TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
O
T U T
Ó
ỌC – MÔI TRƢỜNG
-----
BÁO CÁO
NG IÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
PHỐI CHẾ SẢN PHẨM GEL ĐUỔI MUỖI
BỔ SUNG DẦU NEEM (AZADIRACHTA INDICA)
VÀ TIN
DẦU SẢ (CYMBOPOGON CITRATUS )
NGUYỄN TRÚC
ĐIN
À
T Ị THU THẢO
ĐỒNG NAI, T ÁNG 11/2019
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
O
T U T
Ó
ỌC – MÔI TRƢỜNG
-----
BÁO CÁO
NG IÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
PHỐI CHẾ SẢN PHẨM GEL ĐUỔI MUỖI BỔ
SUNG DẦU NEEM (AZADIRACHTA INDICA) VÀ
TINH DẦU SẢ (CYMBOPOGON CITRATUS)
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN TRÚC
ĐIN
À
T Ị THU THẢO
Giáo viên hƣớng dẫn: THS. PHAN KIM ANH
TS. NGUYỄN HUỲNH BẠC
ĐỒNG NAI, 11/2019
SƠN LONG
LỜI MỞ ĐẦU
Để hoàn thành đề tài “Phối chế sản phẩm gel đuổi muỗi bổ sung dầu neem
(Azadirachta indica) và tinh dầu sả (Cymbopogon citratus) ” là đề tài tốt nghiệp sau
bốn năm học tập tại trường.
Lời đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học
Lạc Hồng, Ban lãnh đạo Khoa Kỹ thuật Hóa học và Môi trường Trường Đại học Lạc
Hồng đã tạo điều kiện để chúng em hoàn thành đề tài nghiên cứu trong thời gian qua.
Chúng em xin trân trọng và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Nguyễn
Huỳnh Bạch Sơn Long và cô ThS. Phan Kim Anh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng
em thực hiện đề tài, truyền đạt kinh nghiệm cho chúng em và tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn chúng em hoàn thành tốt đề tài được giao.
Chúng em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô quản lý các phòng thí nghiệm
của Khoa Kỹ thuật Hóa học và Môi trường đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất để nhóm
thực hiện được đề tài một cách tốt nhất.
Cuối cùng, chúng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC
ÌN
MỞ ĐẦU
C ƢƠNG 1 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
1.1.
Sản phẩm đuổi muỗi: ......................................................................................... 3
1.1.1.
Giới thiệu chung: ......................................................................................... 3
1.1.2.
Thành phần sản phẩm đuổi muỗi: ............................................................... 4
1.2.
Dầu Neem: ......................................................................................................... 5
1.2.1.
Giới thiệu chung: ......................................................................................... 5
1.2.2.
Thành phần hóa học có trong dầu neem: .................................................... 6
1.2.3.
Giá trị và công dụng: ................................................................................... 8
1.3.
Tinh dầu Sả: ....................................................................................................... 9
1.3.1.
Giới thiệu chung: ......................................................................................... 9
1.3.2.
Thành phần hóa học có trong tinh dầu Sả: .................................................. 9
1.3.3.
Giá trị và công dụng: ................................................................................. 10
1.4.
Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước: ..................................................... 11
C ƢƠNG 2 NGUYÊN LIỆU VÀ P ƢƠNG P ÁP NG IÊN CỨU .................... 13
2.1.
Nguyên liệu, hóa chất, thiết bị và dụng cụ thí nghiệm: ................................... 13
2.1.1.
Nguyên liệu: .............................................................................................. 13
2.1.2.
Hóa chất và dụng cụ sử dụng: ................................................................... 13
2.2.
Sơ đồ nghiên cứu: ............................................................................................ 14
2.2.1.
2.3.
Thuyết minh sơ đồ nghiên cứu:................................................................. 15
Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................ 15
2.3.1.
Phân tích các chỉ tiêu hóa lý của nguyên liệu: .......................................... 16
2.3.1.1.
Xác định chỉ số xà phòng hóa của dầu Neem: ...................................16
2.3.1.2.
Xác định chỉ số peroxide của dầu Neem: ...........................................17
2.3.1.3.
Xác đinh chỉ số iod của dầu Neem: ....................................................18
2.3.1.4.
Xác định chỉ số acid của dầu Neem: ..................................................19
2.3.1.5.
Xác định chỉ số acid của tinh dầu Sả:.................................................20
2.3.1.6.
Xác định chỉ số este của tinh dầu Sả: .................................................20
2.3.2.
Phương pháp đánh giá cảm quan: ............................................................. 21
2.3.3.
Phương pháp kiểm tra độ ổn định: ............................................................ 24
2.3.4.
Khả năng đuổi muỗi: ................................................................................. 26
C ƢƠNG 3
ẾT QUẢ VÀ BÀN LU N .................................................................. 30
3.1.1.
Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa lý của nguyên liệu: ............................. 30
3.1.2.
Dầu neem: ................................................................................................. 30
3.1.2. Tinh dầu sả: ................................................................................................... 31
3.2.
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo sản phẩm: ........................... 31
3.2.1.
Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ Carbopol: ................................................... 31
3.2.2.
Khảo sát ảnh hưởng của thời gian khuấy: ................................................. 33
3.2.3.
Khảo sát ảnh hưởng tốc độ khuấy: ............................................................ 36
3.2.3.
Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ dầu Neem:tinh dầu Sả: .............................. 38
3.3.
Đánh giá tính chất của sản phẩm: .................................................................... 40
3.4.
Khả năng đuổi muỗi: ........................................................................................ 41
3.5.
Đánh giá độ ổn định: ........................................................................................ 41
KẾT LU N VÀ
IẾN NGHỊ ..................................................................................... 46
Kết luận: ..................................................................................................................... 46
Kiến nghị: ................................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
DANH MỤC
ÌN
Hình 1. 1: Một số sản phẩm đuổi muỗi trên thị trường sử dụng hoạt chất DEET. .........3
Hình 1. 2:Công thức cấu tạo của hợp chất DEET ...........................................................4
Hình 1.3:Cây neem ..........................................................................................................5
Hình 1.4: Dầu Neem. .......................................................................................................6
Hình 1.5 : Công thức hóa học Azadirachtin [31] ............................................................6
Hình 1.6: Công thức hóa học Meliantriol . ......................................................................7
Hình 1.7: Công thức hóa học Salananin. .........................................................................7
Hình 1.8: Thuốc trừ sâu và phân bón từ Neem. ..............................................................8
Hình 1.9: Cây Sả. .............................................................................................................9
Hình 1.10: Công thức hóa học: A - Myrcen ; B - Geranial ; C – Neral [25] ...............10
Hình 2. 1: Nguyên liệu : a) dầu Neem ; b) tinh dầu Sả .................................................13
Hình 2. 2: Sơ đồ nghiên cứu dự kiến. ............................................................................14
Hình 2. 3: Sơ đồ đo độ lún kim .....................................................................................25
Hình 2. 4: Lồng nuôi muỗi. ...........................................................................................27
Hình 3. 1: Đồ thị biểu diễn kết quả đánh giá cảm quan khi thay đổi tỷ lệ Carbopol. ...32
Hình 3. 2: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của tỷ lệ Carbopol đến độ nhớt. ......................32
Hình 3. 3: Các mẫu thay đổi tỷ lệ Carbopol. .................................................................33
Hình 3. 4: Đồ thị biểu diễn kết quả đánh giá cảm quan khi thay đổi thời gian khuấy. .34
Hình 3. 5: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thời gian khuấy đến độ nhớt. ....................35
Hình 3. 6: Các mẫu gel được khuấy ở các thời gian. ....................................................35
Hình 3. 7: Đồ thị biểu diễn kết quả đánh giá cảm quan khi thay đổi tốc độ khuấy. .....36
Hình 3. 8: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của tốc độ khuấy đến độ nhớt. .........................37
Hình 3. 9: Các mẫu gel được khuấy ở các tốc độ. .........................................................37
Hình 3. 10: Đồ thị biểu diễn kết quả đánh giá cảm quan khi thay đổi tỷ lệ dầu
Neem:tinh dầu Sả...........................................................................................................39
Hình 3. 11: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của tỷ lệ dầu Neem:tinh dầu Sả đến độ nhớt. 39
Hình 3. 12: Các mẫu gel được khuấy ở các tỷ lệ dầu khác nhau. .................................40
Hình 3. 13: Đồ thị biểu diễn độ lún kim sau khi bảo quản nóng và lạnh qua 3 chu kỳ.41
Hình 3. 14: Sự biến đổi của gel khi bảo quản nóng và lạnh qua 3 chu kỳ. ...................42
Hình 3. 15: Đồ thị biểu diễn độ lún kim khi bảo quản dưới ánh sáng. .........................43
Hình 3. 16: Sự biến đổi của gel qua bảo quản dưới bao bì không tránh sáng từ ngày 1
đến ngày 15. ...................................................................................................................43
Hình 3. 17: Đồ thị biểu diễn sự chênh lệch độ lún kim sau khi ly tâm. ........................44
Hình 3. 18: Sự biến đổi của gel qua tác động ly tâm. ...................................................44
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1: Hóa chất và dụng cụ sử dụng. ......................................................................13
Bảng 2. 2: Công thức Gel dự kiến [36]. ........................................................................15
Bảng 2. 3: Ký hiệu và quy định điểm đánh giá .............................................................22
Bảng 2. 4: Thang giá trị của đặc tính đánh giá ..............................................................22
Bảng 3. 1: Kết quả xác định chỉ tiêu hóa lý của dầu Neem...........................................30
Bảng 3. 2: Kết quả xác định chỉ tiêu hóa lý của tinh dầu Sả. ........................................31
Bảng 3. 3: Kết quả đánh giá cảm quan khi thay đổi tỷ lệ Carbopol. .............................31
Bảng 3. 4: Kết quả đánh giá cảm quan khi thay đổi thời gian khuấy............................33
Bảng 3. 5: Kết quả đánh giá cảm quan khi thay đổi tốc độ khuấy. ...............................36
Bảng 3. 6: Kết quả đánh giá cảm quan khi thay đổi tỷ lệ dầu Neem:tinh dầu Sả. ........38
Bảng 3. 7: Kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm..........................................................40
Bảng 3. 11: Khả năng đuổi muỗi qua các giờ thử nghiệm. ...........................................41
1
MỞ ĐẦU
Sốt xuất huyết được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào loại bệnh đáng
quan tâm nhất do muỗi truyền. Đây là bệnh lan truyền với tốc độ rất nhanh, ước tính số
ca bệnh tăng lên hơn 30 lần trên toàn cầu trong 50 năm qua. Theo Viện vệ sinh dịch tễ
trung ương: Tại Việt Nam, có từ 50.000 đến 100.000 ca mắc sốt xuất huyết, có thể dẫn
đến tử vong. Bệnh xảy ra quanh năm, nhất là từ tháng 7 đến tháng 10. Hiện chưa có
thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sốt xuất huyết và chưa có vắc-xin phòng ngừa nào được
cấp phép sử dụng tại Việt Nam. Cho đến nay các biện pháp để hạn chế vẫn là diệt
loăng quăng, diệt muỗi và phòng tránh muỗi đốt. [45]
Hiện nay các sản phẩm chống muỗi rất phổ biến có khả năng đuổi muỗi cao
nhưng đều chứa hóa chất DEET (N, N-diethyl-3-methylbenzamide) [39]. Nên việc sử
dụng các sản phẩm đuổi muỗi có nguồn gốc từ thiên nhiên rất cần thiết.
Cây neem (Azadirachta indica) có xuất sứ từ Ấn Độ, nhưng nay cây này được
phân bố rộng trên khắp Châu Á, Châu Phi, Châu Úc, Trung và Nam Mỹ. Từ lâu cây
neem đã được sử dụng làm thuốc trừ sâu ở nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Trung
Quốc và Nhật Bản. Ngoài ra cây neem còn được dùng làm thuốc chống sốt rét [1].
Thành phần hóa học chứa nhiều sinh học các hợp chất hoạt động có thể được chiết
xuất từ neem, bao gồm alkaloids, lavonoids, triterpenoids, hợp chất phenolic,
carotenoids, steroids and ketones, hoạt động đuổi muỗi mạnh là hợp chất azadirachtin
[30]
Cây sả (Cymbopogon citratus) là một loại cây được trồng nhiều ở các nước
Nam mỹ như Achentina, Brazil, Honduras,Guatemala, Liên Bang Nga, Ấn Độ, Việt
Nam và các nước Đông Nam Á [2]. Trong sả chứ 0,46-0,55% tinh dầu và thành phần
chủ yếu citral (citral a và citral b) chiếm 65-86%. Tinh dầu sả có công dụng làm thuốc
giúp tiêu hóa, đuổi muỗi, dùng trong công nghiệp chất thơm, làm nước hoa, xà phòng
thơm [9].
Từ những lý do trên, nhóm chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Phối chế sản
phẩm gel đuổi muỗi bổ sung dầu neem (Azadirachta indica) và tinh dầu sả
(Cymbopogon citratus)”
2
Mục tiêu nghiên cứu:
Phối chế gel đuổi muỗi bổ sung dầu Neem và tinh dầu Sả nhằm tạo sản phẩm
an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và thân thiện với môi trường
Nội dung nghiên cứu:
-
Đánh giá nguyên liệu
-
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo sản phẩm
-
Đánh giá sản phẩm
-
Kiểm tra khả năng đuổi muỗi
-
Đánh giá độ ổn định
Bố cục đề tài:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và bàn luận
Kết luận và kiến nghị
3
C ƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1.
Sản phẩm đuổi muỗi:
1.1.1. Giới thiệu chung:
Muỗi nằm trong số côn trùng hút máu đáng lo ngại nhất loài người. Một số loài
muỗi thuộc chi Anophele, Culex và Aedes là nguyên nhân gây ra các bệnh như sốt
xuất huyết, sốt rét, sốt vàng da, viêm não Nhật Bản và một số bệnh nhiễm trùng khác.
Trong đó, sốt xuất huyết được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào loại bệnh đáng
quan tâm nhất do muỗi lây truyền. Đây là bệnh lan truyền với tốc độ rất nhanh, ước
tính số ca bệnh tăng lên hơn 30 lần trên toàn cầu trong 50 năm qua [45]. Muỗi đơn độc
truyền bệnh hơn 700 triệu người và hơn một triệu người chết là báo cáo hàng năm trên
toàn cầu. Muỗi đốt cũng gây ra một số phản ứng dị ứng như nổi mề đay, phù mạch,
thở khò khè, khó thở, và giảm hoặc mất ý thức. Vì thế, kiểm soát muỗi là một công
chúng quan trọng mối quan tâm về sức khỏe trên toàn thế giới.[35]
Cho đến nay các biện pháp để hạn chế vẫn là diệt loăng quăng, diệt muỗi và
phòng tránh muỗi đốt [45]. Hiện nay các sản phẩm đuổi muỗi trên thị trường rất phổ
biến có khả năng đuổi muỗi cao và có nhiều dạng như: gel, kem, dạng xịt, sáp,…
nhưng hầu như trong thành phần đều có hóa chất DEET (N, N-diethyl-3methylbenzamide) như một số sản phẩm hình 1.1.[37]
ình 1. 1: Một số sản phẩm đuổi muỗi trên thị trƣờng sử dụng hoạt chất DEET.
4
1.1.2. Thành phần sản phẩm đuổi muỗi:
Sản phẩm đuổi côn trùng là những chất hoạt động cục bộ ở khoảng cách xa,
ngăn chặn côn trùng bay đến, hạ cánh hoặc cắn da người hoặc động vật. Hợp chất
được sử dụng rộng rãi trong thuốc chống côn trùng là tổng hợp N, N – diethyl - 3 methylbenzamide, còn được gọi là diethyl toluamide và thường được gọi là DEET, có
công thức cấu tạo như hình 1.2.
ình 1. 2:Công thức cấu tạo của hợp chất DEET
Cơ chế hoạt động của DEET chính là mùi của nó, mùi ảnh hưởng đến khứu giác
của muỗi làm đẩy lùi chúng khỏi mục tiêu (da người) và ức chế hành vi đốt sau khi
muỗi tiếp xúc với da [33]. DEET có giá thành thấp, mặc dù DEET đã có một hồ sơ an
toàn đáng chú ý trong 40 năm sử dụng trên toàn thế giới, nhưng có một số báo cáo về
độc tính của nó đối với da, hệ thống thần kinh và miễn dịch, thường xảy ra khi sử dụng
sản phẩm không chính xác hoặc trong dài hạn. Tác dụng không mong muốn khác của
chất này là mùi khó chịu, khó chịu cảm giác nhờn hoặc dính, và nguy hiểm do nhựa và
cao su tổng hợp. Do những nhược điểm này, nhiều khách hàng thích sử dụng các lựa
chọn thay thế như thuốc chống côn trùng có nguồn gốc tự nhiên. [38]
Theo khuyến cáo của tổ chức tài trợ y tế quốc tế (Heath Reseach Funding) thì
DEET gây kích ứng da, co giật, mất ngủ, gây khó thở, tổn thương các chức năng não
đặc biệt là trẻ em. [44]
5
1.2.
Dầu Neem:
1.2.1. Giới thiệu chung:
Cây neem có tên khoa học là Azadirachta indica A.Juss, thường được gọi là
xoan Ấn Độ, sầu đâu, có nguồn gốc từ vùng Assam và Burma. Tuy nhiên, nguồn gốc
chính xác của nó vẫn chưa được biết, một số người cho rằng neem sống tự nhiên ở
vùng tiểu lục địa Ấn Độ, những người khác lại cho ràng nó thuộc vùng khô hạn trên
toàn khu vực Nam Á, Đông Nam Á bao gồm Sri Lanka, Thái Lan, Malaysia và
Indonesia .
Neem là loài cây thân gỗ, phát triển nhanh. Cây cao trung bình 15 - 20m, ở điều
kiện thích hợp cây có thể đạt tới 35 - 40m. Thân cây thẳng tròn, có thể đạt đường kính
1,5 – 3,5m. Neem là cây thường xanh với tán lá rộng và cành lá xum xuê (hình 1.3).
Vào mùa khô, lá cây hơi vàng nhưng khi mùa mưa tới cây lập tức xanh tươi trở lại và
đâm chồi nảy lộc. [34]
ình 1.3:Cây neem
Ấn Độ là nước trồng xoan chịu hạn lớn nhất thế giới, tại đây cây neem được
trồng khắp nơi và được xem như là loài cây tiêu biểu của quốc gia. Với gần 25 triệu
cây neem cho 442.300 tấn hạt/ năm đã tạo ra khoảng 88.400 tấn dầu neem và 353.800
tấn bánh [42]. Năm 1981, cây neem được GS Lâm Công Định, một nhà lâm học Việt
Nam mang giống về trồng tại Phan Thiết. Sau khi di thực vào, nó được nhân rộng và
trồng nhiều tại Ninh Thuận, Bình Thuận (diện tích tới 1000 ha). Ông cũng đã đặt tên
cây này là cây xoan chịu hạn (Azadirachta indica A.Juss) để phân biệt với cây xoan
địa phương được trồng phổ biến ở nước ta. [6]
6
1.2.2. Thành phần hóa học có trong dầu neem:
Cây neem (Azadirca indica A. Juss) đã được thu hút nghiên cứu bởi rất nhiều
nhà khoa học trên các lĩnh vực khác nhau. Hơn 300 chất đã được phân lập và xác định
tinh chất từ hạt của cây neem. Hạt neem chứa khoảng 45% chất béo bao gồm: Oleic
acid (50-60%), palmitic acid (13-15%), stearic acid (14-19%), linoleic acid (8-16%) và
arachidic acid (1-3%). [21]
Dầu neem được ép từ hạt neem có màu vàng, có vị cay và mùi hơi khó chịu
[22]. Một phần ba trong số các hoạt chất là các tetranortriterpenoid (limonoid) như:
azadirachtin, salanin, meliantriol, nimbin, nimbidin,... Các thành phần gây vị đắng như
nimbin (0,12%), nimbinin (0,01%), nimbidin (1,4%) and nimbidiol (0,5%) cũng được
xác định. [23]
ình 1.4: Dầu Neem.
Azadirachtin:
Phân tử Azadirachtin A có 16 nguyên tử oxygen và 16 trung tâm bất đối xứng,
CTPT C35H44O16, khối lượng phân tử 720,7 nhiệt độ nóng chảy 154-158°C. Độ hòa tan
trong nước là 0,26 g/1, tan rất nhanh trong ethanol, diethyl ether, acetone, chloroform,
không tan trong hexan. Azadirachtin có bước sóng hấp thụ UV cực đại tại 212nm
trong dung môi methanol. [28]
ình 1.5 : Công thức hóa học Azadirachtin [34]
Azadirachtin là một trong những hoạt chất đầu tiên được phân lập từ neem, đã
được chứng minh là tác nhân chính của cây để chiến đấu với côn trùng. Nó xuất hiện
gây ra khoảng 90% ảnh hưởng đối với hầu hết các loài gây hại. Azadirachtin không
7
giết côn trùng một cách trực tiếp mà thay vào đó nó ngăn chặn và phá vỡ quá trình
sinh trưởng và sinh sản của côn trùng gây hại. Azadirachtin có cấu trúc tương tự như
hormone côn trùng gọi là "ecdy sones". Hormone này có tác dụng kiểm soát tiến trình
biến đổi nội hóa học của côn trùng chuyển từ dạng ấu trùng sang dạng nhộng để sang
dạng trưởng thành. Azadirachtin được xem là chất ngăn cản sự tổng hợp các hormone
này, do đó phá vỡ chu kỳ sống cùa côn trùng [34]. Tuy nhiên không phải chỉ có
azadirachtin là phân tử có hoạt tính duy nhất.[31]
Meliantriol:
ình 1.6: Công thức hóa học Meliantriol .
Meliantriol là hợp chất thuộc triterpenoid alcohol, là tác nhân gây ngán ăn
mạnh đối với côn trùng ngay cả khi xử lý với nồng độ thấp. Nhiều loài côn trùng
không dám ăn trong 2 - 6 tuần sau khi tiếp xúc với chế phẩm có chứa meliantriol từ
neem. [34]
Salannin:
ình 1.7: Công thức hóa học Salananin.
Một triterpenoid thứ ba được phân lập từ neem là salannin. Nghiên cứu chỉ ra
rằng hợp chất này không chỉ gây ngán ăn mạnh mà còn là chất chống lại sự lột xác của
côn trùng. [29]
8
1.2.3. Giá trị và công dụng:
Neem có rất nhiều công dụng trong nông nghiệp và công nghiệp. Tại nhiều
nước trên thế giới, cây neem không những mang lại những hiệu quả đáng kể về kinh tế
với nhiều sản phẩm đa dạng mà nó còn giải quyết được một số vấn đề về môi trường.
Đặc biệt, các limonoids trong cây có tác dụng gây ngán ăn và xua đuổi côn trùng rất có
hiệu quả [34]. Từ xa xưa, các nông dân Ấn Độ và nhiều khu vực khác trên thế giới đã
lấy dịch chiết neem để làm thuốc bảo vệ thực vật. [41]
ình 1.8: Thuốc trừ sâu và phân bón từ Neem.
Neem là cây đa năng của vùng nhiệt đới. Với tiềm năng to lớn, nó sở hữu các
sản phẩm phi gỗ hữu ích tối đa (lá, vỏ cây, hoa, quả, hạt, kẹo cao su, dầu và bánh
neem) hơn bất kỳ cây nào khác loài. Được biết là có chất chống dị ứng, chống đông
máu, thuốc chống nấm, chống viêm, hạ sốt, chống sảy thai, tim, lợi tiểu, diệt côn
trùng, và các loại khác hoạt động sinh học. [42]
Năm 2009, Virendra K Dua cùng cộng sự đã nghiên cứu về hoạt tính chống
muỗi của dầu neem, cho thấy rằng dầu neem có hiệu quả trong việc kiểm soát ấu trùng
muỗi ở các địa điểm sinh sản khác nhau trong điều kiện đồng ruộng tự nhiên. Các
công thức dầu neem tương đối ít độc hại, thân thiện với môi trường và côn trùng
không thể phát triển sức đề kháng và có thể được sử dụng thay thế cho các loại thuốc
trừ sâu khác để kiểm soát các bệnh lây nhiễm. [40]
9
1.3.
Tinh dầu Sả:
1.3.1. Giới thiệu chung:
Cây sả có tên khoa học là: Cymbopogon citratus. Stapf và thường được gọi là:
mao hương, sả. Là loài thực vật thuộc chi sả, là một chi chứa khoảng 55 loài trong họ
poaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và ôn đới ẩm. Chúng là loài cây cỏ sống lâu
năm như hình 1.9.[2]
ình 1.9: Cây Sả.
Về nguồn gốc của cây sả cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào khẳng định cụ
thể. Theo L.P.A..Oyen (1999), cây được trồng từ cổ xưa trên bán đảo Mã Lai và các
quốc gia nhiệt đới ở Nam và Đông Nam Á. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, sả
chanh được nhập trồng sang Trung và Nam Mỹ, cây cũng được trồng ở vùng cận nhiệt
đới ở Liên Bang Nga, Bắc Australia và phía nam Trung Quốc.
Ở Việt Nam chi này có 15 loài, trong đó 4-5 loài là cây trồng, sả là cây trồng
quen thuộc trong nhân dân để làm gia vị. Cây trồng rải rác gần như khắp tất cả các địa
phương trong toàn quốc, ngoại trừ vùng núi cao lạnh (trên 1500m). Sả được trồng tập
trung trên diện tích lớn để cất tinh dầu, những tỉnh đã từng có nông trường trồng sả lớn
như: Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Thái Nguyên (Phúc Thuận), Tuyên Quang, Bắc Giang,
Kon Tum, Nghệ An, Đồng Nai …[3]
1.3.2. Thành phần hóa học có trong tinh dầu Sả:
Ở phần chóp lá hàm lượng tinh dầu cao hơn ở phần gốc. Tinh dầu sả có thành
phần chính là citral, một nguyên liệu quan trọng để chuyển hóa thành các hợp chất α –
ionon và β – ionon trong công nghiệp nguyên liệu. Lá chứa 1,5-2,5% tinh dầu, chủ yếu
là myrcene và citral có tác dụng đuổi muỗi cao nhất, citral là một hỗn hợp stereo-
10
isomer của geranial và neral có công thức hóa học như hình 1.10. Hàm lượng geranial
trong tinh dầu từ 40-62% còn neral là 25-38%. [3]
A
B
C
ình 1.10: Công thức hóa học: A - Myrcen ; B - Geranial ; C – Neral [25]
Duangkamon Sritabutra cùng cộng sự đã nghiên cứu khả năng chống muỗi
Aedes aegypti và Culex quinquefasciatus của một số loại tinh dầu cho thấy rằng tinh
dầu sả có hiệu quả kháng muỗi Ae.aegypti và Culex quinquefasciatu tương ứng thời
gian bảo vệ tối thiểu là 112.50 ±37.00 và 105.00 ±8.49 phút. Kết quả của nghiên cứu
này chứng minh rõ ràng rằng tinh dầu sả có hiệu lực cao để kiểm soát hai loài muỗi
truyền bệnh này.[25]
1.3.3. Giá trị và công dụng:
Tinh dầu sả dùng trong nước hoa, mỹ phẩm, xà phòng thơm. Khử mùi hôi tanh,
xua đuổi côn trùng, dùng xoa ngoài phòng chống cảm cúm, truyền nhiễm,… Citral
trong tinh dầu sả không chỉ tác dụng kháng khuẩn cao mà còn có tác dụng đuổi muỗi.
[3]
Vào năm 2013, Wey-Shin Hsu cùng cộng sự nghiên cứu công thức chống muỗi
(Aedes aegypti) từ các thành phần của tinh dầu sả cho thấy rằng hỗn hợp citral, myrcen
và tinh dầu sả ( tỷ lệ : 6:4:1) ảnh hưởng lớn đến sự ức chế hành vi tìm kiếm vật chủ
kết quả cho thấy rằng phản ứng xua đuổi muỗi đến 76% [39]. Và năm 2002, A. O.
Oyedele cùng cộng sự đã nghiên cứu xây dựng sản phẩm thuốc chống muỗi từ tinh dầu
sả cho thấy rằng dung dịch và kem của dầu sả trong các tỷ lệ tinh dầu khác nhau được
đánh giá khả năng đuổi muỗi Aedes aegypti như sau 1% v/v dung dịch và 15% v/w
kem thể hiện tính đuỗi muỗi ≥ 50% kéo dài 2 – 3 giờ và cho thấy hoạt chất chính đuỗi
muỗi là citral. [19]
11
1.4.
Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc:
Vì tinh dầu sả và dầu neem có công dụng đuổi muỗi nên đã nhận được rất nhiều
sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước trong những năm
gần đây, điển hình như các công trình sau:
– Năm 2013, Huỳnh Kha Thảo Hiền và các cộng sự đã nghiên cứu thành phần và
tác dụng xua muỗi Aedes Aegypti của tinh dầu sả (Cympobogon nardus ) kết
quả cho thấy rằng trong tinh dầu sả có 8 thành phần trong đó có 2 thành phần
đặc trưng là –citral và -citral, khi đánh giá tác dụng xua muỗi của tinh dầu
trên đối tượng là Aedes aegypti với mô hình thử nghiệm lồng 40x40x40cm cho
thấy rằng ở nồng độ 25%, hệ số bảo vệ cao nhất (92,93 ± 1, 415) trong thời gian
90 phút và mô hình thử nghiệm lồng 2x2x2m cho kết quả ở nồng độ 25% hệ số
bảo vệ là 65,05 ± 3,736 cao hơn nồng độ 20% (59,50 ± 1,567) và thời gian bảo
vệ của 2 nồng độ này là 60 phút. [4]
– Năm 2011, Vũ Văn Độ dã nghiên cứu thử nghiệm một số dạng chế phẩm diệt
muỗi truyền bệnh sốt rét (Anopheles virus) và sốt xuất huyết (Aedes aegypti) từ
dịch chiết lá và nhân hạt cây neem (Azadirachta indica A. Juss) trồng tại Việt
Nam/Viện Sinh học Nhiệt đới. Kết quả đã tạo được chế phẩm phun dạng nhũ từ
lá và nhân hạt neem có hiệu quả diệt ấu trùng 3 loài muỗi là Culex
quinquefasciatus, Anopheles dirus và Aedes aegypti với nồng độ thấp, tạo được
chế phẩm dịch tẩm màn, từ dịch chiết nhân hạt neem, có hiệu quả diệt muỗi
Aedes aegypti và Anopheles dirus được trên 7 tuần và tạo được chế phẩm dịch
phun tồn lưu trên vách, từ dịch chiết lá và nhân hạt neem, có hiệu quả diệt muỗi
được 3 tuần. [10]
– Năm 2018 , Ashwin Trivedi, Pawan Rai cùng cộng sự nghiên cứu công thức
nhang trừ muỗi ít khói bổ sung các loại tinh dầu khác nhau, kết quả cho thấy
tinh dầu được thử nghiệm ở các nồng độ khác nhau làm giảm tới 90% số lượng
muỗi và trong các công thức thì công thức chứa sả và neem là thành phần tốt
nhất. [17]
– Năm 2017, Mahendran Sekar cùng với các cộng sự nghiên cứu xây dựng và
đánh giá thuốc chống muỗi tự nhiên để phòng bệnh sốt xuất huyết cho thấy rằng
công thức bao gồm các tinh dầu tự nhiên: tinh dầu sả (Cymbopogon citratus),