Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Y học Phòng bệnh sởi khi vào mùa...

Tài liệu Phòng bệnh sởi khi vào mùa

.PDF
5
211
92

Mô tả:

Phòng bệnh sởi khi vào mùa Mùa đông xuân là thời điểm thuận lợi cho các dịch bệnh lây qua đường hô hấp như cúm, quai bị, rubella, đặc biệt là sởi bùng phát. Năm 2014, dịch sởi bùng phát mạnh mẽ trong các tháng đầu năm, đặc biệt nhiều trẻ dưới 9 tháng tuổi, chưa đến tuổi tiêm vắc-xin cũng mắc bệnh. Thời điểm hiện nay là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, chính vì vậy cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân trong công tác phòng bệnh là điều quan trọng. Để giúp độc giả hiểu hơn về căn bệnh này, sau đây VnDoc sẽ chia sẻ những kiến thức hữu ích giúp phòng và chữa bệnh hiệu quả. Dịch sởi đe dọa quay trở lại Tại các tỉnh của Lào sát biên giới Việt Nam, bệnh sởi hiện đang tăng cao cả về số ca bệnh và tử vong. Chính vì vậy, nguy cơ bệnh sởi quay trở lại ở Việt Nam là rất cao vì mầm bệnh vẫn tồn tại trong cộng đồng và xuất hiện lẻ tẻ các ca mắc. Bệnh sởi là một căn bệnh thường gặp ở trẻ em Trong khi đó người dân Lào sang Việt Nam khám chữa bệnh nên việc lây những bệnh qua đường hô hấp sang nước ta là hoàn toàn có thể. Ngoài ra, tại khu vực biên giới của Trung Quốc, sởi xuất hiện từ cách đây 3 năm và hiện nước này vẫn chưa hoàn toàn được khống chế triệt để. Vì thế, Bộ Y tế đã yêu cầu toàn bộ các tỉnh miền núi giáp Lào, Trung Quốc tiêm ngay vắc-xin sởi - rubella đồng bộ cho trẻ 1 - 14 tuổi để đảm bảo tạo hành lang chắn. Thường chiến dịch yêu cầu tiêm thành 3 đợt cho trẻ 1 - 5 tuổi, 5 - 10 tuổi và 10 - 14 tuổi. Biểu hiện của bệnh và những biến chứng Trẻ bị sởi thường bị sốt cao liên tục Trẻ em không được tiêm vắc-xin phòng bệnh có nguy cơ mắc sởi và các biến chứng cao nhất, thậm chí gây tử vong. Phụ nữ mang thai không được tiêm phòng cũng có nguy cơ. Bất cứ ai không có miễn dịch (người chưa được tiêm phòng hoặc đã được tiêm phòng nhưng không tạo được miễn dịch) đều có thể mắc sởi. Các triệu chứng của sởi là sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 39 - 40 độ C, sốt liên tục. Trẻ bị hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, viêm kết mạc, dử mắt, phù nhẹ mi, ho (có thể ho khan, khàn tiếng hoặc có đờm), tiêu chảy. Có những chấm nhỏ khoảng 1mm nổi lên trên niêm mạc má, dễ quan sát khi trẻ há miệng to; chấm có màu đỏ, sung huyết, ở vị trí ngang với răng hàm thứ nhất. Dấu hiệu này mất nhanh trong vòng 12 - 18 giờ. Sau khi sốt 3 - 4 ngày, trẻ bị phát ban. Đầu tiên ban mọc từ sau tai, lan dần hai bên má, cổ, ngực, chi trên, sau lưng, chi dưới, đến toàn thân. Ban màu hồng nhạt, nhẵn, khi ấn vào thì biến mất, có xu hướng kết dính lại với nhau, phát ban xen giữa những khoảng da lành. Thể nhẹ thì ban rải rác, thể nặng thì ban dày gần như che kín da, cả gan bàn tay, chân, sau khi bay để lại vết thâm trên da. Trẻ ăn kém, mệt mỏi. Thường thì 3 - 4 ngày sau khi ban mọc, ban sẽ bắt đầu bay, nhạt màu dần, nơi nào mọc trước thì sẽ bay trước và để lại vết thâm trên da, khoảng một tuần sau thì không còn dấu vết gì. Cần phân biệt bệnh sởi với ban dị ứng (trẻ thường phát ban từng mảng, dạng mề đay, ngứa) và phát ban trong các bệnh khác (như tinh hồng nhiệt, nhiễm trùng...). Điều đáng sợ nhất của sởi không phải là ban mà là các biến chứng. Có khoảng 30% trẻ em bị sởi xuất hiện một hoặc nhiều biến chứng. Các biến chứng thường gặp là viêm phổi, nhiễm trùng tai, tiêu chảy, viêm loét giác mạc, viêm não. Cần phát hiện sớm các biến chứng sau khi mắc sởi, đặc biệt là sau khi ban bay hết mà trẻ vẫn còn sốt. Chăm sóc và điều trị Không có phương pháp điều trị kháng virus đặc hiệu cho bệnh sởi. Có thể phòng tránh một số biến chứng nghiêm trọng của bệnh sởi bằng cách chăm sóc tốt, đảm bảo đủ dinh dưỡng, uống đủ nước, và điều trị mất nước với dung dịch bù nước và điện giải. Trẻ bị sởi nên được bổ sung vitamin A Tất cả trẻ được chẩn đoán bị sởi nên được uống bổ sung 2 liều vitamin A, cách nhau 24 giờ. Việc làm này nhằm phục hồi nồng độ vitamin A thấp khi mắc sởi, xuất hiện ở cả những trẻ được chăm sóc dinh dưỡng tốt và có thể dự phòng tổn thương mắt và mù. Bổ sung vitamin A cho thấy giảm 50% số ca tử vong do sởi. Chăm sóc trẻ mắc sởi tại nhà: Khi phát hiện có trẻ mắc sởi dạng nhẹ có thể điều trị và chăm sóc tại nhà. Điều quan trọng cần chú ý là thực hiện việc cách ly trẻ bệnh với các trẻ lành. Người chăm sóc trẻ bệnh phải rửa tay sạch sẽ trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bệnh rồi mới được chăm sóc trẻ lành. Do bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao nên việc phòng ngừa bệnh, tránh tình trạng lây lan trong cộng đồng là điều cần chú ý. Mọi người cần giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh, giữ gìn nơi ở thông thoáng, sạch sẽ. Nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ bằng chế độ ăn với đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đồng thời tăng cường lượng nước uống giàu vitamin nhất là vitamin A để bảo vệ đôi mắt của trẻ mắc bệnh sởi. Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn. Việc điều trị bằng thuốc cho trẻ tuyệt đối phải tuân theo chỉ dẫn của thầy thuốc trong từng trường hợp cụ thể để tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra. Giữ trẻ ở nhà nghỉ ngơi cho đến khi trẻ khỏe hẳn và trẻ có thể tới trường. Các biện pháp dự phòng Tiêm vắc-xin phòng sởi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ hai mũi theo khuyến cáo của ngành y tế: Mũi 1 lúc trẻ 9 tháng tuổi và mũi 2 lúc trẻ 18 tháng tuổi. Bên cạnh đó, cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung hợp lý các vitamin và chất khoáng, đặc biệt là vitamin A. Đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường đặc biệt là những người tiếp xúc gần với bệnh nhân (sống cùng nhà, người chăm sóc bệnh nhân,…). Tránh tối đa việc chùi tay lên mắt, mũi, miệng. Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh. Khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Tiêm vắc-xin cho trẻ để phòng bệnh hiệu quả Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân, đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng. Thường xuyên làm sạch đồ chơi, đồ vật bị nghi ngờ ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng, hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch. Lau sàn nhà, tay nắm cửa, lan can cầu thang, mặt bàn, ghế… bằng xà phòng, hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch từ 1-2 lần/ngày. Mọi người trong cộng đồng đều phải thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh cá nhân. Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt trong những phòng chật hẹp, thiếu không khí trong khu vực ổ dịch. Khi có biểu hiện mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời. Theo Sức khỏe đời sống
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng