Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phép tu từ so sánh ôn từ và câu ở lớp 3, 4, 5....

Tài liệu Phép tu từ so sánh ôn từ và câu ở lớp 3, 4, 5.

.PDF
133
1322
103

Mô tả:

Lời cảm ơn Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của giảng viên hướng dẫn cùng các giảng viên trong khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non, sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường. Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Mai Thị Liên Giang, người luôn tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành tốt đề tài này. Mặc dù đề tài đã hoàn thành nhưng không thể không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên góp ý, bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em kính chúc quý thầy cô giáo dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người. Em xin chân thành cảm ơn! Quảng Bình, tháng 5 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Phương Thúy LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào. Quảng Bình, tháng 5 năm 2015 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Phương Thúy DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. GV: Giáo viên 2. HS: Học sinh 3. LT&C: Luyện từ và câu 4. SGK: Sách giáo khoa 5. SS: So sánh 6. THCS: Trung học cơ sở 7. TTSS: Tu từ so sánh 8. TV: Tiếng Việt MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 4 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 5 6. Đóng góp của đề tài .................................................................................... 6 7. Cấu trúc đề tài ............................................................................................. 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHÉP TU TỪ SO SÁNH TRONG MÔN TIẾNG VIỆT Ở LỚP 3, 4, 5 .................................................................. 7 1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................. 7 1.1.1. Khái niệm về phép tu từ so sánh ........................................................ 7 1.1.2. Phân loại phép tu từ so sánh ............................................................. 10 1.1.3. Cấu tạo của phép tu từ so sánh ......................................................... 11 1.1.4. Giá trị biểu đạt của so sánh tu từ ...................................................... 19 1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 22 1.2.1. Môc tiªu cña viÖc d¹y häc phÐp tu tõ so s¸nh ë lớp 3, 4, 5. .............. 22 1.2.2. Các dạng bài tập sử dụng phép tu từ so sánh trong môn Tiếng Việt ở lớp 3, 4, 5. ................................................................................................. 23 1.2.2. Nhận xét về các bài tập sử dụng phép tu từ so sánh trong môn Tiếng Việt ở lớp 3, 4, 5. ....................................................................................... 24 CHƯƠNG 2. PHÉP TU TỪ SO SÁNH TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 3, 4, 5 .................................................................................. 25 2.1. Khái quát về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu qua hệ thống bài tập ................................................................................................. 26 2.2. Tìm hiểu các dạng bài tập về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu............................................................................................................ 39 2.2.1. Nhóm bài tập nhận biết phép tu từ so sánh ....................................... 40 2.2.2. Nhóm bài tập vận dụng phép tu từ so sánh ....................................... 45 2.2.3. Nhận xét 2 nhóm bài tập nhận biết và vận dụng phép tu từ so sánh ở lớp 3, 4, 5. ................................................................................................. 50 CHƯƠNG 3. PHÉP TU TỪ SO SÁNH TRONG CÁC PHÂN MÔN KHÁC Ở LỚP 3, 4, 5 .................................................................................................. 54 3.1.Phép tu từ so sánh trong phân môn Tập đọc ở lớp 3, 4, 5.........................54 3.1.1. Thống kê các hình ảnh so sánh trong các văn bản Tập đọc ở lớp 3, 4, 5. ............................................................................................................... 55 3.1.2. Vẻ đẹp của các hình ảnh so sánh trong các bài Tập đọc ở lớp 3, 4, 5. .................................................................................................................. 83 3.2. So sánh tu từ với phân môn Tập làm văn ở lớp 3, 4, 5 ............................ 86 3.2.1. Các bài tập Tập làm văn ở lớp 3, 4, 5 có thể vận dụng phép tu từ so sánh ........................................................................................................... 87 3.3.2. Tìm hiểu các dạng bài tập phép tu từ so sánh trong phân môn Tập làm văn........................................................................................................... 101 3.3. Phép tu từ so sánh trong phân môn Kể chuyện ở lớp 3, 4, 5 ................. 109 3.3.1. Thống kê các bài kể chuyện có hình ảnh so sánh ở lớp 3, 4, 5........ 109 3.3.2. Tác dụng của hình ảnh so sánh trong phân môn Kể chuyện ở lớp 3, 4, 5. ............................................................................................................. 120 3.4. Đánh giá chung về 3 phân môn: Tập đọc, Tập làm văn, Kể chuyện trong Môn Tiếng Việt ở lớp 3, 4, 5. ...................................................................... 122 KẾT LUẬN ................................................................................................... 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 126 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là một trong những bộ môn giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Tiếng Việt cung cấp kiến thức phổ thông về ngôn ngữ, về những đặc điểm của tiếng mẹ đẻ... Mặt khác, Tiếng Việt hình thành kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong cuộc sống của người học sinh. Do đó, môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Với tính chất là môn học đặc thù, ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt nhằm phát triển năng lực trí tuệ, phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh, đồng thời môn học này còn hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất tốt đẹp. Ngoài ra, việc dạy học tiếng Việt làm cho đời sống của mỗi con người ngày càng thay đổi theo chiều hướng tích cực và việc làm nên những thay đổi đó không thể không kể đến sự góp phần quan trọng của phép tu từ so sánh trong việc dạy học Tiếng Việt. Trong cuộc sống hằng ngày, khi trò chuyện, giao tiếp với những người xung quanh không ai không một lần sử dụng phép tu từ so sánh. “So sánh” là “cách nói” rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương. Nhờ phép so sánh, người viết có thể gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho người đọc, người nghe… So sánh được coi là một trong những phương thức tạo hình, gợi cảm hiệu quả nhất, có tác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét đánh giá của con người, giúp con người cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn. So sánh là một trong những phép tu từ phổ biến, là phương thức quan trọng trong việc diễn tả thế giới ngoại cảnh và thế giới nội tâm của con người. So sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ đến người đọc, mặt khác làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể, sinh động và diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm cũng như bộc lộ tâm tư tình cảm một cách tế nhị và kín đáo. Phép tu từ so sánh gợi mở cho học sinh cảm nhận cái hay, cái đẹp của văn chương, góp phần mở mang tri thức, phát triển các năng lực trí tuệ, phát huy tính 1 tích cực trong việc viết văn, làm phong phú về tâm hồn, rèn luyện ý thức và lòng yêu mến sự giàu đẹp của tiếng Việt. Xuất phát từ vai trò và tác dụng của phép tu từ so sánh, từ mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học, ngay từ lớp 1, các bài học của sách giáo khoa đã đưa vào khá nhiều hình ảnh so sánh… Tuy nhiên, đến lớp 3 học sinh mới chính thức được học về phép tu từ so sánh và việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh ở lớp 3 cũng là cách chuẩn bị dần để các em sử dụng thành thạo hơn phép tu từ so sánh ở lớp 4, 5. Phép tu từ so sánh trong môn Tiếng Việt được xây dựng qua hệ thống bài tập. Qua bài tập học sinh sẽ hiểu bản chất của so sánh như khái niệm, cấu trúc, tác dụng, ... trong phân môn Luyện từ và câu. Mục đích là góp phần hình thành cho học sinh những kỹ năng hoạt động giao tiếp của ngôn ngữ. Không chỉ trong phân môn Luyện từ và câu mà trong các phân môn Tập đọc, Tập làm văn, Kể chuyện cũng sử dụng so sánh như một biện pháp nghệ thuật. So sánh trong các phân môn này khơi dậy sự hứng thú học tập, làm tăng giá trị biểu cảm của ngôn ngữ giúp học sinh giải mã những tác phẩm văn chương. Tuy nhiên mỗi phân môn đều có cách sử dụng so sánh khác nhau nhưng đều có chung một đặc điểm đó là phát triển tư duy và rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Phép tu từ so sánh trong môn Tiếng Việt ở lớp 3, 4, 5” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận của mình. 2. Lịch sử vấn đề Là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa phổ biến, so sánh tu từ đã được đề cập nhiều trong các sách văn phạm tiếng Việt trước đây và trong các giáo trình phong cách học tiếng Việt sau này. Trong các công trình này, so sánh tu từ mặc dầu được khảo sát ở những mức độ nông sâu khác nhau nhưng hầu như không hề có những quan niệm khác biệt để có thể gây ra những tranh luận đáng kể về học thuật. Theo tác giả Nguyễn Thế Truyền, phép tu từ so sánh xuất hiện cách đây 2.500 năm, ngay từ khi chưa hình thành lí luận Tu từ học. Cho đến nay, trong phong cách học hiện đại, gần như mọi nhiệm vụ miêu tả và phân loại phép so 2 sánh đã kết thúc. Tuy vậy, vẫn có những điều lý thú đáng nói về phép so sánh từ những phương diện khác. Lí luận về biện pháp tu từ so sánh đã được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học quan tâm với những công trình nghiên cứu có đề cập về phép tu từ so sánh có thể kể đến như: Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt của Cù Đình Tú, NXB Đại học và Trung cấp chuyên nghiệp Hà Nội, 1983; Giáo trình phong cách học Tiếng Việt dành cho hệ Đào tạo từ xa của Hoàng Tất Thắng, Đại học Huế, 1995; 99 phương tiện và biện pháp tu từ so sánh Tiếng Việt của Đinh Trọng Lạc, NXB GD, Hà Nội, 2001; Giáo trình phong cách học Tiếng Việt của Nguyễn Thái Hòa, NXB Đại học Sư phạm, 2005;... Nguyễn Thế Lịch với từ so sánh đến ẩn dụ (Tính chất Ngôn ngữ, số 3, 1991); Hoàng Kim Ngọc với cuốn So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình (Nxb KHXH, 2009)… Một số đề tài nghiên cứu về phép tu từ so sánh trong dạy học Tiếng Việt thành công như: Phương pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3 – Luận văn thạc sỹ của Lê Thị Hạnh Đại học Vinh (2007); Một số phương pháp khi dạy các phép tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ trong phân môn Tiếng Việt của Trần Quang Huấn (2013);... Cũng vào thời gian này có những công trình nghiên cứu về phương thức, cấu tạo, nhận diện phép tu từ so sánh trong Tiếng Việt như: Tìm hiểu khả năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4, các dạng bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa - Khóa luận tốt nghiệp của Lê Thị Sơn Đại học Sư phạm Hà Nội (2009): Luận văn đã nghiên cứu về khái niệm văn miêu tả, khái niệm và cách sử dụng so sánh, nhân hóa trong văn miêu tả, ... đồng thời xây dựng hệ thống bài tập có sử dụng so sánh, nhân hóa cho học sinh lớp 4; Vận dụng kiến thức về so sánh, nhân hóa trong dạy học văn miêu tả ở Tiểu học - Luận văn thạc sỹ Giáo dục học của Lê Thị Hằng Đại học Vinh (2010): Luận văn đã nghiên cứu một số biện pháp vận dụng phép tu từ so sánh, nhân hóa cũng như đưa ra một số bài tập cụ thể khi vận dụng phép tu từ so sánh trong dạy văn ở Tiểu học; ... Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi có tham khảo thêm đề tài: Tìm hiểu biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa trong các văn bản ở SGK Tiếng Việt 3 Tiểu học – Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Long Đại học Quảng Bình (2012); Phép tu từ so sánh trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học - Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Thu Phương Đại học Quảng Bình (2013). Hai khóa luận này đã trang bị kiến thức về so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, đồng thời tập trung nghiên cứu khả năng sử dụng trong các bài tập đọc và đi sâu vào tìm hiểu về hệ thống các bài tập cũng như vẻ đẹp của việc sử dụng phép tu từ so sánh trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Ngoài ra chúng tôi còn tìm hiểu một số tài liệu qua Internet: - Hiểu và dạy học phép tu từ so sánh - Sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên Nguyễn Thị Thu trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (2009 - violet.vn): Bài viết đề cập đến khái niệm, cấu trúc, yêu cầu, các yếu tố và các kiểu so sánh, đồng thời tìm hiểu dạy học phép tu từ so sánh trong phân môn Tiếng Việt ở trường THCS. - Rèn kỹ năng nhận biết phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 – Sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên Vũ Túy Phương trường Tiểu học B Trực Đại - Nam Định (2009 – violet.vn): Bài viết đề cập đến cách dùng từ so sánh, phân biệt, biết cách so sánh tu từ, đồng thời đưa ra các phương pháp rèn luyện học sinh kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh cho học sinh lớp 3. - Rèn kỹ năng cảm thụ văn học qua một số biện pháp tu từ - Sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên Nguyễn Thị Thúy trường THCS Tam Hưng - Thanh Oai - Hà Nội (2010 – Luanvan.com): Bài viết hướng dẫn học sinh cách cảm thụ văn học qua các biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ, ... với các dạng bài tập nhằm giúp học sinh làm nổi bật nội dung và ý nghĩa của các tác phẩm trong quá trình học và làm bài tập. Các công trình nghiên cứu trên đã phần nào đề cập đến phép tu từ so sánh, tuy nhiên chưa có một tài liệu nào nghiên cứu một cách có hệ thống và cụ thể về phép tu từ so sánh trong tất cả các phân môn Tiếng Việt ở lớp 3, 4, 5. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi thực hiện đề tài: “Phép tu từ so sánh trong môn Tiếng Việt ở lớp 3, 4, 5”. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Phép tu từ so sánh trong môn Tiếng Việt ở lớp 3, 4, 5. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Các dạng bài tập về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3, 4, 5. - Phép tu từ so sánh trong các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn ở lớp 3, 4, 5. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài khảo sát một số dạng bài tập về phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3, 4, 5 phù hợp với mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt. Mặt khác, đề tài tổng hợp kiến thức về phép tu từ so sánh và biểu hiện của nó trong môn Tiếng Việt ở lớp 3, 4, 5. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài phải giải quyết được những nhiệm vụ cơ bản: - Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về phép tu từ so sánh nhằm tìm hiểu khái niệm, xây dựng cấu trúc và nội dung về phép tu từ so sánh trong môn Tiếng Việt ở lớp 3, 4, 5. - Giới thiệu, miêu tả và xây dựng một số dạng bài tập như phân tích mục tiêu, ý nghĩa và cách thức tổ chức thực hiện các bài tập. - Phân tích một số ví dụ trong các phân môn Luyện từ và câu, Tập đọc, Kể chuyện và Tập làm văn để làm rõ vẻ đẹp và khả năng ứng dụng của biện pháp tu từ so sánh. - Nêu phương hướng triển khai một số dạng bài tập vào quá trình thực hiện dạy học ở lớp 3, 4, 5. Đề tài phải trình bày được phương hướng triển khai một số dạng bài tập về phép tu từ so sánh trong môn Tiếng Việt ở lớp 3, 4, 5 nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. 5. Phương pháp nghiên cứu 5 Nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài, chúng tôi đã kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 5.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu những dấu hiệu đặc thù, bản chất, cấu trúc so sánh, từ đó nắm vững bản chất của phép tu từ so sánh trong môn Tiếng Việt ở lớp 3, 4, 5. Đồng thời phương pháp này còn được dùng trong khi phân tích một số văn bản nghệ thuật. 5.2. Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết Phương pháp này được sử dụng trong quá trình khái quát cách hiểu về so sánh, các bài tập có sử dụng hình ảnh so sánh trong môn Tiếng Việt ở lớp 3, 4, 5. 5.3. Phương pháp thống kê – phân loại Phương pháp thống kê – phân loại được dùng trong liệt kê, phân loại hệ thống bài tập, phân loại hệ thống so sánh nhằm đưa ra những con số chính xác về các dạng bài tập so sánh và số lượng bài tập so sánh trong sách Tiếng Việt ở lớp 3, 4, 5. Từ đó làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo. 6. Đóng góp của đề tài - Đề tài góp phần tìm hiểu thêm và khắc sâu giá trị của hệ thống so sánh trong chương trình Tiếng Việt ở lớp 3, 4, 5. - Đề tài miêu tả và xây dựng một số dạng bài tập về phép tu từ so sánh trong môn Tiếng Việt ở lớp 3, 4, 5 giúp học sinh phát triển được vốn ngôn ngữ cũng như cách sử dụng so sánh mang lại giá trị biểu đạt cao. - Nếu thành công, đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho giáo viên, phụ huynh và học sinh trong dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học. Ngoài ra, đề tài còn là một tài liệu bổ ích cho công tác học tập, giảng dạy của bản thân chúng tôi. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của đề tài gồm có 3 chương: Chương 1. Cơ sở khoa học của phép tu từ so sánh trong môn Tiếng Việt ở lớp 3, 4, 5. Chương 2. Phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3, 4, 5. Chương 3. Phép tu từ so sánh trong các phân môn khác ở lớp 3, 4, 5. 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHÉP TU TỪ SO SÁNH TRONG MÔN TIẾNG VIỆT Ở LỚP 3, 4, 5 1.1. Cơ sở lí luận Tiếng Việt cũng như mọi ngôn ngữ là một hệ thống cấu trúc bao gồm ba bộ phận: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Người Việt trong giao tiếp đã lựa chọn và sử dụng các phương tiện thuộc ba bộ phận này một cách đặc biệt nhằm đáp ứng được những yêu cầu giàu âm hưởng, đậm chất tạo hình và súc tích về nội dung. Việc vận dụng một cách đặc biệt các phương tiện ngôn ngữ ở trong từng thứ tiếng là không giống nhau. Sự khác nhau đó trước hết bị quy định bởi cấu trúc của từng ngôn ngữ, sau nữa là do sự chi phối của từng đặc điểm tâm lý, truyền thống và phong tục tập quán của từng dân tộc. Những vấn đề xoay quanh ngôn ngữ luôn được các nhà nghiên cứu tranh luận, trong đó có phong cách về từ vựng – ngữ nghĩa. Và so sánh là một trong bảy phương tiện từ vựng – ngữ nghĩa thường gặp. Là một trong các biện pháp phong cách, so sánh có thể xem là thước đo, là cơ sở cho sự bình giá về khả năng diễn đạt của người nói. So sánh góp phần rèn luyện và phát triển tư duy của con người, là mảnh đất màu mỡ cho mọi cá nhân thể hiện tài năng sáng tạo, bản sắc riêng của mình trong diễn đạt. Chính vì vậy, tăng cường cho học sinh sử dụng so sánh là một trong những biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho người học. 1.1.1. Khái niệm về phép tu từ so sánh Trong giao tiếp hằng ngày chúng ta vẫn hay sử dụng hình thức so sánh để câu nói thêm phần thuyết phục như: “Lan cao hơn mẹ”, “Mưa như trút nước”… Thậm chí trong kho tàng thành ngữ Việt Nam từ lâu đã tồn tại nhiều thành ngữ dưới dạng so sánh: “Xấu như ma”, “Đen như cột nhà cháy”… Việc dùng thủ pháp so sánh giúp người tiếp nhận hiểu sâu sắc hơn về những phương diện nào đó của sự vật, sự việc, từ đó có cái nhìn khái quát hơn về vấn đề được đề cập đến. So sánh tu từ được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm nhiều bởi đây là biện pháp nghệ thuật có thể giúp người ta bày tỏ được trạng thái tâm lí, tâm tư 7 tình cảm, cảm xúc một cách tế nhị, tinh tế. Xung quanh vấn đề về phép tu từ so sánh có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến phép tu từ so sánh như các hình thức so sánh, cấu tạo của so sánh, các kiểu so sánh, ... Những kết quả đạt được cho thấy sự khám phá về phép tu từ so sánh hết sức phong phú. Tuy nhiên bên cạnh kết quả đó còn tồn tại không ít vấn đề còn đang bàn cãi, tranh luận do còn có nhiều ý kiến khác nhau giữa các nhà nghiên cứu. Ngay trong khái niệm về so sánh cũng đã có nhiều ý kiến khác nhau. Có thể nêu ra một vài khái niệm tiêu biểu về so sánh như sau: “So sánh thường được hiểu là đưa một sự vật, sự việc ra đối chiếu về một mặt nào đó với sự vật, sự việc khác nhưng lại có đặc điểm tương tự mà giác quan có thể nhận biết được, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt” [22, tr.3]. “So sánh là việc đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc cùng có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả một cách đầy đủ các hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng” [27, tr.2]. “So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tạo nên một hình ảnh cụ thể hàm súc cho sự diễn đạt. Nghĩa là đem cái chưa biết, chưa rõ đối chiếu với cái đã biết để qua cái đã biết mà nhận thức, hình dung được cái chưa biết” [35, tr.3]. Trong cuốn Giáo trình Việt ngữ, tác giả Đinh Trọng Lạc đã quan niệm về so sánh như sau: “ So sánh là định nghĩa sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm ở trong ngôn ngữ nghệ thuật thông qua sự so sánh chúng với hiện tượng hoặc khái niệm có cùng dấu hiệu chung. Mục đích so sánh là để cụ thể hóa những sự vật trừu tượng, để người đọc dễ hiểu, dễ tưởng tượng hơn”, [6, tr.16]. Tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa ở giáo trình phong cách học Tiếng Việt cũng đưa ra định nghĩa về so sánh: “ So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người đọc, người nghe.” [8, tr.17]. Theo tác giả Đào Thản viết trong quyển Từ Ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thuật rằng: “So sánh là lối nói đối chiếu hai sự vật hoặc hai hiện tượng có một hay nhiều dấu hiệu giống nhau về hình thức bên ngoài hay tính chất bên 8 trong. Lối đối chiếu như vậy được dùng với muc đích giải thích, miêu tả, đánh giá và biểu lộ tình cảm về đối tượng được nói đến” [2, tr.18]. Đưa ra định nghĩa đầy đủ nhất phải kể đến tác giả Lê Bá Hán. Ông nêu: “So sánh là phương thức biểu đạt bằng ngôn ngữ từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia” [10, tr.230]. Có thể thấy, các tác giả đều có định nghĩa riêng về biện pháp so sánh tu từ. Tuy cách diễn đạt không hoàn toàn giống nhau nhưng những quan niệm đó đều hướng đến một điểm chung: So sánh là sự đối chiếu giữa hai đối tượng khác nhau và hai đối tượng đem ra đối chiếu phải có nét tương đồng nào đó. Như vậy, qua nhiều quan niệm của các nhà nghiên cứu đã nêu ở trên chúng ta có thể rút ra một vài đặc điểm của phép tu từ so sánh như sau: So sánh là đối chiếu một phương diện nào đó của ít nhất 2 sự vật hiện tượng. Những sự vật hiện tượng đưa ra đối chiếu phải khác loại và phải có nét tương đồng sâu xa nào đó trong những ngữ cảnh nhất định mà giác quan có thể nhận biết được. Đối chiếu để tìm ra các nét giống nhau và khác biệt giữa các đối tượng so sánh và được so sánh. Từ những định nghĩa về so sánh, có thể thấy so sánh là một trong những phương tiện quan trọng của tiếng Việt. So sánh đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Cụ thể đã có không ít tài liệu nghiên cứu về so sánh. Tuy còn nhiều vấn đề tranh luận và bàn cãi nhưng mục đích cuối cùng của các công trình nghiên cứu là hoàn thiện phép tu từ so sánh. Nắm được định nghĩa so sánh sẽ giúp học sinh nhận biết và sử dụng so sánh trong cách diễn đạt bóng bẩy, hình ảnh trong ngôn ngữ của con người. Chính vì thế mà việc dạy học tu từ so sánh cần một định nghĩa chính xác, dễ hiểu, phù hợp với quá trình chiếm lĩnh tri thức của học sinh trong khi các tài liệu chưa thống nhất về định nghĩa. 9 1.1.2. Phân loại phép tu từ so sánh So sánh tu từ xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống và trong thơ văn với nhiều dạng khác nhau. Đôi khi chúng ta có thể nhận ra các đối tượng so sánh một cách dễ dàng nhờ các dấu hiệu nhận biết riêng. Các đối tượng này có lúc là những sự vật, sự việc có khi là những tính chất hay tâm trạng của con người… Nó đa dạng và phong phú như chính sự phong phú và đa dạng của ngôn ngữ. Cho nên, các hiện tượng xuất hiện trong so sánh cũng diễn ra không theo một dạng thức nhất định nào. Theo Nguyễn Thái Hòa, so sánh gồm có 2 loại chủ yếu sau: 1.1.2.1. So sánh logic “So s¸nh logic lµ mét biÖn ph¸p nhËn thøc trong t− duy cña con ng−êi, lµ viÖc ®Æt hai hay nhiÒu sù vËt, hiÖn t−îng vµo c¸c mèi quan hÖ nhÊt ®Þnh nh»m t×m ra c¸c sù gièng nhau vµ kh¸c biÖt gi÷a chóng”.[13, tr.4] VÝ dô: Hå nµy réng h¬n c¸i ®Çm ë lµng (TV3, t.1, tr.131) Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường. (Tre Việt Nam - Nguyễn Duy - TV4, t.1, tr.41 - NXB GD, 2012) Các cách so sánh này gọi là so sánh logic. Cơ sở của phép so sánh logic là dựa trên tính đồng nhất, đồng loại của các sự vật, hiện tượng và mục đích của sự so sánh là xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng. 1.1.2.2. So sánh tu từ So s¸nh tu tõ (cßn gäi: so s¸nh h×nh ¶nh) lµ mét biÖn ph¸p tu tõ trong ®ã ng−êi ta ®èi chiÕu c¸c sù vËt víi nhau miÔn lµ gi÷a c¸c sù vËt cã mét nÐt t−¬ng ®ång nµo ®ã ®Ó gîi ra h×nh ¶nh cô thÓ, nh÷ng c¶m xóc thÈm mü trong nhËn thøc ng−êi ®äc, ng−êi nghe. VÝ dô: Bµ nh− qu¶ ngät chÝn råi Cµng thªm tuæi t¸c, cµng t−¬i lßng vµng (TV3, t.1, tr.7) 10 Ở vÝ dô trªn, “bà” ®−îc vÝ nh− qu¶ ngät ®· chÝn, bµ cµng cã tuæi th× t×nh c¶m cña bµ cµng s©u s¾c, cµng ngät ngµo nh− qu¶ chÝn trªn c©y. Víi sù so s¸nh nµy, ng−êi ch¸u ®· thÓ hiÖn ®−îc t×nh c¶m yªu th−¬ng, quý träng cña m×nh ®èi víi bµ. Nh− vËy, điểm khác nhau cơ bản giữa hai kiểu so sánh này là tính hình tượng, tÝnh biÓu c¶m vµ tÝnh dÞ lo¹i cña sù vËt. Ở so sánh logic, cái được so sánh và cái so sánh là hai đối tượng cùng loại mà mục đích của sự so sánh này là xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng. Còn trong so sánh tu từ, các đối tượng được đưa ra so sánh có thể cùng loại, có thể khác loại. Mục đích của so sánh này là nhằm diễn tả một cách có hình ảnh đặc điểm của đối tượng. Trên thực tế, có rất nhiều câu diễn đạt sự so sánh nhưng so sánh tu từ là phải “ nhằm diễn tả hình ảnh một lối tri giác mới mẽ về đối tượng”, tức là phép so sánh đó phải đạt đến một hình thức ổn định và có một giá trị nội dung nhất định. Mỗi một hình thức diễn đạt thích ứng với một hoàn cảnh, giao tiếp cụ thể. Việc lựa chọn cách diễn đạt là do nội dung, mục đích và hoàn cảnh giao tiếp quy định. Cũng như so sánh khi phân loại cần dựa vào mục đích của sự so sánh giúp học sinh cảm nhận tác phẩm bằng nghệ thuật ngôn từ. 1.1.3. Cấu tạo của phép tu từ so sánh Có nhiều quan niệm khác nhau về cấu trúc so sánh. Theo các tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa trong cuốn giáo trình phong cách học Tiếng Việt, hình thức đầy đủ nhất của một phép tu từ so sánh gồm 4 yếu tố: + Yếu tố 1: Cái so sánh + Yếu tố 2: Cơ sở so sánh + Yếu tố 3: Mức độ so sánh + Yếu tố 4: Cái được so sánh Ví dụ: Mẹ về như nắng mới (Mẹ vắng nhà ngày bão – Đặng Hiển - TV 3, t.1, tr.32 - NXB GD, 2012) Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Yếu tố 4 Mẹ Về như nắng mới 11 Trong đó, đặc điểm của từng yếu tố được trình bày cụ thể như sau: - YÕu tè 1: Lµ c¸i so s¸nh, ®©y lµ yÕu tè ®−îc hoÆc bÞ so s¸nh tïy theo viÖc so s¸nh lµ tÝch cùc hay tiªu cùc. Có thể khẳng định, về nguyên tắc bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có thể đem ra so sánh: + Được so sánh là người, sự vật, ví dụ: Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà (Mẹ vắng nhà ngày bão – Đặng Hiển - TV 3, t.1, tr.32 - NXB GD, 2012) Trăng hồng như qủa chín Lửng lơ lên trước nhà (Trăng ơi… từ đâu đến ? – Trần Đăng Khoa - TV 4, t.2, tr.107 - NXB GD, 2012) + Được so sánh là hành động, ví dụ: Thấy anh như thấy mặt trời Chói chang ngó khó, trao lời khó trao (Ca dao) + Được so sánh là thuộc tính, ví dụ: Trong như tiếng hạc bay qua Đục như tiếng suối mới sa nữa vời. (Truyện Kiều - Nguyễn Du) - Yếu tố 2: Là cơ sở so sánh, đây là yếu tố chỉ tính chất sự vật hay trạng thái của hành động được nhìn nhận theo một cách nào đó có vai trò thể hiện thuộc tính của sự vật mà yếu tố được so sánh biểu thị, là thuộc tính được xem như tiêu biểu của sự vật mà yếu tố so sánh biểu thị. Khi trong cấu trúc so sánh vắng yếu tố phương diện thì phải dựa vào liên tưởng để tìm ra nét tương đồng giữa yếu tố được so sánh và yếu tố so sánh, từ đó mới có thể xác định được là đã thực hiện sự so sánh về phương diện nào. - Yếu tố 3: Là mức độ so sánh hay còn gọi là từ so sánh thường được diễn tả ở mức độ ngang bằng như nhau và đây được xem là yếu tố đơn giản nhất 12 trong cấu trúc so sánh, bao gồm các từ so sánh, từ là và cặp từ hô ứng bao nhiêu… bấy nhiêu. Các từ so sánh được dùng phổ biến nhất là: “như, tựa, tựa như, như là, như thể,…”. Ví dụ: Cổ tay em trắng như ngà Con mắt em liếc như là dao cau (Ca dao) Từ “là” trong cấu trúc so sánh có giá trị tương đương từ như, nhưng sắc thái ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Như có sắc thái giả định, chỉ sự tương đồng về một khía cạnh nào đó, cảm nhận thiên về chủ quan, là có sắc thái khẳng định sự đồng nhất hoàn toàn, sự đánh giá có cơ sở khách quan. Ví dụ: Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay (Quê hương – Đỗ Trung Quân - TV 3, t.1, tr.79 - NXB GD, 2012) Dạng này rất dễ nhầm lẫn giữa câu so sánh với câu giới thiệu. Bởi lẽ, cả hai kiểu câu này đều có từ “là”: Ví dụ: a) Ngựa là con vật chạy rất nhanh. b) Trường học là ngôi nhà thứ hai của em. Hai câu trên, câu b là câu so sánh còn câu a là câu giới thiệu. Mặc dù hai câu trên đều có từ “là” theo định nghĩa trên thì câu a là câu so sánh nhưng câu so sánh không phải có từ so sánh là đủ mà còn có vế so sánh. Câu a nếu chữa thành câu “Ngựa phi nhanh như bay” thì đó là câu so sánh, vì vậy khi gặp các dạng bài tập này phải cẩn thận, xem xét cho kỹ nếu không sẽ bị nhầm lẫn hoặc dễ bị “lừa”. 13 - Yếu tố 4: Là cái được so sánh, tức là cái đưa ra để làm chuẩn so sánh. Đây là yếu tố được xem là quan trọng nhất, không thể thiếu vắng được trong một phép so sánh vì nếu không có vế chuẩn thì không có so sánh. Không có vế được so sánh thì so sánh trở thành ẩn dụ. Sự xuất hiện của yếu tố này là kết quả của quá trình quan sát, liên tưởng của người nói, nó là kết quả có chọn lọc của người sử dụng, chính nó làm nên tính độc đáo trong phong cách ngôn ngữ của từng cá nhân. Theo Nguyễn Thế Lịch, yếu tố này có một số cấu trúc sau: + Nêu lên tên gọi sự vật được dùng làm chuẩn. Ví dụ: Má đào, tóc mây, mũi dọc dừa, mặt chữ điền, con mắt lá răm, lông mày lá liểu, ngón tay búp măng,… + Miêu tả chi tiết thuộc tính của sự vật được dùng làm chuẩn, ví dụ: Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim (Tố hữu) Tình anh như nước dâng cao Tình em như giải lụa đào tẩm hương (Ca dao) + Thể hiện nhiều sự vật khác nhau, ví dụ: Hồn tôi giếng ngọt trong veo Trăng thu trong vắt, biển chiều trong xanh (Nguyễn Bính) Đôi ta như lửa mới nhen Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu (Ca dao) Thực tế cho thấy có rất nhiều dạng so sánh, khi xem xÐt phÐp so s¸nh, dựa vào cấu trúc hay ngữ nghĩa mà có thể chia thành các dạng sau đây: Thứ nhất: Dùa vµo cÊu tróc, cã thÓ chia ra c¸c d¹ng so s¸nh nh− sau: D¹ng 1: PhÐp so s¸nh ®Çy ®ñ 4 yÕu tè: §©y lµ d¹ng so s¸nh chuÈn v× nã cã ®Çy ®ñ c¶ 4 yÕu tè: c¸i so s¸nh, c¬ së so s¸nh, møc ®é so s¸nh vµ c¸i ®−îc so s¸nh. 14 VÝ dô: ¤ng hiÒn nh− h¹t g¹o 1 2 3 4 Bµ hiÒn nh− suèi trong 1 2 3 4 (TV3, t.1, tr.117) Không phải khi nào cũng dùng đầy đủ 4 yếu tố của so sánh. Để làm cho lời văn gọn gàng, rắn rỏi, cụ thể, sinh động, đem đến cho người đọc ấn tượng mới mẻ và sâu sắc về đối tượng được miêu tả, ngoài phép so sánh đầy đủ 4 yếu tố trên còn có dạng khuyết một số yếu tố. D¹ng 2: So s¸nh v¾ng yÕu tè 1: §©y lµ d¹ng so s¸nh khuyÕt yÕu tè 1, tøc lµ kh«ng cã c¸i so s¸nh. C¸i so s¸nh lµ g×, ®iÒu ®ã phô thuéc vµo sự phát hiện tinh tế và kh¶ n¨ng liªn t−ëng cña ng−êi ®äc, ng−êi nghe. VÝ dô: Chßng chµnh nh− nãn kh«ng quai Nh− thuyÒn kh«ng l¸i nh− ai kh«ng chång. (Ca dao) D¹ng so s¸nh nµy cã rÊt nhiÒu trong thµnh ng÷ so s¸nh: ®«ng nh− héi, xÊu nh− ma, lÆng nh− tê, ngät nh− ®−êng, sÇu nh− d−a, trong nh− th¹ch, s¹ch nh− s−¬ng... D¹ng 3: So s¸nh v¾ng yÕu tè 2: So s¸nh v¾ng yÕu tè 2 cßn gäi lµ so s¸nh ch×m, tøc lµ so s¸nh kh«ng cã c¬ së so s¸nh. Th«ng th−êng, khi bít c¬ së so s¸nh th× phÇn thuyÕt minh miªu t¶ ë c¸i ®−îc so s¸nh sÏ râ rµng h¬n. Ngoµi ra, nã cßn t¹o ®iÒu kiÖn cho sù liªn t−ëng réng r·i, ph¸t huy sù s¸ng t¹o cña ng−êi ®äc, ng−êi nghe h¬n lµ so s¸nh cã ®ñ 4 yÕu tè. D¹ng so s¸nh nµy kÝch thÝch sù lµm viÖc cña trÝ tuÖ vµ t×nh c¶m nhiÒu h¬n ®Ó cã thÓ x¸c ®Þnh ®−îc nh÷ng nÐt gièng nhau gi÷a 2 ®èi t−îng ë 2 vÕ vµ tõ ®ã nhËn ra ®Æc ®iÓm cña ®èi t−îng ®−îc miªu t¶. VÝ dô: §©y con s«ng nh− dßng s÷a mÑ (Vàm Cỏ Đông - Hoài Vũ - TV 3, t.1, tr.106 - NXB GD, 2012) 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan