Long TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 3 Lời nói đầu Thế kỷ XX đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ở đó đã có bao nhà văn tự khẳng định vị trí và phong cách nghệ thuật của mình. Tô Hoài là nhà văn lớn của nền văn học hiện đại nước nhà. Hơn 65 năm miệt mài sáng tạo, ông đã đóng góp cho kho tàng văn học dân tộc hơn 160 đầu sách. Các chặng đường sáng tác của ông gắn bó chặt chẽ với từng bước đi của nền văn học hiện đại Việt Nam. Từ khi xuất hiện trên văn đàn đến nay, sáng tác của Tô Hoài đã được nghiên cứu về nhiều phương diện, nhiều phạm vi trên nhiều hướng tiếp cận. Tuy nhiên, hầu hết những công trình nghiên cứu về Tô Hoài mới chỉ dừng lại ở một phương diện nào đó hoặc trong một tác phẩm, hoặc trong sự nghiệp sáng tác của tác giả. Chúng tôi nghĩ rằng với một tác giả có vị trí và sự cống hiên đặc biệt cho nền văn học dân tộc như Tô Hoài, không thể chỉ dừng lại ở đó. Với suy nghĩ như thế, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu vấn đề Phong cách nghệ thuật Tô Hoài. Nghiên cứu phong cách nghệ thuật của một tác giả văn học quả là một việc làm không dễ dàng, đặc biệt là với Tô Hoài, khi ông đã có hơn 65 năm lao động nghệ thuật nghiêm túc với hơn 160 đầu sách được sáng tác trong nhiều giai đoạn, nhiều thể loại, nhiều đề tài. Tuy vậy, chúng tôi vẫn mong muốn tìm hiểu vấn đề này - một vân đề gai góc mà lại thật lý thú. Để nghiên cứu vấn đề đặt ra, chúng tôi đã cố gắng đi tìm hạt nhân phong cách nghệ thuật Tô Hoài. Hạt nhân đó sẽ chi phối toàn bộ thê giới nghệ thuật của tác giả. Tất cả sẽ được quy tụ vào một bình diện đặc sắc làm nên phong cách nghệ thuật nhà văn. Với hướng đi và cách tiếp cận vấn đề như thế, bước đầu chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Mặc dù rất cố gắng, song việc nghiên cứu chắc chắn không tránh khỏi khiếm khuyết. Tác giả xin chân thành đón nhận mọi ý kiên phê bình, góp ý của bạn đọc và kính mong bạn đọc lượng thứ. Tác giả 4 MỞ ĐẦU Với hơn 85 năm tuổi đời, hơn 65 năm tuổi nghề và hơn 160 đầu sách đã xuất bản, cho đến nay, Tô Hoài là một trong số ít nhà văn hiện đại nước ta đạt được nhiều con số kỷ lục trong sự nghiệp sáng tác của mình. Tô Hoài là một nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Trên hành trình sáng tạo hơn 65 năm không ngừng nghỉ, Tô Hoài đã trải qua những mốc lịch sử và văn học đặc biệt: trước và sau Cách mạng tháng Tám; trong chiến tranh và trong hoà bình; trước và sau thời kỳ đổi mới văn học. Sáng tác của Tô Hoài lại đa dạng về đề tài và thể loại: từ đề tài miền xuôi đến đề tài miền núi, từ truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện đồng thoại đến kịch bản phim, tiểu luận... Ở đề tài và thể loại nào, ông cũng ghi lại những dấu ấn riêng rõ nét. "Tô Hoài là một cây bút văn xuôi sắc sảo và đa dạng" (Hà Minh Đức), luôn thể hiện đầy đủ bản lĩnh của người cầm bút… Tô Hoài là một nhà văn lớn, một nhà văn "vừa vào nghề soát lại vừa kéo dài tuổi nghề - một sự kéo dài đàng hoàng chứ không phải lê lết trong tẻ nhạt" (Vương Trí Nhàn). Trên nhiều trang viết của mình, ông luôn có "một giọng điệu riêng, một cách nói riêng" (Phong Lê) sáng tạo độc đáo. Đóng góp của ông cho nền văn học hiện đại Việt Nam là không thể phủ nhận. Lâu nay các nhà nghiên cứu văn học đã dành nhiều sức lực, tâm huyết cho những sáng tác có giá trị của Tô Hoài, nhưng những công trình coi phong cách Tô Hoài là đối tượng nghiên cứu chuyên biệt lại chưa được chú trọng. Chúng tôi nghĩ rằng, Tô Hoài là một nhà văn lớn, sừng sững đứng trên cánh đồng văn chương hiện đại nước nhà, rất xứng đáng được dành một đề tài chuyên biệt để nghiên cứu phong cách nghệ thuật của ông. Tô Hoài chính thức vào nghề văn từ truyện ngắn Nước lên (1940). Tác phẩm của nhà văn lâu nay đã trở thành đối tượng nghiên cứu cho nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học trong và ngoài nước. Trước năm 1945, Tô Hoài đã có một số lượng đầu sách đáng kể tiểu thuyết Quê người, Giăng thề, tập truyện ngắn O Chuột, hồi ký Cỏ dại, tập truyện ngắn Nhà nghèo...), nhưng số lượng công trình nghiên cứu về tác giả chưa nhiều. Người đầu tiên nghiên cứu văn chương Tô Hoài là nhà nghiên cứu phê bình Vũ Ngọc Phan. Trong Nhà văn hiện đại (1943 ) Vũ Ngọc Phan đã xếp: "Tiểu thuyết của Tô Hoài... thuộc loại tả chân, có khuynh hướng về xã hội". Ngay từ những tác phẩm giai đoạn này, Tô Hoài đã bộc lộ nét riêng độc đáo trong cách nhìn và giọng điệu văn chương. Từ tiểu thuyết Quê người, ông tỏ ra là một nhà tiểu thuyết có con mắt quan sát sâu sắc, phát hiện "cả những cách sống cùng cực, rất đáng thương của người dân quê”, cả "những màu tươi tắn ở cái tính rất nhẹ nhàng, ở cái tính chất phác và không lo xa của người dân quê nữa". Tô Hoài là một nhà văn có tài quan sát nên "từ ngôn ngữ, cử chỉ, thói tục cho đến những cảnh sinh hoạt của những người dân quê... Tô Hoài đều đã tả với nghệ thuật chân xác". Không những thế, ngay từ tập truyện ngắn O Chuột.( 1942), Tô Hoài đã "tỏ 5 ra không giống một nhà văn nào trước ông và cũng không giống một nhà văn nào mới nhập tịch làng văn như ông". Ông có một "lối văn" đặc biệt, "một lối văn dí dỏm, tinh quái đầy những phong vị và màu sắc của thôn quê". Sau năm 1945, những công trình nghiên cứu về văn chương Tô Hoài khá nhiều. Các tác giả tâm huyết với văn chương Tô Hoài tiêu biểu là Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Phong Lê, Vân Thanh, Trần Hữu Tá, Nguyễn Văn Long, Vương Trí Nhàn, Đoàn Trọng Huy, Nguyễn Đăng Điệp... Nhìn chung, các tác giả đều thống nhất nhận thấy, Tô Hoài có năng khiếu quan sát nổi trội. Ông quan sát vừa có diện, vừa có điểm. Cái nhìn tinh tế sắc sảo mang tính ổn định và in đậm dấu ấn riêng. Phan Cự Đệ đã nhận thấy "Tô Hoài có một khả năng quan sát đặc biệt, rất thông minh hóm hỉnh và tinh tế. Nhất trí với ý kiến đó, Nguyễn Đăng Mạnh chỉ rõ: "Nhà văn có một khiếu quan sát hết sức phong phú và sắc sao tài hoa". Hà Minh Đức trong đi giới thiệu Tô Hoài cũng đã khẳng định: "Tô Hoài có một năng lực phát hiện và nắm bắt nhanh chóng thế giới khách quan". Trần Hữu Tá chỉ rõ năng lực đặc biệt của Tô Hoài chính là "nhãn quan phong tục đặc biệt nhạy bén sắc sảo, Nguyễn Văn Long nhấn mạnh: "ở Tô Hoài, cảm quan hiện thực nghiêng về phía sinh hoạt và phong tục". Vương Trí Nhàn quả quyết: "Tô Hoài lõi đời, sành sỏi, con ruồi bay qua không lọt khỏi mắt". Nguyễn Đăng Điệp khái quát: "Cái nhìn không nghiêm trọng hoá là nét trội trong cảm quan nghệ thuật của Tô Hoài"... Như vậy là, khả năng quan sát, cái nhìn hiện thực tinh tế sắc sảo của Tô Hoài là một yếu tố nổi trội thuộc năng khiếu bẩm sinh của nhà văn. Nó là hạt nhân phong cách nghệ thuật tác giả bởi chính năng khiếu này đem đến chất liệu hiện thực riêng trong sáng tác của Tô Hoài. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài là một trong những phương diện được các nhà nghiên cứu nhìn nhận khá thống nhất. Phan Cự Đệ cùng với những phát hiện về khả năng quan sát của Tô Hoài đã khẳng định: "Anh quen viết về những nhân vật, những cảnh đời hồn nhiên như hơi thở của sự sống, khoẻ mạnh, thuần phác, lạc quan như những con người trong truyện cổ tích. Trữ tình, trong sáng đẹp và ý nhị như ca dao". Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh rằng, thế giới nhân vật của Tô Hoài còn có những hạn chế nhất định: "Anh chưa thật thành công khi thể hiện những bước ngoặt của tính cách". "Anh ít khai thác nhân vật của mình ở góc độ trí tuệ, ở sự bừng tỉnh trí tuệ và hầu như cũng chưa có nhân vật trí tuệ nào được miêu tả thành công trong tác phẩm của anh". Đáng chú ý là ý kiến của Nguyễn Đăng Mạnh trong bài viết Tô Hoài với quan niệm "con người là con người ", tác giả khẳng định: "Tô Hoài quan niệm con người là con người, chỉ là con người, thế thôi". Vì thế, nhân vật của ông được khai thác "toàn chuyện đời tư, đời thường". Ngay cả "nhân vật cách mạng, nhân vật anh hùng của ông thường ít được lý tưởng hoá. Tô Hoài không thích che đậy phương diện người thường, đời thường của những chiến sỹ cách mạng. Ngay cả thế giới loài vật của 6 Tô Hoài cũng vậy thôi, chẳng có những phượng hoàng, kỳ lân, chẳng có hổ, báo, sư tử ghê gớm gì, chỉ toàn những con vật tầm thường vẫn sinh sống hằng ngày quanh ta". Đặc điểm riêng này khiến thế giới nhân vật Tô Hoài phong phú, đa dạng và gần gũi với mỗi chúng ta. Đặc biệt là văn phong, giọng điệu, ngôn ngữ Tô Hoài, những phương diện đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhận diện. Vân Thanh khẳng định: "Ngôn ngữ Tô Hoài thường ngắn gọn và rất gần với khẩu ngữ của nhân dân lao động". Ý kiến đó được phân Cự Đệ tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh: "Tô Hoài đã chú ý học tập ngôn ngữ nghề nghiệp và ngôn ngữ địa phương". "Trong tác phẩm của Tô Hoài nhìn chung ngôn ngữ của quần chúng đã được nâng cao, nghệ thuật hoá". Cùng với Phan Cự Đệ, Bùi Hiển thấy rằng: "Văn phong Tô Hoài chủ yếu làm bằng những nét nhẹ, mảnh, nhuần nhị, tinh tế, đôi khi hơi mờ ảo nữa". Nhất trí với nhận định ấy, Hà Minh Đức, Trần Hữu Tá, Nguyễn Văn Long, Vũ Quần Phương, Trần Đình Nam, Lê Phòng, Nguyễn Đăng Điệp,... trong các công trình nghiên cứu của mình tiếp tục có những nhận xét sắc sảo: "Khi miêu tả thiên nhiên cũng là lúc văn của Tô Hoài đậm màu sắc trữ tình và giàu chất thơ" (Hà Minh Đức); "Tô Hoài có khả năng quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả sinh động. Người, vật, thiên nhiên, cảnh sinh hoạt... tất cả đều hiện lên lung linh, sống động, nổi rõ cái "thán" của đối tượng và thường bàng bạc một chất thơ" (Trần Hữu Tá); "Tô Hoài có biệt tài miêu tả sinh hoạt và phong cảnh miền xuôi cũng như miền núi và có một lối kể truyện rất tự nhiên, dí dỏm, có khi tinh quái, (Nguyễn Văn Long); "Viết về cái của mình, quanh mình là định hướng nghệ thuật và cũng là kênh thẩm Mỵ của Tô Hoài. Đúng hơn, đây là yếu tố cốt lõi làm nên quan niệm nghệ thuật của ông. Nó khiến cho văn Tô Hoài có được phong cách, giọng điệu riêng. Đó là một giọng kể nhẩn nha, hóm hỉnh và tinh quái" (Nguyễn Đăng Điệp)... Các nhận xét trên, tuy đã đề cập đến một số phương diện thể hiện phong cách nghệ thuật Tô Hoài, nhưng chủ yếu mới là những nhận định nằm rải rác trong các công trình nghiên cứu mang tính khái quát, giới thiệu. Phong cách nghệ thuật tác giả được coi là một đối tượng chuyên biệt thì chưa có một công trình khoa học nào. Chính vì thế, việc nghiên cứu dưới góc độ phong cách học toàn bộ sáng tác của Tô Hoài là một việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa. Đặc biệt là với Tô Hoài khi ông đã cống hiến cho nền văn học hiện đại nước nhà hơn 1 60 đầu sách trong một thời gian dài hơn nửa thế kỷ đã qua. Tìm hiểu phong cách nghệ thuật Tô Hoài là tìm hiểu một trong những phương diện cơ bản nhất nhằm ghi nhận những thành tựu sáng tạo của nhà văn. Chúng tôi nghĩ rằng, tìm hiểu phong cách nghệ thuật Tô Hoài là phải đi từ yếu tố hạt nhân chi phối toàn bộ thế giới nghệ thuật của tác giả - từ cảm quan hiện thực đến việc xây dựng hình tượng nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ, để chỉ ra những đặc sắc làm nên nét riêng độc đáo ở tác giả. 7 Trong quá trình nghiên cứu sáng tác của Tô Hoài, chúng tôi nhận thấy, phong cách nghệ thuật của ông được hình thành và phát triển trong từng giai đoạn sáng tác, tuy nhiên, do áp lực của thời đại, có chặng đường các yếu tố thể hiện phong cách nhà văn chìm dưới mạch ngầm nhưng không hoàn toàn mất đi. Công việc của chúng tôi là, tìm ra được phong cách nghệ thuật Tô Hoài thể hiện qua toàn bộ các chặng đường sáng tác, các thể loại, các đề tài của nhà văn. Vì thế, đối tượng khảo sát của chúng tôi là toàn bộ sáng tác của tác giả. Tuy nhiên, số lượng tác phẩm của Tô Hoài rất phong phú, cho nên, khi nghiên cứu chúng tôi sẽ tập trung nhiều hơn vào những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn trong mỗi thể loại qua từng chặng đường sáng tác. Để tìm hiểu phong cách Tô Hoài, chúng tôi còn đặt tác giả trong sự tương quan với các nhà văn có phong cách khác để thấy rõ những yếu tố làm nên nét đặc trưng riêng trong sáng tác của ông. Phong cách là một thuật ngữ không chỉ được dùng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, mà còn được dùng trong nhiều ngành khoa học và đời sống xã hội. Trong sáng tác và nghiên cứu văn học, thuật ngữ phong cách được sử dụng rộng rãi và ngày càng có ý thức. Xung quanh thuật ngữ này, lâu nay có rất nhiều định nghĩa, quan niệm phong phú, đa dạng. Ở phương Tây, ngay từ thời cổ đại, với các đại biểu xuất sắc như Platon, Aristote, khái niệm phong cách đã được nghiên cứu vận dụng. Bước sang thế kỷ XIX, đặc biệt là thế kỷ XX, khái niệm phong cách ngày càng được quan tâm sâu sắc. Chỉ ngay ở Liên Xô, viện sỹ M.B. Khrapchenkô trong cuốn Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học đã thống kê tới gần 20 cách hiểu khác nhau về phong cách [121, 129- 152]. Ngoài ra còn phải kể đến công trình của V.V.Vinôgrađôp [198], của D.X.Likhatsep [134], các công trình của M.B. Khrapchenkô [121], [122], [123]... Ở nước ta, tuy muộn màng hơn, nhưng những năm gần đây, các nhà lý luận nghiên cứu văn học đã dành nhiều công sức tìm hiểu vấn đề phong cách. Từ những sách công cụ như: Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên [54], Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi chủ biên [46], 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn [2], Lý luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên[36], Lý luận văn học - ván đề và suy nghĩ của Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương [48], Lý luận văn học của Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình [143]; Các công trình khoa học: Dẫn luận phong cách học [56], Những vấn đề thi pháp của truyện của Nguyễn Thái Hoà [57], Dẫn luận thi pháp học của Trần Đình Sử [176], Nghiên cứu văn học - Lý luận và ứng dụng của Nguyễn Văn Dân [12]... đến các công trình đi sâu nghiên cứu phong cách tác giả cụ thể: Tác phẩm và chân dung của Phan Cự Đệ [22], Thơ và mấy vân đề trong thơ Việt Nam hiện đại của Hà Minh Đức [31], Nhà văn tư tưởng và phong cách của Nguyễn Đăng Mạnh [148], Văn học và học văn của Hoàng Ngọc Hiến [52], Văn học Việt Nam trong thời đại mới của Nguyễn Văn Long [139], Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều của Phan Ngọc [156], Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu cua Tôn Phương Lan [129]... Có thể nhận thấy, qua các công trình nghiên cứu trên, có 8 hai cách nhìn nhận về phong cách: một từ góc độ ngôn ngữ học, một từ góc độ văn học. Tiêu biểu là ý kiến của V.V.Vinôgrađôp. ông thấy rằng: cần chia phong cách học về văn học thành phong cách học thuộc ngôn ngữ học và phong cách học thuộc nghiên cứu văn học [1984]. Nhất trí với ý kiến đó, D.X.Likhatsep cũng đề nghị phân biệt hai khái niệm phong cách: "phong cách như là hiện tượng ngôn ngữ văn học và phong cách như là một hệ thống hình thức và nội dung nhất định" [1944]. Như vậy về cơ bản, các nhà lý luận và nghiên cứu văn học đều thống nhất có phong cách ngôn ngữ học và phong cách văn học. Trong đó, mỗi phạm trù có con đường tiếp cận riêng. Nhận thấy vai trò của việc nghiên cứu phong cách văn học, DX Likhatsep viết: "Cái gọi là phong cách học vãn học" là kiểu nghiên cứu phong cách duy nhất, thích ứng, phù hợp với những đặc điềm về chất của đối tượng của nó của tác phẩm nghệ thuật ngôn từ”. Vậy phong cách thuộc khoa học văn học là gì ? Viện sỹ Nga D.X.Likhalsep trong cuốn Thi pháp văn học Nga cổ định nghĩa: phong cách "là một hệ thống hình thức và nội dung nhất định", là "nguyên tắc thẩm Mỵ để cấu trúc toàn bộ nội dung và toàn bộ hình thức". Tác giả đặc biệt nhấn mạnh sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật. Trong khi đó V. Đnepôp lại cho rằng phong cách được coi như là hình thức toàn vẹn có lính nội dung. ông phát biểu: "phong cách là mối liên hệ của những hình thức, mối liên hệ đó bộc lộ sự thống nhất của nội dung nghệ thuật". Viện sỹ M.B. Khrapchenkô sau khi thống kê một số định nghĩa xung quanh phạm trù phong cách cá nhân, đã đưa ra ý kiến của riêng mình: "Phong cách cần phải được định nghĩa như thủ pháp biểu hiện cách khai thác hình tượng đội với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả" [121, 152]. Như vậy, cùng với việc quan tâm đến yếu tố hình thức có tính nội dung, tác giả còn đặc biệt coi trọng sự thu hút độc giả. ông cho rằng mỗi một nhà văn có tài đều đi tìm những biện pháp và những phương tiện độc đáo để thể hiện những tư tưởng và hình tượng của mình, những biện pháp và những phương tiện cho phép nhà văn đó làm cho những tư tưởng và những hình tượng ấy trở thành hấp dẫn, dễ lôi cuốn, gần gũi với công chúng độc giả. Và điều đó cũng có nghĩa là nhà văn tạo ra được phong cách. Trên cơ sở phân tích như vậy, Viện sỹ rất nhất trí với nhận xét của Gôlxuôrxy. "Phong cách - đó là khả năng các nhà văn khắc phục những chướng ngại vật giữa mình và độc giả, còn sự thành công cao nhất của phong cách là ở sơ giao tiếp chặt chẽ với độc giả". Như vậy, xung quanh khái niệm phong cách còn có những quan điểm khác nhau. Tựu trung lại có hai ý kiến cơ bản: một nhấn mạnh sự thống nhất của những yếu tố nội dung và những yếu tố tạo hình thức của tác phẩm; một cho rằng phong cách được coi như là hình thức toàn vẹn có tính nội dung. Mặc dù tách bạch như váy nhưng trong đó có sự thống nhất bởi các tác giả đều quan tâm đặc biệt đến hai yếu tố bộc lộ tài năng độc đáo của người nghệ sỹ - nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn chương. 9 Trước những quan niệm như vậy, M.B.Khrapchenkô nhấn mạnh: "Không nên thần thánh hoá những thuật ngữ và những định nghĩa, không nên cho rằng chúng là chiếc chìa khoá duy nhất để khám phá tất cả những bí mật của nghệ thuật". Vấn đề là ở chỗ "những định nghĩa không phải là mục đích tự thân và không phải là chiếc gậy thần có thể làm ra những điều kỳ diệu, chúng chỉ là phương tiện nhận thức những hiện tượng, những quá trình" [121,130]. Các nhà lý luận, nghiên cứu văn học nước ta cũng đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu nội hàm thuật ngữ phong cách. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyên Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học trên cơ sở thừa nhận hai phạm trù phong cách ngôn ngữ và phong cách nghệ thuật, đã định nghĩa: "Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ, chịu sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong một tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc". Và khẳng định: "Trong chỉnh thể "nhà văn" (hiểu theo nghĩa là các sáng tác của một nhà văn), cái riêng tạo nên sự thống nhất lặp lại ấy biểu hiện tập trung ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và ở hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy". Thống nhất với quan điểm đó, Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình trong cuốn Lý luận văn học định nghĩa: "Phong cách là chỗ độc đáo về tư tưởng cũng như nghệ thuật có phẩm chất thẩm Mỵ thể hiện trong sáng tác của những nhà văn ưu tú”. Quả thật tính độc đáo là yếu tố quyết định tạo phong cách nghệ thuật. Từ lâu khi nghiên cứu Ý niệm cái đẹp trong nghệ thuật hay lý tưởng, G.W. Pa.Hê ghen đã khẳng định: "Phong cách nói chung bao hàm tính chất độc đáo của một chủ thể nhất định. Chủ thể này sẽ biểu lộ ở trong phương thức biểu đạt, trong cách nói năng...". Ông nhấn mạnh, hạt nhân của phong cách nghệ thuật là "tính chất độc đáo của một chủ thể nhất định". Và theo G.W. Hê ghen "tính chất độc đáo chân chính" là "sự sáng tạo duy nhất của một tinh thần không lấy những tài liệu và chắp vá tài liệu gồm từng mảnh ở bên ngoài. Trái lại, nó tạo nên một thể hoàn chỉnh nhất phiến gắn liền với nhau chặt chẽ, nói lên một điều duy nhất và được phát triển thông qua bản thân phù hợp với cách chính đối tượng được hợp nhất ở trong chủ thể". Nhìn chung các nhà lý luận và nghiên cứu văn học đều nhấn mạnh cá tính sáng tạo, độc đáo mang tính thẩm Mỵ của nhà văn. Cụ thể hoá các yếu tố tạo phong cách nghệ thuật tác giả, các nhà nghiên cứu đều thống nhất nhà văn muốn có phong cách riêng, trước hết phải có tư tưởng độc đáo, có cách cảm nhận thế giới độc đáo, có cảm hứng độc đáo, có hệ thống phương thức riêng độc đáo lẽ dĩ nhiên phải là tính chất độc đáo chân chính" (Hê ghen). Xung quanh khái niệm phong cách tác giả, vấn đề còn đặt ra là phong cách tác giả có quan hệ với phong cách thời đại, phong cách trào lưu văn học như thế nào? Giữa phong cách với thi pháp liên quan với nhau ra sao? Nghiên cứu phong cách, ngoài phong cách tác giả, người ta còn nghiên cứu phong cách thời đại, phong cách trào lưu, nghĩa là cái chung, cái tạo nên sự gần gũi nhau của 10 những phong cách cá nhân. Quan tâm đến mối quan hệ này, A.Xôkôlôv viết: "Hình thức chủ yếu của sự thống nhất phong cách là khuynh hướng nghệ thuật - phạm trù cơ bản của quá trình nghệ thuật. Phong cách của khuynh hướng- đó là tính cộng đồng của những đặc điểm phong cách khiến cho sáng tác của những nghệ sỹ thuộc một khuynh hướng nhất định gần gũi nhau... phong cách riêng lẻ không thể tồn tại nếu thiếu cái chung, thiếu phong cách của khuynh hướng. Phong cách bao giờ cũng bắt nguồn từ cái chung". Đành rằng phong cách khuynh hướng có ảnh hưởng, tác động trực tiếp tới phong cách cá nhân nhưng không thể đề cao một cách tuyệt đối phong cách của khuynh hướng khi mà tác giả cho rằng "phong cách riêng lẻ không thể tồn tại nếu thiếu cái chung, thiếu phong cách của khuynh hướng. Phong cách bao giờ cũng bắt nguồn từ cái chung" ấy. Bởi lẽ một khi đề cao tuyệt đối như vậy đã vô hình làm giảm ý nghĩa của phong cách cá nhân. Giữa phong cách học và thi pháp học cũng có những mối quan hệ qua lại. Có trường phái cho rằng phong cách và thi pháp đều thuộc một phạm trù, chúng tồn tại trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ như một điều hiển nhiên. Lại có trường phái tuyệt đối hoá hai khái niệm này một cách cực đoan cho rằng, giữa phong cách và thi pháp không có quan hệ ràng buộc gì với nhau. Thực ra phong cách và thi pháp là hai phạm trù khoa học có nội hàm riêng. V.V.Vinôgrađôp định nghĩa thi pháp học như là khoa học "về các hình thức, các phương tiện và phương thức tổ chức của các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, về các kiểu cấu trúc và các thể loại tác phẩm văn học", như là một khoa học có xu hướng bao quát "không chỉ các hiện tượng ngôn từ thi ca mà còn cả những phương diện rất đa dạng của các tác phẩm văn học thành văn và phong cách của sáng tác ngôn từ dân gian". Ông nhấn mạnh: "Thi pháp học không thể không nghiên cứu cấu tạo bên trong các tác phẩm nghệ thuật, các thể loại văn học không thể không nghiên cứu sự phát triển của các thể loại cũng như các nguyên tắc chung của việc thể hiện đời sống trong sáng tác". Tuy vậy, tác giả mới chỉ dừng lại ở hình thức, phương tiện, phương thức, chưa đề cập đến những nguyên tắc, phương pháp sáng tác mà thiếu những yếu tố này thì chưa thể hiểu được cấu trúc của các tác phẩm văn học. M.B.Khrapchenkô rất thận trọng khi phát biểu quan niệm về thi pháp học. Ông viết "không thể kỳ vọng một định nghĩa thật đầy đủ, thật bao quát", nhưng có thể xác định "Thi pháp học như một bộ môn khoa học nghiên cứu các phương thức và phương tiện thể hiện cuộc sống bằng nghệ thuật, khám phá cuộc sống bằng hình tượng". Theo ông đối tượng của thi pháp học, phạm vi những hiện tượng chủ yếu mà thi pháp học nghiên cứu bao gồm các phương diện và thuộc tính khác nhau của sự lĩnh hội thế giới bằng hình tượng. Do vậy "việc nghiên cứu các phong cách cũng được bao gồm vào đây trên bình diện chung". "Chẳng có căn cứ chặt chẽ nào để đồng nhất thi pháp học và phong cách học, hoặc để chia tách dứt khoát chúng với nhau [123, 236]. Theo M.B. Khrapchenkô, phong 11 cách học và thi pháp học có "tính độc lập tương đối", có "sự liên hệ năng động". Vì vậy chúng có quan hệ rất mật thiết với nhau. Nghiên cứu phong cách không thể không nghiên cứu những yếu tố thuộc phạm trù thi pháp và ngược lại, thi pháp là cơ sở khoa học, là bằng chứng đầy sức thuyết phục để làm nên phong cách tác giả. Mối liên quan ấy được viện sỹ M.B.Khrapchenkô tiếp tục khẳng định: "Thi pháp và phong cách là những hiện tượng liên quan mật thiết với nhau, tuy nhiên những nguyên tắc của thi pháp có tính chất chung hơn so với những đặc điểm của phong cách". Trở lại khái niệm phong cách, chúng tôi nhất trí với quan niệm cho rằng: "Nói đến phong cách là nói đến những biểu hiện độc đáo của tài năng sáng tạo nghệ thuật, có tính thống nhất và tương đối ổn định, được "lặp đi lặp lại" trong nhiều tác phẩm của nhà văn, thể hiện cái nhìn và sự chiếm lĩnh nghệ thuật độc đáo của nhà văn đối với thế giới và con người" [24, 16]. Như vậy, căn cứ duy nhất để khẳng định phong cách tác giả là những đặc điểm nổi bật (về nội dung và hình thức) trên từng tác phẩm văn học tạo nên tính độc đáo và giá trị của một nhà văn, một hiện tượng văn học. Theo chúng tôi, những biểu hiện độc đáo và giá trị thể hiện tài năng sáng tạo nghệ thuật ấy, đều được chi phối từ tư tưởng nghệ thuật của tác giả. Tư tưởng nghệ thuật ấy lại được cụ thể hoá trong cảm quan hiện thực, cảm hứng sáng tác chủ đạo, thế giới nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ... Trong đó cảm quan hiện thực là yếu tố hàng đầu có vị trí quan trọng. Nhà văn Nguyên Tuân đã từng khẳng định: "Mỗi người viết có một cái vision (nhỡn quan) riêng. Nó đẻ ra phong cách". Phong cách nhà văn là một quá trình vận động, phát triển không ngừng qua mỗi giai đoạn sáng tác. Mặc dù vậy, cái riêng độc đáo có giá trị mang tính thẩm Mỵ - cốt lõi phong cách, dù ở điều kiện hoàn cảnh nào cũng ổn định, thống nhất. Nó phải được "lặp đi lặp lại, một cách có hệ thống và luôn bị chi phối bởi cái nhìn độc đáo của nhà văn. Chúng thường xuyên ở thế vận động, phát triển và chịu ảnh hưởng của thế giới quan, môi trường xã hội và xu thế chung của thời đại. Nhưng dù ở môi trường nào, xu thế xã hội ra sao, yếu tố thường xuyên được "lặp đi lặp lại" ấy vẫn xuất hiện cho dù chúng ở thế lộ thiên hay dưới mạch ngầm. Nghiên cứu phong cách nghệ thuật Tô Hoài sẽ được chúng tôi nhìn nhận trên cơ sở định hướng như vậy. Yếu tố nổi trội vừa mang tính ổn định, độc đáo, vừa chi phối các yếu tố khác làm nên thế giới nghệ thuật riêng của Tô Hoài là cảm quan hiện thực đời thường. 12 Chương 1 CẢM QUAN HIỆN THỰC ĐỜI THƯỜNG - HẠT NHÂN PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT TÔ HOÀI Văn học phản ánh hiện thực. Hiện thực khách quan hiện diện trong tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng thẩm thấu qua lăng kính chủ quan của người nghệ sỹ. Lý giải vấn đề này, Gót đã chỉ rõ: "Nghệ thuật không cố gắng đua với tự nhiên trong toàn bộ bề rộng và chiều sâu của tự nhiên, nó bám vào mặt ngoài các hiện tượng của tự nhiên, nhưng nó có cái chiều sâu riêng của nó, cái sức mạnh riêng của nó, nó ghi lại những khoảnh khắc sâu sắc nhất của các hiện tượng bên ngoài ấy, làm phát lộ những gì có tính quy luật ở chúng, sự hoàn thiện của những cân đối hợp lý, đỉnh cao của cái đẹp, giá trị của ý nghĩ tư tưởng, độ mạnh của say mê. Vậy để tỏ lòng biết ơn tự nhiên đã sản sinh ra cả bản thân mình, người nghệ sỹ dâng trả lại cho tự nhiên một tự nhiên thứ hại nào đó. Song đây là một tự nhiên được sinh ra từ tình cảm và tư tưởng, một tự nhiên được hoàn thiện bởi con người". Như vậy, mỗi nghệ sỹ có sự cảm nhận về thế giới hiện thực khách quan khác nhau nên sự tái hiện, "dâng trả" cho hiện thực khách quan cũng khác nhau. Sự "dâng trả" ấy thể hiện trong từng tác phẩm nghệ thuật, trong cả gia tài nghệ thuật của họ. Căn cứ duy nhất để khảo sát, nhận diện bức tranh hiện thực của người nghệ sỹ là tác phẩm nghệ thuật. Các tác giả A.Ja Gurevich khi bàn về Các phạm trù Văn hoá Trung cổ, Mai Nauđôp - tác giả cuốn Tâm lý học sáng tạo văn học đều chú ý đến sự cảm thụ và nhận thức thế giới. Mai Nauđôp cho rằng, người nghệ sỹ là người "cực kỳ nhạy cảm", nên "anh ta nhanh chóng nhận xét, tóm bắt trúng được tất cả những gì thu hút sự chú ý của mình, để lại những dấu ấn khống gì xoá nổi trong tâm khảm". Chu Văn Sơn khi nghiên cứu cảm quan nghệ thuật Xuân Diệu đã có ý kiến xác đáng: "Có thể hiểu cảm quan như là lối cảm nhận riêng trong đó chứa đựng quan niệm và cách cắt nghĩa riêng về thế giới của người nghệ sỹ. Trong những trường hợp thật điển hình, cảm quan ấy thường đọng lại trong những hình mẫu tổng quát nào đó. Nó khiến cho cảnh quan thế giới đi vào tâm hồn người nghệ sỹ được khúc xạ qua hình mẫu ấy. Do đó, khi hiện hình trong sáng tạo thế giới xung quanh sẽ hiện ra như những biến thể, những hoá thân, phân thân khác nhau của cái hình mẫu ấy". Chúng tôi nhất trí với quan niệm: cảm quan hiện thực chính là "lối cảm nhận riêng" của người nghệ sỹ về thế giới hiện thực khách quan. "Lối cảm nhận riêng" này được huy động tổng lực từ những phẩm chất trí tuệ, phẩm chất tâm hồn, tài năng bẩm sinh của mỗi nhà văn. "Lối cảm nhận riêng" này vừa thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về thế giới khách quan, vừa ghi lại dấu ấn riêng sáng tạo không thể phai mờ của người nghệ sỹ. Dấu ấn riêng là xuất 13 phát điểm, nền tảng để họ xây dựng thế giới nghệ thuật của mình, để tạo ra những dấu hiệu thẩm Mỵ độc đáo và có giá trị làm nên phong cách nhà văn. Trong sáng tác của Tô Hoài, chúng lôi nhận thấy, trước cuộc sống hiện thực muôn màu muôn vẻ, nhà văn đặc biệt quan tâm và có niềm say mê mãnh liệt với con người và cuộc sống đời thường - đó là cuộc sống sinh hoạt, quan hệ thế sự, là những sinh hoạt phong tục, tập quán trong cuộc sống bình thường của lớp người lao động bình dân và lớp dân nghèo thành thị. Yếu tố thể hiện tư tưởng nghệ thuật và có tính chất quyết định được coi là hạt nhân phong cách nghệ thuật Tô Hoài là cảm quan hiện thực đời thường. I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CẢM QUAN HIỆN THỰC ĐỜI THƯỜNG Ở TÔ HOÀI 1. Hoàn cảnh gia đình, xã hội và bản thân a. Hoàn cảnh gia đình và xã hội Tô Hoài sinh ra và lớn lên tại quê ngoại, trong một gia đình nghèo làm nghề thủ công ở làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Hoàn cảnh đó khiến nhà văn khi được sống trong những niềm vui bình dị, khi lại phải chứng kiến những nỗi buồn thấm thía xót xa. Ngay từ nhỏ, ông đã sớm hoà mình trong cuộc sống của gia đình lúc phong lưu cũng như khi sa sút, túng quẫn. Tô Hoài cũng đã cảm nhận được niềm vui sum họp và nỗi buồn trong cảnh chia ly. Người cha vô cùng yêu quý, rất cưng chiều anh em "thằng cu" sớm phải từ giã quê hương vào đồng đất Sài Gòn kiếm sống, vì đã đi tìm việc nhiều nơi ở Hà Nội nhưng không được. Người mẹ hiền lành, tần tảo, suốt một đời cam chịu số phận nhọc nhằn là mảnh đời sống động ảnh hưởng sâu sắc đến đôi mắt thơ ngây của nhà văn. Hình ảnh người mẹ "có buổi chiều (...) rối rít cuống queo xua con chó vện của nhà cứ lăn xả vào cắn", bởi "bữa ấy u tôi chỉ thử cái áo vải gốc rồi mai đem nấu nâu" [90, 23-24] ám ảnh day dứt mãi trong nỗi niềm thương cảm của Tô Hoài. Cái nghèo, cái đói cứ bám riết lấy gia đình, cho dù quanh năm, suốt tháng "mẹ làm đến khuya lắm. Nhiều lúc thức giấc, nhìn ra vách hãy còn ánh đèn lung linh" [90, l08], thế mà cuộc sống vẫn hoàn túng thiếu. Nhưng nỗi gian truân về vật chất của người mẹ chưa thấm thía bằng nỗi đau về linh thần. Bởi đứa con gái xấu số đã chết vì bệnh sởi, lại "có tới mấy năm rồi, không tin tức bố tôi", "người làng đồn bố tôi đã lấy vợ ở bên Sài gòn" [90, 168], để lại nỗi buồn trống trải trong tâm hồn người mẹ đáng thương. Tuổi thơ Tô Hoài rất gần gũi với ông bà ngoại và các dì. Ông ngoại "nghiện rượu ngữ", khi thì ông sinh sự, đay nghiến chửi bà rằng "chỉ vì con mẹ trời đánh kia mà ông không có con trai" [90, 15], để rồi cuối cùng ông tìm gậy vừa hét vừa đập tất cả...; khi lại rất hiền lành âu yếm kể biết bao nhiêu là chuyện ngày xưa... Bà ngoại vừa cam chịu, cũng vừa lắm điều nhiều lời "không bao giờ im được" nên những cuộc xô xát thường xuyên xảy ra. Mặc dù vậy, với "thằng cu" bà lại là người 14 mát tính và chiều chuộng hết lòng. Nhớ những ngày đầu đi học, bà dỗ dành đưa cháu đến tận trường, thậm chí còn phải vào lớp ngồi cạnh cháu đến khi trống tan, bà lại dắt cháu về nhà... Và các dì, cuộc sống quẫn bách nên cũng không còn thuần khiết như xưa, cũng cãi lại cha mẹ, cũng tình ý với thầy giáo làng để bị đánh ghen giữa nơi Kẻ Chợ, cũng đánh chửi con cái... Không khí gia đình đến ngày phiên chợ thật nặng nề: "Nhà người ta phiên chợ bán được hàng thì vui, nhà tôi, ngày chợ không sinh chuyện này thì sinh chuyện khác. Hàng ít lại hàng xấu, không đều, mặt hàng gùn gụt lên, không ai mua. Thế là xảy ra những trận xô xát giữa bà ngoại tôi và các dì tôi". Vậy nên, "nhà tôi còn êm ấm sao được nữa, trong khi sự túng thiếu càng gô cổ mỗi con người lại và mỗi người đều cứ ngày càng bẳn gắt nhau hơn, càng lúc thương lúc ghét nhau, thật hết sức thất thường" [90, 164]. Họ hàng bên nội của Tô Hoài cũng nghèo lắm, đến độ ngày sinh của con cháu cũng không biết, không nhớ. Ông bà nội lam lũ, nghèo khó quanh năm, bà ngoại già còm cõi một mình buôn thúng bán mẹt lần hồi, dành tất cả tình thương cho đứa cháu hờ... Vậy là, hai bên gia đình nội - ngoại của Tô Hoài đều không có truyền thống văn chương, mà chỉ "trang bị" cho nhà văn cảnh nghèo đói, quẫn bách, tuy chưa tới tận cùng dưới đáy xã hội nhưng cũng đủ thấm thía nỗi khổ vì túng thiếu cơm áo gạo tiền. Là người con của tầng lớp lao động bình dân, lại được chứng kiến cảnh buồn nhiều hơn vui của gia đình mình, Tô Hoài sớm chan hoà trong cuộc sống gian truân đời thường để cảm nhận nó. Có lẽ vì vậy chăng mà cảm quan hiện thực của nhà văn "thấm được và thấm nhanh cái buồn" (Vân Thanh). Tô Hoài vào nghề từ những năm 40 của thế kỷ XX. Hoàn cảnh xã hội trong những năm này cũng có nhiều sự kiện không thể bao giờ quên - vui có, buồn có, đau khổ xót xa cũng có. Xã hội Việt Nam dưới thời thuộc Pháp mang tính chất thực dân nửa phong kiến, trong đó chứa đựng nhiều mâu thuẫn - giữa dân tộc với đế quốc; giữa nông dân với địa chủ. Những mâu thuẫn đó ngày càng gay gắt quyết liệt đặc biệt là mâu thuẫn giữa dân tộc với đế quốc. Những năm này, dân tộc ta chịu hậu quả nặng nề của nhiều cuộc chiến tranh và khủng hoảng: chiến tranh thế giới thứ Nhất (1914- 1918); cuộc khủng hoảng kinh tế (1929- 1933) và cuộc đại chiến thế giới lần thứ Hai (1939- 1945). Để phục vụ chiến tranh, thực dân Pháp ra sức bóc lột nhân dân ta, khiến đời sống người dân vô cùng điêu đứng Rồi Pháp đầu hàng Đức rồi mở cửa Đông Dương cho Nhật nhảy vào nước ta, từ đó, dân ta một cổ hai tròng. Hai tên đế quốc Pháp, Nhật với những chính sách tàn bạo khốc liệt đã trở thành nguyên nhân trực tiếp gây ra nạn đói vô cùng khủng khiếp trong lịch sử dân tộc - hơn hai triệu người dân chết đói. Những năm này, không khí ngột ngạt bao trùm cả xã hội và lan dần vào từng ngõ xóm. Làng quê Tô Hoài chưa bao giờ lại "tiêu điều khốn khổ đến như thế. Nghề dệt lụa đã lụi bại chết hẳn. Khung cửi người ta đem chẻ củi, bán làm củi. Người đi tha hương bơ vơ những đâu, vãn cả làng. Trông trước thấy cái đói, cái chết mà không biết 15 làm thế nào" [90, 311]. Từ đó, những mối quan hệ xã hội, những nét đẹp văn hoá làng quê bị xáo trộn, tàn phá dữ dội. "Người ta chơi chắn cạ, xóc đa, thò lò suốt ngày, suốt đêm. Sát phạt nhau từ một xu trở lên, và cái sự mất trộm vặt thì thường xảy ra. Con chó, con gà đi tha thẩn ngoài ngõ, vô ý không ai trông mất ngoan ngay. Cái váy, cái quần phơi ngoài sân, biến là thường. Thậm chí, ngoài vườn có mấy quả đu đủ xanh cũng bị vặt trụi. Không hôm nào là không có người vác gậy, cầm mõ đi dong ra dong vào để chửi nhưng đứa ăn cắp vặt" [61, 220]. Xã hội, làng quê ngày càng xơ xác tiêu điều. "Trên chợ Bưởi, người lang thang ở đâu đến càng nhiều. Buổi tối lăn vào ngủ trong các cầu chợ, sáng ra nhiều người nằm lại, không còn sức bò đi kiếm được nữa" [90, 317]. Cảnh đau lòng ấy không chỉ ở một nơi nào, một vùng nào, mà "ở đâu bây giờ cũng như ở chợ Bưởi, những chức việc trong làng cả đêm phải đi rình đuổi không cho người đói đứng lại ở địa phận mình. Sợ đêm nó chết. Và hễ gặp cái xác nào, lập tức kẻo vứt sang làng kia. Người ta sợ phải chôn. Chôn xác trần trụi không có cả chiếu bó, cũng phải mất tiền thuê người đào huyệt. Tiền đâu ra mà hôm nào cũng thuê đào hàng chục cái huyệt. Mà người đào huyệt bây giờ cũng hiếm" [90, 338]. Chứng kiến bao cảnh đời thảm thương bất hạnh ấy, nhà văn sớm trĩu nặng một nỗi lòng, một tâm trạng buồn. Nhưng cũng ở ngay trong những năm tháng đen tối này, cách mạng lan rộng, phong trào vùn vụt lên, vươn trên cả cái chết - Phong trào Cách mạng dân chủ (1936 - 1 939); Phong trào Cách mạng phản đế Đông dương (1939 1941). Những hoạt động ái hữu thợ dệt, Thanh niên dân chủ, Văn hoá cứu quốc lan rộng. Cái đói cái nghèo không thể dập tắt khao khát lý tưởng của thanh niên. Tổ chức cách mạng dù bị lùng soát dữ dội nhưng đã thu hút không ít thanh niên tích cực Trong khổ đau, bắt bớ, tù đày, tra tấn, họ vẫn một lòng tin vào cách mạng. Bởi họ hiểu rằng cách mạng đã gắn bó với tuổi trẻ chúng tôi, với làng tôi. Cách mạng là đường sống, dù gian nguy, nhưng là đường đưa tới thay đổi" [90, 311]. Và thế là, trong mỗi con người được thắp sáng một niềm tin. Họ vượt qua tất cả để tìm đến một cuộc sống với ý nghĩa đích thực của nó. Tô Hoài tâm sự: "Tôi lớn lên giữa những buồn vui, những gian truân trong vòng mọi tập tục, thói quen của lớp tuổi lôi trong làng. Lúc đó, đương thời kỳ Mặt trận bình dân. Lý tưởng cộng sản như giấc mơ đẹp đến với những người thanh niên cùng lứa, cùng cảnh như tôi" [90, 271]. Vốn gắn bó với làng quê, chứng kiến mọi vui - buồn, hay - dở cùng những bước thăng - trầm, thịnh - suy của làng nghề truyền thống, Tô Hoài hơn bao giờ hết cảm nhận thấm thía về đời sống xã hội từ nhiều chiều của nó. b. Hoàn cảnh bản thân Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 trong một gia đình thợ thủ công nghèo. Ông chỉ được học hết bậc tiểu học, rồi cũng như mọi thanh niên trai làng khác, Tô Hoài sớm trở thành anh thợ cửi. Nhưng cảnh nhà nghèo, nghề dệt lại lụi bại dần, Tố Hoài lận đận trong mưu kế sinh nhai. Ông phải đi kiếm sống bằng nhiều nghề: thợ cửi, bán hàng, phụ kế toán, coi kho cho hiệu buôn giày, dạy học 16 và còn sống qua những ngày thất nghiệp tủi nhục không một đồng xu dính túi. Tô Hoài đến với nghề văn hết sức tự nhiên và bắt đầu bằng một số bài thơ lãng mạn. Ông sớm nhận ra rằng đây không phải là mảnh đất "canh tác" của mình và nhanh chóng chuyển sang "cánh đồng" văn xuôi. Ở mảnh đất này, ông đã chuyển tải mọi chuyện vui - buồn, hay - dở lên trang sách để trở thành một nhà văn yêu quý của con người và cuộc sống đời thường. Tô Hoài sớm giác ngộ cách mạng. Trước Cách mạng tháng Tám, ông đã tích cực tham gia phong trào ái hữu thợ dệt, Thanh niên Dân chủ, vào tổ Văn hoá cứu quốc. Sau cách mạng, ông đến với đồng bào Tây Bắc và đắm mình trong cuộc sống của các dân tộc miền núi. Ông cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với họ. Cũng "ăn thịt ngựa, thịt chó nhạt, ăn rêu đá nướng và bọ hung xào như bà con, cùng vác cửi, thổi sáo, bắt chuột, bắt con túi và đêm trăng sáng theo thanh niên Hmông đi "cướp vợ" [124, 22]. Không những thế, Tô Hoài còn rất quý trọng những người "bạn" nơi núi rừng này. Tô Hoài tâm sự: "Tôi thích những người ấy lắm. Cô thì nhận là em. Cô thì nhận là con. Qua họ, mình biết được người thật, việc thật, người bình thường, việc bình thường. Vì thế, trước kia tôi có biết tý gì về miền núi đâu. Nhưng bây giờ tôi dám viết về miền núi. Tôi đã viết say sưa về miền núi. Tôi đã để công phu vào việc học tiếng miền núi, và đã tha thiết yêu người miền núi, coi miền núi như quê hương mình vậy" [132, 532]. Từ đó, ông rất dễ thông cảm với các phong tục và những tình cảm riêng của các dân tộc. Thế là con mắt quan sát tinh tế thấm đượm tình đời lại có dịp thể hiện trên một mảnh đất mới. Từ đây, hai mảnh đất máu thịt trong cuộc đời sáng tạo nghệ thuật được nhà văn cảm nhận theo một lăng kính hoàn toàn nhất quán. ông cứ bám riết lấy cuộc sống trong một cảm quan hiện thực đời thường để tung hoành ngòi bút. Tô Hoài vốn có khiếu quan sát tinh quái, đến "con ruồi bay qua không lọt khỏi mắt"(Vương Trí Nhàn). Chính vì vậy, mọi cảnh đời, mọi số phận, mọi vui- buồn, hay dở trong cuộc sống đều được nhà văn cảm nhận ở chiều nhân bản. Viết về cái dở, cái xấu không phải để dè bỉu, chê bai mà sự hiện diện của nó đem lại sự trọn vẹn trong thế giới vô cùng sinh động và phong phú của chúng ta. Cùng với nhu cầu thôi thúc tự bên trong, Tô Hoài còn rất say mê học tập và ham hiểu biết. Để tự trau dồi kiến thức cho mình, ông rất chăm chỉ đọc sách báo, ghi chép hằng ngày một cách tỷ mỹ, chi tiết, từ giá cả sinh hoạt chợ búa, đến tiếng nhà nghề, tiếng địa phương... Tất cả đã giúp ông có vốn sống ngày càng phong phú, đa dạng. Không những thế, ông còn hay đến các quán ăn ở Hà Nội, từ đại lầu Hoan lạc viên, bà bún thang, bà nem chua giò chả, đến ông Văn Phú ếch tẩm bột rán, bà cụ chả cá phố Hàng Lược... để quan sát và ghi chép. Ông còn đọc "thượng vàng hạ cám, cái gì đến tay cũng đọc". Ông học trong sách, học ngoài cuộc đời và học nhân dân. Học ở trường đời là môi trường rộng lớn bất tận mà lâu nay tác giả tâm niệm. Nhận biết rõ tầm quan trọng của việc quan sát, tích luỹ vốn sống, nhà văn còn tích cực tham gia vào công việc viết báo. Công việc này giúp ông nắm bắt nhanh nhạy và chính xác hiện thực cuộc sống. Không những thế, Tô Hoài còn tham gia rất nhiều công việc chính quyền, 17 đoàn thể, hết làm chủ bút Tạp chí Cứu quốc Uỷ viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương trong Hội Văn nghệ Việt Nam, Thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ, Tổng thư ký rồi Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn, Giám đốc Nhà xuất bản Hội nhà văn, Bí thư Đảng đoàn rồi Uỷ viên Đảng đoàn Hội nhà văn, Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, Uỷ viên Đoàn chủ tịch Uỷ ban liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Uỷ viên Hội đồng Văn học thiếu nhi, lại còn tham gia vào nhiều công tác xã hội khác: đại biểu Quốc hội khoá VII của Hà Nội, Phó chủ tịch Uỷ ban đoàn kết Á Phi của Việt Nam, Uỷ viên Ban chấp hành Hội hữu nghị Việt Xô, ngoài ra ông còn tham gia hoạt động tại phố phường, sinh hoạt tổ dân phố... Các hoạt động không biết mệt mỏi ấy đã giúp nhà văn bắt rễ sâu hơn vào cuộc sống thường nhật muôn màu muôn vẻ. 2. Quan niệm về văn chương của Tô Hoài Yếu tố cất lõi tạo cơ sở hình thành cảm quan hiện thực của Tô Hoài không chỉ là hoàn cảnh gia đình, xã hội và bản thân mà còn là quan niệm về văn chương của tác giả. Ngay từ những ngày đầu cầm bút, Tô Hoài đã có một quan niệm văn chương riêng. Dù quan niệm về văn chương của ông chưa được thể hiện một cách có hệ thống và chiều sâu như Nam Cao, nhưng trong nhiều tác phẩm của mình, nhà văn đã bộc lộ một cách khá rạch ròi. Từ khi mới cầm bút, Tô Hoài đã nhận thấy: "Chưa bao giờ tôi bắt chước viết theo truyện của Khái Hưng, Nhất Linh. Mặc dù tôi cũng thích đọc những truyện ấy. Bởi lẽ giản dị: viết truyện viển vông giang hồ kỳ hiệp, ai cũng có thể tưởng tượng, nhưng viết giống cái thật thì đời và người trong truyện của mấy ông nhà giàu con quan và có đồn điền như thế, tôi không biết những kiểu người ấy, không bắt chước được" [90, 285]. Ý thức sâu sắc về ngòi bút của mình, về cái "tạng" của riêng mình, Tô Hoài đã sớm nhận ra con đường sáng tạo riêng. Ông tâm sự: những ngày đầu cầm bút, "đời sống xã hội quanh tôi, tư tưởng và hoàn cảnh của chính tôi đã vào cả trong những sáng tác của tôi. Ý nghĩ tự nhiên của tôi bấy giờ là viết những sự xảy ra trong nhà, trong làng quanh mình" [90, 236]. Vậy là, viết những chuyện viển vông giang hồ kỳ hiệp không phải là sở trường của nhà văn, mà cuộc sống bình dị của mình, quanh mình mới là mảnh đất để nhà văn khai phá. Chính một "gã" văn sĩ nghèo trong truyện ngắn. Hết một buổi chiều của Tô Hoài đã nghĩ rằng: "mỗi khi cấm bút lên mà kể chuyện một dòng nước, một cánh hoa, một làn mây trắng, thì gã thấy như mình đương làm một việc gì trào phúng quá. Gã ngượng với bút. Gã ngượng với chính cái mặt gã soi thấy ở trong gương" [tr. 195]. Thế là, viết về cái của mình, quanh mình đã là định hướng nghệ thuật của Tô Hoài. Từ đó, một cách tự nhiên, ông đã hướng ngòi bút của mình vào "những chuyện trong làng và trong nhà, những cảnh và người của một vùng công nghệ đương sa sút nghèo khó" [97, 66]. Hơn nữa, những năm này, Tô Hoài chịu ảnh hưởng sâu sắc của phong trào Mặt trận dân chủ Đông dương, chịu sự tác động của Hội văn hoá cứu quốc, vậy nên, đi vào con đường chủ nghĩa hiện thực, Tô Hoài không rơi vào sự bế tắc tuyệt vọng. Chính từ quan niệm văn chương ấy, từ ý thức nghệ thuật ấy, nhà văn luôn gắn bó với con người và cuộc sống để tìm nguồn cảm hứng và chất liệu cho ngòi bút. 18 II. CÁC PHƯƠNG DIỆN THẾ HIỆN CẢM QUAN HIỆN THỰC CỦA TÔ HOÀI 1. Cảm quan nhân bản đời thường về con người a. Con người bình thường với những phẩm chất, cá tính và thói tật Xây dựng thế giới nhân vật, mỗi nhà văn đều xuất phát từ cảm quan về con người của riêng mình. Dưới con mắt của Nguyễn Tuân, nhà văn luôn cảm nhận con người ở phẩm chất nghệ sỹ tài hoa tài tử ở họ ít có những dung tục đời thường. Đó là ông nghè, ông cử với những tài nghệ thưởng thức thú vui tao nhã một thời (Vang bóng một thời), là những anh bồ đội, những chị dân công, những người lái đò... (Sông Đà) mang trong mình chất vàng mười của tâm hồn con người Tây Bắc. Nam Cao trước cách mạng cũng đến với con người trong cái "vặt vãnh" đời thường, nhưng ở đó con người luôn tự ý thức rõ rệt về chính mình, về cuộc sống, đến độ họ phải dằn vặt đau đớn trước những bi kịch xót xa của kiếp người, phải gánh chịu những kết cục hết sức bi thảm (Chí Phèo, Lang Rận, lão Hạc... ). Tô Hoài, sau hơn nửa thế kỷ miệt mài sáng tạo nghệ thuật trên một cảm quan nhất quán về con người, năm 1992 trong cuốn hồi ký Cát bụi chân ai, ông phát biểu thật rành rõ: "người ta ra người ta thì phải là người ta đã chứ". Vậy là theo Tô Hoài, con người trước hết phải là chính mình, phải là tất cả những gì thuộc quyền sở hữu riêng mà "thượng đế" đã ban phát trao tặng: phải có phẩm chất, cọ thói tật; có hay, có dở; có tốt, có xấu; có ý thức và vô thức; có bản năng và không bản năng trong sự thăng bằng tự nhiên để làm nên sự trọn vẹn trong một con người bình thường. ông cho rằng con người không phải là thánh nhân, càng không thể siêu phàm. Con người không thể hoàn toàn được gạn lọc bởi những tinh tuý trong suốt như pha lê, mà ở họ còn tiềm ẩn cái xấu, cái dở, thậm chí cả cái phần đen tối lẩn khuất trong tâm hồn. Thế nhưng, từ sâu thẳm mỗi con người, cái tốt, cái hay vẫn là cơ bản làm nền tảng đạo đức bền vững. Trong sự nghiệp sáng lác của mình, Tô Hoài viết trên nhiều thể loại. Thể loại in đậm dấu ấn cảm quan con người của nhà văn là thể hồi ký. Trong khi nhiều người viết hồi ký mong muốn "dựng lên dấu ấn muôn đời của bản thân vượt qua thời gian và ký ức cá nhân", thì Tô Hoài lại quan niệm hết sức bình thường - có sao viết vậy cả chuyện mình lẫn chuyện người, cả phẩm chất, cá tính và thói tật. ông sống đến đâu viết đến đấy, "không đặt vào sách quá nhiều ý nghĩa như những người khác" (Vương Trí Nhàn). Vì thế, từ Cỏ dại (1944), Tự truyện (1978), Cát bụi chân ai (1992), đến Chiều chiều (1999), người ta thấy một Tô Hoài những ngày thơ ấu như dám cỏ dại "nó leo hoang trong đám cỏ bên lề đường đi. Cái giống cỏ dại, cỏ không tên rườm rà, ken khít bò ngẩn ngơ trong mấy khoảng đất rác rưởi", qua những năm tháng bước vào trường đời vật vã kiếm sống, tìm việc làm, tìm miếng ăn và đến với cách mạng trong những năm đấu của cuộc kháng chiến, để mở ra một giai đoạn mới với tư cách một anh cán bộ kháng chiến, một nhà báo, một nhà văn... 19 Trong thể hồi ký của Tô Hoài, người đọc còn thấy chân dung đời thường của những nhà văn tên tuổi trong nền văn học hiện đại nước nhà: Xuân Diệu "tình trai" lai láng, những đêm hoan lạc với người bạn tình" khiến hậu thế phải bàng hoàng sửng sốt; Nguyễn Tuân kỹ tính, lịch lãm theo phong cách riêng thà cũng không kém phần hóm hỉnh, biết đùa; Nguyên Hồng dễ dãi trong sinh hoạt và ăn uống, lại hay khóc và thường vui buồn đột nhiên khó hiểu; Ngô Tất Tố có tật quệt nước mũi vào gốc cây; Tú Mỡ vừa ngơ ngác vừa thâm thuý lại không biết đùa...(Cát bụi chân ai). Được làm quen với các nhà văn qua cảm quan về con người của Tô Hoài khiến khoảng cách giữa họ với độc giả gần như được xoá nhoà. Người đọc ngỡ ngàng nhận thấy họ đâu phải là thánh nhân, họ cũng là con người bàng xương bằng thịt, cũng có phẩm chất, có thói tật, có dở, có hay. Phải là người gần gũi, thấu hiểu, cảm thông nhiều lắm với đồng nghiệp, nhà văn mới có được những trang văn đời thường như thế. Tô Hoài không phải là người đầu tiên, cũng không phải là người cuối cùng có cảm quan về con người đời thường. Nhưng khác với Nam Cao, Nguyễn Minh Châu (sau 1975)..., Tô Hoài thường ít tìm đến chiều sâu nhân bản trong những triết lý nhân sính sâu sắc. Cảm quan về con người đời thường, Tô Hoài muốn gửi bức thông điệp đến chúng ta - hãy trân trọng mỗi phẩm chất, cá tính của con người, bởi chính nó mới đúng là cuộc sống. b. Con người trong cuộc sống với niềm vui và nỗi buồn, niềm hạnh phúc và nỗi khổ đau Trên từng trang viết của Tô Hoài, con người thường được đặt trong môi trường thế sự. Ở đó, nhà văn quan tâm đến từng mảnh đời từng số phận, đến "cả những cái đau khổ xót xa cũng như những niềm vui nho nhỏ mà người nông dân có được trong cuộc sống hằng ngày" (Hà Minh Đức). Cùng quan tâm tới mỗi mảnh đời, mỗi số phận, Nam Cao (trước cách mạng) thường dạy con người tới tận cùng của nỗi khổ đau, tận cùng của những bi kịch xót xa đau đớn. Hơn thế, Nam Cao không dừng lại ở một số phận, một con người mà đây là cả một vấn đề nhức nhối trong xã hội cũ (Chí Phèo, Lang Rận, Binh Chức, lão Hạc...). Tô Hoàn không đẩy con người tới tận cùng sự bi thảm tuyệt vọng như thế. Trong cảm quan của ông, con người có khổ đau, có bất hạnh, có tha hoá, nhưng họ vẫn còn giữ được chính mình. Anh Duyên (Nhà nghèo) phải tận mắt chứng kiến cảnh đứa con gái chẳng may bị rắn độc cần chết vào một buổi chiều đi bắt nhái; "mụ Hối" (ông cúm bà co) bỏ lại hai đứa con thơ vì bệnh nặng nhà nghèo "không có lấy một đồng xu nhỏ" chữa bệnh; "lão lái Khẽ (Khách nợ) chết vì bị chó dại cắn, "nằm còng queo" trong bốn ngày Tết; anh Thoại (Quê người) trong cảnh nhà nghèo tiền hết, gạo hết, đứa con nhỏ lại ốm nhách, "hai mắt cam dịp hẳn lại", "trong nhà không có cái gì đáng giá được một hào". Chiều ba mươi Tết, anh đi đòi nợ ông cả Thóc có năm hào tám tiền công dệt lĩnh, vậy mà chỉ được "thanh toán" công nợ bằng một trận đánh nhau kịch liệt. Trông vào gia cảnh nhà anh sao mà xót xa đến vậy! "Ngày mai mùng một Tết, chẳng có xôi, 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan